Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tìm hiểu công nghệ JSP Thiết kế và thực hiện website bán hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.97 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN MẠNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
----------------***--------------

ĐỒ ÁN MÔN

HỌC

MÔN HỌC
LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG WINDOWS
Tên đề tài: Cài đặt ứng dụng quản lý giáo viên theo hệ thống tín chỉ
Nhóm sinh viên

1.Phan Thị Phượng
2. Hồ Văn Hùng
3.Nguyễn Quang Đức

Lớp:
Đại học Tin k6
Giáo viên hướng dẫn: Lưu Hương Giang

Nghệ An, tháng 04 năm 2015

1


TRƯỜNG ĐHSPKT VINH
KHOA CNTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc

PHIẾU GIAO ĐỒ ÁN MÔN HỌC
MÔN HỌC: lập trình java
Nhóm Sinh Viên:
STT Họ Và Tên
1

Nguyễn Anh Chung

2

Phạm Thị Linh

SĐT
01674721607

Lớp: ĐH Tin K6
Ngày giao đề tài: 23/03/2015

Email


Ngày hoàn thành: 3/04/2015

1. Tên đề tài: Tìm hiểu công nghệ JSP Thiết kế và thực hiện website bán
hàng

2.
Yêu cầu:
- Tìm hiểu chung về công nghệ JSP
- Thiết kế và thực hiện website bán hàng

3. Báo cáo và chương trình:
- Báo cáo và thuyết minh trình bày theo mẫu
- Chương trình ghi vào đĩa CD để nạp.

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

GIÁO VIÊN HD

NHÓM SV THỰC HIỆN

4. Phần theo dõi quá trình thực hiện đồ án
2


Ngày kiểm
tra

Tiến độ công
việc

Nhận xét của
GVHD

Chứ ký của
GVHD


5. Đồng ý cho bảo vệ hay không đồng ý:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Nghệ An, Ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
3


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Vinh, ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Vinh, Ngày tháng năm 2015
Giáo viên chấm

Mục lục
4


Lời nói đầu.................................................................................................................................6
Chương I. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................7
1.Về mặt ứng dụng..................................................................................................................7
1.Về mặt kỹ thuật....................................................................................................................7
3. Một số yêu cầu khác...........................................................................................................8
Chương II. Tìm hiểu công nghệ JSP.......................................................................................9
1. Java Sever Page – Jsp.........................................................................................................9
1. 1Cú pháp cơ bản của JSP....................................................................................................9
1.2. Các đối tượng của JSP...................................................................................................11
1.3. Các hành động của JSP..................................................................................................14
1.4. JDBC và ODBC(java Database Connecvity và Open Database Connecvity)...............16

Chương III. Ứng dụng thiết kế website bán quần áo.............................................19
3.1, Đánh giá yêu cầu...................................................................................................19
3.2, Một số hình ảnh về website...................................................................................19

5



Lời nói đầu
Một trong các hướng phát triển hàng đầu của công nghệ thông tin hiện nay là các công
nghệ liên quan đến internet. Trong hướng này thì quan trọng hàng đầu lại là các hệ
thống thương mại điện tử thực hiện trên internet. Trong đó chuyên mục quảng cáo góp
phần không nhỏ cho sự thành công của thương mại điện tử.
Tất cả các nhà sản xuất đều muốn sản phẩm của mình sản xuất ra được càng nhiều
khác hàng biết đến và được bán ra với doanh thu cao nhất có thể. Khi nền kinh tế thị
trường phát triển, các nhà sản xuất phải cạnh tranh nhau thì việc quảng cáo càng chiếm
phầm quan trọng trong gia đoạn phân phối sản phẩm.
Chính vì thế chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công nghệ JSP Thiết
kế và thực hiện website bán hàng”. Nhằm làm quen với thương mại điện tử và bắt
kịp sự tiến bộ của nước ta cũng như thế giới. Do thời gian hạn chế việc tìm hiểu và xây
dựng ứng dụng trên Java (một công nghệ mới) đối với chúng em rất khó khăn. Dù vậy
ứng dụng đã triển khai một phần lớn các yêu cầu chính của một website thương mại
điện tử cần đáp ứng.
Trong quá trình làm đề tài, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Kim
Hoa và thầy giáo Lê Thanh Tươi đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo chúng em để có thể
hoàn thành đề tài này. Do thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế, chúng em
rất mong nhận được những sự đóng góp của các thầy cô cùng các bạn để có thể hoàn
thiện và phát triển đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6


Chương I. Yêu cầu của đề tài
1. Về mặt ứng dụng
Xây dựng một hệ thống quảng lý các dịch vụ bán hàng trên mạng, trong đó hệ thống
cho phép các dịch vụ đăng ký một không gian để bán những mặt hàng mình có trên

mạng. Mỗi dịch vụ sẽ có account riêng trong hệ thống, họ có thể cập nhật các mặt
hàng, thay đổi thông tin dịch vụ và quản lý những đơn hàng của khách hàng mua
thông qua hệ thống. Tuy nhiên dịch vụ hay mặt hàng của dịch vụ chỉ thật sự hoạt động
khi đã thanh toán những chi phí cần thiết cho hệ thống. Đối với những khách hàng vào
hệ thống để mua hàng, hệ thống phải hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm, chọn và đặt
hàng một cách dễ dàng. Khi khách hàng đặt mua sản phầm, hệ thống sẽ chuyển đơn
đặt hàng tới dịch vụ bán hàng. Việc giao tiền và nhận hàng của người mua và người
bán, hệ thống không trực tiếp tham gia vào việc bán hàng. Hệ thống đóng vai trò như
một siêu thị ảo, môi giới giữa khách hàng và dịch vụ.
- Về phía khách hàng
+ Khách hàng có thể mua hàng cũng như vệc xem và lựa chọn những sản phẩm qua
mạng nếu họ đồng ý với những sản phẩm đó.
+ Khách hàng có thể dễ dàng xem hàng, đăng ký mua hàng bất kỳ lúc nào thông
qua mạng máy tính và hệ thống máy chủ đã khởi động.
+ Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà mình cần, việc mua hàng phải
được thực hiện sau vài click chuột.
+ Khách hàng có thể theo dõi những sản phẩm sắp được nhập về cũng như những
- Về phía người quản lý
+ Người quản lý có thể theo dõi thành viên các đơn hàng của khách hàng tham gia
mua hàng của công ty mình, và nắm bắt các thông của khách hàng để liên lạc khi cần
thiết.
+ Người quản lý có thể thêm sản phầm, xóa hay sửa sản phẩm, thêm người quản lý
người sử dụng thông qua chương trình đã được xây dựng.

2. Về mặt kỹ thuật

7


Bài toán đòi hỏi hệ thống phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật sau

- Ứng dụng triển khai trên môi trường jsp.
- Hỗ trợ nhiều hệ điều hành (cho phía client).
- Hỗ trợ nhiều trình duyệt.
- Hỗ trợ nhiều người dùng.
- Số lượng người tham gia đăng ký mua là không giới hạn.
- Số lượng sản phẩm, người tham gia thêm vào không giới hạn.
3. Một số yêu cầu khác
Ngoài các yêu cầu trên ứng dụng còn phải đáp ứng
- Dễ dàng cài đặt.
- Dễ dàng sử dụng.
Như vậy, với những yêu cầu đặt ra cho bài toán ta cần khảo sát công nghệ và lựa
chọn giải pháp thích hợp để có thể triển khai bài toán theo yêu cầu đã đặt ra.

8


Chương II. Tìm hiểu công nghệ JSP

1.Java Sever Page – Jsp
JSP(viết tắt của JavaServer Pages) là một trong những ngôn ngữ lập trình và biết đến
với cái tên khác là JavaScripting Preprocessor là một ngữ lập cho phép các nhà phát
triển tạo nội dung HTML và XML, hay một số định dạng khác của trang web.
Phát hành vào năm 1999 bởi Sun Microsystems, JSP giống như PHP, nhưng nó sử
dụng ngôn ngữ lập trình Java.
Để triển khai và chạy JavaServer Pages, một máy chủ web tương thích với một
container servlet, chẳng hạn như Apache Tomcat hay Jetty, là bắt buộc.
Kiến trúc , JSP có thể được xem như là một khái niệm trừu tượng cấp cao của Java
servlets . JSP được dịch sang servlet trong thời gian chạy ; . Servlet mỗi JSP được lưu
trữ và tái sử dụng cho đến khi JSP ban đầu được sửa đổi JSP có thể được sử dụng độc
lập hoặc là thành phần quan điểm của một thiết kế mô hình -view-controller phía máy

chủ , thông thường với JavaBeans là mô hình và Java servlets (hoặc một khuôn khổ
như Apache Struts ) như bộ điều khiển . Này là một loại hình kiến trúc 2 .JSP cho phép
mã Java và một số hành động được xác định trước được xen kẽ với nội dung đánh dấu
web tĩnh , với trang kết quả được biên dịch và thực thi trên máy chủ để cung cấp một
tài liệu . Các trang biên soạn , cũng như bất kỳ thư viện Java phụ thuộc , sử dụng Java
bytecode chứ không phải là một định dạng phần mềm bản địa. Giống như bất kỳ
chương trình Java khác, họ phải được thực hiện trong một máy ảo Java (JVM ), tích
hợp với hệ điều hành chủ của máy chủ để cung cấp một môi trường nền tảng trung lập
trừu tượng.JSP thường được sử dụng để cung cấp các tài liệu HTML và XML , nhưng
thông qua việc sử dụng OutputStream , họ có thể cung cấp các loại dữ liệu là tốt.
Container Web tạo ra JSP đối tượng tiềm ẩn như pageContext , ServletContext , phiên
giao dịch, yêu cầu và đáp ứng.
1. 1. Cú pháp cơ bản của JSP
1.1.1 Sử dụng thẻ bọc mã <% %>
Ưu điểm của trang Jsp là khả năng nhúng mã Java gữa các thẻ định dạng HTML.
Mã Java được đặt trong cặp dấu <% %>. Bên trong mã Java nếu muốn kết xuất dữ liệu
9


HTML ta gọi phương thức println() của đối tượng our. Đối tượng our là đối tượng mặc
định được trình chủ Web Sever cung cấp đê ghi kết xuất gửi về máy khách. Thẻ HTMl
và mã Java có thể trộn lẫn vào nhau.
Ví dụ:
<html>
<b>
<% our.println(“ chào bạn”) %>
</b>
</html>
1.1.2. Hiển thị kết xuất bằng cú pháp <%=%>
Thay vì sử dụng cú pháp <% %> để diễn đạt một khối gồm nhiều lệnh ta có thể sử

dụng cú pháp <%=%> chỉ để hiển thị kết xuất của một giá trị biến hay hàm nào đó.
Ví dụ:
<html>
Name<%=name%>
Search<%=search%><a href=” tim.jsp”></a>
</html>
Trong ví dụ trên name là biến chèn gữa topic mà ta cần tìm search là một hàm trả về
tên tìm được. Chú ý không có dấu (;) ở phía cuối các biến hoặc biểu thức trong các
hàm trong cú pháp <%=%>. Bởi vì nội dung của biểu thức nằm trong <%=%> sẽ được
chuyển thành lênh our.println().
1.1.3. Chèn chú tích vào mã trang JSP
Cũng như Java ,Jsp cho phép dùng cú pháp // để chú thích một dòng mã lệnh trong
khi cú pháp /* */ được áp dụng cho nhiều dòng. Các dòng lệnh sẽ được bỏ qua khi
trình chủ diễn dịch trang JSP.
<html>
<%
// chú thích một dòng
/*
Chú thích nhiều dòng
*/
10


%>
</html>
Jsp cung cấp thêm cho ta cú pháp chú thích <%-- --%>. Tất cả các khối lện Java và
HTML nằm gữa hai dấu chú thích này sẽ được bỏ qua không quan tâm đến.
Dấu chú thích này rất hiệu quả. Nó gúp ta tạm thời cô lập hoặc che bỏ tác dụng của
một đoạn mã Java nào đó đang bị lỗi trong trang JSP. Ta chỉ tạm thời làm mất tác dụng
của chúng chứ không xóa bỏ.

1.1.4. Khai báo phương thức và biến hằng <%!%>
Một cú pháp nữa mà JSP cung cấp là cú pháp <%!%>. Cú pháp này cho phép ta
định ngĩa một hoặc nhiều phương thức và biến. Phương thức và biến sau đó có thể
được trệu hồi bất cứ nơi đâu trong trang JSP.
1.2. Các đối tượng của JSP
Trong JSP chúng ta có thể truy cập tới một số đối tượng của JSP mà không cần khai
báo. Trình dịch JSP sẽ nhận dạng những đối tượng này và dịch sang trang Servlet.
1.2.1. Đối tượng request
Đối tượng request là đại diện cho đối tượng Javax.servilet.http.HttpServletReqest.
Giao diện HttpServlet được định nghĩa như một đối tượng truy cập đến thông tin
header của giao thức HTTP được gửi về trình khách. Đối tượng reqest thường được
truyền như đối số cho phương thức service().
Ví dụ:
Public void JspService (HttpServletRequest

request, HttpSeviceResponse

response)throws IOException.Servlet().
Một trong những ứng dụng thông dụng nhất của đối tượng reqest là nắm gữ các
tham số. Chúng ta có thể thấy điều này bằng cách gọi phương thức getparament() của
reqest .phương thức này thừa kế từ lớp cha là Javax.ServletReqest. Phương thức này
nhận thêm tham số và trả về giá trị chuỗi tương ứng với tên của tham số đó. Phương
thức getparament() sẽ trả về tham số mà nó gữ, nếu tham số này là null, nó sẽ trả về
giá thị null.
Ngoài

ra




đối

tượng

reqest

đạo

diện

cho

đối

tượng

Javax.servilet.http.HttpServletReqest nên có thể sử dụng các phương thức của
11


Javax.servilet.http.HttpServletReqest trên reqest như getSession(), getCookies(),
getRemouteUser()….
1.2.2. Đối tượng Response
Một đối tượng khác của JSP là đối tượng response. Đối tượng response cho phép
phản hồi thông tin xử lý từ trình chủ trở về trình duyệt. Hầu hết ứng dụng thông
thường của đối tượng response là dùng để xuất HTML ra trình duyệt. Đối tượng
response thường gọi phương thức getWriter() để thực hiện kết xuất.
Các phương thức mà đối tượng response thường sử dụng được liệt kê như sau:
- response.sendRedirect(java.lang.String.location): gửi đối tượng response một lần
nữa đến một trang JSP được chỉ định trong đối số của phương thức.

- response.setContenType(java.lang.String.type): Định dạng nội dung xuất là kiểu
type – đối số của phương thức.
1.2.3. Đối tượng session
Đối tượng session tham chiếu đến đối tượng javax.servlet.http.HttpSession. Đối
tượng session dùng để lư các đối tượng khác nhau từ những yêu cầu của client. Chúng
đưa ra hầu hết trạng thái đầy đủ của HTTP.
Đối tượng session được khởi tạo bằng cách gọi phương thức
pageContext.getSession() để tạo ra trang servlet. Cú pháp như sau:
session = page.Context.getSession()
Khi cần một biené nào đó có giá trị toàn cục từ khi mở cho đến khi kết thúc trình
duyệt, ta chọn đối tượng session. Đối tượng session sẽ tạo biến cục bộ cho phép lưu
một giá trị nào đó từ trang JSP này đến trang JSP khác trong suốt phiên làm việc của
chúng ta.
Để đối tượng session có thể lưu giữ những biến của chương trình ta cần phải khai
báo như sau:
session.setAttribute(java.lang.String name, java.lang.Object value)
Trong đó name là tên biến, value là giá trị của biến.
Khi cần truy xuất một biến nào đó của đối tượng session ta cần phải sử dụng
phương thức getAttribute() như sau: name chính là tên của biến mà ta cần truy xuất.
session.getAttribute(java.lang.String.name)

12


1.2.4. Đối tượng Application
Đối tượng application tham chiếu đến javax.servlet.ServletContext cho phép lưu giữ
cấu hình toàn cục của Servlet và JSP. Cách đối tượng application khởi tạo như sau:
application = pageContext.getServletContext();
Trong đó pageContext là một đối tượng JspFactory.
Đối tượng application có phạm vi hoạt động ở cấp ứng dụng, nghĩa là có thể giữ giá

trị của tất cả các trang JSP ở những session khách nhau cho tới khi JSp engine bị đóng
lại.
Tương tự như session, ta có thể gọi phương thức application.setAtribute() để lấy về
giá trị lưu giữ trong application.
Phương thức application.setAttribute() được dùng để đặt giá trị cho biến cần chứa
trong application.
1.2.5. Đối tượng Out
Đối tượng out dùng để ghi kết xuất gửi về trình duyệt. Đối tượng out hình thành từ
lớp java.io.Writer.
Ví dụ: out.print(“Hello world”);
Dùng để ghi câu lệnh “Hello world!” lên trình duyệt của máy khách.
1.2.6. Đối tượng Config
Đối tượng config tượng trưng cho lớp ServletConfig, nó được định nghĩa là đối
tượng tạo bởi servlet chứa các thông tin cấu hình của servlet. Với thông tin cấu hình
này servlet sẽ truy cập đối tượng ServletContext. Phương thức khởi dựng như sau:
config = pageContext.getservletconfig();
pageContext là một đối tượng JspFactory.
Trong nhiều trường hợp ta không cần phải sử dụng đối tượng config. Truy cập đến
ServletContext thông qua đối tượng application cũng đạt được kết quả tương tự.
1.2.7. Đối tượng Exception
Đối tượng Exception chỉ tồn tại trong trang xử lý lỗi. Nó dùng để tham chiếu đến
nguyên nhân gây ra lỗi mà trang xử lý lỗi có liên quan.
Lỗi có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động của trang JSP ở hai giai đoạn: giai
đoạn thứ nhất là phát sinh ở bước khởi tạo. Ở bước này trang JSP nhận yêu cầu từ trình
khách và chuẩn bị thực thi, tuy nhiên trước khi thực thi trang JSP cần được dịch ra
13


mã .class của java và quá trình dịch có thể sinh lỗi. Lỗi ở bước này gọi là lỗi thời điểm
dịch. Giai đoạn thứ hai, trang JSP có thể phát sinh lỗi trong quá trình phản hồi các yêu

cầu xử lý. Lỗi này được gọi là lỗi thời điểm yêu cầu.
Kiểu lỗi JSP thứ nhất có thể xuất hiện thi trang JSP lần đầu tiên được triệu gọi.
Trang JSP sẽ đi qua quá trình biên dịch từ tập tin nguồn .jsp thành mã java .java sau đó
được biên dịch thành đối tượng servlet ở mã byte-code là tập tin .class. Lỗi ở giai đoạn
này thường do quá trình biên dịch thất bại hoặc do lỗi cú pháp khi thông dịch từ JSP
sang mã nguồn Java. Lỗi này thường được báo với trạng thái mã lỗi là 500 hoặc trình
chủ web có thể thông báo những mã lỗi biên dịch của riêng Java. Lỗi tại thời điểm
dịch thường được quản lý bởi bộ thông dịch JSP.
Kiểu lỗi thứ hai của trang JSP liên quan đến quá trình xử lý các yêu cầu. Những lỗi
này còn được xem là lỗi thực thi. Chúng có thể xuất hiện bên trong nội dung trang JSP
hoặc xuất phát từ lời gọi phương thức nào đó của một đối tượng. Thường đối với kiểu
lỗi này ngoại lệ sẽ được phát sinh. Các ngoại lệ có thể bị đón bắt và xử lý bởi các đoạn
mã JSP thích hợp. Tuy nhiên đối với những ngoại lệ phát sinh nhưng không được
người ta viết trang JSP đón bắt xử lý thích hợp thì ngoại lệ và lỗi sẽ được gửi đến bộ
xử lý lỗi của trình biên dịch JSP. Bản thân trình biên dịch JSP sẽ sinh ra trang thông
báo mô tả cụ thể lỗi trả về cho trình khách. Ta có thể hoàn toàn đón bắt và thay thế
những trang thông báo lỗi này sử dụng đối tượng exception.
Để tạo ra trang thông báo lỗi ta cần khai báo như sau:
//Chỉ thị trang JSP hiện hành là trang xử lý lỗi
<%@ page isErorrPage = “true” %>
//hiển thị trang nội dung thông báo lỗi phát sinh
Error:<%= exception.getMessage() %> has been reported
1.3. Các hành động của JSP
Hành động trong JSP là quá trình trừu tượng hóa việc thực thi hay yêu cầu JSP thực
hiện một nhiệm vụ nào đó.
1.3.1. Hành động <jsp:param>
Hành động <JSP:param> được dùng để cung cấp và tạo các giá trị cho các tham số
theo dạng name/value. <JSP:para> thường dùng chung với các hành động
14



include>, <JSP:forward>, <JSP: plugin>. Cú pháp của hành động <JSP:param> được
mô tả như sau:
<jsp:param name = “paramName” value= “paraValue” />
Name: thuộc tính này trình bày tên của thông số tham chiếu.
Value: thuộc tính này trình bày giá trị của tên được tham chiếu.
1.3.2. Hành động <jsp:include>
Hành động <JSP:include> cung cấp cấu trúc cho sự phối hợp tài nguyên tĩnh và
hành động của trang JSP hiện tại. Cú pháp của hành động này như sau:
<!-- Cú pháp 1 -->
<jsp:include page = “urlSpec” flush = “true” />
<!-- Cú pháp 2 -->
<jsp: include page = “urlSpec” flush = “true”>
<jsp:param…/>
<jsp:include>
Page: thuộc tính này trình bày quan hệ đường dẫn của tập tin ta muốn include.
Flush: thuộc tính này trình bày giá trị Boolean là true hay false.
Cú pháp đầu tiên mô tả yêu cầu nhúng tập tin cần đưa vào trang JSP. Cú pháp thứ
hai chứa đụng phần tử con param được dùng để làm tham số cho mục đích include.
1.3.3. Hành động <jsp:forward>
Hành động <jsp:forward> cho phép trình dịch JSP gửi đi tại thời điểm thực thi một
yêu cầu hiện hành đến tài nguyên tĩnh, servlet, hay trang JSP khác. Khi hành động này
thực thi nó sẽ kết thúc trang hiện tại. Hành động <jsp:forward> có thể chứa hành động
<jsp:param>. Những thuộc tính này cung cấp các giá trị cho thông số yêu cầu dùng
cho việc chuyển hướng.
Cú pháp của hành động <jsp:forward> được mô tả như sau:
<!—Cú pháp -->
<jsp:forward page = “relativeURLspec”>
<!—Cú pháp 2-->

<jsp:forward page = “relativeURLspec”>
<jsp:param…/>
</jsp:forward>
15


Page: thuộc tính này diễn tả quan hệ URL của đích mà hành động <jsp:forward> sẽ
chuyển đến.
Hành động <jsp:forward> thường được dùng như một điều kiện trong JSP để
chuyển hướng xử lý.
1.3.4. Hành động <jsp:plugin>
Hành động <jsp:plugin> cho phép JSP tạo trang HTML chứa đụng tính hợp lệ của
cấu trúc trình duyệt máykhách, ví dụ như đối tượng Object hay đối tượng nhúng.
Hành động <jsp:plugin> tạo một thẻ <object> hay <embed> đưa ra dòng xuất của
đối tượng response.
Cú pháp cảu hành động <jsp:plugin> như sau:
<jsp:plugin type= “pluginType” code = “classFile” codebase= “relativeURLpath”>
<jsp:param>

</jsp:param>
</jsp:plugin>
Thuộc tính của hành động <jsp:plugin> cho phép cấu hình dữ liệu để thể hiện phần
tử đố.
Type: thuộc tính này thể hiện loại plugin cần đưa vào. Ta có thể dùng applet làm
một thành phần nhúng.
Code: thuộc tính này cho biết tên của lớp (class) sẽ được nhúng.
Codebase: thuộc tính này là tham chiếu cơ sở hay đường dẫn liên hệ đến tập tin
plugin.class.
1.4. JDBC và ODBC(java Database Connecvity và Open Database Connecvity)
1.4.1 JDBC.

JDBC(java Database Connecvity ) là giao diện của Java dùng để thực hiện câu lệnh
SQL. JDBC cung cấp tập hợp các lớp và các giao diện cho phép phát triển ứng dụng
java và ứng dụng web liên quan đến truy xuất cơ sở dữ liệu. Tương tác căn bản nhất
của JDBC được liệt kê như sau:
Mở một kết nối với cơ sở dữ liệu(open connection).
Thực thi các câu lênh SQL (Execute SQL).
Xử lý dữ liệu (Process results).
16


Đóng kết nối (close connection).
Đoạn mã sau đây sẽ diễn giải từng bước cách thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu bằng
JDBC:
// Bước 1 : Khai báo biến.
Connection cnn;
Statement stat;
ResultSet rs:
// Mở kết nối cơ sở dữ liệu ODBC với tên nguồn dữ liệu Woodstore thông qua
ODBC.
Static final String DBDriver = “sun.jdbc.odbc.jdbccOdbcDriver”;
Static final String strConn = “jdbc.odbc:woodstore”;
// Bước 2 : tham chiếu đến đối tượng cơ sở dữ liệu
Stat = conn.createStatemen();
//Bước 3 : Thực hiện câu lệnh SQL
sSQL=”select* from items where”=sWhere
//Bước 4: xử lý dữ liệu
While(rs.next())
{

}

//kết thúc vòng While
//Bước 5 : Đóng kết nối
Rs.close();
Stat.close():
Con.close();
1.4.2. ODBC
Open Database Connectivity (ODBC) là một trong những kỹ thuật giao tiếp cơ sở
dữ liệu kiểu cũ được Microsoft cung cấp. Nó chính là bậc tiền bối của ADO. Một trong
những lý do chính của Microsoft khi giới thiệu kỹ thuật này là cho phép lập trình viên
có một phương pháp dễ dàng để truy cập nội dung của các cơ sở dữ liệu không thuộc
về một định dạng quen thuộc đối với lập trình viên. Nói cách khác, ta không cần biết
17


đến ngôn ngữ lập trinh Xbase vẫn có thể truy cập đến một file DBF hay Access Basic
để lấy dữ liệu trong một file MDB. Vì SQL là ngôn ngữ không thân thiện lắm đối với
người sử dụng nên ta phải sử dụng qua một công cụ trung gian đóng vai trò thiết kế để
thể hiện các câu lệnh của SQL cho người sử dụng dễ thao tác hơn, công cụ đó chính là
JRUN, để JRUN có thể truy xuất các taạp tin MDF của SQL ta phải sử dụng cầu nối
ODBC.
Ta có thể thấy răng ODBC làm việc như phần ruột của Windows, nó sẽ sử dụng các
trình điều khiển trong DLL để thi hành công việc. ODBC có hai tập hợp các trình điều
khiển: một tập hợp sử dụng tiếng nói của trình quản lý cơ sở dữ liệu và tập kia cung
cấp phưuong pháp giao tiếp thông thường cho ngồn ngữ lập trình. Sự kết hợp của hai
tập thogn qua một giao diện chấp nhận được cho phép JRUN truy cập nội dung của cơ
sở dữ liệu bằng cách sử dụng một tập hàm chuẩn các hàm gọi. Dĩ nhiên có nhiều kiểu
tiện ích DLL đi kèm với ODBC . Ví dụ như một trong các DLL sẽ cho phép ta làm chủ
nguồn dữ liệu ODBC. Còn giao diện chủ cho ODBC có trong file CPL ở thư mục
SYSTEM.
ODBC đưa ra đảm bảo rằng có thể cung cấp được phương pháp để lấy nội dung

trong cơ sở dữ liệu mà không có vấn đề gì. Mặc dù trong một số trường hợp, nó không
cung cấp được cách tốt nhất để có thể chuyển đối dữ liệu giữa trình quản lý cơ sở dữ
liệu và JRUN nhưng nói chung là tốt. Chỉ có một điều duy nhất cần chú ý là tốc độ thi
hành của nó rất chậm. Nhưng các phiên bản mới của ODBC đã có những cải tiến đáng
kể về tốc độ. Do đó ngày nay nó được đánh giá khả quan hơn nhiều.
Hầu như công việc lập trình ứng dụng mà JSP và Servlet thường thực hiện nhất đó là
lưu trữ và truy xuất ODBC theo chuẩn java.

18


Chương III. Ứng dụng thiết kế website bán quần áo
3.1, Đánh giá yêu cầu
Bán hàng qua mạng hiện đang là một xu hướng tất yếu, đem lại nhiều lợi ích cho
người kinh doanh cũng như cho khách hàng cơ động hơn trong việc lựa chọn sản phẩm
phù hợp cho mình. Với đề tài Ứng dụng thiết kế website bán hàng chúng tôi thực
hiện thiết kế website bán quần áo, cho phép người dùng vào xem sản phẩm, xem chi
tiết sản phẩm, đặt hàng qua mạng..Công cụ hỗ trợ :phần mềm Netbean dùng để code
cũng như chạy .jsp, cơ sở dữ liệu Mysql được thiết kế trên Xammp…
Với thời gian thực hiện ngắn, việc thiếu sót là khó tránh khỏi, những lời đóng góp từ
thầy(cô) và các bạn sẽ giúp cho nhóm chúng tôi trở nên hoàn thiện hơn.
3.2, Một số hình ảnh về website

H1. Giao diện chính khi website được load

19


H2. Phần sản phẩm mới(load 3 sản phẩm mới nhất) + Phần danh sách sản phẩm(load
ngẫu nhiên 9 sản phẩm trong kho).


20


H3. Khi bấm vào xem chi tiết 1 sản phẩm, thông số chi tiết hơn về sản phẩm được
hiện ra.(Nếu trong kho còn hàng thì sẽ cho phép đặt hàng, ngược lại nếu hết hàng sẽ
thông báo hết hàng).

H4. Giao diện đặt hàng cho khách nhập

21


H5. Giao diện quản trị cho admin

22



×