Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hướng dẫn hạch toán phần mềm Misa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.19 KB, 18 trang )

Vấn đề: Hướng dẫn các thao tác, kiểm tra, đối chiếu báo cáo
tài chính khi quyết toán cuối năm tại doanh nghiệp
Giải pháp:
I. Mục đích:
Hướng dẫn các thao tác cần làm trên MISA SME.NET 2010 và MISA SME.NET 2012
vào cuối kỳ (tháng, quý, năm)
Hướng dẫn việc kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi nộp báo cáo quyết toán cuối
năm.
II. Các bước cần thực hiện để lập báo cáo quyết toán năm

Bước 1: Thực hiện xử lý các chứng từ chưa ghi sổ và bảo trì dữ liệu để đảm bảo
toàn bộ chứng từ được ghi sổ và số liệu đã được ghi vào sổ, báo cáo. Hướng dẫn chi
tiết thao tác xử lý chứng từ chưa ghi sổ và Bảo trì dữ liệu
Cách thao tác:
1: Tìm kiếm và xử lý các chứng từ chưa ghi sổ

Trên thanh công cụ của màn hình làm việc MISA, tích vào nút Tìm kiếm.
Chọn thời gian cần tìm, tích vào “Chứng từ chưa ghi sổ” và “Nhóm theo chứng từ” rồi
nhấn nút “Tìm”. Khi đó trong dữ liệu nếu có chứng từ nào chưa được ghi sổ, chương
trình sẽ trả về ở kết quả tìm kiếm.
Mỗi chứng từ thể hiện ở 1 dòng, muốn xem lại chứng từ nào thì tích đúp chuột trực tiếp
vào dòng đó để mở chứng từ ra xem
Sau khi đã tìm được các chứng từ chưa ghi sổ rồi người sử dụng sẽ xử lý các chứng từ
này bằng cách: ghi sổ lại nếu là các chứng từ hợp lệ, hoặc xóa đi nếu các chứng từ này
thừa không cần thiết.
2: Thực hiện thao tác Bảo trì dữ liệu
Đề nghị những người dùng khác tắt dữ liệu cần bảo trì để đảm bảo chỉ có 1 người truy
nhập vào dữ liệu để thực hiện thao tác bảo trì


Vào menu Tiện ích\Bảo trì dữ liệu, Người dùng chọn Khoảng thời gian cần bảo trì\Thực


hiện, thông thường sẽ bảo trì dữ liệu từ thời điểm đầu năm đến cuối năm
Ở bước đầu khi bắt đầu vào chọn bảo trì dữ liệu chương trình hỏi có sao lưu không người
sử dụng nên đồng ý sao lưu dữ liệu trước khi bảo trì.
Sau khi bảo trì dữ liệu, nếu kết quả bảo trì báo có chứng từ ghi sổ không thành công,
người sử dụng tích vào nút “Kết quả” để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý để đảm bảo toàn
bộ chứng từ được ghi sổ, với các chứng từ không được ghi sổ thì phải xóa bỏ khỏi hệ
thống để đảm bảo tính đúng đắn của số liệu. Thao tác xử lý kết quả bảo trì người dùng có
thể tích đúp chuột vào lần lượt từng dòng để mở chứng từ đó ra và xử lý.

Bước 2: Đối chiếu báo cáo để đảm bảo số dư TK thuế 133, 33311 trên sổ cái bằng với
số thuế GTGT còn được khấu trừ, số thuế GTGT còn phải nộp trên tờ khai
Cách thao tác:
1. Trường hợp nếu người sử dụng có lập bảng kê mua vào, bán ra và tờ khai trên
MISA thì:
Cần đối chiếu số dư của TK 133 và 33311 với tờ khai trong MISA và tờ khai bên ngoài
đã nộp thuế xem số liệu đúng chưa. Trong trường hợp bị lệch thì sẽ tìm hiểu nguyên nhân
và điều chỉnh lại cho đúng.
2. Trường hợp nếu người sử dụng làm bảng kê mua vào, bán ra và tờ khai ở bên
ngoài thì:
Chỉ cần đối chiếu số dư TK 133, 33311 trên MISA với tờ khai ở bên ngoài đã nộp. Nếu
có sự chênh lệch với bên ngoài thì sẽ tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại cho đúng.

Bước 3: Tính giá xuất kho và đối chiếu báo cáo để đảm bảo số dư TK kho
(152,155,153...) bằng với giá trị tồn cuối kỳ trên Báo cáo tổng hợp tồn kho. Hướng
dẫn thao tác tính giá xuất kho và đối chiếu báo cáo
Cách thao tác
Hướng dẫn: Tính giá xuất kho và đối chiếu giữa báo cáo kho và sổ cái tài khoản để đảm
bảo số liệu giữa báo cáo kho và sổ cái khớp nhau
1: Tính giá xuất kho



Với phương pháp tính giá là Bình quân cuối kỳ
Cuối kỳ (tháng, quý, năm...) thực hiện như sau: Vào Nghiệp vụ\Kho\Tính giá xuất
kho\chọn thời gian tính giá phù hợp\Thực hiện.
Khoảng thời gian: Chọn thời gian cần tính giá xuất kho là kỳ nào (tháng, quý, năm,
khoảng thời gian bất kỳ...)
Chọn kỳ tính giá: Trong khoảng thời gian đã chọn tính giá thì đơn giá được tính bình
quân theo tháng, quý hay năm.
Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá là bình quân cuối kỳ thì các chứng từ
xuất kho vật tư hàng hóa người dùng chỉ cần nhập số lượng xuất, không nhập đơn giá và
thành tiền. Các cột đơn giá và thành tiền trên chứng từ xuất kho sẽ được chương trình tự
động cập nhật khi thực hiện tính giá xuất kho.
Đối với phương pháp tính giá là bình quân cuối kỳ thì trong kỳ có thể xuất vật tư hàng
hóa quá số lượng tồn trong kho, nhưng để chương trình tính ra đơn giá đúng của vât tư
hàng hóa khi xuất kho thì phải phải đảm bảo tới cuối kỳ khi thực hiện tính giá xuất kho
thì vật tư hàng hóa đã được nhập thêm vào kho đủ bù đắp phần xuất âm và tồn kho không
bị âm nữa
Với phương pháp tính giá là bình quân tức thời và nhập trước xuất trước
Nếu trong phần Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa thời điểm tính giá để “Ngay khi lập
chứng từ”. Sau khi lập các chứng từ xuất kho vật tư hàng hóa, chương trình sẽ tự động
tính giá cho các vật tư hàng hóa xuất kho.
Nếu trong phần Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa thời điểm tính giá để “Định kỳ, sử
dụng chức năng tính giá xuất kho”. Cuối kỳ (tháng, quý, năm...) thực hiện tính giá: vào
Nghiệp vụ\Kho\Kiểm tra giá xuất\chọn thời gian kiểm tra giá từ đầu năm\Thực hiện
Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá là bình quân tức thời hoặc nhập trước
xuất trước thì các chứng từ xuất kho vật tư hàng hóa người dùng chỉ cần nhập số lượng
xuất, không nhập đơn giá và thành tiền. Các cột đơn giá và thành tiền trên chứng từ xuất
kho sẽ được chương trình tự động cập nhật khi thực hiện kiểm tra giá xuất.
Khi sử dụng phương pháp tính giá là bình quân tức thời hoặc nhập trước xuất trước thì
trong kỳ tại bất cứ thời điểm nào xuất kho cũng đều không được phép xuất vật tư hàng

hóa quá số lượng tồn trong kho để đảm bảo đơn giá xuất kho của vật tư hàng hóa được
tính đúng.
Với phương pháp tính giá là đích danh
Khi làm các chứng từ xuất kho vật tư hàng hóa, chương trình hiện ra bảng chứng từ đối
trừ, tức là bảng chứa các chứng từ nhập kho còn tồn của mặt hàng đó trên kho cần xuất,


người dùng chọn đúng phiếu nhập kho có đơn giá theo ý muốn, khi đó các chứng từ xuất
kho sẽ được lấy theo đơn giá của chứng từ nhập đã chọn. Do vậy cuối kỳ sẽ không cần
thực hiện thao tác tính giá.
Khi làm các chứng từ xuất kho vật tư hàng hóa, sau khi chọn mã hàng cần xuất chương
trình sẽ tự động hiển thị bảng chứng từ đối trừ để người dùng chọn đơn giá nhập, trong
trường hợp không tự động hiển thị bảng này, người dùng đặt chuột vào dòng mã vật tư
hàng hóa cần xuất, nhấn phím F8 sẽ hiện ra bảng này để chọn.
Khi sử dụng phương pháp tính giá là đích danh thì trong kỳ tại bất cứ thời điểm nào xuất
kho cũng đều không được phép xuất vật tư hàng hóa quá số lượng tồn trong kho để đảm
bảo đơn giá xuất kho của vật tư hàng hóa được tính đúng.
2: Thực hiện đối chiếu giữa báo cáo Kho và Sổ cái tài khoản với nguyên tắc khi hạch
toán nhập xuất tồn vật tư hàng hóa thì số liệu trên các báo cáo kho phải bằng với số liệu
trên sổ cái các tài khoản kho tương ứng. Do vậy phần này hướng dẫn người sử dụng kiểm
tra báo cáo kho đã chính xác chưa, số liệu trên sổ Cái các tài khoản kho có bằng với số
liệu trên các báo cáo tồn kho chưa.
Người sử dụng mở lần lượt sổ Cái của từng tài khoản kho (152, 153, 155, 156...) đối
chiếu với các báo cáo kho, ví dụ: báo cáo tổng hợp tồn kho (mẫu đơn giản) của kho (152,
153, 155, 156...) cùng khoảng thời gian. Kiểm tra xem 2 sổ này số dư cuối kỳ có bằng
nhau không.
Nếu số dư cuối kỳ không bằng nhau sẽ kiểm tra xem nguyên nhân lệch ở đâu: do số dư
đầu kỳ, do tổng phát sinh Nợ không bằng tổng nhập kho hay do tổng phát sinh Có không
bằng tổng xuất kho. Xem hướng dẫn kiểm tra tại đây


Bước 4: Kiểm tra phần hạch toán chi phí lương để đảm bảo toàn bộ chi phí lương
trong kỳ được hạch toán đầy đủ
Mục đích: Chi phí lương là một trong những loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, trước khi thực hiện các thao tác tính giá thành, kết chuyển chi phí, người dùng
cần hạch toán đầy đủ toàn bộ chi phí lương trong kỳ, phần này hướng dẫn người sử dụng
kiểm tra và hạch toán chi phí lương.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp theo dõi chi tiết lương cán bộ trên phần mềm MISA. Tài
liệu hướng dẫn đính kèm ( />Trường hợp 2: Doanh nghiệp không theo dõi chi tiết lương cán bộ trên phần mềm MISA
nghĩa là cuối tháng, doanh nghiệp chỉ thực hiện hạch toán tổng chi phí lương trên MISA,
bằng cách vào Vào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác: hạch toán (Ví
dụ: Nợ TK 642/Có TK 334....)


Bước 5: Kiểm tra chứng từ tính khấu hao để đảm bảo đã có đầy đủ chứng từ tính
khấu hao trong kỳ, và đối chiếu số liệu trên báo cáo để đảm bảo giá trị nguyên giá,
Hao mòn lũy kế trên Báo cáo tài sản cố định bằng với Số dư trên Sổ cái tài khoản
Nguyên giá TSCĐ (211,212..), tài khoản Hao mòn lũy kế (TK 214)

1. Hướng dẫn kiểm tra chi phí khấu hao tài sản cố định
Hướng dẫn thực hiện
Trường hợp 1: Đơn vị theo dõi tài sản cố định chi tiết trên phần mềm MISA
Vào menu Nghiệp vụ Tài sản cố địnhTính khấu haoThêmChọn kỳ tính khấu haoĐồng ý.
Sau khi lập Bảng tính khấu hao tài sản cố định, người dùng cần tích vào nút “Hạch toán”
trên thanh công cụ để chương trình sinh ra chứng từ Hạch toán chi phí khấu hao tài sản
cố định, chọn Cất. Lúc này, các chi phí khấu hao mới được cập nhật lên sổ sách các tài
khoản 214 và các tài khoản chi phí 627, 632, 641, 642...
Trường hợp 2: Đơn vị không theo dõi TSCĐ chi tiết trên phần mềm MISA

Cuối tháng, đơn vị hạch toán tổng chi phí khấu hao trên phần mềm MISA bằng cách Vào
Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác. Thêm. Hạch toán Nợ TK 6174, 6414,

6424/ Có TK 2141, 2142

2. Đối chiếu báo cáo TSCĐ và sổ cái tài khoản để đảm bảo tính đúng đắn: Nếu
doanh nghiệp hạch toán tài sản cố định chi tiết trên MISA thì cuối kỳ, sau khi hoàn
thành các bước hạch toán liên quan tới tài sản cố định, người sử dụng cần kiểm tra
đối chiếu số liệu liên quan tới tài sản cố định. Cụ thể: Tổng nguyên giá, tổng hao
mòn trên các báo cáo tài sản cố định cần phải bằng với số liệu trên sổ Cái các tài
khoản nguyên giá, hao mòn tương ứng.
Vấn đề: Số liệu trên Báo cáo tài sản cố định và sổ cái tài tài khoản về tài sản cố định
không khớp nhauXuất khẩu
Giải pháp: 1. Cột Nguyên giá trên Báo cáo danh sách tài sản cố định lệch với Số dư trên
Sổ cái TK nguyên giá (VD:211,212...)


Nguyên nhân 1: Đầu kỳ lệch số dư TK nguyên giá TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ khai
báo trên danh mục
Hướng dẫn:
Bước 1: Mở Sổ cái TK nguyên giá TSCĐ (211,212...) xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu
Bước 2: Vào Danh mục\ Tài sản cố định. Cột Ngày tính khấu hao, chọn điều kiện lọc là
nhỏ hơn ngày bắt đầu CSDL (VD: Ngày bắt đầu CSDL là 01/01/2013 thì điều kiện lọc để
là Nhỏ hơn 01/01/2013)
Cách khắc phục: Hỏi khách hàng số dư đúng là số nào (thường số dư đúng là số trên Sổ
cái), hướng dẫn KH kiểm tra lại danh sách TSCĐ và sửa lại nguyên giá TSCĐ đang bị sai
Bước 1: Xóa toàn bộ phát sinh liên quan đến TSCĐ đang bị sai nguyên giá
Bước 2: Vào Danh mục\ Tài sản cố định. Thực hiện Sửa lại nguyên giá TSCĐ
Nếu TSCĐ sai là do khai báo vào trong danh mục thì mở TSCĐ rồi Sửa lại nguyên giá
TSCĐ.
Nếu TSCĐ sai là TSCĐ lấy từ tạo dữ liệu mới từ năm trước
Nếu là phiên bản mới thực hiện Nhân bản mã TSCĐ thành một mã mới rồi sửa lại
Nguyên giá, sau đó xóa mã TSCĐ cũ đi

Nếu là phiên bản cũ thì xóa mã TSCĐ bị sai đi rồi thực hiện khai báo lại TSCĐ theo
nguyên giá mới.
Bước 3: Làm lại các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ.
Nguyên nhân 2: Ghi tăng, ghi giảm TSCĐ, điều chỉnh nguyên giá trên các phân hệ ngoài
phân hệ TSCĐ nên các chứng từ này chỉ lên sổ cái mà không lên báo cáo TSCĐ
Hướng dẫn: Vào Tìm kiếm, không tích chọn Nhóm theo chứng từ. Lọc TK Nợ, TK Có là
TK nguyên giá TSCĐ kiểm tra có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ
không.
Cách khắc phục: Hỏi khách hàng tại sao lại thực hiện hạch toán trên các phân hệ đó để
hướng dẫn khách hàng đưa vào đúng giao diện cần hạch toán
Nguyên nhân 3: Nguyên giá trên chứng từ ghi tăng TSCĐ khác với nguyên giá khi khai
báo danh sách TSCĐ, có thể do khi thực hiện ghi tăng TSCĐ khách hàng sửa lại số tiền
nguyên giá trên chứng từ ghi tăng


Cách khắc phục: Hỏi khách hàng nguyên giá đúng là số nào để thực hiện sửa danh sách
TSCĐ và trên chứng từ ghi tăng theo số đúng.
Nếu trên danh sách TSCĐ là số nguyên giá đúng thì thực hiển Bỏ ghi\ Sửa nguyên giá
trên chứng từ ghi tăng theo số đúng đó.
Nếu trên nguyên giá trên chứng từ ghi tăng đúng, xóa tất cả các chứng từ liên quan đến
TSCĐ đó chứng từ khấu hao, chứng từ ghi tăng. Sau đó vào danh sách TSCĐ khai báo lại
nguyên giá TSCĐ theo số đúng, rồi thực hiện ghi tăng lại và tính khấu hao lại
Nguyên nhân 4: Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK
nguyên giá đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên
mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất.
Hướng dẫn: Trừ số tiền trên Cột Nguyên giá của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái
TK nguyên giá. Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị nguyên giá đã ghi giảm (bằng Phát
sinh Có TK nguyên giá) thì 2 báo cáo đúng. Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng
nhau. Giải thích với khách hàng hiện tại trong trường hợp có chứng từ ghi giảm trong
tháng thì 2 báo cáo đang lấy khác nhau.

2. Cột Hao mòn lũy kế trên Báo cáo danh sách tài sản cố định lệch với Số dư trên Sổ cái
TK Hao mòn TSCĐ (TK 214)
Nguyên nhân 1: Đầu kỳ lệch Số dư TK 214 và Hao mòn lũy kế
Hướng dẫn:
Bước 1: Mở Sổ cái TK 214, xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu
Bước 2: Vào Danh mục\ Tài sản cố định. Xem Số tổng Hao mòn lũy kế là bao nhiêu
Cách khắc phục: Thực hiện sửa như trường hợp sửa nguyên giá TSCĐ (Nguyên nhân 1)
Nguyên nhân 2: Hạch toán khấu hao TSCĐ ngoài phân hệ TSCĐ khi đó số khấu hao chỉ
lên Sổ cái TK 214, không lên báo cáo TSCĐ
Hướng dẫn: Vào Tìm kiếm, không tích chọn Nhóm theo chứng từ. Lọc TK Nợ, TK Có là
TK Hao mòn TSCĐ (214) kiểm tra có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ
TSCĐ không.
Cách khắc phục: Hỏi khách hàng tại sao lại thực hiện hạch toán trên các phân hệ đó để
hướng dẫn khách hàng đưa vào đúng giao diện cần hạch toán
Nguyên nhân 3: Số tiền trên chứng từ Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ lệch với Bảng
tính khấu hao TSCĐ do khách hàng đã thực hiện tính khấu hao phát hiện bị sai nên tính
khấu hao lại nhưng không xóa chứng từ hạch toán khấu hao cũ đi để hạch toán lại.


Hướng dẫn: Vào Danh sách Bảng tính khấu hao TSCĐ, mở chứng từ khấu hao của từng
tháng, kích vào Hạch toán. Kiểm tra số tiền trên chứng từ Hạch toán và chứng từ tính
khấu hao TSCĐ.
Cách khắc phục: Xóa chứng từ hạch toán chi phí khấu hao cũ đi và tích vào Hạch toán để
sinh lại chứng từ hạch toán khấu hao.
Nguyên nhân 4: Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK
hao mòn lũy kế đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó
vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất.
Hướng dẫn: Trừ số tiền trên Cột Hao mòn lũy kế của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ
cái TK Hao mòn lũy kế (214)
Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị Hao mòn lũy kế đã ghi giảm (bằng Phát sinh Nợ TK

214) thì 2 báo cáo đúng. Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau. Giải thích với
khách hàng hiện tại trong trường hợp có chứng từ ghi giảm trong tháng thì 2 báo cáo
đang lấy khác nhau
Nếu số chênh lệch không bằng giá trị Hao mòn lũy kế đã ghi giảm (không bằng Phát sinh
Nợ TK 214)
Nguyên nhân: Khi thực hiện ghi giảm TSCĐ, trên chứng từ ghi giảm khách hàng sửa lại
số hao mòn lũy kế, giá trị còn lại. Cuối tháng thực hiện tính khấu hao chương trình sẽ
thực hiện tính khấu hao TSCĐ đó đến ngày ghi giảm theo công thức tính khấu hao theo
ngày. Khi đó hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ đã ghi giảm trên sổ cái và trên
báo cáo TSCĐ lệch nhau
Cách khắc phục: Xóa chứng từ khấu hao TSCĐ đi, thực hiện ghi giảm lại TSCĐ để mặc
định giá trị Hao mòn lũy kế, Giá trị còn lại như chương trình đã tính. Sau đó thực hiện
khấu hao lại.

3. Cột Hao mòn lũy kế năm trên báo cáo Danh sách TSCĐ lệch với Tổng phát sinh Có
trên Sổ cái TK 214
Nguyên nhân: Trong kỳ có chứng từ ghi giảm TSCĐ, khi lên báo cáo Danh sách TSCĐ
thì tài sản đã ghi giảm sẽ bị mất trên báo cáo, còn hao mòn lũy kế ghi giảm sẽ hạch toán
Nợ TK 214 nên không làm giảm Có lũy kế TK 214.
Cách khắc phục: Giải thích để khách hàng hiểu nếu trong kỳ có chứng từ ghi giảm thì
Hao mòn lũy kế trên báo cáo Danh sách TSCĐ sẽ lệch với Phát sinh Có trên Sổ cái TK
214 là số khấu hao của các TSCĐ đã ghi giảm từ đầu năm đến thời điềm ghi giảm. Khi
đó hướng dẫn khách hàng nên kiểm tra số dư cuối kỳ TK 214 với cột Hao mòn lũy kế nếu
bằng nhau là báo cáo đúng. Nếu 2 số này lệch nhau thì kiểm tra theo Biểu hiện 1.


Bước 6: Kiểm tra để đảm bảo đầy đủ bút toán hạch toán chi phí sản xuất, tính giá
thành và báo cáo giá thành đúng.
Vấn đề: Hướng dẫn tính, hạch toán giá thành trên phần mềm
Giải pháp:

Mục đích:
Hướng dẫn tính giá thành, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá
thành sản phẩm, công trình, đơn hàng. Sau khi kết chuyển sẽ không còn số dư các tài
khoản chi phí sản xuất.
Thao tác
Trường hợp 1: Đơn vị theo dõi chi tiết, thực hiện tính giá thành trên phần mềm MISA
Người dùng sẽ thực hiện tính giá thành cho công trình vụ việc, đơn hàng, sản xuất liên
tục theo đúng quy trình trên MISA: khai báo đối tượng tập hợp chi phí->lập kỳ tính giá
thành->tập hợp các chi phí phát sinh (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung)->phân bổ chi phí chung->kết chuyển chi phí->đánh giá
sản phẩm dở dang->nhập kho thành phẩm (đối với trường hợp tính giá thành theo đơn
hàng, sản xuất liên tục)->Tính giá thành (đối với trường hợp tính giá thành theo đơn
hàng, sản xuất liên tục) hoặc nghiệm thu công trình (đối với trường hợp tính giá thành
theo công trình, vụ việc).
Trong đó bước Kết chuyển chi phí được thực hiện như sau: Vào menu Nghiệp vụ\ Giá
thành\ Kết chuyển chi phí\ Thêm\ Cất
Trường hợp 2: Doanh nghiệp không theo dõi chi tiết quá trình tính giá thành trên phần
mềm MISA mà quản lý phần chi tiết ngoài Excel hoặc chương trình khác, sau đó hạch
toán số tổng cộng vào trong phần mềm, người dùng thao tác như sau:

Cuối mỗi kỳ tính giá thành, người dùng kết chuyển số tổng phát sinh của các tài khoản
621, 622, 627 (đối với quyết định 15) sang tài khoản 1541 hoặc tập hợp chi phí phát sinh
vào tài khoản 154 (đối với quyết định 48) trên chứng từ nghiệp vụ khác. Vào Nghiệp vụ\
Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác.

Trước khi thực hiện thao tác tính giá thành, kết chuyển chi phí, người dùng cần thực hiện
thao tác tính giá xuất kho (đối với phương pháp Bình quân cuối kỳ) hoặc kiểm tra giá


xuất (đối với phương pháp nhập trước xuất trước, bình quân tức thời có chọn là định kỳ

sử dụng chức năng tính giá), đảm bảo các bút toán xuất kho nguyên vật liệu đã được cập
nhật đúng giá trị xuất kho.
Nếu doanh nghiệp áp dụng nhiều quy trình tính giá thành (Công trình vụ việc; Đơn hàng,
Sản xuất liên tục), người dùng phải thực hiện thao tác tính giá thành trên tất các các quy
trình, đảm bảo các chi phí sản xuất kinh doanh (TK 621, 622, 627) phát sinh trong kỳ
được kết chuyển hết.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Phân hệ giá thành trên phần mềm MISA để theo dõi
tính giá thành chi tiết thì những chứng từ nhập kho thành phẩm (hạch toán Nợ TK 155/
Có TK 1541), người dùng chỉ nhập số lượng, không nhập đơn giá, thành tiền. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp tự tính giá thành chi tiết ở ngoài Excel (hoặc chương trình khác) sau đó
nhập số tổng phát sinh vào chương trình thì những chứng từ nhập kho thành phẩm, người
dùng phải nhập đầy đủ số lượng, đơn giá và thành tiền.

Bước 7: Thực hiện tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Kết chuyển lãi lỗ.
Vấn đề: Hướng dẫn tính thuế Thu nhập doanh nghiệp và kết chuyển lãi lỗXuất khẩu
Giải pháp:
1. Mục đích:
Kết chuyển lãi lỗ là công việc cần làm vào cuối kỳ (tháng, quý, năm), kết chuyển toàn bộ
doanh thu, thu nhập khác, chi phí và chi phí khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả
kinh doanh, nếu lãi thì kết chuyển sang bên Có tài khoản 421, nếu lỗ thì kết chuyển sang
bên Nợ tài khoản 421. Đây cũng là một trong những căn cứ để lấy số liệu lên các báo cáo
tài chính trong kỳ. Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà thực hiện bút toán kết
chuyển lãi lỗ theo tháng, quý hay năm.
Ngoài các loại chi phí nói trên thì chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một trong
các yếu tố cấu thành để xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy cần xác
định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trước, sau đó sẽ kết chuyển lãi lỗ trong kỳ
2. Xác định chi phí thuế TNDN (nếu có)

Cuối mỗi kỳ (tháng, quý, năm), sau khi đã kiểm tra đúng doanh thu – chi phí phát phát
sinh trong kỳ, người dùng cần thực hiện thao tác kết chuyển lãi lỗ lần 1 nhằm xác định lãi

(hoặc lỗ) trong kỳ làm cơ sở cho việc tính thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành (nếu
có). Các bước thực hiện như sau


Bước 1: Vào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Kết chuyển lãi lỗ\Thêm: chọn kỳ kết chuyển
Sau khi kết chuyển lãi lỗ xong, người dùng xác định số lãi (nếu có) mà doanh nghiệp thu
được. Từ đó, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bằng cách: lấy số lãi nhân
với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý: trong trường hợp năm trước doanh nghiệp có lỗ hoặc được miễn (giảm) thuế thu
nhập doanh nghiệp thì người sử dụng xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phù
hợp (đã có tính đến số lỗ của năm trước được bù và tính đến phần thuế được miễn-giảm
nếu có)
Bước 2: Để hạch toán khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, vào menu Nghiệp vụ\Tổng
hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác, hạch toán Nợ TK 821/\ Có TK 3334
Bước 3: Xóa chứng từ kết chuyển lãi, lỗ đã làm ở Bước 1
Người dùng vào danh sách kết chuyển lãi lỗ, tìm tới chứng từ kết chuyển lãi lỗ đã làm ở
bước 1\nhấn nút Bỏ ghi\Xóa

3. Kết chuyển lãi, lỗ

Sau khi đã xóa bút toán kết chuyển lãi lỗ ở lần 1 phần trên đi, người sử dụng thực hiện
kết chuyển lãi lỗ lần 2 để xác định lãi sau thuế, lần kết chuyển này sẽ có thêm khoản chi
phí thuế Thu nhập doanh nghiệp đã hạch toán ở Bước 2. Vào menuNghiệp vụ\ Tổng hợp\
Kết chuyển lãi lỗ\ Thêm\Cất

Bước 8: Xem và in báo cáo tài chính
1. Bảng cân đối tài khoản
Mục đích: Kiểm tra để đảm bảo tính cân đối phát sinh tài khoản của báo cáo
Thao tác:
Vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\chọn Bảng cân đối tài khoản cần xem. Ví dụ: Xem Bảng

cân đối tài khoản (mẫu số dư 2 bên)\Chọn tham số báo cáo\Đồng ý.
Kiểm tra và xử lý để đảm bảo
SDĐK bên Nợ = SDĐK bên Có


SPS bên Nợ = SPS bên Có
SDCK bên Nợ = SDCK bên Có
Các TK đầu 5,6,7,8 và 9 cuối kỳ không có số dư
2. Bảng cân đối kế toán

Mục đích: Kiểm tra để đảm bảo tính cân đối của tài sản và nguồn vốn trên báo cáo.
Thao tác:
Vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\Bảng cân đối kế toán\Chọn tham số báo cáo\Đồng ý
Kiểm tra
Tổng tài sản số đầu năm = Tổng nguồn vốn số đầu năm
Tổng tài sản số cuối năm = Tổng nguồn vốn số cuối năm
Tham khảo các nguyên nhân và cách xử lý báo cáo sai
Hiện trạng 1: Cột đầu kỳ\Tổng tài sản không bằng Tổng nguồn vốn
Nguyên nhân: Có thể do trong quá trình nhập số dư đầu kỳ khách hàng nhập sai chỉ tiêu
nào đó ở phần Tài sản hoặc Nguồn vốn hoặc do thời điểm chuyển số dư từ năm trước
sang năm sau khách hàng chưa hoàn thiện báo cáo dẫn đến số liệu đầu kỳ phần Tài sản và
nguồn vốn lệch nhau.
Giải pháp: Đối chiếu với Bảng Cân đối TK năm ngoái để nhập đúng số dư các tài khoản
đảm bảo trên bảng Cân đối tài khoản Tổng Nợ đầu kỳ = Tổng Có đầu kỳ
Nguyên nhân: Có thể khách hàng chỉnh sửa công thức thiết lập ở báo cáo tài chính
Giải pháp: Vào phần thiết lập báo cáo tài chính nhấn nút lấy lại giá trị ngầm định là được
Nguyên nhân: Dữ liệu khách hàng liên năm, dữ liệu năm trước bảng cấn đối của khách
hàng không cân
Giải pháp: Nếu khách hàng nộp báo cáo năm trước cân rồi nhưng sau này có chỉnh sửa lại
dẫn đến bị sai số liệu thì:

Mở về dữ liệu năm trước kiểm tra nguyên nhân lệch (cách kiểm tra theo hiện trạng 2)


Trường hợp khách hàng không cần kiểm tra năm trước thì tách dữ liệu khách hàng ra
riêng và sửa lại số dư cho đúng báo cáo năm trước đã nộp.
Hiện trạng 2: Cột cuối kỳ\Chỉ tiêu Tổng tài sản không bằng Tổng nguồn vốn
Nguyên nhân 1: Có thể do khách hàng chưa kết chuyển lãi lỗ hoặc đã kết chuyển nhưng
lại sửa các chứng từ có liên quan đến tài khoản 5,6,7,8,9 nhưng không kết chuyển lại nên
còn số dư các tài khoản 5,6,7,8,9 trên bảng cân đối tài khoản
Giải pháp: Cách kiểm tra là in bảng cân đối tài khoản kiểm tra các TK đầu 5, 6, 7, 8, 9
xem có còn phát sinh không. Nếu còn Vào nghiệp vụ \ Tổng hợp \ Kết chuyển lãi lỗ
(Hoặc xóa bút toán kết chuyển lãi lỗ đã có, kết chuyển lại)
Nguyên nhân 2: Có do một khách hàng tạo thêm tiết khoản ngoài tài khoản của tiết khoản
theo quy định. VD: Như theo quyết định 15 khách hàng tạo thêm tiết khoản của TK 138,
136 là : TK 1382, 1384, 1383.. Hay như quyết định 48 khách hàng tạo thêm tài khoản
136, 336, 138... => Những tài khoản khách hàng tạo thêm chưa được thiết lập lấy số liệu
trên báo cáo => báo cáo không có số liệu
Giải pháp: Thực hiện cách 1 không được dùng cách 2
Cách 1:
Bước 1: Lấy Tổng tài sản - Tổng nguồn vốn sẽ = Một số số nào đó
Bước 2: In bảng cân đối tài khoản chi tiết đến bậc cuối cùng, kiểm tra xem số tiền ở bước
1 có bằng với TK nào không. Nếu bằng số tiền với tài khoản nào thì vào phần Tiện ích\
Thiết lập báo cáo tài chính\ Báo cáo bảng cân đối tài khoản\ thiết lập bổ sung công thức.
Cách 2: Nếu không tìm thấy số tiền bị lệch ở tài khoản nào theo cách 1 thì làm cách 2
như sau
Bước 1: Kiểm tra từng chỉ tiêu 1 trên bảng cân đối kế toán xem có chỉ tiêu nào sai. Đề
biết chỉ tiêu được thiết lập như thế nào thì vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Chọn
bảng cân đối tài khoản
Bước 2: Sau khi biết chỉ tiêu bị sai rồi thì vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Chọn
bảng cân đối tài khoản

Chú ý:
Với quyết định 48 khi thiết lập xong phải in báo cáo Bảng cân đối kế toán (TT 138)
Để biết được công thức thiết lập các chỉ tiêu báo cáo thì vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo
tài chính\ Chọn bảng cân đối tài khoản


3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục đích: Kiểm tra để đảm bảo tính đúng đắn về số liệu trên các chỉ tiêu của báo cáo
Thao tác:
Vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh\Chọn tham số báo
cáo, tích vào “Lấy số liệu”\ Cất\In.
Trên báo cáo này, nếu đây là dữ liệu liên năm thì cột “Kỳ trước” chương trình sẽ tự động
lấy dữ liệu của năm trước lên. Nếu dữ liệu chỉ hạch toán của một năm thì cột “ Kỳ trước ”
người dùng tự nhập vào cột này căn cứ theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
năm trước.
Sau khi đã nhập vào cột kỳ trước rồi, lần sau muốn mở báo cáo ra, lấy lại số liệu của cột
kỳ trước đã nhập mà không phải nhập lại, người sử dụng tích vào nút “Lấy dữ liệu cột kỳ
trước từ lần in cuối”.
Tham khảo nguyên nhân và cách xử lý báo cáo sai tại đây
Biểu hiện 1 : Báo cáo cột kỳ này không có số liệu hoặc số liệu bị sai tại các chỉ tiêu chi
phí. Chỉ có số liệu tại cột doanh thu
Nguyên nhân 1: Có thể do khách hàng chưa làm bút toán kết chuyển lãi lỗ
Giải pháp: Vào Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác\ Kết chuyển lãi lỗ\ Chọn
thời gian kết chuyển. Chương trình sẽ kết chuyển kết các khoản doanh thu và chi phí từ
đầu cơ sở dữ liệu đến thời điểm chọn ngày kết chuyển
Nguyên nhân 2: Có thể do khách hàng chưa tích vào lấy số liệu trên tham số báo cáo
Giải pháp: Trên tham số báo cáo lấy vào lấy số liệu trước khi ấn Cất và In
Nguyên nhân 3: Có thể do khách hàng xem sai kỳ báo cáo. Khách hàng có làm bút toán
kết chuyển thời gian theo quý nhưng xem báo cáo lại xem theo tháng
Giải pháp: Hướng dẫn khách hàng xem báo cáo theo quỹ. Nếu khách hàng muốn xem báo

cáo theo tháng thì hướng dẫn xóa bút toán kết chuyển theo quý đi và làm bút toán kết
chuyển theo từng tháng => Có thể xem được báo cáo theo tháng và theo quý
Nguyên nhân 4: Có thể do bảng thiết lập báo cáo tài chính đã bị chỉnh sửa lại
Giải pháp: Vào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Chọn Báo cáo Kết quản sản xuất
kinh doanh\ Kiểm tra lại công thức của các chỉ tiêu bị sai xem công thức có bị thay đổi
không.


Nếu khách hàng sửa lại công thức thì hỏi khách hàng tại sai lại sửa lại ? Và thiết lập lại
cho khách hàng
Nếu khách hàng không chỉnh sửa gì thì hướng dẫn tích vào "Lấy giá trị mặc định" và ấn
cất
Biểu hiện 2: Cột kỳ trước không có số liệu hoặc số liệu bị sai
Nguyên nhân 1 : Do dữ liệu khách hàng là dữ liệu 1 năm (VD: năm 2013) không có số
liệu năm trước (năm 2012) => Khách hàng in báo cáo năm (2013) thì cột kỳ trước là lấy
số liệu của năm trước (năm 2012) không có số liệu. Chỉ có số liệu ở cột kỳ trước trong
trường hợp dữ liệu liên năm và năm trước có kết chuyển lãi lỗ.
Giải pháp: Lấy báo cáo năm trước là căn cứ đánh lại cột kỳ trước trên tham số báo cáo.
Nguyên nhân 2: Do khách hàng xem báo cáo tại khoảng thời gian (VD : như 4 tháng từ
tháng 4/013- 7/2013) thì cột kỳ trước đang lấy số liệu kỳ báo cáo với số tháng liền kề
trước đó (từ tháng 12/2012-3/2013). Mà dữ liệu khách hàng 1 năm thì tháng 12 không có
số liệu=> báo cáo bị sai.
Giải pháp: Giải thích cho khách hàng cách lấy số liệu và hướng dẫn khách hàng cột và
đánh trên tham số báo cáo
Biểu hiện 3: Chỉ tiêu doanh thu lệch sổ cái TK 511
Nguyên nhân: Do khách hàng có những bút toán Có TK 511 nhưng không hạch toán vào
khoản giảm trừ doanh thu. Trên báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu doanh
thu = PS có TK 511- PS Nợ TK 511+.... => Báo cáo sẽ bị lệch bên có TK 511
Giải pháp: Giải thích cho khách hàng cách lấy số liệu và báo cáo lên đúng
Biểu hiện 4 : Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trên báo cáo không bằng phát sinh Nợ tài khoản

632
Nguyên nhân: Do khách hàng có các bút toán giảm trừ giá vốn hạch toán Có TK 632 như
hàn bán trả lại
Giải pháp: Vào Tìm kếm\ Tìm phát sinh có Tk 632 hay mở sổ cái Tk 632 xem có bút toán
nào hạch toán Có 632 mà không phải bút toán kết chuyển lãi lỗ không. Lấy Tổng phát
sinh bên Nợ TK 632 - Tổng phát sinh bên có TK 632 sẽ bằng trên báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh nếu bằng nhau thì giải thích cho khách hàng thấy báo cáo lên đúng
Biểu hiện 5: Chỉ tiêu 'Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" trên báo cáo không
bằng Dư cuối kỳ của tài khoản 421


Nguyên nhân : Trên TK 421 có số dư từ năm trước chuyển sang hay có bút toán trích lập
quỹ hay là chuyển lỗ
Giải pháp: Trên báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh chỉ lấy phát sinh đối ứng của TK
421 và TK 911. Nếu khách hàng có bút toán chuyển lỗ hay bút toán trích lập hay số dư
thì báo cáo sẽ lệch.
Biểu hiện 6: Chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hiện hành không lên số liệu
Nguyên nhân: Do chưa có bút toán hạch toán Nợ 8211/ có 3334
Giải pháp: Giải thích cho khách hàng nếu muốn lên chỉ tiêu đó thì hạch toán Nợ TK
8211/ Có 3334
Chú ý: Để biết được cách thiết lập công thức của từng chỉ tiêu trên báo cáo thì vào Tiện
ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh.
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mục đích: Kiểm tra để đảm bảo tính đúng đắn trên các chỉ tiêu của báo cáo
Thao tác:
Vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực
tiếp)\Chọn tham số báo cáo, Chọn tất cả vào một hoạt động\Tiếp theo\Cất\In.
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nếu đây là dữ liệu liên năm thì cột “Kỳ trước” chương
trình sẽ tự động lấy dữ liệu của năm trước lên, nếu dữ liệu chỉ hạch toán của một năm thì

cột “ Kỳ trước” người dùng tự nhập vào cột này căn cứ theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ
cuả năm trước.
Sau khi đã nhập vào cột kỳ trước rồi, lần sau muốn mở báo cáo ra, lấy lại số liệu của cột
kỳ trước đã nhập mà không phải nhập lại, người sử dụng tích vào nút “Lấy dữ liệu cột kỳ
trước từ lần in cuối”.
Số âm (màu đỏ) thể hiện luồng tiền chi. Số dương thể hiện luồng tiền thu.
Khoản tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60) trên cột năm nay của báo cáo lưu
chuyển tiền tệ = Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) số đầu năm trên bảng
cân đối kế toán
Khoản tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) trên cột năm nay của báo cáo lưu
chuyển tiền tệ = Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) số cuối năm trên Bảng
cân đối kế toán.


Tham khảo nguyên nhân và cách xử lý báo cáo sai tại đây
Vấn đề: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sai số liệu lên sai số liệuXuất khẩu
Giải pháp:
Thực trạng 1: Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền cuối kỳ không khớp với chỉ tiêu tiền và
tương đương tiền trên Bảng cân đối kế toán.
Nguyên nhân 1: Từ phiên bản MISA SME.NET 2012 R40 trở về trước chương trình đang
thiết lập thiếu một số chỉ tiêu để lấy số liệu lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Giải pháp: Nâng cấp lên bản MISA SME.NET 2012 mới nhất.

Nguyên nhân 2: Có thể do khách hàng tự sửa lại công thức lấy số liệu lên báo cáo.
Giải pháp: Vào tiện ích \ Thiết lập báo cáo tài chính \ Lấy giá trị mặc định.

Nguyên nhân 3: Do có thể khách hàng không chọn hoạt động trên tham số báo cáo. Khi
mở báo cáo lưu chuyển tiền tệ một số bút toán chương trình đang chưa biết được thiết lập
vào hoạt động nào nên trên tham số thể hiện một số bút toán yêu cầu người dùng chọn
hoạt động => Không chọn hoạt động cho bút toán đó thì báo cáo sẽ không lấy số liệu vào

=> Báo cáo bị sai
Giải pháp: Hướng dẫn khách hàng trên tham số báo cáo chọn hoạt động

Thực trạng 2: Chi tiêu "Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác" không
bằng với phát sinh có TK 511
Nguyên nhân: Chỉ tiêu "Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác" lấy
phát sinh đối ứng của Tk 11 với TK 51, 121, 131, .... Trường hợp khách hàng bán hàng
chưa thu tiền hạch toán Nợ 131/ Có TK 511 cũng không lấy lên số liệu tại chỉ tiêu này.
Ngoài ra, nếu khách hàng thu tiền bán hàng từ kỳ trước hạch toán Nợ 11/ Có 131 thì lên
báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng in trên sổ cái Tk 511 không có số liệu.
Giải pháp: Kiểm tra lại số liệu của khách hàng theo cách lấy số liệu ở phần nguyên nhân
và giải thích cho khách hàng cách lấy số liệu trên báo cáo là đúng


Thực trạng 3: Trên báo cáo không lấy lên số liệu vay tiền trả nhà cung cấp của bút toán
Nợ 331/ Có TK 311
Nguyên nhân: Do tính chất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là chỉ lấy phát sinh liên quan
đến TK 11. Bút toán trên không liên quan đến TK 11 => Báo cáo không lấy lên số liệu
Giải pháp: Giải thích cho khách hàng cách lấy số liệu của báo cáo là đúng

Chú ý: Để biết được cách thiết lập công thức của từng chỉ tiêu trên báo cáo thì vào Tiện
ích\ Thiết lập báo cáo tài chính\ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5. Thuyết minh Báo cáo tài chính

Mục đích: Kiểm tra để đảm bảo tính đúng đắn trên các chỉ tiêu của báo cáo.
Thao tác:
Vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\Thuyết minh báo cáo tài chính\Chọn tham số báo cáo.
Lấy số liệu, Cất, In.
Báo cáo này được chia ra thành nhiều phần, nên người sử dụng tích lần lượt vào từng
phần (Thông tin chung, thông tin bổ sung, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê

tài chính....) và tích vào “Lấy số liệu”\Cất.
Có một số chỉ tiêu phần mềm không tự lấy lên được (ngành nghề kinh doanh, hình thức
kế toán áp dụng, phải thu dài hạn khác....), người sử dụng có thể tự nhập thêm vào các chỉ
tiêu đó, rồi nhấn nút Cất\In. Lần sau, nếu muốn mở lại báo cáo và lấy những thông tin đã
tự nhập của lần trước, người sử dụng tích vào nút “Lấy số liệu từ lần in cuối”.

6. Tờ khai quyết toán thuế TNDN
Mục đích: Kiểm tra để đảm bảo tính đúng đắn trên các chỉ tiêu của báo cáo.
Thao tác:
Vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp\Chọn
tham số báo cáo\Lấy số liệu\Cất\In.



×