Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.38 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG EU 3

1.1. Lý luận chung về xuất khẩu.........................................................................3
1.1.1 Khái niệm của xuất khẩu.........................................................................3
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu...............................................................................3
1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước..................................................................3
1.1.2.2 Xuất khẩu khai thác lợi thế so sánh trong cạnh tranh, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất..........................................4
1.1.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân..................................................................................5
1.1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội
nhập và phát triển...........................................................................................5
1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu................................................................6
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp...................................................................................6
1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp..................................................................................7
1.3. Một số ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu................................................8
1.4 Vai trò của thị trường EU đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam...........10
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của EU.............................................10
1.4.1.1 Sự hình thành của Liên minh châu Âu.........................................10
1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu 12


1.4.1.3 Tình hình phát triển kinh tế của Liên minh châu Âu....................14
1.4.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU.............................................15
1.4.3 Vai trò của thị trường EU đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam........18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM


SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000- 2008..................21
2.1. Tổng quan về thị trường EU......................................................................21
2.1.1 Quy mô thị trường..................................................................................21
2.1.2 Tập quán và thị hiếu tiêu dùng..............................................................24
2.1.3 Về kênh phân phối của EU....................................................................26
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU......28
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU....28
2.2.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hàng dệt may............................................32
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may...........................................34
2.3. Đánh giá chung............................................................................................36
2.3.1 Những kết quả đạt được.........................................................................36
2.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân..................................................38
CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM
2020................................................................................................... 41
3.1. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường EU...........................................................................................................41
3.1.1 Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam sang
thị trường EU...................................................................................................41
3.1.1.1 Cơ hội đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU. .41
3.1.1.2 Thách thức đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU 42


3.1.2 Dự báo nhu cầu thị trường EU.............................................................44
3.1.3 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU...45
3.1.3.1 Phương hướng chung......................................................................45
3.1.3.2 Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
thị trường EU...............................................................................................46
3.1.3.3 Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. .47
3.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU..49

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước...................................................................49
3.2.1.1. Biện pháp về hỗ trợ.........................................................................49
3.2.1.2 Biện pháp về pháp lý...........................................................................51
3.2.2 Giải pháp từ phía hiệp hội dệt may........................................................53
3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp............................................................54
3.2.3.1 Giải pháp chủ động thâm nhập thị trường.....................................55
3.2.3.2 Giải pháp nâng cao thị phần...........................................................56
3.2.3.3 Giải pháp về chi phí và giá cả.........................................................58
3.2.3.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm.................................58
3.2.3.5 Giải pháp về công nghệ và vệ sinh an toàn sản phẩm, đảm bảo
môi trường....................................................................................................59
3.2.3.6 Giái pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu dệt may của
Việt Nam.......................................................................................................60
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 63


MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EU.............................................................................................. 13
Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của EU (theo thời giá 1995)............................................22
Bảng 2.1: Các trung tâm thu mua lớn tại EU...................................................................................... 27
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU giai đoạn áp dụng hạn ngạch
( trước năm 2005)................................................................................................................................ 29
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU năm 2001
- 2007................................................................................................................................................... 30
Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may trên thị trường EU năm
2005- 2006........................................................................................................................................... 33
Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006.....................................35
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007..................36



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DN

Doanh nghiệp

EC

Uỷ ban châu Âu

ECSC

Cộng đồng Than – Thép châu Âu

EU

Liên minh châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế


TNCs

Các công ty xuyên quốc gia

USD

Đô la Mỹ

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu là “một trong ba chương trình kinh tế lớn, trọng điểm” được
khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong
chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Chiến lược công
nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã được triển khai thực hiện thành công tại nhiều
nước, những kinh nghiệm quý của họ đã từng bước được áp dụng vào Việt Nam.
Như vậy, không chỉ riêng Việt Nam mà bất cứ nước nào cũng phải đặt xuất khẩu
vào vị trí xứng đáng và có vai trò dặc biệt quan trọng nhằm tăng trưởng kinh tế.
Thị trường châu Âu, trong đó các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)
đang và sẽ là thị trường có những tiềm năng, thế mạnh và phù hợp với khả năng
của Việt Nam mà chúng ta không thể không quan tâm, không thể không chú
trọng nghiên cứu và lựa chọn. Các nước EU “là một cộng đồng mạnh, châu Âu
không những là một trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại, mà còn là lục địa
luôn luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi vấn đề chính trị, kinh tế, khoa

học – công nghệ, văn hoá, an ninh và quân sự trên thế giới”. Như vậy, lựa chọn
thị trường xuất khẩu sang châu Âu là sự lựa chọn của sự thông minh, của những
tính toán có tính chiến lược không chỉ trong những năm đầu thế kỷ XXI mà còn
ở những năm dài tiếp theo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có chỗ
đứng thích hợp tại thị trường các nước châu Âu, mà chủ yếu là các nước EU?
Đặc biệt, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cấp
thiết có tính chiến lược lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự
phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính vì lý do này mà em chọn đề tài: “Giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU”
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.


2

Kết cấu của chuyên đề: Ngoài Lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm những nội
dung chính sau đây:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
thị trường EU giai đoạn 2000 - 2008
Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may
Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020
Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Ngọc Sơn đã trực tiếp hướng dẫn
chuyên đề, anh Phạm Thiên Hoàng và các cô chú Ban Nghiên cứu chính sách hội
nhập kinh tế quốc tế đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành chuyên
đề này.


3


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG EU
1.1. Lý luận chung về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm của xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia
này sang quốc gia khác.
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương, lịch sử phát triển của nó
đã có từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu. Ban đầu, hình thức cơ bản của nó chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia. Ngày nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện
dưới nhiều hình thức. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay hoạt động xuất khẩu
diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực của
nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu nền kinh
tế với tỉ trọng ngày càng cao.
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là
một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong
thương mại quốc tế. Nó là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia cũng như trong từng ngành, từng doanh nghiệp.
1.1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ngày nay là
phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những bước đi phù hợp. Nhưng


4

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có số lượng vốn lớn để
từng bước cải thiện kỹ thuật, nhập khẩu máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại.

Nguồn vốn này là không nhỏ và để huy dộng được một số lượng vốn lớn như
vậy là một điều không dễ dàng. Do vậy phải huy động từ các hoạt động xuất
khẩu. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách, nó tạo tiền đề cho các
hoạt động nhập khẩu, quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
1.1.2.2 Xuất khẩu khai thác lợi thế so sánh trong cạnh tranh, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng đã có những
thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia
từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ .
Trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ
bản chưa đủ tiêu dùng thì hoạt động xuất khẩu nếu có chỉ là bó hẹp trong phạm
vi nhỏ không có bước tăng trưởng. Nhưng nếu chú trọng đến thị trường thế giới
là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì hoat động xuất khẩu sẽ tác động
tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nước, các ngành có liên quan cùng phát
triển: khi phát triển ngành sản xuất giầy dép thì ngành thuộc da, hoá chất ...có
điều kiện phát triển theo.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định
sản xuất tạo lợi thế kinh doanh về quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
phẩm, mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia.
Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia.


5

Ngày nay khoa học càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc,
các công ty đa quốc gia đặt chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới để tiến hành sản
xuất, tiêu thụ hàng hoá. Như vậy việc hàng hoá sản xuất ra ở một nước và tiêu

thụ ở nhiều nước khác đã cho thấy sự tác động của hoạt động xuất khẩu đối với
chuyên môn hoá sản xuất tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác một cách triệt
để lợi thế so sánh trong cạnh tranh của mình để tìm kiếm lợi nhuận, tăng nguồn
thu ngoại tệ cho ngân sách từ đó góp phần làm bình ổn cung cầu ngoại tệ.
1.1.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân.
Sản xuất hàng xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động,
giải quyết nạn thất nghiệp. Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu cơ cấu
ngành nghề theo nó được mở rộng tạo thêm nhiêù việc làm mới, tăng thu nhập
cho người lao động cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác xuất khẩu còn tạo ra
ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được
hoặc sản xuất yếu kém phục vụ cuộc sống nhân dân. Nhập khẩu nguyên vật liệu
đầu vào cho sản xuất, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất tạo ra thế và lực mới
cho các ngành sản xuất trong nước phát triển.
1.1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các
mối quan hệ kinh tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn
cầu hội nhập và phát triển.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban
đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Từ đây nó thúc đẩy các mối quan hệ khác
phát triển theo như : du lịch, vận tải, bảo hiểm... từ đó hình thành mối quan hệ
qua lại khăng khít, giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đã gắn kết sản
xuất giữa các nước, các khu vực với nhau đẩy mạnh quá trình nhất thể hoá nền


6

kinh tế khu vực và thế giới như hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước trong tổ
chức WTO, ASEAN, AFTA... Điều kiện kinh tế của mỗi nước không thể bế quan
toả cảng, tự cung tự cấp nên hoạt động xuất nhập khẩu xảy ra là tất yếu, không
thể cưỡng lại.

Xu hướng chung ngày nay, tất cả các quốc gia đều muốn vươn ra thị
trường ngoài nước mở cửa, hội nhập đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ suất siêu cao. Bởi vì chính hoạt
động xuất nhập khẩu đã tạo ra rất nhiều ưư thế: thông qua xuất khẩu các quốc gia
có cơ hội tham gia vào cạnh trạnh trên thị trường thế giới cả về chất lượng, số
lượng và giá cả buộc các quốc gia phải luôn đổi mới hoàn thiện công tác quản lý
để điều hành tốt quá trình này.
1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
- Khác niệm: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu
giao trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông
qua tổ chức của mình
- Các hình thức: các tổ chức bán hàng trực tiếp của nhà sản xuất.


Cơ sở bán hàng trong nước.



Gian hàng xuất khẩu



Phòng xuất khẩu



Chi nhánh bán hàng xuất khẩu




Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài

- Ưu điểm:


7

Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh



nghiệp
Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng với



thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng do đó có sự thay đổi sản
phẩm và các điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết.
- Nhược điểm:


Có thể làm tăng rủi ro trong kinh doanh



Phải trực tiếp khảo sát thị trường nước ngoài




Phải lo khâu vận tải hàng hoá từ nơi sản xuất sang thị trường nước

ngoài, đảm bảo các thủ tục giấy tờ liên quan.
- Điều kiện áp dụng: áp dụng cho doanh nghiệp có đủ tiềm năng về tài
chính, có quy mô lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập riêng tổ chức bán hàng
của mình.
1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
- Khái niệm: là hình thức xuất khẩu khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ
của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản
phẩm của mình ra nước ngoài.
- Các hình thức: Sử dụng các trung gian phân phối.


Hãng buôn xuất khẩu



Các công ty quản lý xuất khẩu



Đại lý xuất khẩu



Khách hàng vãng lai



Các tổ chức phối hợp


- Ưu điểm:


8



Không cần đến tận thị trường nước ngoài và không cần liên lạc với

bạn hàng nước ngoài.


Các rủi ro xuất khẩu do các trung gian phân phối xuất khẩu chịu



Không phải lo vấn đề vận tải hàng hoá ra nước ngoài, chứng từ xuất

khẩu, tín dụng và thu tiền từ khách hàng nước ngoài.
- Nhược điểm:


Người sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ở nước

ngoài do đó họ không có thông tin về lượng hàng bán được, về các phản
ứng của khách hàng với hàng hoá và nhu cầu về hàng hoá .


Nhà xuất khẩu không thể chọn kênh phân phối có lợi cho mình.




Không kiểm soát được giá bán.



Không gây thanh thế và uy tín đối với khách hàng nước ngoài

- Điều kiện áp dung: áp dụng cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị
trường quốc tế và những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn chế.
1.3. Một số ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động trên thị trường thế giới các quốc gia sẽ vấp phải khó khăn là
đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh xa lạ đầy rủi ro, cạnh tranh
khốc liệt và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
- Các yếu tố về chính trị.
Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển. Yếu tố này là
nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Môi trường chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh
từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển.


9

- Các yếu tố văn hoá.
Quốc gia xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự
hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, thị hiếu, thói quen mà điều này lại có
sự khác biệt ở mỗi quốc gia. Do vậy hiểu biết về môi trường văn hoá sẽ giúp ích
trong việc quốc gia thích ứng được với thị trường để từ đó có chiến lược đúng
đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

- Các yếu tố về luật pháp.
Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu của nước mình, do vậy phải có sự hiểu biết nhất định về
những yếu tố này để tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động xuất khẩu của
mình.
- Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế tác động tới hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô.
ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bố các cơ hội kinh doanh
quốc tế cũng như quy mô thị trường. ở tầm vi mô, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng
tới cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp. Các yếu tố giá cả và sự phân bố
tài nguyên ở các thị trường khác nhau cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất,
phân bố nguyên vật liệu, vốn, lao động của và do đó ảnh hưởng tới giá cả, chất
lượng hàng hoá xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn có công cụ thuế quan và phi thuế
quan mà mỗi quốc gia sử dụng để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Trên thế
giới hiện nay, với xu hướng tự do hoá thương mại, các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan từng bước được loại bỏ. Thay vào đó nhiều liên minh thuế quan được
hình thành trên cơ sở loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành
viên trong liên minh thuế quan.


10

- Các yếu tố cạnh tranh.
Các yếu tố cạnh tranh bao gồm:
- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Sức ép người cung cấp
- Sức ép người tiêu dùng
- Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế
- Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Các yếu tố tỷ giá hối đoái.

Trong buôn bán quốc tế đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với
một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do vậy, khi đồng tiền làm phương tiện thanh
toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại. Khi tỷ giá hối
đoái tăng làm cho giá hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của
hàng hoá đó trên thị trường thế giới bị giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu
hẹp. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm , tức đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại
tệ thì sẽ tăng hoạt động xuất khẩu.
- Các yếu tố về công nghệ.
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng như nguy
cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu
nói riêng. Khoa học công nghệ tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất
khẩu của doanh nghiệp, thông qua tác động vào các lĩnh vực bưu chính viễn
thông, vận tải hàng hoá, công nghệ ngân hàng... Ví dụ: nhờ sự phát triển của hệ
thống bưu chính viễn thông mà các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán
với khách hàng qua điện thoại, telex, fax...giảm bớt chi phí đi lại. Hơn nữa, các
doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin mới nhất về thị
trường.... Ngược lại nếu quốc gia không nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên


11

tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất thì sẽ có nguy cơ tụt hậu. Những công nghệ
tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng cách giữa các quốc gia đi xa hơn.
1.4 Vai trò của thị trường EU đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của EU
1.4.1.1 Sự hình thành của Liên minh châu Âu
Liên minh Châu Âu ( EU) từ 1/5/2004 là một tổ chức liên kết khu vực, với
27 nước thành viên độc lập về chính trị, bao gồm: 15 nước quốc gia ở Tây và
Bắc Âu ( Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Lúc Xăm Bua, Hà Lan, Anh , Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Ai Len, Đan Mạch, Áo, Thuỵ Điển, Hy Lạp, Phần Lan) ; 12 quốc gia

Đông Âu và Địa Trung Hải – CEEC –( Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba
Lan, Slovakia, Slovennia, Hungary, đảo Cyprus, Malta, Romania, Bulgaria), liên
kết với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Hiệp ước
thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu được kí kết ngày18/04/1951 là tổ
chức tiền thân của EU.
Nếu tính từ khi Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu
(Paris 1951) thì đến nay Liên minh châu Âu đã bước vào năm thứ 58. Trong suốt
thời gian qua, nhìn tổng quát, có thể thấy Liên minh châu Âu đã trải qua 3 giai
đoạn phát triển chủ yếu sau:
- Giai đoạn 1: (1951-1957) , hợp tác trong Cộng đồng Than – Thép châu
Âu ( ECSC ) gồm 6 nước: Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức, Italia, Hà Lan và Lúc
Xăm Bua.
- Giai đoạn 2: ( 1957- 1992), phát triển trên lĩnh vực kinh tế và chính trị
gồm 12 nước: 6 nước của ECSC cộng thêm Anh, Đan Mạch, Ai Len, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.


12

- Giai đoạn 3: (1992 - 2007), Liên minh châu Âu ( EU ) đã thay thế cho
các lĩnh vực từ kinh tế- tiền tệ, ngoại giao, an ninh đến nội chính và tư pháp. Với
việc kết nạp thêm Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan vào năm 1995, số thành viên của
EU đã lên tới 15 và từ 01/ 05/ 2004 EU với 25 nước thành viên, Giai đoạn thứ 3
là giai đoạn phát triển về chất so với 2 giai đoạn trước. Tổng thống Pháp nói: “
Với tổng cộng 450 triệu dân, EU phải trở lên một siêu cường kinh tế tức khắc ”.
Tuy nhiên, con tàu EU chưa thể chạy tới tốc độ chóng mặt ngay vì thành viên cũ
và mới vẫn đang chạy trên 2 tốc độ.
Ngày 01/01/2007 EU đã kết nạp thêm 2 thành viên mới là Romania và
Bulgaria nâng tổng số thành viên lên con số 27.
Cho đến nay, EU với 27 nước thành viên đạt trình độ cao về khoa học kĩ

thuật công nghệ, hệ thống công nghiệp hiện đại, đặc biệt về cơ khí, năng lượng,
nguyên tử, hoá chất, dầu khí, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí
1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu
Nhằm thực hiện những mục tiêu chung đã được đề ra trong các hiệp ước,
EU đá xây dựng cho mình một hệ thống thể chế “siêu quốc gia” để điều hành,
giám sát quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này
gồm 5 cơ quan chính sau:
- Hội đồng châu Âu: bao gồm những người đứng đầu nhà nước, chính phủ
các nước thành viên và chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Hội đồng châu Âu có nhiệm vụ
xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như một diễn đàn chính
trị.
- Hội đồng Bộ trưởng: bao gồm Bộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ
quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn


13

của Liên minh, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính bắt buộc đối với các thành
viên, đồng thời cũng chịu hợp tác liên chính phủ.
- Uỷ ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của EU, gồm 20 uỷ viên được uỷ
nhiệm trên cơ sở sự thoả thuận của các nước thành viên và phải được Quốc hội
châu Âu tán thành. Uỷ ban châu Âu đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng các biện
pháp phát triển chính sách chung và theo dõi việc tôn trọng các hiệp ước.
- Nghị viện châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU, bao gồm 732 Nghị sĩ,
nhiệm kỳ 5 năm, của các nước thành viên. Nghị viện châu Âu có chức năng
thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU,
cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực. Nghị viện cũng có
quyền bãi nhiễm uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
- Toà án châu Âu: đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng
sư do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác

bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu, văn phòng chính phủ
các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EU


14

Hội đồng châu Âu

Uỷ ban châu Âu

- Uỷ ban kinh tế và xã hội
- Uỷ ban tư vấn

Toà án
châu Âu

Hội đồng
Bộ trưởng

Các nước
thành viên

Nghị viện
châu Âu

Toà kiểm toán
Nguồn : Eurostar

Ngoài ra, còn một số cơ quan khác như:

- Toà kiểm toán châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của
EU để đảm bảo tính hợp pháp của các khoản thu chi, đồng thời phối hợp với các
cơ quan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài
chính của mình.
- Uỷ ban kinh tế và xã hội: là cơ quan đại diện cho lợi ích của các nhóm
người trong xã hội, có nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ cho Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ
ban châu Âu.
- Uỷ ban về khu vực: có chức năng tư vấn cho các cơ quan thể chế của EU
về các vấn đề liên quan tới lợi ích của các địa phương và khu vực.
- Ngân hàng đầu tư châu Âu: đảm bảo trách nhiệm cấp phát tín dụng cho
các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp của các mước thành viên trên cơ sở
nguồn vốn do các nước thành viên đóng góp hoặc vốn vay quốc tế.


15

1.4.1.3 Tình hình phát triển kinh tế của Liên minh châu Âu
Trải qua không ít những thăng trầm trong gần một nửa cuối của thế kỷ
XX, giờ đây châu Âu đang dần lấy lại vị trí “trung tâm thế giới” của mình. Đặc
biệt trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, EU đã thực sự khẳng định được vị thế là
một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế
đáng kể và tương đối ổn định. Tăng trưởng GDP của EU trong năm 2000 là 3%,
cao nhất từ cuối thập kỷ 80 cho tới năm cuối cùng của thế kỷ XX. Năm 19982000, trong cơn bão tài chính làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu
vực ít bị ảnh hưởng nhất của khung hoảng – vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh
tế của mình. Theo các nhà kinh tế, sự ổn định kinh tế của EU được xem là một
trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy
thoái toàn cầu. Năm 1999, tuy tốc độ tăng trưởng của EU có chiều hướng giảm
so sự sụt giá của đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm sút. Nhưng chỉ với
riêng sự suy giảm này cũng thể đưa ra một kết kuận tiêu cực về nền kinh tế EU,
bởi khi ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, lạm phát của EU vẫn

ở mức 1,1% - mức thấp nhất chưa từng có trong lịch sử tỉ lệ thất nghiệp giảm lần
đầu tiên trong thập kỷ 90 từ hơn 10% xuống còn 9,4% trong năm 1999 và thâm
hụt ngân sách của các nước thành viên cũng ở mức thấp: 0,5% - 1,7% GDP. Tình
hình kinh tế EU trong năm 2000 đã được cải thiện và phát triển tích cực. Năm
2000, GDP của EU cao hơn năm 1999 gần 1,1%, tăng trưởng với tốc độ 3%, các
năm 2001 – 2002 do tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp (cuộc chiến
chống khủng bố của Hoa Kỳ – Anh phát động ở Afganixtan, chiến tranh chống
Iraq) đã tạo nguy cơ chưa từng có chia rẽ nội bộ EU và ảnh hưởng không nhỏ tới
kinh tế châu Âu. Năm 2006, GDP của EU tăng trưởng với tốc độ 3,1%, trong
giai đoạn 2006-2010 GDP của EU tăng trưởng đạt 2,2%, dự tính giai đoạn 2011-


16

2020 sẽ đạt 2,0%. Khoảng cách giữa các quốc gia trong khối ngày càng thu hẹp.
Trong khối các quốc gia thuộc EU thì các nước nhỏ ở Bắc Âu tỏ ra tiến mạnh
nhất, nước Đức khổng lồ thường bị tụt hậu trong mấy năm gần đây cũng đẫ bắt
kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả khối. Chỉ có Italia, mặc dù hơi
yếu về khả năng cạnh tranh nhưng cũng đã vươn lên với tốc độ tăng trưởng 2,6%
năm 2000, 2,3% năm 2006, tuy nhiên vẫn bị coi là thấp nhất trong khối. Theo Uỷ
ban châu Âu, kinh tế EU vẫn đang phát triển khả quan. Các chuyên gia kinh tế
của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) và OECD (Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế)
cũng rất lạc quan vào sự tiếp tục phát triển kinh tế của EU bởi Ngân hàng trung
ương châu Âu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức cấp tiền và duy trì mức lãi suất ổn
định. Các nhà kinh tế cho rằng “EU tăng trưởng chậm nhưng chắc” và vẫn khẳng
định xu hướng đi lên trong năm tới 2010 và tầm nhìn tới 2020.
1.4.2 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của EU đã
có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và
EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên minh châu Âu đã và đang trở

thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều
sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ
gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản. Đồng thời EU cũng là khu
vực công nghệ nguồn và nguyên liệu cho ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở các mối quan hệ chính trị ổn định và hiểu biết lẫn nhau, quan
hệ về kinh tế nhất là hợp tác phát triển, thương mại, đầu tư, văn hoá, giáo dục,
khoa hoc kỹ thuật giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển.


17

Về hợp tác phát triển, các nước EU dành cho Việt Nam khoản viện trợ
ODA, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án
quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước
sạch, hỗ trợ cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, văn hoá, giáo dục - đào
tạo… uỷ ban châu Âu (EC) – cơ quan hành pháp cao nhất của EU, cũng dành
cho Việt Nam sự giúp đỡ rất có ý nghĩa. Trong những năm 1991-1995, viện trợ
của EC chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nhân đạo, trong
đó có chương trình táI hoà nhập cho người Việt Nam di tản hồi hương với tổng
kinh phí hơn 700 triệu USD. Đây là một chương trình rất có hiệu quả và tiếp tục
phát huy tác dụng thông qua quỹ tín dụng cho người hồi hương và chương trình
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra EC còn hỗ trợ về bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ,
hỗ trợ các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam …Từ năm 1995 đến 2000, viện
trợ của EC tiếp tục tăng lên từ 32 triệu Ecu/năm (tương đương 40 triệu USD)
giai đoạn 1994-1995 lên 52 triệu Ecu/năm (tương đương 67 triệu USD) trong
những năm 1996-2000. Viện trợ này tiếp tục được đầu tư vào các lĩnh vực ưu
tiên trong chính sách chung của Việt Nam, như phát triển nông nghiệp, nông
thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ cải cách hành

chính, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (như giúp Việt Nam trong quá trình
đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO)…Đây cũng là các mục
tiêu chủ yếu trong chiến lược hợp tác với Việt Nam phát triển ổn định và bền
vững. Việt Nam và EU đều cho rằng việc triển khai thực hiện các chương trình
hợp tác phát triển là có hiệu quả, tuy vậy do còn những vướng mắc về thủ tục và
bệnh quan liêu, nên kết quả cũng có những hạn chế và chưa đáp ứng được mong
đợi của cả hai bên.


18

Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan.
Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may,
giày dép, thuỷ sản, cà phê, thủ công mỹ nghệ …Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ
yếu là máy móc , thiết bị công nghiệp, hoá chất, tân dược, thực phẩm chế biến…
Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ tối hụê quốc (MFN) và EC cam kết
dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và
tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Hiện nay, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam , trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam chiếm
0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của họ. Do đó viêc nhập siêu đối với thị
trường Việt Nam không có ảnh hưởng gì đối với quan hệ buôn bán thương mại
của EU nói chung. Tuy vậy, về lâu dài lúc nền kinh tế đã phát triển ổn định và có
tích luỹ khá, chúng ta tranh thủ nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng công
nghệ và kỹ thuật cao từ khu vực Tây - Bắc Âu
EC đã chính thức công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
Sự công nhận này tạo thên điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế,
thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU. Quan hệ Việt Nam với EU đã
chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang một
hình thái hợp tác năng động, vừa song phương, vừa đa phương; từ tiếp nhận viện

trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học –
ký thuật…trên cơ sở hai bên đều có lợi. Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU lại có
thêm điều kiện để phát triển khi sự hợp tác ASEAN - EU và hợp tác Á - Âu
(ASEM) được quan tâm thúc đẩy với nhiều sáng kiến và các dự án hợp tác
phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau.
1.4.3 Vai trò của thị trường EU đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam


19

EU là nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Thực tế
này phản ánh vai trò của thương mại với EU, cũng như vai trò của thị trường EU
với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. EU cũng đóng góp nhiều vào tiến
trình tự do hoá thương mại và phát triển của thế giới, có vai trò rất to lớn trong
việc hình thành và điều chỉnh quá trình toàn cầu hoá và các quy định đa phương
theo hướng phát triển bền vững. Với 27 thành viên, EU hiện là trụ cột kinh tế lớn
nhất trên thế giới, với GDP năm 2005 đạt xấp xỉ 12,8 nghìn tỷ đô la Mỹ (tương
đương 20% GDP thế giới). Hoạt động thương mại và dịch vụ của EU chiếm tới
25% của cả thế giới. Trong giai đoạn 2006-2020, kinh tế EU được dự báo sẽ tăng
trưởng ở mức 2,1%/năm. Với những thế mạnh nhất định, kể cả những lợi ích kì
vọng từ tăng cường tự do hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế, EU đặt mục
tiêu trở thành nền kinh tế năng động và cạnh tranh nhất vào năm 2010.
Là đối tác thương mại lớn nhất trên thế giới, việc EU duy trì khả năng
cạnh tranh quốc tế của mình đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua tự
do hoá các quy định thương mại quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nước
đang phát triển. Hiện chiếm 40% tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển,
EU tiếp tục có vai trò then chốt trong việc khởi xướng, đàm phán và thực thi
chương trình Nghị sự Đô-ha (DDA). Thị trường EU cũng được coi là mở nhất
cho các nước nghèo. Trong năm 2003, khoảng 4/5 xuất khẩu của các nước đang
phát triển vào EU được miễn hoặc giảm thuế. EU cũng là nhà nhập khẩu chính

đối với các sản phẩm nông nghiệp từ các nền kinh tế đang phát triển, với tỷ trọng
lớn hơn cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada cộng lại.
Trước những thay đổi của thế giới, EU đã liên tục điều chỉnh chính sách
đối ngoại và ưu tiên thông qua việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối tác,
lồng ghép các vấn đề kinh tế, thương mại và chính trị vào các mối quan hệ đối


20

tác đó. Những nỗ lực đáng ghi nhận này được thể hiện qua những quan hệ đối tác
liên vùng và những hiệp định hợp tác với các quốc gia tại tất cả các khu vực trên
toàn thế giới.
Trong khu vực châu Âu, EU là một trung tâm kinh tế mạnh, có vai trò rất
lớn trong nền kinh tế thương mại thế giới. EU cũng là đơn vị giao dịch thống
nhất lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hoá toàn cầu. Vai trò quan trọng của EU trong mậu dịch toàn cầu sẽ còn lớn hơn
với các kế hoạch mở rộng và phát triển trong 5 – 10 năm tới, trong đó có việc
đón nhận các thành viên mới ở Đông Âu. EU với tư cách là một liên minh kinh
tế và tiền tệ lớn, một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới, đã có những ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, thương mại Việt Nam – EU nói riêng
và cũng như ASEAN – EU nói chung trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
Bên cạnh đó, trên cơ sở lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
tương đối thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước châu Âu hoàn toàn có thể
bổ xung cho nhau. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những
mặt hàng mà thị trường các nước châu Âu có nhu cầu nhập khẩu lớn. Quan hệ
thương mại Việt Nam – châu Âu được phát triển, mở rộng, Việt Nam có điều
kiện đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, góp phần cân bằng
cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, hạn chế và phân tán những rủi ro thương mại,
tránh bị phụ thuộc vào thị trường, Thị trường xuất khẩu Việt Nam sẽ trở nên
phong phú hơn, đa dạng và nhộn nhịp hơn với các hàng hoá nhập khẩu từ châu

Âu, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu từ châu
Âu. Đồng thời, Việt Nam cũng có điều kiệnn tham gia vào phân công lao động
quốc tế qua các chương trình hợp tác liên doanh, toạ điều kiện đầu tư, phát triể
chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá sản xuất quốc tế.


×