Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU – CHI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.98 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

LÊ THỊ DỊU

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU – CHI CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

LÊ THỊ DỊU

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU – CHI CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ

Ngành: Kế Toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN
THU - CHI CHÍNH SÁCH BHXH ” do LÊ THỊ DIU, sinh viên khóa 33, ngành Kế Toán,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã hết lòng dạy dỗ truyền đạt kiến thức
quý báu cho chúng em trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường đại học.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC, cô đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình làm báo cáo, giúp đỡ em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Vĩnh Linh,
các anh chị, cô, chú đang làm việc tại cơ quan đã tạo điều kiện cho em được thực tập,
được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán của cơ quan, được làm việc với vai trò như một
kế toán viên. Qua đó giúp cho em có thể đối chiếu, vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn, rút ra được những bài học cần thiết, đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho
công việc của mình sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
cạnh động viên, quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình viết báo cáo.
Sinh viên
LÊ THỊ DỊU


TÓM TẮT
LÊ THỊ DỊU. Tháng 06 năm 2011 “ Kế Toán Các Khoản Thu – Chi Chính
Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tại Cơ Quan Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Vĩnh Linh. Quảng
Trị”

LÊ THỊ DỊU. July 2011“ Accounting of revenue and expenditures for social
insurance at social insurance, Vinh Linh district, Quang tri provice”
Một quốc gia phát triển phải có một nền kinh tế phát triển và cùng với sự phát triển
của kinnh tế phải là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là
chính sách bảo hiểm xã hội ( BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ phát huy vai trò trụ cột
trong hệ thống an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh
Thấy được tầm quan trọng của các chính sách BHXH cùng với những khó khăn
trong công tác thực hiện và áp dụng các chính sách đó vào đời sống nhất là công tác kế
toán tại các cơ quan BHXH, em quyết định nghiên cứu thực tế Kế toán các khoản thu –
chi chính sách BHXH tại cơ quan BHXH huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị
Đế công tác triển khai và thực hiện các chính sách BHXH được hiệu quả thì phụ
thuộc vào nhiều khía cạnh và yếu tố. Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận em chỉ đi sâu vào
phần kế toán các khoản thu như : Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiềm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện và các khoản
chi như: Chi bảo hiểm xã hội do nguồn ngân sách đảm bảo, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc,
chi bão hiểm y tế bắt buộc, chi bảo hiểm xã hội tự nguyện, chi bảo hiểm y tế tự nguyện,
chi bảo hiểm thất nghiệp
Từ sự tìm hiểu thực tế, tiến hành mô tả quá trình tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, sử lý,
hạch toán, theo dõi báo cáo của kế toán tại cơ quan để có những kinh nghiệm cho bản thân
và đưa ra những kiến nghị để phù hợp và hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình ........................................................................................................ ix
Danh mục phụ lục ...........................................................................................................x
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài .....................................................................................1
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1. Phạm vi về thời gian ......................................................................................2
1.2.2.Phạm vi về không gian ....................................................................................3
1.3. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................4
2.2. Tổng quan về BHXH Việt Nam ...........................................................................4
2.2.1. Khái niệm BHXH...........................................................................................4
2.2.2. Tổ chức quản lý của BHXH việt nam ............................................................5
2.2.3. Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Việt Nam .............................................5
2.3. Cơ cấu tổ chức tổ chức và chức năng của BHXH huyện Vĩnh Linh ....................6
2.4. Tổ chức bộ phận kế toán .......................................................................................7
2.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành trong bộ phận kế toán .............7
2.4.2. Chế độ kế toán vận hành tại đơn vị ................................................................8
2.4.2.1. Niên độ kế toán tại đơn vị: ......................................................................9
2.4.2.2. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính .....10
2.4.3. Kế toán máy .................................................................................................13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................14
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................14
3.2. Kế toán các khoản thu BHXH ............................................................................15
3.2.1. Kế toán thu BHXH, BHYT bắt buộc ...........................................................15
3.2.3. Kế toán thu BHXH tự nguyện......................................................................19
3.2.4. Thu BHYT tự nguyện ..................................................................................20
3.2.5. Xử lý vi phạm về đóng BHXH ....................................................................21
3.3. Kế toán các khoản chi các chính sách BHXH ...................................................22
3.3.1. Chi BHXH bắt buộc ....................................................................................23
3.3.2. Chi BHYT bắt buộc .....................................................................................27
3.3.3. Chi BHYT tự nguyện ...................................................................................28

3.3.4. Chi BHXH do NSNN đảm bảo ....................................................................30
3.3.5. Kế toán chi BHTN .......................................................................................33
3.3.6. Kế toán chi BHXH tự nguyện ......................................................................34
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................35
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................37
4.1. Kế toán các khoản thu chính sách BHXH ..........................................................37
v


4.1.1. Kế toán các khoản thu BHXH bắt buộc .......................................................38
4.1.2. Kế toán thu BHXH tự nguyện và thu BHYT tự nguyện ..............................45
4.2. Kế toán các khoản chi BHXH.............................................................................50
4.2.1. Chi BHXH do ngân sách nhà nước đảm bảo ...............................................50
4.2.2. Chi BHXH bắt buộc .....................................................................................53
4.2.3. Chi BHYT bắt buộc và tự nguyện ...............................................................60
4.2.4. Kế toán chi BHTN và BHXH tự nguyện ....................................................62
4.3. Nhận xét chung ...................................................................................................65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................67
5.1 Kết luận ................................................................................................................67
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH:

Bảo hiểm xã hội


BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHYT:

Bảo hiểm thất nghiệp

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

DS-PHSK:

Dưỡng sức-phục hồi sức khỏe

GTGT:

Giá trị gia tăng

KCB:

Khám chữa bệnh

KH-TC:

Kế hoạch tài chính

KHĐ:


Ký hợp đồng

LĐ-TB-XH:

Lao Động-Thương Binh-Xã Hội

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NN:

Nhà nước

NLĐ:

Người lao động

SDLĐ:

Sử dụng lao động

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TT:

Thanh toán


TSCĐ:

Tài sản cố định

ĐTTC:

Đầu tư tài chinh

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

PHSK

Phục hồi sức khỏe

UNC:

Ủy nhiệm chi

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng danh mục mẫu báo cáo tài chính ............................................................12 


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại đơn vị BHXH huyện Vĩnh Linh .........................................6 
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán...........................................................................7 
Hình 2.3. Sơ đồ hình thức ghi sổ của đơn vị ................................................................10 
Hình 2.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính ......................13 
Hình 3.1.. Sơ đồ hạch toán BHYT bắt buộc và tự nguyện ...........................................30 
Hình 3.2. Sơ đồ hạch toán các khoản chi BHXH tự nguyện, chi BHTN và qua ngân
sách ................................................................................................................................35 
Hình 4.1.Quy trình thu BHXH......................................................................................39 
Hình 4.2. Sơ đồ hạch toán thu BHXH, BHYT bắt buộc và thu BHTN ........................45 
Hình 4.3. Sơ đồ tài khoản thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện....................47 
Hình 4.5. Sơ đồ hạch toán tổng quát các khoản thu BHXH ........................................49 
Hình 4.6.Sơ đồ hạch toán tài khoản Chi BHXH do ngân sách đảm bảo ......................53 
Hình 4.7. Sơ đồ hạch toán tài khoản chi ốm đau, thai sản...........................................55 
Hình 4.8. Sơ đồ hạch toán tài khoản chi TN LĐ - BNN ..............................................56 
Hình 4.9. Sơ đồ hạch toán tài khoản chi hưu trí tử tuất ................................................58 
Hình 4.10. Sơ đồ hạch toán tổng quát tài khoản chi BHXH bắt buộc ..........................59 
Hình 4.11. Sơ đồ hạch toán chi tài khoản chi BHYT trực tiếp .....................................61 
Hình 4.13. Sơ đồ hạch toán chi BHTN .........................................................................64 
Hình 4.14. Sơ đồ hạch toán chi BHXH tự nguyện .......................................................64 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BỘ CHỨNG TỪ KHI THU BHXH B ẮT BU ỘC
Phụ lục 2:BỘ CHỨNG TỪ VỀ THU BHXH TỰ NGUYỆN VÀ THU BHYT TỰ

NGUYỆN
Phụ lục 3: BỘ CHỨNG TỪ VỀ CHUYỂN TIỀN THU BẢO HIỂM LÊN CHO BHXH
TỈNH
Phụ lục 4:BỘ CHỨNG TỪ CHI TRẢ LƯƠNG HƯU DO NSNN ĐẢM BẢO
Phụ lục 5:BỘ CHỨNG TỪ VỀ CHI BHXH BẮT BUỘC HÀNG THÁNG
Phụ lục 6: BỘ CHỨNG TỪ VỀ CHI BHXH BẮT BUỘC MỘT LẦ
Phụ lục 7: BỘ CHỨNG TỪ CHI BHYT BẮT BUỘC VÀ TỰ NGUYỆN CHI TRỰC
TIẾP
Phụ lục 8: BỘ CHỨNG TỪ CHI BHYT BẮT BUỘC, TỰ NGUYỆN CHI CHO
CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Phụ lục 9: BỘ CHỨNG TỪ CHI TRẢ BHTN
Phụ lục 10: BỘ CHỨNG TỪ CHI BHXH TỰ NGUYỆN
Phụ lục 11: SỔ CÁI TK 571 – THU BHXH, BHYT BẮT
Phụ lục 12: SỔ CÁI TK 5513 – TẠM THU BHTN
Phụ lục 13: SỔ CÁI TK 574 – THU BHYT TỰ NGUYỆN
Phụ lục 14:SỔ CÁI TK 3312 – PHẢI TRẢ SỐ TẠM THU BHXH TỰ NGUYỆN
Phụ lục 15: SỔ CÁI TK 6642 – CHI BHXH DP NSNN ĐẢM BẢO – NĂM NAY
Phụ lục 16: SỔ CÁI TK 67121 – CHI ỐM ĐAU, THAI SẢN – NĂM NAY
Phụ lục 17: SỔ CÁI TK 67122 – CHI TNLL – BNN- NĂM NAY
Phụ lục 19: SỔ CÁI TK 6742 – CHI BHYT TỰ NGUYỆN – NĂM NAY
Phụ lục 20: SỔ CÁI TK 6732 – CHI BHYT BẮT BUỘC – NĂM NAY
Phụ lục 21: SỔ CÁI TK 3114 – PHẢI THU SỐ TẠM CHI BHTN

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại
gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cùng với sự phát triển
kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách
bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ
thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ở mỗi quốc gia, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, trình độ kinh tế - xã hội khác nhau mà
xây dựng một hệ thống an sinh xã hội có phạm vi đối tượng tham gia và hưởng thụ khác
nhau. Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ, chính sách
mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động
riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, bao trùm
toàn bộ dân cư của một quốc gia như: Hệ thống ưu đãi xã hội, hệ thống hỗ trợ xã hội, hệ
thống BHXH. Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và
giữ gìn cuộc sống của họ với những biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý
trước những biến động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc
biệt. Tuy nhiên, trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền
vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an
sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Tổ chức BHXH huyện Vĩnh Linh là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu hoạt động
dựa vào nguồn kinh phí được cấp phát hàng năm nguồn kinh phí hoạt động đóng vai trò
quan trọng. Ngoài ra ở đơn vị này còn được bổ sung từ các khoản thu được phép giữ lại
hàng năm theo tỉ lệ trích của bộ tài chính quy định để chi tiêu .cụ thể việc theo dõi
nguồn kinh phí hoạt động đó như thế nào, ghi chép các nguồn thu chi ở đơn vị ra sao để
1


có thể hoàn thành nhiệm vụ nhà nước đưa ra và đáp ứng được nguyện vọng của nhân
dân
Ngoài ra để hoạt động có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra điều cần thiết của mọi

đơn vị là trình độ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ hết sức quan trọng để cung
cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Ở đơn vị hành chính sự nghiệp cũng vậy muốn
hoàn thiện tốt nhiệm vụ của nhà nước giao cũng cần có một bộ máy kế toán hoạt động
tốt, nắm rõ các quy định của bộ tài chính, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan cấp
trên trong quá trình sử lý số liệu cũng như việc hạch toán, ghi chép sổ sách đúng quy
định từ đó hỗ trợ ban quản lý trong việc điều hành tổ chức, để có hướng chỉ đạo kịp thời.
Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa kinh tế đại học
nông lâm TP.TPHCM. Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Minh Đức cùng với sự
giúp đỡ của mấy anh chị trong đơn vị BHXH huyện Vĩnh Linh em quyết định chọn đề
tài “kế toán các khoản thu - chi chính sách BHXH” tại phòng BHXH huyện Vĩnh
Linh Quảng Trị làm luận văn tốt nghiệp và cũng mong muốn đơn vị hoàn thiện hơn
trong công tác tổ chức kế toán đối với các khoản này
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày tổng quan về tình hình hoạt động, chức năng của phòng bảo hiểm xã hội
đặc biệt là công tác kế toán tại đơn vị
- Đi sâu nghiên cứu công tác kế toán phương pháp hạch toán các khoản thu, chi
BHXH tại đơn vị BHXH huyện vĩnh linh
- Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp đơn vị cải thiện tốt hơn công tác kế toán
trong phạm vi mà đề tái nghiên cứu
1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 07/2/2011 đến ngày 30/04/2011.
Thời gian mà số liệu sử dụng nghiên cứu chủ yếu quý I năm 2011

2


1.2.2.Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán thuộc phòng tổ chức hành chính của phòng
BHXH huyện Vĩnh Linh –Quảng trị

Địa chỉ: 12 LÝ THÁI TỔ, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
1.3. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
 Chương 1: Mở đầu:
Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ luận
cấu trúc luận văn
 Chương 2: Tổng quan
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của phòng BHXH của huyện: chức
năng, nhiệm vụ, của các đơn vị và các phóng ban, việc tổ chức bộ phận kế toán và chế độ
kế toán vận dụng tại đơn vị từ đó đưa ra nhận xét chung
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung là cơ sở lý luận, trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến vấn
đề nghiên cứu
Phần phương pháp nghiên cứu: Nêu ra một số phương pháp mà đề tái sử dụng trong
quá trình thực hiện
 Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày thực trạng kế toán của đơn vị đối với việc đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị trong phạm vi đề tài nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về công tác kế toán của đơn vị đối với các khoản thu chi BHXH, từ
đó đưa ra những đề nghị giúp nâng cao tính khả thi của vấn đề nghiên cứu

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cách mạng tháng tám thành công trong muôn vàn khó khăn của thời kỳ lập nước Hồ

Chủ Tịch đã ban hành sắc lệnh số 27/SL(12/3/1947),số 76/SL(20/5/1950) và sắc lệnh số
77/SL (22/5/1950) quy định về chính sách BHXH. Kể từ đó các chế độ BHXH được quy
định rõ tại các văn bản nhà nước: Nghị định 218/CP về điều lệ tạm thời quy định các chế
độ BHXH năm 1961, nghị định 236/HĐBT của hội đồng bộ trưởng năm 1985 cùng với
chính sách xã hội, chính sách BHXH đã đáp ứng hàng triệu nguyện vọng của hàng triệu
lao động, huy động sức người, sức của cho cuộc kháng chiến và kiến quốc thắng lợi
Cùng với công cuộc và sự nghiệp đổi mới của đảng 16/2/1995 chính phủ đã ban
hành nghị định số 19/cp, tách BHXH ra khỏi ngành LĐ – TB&XH, trở thành hệ thống
ngành dọc chịu sự quản lý của cấp ủy và chính quyền địa phương
Theo số quyết định số: 75/QĐ-TCCB ngày 27/7/1995 của tổng giám đốc BHXH
Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Trị, BHXH các huyện, thị xã được thành lập và đi vào hoạt
động từ 01/10/1995. Đến năm 2003, theo quyết định 20/1002/QĐ-TTg của thủ tướng
chính phủ đã tiến hành sát nhập BHYT sang BHXH, đã đánh dấu sự lớn mạnh về quy mô
của ngành BHXH đồng thời đánh dấu sự hoàn thiện của chính sách an sinh xã hội
2.2. Tổng quan về BHXH Việt Nam
2.2.1. Khái niệm BHXH
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính
do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật,
nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần
bảo đảm an toàn xã hội.

4


2.2.2. Tổ chức quản lý của BHXH việt nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung
thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
2.2.3. Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chế
độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện, BHYT bắt buộc tổ
chức thu - chi các chế độ bảo hiển thất nghiệp, quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH,
BHYT theo quy định của pháp luật
Bảo hiểm xã hội việt nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao Động – Thương
Binh và Xã Hội về BHXH, của bộ y tế về BHYT của Bộ Tài Chính về chế độ tài chính đối
với quỹ BHXH, BHYT BHTN

5


2.3. Cơ cấu tổ chức tổ chức và chức năng của BHXH huyện Vĩnh Linh
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại đơn vị BHXH huyện Vĩnh Linh

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KẾ
TOÁN

PHÒNG
XÉT
DUYỆT

CHÍNH
Á

PHÒNG
THU

PHÒNG
GIÁM
ĐỊNH Y TẾ

PHÒNG
SỔ THẺ

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Giám đốc: Quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ quan
Phó giám đốc: Tham mưu và hỗ trợ công việc cho giám đốc
Phòng xét duyệt chính sách: Tiếp nhận, xét duyệt, giải quyết hồ sơ về các chế độ
BHXH liên quan đến đối tượng và người lao động
Phòng thu: Giải quyết các chế độ liên quan đến đơn vị SDLĐ: số lao động, quỹ
lương, số tiền phải nộp theo lương.
Phòng kế toán: kiểm soát vấn đề tài chính của cơ quan, lập các báo cáo tài chính
Phòng giám định y tế: Thực hiện công tác giám định, thanh, quyết toán với đơn vị
khám chữa bệnh, thanh toán KCB trực tiếp
Phòng sổ, thẻ: Giải quyết những vấn đề liên quan đến cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

6


2.4. Tổ chức bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán thuộc phòng tổ chức hành chính được tổ chức theo hình thức tập

trung, tất cả các chứng từ ,..đều tập hợp lại phòng kế toán để tổng hợp, xử lý và ghi chép
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN THANH
TOÁN

2.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành trong bộ phận kế toán
a. Kế toán trưởng
(1) Nhiệm vụ
Tham mưu cho Giám đốc BHXH huyện về công tác KH-TC, chi BHXH cho đối
tượng, quản lý công tác tài chính của cơ quan.
Tổng hợp quyết toán hàng quý, năm của tất cả các nguồn kinh phí, theo dõi đối
chiếu, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phương pháp hạch toán đúng nguồn, đúng
tài khoản, đúng chế độ chính sách.
Mở sổ sách theo dõi quản lý, lưu trữ toàn bộ các chứng từ sổ sách kế toán có liên
quan.
Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính hàng quý, năm theo
chế độ quy định.
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của toàn bộ chứng từ thanh toán chi phí KCB,
thanh toán ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức (C04-BH) của đối tượng trước lúc chuyển
tiền cho đơn vị.
Phối hợp với bộ phận giám định chi để thực hiện thẩm duyệt quyết toán hàng quý,
năm các trường học có thực hiện KCB ban đầu và các Bệnh viện
7



Chấp hành đẩy đủ, thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc BHXH huyện về công việc đang đảm nhiệm.
(2) Quyền hạn: Có quyền từ chối các khoản thanh toán không đúng theo chế độ
hoặc không đúng, đủ hồ sơ, chứng từ quy định (Thanh toán chi quản lý bộ máy và chi
BHXH)
b. Kế toán thanh toán
Nhiệm vụ: kiêm hai nhiệm vụ kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi
(1) Kế toán tiền mặt: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của toàn bộ chứng từ tạm ứng
và thanh toán lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng của các đại lý trước khi viết phiếu
chi ứng và nhận hoàn ứng.
(2) Kế toán tiền gửi: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của toàn bộ chứng từ thu
BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trước lúc vào sổ sách chuyển tiền cho BHXH
tỉnh, đối chiếu sổ ngân hàng, sổ kho bạc vào cuối mỗi tháng. Chịu trách nhiệm thực hiện
các giao dịch với NH, KB.
Chịu trách nhiệm giữ, viết séc lĩnh tiền mặt, bảo quản séc chưa sử dụng, cuống séc
trong tủ, két an toàn, thực hiện việc ghi chép trên tờ séc lĩnh tiền mặt đúng quy định, đầy
đủ nội dung.
Phối kết hợp với Phòng giám định chi để chuẩn bị cho thẩm duyệt quyết toán hàng
quý, năm ở các trường học có thực hiện KCB ban đầu và trung tâm y tế.
Tiếp nhận hồ sơ 3 chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức của các đơn vị sử dụng
lao động và thực hiện thẩm duyệt 3 chế độ đó.
Chấp hành đầy đủ và làm tốt, có hiệu quả công việc được phân công, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về công việc được phân công.
c.Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, bảo quản tiền mặt. Căn cứ
vào các phiếu thu, chi để ghi vào sổ, cuối kỳ báo cáo cho Kế toán trưởng và Ban Tổng
Giám đốc.
2.4.2. Chế độ kế toán vận hành tại đơn vị
2.4.2.1. Chế độ kế toán, mô hình, niên độ và đơn vị tiền tệ
Đơn vị sử dụng chế độ kế toán BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM, theo quyết định
số 51/2007/ QĐ – BTC ngày 22/6/2007

- Mô hình kế toán: Tổ chức kế toán tập trung

8


- Niên độ kế toán tại đơn vị: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm theo năm
dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép trong công tác kế toán và lập báo cáo tài chín là:
Đồng Việt Nam, kí hiệu là (VNĐ)

9


2.4.2.2. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính
a. Hệ thống chứng từ kế toán
Hiện đơn vị vận dụng hệ thống chứng từ theo quy định của luật kế toán và nghị
định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ
b. Tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán của các đơn vị BHXH do bộ tài chính quy định gồm: 7
loại, từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản và loại 0 là các tài
khoản ngoài bảng cân đối tài khoản ( cuối phụ lục)
c. Sổ sách kế toán
(1) Đơn vị mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo quy
định của luật kế toán, nghị định số 128/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 của chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế
toán nhà nước và chế độ kế toán BHXH
(2) Các loại sổ kế toán: Sổ kế toán gồm sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp
Đơn vị áp dụng hình thức kế toán nhật ký – Sổ cái với trình tự ghi sổ được trình bày
trong sơ đồ như sau
Hình 2.3. Sơ đồ hình thức ghi sổ của đơn vị

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp
chúng từ kế toán
cùng loại

NHẬT KÝ SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
10

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết

Bảng
tổng hợp
chi tiết


(3) Các loại sổ kế toán dùng trong hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái
Nhật ký – Sổ cái.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

d. Báo cáo tài chính: BHXH huyện là đơn vị kế toán cấp III gọi là đơn vị kế toán
cấp dưới. Danh mục mẫu và phương pháp lập báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị kế
toán trực thuộc do đơn vị kế toán trực thuộc quy định
(1) Kỳ hạn lập báo cáo tài chính: Đơn vị sẽ lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm
(2) Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán: Báo cáo quyết toán lập theo năm tài chính là báo
cáo tài chính kỳ kế toán năm sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian
chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật
(3) Thời hạn nộp: Đơn vị kế toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp II và
cơ quan tài chính, kho bạc cập nhất 15 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý đối với báo
cáo tài chính quý và chậm nhất 30 ngày sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đối với báo cáo
tài chính năm

11


Bảng 2.1. Bảng danh mục mẫu báo cáo tài chính
stt

Ký hiệu biểu

Tên biểu báo cáo

1

B01- BH

Bảng cân đối tài khoản

2


B02a-BH

3

B02b-BH

4

B03a-BH

5

B03b-BH

6

B04-BH

Tổng hợp tinh hình kinh phí và quyết toán kinh
phí đã sử dụng
Bảng báo cáo tổng hợp tinh hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng
Báo cáo thu-chi hoạt động sự nghiệp và hoạt
động SX, KD
Báo cáo tổng hợp thu-chi hoạt động sự nghiệp và
hoạt động SX, KD
Báo cáo tinh hình tăng giảm TSCĐ

Năm


7

B07a-BH

Báo cáo thu BHXH, BHYT,BHTN

Quý, năm

8

B07b-BH

Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT,BHTN

Quý, năm

9

B07c-BH

Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT,BHTN

Quý, năm

10

B08a-BH

Quý, năm


11

B08b-BH

12

B09a-BH

13

B09b-BH

14

B10-BH

Báo cáo tinh hình kinh phí và quyết toán kinh phí
chi BHXH,BHYT,BHTN
Báo cáo tổng hợp tinh hình kinh phí và quyết toán
kinh phí chi BHXH,BHYT,BHTN
Báo cáo tinh hình kinh phí và quyết toán kinh phí
chi BHXH do NSNN đảm bảo
Báo cáo tổng hợp tinh hình kinh phí và quyết toán
kinh phí chi BHXH do NSNN đảm bảo
Báo cáo thu, chi lãi đầu tư tài chính

15

B11-BH


Báo
cáo
tổng
hợp
BHXH,BHYT,BHTN

Kỳ hạn
báo cáo
Quý, năm

thu,

chi

Quý, năm
Quý, năm
Quý, năm
Quý, năm

Quý, năm
Quý, năm
Quý, năm
Năm

quỹ Năm
Năm

16

B12-BH


Thuyết minh báo cáo tài chính

12

lập


2.4.3. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng
Đơn vị dùng phần mềm kế toán đặc thù riêng cho cơ quan BHXH để thực hiện
công tác ghi chép. Số liệu chỉ nhập một lần ban đầu, phần mềm tự động cập nhập vào các
sổ như: nhật ký – sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết, định kỳ kế toán in sổ sách và báo cáo.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện như sau:
Hình 2.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

CHỨNG
TỪ KẾ
TOÁN
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

MÁY VI TÍNH

Ghi chú

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối quý
Đối chiếu, kiểm tra

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
* Khái quát công tác kế toán
Tại cơ quan BHXH huyện chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Ghi chép, phản ánh chính xác số vốn, kinh phí mà nhà nước cấp và tình hình sử dụng
vốn đó
Ghi chép và phản ánh chính xác tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước, tình hình thu - chi BHXH trong kỳ kế toán
Ghi chép, phản ánh chính xác và đôn đốc nộp đủ, đúng hạn các khoản thu cho cơ
quan BHXH tỉnh
Hướng dẫn về công việc kế toán và bảo quản vật tư, tài sản cho các cá nhân được
giao trách nhiệm quản lý tài sản, vật tư đó
Kiểm kê đúng thời hạn quy định các loại vốn bằng tiền, vật tư tài sản
Giám đốc việc chấp hành dự toán thu chi, hạch toán kế toán, lập và gửi báo cáo kế
toán lên cơ quan BHXH tỉnh đúng thời hạn quy định đồng thời cung cấp số liệu, tài liệu
phục vụ cho công tác thống kê, nghiên cứu chính sách chế độ thu – chi tài chính
Vì vậy kế toán là công cụ quan trọng để quản lý, kiểm soát tình tình nguồn kinh phí,
các khoản thu và tình hình chi tiêu hợp lý,tránh lãng phí thất thoát tài sản quốc gia. Từ đó
cung cấp thông tin và giúp ban lãnh đạo có phương án chỉ đạo kịp thời, đáp ứng tốt nhất
nhiệm vụ được giao phó
* Công tác kế toán tại đơn vị BHXH huyện cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy

định sau đây
Luật BHXH số 71/2006/QH11 có hiệu lực ngày 29/06/2007
Luật BHYT số 25/2008/QH12 có hiệu lực ngày 01/07/2009……

14


×