Tải bản đầy đủ (.pptx) (1 trang)

Poster chuẩn mẫu của học hinh nghiên cưu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.64 KB, 1 trang )

TRƯỜNG THPT LỤC NAM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU “CUỘC THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC” NĂM 2015-2016
Đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BẦU ƯƠM CÂY TIÊN TIẾN CHO CÂY LÂM
NGHIỆP”
Trần Thị Hương Giang, Nguyễn Danh Tuấn Kiên  
TÓM TẮT: Đề tài đã nghiên cứu ứng dụng của bầu ươm cây tiên tiến
được tích hợp các công nghệ mới gồm polyme siêu hấp thụ nước (AMS1) và vật liệu liên kết đất (PAM) cho cây lâm nghiệp keo và bạch đàn.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bầu ươm cây cây tiên tiến chứa AMS-1 và
PAM giúp quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong bầu tốt hơn
cụ thể như: tăng chiều cao cây, tăng chiều dài rễ và đường kính cổ rễ,
giảm tỉ lệ héo lá của cây trong bầu. Bên cạnh đó, bầu ươm tiên tiến làm
tăng độ ẩm đất, tăng độ bền đoàn lạp của đất trong bầu, giữ nước giữ
dinh dưỡng cho cây, giảm dung trọng của bầu ươm, tránh vỡ bầu khi
vận chuyển đi xa.
1. GIỚI THIỆU
Bầu ươm là môi trường trồng cây và chứa nguồn dinh dưỡng cần
thiết để cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển
đầu tiên. Bầu gieo ươm cấu tạo gồm 2 phần: Túi bầu và ruột bầu. Túi
bầu là khuôn giữ cho ruột bầu định hình và ổn định. Ruột bầu là môi
trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón.
Hiện nay, phần lớn bầu ươm còn nhiều mặt hạn chế như: dung trọng
lớn, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, nguyên liệu không ổn
định, vỏ bầu khó phân hủy. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng polime
siêu hấp thụ nước, polime liên kết đất làm tăng khả năng nảy mầm và
tăng khả năng sống sót của cây cũng như kéo dài thời hạn sử dụng của
cây trong bầu. Polyme siêu hấp thụ nước, polime liên kết đất đã được
Viện Hoá học nghiên cứu chế tạo theo nhiều con đường khác nhau.
Trong đó Viện Hoá học đã nghiên cứu ứng dụng hai loại polime này
trên đất bạc màu Sóc Sơn, trên đất đồi dốc có trồng cây hàng năm tại
Thạch Thất - Hà Tây. Khi sử dụng polime siêu hấp thụ nước và polime


liên kết đất đã làm tăng độ ẩm đất, tăng sức chứa ẩm và tăng khả năng
tạo đoàn lạp đất, tạo cho đất có kết cấu, có chế độ ẩm thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng, phát triển. Trong nghiên cứu này đã nghiên cứu ứng
dụng của bầu ươm cây tiến tiến (ruột bâù chứa polime siêu hấp thụ
nước và polime liên kết đât) cho cây bạch đàn, keo.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của bầu ươm cây tiên tiến đến độ ẩm đất trong
bầu
Kết quả theo dõi độ ẩm đất của bầu ươm trong 30 ngày sau tưới khi
sử dụng các công thức ruột bầu khác nhau được trình bày trong bảng
3.1:
Bảng 3.1: Độ ẩm đất trong bầu ươm với các công thức ruột bầu khác
nhau

2. THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Polyme siêu hấp thụ nước AMS-1: Được sản xuất tại Viện Hóa học. Sản phẩm có khả năng hấp thụ
khoảng 400 lần trong nước. Thời gian phân huỷ hoàn toàn trong đất từ 12-15 tháng và có thể phát huy
tác dụng từ 2-3 vụ.
Vật liệu liên kết đất PAM: dùng để tăng độ bền đoàn lạp cho đất có khối lượng phân tử trung bình
8.105 (gam/mol), mức độ anionic 18%, độ tan 6%. Sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học, thân thiện
môi trường, thời gian tồn tại trong đất từ 9-12 tháng, được sản xuất tại Viện Hóa học
2.2. Công thức nghiên cứu
Các công thức nghiên cứu ruột bầu ươm cây tiên tiến:

2.3. Phương pháp tiến hành
2.3.1. Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến môi trường đất
 + Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến độ ẩm đất: Sử dụng thiết bị đo độ ẩm Takemura DM15. Phương
pháp đo như sau: Cắm phần đầu nhọn của máy vào đất trong bầu ươm sao cho ngập 3 vòng kim loại

trong đất, đợi một phút sau đó nhấn nút giữ nút trắng bên hông thân máy 30 giây. Đồng thời đọc kết quả
độ ẩm
+ Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến đoàn lạp bền trong nước của đất: Đất sau khi lấy tại các ô khảo
nghiệm để khô tự nhiên, chọn những cục đất có đường kính khoảng 1cm cho vào bát sứ ngâm khoảng
30 phút, sau chuyển nhẹ nhàng vào bộ sàng lọc kích thước 5, 3, 1 và 0,25 mm được đặt trong thùng
chứa nước. Sàng lọc được đưa lên xuống 15 lần, sau đó vớt ra chuyển các cấp hạt ở từng sàng ra hộp
cốc, cô cạn, sấy khô để xác định hàm lượng cấp hạt.
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây trong bầu
- Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây: Được đánh giá bằng cách tiến hành phép đo chiều cao 10 cây bằng
thước dây trong từng tháng và lấy giá trị trung bình..
- Đường kính cổ rễ: Được đánh giá bằng cách tiến hành phép đo đường kính cổ rễ của 10 cây bằng
thước kẹp trong từng tháng và lấy giá trung bình
- Chiều dài rễ chính: Được đánh giá bằng cách tiến hành phép đo chiều dài rễ chính của 10 cây bằng
thước kẻ trong từng tháng và lấy giá trung bình.
- Tỉ lệ héo lá: Được đánh giá bằng cách tiến hành theo dõi , kiểm tra tỉ lệ héo lá của cây trồng sau tưới.
3.2. Ảnh hưởng của bầu ươm tiên tiến đến độ bền đoàn nạp đất
Hiệu quả liên kết đất trong bầu, bảo vệ đất được xác định qua việc phân tích đoàn lạp bền trong nước.
Kết quả được trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến độ bền đoàn lạp của đất trong bầu

Các công thức có sử dụng AMS-1và PAM đều có độ ẩm cao nhất, tiếp
theo là công thức sử dụng riêng AMS-1 cao hơn so với đối chứng và
có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 30 ngày.
3.3. Ảnh hưởng của bầu ươm cây tiên tiến đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trong bầu
+ Ảnh hưởng của bầu ươm cây tiên tiến đến chiều cao cây
Chiều cao của cây keo, cây bạch đàn trong bầu được trình bày trong bảng dưới đây:
Kết quả cho thấy cây ươm trong
bầu ươm tiên tiến sử dụng AMS-1
và PAM có tốc độ sinh trưởng về
chiều cao tốt hốn với công thức ruột

bầu không sử dụng polime này.
Nguyên nhân là do trong bầu ươm
cây tiên tiến cung cấp đủ nước cho
sự phát triển của cây
+ Ảnh hưởng của bầu ươm tiên tiến đến đường kính cổ rễ
Đường kính cổ rễ của cây keo, cây bạch đàn trong bầu được trình bày trong bảng dưới đây :
Ở cả 4 công thức ruột bầu thì đều
thấy sự phát triển tăng dần của bộ rễ
từ công thức CT0 đến CT3AMS+PAM. ở
mẫu CT0, lượng nước cung cấp cho
cây hạn chế nên hệ thống lông hút
của rễ kém phát triển còn ở các mẫu
có bổ sung polime, điều kiện cho rễ
cây phát triển tốt

Kết quả phân tích cho thấy khi sử
dụng AMS-1 và PAM đã làm tăng
đoàn lạp bền của đất trong bầu
ươm, đặc biệt là đối với các công
thức sử dụng PAM. Khi có mặt hai
vật liệu này, tỷ lệ phần trăm các hạt
lớn tăng lên đáng kể, đặc biệt là
cấp hạt có ý nghĩa > 1mm

KẾT LUẬN
1. Đã nghiên cứu ứng dụng của bầu ươm cây tiên tiến
(được tích hợp các công nghệ mới: polime siêu hấp thụ
nước, polime liên kết đất) cho cây lâm nghiệp keo và
bạch đàn. Bầu ươm cây tiên tiến tăng độ ẩm đât, tăng độ
bền đoàn lạp của đất. Đồng thời giúp quá trình sinh

trưởng vaf phát triển của cây trong bầu tốt hơn. Những
kết quả đạt được đề tài là một minh chứng cho hướng đi
mới nhằm cải thiện các nhược điểm của bầu ươm cây
thông thường như: dung trọng lớn, khả năng giữ nước và
dinh dưỡng kém, nguyên liệu không ổn định, vỏ bầu khó
phân hủy, ô nhiễm môi trường.
2. Kết quả của đề tài sẽ góp phần phát triển nông lâm
nghiệp có hiệu quả, giá thành phù hợp với điều kiện Việt
Nam là hết sức cần thiết, mang lại hiệu quả kinh tế, xã
hội, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với phát triển
bền vững. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích sản xuất
sản phẩm thân thiện môi trường của nhà nước.

Lời cảm ơn: Chúng tôi xin trân thành cảm ơn
Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Khoa
học & Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước
KC.02/11-15 đã tài trợ kinh phí cho chương trình
nghiên cứu này



×