Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ GIỐNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.7 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THỊ BÍCH THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ GIỐNG TẠI
THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THỊ BÍCH THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ GIỐNG
TẠI THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. ĐĂNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Và Biện Pháp Đề Xuất Phát Triển Bền Vững Mô Hình Nuôi Tôm Sú
Giống Tại Thị Xã Ninh Hòa Tỉnh Khánh Hòa”, do Huỳnh Thị Bích Thảo sinh viên
khóa 2007-2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày __________________________________________________

ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Ngày

tháng

năm

 
 
 

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ĐẶNG THANH HÀ, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại phòng Nông Nghiệp - Phát Triển
Nông Thôn và phòng Thủy Sản thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
HUỲNH THỊ BÍCH THẢO

 
 


 

NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ BÍCH THẢO. Tháng 7 năm 2011. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh
Tế Và Biện Pháp Phát Triển Bền Vững Mô Hình Nuôi Tôm Sú Giống Tại Thị Xã
Ninh Hòa Tỉnh Khánh Hòa”.
HUYNH THI BICH THAO. July 2011. “ Evaluation Of The Economic
Eficiency And Sgessting Measures To Develop Subtainable Of The Tiger Shrimp
Hatchey Farm At Ninh Hòa District In Khánh Hòa Province”.
Khóa luận tìm hiểu vè hiệu quả nghề nuôi tôm sú giống trên cơ sở phân tích số
liệu điều tra của 50 trại nuôi tôm sú giống (tôm post) trên địa bàn thị xã Ninh Hòa tinh
Khánh Hòa.
Tôm post đạt năng suất cao (bình quân từ 80.000 đến 90.000 con/m3), giá bán
không ổn định nên (đề tài lấy giá cố định bình quân là 24 đồng đối với tôm giống theo
hình thức nuôi kháng sinh và 24,5 đồng/con đối vơi hình thức nuôi vi sinh), lợi nhuận
bình quân cả hai mô hình đạt được là 575.705 đồng/m3) nên số trại nuôi tôm ngày càng
giảm về số lượng và còn chất lượng tôm sú giống thì không cao.
Đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất
tôm sú giống gồm: công lao động, thức ăn, mật độ, thuốc, tập huấn, kinh nghiệm, học
vấn, hình thức nuôi. Đồng thời thiết lập hàm năng suất cho 1 m3 tôm sú giống và xác
định tỷ lệ tôm sú giống chết bởi các yếu tố ảnh hưởng trên. Cuối cùng là đưa ra những
định hướng và một số đề xuất mang tính thiết thực để các trại nuôi tôm sú giống của

vùng phát triển bền vững.

 
 


MỤC LỤC 
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1



1.1. Đặt vấn đề




1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài



1.3.1. Phạm vi không gian



1.3.2. Phạm vi thời gian



1.4. Cấu trúc của khóa luận




CHƯƠNG 2



2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan



2.2.1. Tổng quan về tính Khánh Hòa



2.2.1 Tổng quan về thị xã Ninh Hòa



2.3. Tổng quan về đặc điểm thủy sản



2.3.1. Đặc điểm thủy sản tỉnh Khánh Hòa



2.3.2. Đặc điểm thủy sản thị xã Ninh Hòa



CHƯƠNG 3


11 

3.1. Cơ sở lý luận

11 

3.1.1. Đặc điểm sinh học của tôm sú

11 

3.1.2. Kĩ thuật nuôi tôm sú giống

12 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

15 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

15 

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

15 


 



3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

15 

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy

15 

3.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế

19 

3.4. Xác định yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ ấu trùng chết trong nuôi tôm sú giống

20 

CHƯƠNG 4

22  

4.1. Tình hình các trại nuôi tôm sú giống trên địa bàn thị xã qua các năm

22 

4.2. Đặc điểm của các chủ trang trại nuôi tôm sú giống

24 

4.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm sú giống.


29 

4.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm sú giống

37 

4.5. Xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến tỷ lệ ấu trùng tôm sú giống chết

38 

4.6. Nhận thức của người dân về quản lý môi trường và chất lượng tôm giống
của trại nuôi

42 

4.7. Những thuận lợi, khó khăn

43

4.8. Giải pháp nhằm phát triển bền vững mô hình nuôi tôm sú giống.

44

CHƯƠNG 5

47 

5.1. Kết luận

47 


5.2. Kiến nghị

48 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50 

PHỤ LỤC

51 

vi 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

LN

Lợi Nhuận

CPSX

Chi Phí Sản Xuất


DT

Doanh Thu

KHKT

Khoa Học Kĩ Thuật

XH

Xã Hội

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

NN&PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

P15

Tôm Giai Đoạn Post 15 Ngày

vii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Cơ cấu một trại nuôi tốm sú giống 

12 

Bảng 3.2. Kì vọng dấu cho các hệ số của mô hình ước lượng 

18 

Bảng 3.3. Kì vọng dấu cho các hệ số của mô hình ước lượng 

20 

Bảng 4.1. Hệ thống trại và sản lượng tôm sú giống qua các năm 

23 

Bảng 4.2. Diện tích nuôi các đối tượng thủy sản trên địa bàn thị xã Ninh Hòa
trong hai năm 2009-2010 

24 

Bảng 4.3. Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ 

25 

Bảng 4.3. Các thông số ước lượng của hàm năng suất tôm sú giống 

30 

Bảng 4.4. Các thông số ước lượng của hàm năng suất tôm sú giống 


31 

Bảng 4.5. Các thông số ước lượng của hàm năng suất tôm sú giống 

32 

Bảng 4.6. Các thông số ước lượng của hàm năng suất tôm sú giống 

33 

Bảng 4.7. Các hệ số xác định của mô hình hồi quy năng suất nuôi tôm sú giống 

33 

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy bổ sung 

35 

Bảng 4. 9. Kết quả và hiệu quả nghề sản xuất tôm sú giống(tính trên 1m3 bể nuôi)  37 
Bảng 4.10. Các thông số ước lượng của hàm xác suất tôm sú giống chết 

39 

Bảng 4.11. Các thông số ước lượng của hàm xác suất tôm sú giống chết 

39 

viii 
 



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bảng đồ hành chính thị xã Ninh Hòa 



Hình 4.1. Cơ cấu nhóm tuổi của hộ điều tra 

24 

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu số năm nuôi tôm sú giống của chủ trại 

26 

Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu thể tích 1 bể nuôi của các trại 

27 

Hình 4.4. Cơ cấu hình thức nuôi tôm sú giống 

27 

Hình 4.5. Cơ cấu vốn trong hoạt động nuôi tôm sú giống 

28 

Hình 4.6. Số nguồn học hỏi kinh nghiệm của chủ trại 


29 

ix 
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Mô hình năng suất tôm sú giống 

51 

Phụ lục 2. Mô hình hồi quy nhân tạo 

52 

Phụ lục 3. Mô hình hồi quy bổ sung 

53 

Phụ lục 4. Mô hình tỷ lệ tôm sú giống chết 

55 

Phụ lục 5. Mô hình hồi quy nhân tạo 

57 

Phụ lục 6. Hồi quy bổ sung 


58 

Phụ lục 7. Bảng câu hỏi phỏng vấn các trại nuôi tôm sú giống 

60 


 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Khánh hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.197 km2, với
385 km chiều dài ven biển bao gồm các đầm phá, vũng vịnh kín gió tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi tôm và giúp cho tỉnh Khánh Hòa trở thành một
trong những địa phương sản xuất tôm sú giống mạnh nhất cả nước. Giai đoạn 19952000, cả nước có trên 2.500 trại sản xuất giống tôm sú với trên 10 tỷ tôm giống Post
15 thì riêng tỉnh Khánh Hòa đã có 1.019 trại, sản xuất đạt 3,25 tỷ tôm giống post 15,
chiếm 40,8% trại sản xuất và 32,5% số lượng tôm sú giống cả nước.
Với đặc thù của nền kinh tế nước ta hiện nay thì thuỷ sản đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo và cải thiện đời sống dân cư ở những vùng nông thôn ven
biển và hải đảo, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng
trong và ngoài nước. Trong nuôi trồng thuỷ sản thế giới cũng như ở Việt Nam, nghề
nuôi thủy hải sản ven biển là một trong những nghề phát triển mạnh ở các tỉnh Duyên
Hải Miền Trung. Nghề nuôi tôm sú giống trước kia mang lại rất nhiều lợi nhuận cho
người dân sống ven biển. Bởi thời điểm đó Khánh Hòa là một trong các số Tỉnh có
nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh và là nơi cung cấp giống thủy sản cho các tỉnh lân
cận, đặc biệt là tôm sú giống.
Tuy nhiên những năm gần đây, do sự phát triển nghề sản xuất tôm sú giống ở

các tỉnh lân cận và các tỉnh Nam Bộ khá mạnh và sự sụt giảm nghiêm trọng nghề nuôi
tôm thương phẩm trong toàn Tỉnh. Điều này đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ tôm
sú giống của tỉnh Khánh Hòa nói chung và thị xã Ninh Hòa nói riêng. Đặc biệt năm
2007, 2008 số lượng trại tôm sú giống trên địa bàn Thị Xã giảm đáng kể nên đã ảnh
 
 


hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của bộ phận dân cư trong
vùng.
Hiện nay xuất hiện mô hình nuôi tôm sú giống theo hướng vi sinh, nhằm tạo
tôm giống sạch hơn, nhưng giá bán so với mô hình nuôi thông thường thì không chênh
lệnh cao. Thị trường tôm giống trên địa bàn nghiên cứu thừa về cung thiếu cầu. Điều
này làm cho các trại nuôi không xuất được tôm giống bán đúng thời điểm, dẫn đến
thua lỗ và bỏ trại.
Việc giảm dần số trại, bể ương ấu trùng cũng như sự sụt giảm sản lượng tôm
giống trên địa bàn thị xã là hệ quả của nhiều vấn đề cần giải quyết. Từ vấn đề ô nhiễm
môi trường nuôi đã kéo theo dịch bệnh, và một số yếu tố đầu vào khác cũng đã ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng tôm sú giống, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của các trại nuôi.
Trước thực trạng trên để tìm hiểu về hiện trạng các trại sản xuất tôm sú giống
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và biện pháp phát
triển bền vững mô hình nuôi tôm sú giống tại thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa”
nhằm cung cấp các dữ liệu đã được phân tích về kinh tế góp phần cho công tác quy
hoạch, quản lý vùng nuôi tôm sú giống một cách hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển
nghề nuôi tôm sú giống và để tạo nguồn cung tôm giống chất lượng cho các hộ nuôi
trên địa bàn thị xã.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú giống tại thị xã Ninh Hòa

tỉnh Khánh Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng của các trại nuôi tôm sú giống.
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm sú giống.
Phân tích kết quả hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú giống.
Xác định tỷ lệ tôm sú giống chết bởi các yếu tố đầu vào.
Đề xuất một số ý kiến giúp phát triển trang trại nuôi tôm sú giống bền vững.


 


1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể là tại các xã
trên địa bàn có trại nuôi tôm sú giống là Ninh Ích và Ninh Lộc, Ninh Phú.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/03/2011 đền 25/05/2011.
Trong thời gian đó, từ 26/03/2011 đến ngày 28/04/2011 tiến hành điều tra thông tin và
thu thập số liệu về hiền trạng nuôi tôm giống, xử lý , nhập số liệu. Thời gian còn lại
tập trung chạy mô hình hồi quy, nghiên cứu tài liệu để viết bài.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương được viết khái quát như sau:
Chương 1. Mở đầu
Chương này giới thiệu sơ lược về lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, đặc điểm tổng quan về
vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn. Và sơ lược về đặc điểm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa
và thị xã Ninh Hòa.

Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày các cơ sở lý luận, đặc điểm sinh học của tôm sú, kĩ thuật
nuôi tôm sú giống. Trình bày các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu
thập số liệu, thống kê mô tả, xử lý số liệu và phân tích hồi quy để phân tích lợi ích chi
phí, xây dựng hàm năng suất và tỷ lệ ấu trùng tôm sú giống chết.  
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm sú giống, sau đó
phân tích lợi ích, chi phí hiệu quả của mô hình năng suất tôm sú giống và tỷ lệ ấu trùng
tôm sú giống chết. Đưa ra các số liệu tính toán từ số liệu thu thập được. Sử dụng
phương pháp hồi quy chạy mô hình kinh tế lượng để xác định hiệu quả của mô hình.  
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận chính mà đề tài thực hiện và một số kiến nghị đối với mô
hình trang trại nuôi tôm sú giống trên địa bàn Thị Xã.

 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Hiện nay, sản lượng tôm trên thị trường Việt Nam từ hoạt động đánh bắt và các
nguồn nuôi tôm công nghiệp là chủ yếu với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ,
tôm càng xanh. Ở Việt Nam thì hầu hết đều được nuôi ở vùng nước ngọt và ven biển
trên cả nước. Có nhiều đề tài trước đây của sinh viên khoa kinh tế viết về hiệu quả
kinh tế của nghề nuôi tôm sú, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả
kinh tế của nghề nuôi tôm sú giống. Bởi để có được nguồn tôm sú thương phẩm đạt
chất lượng và năng suất cao thì cũng cần có một lượng tôm sú giống đạt chất lượng
cao. Vì vậy đây là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với nghiên cứu trước đó. Mặt
khác đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu khác nhau nên nghiên cứu này cũng

mang nhiều điểm khác biệt. các nghiên cứu trước đây là tài liệu tham khảo đáng quý
để tôi thực hiện đề tài này
Hoàng Thu Thủy, (2008) nghiên cứu về kết quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú
giống tại thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, đã sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy để xác định và phân tích hàm năng suất tôm sú giống
và các chỉ tiêu kinh tế để tính toán hiệu quả kinh tế của 1m3 bể nuôi. Tác giả đã lượng
hóa các yếu tố đầu vào là lao động, thức ăn, thuốc, khuyến nông, học vấn ảnh hưởng
đến năng suất tôm sú giống.

 
 


2.2. Tổng quan về đại bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về tính Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ với diện tích 5.197 km2 (kể
cả các đảo, và quần đảo Trường Sa), là tỉnh tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài
385 km với khoảng 200 hòn đảo ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.
Phía bắc giáp với tỉnh Phú Yên, phía nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp với
tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng. Tỉnh cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía bắc, cách thành
phố Hồ Chí Minh 448 km về phía nam, có ba mặt đều là núi, phía đông giáp biển và là
nơi có vị trí giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng
không. Về giao lưu kinh tế, văn hóa giữa tỉnh và các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc thuận
lợi nhờ đường sắt xuyen việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài tỉnh.
Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Nha Trang
là, trung tâm hành chính kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, một trung tâm du lịch
lớn trong cả nước, 2 thị xã Cam Ranh và Ninh Hòa, và 4 huyện: huyện đảo Trường Sa,
Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh.
Khánh hòa là tỉnh đất không rộng, người không đông, nhưng được thiên nhiên
ưu đãi đặc biệt: khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm 270C, lượng mưa bình

quân hàng năm 1.737 mm. chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển du
lịch biển đảo và thủy sản.


 


2.2.1 Tổng quan về thị xã Ninh Hòa
Hình 2.1. Bảng đồ hành chính thị xã Ninh Hòa

Nguồn:
a) Vị trí địa lý
Ninh Hòa là thị xã đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Phía bắc giáp huyện Vạn Ninh, phía nam giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha
Trang, phía tây giáp huyện Khánh Vĩnh và tỉnh Đăk Lăk, phía đông giáp biển. Tọa độ
địa lý từ 12,20 đến 12,45 độ Vĩ Bắc và 105,52 đến 109,02 độ Kinh Đông. Tổng diện
tích toàn huyện là 1.197,77 km2 với trên 70,1% là rừng núi, 0,44% là động cát ven
biển. Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 24 xã do nhiều xã được tách ra
từ những xã cũ).
Huyện có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam. Quốc lộ 26 nối thị xã Ninh Hòa
với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Đây là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh
Khánh Hòa cũng như đối với của thị xã Ninh Hòa trong mối quan hệ kinh tế, văn hóa


 


giữa các tỉnh Duyên Hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế
miền núi gắn với an ninh quốc phòng.
Với vị trí như vậy, Ninh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,

giao lưu vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa sản phẩm thủy sản nói riêng và các mặt hàng
khác nói chung. Đồng thời cũng tạo ra không ít khó khăn trong quá trình phát triển.
b) Địa hình
Địa hình thị xã Ninh Hòa thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Khu
vực thấp trũng là các ruộng thấp, các ao đìa nuôi trồng thủy sản thường xuyên bị ngập
về mùa mưa. Thị Xã bị ngăn cách bởi nhiều vùng xung quanh, bởi núi cao và nhiều
dốc, đèo hiểm trở. Vùng núi có độ dốc lớn và thoải, có độ cao trung bình 20-80 m, đất
lần nhiều đá, thường xuyên bị rửa trôi bạc màu, độ phì kém.
Vùng đồng bằng hẹp ven quốc lộ 1A ven biển, ba mặt bị núi bao bọc, nhiều
đỉnh cao hàng ngàn mét như đỉnh Hòn Lớn ở phía Nam, Hòn Gục, núi Mẹ Bồng Con
phía Tây Bắc. Vùng ven biển gần rừng ngập nước là khu vực đầm nươc canh thuận lợi
cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
c) Khí hậu
Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, có đặc điểm khí
hậu của vùng biển miền trung nắng nhiều mưa nhiều, mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa, mùa
đông không rét buốt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,60C (trung bình lớn nhất: 29,80C và nhỏ nhất:
23,70C). lượng mưa trung bình hàng năm 1.350mm, nhưng rải rác không đều, mưa bắt
đầu từ tháng 9 và kết thúc váo tháng 12 nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 9,10,11
chiếm 85% lượng mưa cả năm, tháng 11 thường gây lụt lớn nhưng ít khi có bão.
Mùa khô nắng nhiều, gió tây nam thổi mạnh, thường gây ra hạn hán gay gắt,
thiếu nước sinh hoạt cho cả người và vật nuôi.
Độ ẩm trung bình hàng năm: 80%, lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm
1.424mm. Số giờ nắng 2.482h/năm. Khí hậu này thích hợp cho nhiều loại vật nuôi, cây
trồng, nghề làm muối.


 



d) Thủy văn
Ninh Hòa có con sông chính là sông dinh dài 49 km, do 3 nhánh sông tân lâm,
sông đá, sông lốt (hạ lưu sông đá bàn) hợp lại tại ngã 3 sông phía trên cầu sắt, chảy
qua trung tâm Thị Xã rồi đổ ra đầm Nha Phu. Phía nam có con sông giăng do các suối
bắt nguồn từ dải núi phía nam và tây nam như suối nhà cha, suối bà tứ, suối hồ đá xẻ
hợp thành qua của tam ích rồi cũng đổ ra đầm Nha Phu. Ngoài ra các suối bắt nguồn từ
ba hồ cũng đổ ra đầm này. Đặc điểm nổi bật của các hệ thống sông, suối ở Ninh Hòa là
ngắn và dốc, bắt nguồn từ các dải núi đá granit cao, dốc, mùa nắng nước khô kiệt
nhanh, mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn gây ra lũ lụt, quá trình xói mòn bề mặt diễn ra
mạnh.
e) Tài nguyên nước
Nước ngầm tồn tại ở 2 dạng:
- Nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông suối, tập trung ở các xã phia tây và tây
bắc của xã Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Tân. Độ sâu trung bình từ 5-15 m. nước ngọt có
độ PH trung tính.
- Nước ngầm trong trầm tích sông biển và tập trung ở các xã, phường phia
sddoong và đông nam của thị xã. Độ sâu 3-5m, nước có vị lợ, nhiều nơi bị nhiễm
phèn và nhiễm mặn.
Nước mặt: Tồn tại trên các hệ thống sông ngòi, ao hồ và ruộng trũng và diện
tích nước mặt chủ yếu: Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
2.3. Tổng quan về đặc điểm thủy sản
2.3.1. Đặc điểm thủy sản tỉnh Khánh Hòa
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, nuôi trồng trồng thủy hải
sản cũng là ngành kinh tế quan trọng của Khánh Hòa. Năm 2010 toàn tỉnh có hơn
10.100 tàu, thuyền lắp máy: trong đó có gần 500 tàu công suất 100CV trở lên, có khả
năng đánh bắt dài ngày trên biển. Đặc biệt, với 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
thủy sản, Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt hơn 400 triệu USD.
Khánh hòa được xem là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển

mạnh bậc nhất của cả nước. Đặc biệt với quan điểm xuất khẩu thủy sản là đòn bẩy,

 


động lực phát triển của toàn ngành nên những năm qua Tỉnh đã có chủ trương, chính
sách nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, phát triển cả về
năng lực và công nghệ chế biến, tạo việc làm cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện nay trong 50 nhà máy chế biến thủy sản, có hơn 30 nhà máy đông lạnh với công
suất 420 tấn/ngày và có 4 nhà máy được cấp chứng chỉ xuất khẩu vào thị trường Châu
Âu và nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuât khẩu cho thị trường các
nước trên thế giới.
Bên cạnh đó Khánh Hòa còn có các cơ sở và đội ngũ nghiên cứu chuyên ngành
như Viện Hải Dương Học, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 3, Khoa Thủy Sản
của trường Đại Học Nha Trang để nghiên cứu và phát triển các nguồn thủy sản giống
và để xây dựng vùng nuôi tôm giống tập trung để cung cấp nguồn tôm giống chất
lượng cho khu vực và cả nước.
Tận dụng các thế mạnh, tiềm năng thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống ngư dân
ven biển, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của Tỉnh theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Vì thế UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thủy
sản của Tỉnh đến năm 2010 có tính đến năm 2015. Theo đó, ngành Thủy sản trong
những năm tới vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Mục đích quy
hoạch nhằm tổ chức, quản lý và khai thác các tiềm năng sẵn có và đang xuất hiện để
phát triển bền vững ngành Thủy sản gắn với bảo vệ môi trường và Tỉnh sẽ đầu tư mọi
nguồn lực trong các thành phần kinh tế tập trung đầu tư phát triển ngành thủy sản trên
4 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa khai
thác với an ninh quốc phòng vùng biển tạo tiền đề đưa ngành thủy sản Khánh Hòa tới
năm 2015 thành ngành kinh tế mạnh đồng bộ.

2.3.2. Đặc điểm thủy sản thị xã Ninh Hòa
a) Về đánh bắt
Năm 2010 khai thác thủy sản trong những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn
do ảnh hưởng của mưa bão thường xuyên xảy ra trên các vùng biển, toàn thị xã khai
thác được 10.100 tấn thủy sản các loại, đạt 112,07% so với kế hoạch. Tuy nhiên sản

 


lượng khai thác cả năm vẫn tăng cao so với kế hoạch nhờ thời tiết các tháng đầu trong
năm được thuận lợi.
b) Về nuôi trồng thủy sản, trại sản xuất giống thủy sản
Tổng diện tích nuôi tồng thủy sản đạt 2.400 ha giảm so với năm 2009 là 405 ha,
trong đó:
Khu vực nước mặn: 1.954 ha
Diện tích nuôi cá biển và tôm hùm là 390 lồng chiếm 20%, tăng 92 lồng so với
năm 2009.
Diện tích nuôi tôm sú: 315 ha/1954 chiếm 16,12% giảm so với năm 2009
(22,17%).
Diện tích nuôi tôm chân trắng: 1305 ha/1954ha đạt 66,8% tăng tỉ trọng nhưng
lại giảm 47ha so với diện tích nuôi so với năm 2009.
Diện tích nuôi cua, ốc hương và các loài nhuyễn thể là 334 ha/1954ha đạt
17,1% tăng 12% so với cùng kì năm 2009 (105ha).
Khu vực nước ngọt: Với diện tích nuôi 446 ha chiếm 18,6% so với tổng diện
tích nuôi trồng thủy sản ven biển giảm so với năm 2009 (550ha) gần 6%.
Năm 2010 diện tích thả nuôi tôm các loại trên địa bàn Thị Xã là 1620ha chiếm
89,14% so với năm 2009. Diện tích nuôi tôm giảm so với cùng kì, nguyên nhân là do
dịch bệnh thường xuyên xảy ra các vụ trước, một só hộ bị thau lỗ, thiếu vốn tái đầu tư.
Vào cuối năm sản lượng tôm các loại thu hoạch được là 2200 tấn, tăng 103,75% so với
năm 2009 hầu hết đều đạt xấp xỉ hoặc tăng so với cùng kì.


10 
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Đặc điểm sinh học của tôm sú
a) Phạm vi phân bố của tôm sú
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản,
Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi. Nhìn chung,
tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước
vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột
(PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và
rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống
vùng nước sâu hơn.
b) Chỉ tiêu môi trường nước nuôi
Nguồn nước mặn là yếu tố quan trọng quyết định cho toàn bộ quá trình hoạt
động sản xuất của trại. Do đó nguồn nước mặn cung cấp không bị ô nhiễm, có thể lấy
trực tiếp từ biển, từ mạch ngầm sau khi xử lý phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

 
 

Độ mặn của nước

: > 28 ‰.


Nhiệt độ nước

: 25 - 31 độ C

pH

: 7,5 - 8,5

Kim loại nặng

: < 0,01 mg/l

NH4 + - N

: < 0,1 mg/l

NO2 - N

: < 0,01 mg/l

H2S

: < 0,1mg/l


3.1.2. Kĩ thuật nuôi tôm sú giống
a) Vị trí trại
Trại không chỉ được xây ở ven biển, eo vịnh hay trong vùng nội địa nhằm đảm
bảo được nguồn nước mặn mà còn nằm trên vùng đất cao có thể tránh được úng lụt
hoặc thủy triều lớn hàng năm. Đồng thời môi trường nước và đất không bị ô nhiễm

chất thải từ khu công-nông nghiệp.
b) Thiết kế và xây dựng trại
Bể nuôi tôm bố mẹ, bể ương ấu trùng có thể thiết kế theo dạng hình chữ nhật,
hình vuông, hình tròn-đáy nón thông thường được xây dựng bằng vật liệu bê tông và
gạch là chủ yếu với thể tích từ 2-60m3. Để xây dựng một trại sản xuất tôm sú giống
với công suất từ 10-15 triệu P15/năm bao gồm:
Bảng 3.1. Cơ cấu một trại nuôi tốm sú giống
Hạng mục

Cấu trúc

Thể loại ĐVT

SL

Bể lắng nước (3,7 x 3,7 x 2,2m)

Có máy che

30 m3

Bể

02

Bể xử lý, cấp nước (3,7 x 3,6 x 2,0m) Có máy che

27 m3

Bể


03

Bể nuôi tôm bố mẹ (3,0 x 3,0 x 0,8 m) Có máy che

12 m3

Bể

02

Bể cho đẻ (1,5 x 1,5 x 0,8 m)

Có máy che

1.8 m3

Bể

06

Bể nuôi tảo (1,5 x 1,5 x 0,8m)

Mái che lấy ánh

1.8 m3

Bể

03


sáng
Bể lọc cát (1,2 x 1,2 x 1,5m)

Có máy che

2.0 m3

Bể

02

Bể ương ấu trùng (2,0 x 2,6 x 1,1m)

Có máy che

5.5 m3

Bể

12

Nguồn: số liệu thu thập
c) Các trang thiết bị chính
Máy bơm nước mặn công suất từ 15-20 m3/h, 2-3 m3/h, ống dẫn nước, van các
loại.
Máy thổi khí, ống dẫn khí, đá bọt.
Hệ thống dàn điện phục vụ sản xuất, máy phát điện dự phòng công suất 3
KW/h.


12 
 


Dụng cụ đo độ mặn, độ Ph, kính hiển vi, nhiệt kế, cân, bình oxy, thau, xô, ca, ly
thủy tinh.
d) Chọn nuôi tôm bố mẹ đẻ
Tôm mẹ được thu thập từ biển khơi hoặc trong các ao đầm.
Các tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ.
Trọng lượng: Đối với tôm cái ≥ 100 gr, đối với tôm đực ≥ 60gr
Màu sắc tươi sáng, bóng mượt
Hình dáng ngoài không bị tổn thương
Bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh.
Điều kiện môi trường nuôi tôm bố mẹ:
Độ mặn : 28 - 34%
Nhiệt độ : 28 - 30 độ C Oxy hòa tan 4-7mg/lít
pH : 7,6-8,2 Giữ môi trường ổn định.
Mật độ và tỷ lệ đực/cái: 1/1
Loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, mực ống, hàu, nghêu, trai, giun biển, ốc càng
và thịt bò.
Kiểm tra bằng máy PCR để kiểm dịch trước khi tham gia sinh sản.
Ngày cho ăn 3 lần: 8 giờ sáng, 17h chiều và 23 giờ đêm.
Mật độ trứng tôm bố mẹ đẻ khoảng 1.000.000 trứng/m3
e) Chăm sóc
Chăm sóc nuôi ấu trùng thành tôm giống
Mật độ nuôi ấu trùng từ 90-130 ấu trùng/lít là tốt nhất.
Trứng tôm bố mẹ đẻ sau 16h sẽ chuyến sang giai đoạn nauplius (6 giai đoạn
nau)
Giai đoạn ấu trùng Nauplius dinh dưỡng noãn hoàn nên chưa phải cung cấp
thức ăn. Việc chăm sóc chỉ cần sục khí nhẹ, đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể

và thường xuyên quan sát khi thấy xuất hiện ấu trùng zoae thì bắt đầu cho ăn.
Đến giai đoạn nauplius 4 thì ta có thể vớt sang hồ nuôi sản xuất và khi nau 6
chuyển sang zoae (có 3 giai đoạn). Ở giai đoạn này vì ấu trùng có tính ăn lọc liên tục,
vì vậy mật độ tảo trong bể nuôi phải được duy trì thường xuyên. Tảo được cho ăn từ
13 
 


giai đoạn zoae 1 tăng dần đến zoae 2, tăng tốt đa ở zoae 3 và giảm dần ở giai đoạn
mysis.
Khi chuyển sang giai đoạn mysis, ấu trùng giai đoạn này có tập tính bắt mồi
chủ động, thức ăn là động vật phù du. Thời gian biến thái của ấu trùng mysis phụ
thuộc vào nhiệt độ nước thông thường 4-6 ngày ở nhiệt độ 27-290C thì chuyển qua giai
đoạn postlavae.
Kỹ thuật chăm sóc postlarvae tương tự như chăm sóc mysis. Trong giai đoạn
này tôm sử dụng nhiều thức ăn nên lượng nước cần thay hằng ngày cũng phải nhiều
hơn.
Nhìn chung đối với các giai đoạn trên do ngoai điều kiện tự nhiên nguồn thức
ăn là các tảo khuê, giáp các nhỏ. Cũng cần tăng cường các loại thức ăn nhằm đảm bảo
hàm lượng đạm, khoáng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng, đồng thời
thức ăn phải có mùi hấp dẫn, có kích cỡ phù hợp, có độ lơ lửng tốt, ít hòa tan vào môi
trường nước. và thức ăn phải có hàm lượng acid amin thiết yếu cao nhằm tăng cường
sức đề kháng, sinh trưởng của ấu trùng.
Quản lý chất lượng nước
Nguồn nước trong sản xuất giống tôm sú phải đảm bảo các yếu tố (S0/00, t0,
NH3, H2S…) phải nằm trong giới hạn cho phép. Hiện nay đa phần nguồn nước trại
nuôi lấy từ biển, vì vậy khi ương ấu trùng đều phải qua xủa lý chlorine, lọc, tia cực
tím… trước khi cho vào bể ương.
Ngoài các yếu tố thủy lý hóa trên, xu hướng hiện nay sử dụng chế phẩm vi sinh,
trong nuôi ương dần được thay thế và hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, kháng sinh

trong sản xuất giống. vì trong quá trình sản xuất giống, các vi khuẩn có lợi sẽ được bổ
sung liên tục vào môi trường nước, trong thức ăn của ấu trùng như: đối với thức ăn cần
bổ sung thêm men tiêu hóa, bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng và
hàng ngày cũng phải bổ sung thêm vi sinh vòa bể ương các loại vi khuẩn có lợi để
phân hủy, hấp thụ các chất khí độc, thức ăn dư thừa.
Xi phong đáy: giảm nhẹ sục khí, dùng ống xi phong hút ra toàn bộ đáy bể, loại
bỏ hết cặn bả, thức ăn dư thừa, vỏ và xác ấu trùng chết ra ngoài bằng vợt hoặc ống
hermet thu ấu trùng còn sống thả lại bể nuôi.
14 
 


×