Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BÁN GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.34 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ NGUYỄN Ý NHI

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BÁN GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CO2
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/201


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ NGUYỄN Ý NHI

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BÁN GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CO2
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ý Ly


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
MUA BÁN GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CO2 TẠI LÂM ĐỒNG”, do LÊ NGUYỄN Ý
NHI sinh viên khóa 2007-2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thực
hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

ThS. Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn

Ngày

Tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Năm

Ngày


i

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm học đã trôi qua, bốn năm không phải là dài đối với đời người nhưng
cũng không phải là ngắn đối với một quá trình học tập. Trong bốn năm qua, em đã học
được rất nhiều điều từ ngôi trường ĐH Nông Lâm, những kiến thức mà thầy cô đã chỉ
dạy và những điều tốt đẹp học được từ bạn bè và cuộc sống khi ở kí túc xá của trường
và ở TP.Hồ Chí Minh này. Bốn năm học đã kết thúc, và đề tài tốt nghiệp là thành quả
cuối cùng để tốt nghiệp và cũng là bản tổng kết những gì bản thân đã học được trong
bốn năm qua và đề tài đã hoàn thành một cách thuận lợi, đó là nhờ sự giúp đỡ của:
Cô Nguyễn Thị Ý Ly, người đã chỉ dẫn tận tình để đề tài không xảy ra sai xót
và hoàn thành một cách tốt đẹp
Chú Lê Văn Trung, nhân viên Chi Cục Lâm Nghiệp Lâm Đồng, người đã cung
cấp tài liệu và chỉ dẫn tận tình những điều thiếu xót trong quá trình làm đề tài, những
vấn đề thực tế mà đề tài gặp phải và khó giải quyết, và anh Nguyễn Văn Quế, nhân
viên Ban Quản Lý Rừng Lâm Viên cũng giúp đỡ tận tình trong quá trình làm đề tài.
Và cuối cùng là Ba Mẹ và bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ lúc khó
khăn, nản chí để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua và gởi
tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất tới mọi người.
Sinh viên

Lê Nguyễn Ý Nhi


ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Lê Nguyễn Ý Nhi, Tháng 06 năm 2011. “Đánh giá tiềm năng mua bán giấy
phép phát thải CO2 tại Lâm Đồng”.
Le Nguyen Y Nhi June 2011. “Assessing the potential CO2 permit trading in
Lam Dong”
Vấn đề nghiên cứu trong khóa luận là xác định giá trị của rừng Lâm Đồng
thông qua khả năng hấp thụ CO2 bằng hai phương pháp CVM và tính trực tiếp thông
qua số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, tiến hành khảo sát tìm hiểu
sự quan tâm của người dân đến vấn đề biến đổi khí hậu và mức sẵn lòng trả của các hộ
dân cho chức năng hấp thụ CO2 của rừng Lâm Đồng, quá trình phỏng vấn 120 hộ gia
đình ở Lâm Đồng. Nghiên cứu ước tính được tổng mức sẵn lòng trả của người dân cho
chức năng hấp thụ CO2 vào khoảng 73,98 tỷ VNĐ/năm và 3.484- 4.485 triệu euro gần
bằng 102.778 – 132.307,5 tỷ VNĐ thông qua cách tính dựa trên số liệu thứ cấp. Nếu
giấy phép có thời hạn trong vòng hai năm thì giá trị của rừng Lâm Đồng trong 1 năm
là 51.389 – 66.153 tỷ VNĐ, nếu giấy phép được kí kết đến năm 2021 thì giá trị của
rừng Lâm Đồng là 9.343 - 12.027,9 tỷ VNĐ/năm. Cao hơn rất nhiều so với mức sẵn
lòng trả của người dân


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2


1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.3.3. Phạm vi nội dung

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu.

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên


5

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

6

2.2.3. Kinh tế xã hội

7

CHƯƠNG 3

12

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1. Cở sở lí luận

12

3.1.1. Một số khái niệm về hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và tác hại

12

3.1.2. Một số khái niệm về nghị định thư Kyoto

13


3.1.3. Khái niệm về mua bán giấy phép phát thải

15

3.1.4. Khái niệm về thị trường cacbon

15

3.2. Phương pháp nghiên cứu

17
v


3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

17

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

24

3.3. Phương pháp xác định khả năng hấp thụ CO2 của cây rừng Lâm Đồng

26

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa

26


3.3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

27

CHƯƠNG 4

28

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Đặc điểm, trữ lượng rừng của Tỉnh Lâm Đồng.

28

4.1.1. Tổng trữ lượng

28

4.1.2. Đặc điểm – phân loại rừng Lâm Đồng

29

4.2. Định giá giá trị của rừng ở Lâm Đồng thông qua phương pháp định giá giá trị
ngẫu nhiên

31


4.2.1. Kịch bản

31

4.2.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra

33

4.2.3. Kết quả xác định giá trị

37

4.2.4. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

41

4.2.5. Hiệu chỉnh kết quả xác định giá trị

44

4.3 Xác định khả năng hấp thụ CO2 của rừng Lâm Đồng

47

4.3.1. Khả năng hấp thụ CO2 của các loại rừng ở Lâm Đồng

47

4.3.2.Tổng lượng CO2 hấp thụ hàng năm


48

4.3.3.Tổng giá trị CO2 hấp thụ hàng năm của rừng ở Lâm Đồng

50

4.4. Đánh giá tiềm năng bán giấy phép phát thải CO2 tại Lâm Đồng

51

4.5. Mô hình mua bán giấy phép phát thải

52

CHƯƠNG 5

54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết Luận.

54

5.2. Kiến nghị

54


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

EU

Các nước Châu Âu

REDD

Giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái
rừng

NORAD

Cơ quan hợp tác phát triển Nauy

CERDA

Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao

GDP


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

CDM

Chương trình cơ cấu phát triển sạch

CER

Chứng chỉ giảm phát thải

NDT kyoto

Nghị định thư Kyoto

IET

Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế

WTP

Mức sẵn lòng trả

WTA

Mức sẵn lòng nhận

UBND

Ủy ban nhân dân


TNMT

Tài nguyên môi trường

EB

Cơ quan quản lý cao nhất của các dự án CDM

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các Biến Trong Mô Hình Và Kì Vọng Dấu

25

Bảng 4.1. Diện Tích Các Loại Rừng Theo Chức Năng Sử Dụng

31

Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Của Mẫu Điều Tra.

34

Bảng 4.3. Nghề Nghiệp Của Mẫu Điều Tra

34

Bảng 4.4. Số Lượng Người Đã Nghe Đến Biến Đổi Khí Hậu


35

Bảng 4.5. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin Về Biến Đổi Khí Hậu

35

Bảng 4.6. Thống Kê Số Lượng Người Sẵn Lòng Trả

38

Bảng 4.7. Lý Do Không Đồng Ý Trả.

39

Bảng 4.8. Khả Năng Thực Hiện Chi Trả của Mẫu Điều Tra

40

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh

42

Bảng 4.10. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh

44

Bảng 4.11. Tỷ Lệ Số Người Đồng Ý Trả Theo Các Mức Giá Sau Khi Hiệu Chỉnh

44


Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh

45

Bảng 4.13. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh Khi Đã Loại Bỏ
Biến

45

Bảng 4.14. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh

46

Bảng 4.15. Đặc Điểm Các Biến Trong Mô Hình

47

Bảng 4.16. Hiện Trạng Diện Tích Rừng Theo Đơn Vị Hành Chính

49

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Hàm Cầu về Mức Sẵn Lòng Trả

20


Hình 3.2. Mức Sẵn Lòng Trả Trung Bình

21

Hình 4.1 Mức Độ Hiểu Biết Của Người Dân Về Biến Đổi Khí Hậu.

36

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay những cụm từ như “biến đổi khí hậu”, “hiệu ứng nhà kính”, “thủng
tầng ozon”, “trái đất ấm dần lên”vv… được báo chí, truyền thanh nhắc đến với mật độ
không nhỏ. Vậy những cụm từ này có ý nghĩa là gì? nguyên nhân cho các vấn đề trên
và biện pháp khắc phục ra sao? Việt Nam có chịu những tác động, ảnh hưởng của
những vấn đề này không?
Câu trả lời là Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp
của biến đổi khí hậu, các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán. Các hiện tượng này ngày
càng gia tăng về tần suất, cường độ và quy mô, tác động nghiêm trọng đến các hoạt
động sản xuất, đời sống và các lĩnh vực kinh tế - xã hội như nông nghiệp, tài nguyên
nước, quản lý vùng ven biển, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, du
lịch và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà nguyên nhân là do hiệu ứng
nhà kính
Đã có nhiều biện pháp để làm giảm hiện tượng này trong đó có cắt giảm khí
nhà kính, mà CO2 là một trong những khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Các chính sách

đã được đề ra để làm giảm lượng phát thải như chính sách thuế, trợ cấp và giấy phép
phát thải.
Mua bán phát thải đã được áp dụng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước EU, nhưng vẫn còn mới đối với Việt Nam. Phương pháp này dựa trên cơ chế là
người mua mua giấy phép phát thải nghĩa là họ mua quyền được phát thải khí nhà kính
thay cho việc cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Lâm Đồng là nơi có tiềm năng cung cấp giấy phép phát thải hay tín chỉ cacbon
để trao đổi mua bán trên thị trường do có diện tích rừng lớn, độ che phủ của rừng
chiếm 61,5% trong tổng diện tích tự nhiên, và đề tài “đánh giá tiềm năng mua bán


giấy phép phát thải CO2 tại Lâm Đồng”được thực hiện để biết được tiềm năng bán
giấy phép phát thải CO2 ở Lâm Đồng là bao nhiêu để thực hiện mua bán trong tương
lai, đem lại lợi ích kinh tế cho người dân bảo vệ rừng, lợi ích kinh tế cho quốc gia nếu
được thực hiện trên cả nước và lợi ích môi trường khi không khí đã được giảm CO2,
hiện tượng nóng lên của trái đất giảm xuống và tầng ozon được bảo vệ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
-Xác định giá trị của rừng Lâm Đồng bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
và tính trực tiếp bằng các số liệu cụ thể, đề xuất chính sách bảo vệ rừng và thực
hiện bán giấy phép phát thải trong tương lai
b. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả hiện trạng của rừng Lâm Đồng
-Tìm hiểu sự quan tâm của người dân đến vấn đề biến đổi khí hâụ
- Ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân cho chức năng hấp thụ CO2 của
rừng Lâm Đồng.
-Ước lượng giá trị của chức năng hấp thụ CO2 của rừng Lâm Đồng thông qua
các số liệu có sẵn
- Đề xuất các chính sách
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Địa bàn tỉnh Lâm Đồng
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Thông qua việc định giá rừng Lâm Đồng và kết hợp các số liệu kỹ thuật về số
lượng CO2 mà rừng Lâm Đồng có thể hấp thụ để tính ra số lượng và giá của mỗi giấy
phép

2


1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực
tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm
Đồng
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý luận của bài nghiên cứu, một số khái niệm liên
quan, trình bày về phương pháp đáng giá ngẫu nhiên.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nội dung chương này chính là các kết quả chính thu được trong quá trình
nghiên cứu của đề tài: hiện trạng của rừng Lâm Đồng, khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Lâm Đồng, định giá tổng giá trị của rừng. Số lượng và giá mỗi giấy phép. Từ đó đề
xuất các chính sách phù hợp cho tình hình hiện nay.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến
nghị.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, đề tài đã tham khảo các nghiên cứu của
những tác giả, nhóm tác giả và cơ quan sau:
-“Biến đổi khí hậu và REDD “cuốn sách được biên soạn bởi nhóm tác giả, xuất
bản năm 2010 về dự án “Đảm bảo sự tham gia của nhóm dân tộc thiểu số trong quá
trình thực hiện Chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và
suy thoái rừng (Reducing Emission from Deforestation and Forest Degaradation REDD) cấp quốc tế và quốc gia”- GLO-4248 GLO 09/750 - do NORAD tài trợ và
được thực hiện bởi Tebtebba - CERDA - CSDM, giai đoạn 6/2009- 5/2010. Nâng cao
nhận thức về Biến đổi khí hậu và giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua
chương trình Giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và giảm suy thoái
rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng sống trong và gần rừng.
- Nghiên cứu của Vũ Tấn Phương và Nguyễn Viết Xuân về xây dựng mô hình
tính toán trữ lượng cacbon rừng trồng Keo Lai ở Việt Nam đã nghiên cứu, sử dụng
phương pháp điều tra sinh khối và xác định trữ lượng cacbon của ủy ban chính phủ về
biến đổi khí hậu –IPCC (IPCC, 2003) và xây dựng các mô hình toán dựa trên đường
kính ngang ngực (DHB) để ước tính trữ lượng cacbon của rừng trồng Keo Lai ở Việt
Nam, ở miền Bắc, Trung và Nam. Kết quả có được là sinh khối và trữ lượng cacbon
của rừng biến động khá mạnh trong cùng tuổi rừng và giữa các khu vực nghiên cứu.
Sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng trồng keo lai cao nhất ở miền Nam, tiếp đến là
miền Trung và thấp nhất là ở miền Bắc. Lượng cacbon do rừng keo lai hấp thụ là từ 7 10 tấn C/ha/năm (tương đương với 26 – 36 tấn CO2e/ha/năm).

4



- Nghiên cứu của Viên Ngọc Nam và Tôn Thiện An về khả năng tích tụ cacbon
của rừng thông ba lá tự nhiên ở Tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu là thu thập số liệu ngoài thực địa kết hợp phân tích trong phòng thí nghiệm,
kết quả nghiên cứu có được là lượng cacbon tích lũy trung bình trong quần thể là 118,5
± 10,34 tấn C/ha. Lượng cacbon tích lũy trong bộ phận thân cao nhất là 68,62 ± 5,97
tấn/ha, cành là 20,41 ± 1,78, rễ là 22,33 ± 1,95 và thấp nhất là cacbon của bộ phận lá là
7,14 ± 0,81 tấn/ha.
- Nghiên cứu Ứng dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định giá trị
bảo tồn Vườn Cò Quận 9, TP. Hồ Chí Minh của Nguyễn Đắc Tiến. Ước tính được tổng
mức sẵn lòng trả của người dân TP HCM cho việc bảo tồn khu vườn cò khoảng 169,2
tỷ VNĐ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
Đề tài đã sử dụng các kết quả của những nghiên cứu trên để so sánh với kết quả
có được mà đề tài thực hiện. Những nghiên cứu trên rất hữu ích, liên quan đến khả
năng hấp thụ CO2 của rừng Lâm Đồng , biết rõ cách tính và khả năng mà từng loại cây
có thể hấp thụ, tích tụ CO2. Và đề tài cũng ứng dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
để thực hiện tính toán trong đề tài
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, phía Nam Tây
Nguyên, có độ cao trung bình từ 800 — 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự
nhiên 9.772 km2, địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có
những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí
hậu, thổ nhưỡng, thực động vật… và những cảnh quan kỳ thú.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng. Toàn tỉnh có thể chia
thành 3 vùng với 5 thế mạnh: phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng
sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Đà lạt, Thành phố Bảo
Lộc và 10 huyện với 145 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 106 xã vùng sâu, vùng xa,
5


vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thành phố
Đà lạt là trung tâm hành chính — kinh tế — xã hội của tỉnh, cách trung tâm kinh tế lớn
của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km,
Biên Hoà 270 km, Vũng Tàu 340 km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km.
b) Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 — 250C, thời tiết
ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình từ 1.750 — 3.150 mm/năm, độ
ẩm tương đối trung bình cả năm là 85 — 87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890
— 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch, nghĩ dưỡng và phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong
vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng
đồng bằng đông dân.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất — vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến
Lâm Đồng có 8 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 250 chiếm trên 50%,
đất dốc trên 250 chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu
mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có
200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc — Di Linh thích hợp cho việc
trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng rau, hoa cao cấp để xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao như cà phê: diện tích 118.000 ha, sản lượng 212.000 tấn/năm (đứng thứ 2 sau Đắk
Lăk). Chè: diện tích 26.000 ha, sản lượng 162.000 tấn/năm (đứng nhất cả nước). Dâu
tằm: diện tích 6.165 ha, sản lượng 48.964 tấn/năm (đứng nhất cả nước). Điều: diện tích

13.000 ha, sản lượng 4.800 tấn/năm (một trong 10 tỉnh đứng đầu). Hơn 35.000 ha rau,
hoa (đứng nhất cả nước), 622.000 ha rừng (tỷ lệ che phủ đạt 61,2%)
b) Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó
bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, sét, diatomite và than bùn trữ lượng lớn,
có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp.
6


Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng
quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao lanh có trữ lượng
khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ
điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công
nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin,.. Sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu
tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit kiềm
có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ,
công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung
dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than
nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có
khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất
đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng…
c) Tài nguyên rừng
Lâm Đồng có 617.000 ha rừng với độ che phủ 61.5% diện tích toàn tỉnh, đặc
điểm của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào,
trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do
mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loại tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái
sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu
chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loài,
có trên 400 cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao,
thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác.

Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên
có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan…Diện tích đất có
khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000 – 70.000 ha, thuận lợi cho ngành công
nghiệp chế biến bột giấy, giấy.
2.2.3. Kinh tế xã hội
a) Kinh tế
Nông nghiệp
Với chủ trương phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới
vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế
7


biến, tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phát triển và ổn
định vùng nguyên liệu các loại cây công nghiệp dài ngày với trình độ thâm canh ngày
càng cao, đồng thời chú trọng các loại cây lương thực, thực phẩm gắn với đẩy mạnh
đầu tư thâm canh để không ngừng tăng năng suất, sản lượng cây trồng, phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến
nhằm nâng cao chất lượng cả gía trị sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, trong phát triển
kinh tế của tỉnh, nông nghiệp là một trong những ngành đạt được thành tựu lớn trong
những năm đổi mới kinh tế nói chung và 5 năm 2001-2005 nói riêng.
Thời kỳ 5 năm 2001-2005, tuy gặp nhiều khó khăn về thiên tai hạn hán, lũ lụt
và dịch cúm gia cầm bùng phát năm 2004, 2005, biến động bất lợi của thị trường tiêu
thụ chè do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc, giá một số sản phẩm nông sản, nhất là giá
cà phê có những năm thấp hơn giá trị sản phẩm, cùng với giá vật tư phân bón liên tục
tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Nhưng được sự quan tâm của các cấp,
các ngành, nhiều chính sách đã được ban hành, nhiều dự án được triển khai thực hiện
nên sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt được một số kết quả nhất định.
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2005, tăng

7,53%. Đây là tốc độ tăng khá cao vì sản xuất nông nghiệp có đối tượng là cây trồng,
vật nuôi, phụ thuộc vào đất đai nên việc mở rộng quy mô diện tích là có giới hạn, mặt
khác lại phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường nên khó có bước
phát triển đột biến được. Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã
hình thành những vùng chuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà
phê, chè, vùng rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng lên làm cơ
sở cho phát triển công nghiệp chế biến. Ngành nông nghiệp có mức tăng giá trị tăng
thêm hàng năm 7,88%, đóng góp từ 60-69% GDP (giá SS 1994), là ngành thu hút lực
lượng lao động khá lớn khoảng 63%. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã
chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu của từng vùng. Hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên,
qua kết qủa sơ kết chương trình 50 triệu đồng/ha/năm do Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn phát động, tính đến nay toàn tỉnh có trên 8.000ha canh tác đạt doanh thu
8


trên 50 triệu đồng/ha/năm. Thông qua đầu tư thâm canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ
sinh học vào sản xuất đã nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích: vùng
chuyên canh rau-hoa-dâu tây ở Đà Lạt-Lạc Dương có trên 100 mô hình trồng rau, hoa,
dâu tây đạt doanh thu từ 50 triệu đồng trở lên, trong đó có trên 50% đạt doanh thu từ
150-480 triệu đồng/ha/năm, vùng chuyên canh chè chất lượng cao, tập trung ở các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có 500ha chè đạt doanh thu từ 150-180
triệu đồng/ha, cá biệt có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 2-3 tỷ đồng/ha/năm. Kinh
tế nông thôn phát triển theo hướng chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi gắn với phát
triển tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm khai thác hiệu
quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất. Đã xuất hiện nhiều
mô hình sản xuất mới và có hiệu quả kinh tế-xã hội trong nông nghiệp như kinh tế
trang trại, kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông - lâm kết hợp... với nhiều thành phần
tham gia, kể cả đồng bào dân tộc. Tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh tăng mạnh trong

thời kỳ 2001-2005, từ 716 trang trại năm 2000 tăng lên 1.978 trang trại năm 2005, gấp
2,76 lần so năm 2000. Đến năm 2005, các trang trại đã sử dụng tổng số vốn 455.128
triệu đồng và 8.389ha đất để sản xuất kinh doanh tạo ra 392.339 triệu đồng giá trị sản
lượng hàng hoá và dịch vụ. Thu nhập bình quân một trang trại trong năm 2005 đạt trên
148 tỷ đồng, gấp 3,47 lần so năm 2000, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 thu
nhập một trang trại tăng 28,27%.
Công nghiệp
Thời kỳ 2001-2005, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, ảnh
hưởng của dịch Sars, giá cả nguyên liệu đầu vào biến động tăng làm tăng chi phí đầu
vào các sản phẩm… nhưng ngành công nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất, phát triển theo
chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng bước nâng cao năng lực sản xuất và
trình độ công nghệ, Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, thích ứng dần với cơ
chế quản lý mới đi vào thế phát triển ổn định. Để thích ứng với cơ chế mới, ngành
công nghiệp đã tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, quá trình sắp
xếp lại gắn chặt với quá trình xây dựng mới, gắn xây dựng nhà máy chế biến với việc
phát triển vùng nguyên liệu, lựa chọn những doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp
ứng nhu cầu thị trường để đầu tư mở rộng quy mô, đồng thời giải thể những doanh
nghiệp quy mô nhỏ. Trong thời kỳ 2001-2005, gía trị sản xuất công nghiệp tăng bình
9


quân 17,8% hàng năm, trong đó năm 2001 tăng 11,2%, 2002 tăng 7,03%, 2003 tăng
10,29%.
Du lịch
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch
là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu
giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực
đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này
đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng
với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức

thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu
du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng
tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang
Biang.
Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và
rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật
cao, có sức hấp dẫn đối với du khách.
Về lâu dài, du lịch là nhân tố đột phá và là ngành kinh tế động lực của Lâm
Đồng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Lâm Đồng có lợi thế để phát
triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch trọng điểm: hồ Tuyền Lâm và Suối Vàng –
Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán
rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng.
b) Xã hội
Dân số toàn tỉnh có đến cuối năm 2007 là 1.207.087 người, trong đó lao động
trong độ tuổi là 699.400 người, lao động có việc làm là 649.000 người, lao động được
đào tạo là 167.856 người, lao động công nghiệp là 91.000 người. Lâm Đồng là miền
đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và
sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến người K’Ho chiếm
12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru
1,5% ...
10


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trường Đại học, 01 trường Cao Đẳng Sư
Phạm, 01 trường Trung học y tế, 02 trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật, 02 trường
dạy nghề (01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp), hàng năm cung cấp hàng nghìn
lao động có tay nghề cho địa phương. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm nghiên cứu của
Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh học, đã
góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của

tỉnh.
Hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 5.000 người từ các
trường Kỹ thuật, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng đóng trên trên địa bàn tỉnh và gần
50% trong số 10.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm.
Quy mô dân số tăng lên hàng năm kéo theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã hội.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cở sở lí luận
3.1.1. Một số khái niệm về hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và tác hại
- Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời
đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các
hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua khí
quyển. Trong khi đó bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +160C là sóng
dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ
bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC… Kết
quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung
quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái dất. Hiện tượng này diễn ra theo
cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây nên được gọi là hiệu ứng nhà kính.
- Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm cho nồng độ
khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong
khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học,
khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên
khoảng 300C. Các số liệu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,50C trong khoảng thời
gian từ 1885 đến 1940 do nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự

báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên
1,5 – 4,50C vào năm 2050. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được
xếp theo thứ tự: CO2, CFC, CH4, O3, NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng
nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mặt nước biển. Như vậy,
nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo
12


dưới thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện
sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều
kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị
tiêu diệt. Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi.
Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh tật mới
đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy
giảm.
3.1.2. Một số khái niệm về nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn
đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế
của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản
dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại hội nghị các bên tham gia lần
thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và
chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005
Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này.
Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được
yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong
nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I cần
cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết
trong đó gồm Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các

vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của
chương trình khung của Liên Hiệp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó những
quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây
hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như mua bán phát
thải nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.

13


Nghị định được kí kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên Hiệp Quốc và
được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được chia
làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển - còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo
các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính) và buộc phải có bản đệ trình
thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển-hay
nhóm các nước Non-Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như
Annex I nhưng có thể tham gia vào chương trình cơ cấu phát triển sạch). Các quốc gia
Annex I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm
1,3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lực tiếp theo của nghị định thư.
Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các
nước Annex I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các nước
này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được
dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước
Non-Annex I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch-CDM) để các
nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định thư, trong đó chỉ có những
thành viên được chứng nhận CER trong chương trình cơ cấu phát triển sạch mới được
phép tham gia.
Nghị định thư Kyoto được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt
giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.
Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở

mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của
con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường".
Theo điều khoản 25 của Nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau
khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi Nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và
lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng carbon dioxide do các
nước phát triển tham gia kí kết Kyoto Protocol thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ
nhất được thoả mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt

14


được với chữ kí của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11
năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga.
3.1.3. Khái niệm về mua bán giấy phép phát thải
- Giấy phép phát thải ô nhiễm có thể chuyển nhượng: giấy phép phát thải ô nhiễm có
thể chuyển nhượng thuộc hệ thống công cụ chính sách dựa trên khuyến khích kinh tế.
Nó thực hiện được phương pháp chi phí hiệu quả. Áp dụng dễ hơn thuế vì không cần
biết đường MAC của hãng. Hiệu quả quan trọng của nó là tính linh hoạt cho phép hãng
thay đổi quy mô sản xuất. Khi hãng tăng quy mô sản xuất sẽ tăng phát thải, hãng sẽ
mua thêm giấy phép ở thị trường. Các hãng nào có chi phí biên thấp sẽ làm giảm nhiều
để bán giấy phép. Điều này khuyến khích các hãng đầu tư công nghệ làm giảm ô
nhiễm.
3.1.4. Khái niệm về thị trường cacbon
3.1.4.1. Khái niệm thị trường cacbon
Thị trường cacbon hay mua bán phát thải quốc tế (IET) là một phương thức dựa
trên cơ sỏ thị trường để đạt các mục tiêu môi trường, cho phép những ai làm giảm phát
thải khí nhà kính dưới mức cần thiết được sử dụng hoặc mua bán phần giảm quá mức
để bù cho phát thải ở nguồn khác hoặc bên ngoài nước mình.
Nói chung, việc mua bán có thể diễn ra trong nước, quốc tế và các công ty
Liên minh EU chính là nơi tiên phong cho việc thành lập thị trường buôn bán

hạn ngạch khí thải
Ngày 1/1/2005, EU đã chính thức thành lập thị trường buôn bán khí thải(EU
ETS) là mô hình đầu tiên trên thế giới để trao đổi, buôn bán hạn ngạch khí CO2và năm
loại khí khác gây hiệu ứng nhà kính.
3.1.4.2. Khái niệm tín chỉ giảm phát thải cacbon
Chứng chỉ giảm phát thải(CER’s) cũng được buôn bán, điều này được tạo bởi
nghị định thư KYOTO, và tín chỉ được phát hành cho những dự án làm giảm phát thải
ở các nước đang phát triển.
3.1.4.3. Các điều kiện cho thị trường cacbon
Trên thị trường cacbon, việc mua bán phát thải khí CO2 được thực hiện thông
15


×