Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.38 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH PHÁT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH PHÁT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ QUỐC TẾ

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PHẠM THỊ NHIÊN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BAO BÌ QUỐC TẾ” do HUỲNH PHÁT, sinh viên khóa 33, ngành QUẢN
TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
tháng năm 2010.

Giáo viên hướng dẫn
PHẠM THỊ NHIÊN

_________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

___________________

____________________


Ngày

Ngày

tháng

năm 2011

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Tơi vẫn cịn nhớ cái ngày đầu tiên mà tôi đặt chân vào Trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM, Khi đó, với tơi, trường là một cài gì đó lạ lẫm và đầy bí ẩn. Thấm
thốt đã gần bốn năm, điều đó nhắc tơi là đã tới lúc tơi làm khóa luận để tốt nghiệp ra
trường. Khoảng thời gian bốn năm khơng ngắn cũng khơng dài, nó đủ cho tơi có đầy
những kỷ niêm vui buồn khơng thể nào quên được và có cả lượng kiến thức quý báu
làm hành trang cho tôi bước vào một sứ vụ khác của cuộc đời nữa. Tơi hiểu được
rằng, để có được tôi ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng biết bao công lao của những
người tôi quen biết.
Đầu tiên con xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ba, Mẹ. Khơng
riêng gì trong bốn năm đại học hay khoảng thời gian con còn là học sinh mà cả đường
đời của con nữa, Ba Mẹ vẫn luôn dìu dắt, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
để con nên người.
Em xin chân thành cám ơn cơ đã tận tình hướng dẫn để em hồn thành tốt khố
luận này. Cám ơn Q thầy cơ Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm tp.HCM đã
truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống trong suốt quá trình em con

trên ghế nhà trường.
Bên cạnh đó tơi cũng xin cám ơn Ban Tổng Giám Đốc công ty bao bì Quốc Tế.
Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của tất cả mọi người mà việc thực tập của
tôi trở nên thuận lợi hơn.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn những người bạn, trong quá trình học tập nói chung
và trong khoảng thời gian làm bài luận nói riêng đã khơng ngừng an ủi, khích lệ và
động viên tôi tiếp bước. Thật hạnh phúc khi được quen biết tất cả các bạn.
Xin cám ơn tất cả!


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH PHÁT. Tháng 07 năm 2011. “Phân tích tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của cơng ty cổ phần bao bì Quốc Tế”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng tài chính tại Cơng Ty Cổ Phần bao bì Quốc
Tế dựa trên việc thu thập các số liệu của hai năm có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ
các phịng ban. Thơng qua các phương pháp phân tích, so sánh các số liệu này, khóa
luận đánh giá tình hình tài chính và kết quả thực hiện kế hoạch của cơng ty. Nhờ đó
tìm ra những mặt mạnh để tìm cách phát huy, tìm ra những mặt cịn hạn chế của để
khắc phục và cải thiện. Tìm ra được những thứ đó sẽ rất tốt cho cơng ty bởi lẽ nó có
thể giúp cơng ty đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Nội dung chủ yếu của khóa luận này tập trung phân tích các chỉ số liên quan
đến tình hình tài chính của công ty, bao gồm các chỉ số về:
-

Biến động và cơ cấu TS.

-

Biến động và cơ cấu NV.


-

Phân tích các tỷ số thanh khoản.

-

Phân tích các tỷ số hoạt động.

-

Phân tích các tỷ số địn cân nợ.

-

Phân tích các tỷ số lợi nhuận.

Ngồi những nội dung chủ yếu đó, khóa luận cũng đưa ra những kết luận của
qua trình nghiên cứu, đưa ra những biện pháp để phát huy những điểm mạnh, đồng
thời đưa ra những kiến nghị với mong muốn có thể cải thiện được những mặt cịn hạn
chế trong vấn đề tài chính của cơng ty.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ, VIẾT TẮT ........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1.Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ...................................................................... 3
1.4.Cấu trúc khóa luận ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN........................................................................................... 4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty................................................... 4
2.2 Tầm nhìn, Sứ mệnh và giá trị cốt lõi ................................................................... 4
2.2.1 Tầm nhìn....................................................................................................... 4
2.2.2. Sứ mệnh ....................................................................................................... 5
2.2.3. Giá trị cốt lõi................................................................................................ 5
2.3 Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty ........................................................................... 5
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu và tổ chức của công ty ............................................................ 5
2.3.2 Chức Năng Của Các Phịng Ban ................................................................ 6
2.3.3 Quy trình sản xuất một số loại sản phẩm ..................................................... 8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 10
3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 10
3.1.1. Khái niệm-Ý nghĩa-Vai trị của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh ................................................................................................................... 10

v


3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh ................................................................................................................... 11
3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................................... 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 22
4.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty ......................... 22
4.1.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .................. 22

4.1.2.Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................... 24
4.2 Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất ....................................................... 27
4.2.1. Tình hình bố trí và sử dụng lao động ........................................................ 27
4.2.2.Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định................................................ 33
4.2.3.Phân tích các khoản chi phí kinh doanh của cơng ty ................................. 36
4.3.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ............................................................ 38
4.3.1. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm qua 2 năm 2009 – 2010 .................. 38
4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tiêu thụ ............................. 39
4.4.Phân tích tình hình tài chính .............................................................................. 42
4.4.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.................................................................. 42
4.4.2.Phân tích các tỷ số thanh khoản ................................................................. 44
4.4.3.Phân tích tỷ số hoạt động ........................................................................... 46
4.4.4.Phân tích các tỷ số sinh lời ......................................................................... 47
4.5.Phân tích tình hình hoạt động doanh thu ........................................................... 50
4.6 Phân tích SWOT ................................................................................................ 52
4.7.Các giải pháp và đề xuất thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho công ty .................................................................................................... 53
4.7.1.Thu, sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh..................................................... 53
4.7.2.Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường : ......................................... 56
4.7.3.Về chi phí ................................................................................................... 58
4.7.4. Thiết lập phòng Marketing ........................................................................ 60

vi


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 63
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 64
5.2.1. Đối với công ty .......................................................................................... 64
5.2.2. Đối với nhà nước ....................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ, VIẾT TẮT
DTT

: Doanh thu thuần

LN

: lợi nhuận

TSCĐ

: tài sản cố định

CSH

: chủ sở hữu

KPT

: khoản phải thu

HĐQT

: hội đồng quản trị


ĐHĐCĐ

: Đại hội đồng cổ đông

MMTB

: Máy móc thiết bị

TS

: Tài sản

NV

: Nguồn Vốn

GVHB

: Giá vốn hàng bán

NNH

: Nợ ngắn hạn

DT

: Doanh thu

TC


: Tài chính

viii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Ma Trận SWOT ........................................................................................... 19
Bảng 4.1. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2009 - 2010 ........................... 23
Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua 2 Năm
2009 – 2011

.............................................................................................................. 25

Bảng 4.3. Tình Hình Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 ....................... 28
Bảng 4.4. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010. ...................... 30
Bảng 4.5. Năng Suất Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 - 2010 ....................... 31
Bảng 4.6. Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Tài Sản Cố Định Qua 2 Năm 2009-2010 ... 34
Bảng 4.7 Tình Hình Sử Dụng TSCĐ Của Cơng Ty Qua 2 Năm 2009-2010............... 35
Bảng 4.8. Kết Cấu Chi Phí Kinh Doanh của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010 .......... 37
Bảng 4.9 Sản Lượng Tiêu Thụ Các Loại Đường Qua 2 năm 2009– 2010 .................. 38
Bảng 4.10 Phân Tích Hiệu Suất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Qua 2 Năm
2009-2010 .................................................................................................................... 42
Bảng 4.11 Vịng Quay Tài Sản của Cơng Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 ..................... 43
Bảng 4.12 Bảng Các Tỷ Số Thanh Khoản Của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010 ...... 44
Bảng 4.13 Vòng Quay Hàng Tồn Kho Của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010 ............ 46
Bảng 4.14 Các Chỉ Số Sinh Lợi Của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010 ...................... 48
Bảng 4.15 Doanh Thu Tiêu Thụ Các Loài Giấy Carton Qua 2 Năm 2009 – 2010 ..... 51
Bảng 4.16 Ma Trận SWOT .......................................................................................... 52
Bảng 4.17 Doanh Thu Và Tổng Chi Phí Của Cơng Ty Qua 2 Năm 2009-2010 ......... 58

Bảng 4.18 Dự Đoán Kết Quả Doanh Thu Thơng Qua Chi Phí ................................... 60

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý cơng ty ..............................................................6
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Bao Bì Carton ..........................................8
Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Marketing ......................................................61

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Bảng cân đối kế toán năm 2009 – 2010
Phụ lục 2 : Bảng kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2009 - 2010

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Để bắt kịp và nhanh chóng hịa nhập với nhịp sơi động của nền kinh tế thế giới,
Việt Nam cũng nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế của mình sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN và thực hiện quá trình CNH- HĐH đất nước. Mặt
khác, với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế khu vực và kinh tế thế giới diễn ra trên nhiều

lĩnh vực địi hỏi mỗi quốc gia khơng chỉ biết tận dụng những tiềm năng và lợi thế có
sẵn để vươn lên và tránh khỏi những tụt hậu kinh tế mà cịn phải có những chiến lược
và phương hướng lâu dài cho sự phát triển đất nước cũng như sự linh hoạt trong mọi
lĩnh vực kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường cùng với việc mở cửa quan
hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh với nước ngồi, vấn đề cạnh tranh giữa các cơng ty, xí
nghiệp là khơng thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngồi đặc điểm
của ngành và uy tín của doanh nghiệp địi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù
hợp.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến
hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có thể
vạch ra kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngồi việc phân tích các điều kiện bên trong như
nguồn lao động, tài chính, cơng ty phải quan tâm đến các điều kiện bên ngoài như thị
trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh…trên cơ sở đó cơng ty có thể dự đốn các rủi ro có
thể xảy ra và có kế hoạch phịng ngừa.

1


Trong bất kì điều kiện kinh doanh nào cũng tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng
chưa phát hiện được, chỉ thơng qua phân tích cơng ty mới có thể phát hiện được và
khai thác chúng đem lại hiệu quả cao hơn.
Vậy hiệu quả là gì? Làm thế nào để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động và biện
pháp để nâng cao nâng cao hiệu quả hoạt động đó? Những câu hỏi này luôn đặt ra ở
mỗi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi ngành của nền kinh tế.
Muốn đánh giá đúng, đủ hiệu quả hoạt động cần phải có nền tảng cần thiết là
hệ thống các chỉ tiêu, hệ thống các chính sách tương ứng. Hiệu quả là những kết quả
đạt được, là hướng phát triển hoạt động của ngành…phải được đánh giá tổng hợp trên
cơ sở phát triển hợp lý, đồng đều trong mọi ngành sản xuất của nền kinh tế quốc

dân.Trên cơ sở đó việc đánh giá đúng hiệu quả đạt được giúp chúng ta tìm ra những
biện pháp thích ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với tất cả các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường- một thị trường vốn như trận mạc thực sự,
luôn chứa đầy những cạnh tranh khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro bất trắc nên tơi đã
chọn đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty cổ
phần bao bì Quốc Tế”, nhằm đánh giá xác thực tình hình hoạt động của cơng ty, qua
đó đưa ra một số định hướng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Thơng qua việc phân tích tình hính kinh doanh tại cơng ty bao bì Quốc Tế để
đưa ra một số biện phấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần bao bì Quốc Tế
trong 2 năm 2009 và 2010.
-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong 2 năm.
-Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.

2


1.3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh tai công ty cổ phần bao bì Quốc
tế.Thời gian từ 25/2/2011 đến 25/5/2011
1.4.Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương :
- Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lí do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài .

- Chương 2: Tổng Quan
Nêu lên quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm
vụ của từng phòng ban trong công ty.
- Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược cũng như vai trị của
nó trong hoạt động tài chính của cơng ty, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị
chiến lược, đưa ra một số công cụ hoạch định chiến lược mà đề tài sử dụng khi tiến
hành chiến lược hoạt động cho công ty, các phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp
dụng.
- Chương 4 : Kết Quả Và Thảo Luận
Thông qua việc phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi, xác định được
điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Thông qua các ma trận, xác định các chiến lược
tổng thể và các chiến lược cụ thể cho công ty. Từ đó chọn lựa các chiến lược phù hợp
với thực trạng của công ty.
- Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị
Dựa vào những phân tích đã được đề cập, đưa ra các đề nghị đối với công ty và
nhà nước nhằm giúp hoạt động của công ty ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả
hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Từ 1985-1995: Nhà máy chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường,
xóa bỏ cơ chế bao cấp. Đổi tên thành Cơng Ty bao bì Quốc Tế và được cấp giấy phép
xuất khẩu trực tiếp. Liên doanh với công ty Ful – Dexterity ( Đài Loan) chuyên sản
xuất gải da PU, giấy dán tường, vải chống thấm xuất khẩu. Năm 1993: thành lập Nhà

Máy bao bì Hóc Mơn chun sản xuất bao bì.
Từ 1996-2005: từ là thành viên của Tổng Cơng ty bao bì Việt Nam(1996) cho đến
năm 2003 công ty chuyển về trực thuộc Bộ Công nghiệp.Năm 1996: thành lập Chi
Nhánh Công Ty tại Hà Nội.
Năm 1997: thành lập Nhà Máy bao bì Nha Trang Tại TP.NHA TRANG, tỉnh
Khánh Hịa.
Năm 1999: Cơng ty mua lại phần vốn góp của đối tác Đài loan tại XNLD Li Phú
Đơng để thành lập Nhà Máy bao bì 6 chuyên sản xuất kinh doanh giả da PVC, PU,
vải tráng nhựa, tấm trải sàn sân cầu lông, vải chậm cháy,bao bì…
Năm 2000: thành lập Chi Nhánh Cơng Ty Tại Nghệ An.
Năm 2003: công ty nhận chứng chỉ ISO 9001-2000.
Ngày 02/05/2005: Cơng ty cổ phần hóa, chính thức đi vào hoạt động với tên
CƠNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ QUỐC TẾ.
2.2 Tầm nhìn, Sứ mệnh và giá trị cốt lõi
2.2.1 Tầm nhìn
Cơng ty có tầm nhìn là trở thành một cơng ty đa ngành hàng đầu Việt Nam và khu
vực bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó chú trọng lĩnh vực kinh doanh da

4


PVC, PU, vải tráng nhựa, tấm trải sàn sân cầu lơng, vải chậm cháy,bao bì…trên cơ sở
xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh
khép kín, hệ thống phân phối bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, thương hiệu mạnh và
thân thiện, hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư công
nghệ mới để mang lại giá trị tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội.
2.2.2. Sứ mệnh
Công ty cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu chất lượng Quốc Tế, giá
hợp lý, đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, góp phần thay đổi diện mạo kiến
trúc đất nước và phát triển cộng đồng.

2.2.3. Giá trị cốt lõi
Trung thực – Cộng đồng – Phát triển là giá trị cốt lõi mà công ty theo đuổi và
xây dựng với phương châm văn hóa mười chữ T, bao gồm: Trung thực, trung thành,
tận tụy, trí tuệ và thân thiện.
2.3 Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu và tổ chức của công ty
Từ năm 1992 công ty đã tiến hành cải tổ lại toàn bộ hệ thống quản lý củ nhằm phù
hợp với cơ chế thị trường mới, và sự thay đổi này chính là bước ngoặc thúc đẩy công
ty ngày càng phát triển, tiến nhanh tiến xa hơn nữa.

5


Hình 2.1:Sơ đồ tổ chức quản lý cơng ty
Nguồn :Phịng nhân sự
2.3.2 Chức Năng Của Các Phòng Ban
Đại hồi đồng cổ đơng: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của cơng ty
mà đại biểu là tồn bộ các cổ đông. Đại hội cổ đông bầu cử ra các cơ quan chức năng,
các chức vụ chủ chốt của cơng ty như hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, ban giám đốc,
hoạch định chiến lược kinh doanh.
Hội đồng quản trị: Là do đại hội cổ đơng tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là
cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Ban kiểm soát: Được lập ra với mục đích theo dõi các cơng tác của hội đồng quản
trị trong suốt nhiệm kỳ hoạt động.
Tổng giám đốc: Có quyền quyết định và điều hành cơng ty theo đúng chính sách
của nhà nước là người ra quyết định về đối nội, đối ngoại chịu mọi trách nhiệm nhà
nước và người lao động về hiệu quả hoạt động của công ty.
Giám đốc diều hành: Hỗ trợ và tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác quản
lý các nhà máy, phịng đầu tư cơng nghệ, các phịng ban trong cơng ty, các đơn vị

kinh doanh.
Phịng kinh doanh: Đảm bảo công tác thống kê kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm do công ty sản xuất ra, tổ chức kinh doanh nguyên vật liệu, xây dựng các chiến
lược đầu tư.
Phịng kinh doanh bao bì: Quan hệ giao dịch trong và ngoài nước về sản xuất,
mua bán các loại sản phẩm bao bì nhựa cơng nghiệp. Nhận đơn đặt hàng, hợp đồng
mua bán hàng và các dịch vụ sản phẩm nhựa cơng nghiệp.
Phịng marketting: Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng, tiếp thị quảng
cáo các sản phẩm của cơng ty.
Phịng kho vận: quản lý hàng hóa nhập kho, xuất kho, hàng tồn kho.

6


Phịng tài chính kế tốn: là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, cho ra các
báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty để gởi lên cấp trên.
Phịng hành chính nhân sự: Phụ trách việc tổ chức quản lý lao đông, tiền lương,
bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn và bộ phận hành chính bảo vệ, ghi nhận về việc
tuyển dụng nhân viên giúp ban giám đốc tổ chức điều hành các hoạt động hành chính
trong phạm vi tồn cơng ty, chịu sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc.
Phòng vật tư: Là phịng có chức danh tham mưu, giúp ban giám đốc điều hành
thực hiện các hoạt động, tổng hợp thiết bị và kế hoạch vật tư trong cơng ty.
Phịng xuất khẩu: Quan hệ giao dịch về sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, xuất
khẩu các loại sản phẩm nhựa công nghiệp, gia dụng, kỹ thuật. Nhận đơn đặt hàng,
hợp đồng xuất khẩu và các dịch vụ bán hàng đối với các sản phẩm nhựa cơng nghiệp,
gia dụng, kỹ thuật.
Phịng kỹ thuật: theo dõi quản lý quy trình cơng nghệ định mức chất lượng sản
phẩm, kỹ thuật sản xuất.
Tổ thiết kế: phụ trách tổ chức nghiên cứu, cải tiến các khuôn mẫu mã.
Cửa hàng kinh doanh: quan hệ mua bán các loại nguyên vật liệu, hóa chất ngành

nhựa. Nhận đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng đối với
các nguyên liệu, hóa chất ngành nhựa.
Quy trình cơng nghệ và tổ chức sản xuất:
Cơng ty có nhiều nhà máy sản xuất, mỗi nhà máy chuyên sản xuất một loại sản
phẩm nhất định. Các nhà máy tổ chức theo phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận
một hay vài cơng đoạn của q trình sản xuất sản phẩm.
Cơng ty có một quy trình cơng nghệ theo kiểu liên tục, sau khi hồn tất một giai
đoạn cơng nghệ thì bán sản phẩm sẽ được chuyển tiếp sang một phân xưởng tiếp theo
để tiếp tục công đoạn mới cho đến khi nào hồn thành sản phẩm. Do đó sản phẩm
hàng loạt với chu kỳ sản xuất ngắn.
Dưới đây là quy trình sản xuất tại nhà máy Nhựa I – nơi sản xuất các loại sản
phẩm giả da, cung cấp chi các nhà máy sản xuất giày dép, dụng cụ thể thao. Nhà máy

7


nhựa I có hai dây chuyền sản xuất gải da PVC, PU và dây chuyền sản xuất vải chống
thấm.

2.3.3 Quy trình sản xuất một số loại sản phẩm
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Bao Bì Carton

8


Nguồn: Phân Xưởng Sản Xuất.
■ Trình tự tiến hành:
 Giấy cuộn là nguyên vật liệu trực tiếp, đưa lên máy dợn sóng gồm 02
lớp sóng và 03 lớp thẳng ép thành 01 bìa Carton thẳng.
 Bìa Carton này sau đó cho vào máy cán lằn tạo ra những đường định

hình để có thể lắp thành 01 thùng Caron hồn chỉnh.
 Sau khi qua máy cán lằn, bìa Carton được đưa vào máy in, mẫu in theo
yêu cầu của đơn đặt hàng của khách hàng.
 Tiếp theo công đoạn in là công đoạn bế. Bế là công đoạn tạo những
đường rãnh cần thiết để tạo nên nắp và đáy thùng Carton.
 Đóng ghim là khâu cuối cùng để tạo một thùng Carton hồn chỉnh, ghim
được đóng ở 2 mối của một bìa Carton thẳng đã được cán lằn và xẻ rãnh.
 Thùng Carton hàn chỉnh được bó thành từng bó từ 10 đến 20 thùng và
xuất giao cho khách hàng hoặc lưu kho.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm-Ý nghĩa-Vai trị của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
a) Các khái niệm
Kết quả: kết quả sản xuất là một khái niệm chỉ những gì thu hoạch được sau
một quá trình đầu tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào quá trình sản xuất
kinh doanh.
Kết quả sản xuất được trình bày qua những chỉ tiêu về chi phí sản xuất, giá trị
sản lượng và lợi nhuận sau một chu kì sản xuất kinh doanh.
Những chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh gồm có: doanh thu, chi
phí, lợi nhuận,...
Hiệu quả: hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó thể hiện kết quả sản
xuất trong mỗi đơn vị chi phí sản xuất của ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả
kinh tế là đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí sản xuất đã bỏ ra.

Hiệu quả kinh tế là thước đo hoạt động, là yếu tố cho biết doanh nghiệp kinh
doanh lời hay lỗ.
b) Ý nghĩa, vai trị của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

10


Muốn phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta cần phải
phân tích các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp và cũng đồng thời đặt doanh
nghiệp trong một bối cảnh xác định, có nghĩa là cũng phải phân tích những ảnh hưởng
từ bên ngồi.
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
Việc phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp xác định lợi nhuận, chi
phí và có những điều chỉnh nhằm thích nghi với mơi trường kinh doanh. Đây là một
việc bức thiết để theo dõi sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tránh và
giảm thiểu sai phạm trong quản lí, những thất thốt trong sản xuất để kịp thời điều tiết
hoạt động của toàn doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển trên thị
trường, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập.
a) Những nhân tố của môi trường bên trong
- Chất lượng hàng hoá kinh doanh:
Là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới doanh thu và tốc độ lưu chuyển
hàng hố. Hàng hố có chất lượng khơng đạt u cầu sẽ khó bán và bán với giá thấp
làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của đơn vị, ngoài ra cịn ảnh hưởng đến uy
tín của cơng ty. Bên cạnh đó phải nắm vững những yêu cầu của thị trường để xác định
được xuất xứ chất lượng của hàng nhập như thế nào để tránh tình trạng nhập hàng
chất lượng kém gây hậu quả nghiêm trọng cho công tác kinh doanh.
Chất lượng hàng hoá kinh doanh phải được đảm bảo, đó là yêu cầu cần thiết để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố này có vai trị
quyết định đến q trình kinh doanh của doanh nghiệp mà đặc biệt là khi uy tín của

doanh nghiệp được xem là tài sản vơ hình vô cùng quý giá để giúp doanh nghiệp đứng
vững trên thương trường.
Với cơng ty bao bì Quốc Tế, nhân tố này được xem xét rất kỹ, khơng phải vì
chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố chất lượng, luôn coi chất lượng là yếu tố hàng
đầu, “Bán hàng thật, hàng chất lượng” ln là tiêu chí hàng đầu của cơng ty. Vì thế

11


thời gian qua công ty luôn đảm bảo cho khách hàng về chất lượng của hàng hóa phần
nào làm tăng thêm uy tín của cơng ty.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đây là những tài sản, vật chất phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động
kinh doanh của công ty. Quy mô sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật
chất kỹ thuật của công ty như: hệ thống kho hàng, mặt bằng kinh doanh, máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, phương tiện vận tải,... và đặc biệt là khả năng tài
chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà trong đó nguồn vốn được xem là yếu tố
quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
Vốn trong hoạt động kinh doanh được huy động từ nhiều nguồn, tùy theo đặc
điểm, tính chất hoạt động và chức năng của từng doanh nghiệp sẽ có hình thức huy
động vốn khác nhau.
- Yếu tố về nguồn nhân lực:
Nhân lực là một chức năng quản trị cốt lõi giữ vai trò quan trọng nhất trong
quá trình quản trị chiến lược. Quản lí suy cho cùng là quản lí con người, nhân tố con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội.
Trong tổ chức, nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát
triển của tổ chức. Tại doanh nghiệp, đó là đội ngũ cán bộ quản lí và những nhân viên
thi hành. Sự kết hợp hài hịa gắn bó với các quyền lợi của cá nhân vào tổ chức và
ngược lại sẽ là bước đánh dấu quan trọng cho sự thành cơng của doanh nghiệp. Chính
điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lí của những nhà lãnh đạo và kiến thức

kỹ năng của tập thể nhân viên, đó là sự sắp xếp cơng việc, tổ chức công việc, lập kế
hoạch kinh doanh, phân công lao động hợp lí, có chính sách đãi ngộ và có biện pháp
động viên, khuyến khích người lao động tích cực làm việc và tạo mơi trường văn hóa
tốt cho tổ chức.
Với cơng ty bao bì Quốc Tế, có đội ngũ quản lí trình độ cao và nhân viên hoạt
động năng nổ đã tạo nên những thành công đáng kể. Công ty ln có những chính
sách tốt, khen thưởng hợp lý nhằm đáp ứng tốt cho đời sống của nhân viên. Công ty
luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao kiến thức, nâng cao nghiệp vụ bán hàng,

12


nghiệp vụ kinh doanh cho nhân viên để thực hiện mục tiêu chung của công ty là phục
vụ khách hàng tốt hơn, mang lại lợi nhuận cao nhất.
- Trình độ tổ chức sản xuất:
Trình độ tổ chức sản xuất là khả năng kết hợp giữa các yếu tố sản xuất, kết hợp
giữa các công đoạn trong dây chuyền sản xuất ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng và có
tính cân đối nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian lao động lãng phí, tăng khối lượng sản
phẩm sản xuất ra.
Trình độ tổ chức sản xuất phản ánh trình độ kiến thức của nhà điều hành sản
xuất. Nói lên khả năng sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tri thức của doanh nghiệp
cũng như sự quyết đốn trong tổ chức sản xuất.
- Trình độ tổ chức quản lí:
Trình độ quản lí là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức quản lí trong doanh nghiệp là quản lí sức lao động và tư liệu
lao động. Mọi tiềm năng sẵn có để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp, sử dụng một
cách có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế đạt
mức cao nhất sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Những nhân tố tác động bên ngoài

Đây là những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó có nguồn gốc từ bên ngoài doanh nghiệp.
Những yếu tố này có thể xem như là vỏ bọc vừa bảo vệ, lại vừa gây trở ngại cho
doanh nghiệp. Ảnh hưởng tổng hợp hay đơn lẻ của chúng có thể tạo ra ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy
chúng có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp như thế nào.
- Yếu tố chính trị (Political-P):
Là yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt một số doanh nghiệp có sự nhạy cảm với vấn đề chính trị, buộc doanh nghiệp
phải tuân thủ theo những quy định, luật lệ chung do nhà nước ban hành. Đối với
những doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy, cũng cần có sự ổn định lâu dài về chính trị

13


×