Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TRONG MÙA TẾT NGUYÊN ĐÁN 2011 TẠI TP.HCM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VISSAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.81 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG
THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TRONG MÙA TẾT NGUYÊN ĐÁN
2011 TẠI TP.HCM CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN VISSAN

NGÔ HOÀNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM CHẾ BIẾN TRONG
MÙA TẾT ĐÁN 2011 TẠI TP.HCM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
VISSAN”, do Ngô Hoàng Long, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________________ .
Thầy Tiêu Nguyên Thảo
Người Hướng Dẫn,

Ngày…tháng…năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…tháng…năm 2011

Ngày…tháng…năm 2011

2


LỜI CẢM TẠ
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên
cạnh chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành và có
được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa
Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó
sẽ là hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tiêu Nguyên Thảo, người đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty VISSAN cùng tất cả
các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào và Công ty VISSAN
ngày càng phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2011
Ngô Hoàng Long


3


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ HOÀNG LONG. Tháng 5 năm 2011. Phân Tích Chiến Lược Kinh
Doanh Ngành Hàng Thực Phẩm Chế Biến Trong Mùa Tết Nguyên Đán 2011 Tại
TP.HCM Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Vissan.
NGO HOANG LONG. May 2011. Analyzing Strategy Processed Foodstuff
Field Of Vissan Limited One Member Company At Tet In HCMC.
Khóa luận tìm hiểu về các chính sách cũng như các chiến lược kinh doanh
ngành hàng thực phẩm chế biến của công ty Vissan vào mùa Tết, đây là thời điểm mà
công ty kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ việc bán các sản phẩm này. Từ đó ta có thể
nhận rõ được các điểm mạnh, điểm yếu trong từng chính sách mang lại. Đồng thời
phân tích các yếu tố vi mô, vĩ mô đã tác động như thế nào đối với việc ra chiến lược
kinh doanh của công ty cũng như các chính sách trong Marketing mix. Tất cả những
phân tích này sẽ là cơ sở cho chương 5 có thể đưa ra được những kiến nghị cho Nhà
nước và đặc biệt là cho công ty trong những mùa Tết sau đạt được nhiều thành công
hơn, đáp ứng thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Khóa luận được giới hạn rất rõ về đối tượng, không gian và thời gian nghiên
cứu ngay từ tên đề tài. Phần nội dung bên trong khóa luận đều được phân tích dựa trên
các bảng số liệu, hình vẽ và biểu đồ nhằm mang tính trực quan lẫn thuyết phục hơn.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

xii


Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


2

1.3. Phương pháp nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về thị trường thực phẩm tại TP.HCM

4

2.1.1. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng

4

2.1.2. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng

5

2.2. Tổng quan về công ty Vissan

6


2.2.1. Sơ lược về công ty

6

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

6

2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ công ty

8

2.2.4. Năng lực sản xuất và trang thiết bị của công ty

9

2.2.5. Các thành tích đạt được của công ty

9

2.2.6. Sơ đồ tổ chức của công ty

10

2.2.7. Tình hình lao động – tiền lương

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


12

3.1. Nội dung nghiên cứu

12

3.1.1. Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược

12

3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược

12

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược

13

v


3.1.4. Khái quát về Marketing

15

3.1.5. Khái quát về Marketing mix

18


3.1.6. Ma trận SWOT

20

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

21

3.3. Phương pháp xử lý số liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty

22

4.2. Phân tích môi trường vĩ mô

23

4.2.1. Yếu tố thể chế - pháp luật

23

4.2.2. Yếu tố kinh tế


24

4.2.3. Yếu tố xã hội

25

4.2.4. Yếu tố công nghệ

27

4.3. Phân tích môi trường vi mô

27

4.3.1. Đối thủ cạnh tranh

27

4.3.2. Nhà cung ứng

30

4.3.3. Khách hàng

31

4.4. Phân tích các chiến lược trong Marketing mix

33


4.4.1. Chiến lược sản phẩm

33

4.4.2. Chiến lược giá

35

4.4.3. Chiến lược phân phối

36

4.4.4. Chiến lược chiêu thị

39

4.5. Phân tích ma trận SWOT của công ty

41

4.6. Các giải pháp triển khai chiến lược

42

4.6.1. Giải pháp về nhân lực

42

4.6.2. Giải pháp về marketing


42

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

45

5.1. Kết luận

45

5.2. Kiến nghị

45

5.2.1. Đối với Nhà nước

45

5.2.2. Đối với công ty

46

vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTSP

Giới thiệu sản phẩm

NNPTNN

Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TPCB

Thực phẩm chế biến

TPTS

Thực phẩm tươi sống

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WTO


Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Những khoản chi chính của hộ gia đình cho bữa ăn

5

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

11

Bảng 2.3. Thu nhập bình quân của các nhân viên trong công ty Vissan

11

Bảng 4.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty

22

Bảng 4.2. Bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh

30

Bảng 4.3. So sánh giá bán của một số mặt hàng đồ hộp giữa Vissan và Hạ Long


35

Bảng 4.4. Tỉ trọng đóng góp doanh thu của các kênh phân phối chính

38

Bảng 4.5. Các hình thức khuyến mãi được người tiêu dùng quan tâm

40

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Logo của công ty Vissan

7

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vissan

10

Hình 3.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

13

Hình 3.2. Chức năng của Marketing

17


Hình 3.3. 4P trong Marketing mix

18

Hình 4.1. Diễn biến giá tiêu dùng năm 2010

25

Hình 4.2. Bản đồ quy hoạch các khu đô thị vệ tinh của TP HCM

26

Hình 4.3. Dây chuyền giết mổ heo

27

Hình 4.4. Biểu đồ thị phần mặt hàng xúc xích của Vissan với các đối thủ khác

28

Hình 4.5. Biểu đồ thị phần mặt hàng đồ hộp của Vissan với các đối thủ khác

28

Hình 4.6. Biểu đồ thị phần hàng đông lạnh của Vissan với các đối thủ khác

29

Hình 4.7. Tỉ lệ tiêu thụ TPCB Vissan theo mức thu nhập khách hàng


31

Hình 4.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

32

Hình 4.9. Hình minh họa chức năng thông tin của bao bì sản phẩm Vissan

34

Hình 4.10. Sơ đồ tổng quát hệ thống phân phối của công ty Vissan

37

Hình 5.1. Hình ảnh minh họa gian hàng của công ty trong một dịp hội chợ

47

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Hệ thống cửa hàng bán lẻ của công ty Vissan
Phụ lục 3. Bảng giá các mặt hàng thực phẩm chế biến

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhu cầu ăn uống của con người rất đa dạng và phong phú. Khi xã hội ngày
càng phát triển, thời gian đối với mỗi người thật là quý hiếm, nhưng để có một bữa ăn
ngon buộc chúng ta phải vào bếp để nấu. Vì vậy thực phẩm chế biến sẵn trở nên tiện
lợi, giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian mà vẫn có được bữa ăn ngon và đủ chất.
Bên cạnh đó, khi các hãng thực phẩm nắm được nhu cầu của người tiêu dùng, thì hàng
loạt các chính sách của các công ty được đưa ra để cạnh tranh với các đối thủ khác về
chủng loại, giá thành cũng như phân phối, khuyến mãi, và câu hỏi đặt ra là: “Làm sao
một công ty có thể kiếm được nhiều lợi nhuận nhất trong môi trường cạnh tranh gay
gắt ?”. Để làm được điều đó, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan thông qua các
hoạt động SXKD của công ty mà còn đòi hỏi yếu tố từ phía người tiêu dùng, và dịp
Tết chính là thời điểm mà người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chế biến nhiều nhất
trong năm. Đó chính là cơ hội rất tốt để đạt mục tiêu lợi nhuận cũng như thách thức
đối với một công ty.
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kĩ Nghệ Súc Sản Vissan có bề dày
lịch sử hoạt động hơn 40 năm trong ngành thực phẩm, chuyên cung cấp các loại thực
phẩm tươi sống cũng như chế biến trong và ngoài nước. Các loại thực phẩm chế biến
sẵn của công ty rất đa dạng ví dụ như: lạp xưởng, giò lụa, xúc xích, chả giò cho đến
các loại đồ hộp, đóng gói khác luôn được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Tuy
nhiên, ngày nay với sự ra đời của các công ty thực phẩm chế biến khác, công ty Vissan
cũng khó tránh khỏi việc mất đi một phần thị trường người tiêu dùng, đặc biệt vào mùa
Tết, khi số lượng thực phẩm chế biến được tiêu thụ nhiều nhất. Hiểu được vấn đề này,
đồng thời với sự giúp đỡ của công ty Vissan và thầy Tiêu Nguyên Thảo, tôi mạnh dạn
chọn đề tài: “Phân tích chiến lược kinh doanh ngành hàng thực phẩm chế biến
vào mùa Tết 2011 tại TP.HCM của công ty TNHH một thành viên Vissan”. Qua
1



đó để phân tích, hiểu rõ về các chính sách Marketing của công ty cũng như đưa ra
những giải pháp thực tiễn có thể áp dụng cho những mùa Tết sau đạt được nhiều thị
phần hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích các chiến lược Marketing lĩnh vực thực phẩm chế biến
vào mùa Tết của công ty. Từ đó đúc kết được những ưu khuyết điểm, những thuận lợi
khó khăn khi thực hiện chiến lược. Thông qua đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm
khắc phục khó khăn, cải tiến phương thức bán hàng để phục vụ người tiêu dùng tốt
hơn cho những mùa Tết sau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nắm được tình hình tiêu thụ thực phẩm chế biến của người tiêu dùng.
Nghiên cứu các bảng số liệu về tình hình kinh doanh thực phẩm chế biến của
công ty.
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty so với các
đối thủ khác.
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công ty Vissan
Phạm vi nghiên cứu: tại công ty và các cửa hàng, siêu thị phân phối sản phẩm
Vissan
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giúp người đọc hiểu một cách khái quát về đề tài thông qua tổng quan về tài
liệu có liên quan, tổng quan về thị trường thực phẩm và cuối cùng là tổng quan về
công ty Vissan.


2


Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Chương này nêu ra cơ sở lý luận, các khái niệm, định nghĩa, đồng thời đưa ra
phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, đưa ra được các nhận
định. Qua đó tìm hiểu xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của thị trường, những ưu khuyết
điểm trong chính sách kinh doanh của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Khẳng định lại những kết quả mà đề tài đạt được, đưa ra một số giải pháp hữu
ích, kiến nghị đối với Nhà nước, công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về thị trường thực phẩm tại TP.HCM
2.1.1. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng
Thị trường Việt Nam với dân số trên 85 triệu người, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm
là rất lớn. Hơn thế nữa, Việt Nam lại là một nước đang trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa một cách mạnh mẽ, vì vậy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp
chế biến cũng tăng trưởng nhanh chóng. Chính vì thế thị trường thực phẩm chế biến,
sơ chế của Việt Nam trong vài năm gần đây đang có tốc độ tăng trưởng cao từ 2040% mỗi năm.
Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hóa, mức sống ngày càng cao,
người dân ý thức hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm nên xu hướng mua hàng tại các
siêu thị ngày càng tăng, với tốc độ tăng dự kiến trên 150%/năm. Tiếp đến là loại hình

truyền thống như cửa hàng hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng khoảng
30%/năm nhưng vẫn chiếm 70% doanh thu trong nhóm hàng thực phẩm. Phải khẳng
định rằng chính xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn đã tạo nên sự
sôi động của thị trường thực phẩm chế biến Việt Nam hiện nay.
Theo kết quả điều tra người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2010 của
Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (AGROINFO) cho thấy
mức chi tiêu cho thực phẩm của các hộ gia đình thành thị tăng đáng kể bất chấp thời
điểm mức giá tăng cao trong năm. Mức chi tiêu trung bình cho thực phẩm của hộ gia
đình tại TP.HCM là 4,47 triệu đồng/tháng. Trung bình một nhân khẩu một tháng chi
hết 1,17 triệu đồng/tháng, chiếm 42,2% thu nhập. Như vậy so với năm 2009, tỉ lệ chi
cho tiêu dùng thực phẩm trong cơ cấu thu nhập các hộ gia đình ở TP.HCM đã tăng hơn
15%.

4


Theo báo cáo “Phân tích hiện trạng và triển vọng tiêu dùng thực phẩm 2010”
của Trung Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (AGROINFO) thì những khoản
chi chính của các hộ gia đình dành cho bữa ăn như sau:
Bảng 2.1. Những khoản chi chính của hộ gia đình cho bữa ăn

Sản phẩm

Trị giá (đồng/ tháng)

Tỉ trọng (%)

1.665.100

35,1


Tôm - cá

882.300

23,3

Rau

650.500

15,8

Hoa quả

593.700

14,2

Khác

490.500

11,5

Thịt

(Nguồn: Thống kê của Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn)
2.1.2 Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng
Trong những năm gần đây, với nếp sống công nghiệp, thời gian để nấu nướng

không có nhiều thì thực phẩm chế biến sẵn trở nên gần gũi với mọi người hơn. Đó là
những loại thực phẩm đã được nấu chín sẵn hoặc sơ chế, người sử dụng có thể dùng
ngay hoặc hâm nóng lại. Có thể dùng chung với các bữa cơm gia đình hằng ngày hoặc
có thể mang theo trong những chuyến đi chơi xa, picnic rất tiện lợi. Đặc biệt với công
nghệ hút chân không có thể giúp bảo quản thực phẩm một cách lâu dài đã kích thích
người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm này nhiều hơn. Cụ thể mức chi bình quân
để mua thực phẩm chế biến của mỗi hộ gia đình tăng từ 2,72 triệu đồng/hộ vào tháng
10/2010 lên 3,03 triệu đồng/hộ vào tháng 12/2010, tức là tăng 9%. Hay rõ hơn là tần
suất mua sắm ở nhóm hàng thực phẩm đông lạnh tăng nhiều vào ba tháng cuối năm,
tiếp đến là các nhóm sản phẩm lương thực đóng gói, rau củ quả. Trong khi đó nhóm
sản phẩm mì ăn liền, cháo, phở đóng gói lại giảm đáng kể. Đặc biệt, khi vào mùa Tết
Nguyên Đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chế biến là cao nhất, tăng từ 30% đến 40%.
Ta có thể chia các loại thực phẩm chế biến thành 5 loại: đồ hộp, xúc xích tiệt trùng, lạp
xưởng, thịt nguội, chả lụa và hàng đông lạnh. Trong đó, lạp xưởng và chả lụa là hai
mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Bên cạnh các món ăn như thịt kho, canh khổ qua,
5


bánh chưng, trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam vẫn thường có một đĩa chả
lụa và lạp xưởng để ăn chung với cơm hoặc bánh chưng.
2.2. Tổng quan về công ty Vissan
2.2.1. Sơ lược về công ty
Tên giao dịch quốc tế: VISSAN LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: VISSAN
Tổng giám đốc: Văn Đức Mười
Số tài khoản: 102010000150518 tại Ngân Hàng Công Thương, chi nhánh 7, TP.HCM
Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (848) 35533999 – Fax: (848) 5533939
Email:
Website: www.vissan.com.vn

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty VISSAN là một thành viên của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn
(SATRA), được xây dựng vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh ngày 18/05/1974.
Tiền thân của công ty Vissan là lò sát sinh Tân Tiến lớn nhất VN lúc bấy giờ,
được xây dựng trên một cù lao có diện tích 20 ha, cách trung tâm Sài Gòn 7 km về
phía Bắc, thuận lợi cho đường thủy lẫn đường bộ. Nhà máy được khởi công xây dựng
ngày 20/11/1970 và được khánh thành ngày 28/05/1974 với một đề án kinh tế hoàn
chỉnh từ khâu tồn trữ thú sống, giết mổ xẻ thịt, sản xuất tổ hợp cho đến trữ lạnh, bán
ra. Chính thức đi vào hoạt động ngày 14/07/1974.
Sau ngày đất nước thống nhất, trên cơ sở kĩ thuật cũ, công ty được thành lập
theo quyết định 1431 TCQĐ ngày 16/03/1976 với tên gọi là công ty Thực Phẩm I, là
đơn vị chuyên kinh doanh thực phẩm tươi sống, hoạch toán kinh tế độc lập.
Trong thời gian từ năm 1976 đến năm 1978, công ty chịu sự quản lý của Sở
Thương Mại TP.HCM. Từ năm 1979 đến 1983, công ty thực hiện chủ trương phân cấp
quản lý cho quận huyện, chuyển giao các cửa hàng Thành phố cho các quận huyện
quản lí. Từ năm 1984 đến 1986 do tình hình kinh tế có nhiều thay đổi nên công ty mở
rộng chức năng hoạt động: tham gia với Sở Nông Nghiệp nhằm phát triển đàn heo
Thành phố, tổ chức lại sản xuất, tăng thêm các mặt hàng thực phẩm cơ bản.
6


Năm 1986, công ty tham gia xuất nhập khẩu các mặt hàng thịt nạc đông lạnh
(xuất khẩu ủy thác qua ANIMEX). Ngày 08/08/1986 công ty được xếp hạng nhất theo
quyết định 101/QĐUB trên cơ sở phát triển và quản lí. Tháng 10/1989 công ty tiếp tục
xếp hạng nhất theo quyết định 601/UBND ngày 07/10/1989.
Năm 1987, công ty quán triệt tư tưởng văn bản 86/QĐUB ngày 20/07/1987 về
việc thống nhất quản lí và kinh doanh ngành TPCB trên địa bàn Thành phố. Công ty
tiếp nhận và thành lập 12 cửa hàng thực phẩm Quận, Huyện, hình thành mạng lưới bán
lẻ.

Tháng 9/1989, công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo
quyết định số 880/QĐUB ngày 27/09/1989 của UBND Thành phố.
Tháng 11/1989, công ty Thực Phẩm I được đổi tên thành Công Ty Việt Nam
Kỹ Nghệ Súc sản (viết tắt là VISSAN) theo quyết định 74/Q ĐUB ngày 27/09/1989.
Đến ngày 09/12/1992, UBND ra quyết định số 213/QĐUB thành lập doanh nghiệp
Nhà nước Công Ty Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) theo tinh thần nghị định số
338/H ĐQT ngày 9/12/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). Đến năm
2006, công ty VISSAN được chuyển thành Công Ty TNHH Một Thành Viên Việt
Nam Kỹ Nghệ Súc Sản.
Tháng 9/2005, công ty rau quả Thành phố được sát nhập vào công ty VISSAN
tạo thêm ngành hàng mới: ngành rau-củ-quả.
Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, công ty VISSAN sẵn sàng
hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất,
kinh doanh, xuất khẩu thịt gia súc, rau củ quả và các mặt hàng thực phẩm chế biến từ
thịt.
Ý nghĩa biểu tượng của công ty VISSAN
Biểu tượng đặc trưng của công ty Vissan là hình ba bông mai vàng trên nền đỏ tươi
thắm. Logo này ra đời cùng thời điểm với tên thương hiệu. Hình ảnh và màu sắc của
logo có khả năng gợi nhớ cao, mang ý nghĩa văn hóa lại gắn liền với lịch sử hình thành
của công ty. Lí do công ty chọn hình ảnh ba bông mai vàng làm biểu tượng là vì trước
đây khi ngày đầu thành lập, công ty được xây dựng trên một cù lao cỏ dại với vườn
hoa mai vàng nằm ven sông Sài Gòn. Do vậy, công ty muốn giữ lại hình ảnh của ngày
sơ khai nên đã lấy biểu tượng ba bông mai vàng trên nền đỏ tươi thắm.
7


Hơn nữa, hình ảnh hoa mai cũng là hình ảnh đặc trưng ngày Tết của miền Nam
VN. Hoa mai có khắp ở mọi gia đình, gần gũi, thân quen, mang đến sự ấp áp, vui vẻ,
sum vầy. Đồng thời, công ty mong muốn sự hiện diện của sản phẩm Vissan cũng như
sự hiện diện của bông mai, mang lại niềm vui cho mọi gia đình. Ngoài ra, ba bông mai

còn nêu bật lên sự đoàn kết, vững mạnh như kiềng ba chân, được thể hiện qua tư thế
đứng của ba bông mai. Còn nền đỏ của biểu tượng thể hiện sự quyết tâm chiến thắng.
Đặc biệt ba bông mai trên nền đỏ còn thể hiện tinh thần đoàn kết bền vững của ba
miền Bắc-Trung-Nam. Tất cả các yếu tố trên đã cấu thành nên một biểu tượng đầy ý
nghĩa và sâu sắc.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Vissan
a) Chức năng
 Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để cho ra đời thêm nhiều
loại sản phẩm mới lạ đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng
 Dựa vào yếu tố thời vụ để xây dựng kế hoạch sản xuất
 Tìm ra phương hướng mở rộng thị trường trong nước và xâm nhập thị trường
nước ngoài
 Tạo việc làm cho người lao động góp phần bình ổn xã hội
b) Nhiệm vụ
 Hoàn thành kế hoạch hoạt động hàng năm
 Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí
 Hoàn thiện cả về chất lượng sản phẩm lẫn các kế hoạch cung cấp hàng hóa
 Tổ chức kinh doanh các mặt hàng từ nguyên liệu chính phẩm, thứ phẩm, phụ
phẩm của gia súc
 Thực hiện đúng chế độ kiểm toán, bảo tồn phát triển vốn và thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước
 Luôn bồi dưỡng tác phong và quan điểm phục vụ của cán bộ công nhân viên
 Góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế nhà nước, làm cho GDP
ngày càng tăng
2.2.4. Năng lực sản xuất và trang thiết bị công ty

8


Công ty Vissan được xây dựng với quy mô lớn và kiên cố, sản xuất với trang

thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín. Bao gồm:
 Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò
 Ba dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400 con/ca (6 giờ)
 Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6 giờ)
 Hệ thống kho lạnh với cấp nhiệt độ khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn, đáp ứng
thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh
 Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ nhập
khẩu từ Nhật Bản với công suất 8.000 tấn/năm
 Hệ thống dây chuyền sản xuất, chế biến đồ hộp với công suất 5.000 tấn/năm
theo thiết bị và công nghê Châu Âu
 Hệ thống kho lạnh công suất lớn, cấp nhiệt thay đổi từ 15 đến -45 với sức chứa
tổng cộng trên 1.000 tấn
 Dây chuyền sản xuất thịt nguội với trang thiết bị nhập từ Pháp và Tây Ban Nha,
công suất 3.000 tấn/năm
 Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh có công suất 3.000 tấn/năm tại
TP.HCM
 Nhà máy chế biến thực phẩm chi nhánh Hà Nội với công suất 3.000 tấn/năm tại
khu Xí Nghiệp Chăn Nuôi Gò Sao
2.2.5. Các thành tích đạt được của công ty Vissan:
 14 năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” từ năm 1997 đến
2010 do bạn đọc Báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn
 Đạt “Cúp Vàng Thương Hiệu Việt” trong Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu năm
2005 do Thương Hiệu Việt bình chọn
 2 năm liền đạt “Doanh Nghiệp Uy Tín Chất Lượng” do Báo Doanh Nhân Sài
Gòn bình chọn năm 2005-2006
 2 năm liền đạt danh hiệu “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam” do Thời Báo Kinh Tế
tổ chức
 Đứng thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tiêu biểu do Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ
chức năm 2006


9


 Đạt “Cúp Bạc Sản Phẩm Uy Tín Chất Lượng” đối với mặt hàng xúc xích tiệt
trùng
 Được tặng Huân Chương Lao Động hạng 2, cờ thi đua của Chính Phủ, UBND
TP.HCM và Bộ Thương Mại
 Đạt danh hiệu “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2008” do hiệp hội các nhà
bán lẻ và văn phòng ủy ban Quốc Gia về hợp tác Quốc Tế bình chọn
2.2.6. Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vissan

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
2.2.7. Tình hình lao động - tiền lương
Tình hình lao động tiền lương của công ty trong những năm gần đây thường có
sự biến động và tăng liên tục. Nếu như năm 2008 số lượng nhân viên của công ty là
3149 thì đến năm 2010 tăng lên 3301. Điều này dễ hiểu vì công ty ngày càng được mở
rộng, và số nhân viên có trình độ được tuyển vào công ty ngày càng tăng do nhu cầu
đổi mới và trẻ hóa đội ngũ nhân viên.

10


Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi

Năm 2008

Năm 2009


Năm 2010

Số người %

Số người %

Số người %

Dưới 30 tuổi

1541

34,4

1983

35

2144

36,3

Từ 30 – 40 tuổi

1110

30,1

297


29,9

119

29,2

Từ 40 –50 tuổi

785

26

780

25,1

819

26

Trên 50 tuổi

287

9,5

279

9


267

8,5

(Nguồn: Phòng nhân sự)
Qua bảng trên ta thấy lực lượng lao động dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
34,4%, điều đó thể hiện rằng cơ cấu lao động của công ty Vissan đang được trẻ hóa.
Đây là lực lượng nòng cốt với sự năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những tiến bộ
khoa học kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Lao động ở độ tuổi 30 – 40 cũng chiếm tỉ
lệ cao 30,1%. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm và đã trải qua thời gian dài
làm việc cùng với sự phát triển thăng trầm của công ty. Lao động ở độ tuổi trên 40
chiếm tỉ lệ nhỏ. Những người này có thời gian gắn bó với công ty ngay từ những ngày
đầu mới thành lập.
Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra khá
thuận lợi. Doanh thu và lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước, vì thế phần
nào đã nâng cao được đời sống của anh em nhân viên công ty. Thu nhập bình quân của
các nhân viên trong công ty tương đối cao và liên tục tăng, điều này thể hiện hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. Theo thông kê của phòng tổ chức, thu nhập
bình quân đầu người từng tháng qua các năm như sau:
Bảng 2.3. Thu nhập bình quân của các nhân viên trong công ty Vissan
(ĐVT: đồng)
Thu nhập bình quân đầu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

người trên một tháng


5.700.000

6.800.000

7.600.000

( Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược
a) Khái niệm chiến lược
Chandler (1962): Xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn; Áp dụng
một chuỗi các hành động; Phân bổ các nguồn lực cần thiết.
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu
chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách
chặt chẽ”.
Từ những nhận định trên ta có thể tóm gọn lại “Chiến lược là một chuỗi những
hoạt động được thiết kế để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững”
b) Khái niệm quản trị chiến lược
Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu
các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; Đề ra,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó
trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược

Theo Fred R. David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hình thành chiến
lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược. Trong đó:
Giai đoạn hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh,
thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố ưu - khuyết điểm bên trong và
những cơ hội cũng như đe doạ từ bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, để đề ra
các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế.
Giai đoạn thực thi chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản
trị chiến lược. Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là: Thiết lập các mục tiêu
hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên.
12


Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược. Ba hoạt
động chính của đánh giá chiến lược là: Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến
lược hiện tại, đo lường thành tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Và quy trình
xây dựng chiến lược được mô tả tóm tắt qua sơ đồ mô hình 3.1.
Hình 3.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

(Nguồn: Lương Thể Mi, 2006. Giáo trình quản trị Chiến Lược. Khoa Kinh tế, Đại học
Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
a) Môi trường vĩ mô
Áp dụng mô hình PEST để phân tích tác động của các yếu tố trong môi trường
vĩ mô. Các yếu tố đó là:
Political (Thể chế- Luật pháp)
Economics (Kinh tế)
Sciocultural (Văn hóa – Xã hội)
Technological (Công nghệ)
13



 Các yếu tố thể chế - luật pháp
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế luật pháp; Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh
nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá, ...; Chính sách: các
chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, …
 Các yếu tố kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi
giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù
hợp cho riêng mình; Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, …; Các
chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh
tế của chính phủ; Các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp, …; Triển
vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, …
 Các yếu tố văn hóa - xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội
đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan
tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm
khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau.
 Yếu tố công nghệ
Công nghệ là yếu tố rất năng động, có sự thay đổi liên tục, vì thế nó mang đến
cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội cũng như đe dọa. Ít có ngành công nghiệp và doanh
nghiệp nào lại không phụ thuộc vào công nghệ. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên
tiến tiếp tục ra đời, tạo cơ hội cũng như đe dọa đối với các ngành, các doanh nghiệp.
Sự phát triển của công nghệ mới có thể làm nên thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi
của những sản phẩm mới, làm thay đổi các mối quan hệ cạnh tranh trong ngành, làm
cho các sản phẩm hiện có trở nên lạc hậu, chất lượng không còn phù hợp với yêu cầu
mới.
b) Môi trường vi mô
 Đối thủ cạnh tranh

Việc xác định được đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng. Từ đó có thể thăm
dò, xem xét được những động thái mà các đối thủ đó đưa ra nhằm điều chỉnh những
14


×