Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH CÔN ĐẢO HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.27 KB, 84 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

LÊ XUÂN ĐÀ

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH
CÔN ĐẢO HUYỆN CÔN ĐẢO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2011

 
 


 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************


LÊ XUÂN ĐÀ

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH
CÔN ĐẢO HUYỆN CÔN ĐẢO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

 
 


 
 

Hội đồng chấm báo cáo Thực tập tổng hợp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG
DU LỊCH CÔN ĐẢO HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BẢ RỊA – VŨNG TÀU” do sinh
viên Lê Xuân Đà, khóa 2007 – 2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.

Th.S.Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn,

Ngày


tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng
 

 
 

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm
 

năm

Ngày
 

 

tháng
 

năm



 
 

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên tôi xin gởi đến bố mẹ những người đã sinh thành ra tôi và những
người thân trong gia đình tôi lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn mọi người đã động
viên rất nhiều về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt quá trình học.
Tôi xin gửi đến Cô Nguyễn Thị Ý Ly lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn Cô đã
rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu
cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường 33 đã gắn bó và
giúp đỡ tôi rất nhiều trog suốt quá trình học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban giám đốc và các cán
bộ Vườn Quốc Gia Côn Đảo, các chú ở Ban Quản Lý Du Lịch Côn Đảo đã giúp đỡ tôi
rất nhiệt tình trong quá trình thực tập và thu thập số liệu cần thiết để hoàn thành khóa
luận này.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn, trình độ hiểu biết và tầm nhìn
chưa đủ sâu sắc nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Lê Xuân Đà

 

 


 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ XUÂN ĐÀ. Tháng 7 năm 2011. “Xác Định Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch
Côn Đảo huyện Côn Đảo - Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
LE XUAN DA, July 2011. “The Potential Tourist Value of Con Dao Island –
Con Dao District – Ba Ria – Vung Tau Province”
Đề tài hướng đến mục tiêu xác định giá trị tiềm năng du lịch Côn Đảo trên cơ
sở phương pháp chi phí du hành (TCM).
Dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được ở 150 du khách tới Côn Đảo, tổng hợp số
liệu thứ cấp, sau đó phân tích số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch
khi đến Côn Đảo đã xây dựng hàm cầu du lịch dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
du lịch Côn Đảo. Mặt khác đề tài đã xác định được giá trị du lịch Côn Đảo hiện tại là
48,01 tỷ đồng, từ đó dự báo giá trị tiềm năng du lịch tăng thêm tại Côn Đảo là 32,818
tỷ đồng.
Thêm vào đó, đề tài còn tiến hành xác định mức giá sẵn lòng trả của du khách
để bảo tồn và phát triển Côn Đảo năm 2011 là 1.622.407.240 đồng cho khách trong
nước và 38.498.950 đồng cho khách nước ngoài.
Đây là những con số không nhỏ song ngành du lịch Côn Đảo hiện nay vẫn chưa
khai thác hết tiềm năng dồi dào của nó, do đó đề tài đã nghiên cứu và đề xuất một số
giải pháp để khai thác tiềm năng du lịch Côn Đảo đạt hiệu quả cao.

 
 



 
 

MỤC LỤC
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

vii

DANH MỤC PHỤ LỤC

v

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2.

7

Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Côn Đảo

2.3. Tổng quan về tình hình hoạt động du lịch ở Côn Đảo
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

17
17

3.1.1. Một số khái niệm về phát triển du lịch

17

3.1.2. Cung du lịch

18

3.1.3. Cầu du lịch

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

22

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy


23


 

16


 
 

3.2.4. Phương pháp TCM (Travel Cost Method) – phương pháp chi phí du hành 24
3.2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM - Contingent Valuation Method)28
3.2.6. Phương pháp xây dựng hàm cầu

29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hoạt động du lịch tại Côn Đảo

33

4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội, hành vi của khách du lịch

34

4.2.1. Đặc điểm xã hội của khách du lịch

34


4.2.2. Đặc điểm kinh tế (thu nhập) của khách du lịch tới Côn Đảo

36

4.2.3. Đặc điểm mức sẵn lòng trả, hành vi của khách du lịch

37

4.3. Xây dựng và phân tích hầm cầu Côn Đảo

41

4.3.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình hàm cầu du lịch Côn Đảo

41

4.3.2. Kiểm định mô hình

43

4.3.3. Nhận xét chung và phân tích đường cầu du lịch

45

4.4. Xác định giá trị tiềm năng du lịch Côn Đảo

46

4.5. Mức sẵn lòng trả để bảo tồn Côn Đảo


52

4.6. Những vấn đề còn tồn tại về du lịch ở Côn Đảo

53

4.7. Định hướng phát triển du lịch Côn Đảo

54

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Giới hạn đề tài

58

5.3. Kiến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60


PHỤ LỤC

vi 
 

33


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG

Vườn Quốc Gia

THPT

Trung Học Phổ Thông

TC - CĐ - ĐH

Trung Cấp - Cao Đẳng - Đại Học

CPDH

Chi Phí Du Hành

CVM


Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation
Method)

TCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành (Travel Cost Method)

ITCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Cá Nhân (Individual Travel Cost
Method)

ZTCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Vùng (Zone Travel Cost
Method)

NPV

Hiện Giá Ròng (Net Present Value)

SLDTN

Số Lần Đi Du Lịch Trong Năm

SLDCD

Số Lần Đi Du Lịch Côn Đảo


TĐHV

Trình Độ Học Vấn

TN

Thu Nhập

WTP

Giá Sẵn Lòng Trả


 


 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho các Hệ số của Mô Hình

30

Bảng 4.1. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch ở Côn Đảo Các Năm Gần Đây

33

Bảng 4.2. Bảng Thể Hiện Nơi Xuất Phát của Khách Du Lịch


38

Bảng 4.3. Kết Quả Ước Lượng Hàm Cầu Du Lịch Côn Đảo

41

Bảng 4.4. Kết Quả Ước Lượng Hàm Cầu Du Lịch Côn Đảo khi Loại Bỏ Biến TUOI 42
Bảng 4.5. Dấu Của Các Thông Số Ước Lượng trong Mô Hình Đường Cầu
2

Bảng 4.6. R

aux

của Mô Hình Hồi Quy Phụ

43
44

Bảng 4.7. Giá Trị Du Lịch Côn Đảo Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu

48

Bảng 4.8. Số Lượng Khách Du Lịch tới Côn Đảo qua các năm

50

Bảng 4.9. Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Côn Đảo Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu


52

Bảng 4.10. Mức Sẵn Lòng Trả Của Du Khách Để Duy Trì và Bảo Tồn Côn Đảo

52

vi 
 


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Học Vấn của Khách Du Lịch

34

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tuổi của Khách Du Lịch

35

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Nghề Nghiệp của Khách Du Lịch

36

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập của Khách Du Lịch

36


Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện

39

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Hình Thức Đi Du Lịch Của Khách Du Lịch

39

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Thời Gian Lưu Trú của Khách Du Lịch

40

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Số Người Đi Chung Trong Nhóm

40

Hình 4.9. Biểu Đồ Phân Theo Tỉ Lệ Khách Du Lịch Theo Hoạt Động Thay Thế

41

Hình 4.10. Đường Cầu Du Lịch Côn Đảo

46

Hình 4.11. Đường Cầu Du Lịch Côn Đảo năm 2020

49

Hình 4.12. Mô Hình Dự Báo Lượng Khách Du Lịch tới Côn Đảo năm 2020


50 

vii 
 


 
 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Xuất Eviews Mô Hình Đường Cầu Du Lịch Chạy Bằng Phương Pháp
OLS
Phục lục 2: Kết Xuất Eviews Mô Hình Đường Cầu Du Lịch Chạy Bằng Phương Pháp
OLS khi Bỏ Biến TUOI
Phụ lục 3: Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Đường Cầu Du Lịch Chạy Bằng
phương Pháp OLS
Phụ lục 4: Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ
Phụ lục 5: Kết Xuất Eview Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test
Mô Hình Đường Cầu Du Lịch Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 6: Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình Đường Cầu Du
Lịch
Phụ lục 7: Kết Xuất Eviews Cho Mô Hình Dự Báo Khách Du Lịch Tới Côn Đảo Đến
Năm 2020
Phụ lục 8: Kiểm định White Cho Mô Hình Dự Báo Khách Du Lịch tới Côn Đảo Đến
Năm 2020
Phụ lục 9: Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test cho Mô Hình Dự
Báo Khách Du Lịch tới Côn Đảo Đến Năm 2020
Phụ lục 10: Bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra khách du lịch trong nước
Phụ lục 11: Bảng phỏng vấn khách du lịch nước ngoài



 


 
 

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Du lịch là một trong số những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế
giới (UNWTO, 2010) và trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều đất nước, và
ngày nay du lịch trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, đặc
biệt trong bối cảnh mức sống người dân ngày càng tăng cao, khối lượng công việc
ngày càng nhiều nên nhu cầu du lịch nghỉ ngơi điều dưỡng rất cần thiết.
Thiên nhiên và lịch sử đã hình thành nên Côn Đảo – “Địa ngục trần gian” –
“Thiên đường trần thế”. Sở dĩ có cái tên như vậy vì Côn Đảo là nơi cầm tù hàng trăm
hàng ngàn chiến sĩ yêu nước, là nơi thể hiện tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất
của dân tộc ta; bên cạnh đó Côn Đảo còn là nơi tồn tại hệ sinh thái rừng và biển rất đa
dạng và phong phú với những loài thú quý hiếm được xếp trong Sách đỏ thế giới. Vì
những giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên nên Côn Đảo có tiềm năng du lịch rất lớn
không chỉ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng mà cả nước Việt Nam nói chung. Bên
cạnh đó Côn Đảo có một vị trí địa – chính trị hết sức quan trọng. Xét về nội địa, Côn
Đảo là cửa ngõ của các tỉnh Nam bộ thông ra với thế giới, là tiền đồn vùng biển ĐôngNam góp phần bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Xét về mặt quốc tế, Côn Đảo nằm gần
đường giao thông hàng hải quan trọng giữa các nước vùng Bắc Á với các nước Nam
và Tây Á
Xuất phát từ vị trí địa lý cũng như những giá trị to lớn về thiên nhiên và di tích
lịch sử, văn hóa của Côn Đảo; năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết

định 264/2005/QĐ.TTg ngày 25.10.2005 phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế xã hội
huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 với quan điểm rất toàn diện:
“Xây dựng Côn Đảo thành Khu kinh tế du lịch – du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn

 


 
 

với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng
cao giá trị Vườn Quốc Gia Côn Đảo”
Những năm trở lại đây, Côn Đảo đã đón nhận nhiều sự đầu tư của nhà nước lẫn
doanh nghiệp tư nhân. Bộ mặt của Côn Đảo cũng đang dần được cải thiện. Tuy nhiên,
những hoạt động đầu tư này đã khai thác hết tiềm năng du lịch Côn Đảo hay chưa?
Đầu tư ồ ạt như vậy có ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích lịch sử, cảnh quan thiên
nhiên hay không? Để trả lời câu hỏi đó, với mong muốn đóng góp một phần công sức
nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh nói chung và du lịch ở
Côn Đảo nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác định giá trị tiềm năng du lịch
Côn Đảo huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” nhằm giúp chính quyền địa
phương có thể đưa ra những chính sách phát triển vừa khai thác hết tiềm năng du lịch
vừa giữ được nét đặc trưng quý giá của Côn Đảo.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị tiềm năng du lịch Côn Đảo,huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch ở Côn Đảo
- Xây dựng đường cầu du lịch của khách du lịch đến Côn Đảo hiện tại.
- Xác định giá trị tiềm năng du lịch của Côn Đảo.

- Xác định mức sẵn lòng trả (WTP) của khách du lịch để duy trì và phát triển
Côn Đảo.
- Đề xuất các giải pháp khai thác du lịch hợp lý và bền vững.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, số
liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại một số như nghĩa trang Hàng
Dương, cảng Bến Đầm, sân bay Cỏ Ống, Vườn Quốc Gia (VQG) Côn Đảo và các khu
du lịch v.v. Các thông tin về tình hình hoạt động du lịch, số lượng khách du lịch tại
Côn Đảo qua các năm được thu thập phòng Du lịch, VQG Côn Đảo …

 


 
 

1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/3/2010 đến 15/6/2010.
Trong đó khoảng thời gian từ ngày 30/3 đến ngày 15/4 tiến hành thu thập số liệu thứ
cấp, điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về số liệu sơ cấp và nhập số liệu. Thời
gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do giới hạn về số liệu thứ cấp, kiến thức và thời gian nên đề tài chỉ tập trung
vào nghiên cứu một số nội dung chính như sau:
- Dựa trên những thông tin thu thập được và đánh giá tổng thể về thực trạng
kinh tế của Côn Đảo, trọng tâm là lĩnh vực phát triển du lịch.
- Xây dựng hàm cầu du lịch Côn Đảo từ đó xác định giá trị du lịch Côn Đảo
hiện tại.
- Dựa vào hàm cầu du lịch hiện tại dự đoán hàm cầu du lịch tương lai, đồng thời

xác định được giá trị tiềm năng du lịch Côn Đảo
- Những định hướng để Côn Đảo khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch bền
vững.
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quần đảo Côn Đảo, chủ yếu tập trung vào du lịch.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài bao gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết, lý do chọn đề tài này. Từ đó đề ra những mục tiêu chính
và cụ thể để thực hiện trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Và giới thiệu nội dung của
khóa luận, khóa luận được thực hiện ở đâu, trong khoảng thời gian nào và cấu trúc
khóa luận được trình bày ra sao.
Chương 2. Tổng quan
Chương này nhằm giới thiệu tình hình hoạt động du lịch tại đảo Côn Đảo bao
gồm đặc điểm tự nhiên, tổng quan về tài liệu nghiên cứu trước đây về định giá giá trị
sử dụng TCM ở các nước và Việt Nam.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

 


 
 

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở cho việc sử dụng
phương pháp TCM, CVM và mô hình OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu điều
tra, về phương pháp nghiên cứu thì ngoài những phương pháp cơ bản như : Phương
pháp thu thập số liệu thức cấp, tính toán, tổng hợp thì chương này cũng trình bày rõ
phương pháp TCM được sử dụng để thực hiện điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này trình bày chi tiết về kết quả đạt được của cuộc nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài, và đề xuất
những giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao hơn và quy mô rộng rãi hơn ở Côn
Đảo theo quy hoạch và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.


 


 
 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện dựa trên việc tham khảo nhiều đề tài có liên quan,
cũng như đúc kết những kiến thức trong quá trình được thầy cô chỉ dẫn. Có rất nhiều
tài liệu liên quan đến du lịch được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Trong quá trình
thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau:
Đề tài “Đánh giá giá trị cảnh quan của VQG Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà”
được hai tác giả Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương(2005) nghiên cứu. Đề tài tiến
hành thu thập thông tin từ 257 phiếu từ VQG Ba Bể và 250 phiếu từ hồ Thác Bà.
Trong đề tài hai tác giả không phân tích những thông tin về kinh tế xã hội của du
khách mà tập trung phân tích chi phí du hành của du khách khi du lịch đến đây.
Phương pháp ZTCM và CVM được sử dụng để xác định giá trị cảnh quan ở cả hai
vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy tổng giá trị giải trí của khách du lịch trong nước tới
VQG Ba Bể là 1,552 triệu đồng mỗi năm cho VQG Ba Bể và 529 triệu mỗi năm cho
hồ Thác Bà. Du khách cũng sẵn lòng trả tiền cho việc bảo vệ cảnh quan là 586 triệu

đồng cho VQG Ba Bể và 291 triệu đồng cho hồ Thác Bà. Giá trị trên không bao gồm
giá trị của du khách nước ngoài mang lại (chiếm khoảng 10% tổng giá trị cảnh quan
VQG Ba Bể và chiếm 1-3% tổng giá trị cảnh quan hồ Thác Bà).
Một trong những đề tài được tham khảo là đề tài “Phân tích giá trị giải trí của
rạn san hô ở đảo Hòn Mun tại Việt Nam” của hai tác giả Phạm Khánh Nam và Trần
Võ Hùng Sơn, khoa Kinh Tế Phát Triển trường đại học Kinh Tế, TP.HCM thực hiện.
Tác giả định giá giá trị du lịch sinh thái bằng phương pháp TCM (17.9 triệu USD bằng
phương pháp ZTCM và 8.7 triệu USD bằng phương pháp ITCM). Với kết quả này thì

 


 
 

việc đánh mất 20% giá trị của rạn san hô khi mở rộng cảng biển lớn hơn nhiều so với
lợi nhuận 3.1 triệu USD từ cảng mang lại. Do đó kiến nghị của đề tài là kế hoạch mở
rộng cảng biển cần phải được xem xét lại.
Một số luận văn tốt nghiệp của những khóa trước cũng thực hiện đề tài về du
lịch như đề tài “Xác định giá trị khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăkuy” của tác
giả Lê Thị Thúy(2010). Tác giả đã sử dụng phương pháp ITCM để xác định giá trị du
lịch của rừng Đăckuy là 23,688 tỷ đồng. Phương pháp TCM và CVM được ứng dụng
phổ biến để định giá giá trị kinh tế của địa điểm, cảnh quan nổi tiếng. Ngày càng có
nhiều nghiên cứu được thực hiện với mức độ phân tích và chính xác hơn. Qua đó, phải
nói đến đề tài “Đánh giá giá trị tiềm năng du lịch sinh thái đảo Phú Quốc huyện Phú
Quốc” của Nguyễn Thị Trúc Phương (2010), sinh viên khóa 32, trường đại học Nông
Lâm, TP.HCM. Khác với những đề tài trước, tác giả không chỉ xác định giá trị du lịch
của đảo Phú Quốc khi được đầu tư phát triển du lịch trong một năm là 248,734 tỷ đồng
mà còn dự báo đến năm 2020 là 526.843 tỷ đồng. Ngoài ra đề tài cũng xác định được
giá sẵn lòng trả của du khách cho mục đích bảo tồn năm 2010 là 2.32 tỷ đồng. Từ giá

trị to lớn đó, tác giả đã hướng tới kiến nghị phát triến du lịch ở đảo Phú Quốc rất thiết
thực.
Lê Thị Lợi(2007) với đề tài “Nghiên cứu phát triển bền vũng du lịch ở Huyện
Côn Đảo, tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu”, đã xác định được các giá trị du lịch tại Huyện Côn
Đảo. Theo nghiên cứu của tác giả thì Côn Đảo mang nhiều giá trị về du lịch nói chung,
du lihj sinh thái nói riêng. Nó thể hiện tiềm năng du lịch tại Côn Đảo trong tương lai là
rất lớn.
Võ Thị Bích Thùy (2007) với đề tài “Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đề
xuất các hướng giải pháp về quản lý để phát triển Du Lịch sinh thái ở Vườn Quốc Gia
Côn Đảo”, cũng đã xác định các giá trị du lịch tại Huyện Côn Đảo. Nhưng trong đề tài
đi sâu xác định các giá trị du lịch sinh thái tại địa bàn nghiên cứu. Các giá trị du lịch
sinh thái mà đề tài đã xác định được tại đìa bàn bao gồm giá trị sinh thái biển, giá trị
sinh thái vùng san hô, giá trị sinh thái rừng tại các hòn đảo nhỏ thuộc Côn Đảo…
Nhưng cả hai bài nghiên cứu về huyện Côn Đảo chưa nhắc đến việc hoạch định
về mặt kinh tế của các giá trị đó, mà chỉ tìm và nhận đinh các giá trị về du lịch mà Côn

 


 
 

Đảo có. Vì vậy việc nhận định và xác định các giá trị kinh tế của khu du lịch Côn Đảo
nên được thực hiện.
Qua các nghiên cứu trên ta thấy rằng việc xác định giá trị các điểm du lịch rất
đáng khích lệ. Những giá trị đó là cơ sở vững chắc cho các nhà hoạch định chính sách
đề ra phương pháp đầu tư và phát triển du lịch hợp lý và phù hợp. Dựa trên kinh
nghiệm của tài liệu nghiên cứu có liên quan, đề tài cũng sẽ thực hiện xác định tiềm
năng giá trị du lịch của Côn Đảo bằng phương pháp TCM. Điều mới mẻ trong đề tài là
đề tài thực hiện nghiên cứu và phân tích cả khách du lịch trong nước và nước ngoài để

có thể xác định giá trị du lịch Côn Đảo được đầy đủ và chính xác hơn.
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Côn Đảo
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Côn Đảo do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý nằm ở biển Đông cách đất
liền 185 km. Côn Đảo cũng được biết với cái tên Poulo Condore. Côn Đảo có tọa độ
địa lý từ 8034’ - 8049’ vĩ độ Bắc và từ 106031’ - 106043’ Kinh độ Đông. Tổng diện tích
của Côn Đảo là 75,15 km2 bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ. Côn Sơn là đảo lớn nhất với
tổng diện tích là 51,52 km2. Các hòn đảo đều có núi, rừng và rạn san hô xen lẫn với
những cách rừng ngập mặn riêng rẽ.

Bản đồ tổng thể quần đảo Côn Đảo(nguồn: www.condaocom.vn)

 


 
 

b) Địa hình
Côn Đảo chủ yếu là đồi núi chiếm 6.328ha (88,4% tổng diện tích tự nhiên). Núi
Chúa cao 515m, núi Thánh Giá cao 577m. Địa thế Côn Đảo hùng vĩ, nhiều tài nguyên.
Rải rác những thung lũng đất đai bằng phẳng có thể trồng trọt và xây dựng nhà cửa:
khu vực thị trấn Côn Sơn, Cỏ Ống, Hòn Cau…
Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 14 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn lớn
nhất nằm ở vị trí trung tâm, 13 đảo nhỏ còn lại nằm cách đảo Côn Sơn từ 1 - 15 km
đường biển.
c) Khí hậu
Côn Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa khô và mưa rõ
rệt, do xung quanh là biển nên chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên chế độ khí

hậu của Côn Đảo ôn hòa hơn so với đất liền.
Về nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 26oC, tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất 28o3
(tháng 5), tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất 25o3 (tháng 1), Biên độ nhiệt giữa
tháng lạnh và tháng nóng nhất là 3oC
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm 2.200 mm, số ngày mưa trung bình năm 166 ngày,
tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10) 348 mm. Chế độ mưa phân thành 2 mùa: Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm là 90%, biên độ biến thiên của độ ẩm không
khí trong năm là 5%.
Về chế độ gió
Hướng gió thịnh hành của Côn Đảo trong mùa mưa là gió Tây, mùa khô là gió
Tây Bắc, Đông Bắc. Đặc biệt gió Đông Bắc trong mùa khô mạnh có khi tới cấp 6-7
mà nhân dân thường gọi là gió chướng, gió thổi mạnh và kéo dài cùng với sự nắng
gắt, nhiệt độ cao, bốc hơi nước mạnh và mang nhiều cát, từ các cồn cát ven biển lấn
sâu vào nội địa...nên ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, đời sống của nhân dân
trên đảo, nhất là ở các khu vực ven các cồn cát, chân và sườn núi nơi hướng gió thổi
trực tiếp vào mùa khô.

 


 
 

d) Thuỷ văn
Nước ngọt huyện Côn Đảo trong 14 hòn đảo thì chỉ có 2 hòn đảo là đảo Côn
Sơn và đảo hòn Cau là có nước ngọt.

Đảo Côn Sơn do đặc thù của địa hình đảo là diện tích nhỏ, độ dốc lớn chiều
ngang hẹp nên đảo Côn Sơn không có sông, suối lớn mà chỉ có các suối nhỏ như Suối
ớt, suối Nhật Bổn và suối chảy từ núi Thánh Giá xuống. Nhờ có độ che phủ của rừng
nên các suối này có nước trong mùa mưa, đầu mùa khô, đến cuối mùa khô thì các suối
lượng nước chảy không đáng kể.
Ngoài các suối đảo Côn Sơn có 3 hồ chứa nước ngọt lớn như hồ Quang Trung,
hồ An Hải, hồ Lò Vôi, các hồ này cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của huyện
Côn Đảo
Đảo hòn Cau, diện tích chỉ 98 ha, nhưng do có địa hình trũng vào giữa và nhờ
có thảm thực vật che phủ nên đảo hòn Cau có nước ngọt quanh năm dưới dạng nước
ngầm.
e) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo ( phần rừng núi) là 5.990,7 ha, trong đó
diện tích đất có rừng là 4.897,7 ha, đất không có rừng là 622 ha và đất khác là 471 ha.
Trong diện tích đất rừng thì rừng cây gỗ lá rộng có diện tích 4.778 ha, rừng tre
có diện tích 109 ha và rừng ngập mặn 18 ha. Các đảo ở đây đều được che phủ bằng
thảm thực vật rừng có độ che phủ tới 92% diện tích tự nhiên, bắt đầu từ mép nước biển
lên đến đỉnh núi.
Côn Đảo có hệ thống động thực vật rất phong phú, đặc trưng cho nhiều vùng
khác nhau. Động vật cũng như thực vật đều có loài sống trên cạn và những loài sống
dưới nước, đặc biết có những lâm sản quý nhu gỗ Găng, Quăng,… hải sản thì có
DuGong, Vích, Đồi Mồi, Yến sào, Trai ngọc… Do tính phong phú, đa dạng và có
nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng bảo dưỡng, nên tháng 03/1984, Hội
đồng Bộ trưởng đã quyết định xây dựng ở Côn Đảo một khu bảo tồn thiên nhiên với
diện tích 6.043 ha đất rừng. Sau này, khu bảo tồn thiên nhiên chuyển thành VQG Côn
Đảo.


 



 
 

f) Tài nguyên biển
Vùng biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các vùng được ưu tiên bảo vệ cao
nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàng thế giới.
Theo Viện Hải Dương Học Nha Trang và Hải Phòng thì vùng biển Côn Đảo có
sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san
hô còn mang tính nguyên thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây các
chuyên gia hàng đầu thế giới về chuyên ngành luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho
thế giới và Việt Nam.
Tài nguyên sinh vật biển của Côn Đảo rất phong phú và đa dạng, xác định được
1.455 loài sinh vật biển, trong đó có 47 loài động thực vật biển được ghi vào Sách Đỏ
động vật Việt Nam. Vùng biển VQG Côn Đảo hiện nay là nơi còn phân bố nhiều loài
thú biển: Cá Voi đen (Neophon phocaenoides), cá Nược (Orcaella brevirostris),
Dugong (Dugon dugong). Trong 43 loài rong biển mới phát hiện ở Côn Đảo thì có 14
loài có giá trị kinh tế cao và quý hiếm. Trong 9 loài cỏ biển thì có 4 loài mới phát hiện
ở Côn Đảo.
g) Tài nguyên nước
Ở Côn Đảo, chỉ có đảo Côn Sơn và hòn Cau có nước ngọt. Địa hình Côn Đảo
chủ yếu là núi đồi, có khoảng 60 con suối ngắn, nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa. Song
ở đây có mạch nước ngầm rất sạch và hồ chứa nước Quang Trung khá lớn cung cấp đủ
nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
a) Dân số - dân tộc
Tính đến năm 2010, Côn Đảo có số dân khoảng 6.000 người, phần lớn là dân
nhập cư.
Dân cư tập trung chủ yếu ở đảo Côn Sơn - đây cũng là trung tâm hành chính,
kinh tế, văn hoá của huyện Côn Đảo.

Về thành phần dân tộc: Kinh: chiếm 98,1%; Khơme chiếm 1,7%; Êđê chiếm
0,1% và Tày chiếm 0,1%.
Côn Đảo chỉ có một cấp chính quyền (cấp huyện và các phòng ban chuyên
môn), không có cấp xã hoặc cấp thấp hơn. Chính quyền cấp huyện trực tiếp chỉ đạo 09
khu dân cư và các đơn vị sản xuất. .
10 
 


 
 

b) Kinh tế
Huyện Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến
hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dịch vụ dầu khí và hàng hải.
Có 3 ngành kinh tế chính: Thương mại và Dịch vụ (58%), Công nghiệp và Xây
dựng (28%), Nông nghiệp và Nghề biển (14%). Các ngành kinh tế của huyện Côn Đảo
phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng cao. Theo báo cáo tổng kết tình hình
phát triển kinh tế 8 năm (2004 – 2011) thì tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện
là 16,2%/năm; trong đó:
- Dịch vụ- du lịch đạt 2.111,63 tỷ đồng, tốc độ trung bình hàng năm đạt
25,58%.
- Công nghiệp – xây dựng đạt 176,77 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm đạt 11,29%.
- Nông – lâm – ngư nghiệp : Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thực hiện
được 79,99 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 21,14%. Tổng giá trị sản xuất
ngành ngư nghiệp thực hiện được 108,6 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm
15,52%
(nguồn: Báo cáo cuối năm 2010 huyện Côn Đảo)
c) Cơ sở hạ tầng- kĩ thuật

Giao thông
Hiện nay, việc đi lại giữa Côn Đảo và đất liền chỉ bằng hai cách: đường hàng
không và đường thủy
- Hàng không
Sân bay Cổ Ống thực hiện mỗi ngày 1 chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh
đến Côn Đảo và ngược lại, mỗi chuyến vận chuyển được khoảng 60 – 70 hành khách.
Hiện tại, Công ty Dịch vụ Hàng không Việt Nam (VASCO) thực hiện lịch bay
6 chuyến 1 tuần tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo. Thông thường các chuyến
bay cất hạ cánh vào buổi sáng trừ ngày thứ 7. VASCO hiện đang sử dụng máy bay
ATR-72, 64 hành khách trên tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo. Mặc dù vậy,
các chuyến bay luôn kín chỗ bởi các hành khách thường xuyên, những người sống ở
trên đất liền tới Côn Đảo để làm việc và ngược lại, gây nhiều khó khăn cho khách du
lịch. Hiện nay, việc tổ chức các đoàn tour lớn tới Côn Đảo còn khó khăn do nhiều lý
11 
 


 
 

do và một trong những lý do đó là giá vé khứ hồi thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo
khá cao xấp xỉ 85 đô la Mỹ.
- Đường thủy: Hiện đảo có 2 tàu là Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 chạy tuyến Vũng
Tàu - Côn Đảo và ngược lại. Mỗi tàu chạy mỗi ngày một chuyến. Mỗi chuyến khoảng
được 200 hành khách.
Cảng Bến Đầm là cảng lớn của Côn Đảo. Cảng này dùng để phục vụ nghề cá,
hành khách và các hoạt động chuyên chở hàng hóa. Công suất hàng năm của Cảng Bến
Đầm đạt khoảng 5000 tàu thuyền và được công nhận là 1 chi nhánh của cảng quốc tế
Vũng Tàu. Ngoài Cảng Bến Đầm, còn có 1 cầu tàu tại Vịnh Côn Sơn gần thị trấn Côn
Đảo – cầu tàu 914 - Cầu tàu này chủ yếu được sử dụng cho các dịch vụ du lịch như

tàu đưa khách tới các đảo ngoài khơi để tham quan, lặn biển và các tàu cá của người
dân địa phương.
Đường bộ tổng chiều dài của hệ thống đường bộ trên Đảo xấp xỉ 85km. Trục
đường chính chạy từ sân bay Cỏ Ống (nằm ở phía Bắc của đảo Côn Sơn) tới Cảng Bến
Đầm (nằm ở phía Nam) chạy qua thị trấn Côn Đảo. Gần đây huyện Côn Đảo đã nâng
cấp hệ thống đường xá cũng như các phương tiện vận tải biển và tăng lịch xe đón tiễn
khách tới sân bay. Hầu hết khách du lịch thuê xe đạp hoặc xe máy để đi lại trên đảo.
Hệ thống giao thông kết nối khá tốt các khu du lịch chính và có thể coi là đáp ứng
được các nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai.
Điện
Hiện nay điện được cấp cho đảo Côn Sơn bởi 2 máy phát chạy dầu diezel với
tổng công suất 4,7 Mê ga Oát, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện hiện nay trên đảo
ước tính khoảng 1,2 Mê ga Oát. Các khu vực dân cư sinh sống tại Côn Đảo đều được
sử dụng điện, với giá điện trung bình là 900 đồng/ kW. Tuy nhiên, các máy điện tại
Côn Đảo khá cũ kỹ nên việc cấp điện không ổn định, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng điện cho du lịch trong tương lai.
Trước hàng loạt dự án về du lịch, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện tăng
đột biến trong thời gian tới. Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp thuận đề
nghị của một tập đoàn Thuỵ Sĩ về việc triển khai nghiên cứu và chuẩn bị các thủ tục để
thực hiện lập dự án điện gió, công suất 7 MW cho huyện Côn Đảo. Theo kế hoạch xây
dựng nhà máy điện gió công suất 7MW tại Côn Đảo do tập đoàn Aerogie.plus (Thụy
12 
 


 
 

Sỹ) phác thảo, vốn đầu tư ước tính khoảng 19 triệu đô la Mỹ. Và vào đầu tháng
08/2008 vừa rồi Bộ Công thương vừa quyết định sẽ triển khai các dự án đầu tư phát

triển năng lượng tái tạo (Diezel – Gió – Mặt trời) tại các huyện đảo trong cả nước.
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong 4 huyện đảo được chọn.
Mục tiêu của dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế, cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ,
đáng tin cậy. Tổng nguồn vốn của dự án vào khoảng 65,5 triệu USD, trong đó vốn
ODA là 60 triệu USD, hỗ trợ vốn ODA không hoàn lại là 2,5 triệu USD, vốn đối ứng
của các tỉnh là 3 triệu USD. Thời gian thực hiện từ năm 2009 đến 2013.
Nước
Nước sinh hoạt và sản xuất trên đảo Côn Sơn chủ yếu được cấp từ hai nguồn:
nước ngầm và nước trên mặt. Các đảo ngoài khơi chủ yếu sử dụng nước mưa hoặc
nước đưa từ đảo Côn Sơn sang. Theo nghiên cứu, khả năng cấp nước từ nguồn nước
trên mặt và nước ngầm trên đảo có thể đạt 5000 m3/ngày.Tuy nhiên hiện tại chỉ mới
khai thác được 2000 m3/ngày trong đó tiêu thụ hết 1816m3/ngày, bao gồm cả 550
m3/ngày cấp cho sản xuất đá để phục vụ nghề cá. Nhu cầu sử dụng nước của khách du
lịch thường cao hơn nhiều so với nhu cầu của người dân địa phương, vì vậy việc cung
cấp nước sạch cũng sẽ gây trở ngại lớn cho phát triển du lịch trong tương lai tại Côn
Đảo.
Thông tin liên lạc
Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có 3
mạng điện thoại di động phủ sóng là Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Ngoài ra có
mạng cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8/2007 Côn Đảo đã kết nối Internet
tốc độ cao ASDL. Ngoài ra, Côn Đảo còn có đài phát thanh và truyền hình.
2.2.3. Tiềm năng du lịch
2.2.3.1 Tiềm năng về giá trị văn hóa – lịch sử
Nhân dân Việt Nam và một phần du khách quốc tế biết đến Côn Đảo với biệt
danh là “Địa ngục trần gian”.
Ngày 29-4-1979, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra quyết định số 54/VH.QĐ đặc
cách công nhận khu di tích lịch sử Côn Đảo và công nhận đây là một trong những khu
di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Tại Hội nghị ngày 23-8-1998 do UBND tỉnh
chủ trì đã thông qua đề án quy định khu vực bảo vệ Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo với
13 

 


 
 

20 địaa điểm di tíích trọng tââm. Sau đâyy tôi xin giớ
ới thiệu mộột số di tích được khai thác
du lịchh nhiều:
C Đảo
- Nhà tù Côn
Hệ thống nhà tù đư
ược thiết lậập theo Ngghị định nggày 1-2-1862 của đô đốc
Bonarrd để giam những
n
ngườ
ời cộng sảnn.
Trong hơnn nữa thế kỷ
k đầu, nhàà tù Côn Đảảo chỉ có m
một trại giam
m (Bagne NoI).
N
Banh II được khở
ởi công xâyy dựng năm
m 1917, đưa vào sử dụnng năm 192
28. Banh IIII tiếp
ược xây dựn
ng và đưa vào
v sử dụngg năm 1939
9. Banh phụụ của Banhh III cùng 2 dãy

tục đư
Chuồnng Cọp đượ
ợc sử dụng năm
n 1944.
Trong 20 năm sau cùùng của nhàà tù này. Mỹỹ nguỵ đã ttăng quy mô từ 4 trại llên 8
trại, mỗi
m trại rộng
g từ 10.0000 đến 25.000m2 cùng hàng
h
chục ttrại phụ vớii 20 hầm đáá, 14
xà lim
m, 31 gian biệt
b lập Chuuồng Bò, 120
1 Chuồng
g Cọp Phápp, 384 Chuồồng Cọp Mỹ
M và
hàng chục
c
khu biiệt lập nhất thời để duyy trì an ninh
h. (phụ lục )
- Cầu Tàuu 914
Cầu Tàu được
đ
khởi công
c
xây ddựng vào năăm 1873, m
mở rộng và sửa chữa nhiều
n
lần chho đến gần một thế kỷ
ỷ sau mới ccó dạng nhhư ngày nayy. Cầu Tàu

u là nơi ghii dấu
bước chân lưu đầầy đầu tiênn của hàng cchục vạn ng
gười tù lên hòn đảo tù
ù này, với tấất cả
t giam. Hàng
H
vạn nggười chỉ mộột lần
nỗi tủủi nhục của trận đòn phhủ đầu từ Cầầu Tàu về trại
đặt chhân lên đây rồi vĩnh viễễn nằm lại C
Côn Đảo vàà 914 là số nngười đã chhết trong lúcc xây
dựng Cầu Tàu.
D
- Nghĩa trrang Hàng Dương
Nghĩa tranng Hàng Dương
D
là ngghĩa trang lớ
ớn nhất tại Côn Đảo và
v được xem là
ốc”. Đây làà nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩĩ cách mạngg và ngườii yêu
“Bàn thờ Tổ quố
q nhiều thế
t hệ bị tùù đày, kéo dài
d từ năm 1862 đến năm
n
1975, trong
nước Việt Nam qua
q
thuộcc địa Pháp, và sau nàyy là chính quyền
q
Việt Nam

N
nhà tùù Côn Đảo của chính quyền
Cộng hòa. Họ đãã chết dưới sự tàn bạo của cai nggục và hoànn cảnh sống khắc nghiệệt tại
ù.
nhà tù
- Miếu Bàà Phi Yến:
Bà Phi Yếến, theo tru
uyền thuyết được một con vượn và
v một con hổ cứu ra khỏi
hang và
v về sống với dân lànng Cỏ Ốngg để trông nom
n
mộ Hooàng tử Cải. Một lần, bị
b kẻ
xấu xúc
x phạm bà đã tự tử để thủ tiết với chồng. Nhân dânn trên đảo vô
v cùng thư
ương
14


×