Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


HÀ NGỌC THIÊN ÂN

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

HÀ NGỌC THIÊN ÂN

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kế Toán


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. BÙI CÔNG LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Kế Toán nghiệp vụ huy
động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng
Nai” do Hà Ngọc Thiên Ân, sinh viên khoá 33, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _________________.

ThS. BÙI CÔNG LUẬN
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh
thành và dưỡng dục con khôn lớn, cũng như những người thân luôn ủng hộ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất để con có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế cùng toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Công Luận, người đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng Nai đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Ngân
hàng. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị tại các phòng ban, đã tận tình giúp
đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc nhất đến anh chị phòng Dịch Vụ Khách Hàng đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế trong quá trình thực tập vừa qua.
Cuối cùng, cảm ơn tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tinh thần cũng
như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
HÀ NGỌC THIÊN ÂN


NỘI DUNG TÓM TẮT
HÀ NGỌC THIÊN ÂN. Tháng 07 năm 2011. “Kế Toán Nghiệp Vụ Huy Động Vốn
tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam Chi Nhánh Đồng Nai”.
HA NGOC THIEN AN. July 2011. “Account of Capital Mobilization Operations at
Vietnam International Commercial Joint Stock Bank - Dong Nai Province
Branch”.
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh
doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các Ngân hàng thương mại, vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, quyết định
sự tồn tại của Ngân hàng. Trong đó, huy động vốn là hoạt động chủ yếu của Ngân
hàng, là nguồn vốn cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư tạo lợi nhuận để
đảm bảo sự phát triển vững mạnh của Ngân hàng.
Đề tài được trình bày qua các nội dung chính sau:
- Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Đồng
Nai.
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn đang áp dụng tại Ngân hàng.
- Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng, quy trình giao
dịch, cách hạch toán và chứng từ minh họa cho mỗi nghiệp vụ phát sinh.
Với những kiến thức đã học và một chút kinh nghiệm thực tế trong thời gian
thực tập, đưa ra ý kiến nhận xét và rút ra những ưu và khuyết điểm của công tác kế
toán huy động vốn tại Ngân hàng. Từ đó, có những ý kiến đóng góp và đề xuất cần
thiết cho công tác huy động vốn tại Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn để đóng
góp vào sự phát triển chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

iv



MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

4

2.1.1. Thông tin chung về VIB

4

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

4

2.1.3. Những thành tựu đạt được

5


2.1.4. Định hướng phát triển trong tương lai

6

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng VIB Đồng Nai

7

2.2.1. Bộ máy tổ chức

8

2.2.2. Hình thức kế toán Ngân hàng sử dụng

8

2.2.3. Hệ thống tài khoản sử dụng

9

2.2.4. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn

12
12


3.1.1. Khái niệm

12

3.1.2. Đặc điểm của vốn huy động

12

3.1.3. Vai trò của nghiệp vụ huy động vốn

12

3.2. Các hình thức huy động vốn

12

3.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
v

13


3.2.2. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

13

3.2.3. Huy động vốn qua phát hành GTCG

14


3.2.4. Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN

15

3.2.5. Huy động vốn từ các nguồn vốn khác

15

3.3. Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng

15

3.3.1. Cấu trúc và phương pháp hạch toán các tài khoản

16

3.3.2. Các tài khoản kế toán huy động vốn sử dụng

16

3.4. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

20

3.4.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi

20

3.4.2. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm


20

3.4.3. Kế toán nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá

23

3.5. Phương pháp nghiên cứu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Tình hình huy động vốn tại VIB Đồng Nai

28

4.1.1. Tình hình huy động vốn tại VIB Đồng Nai

28

4.1.2. Các hình thức huy động vốn tại VIB Đồng Nai

31

4.2. Chế độ chứng từ kế toán tại VIB Đồng Nai

34


4.3. Các tài khoản kế toán huy động vốn VIB sử dụng

37

4.4. Quy trình giao dịch tại VIB Đồng Nai

38

4.5. Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại VIB Đồng Nai

39

4.5.1. Tiền gửi không kỳ hạn

39

4.5.2. Tiền gửi có kỳ hạn

70

4.5.3. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

73

4.5.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

87

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


89

5.1. Kết luận

89

5.2. Kiến nghị

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIF

Mã Khách hàng (Customers Information File)

CMND

Chứng minh nhân dân

CVHTKH

Chuyên viên hỗ trợ Khách hàng


DVKH

Dịch vụ Khách hàng

GDV

Giao dịch viên

GTCG

Giấy tờ có giá

KH

Khách hàng

KSV

Kiểm soát viên

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng Thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TK

Tài khoản

TKCKH

Tiết kiệm có kì hạn

TKKKH

Tiết kiệm không kì hạn

TMCP

Thương mại cổ phần

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn tại VIB Đồng Nai trong Năm 2010

viii

29


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của VIB Đồng Nai

7

Hình 2.2. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính

10

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn theo Hình Thức

29

Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn theo Loại Tiền

30

Hình 4.3. Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Một Cửa tại VIB Đồng Nai

39


Hình 4.4. Lưu đồ luân chuyển chứng từ nộp tiền vào tài khoản TGTT

44

Hình 4.5. Lưu đồ luân chuyển chứng từ rút tiền từ tài khoản TGTT

48

Hình 4.6. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Mở TK TGTKCKH

77

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giấy Đăng ký Mở Tài Khoản Doanh nghiệp
Phụ lục 2. Mẫu chữ ký và dấu
Phụ lục 3. Giấy đề nghị đóng tài khoản
Phụ lục 4. Biểu lãi suất tất toán Sổ tiết kiệm trước hạn hoặc rút một phần gốc.
Phụ lục 5. Biểu lãi suất tiết kiệm thường

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong nền kinh tế thị trường dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì vốn cũng là
một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của nó. Vốn trong nền kinh tế có thể ví như
máu trong cơ thể, thiếu vốn nền kinh tế sẽ chậm phát triển. Vốn là tiền đề của hoạt
động kinh doanh trong toàn xã hội nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng . Nó không chỉ có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh
của NHTM mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh của mỗi Doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân nói chung. Do vậy, có thể nói công tác huy động vốn là một trong những
hoạt động hết sức quan trọng của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công
hay thất bại trong kinh doanh của Ngân hàng.
Trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì các NHTM
cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn. Làm thế nào để nâng cao
hiệu quả huy động vốn, tạo nguồn vốn dồi dào, chất lượng cao để đảm bảo nhu cầu
hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện
hội nhập quốc tế như hiện nay đang là vấn đề được quan tâm và tìm biện pháp thực
hiện. Và gắn liền với hoạt động huy động vốn của Ngân hàng là công tác kế toán huy
động vốn. Việc theo dõi và nắm bắt những thay đổi trong quá trình huy động vốn để
ghi chép thông tin, cung cấp cho các nhà lãnh đạo Ngân hàng cũng như các đối tượng
bên ngoài những số liệu cần thiết là công việc quan trọng của kế toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nghiệp vụ huy động vốn, tôi
quyết định chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc
Tế Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt
Nam - Chi nhánh Đồng Nai và nhận xét về tình hình huy động vốn tại đơn vị.
- Mô tả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng: quy trình giao dịch, hạch

toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ…
- Đưa ra nhận xét, ưu điểm, nhược điểm trong công tác kế toán huy động vốn
và đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Về không gian: tại Phòng Dịch vụ khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
- Về thời gian: đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ 01/03/2011 đến
01/06/2011.
- Về nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, định hướng chiến lược
phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam và vài nét về cơ cấu tổ chức, hình
thức kế toán áp dụng, thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản liên quan đến kế toán nghiệp vụ huy
động vốn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai. Từ đó nhận xét về công tác kế toán tại Ngân hàng.
2


Chương 5: Kết luận và đề nghị

Đưa ra ưu và nhược điểm về công tác kế toán qua những vấn đề đã nghiên cứu,
trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
2.1.1. Thông tin chung về VIB
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank.
Tên viết tắt: VIB
Vốn điều lệ: 4.000.000.000.000 đồng
Địa chỉ trụ sở chính: 198B Tây Sơn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Website: www.vib.com.vn
Email:

Logo:
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB)
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày
25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân
hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại
Việt Nam và trên trường quốc tế.
Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam.
Đến cuối năm 2010, sau hơn 14 năm hoạt động, VIB đã trở thành 1 trong những ngân
hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94.000 tỷ đồng, vốn điều lệ

4.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 6.573 tỷ đồng. VIB hiện có trên 3.500 cán bộ nhân
4


viên phục vụ khách hàng tại hơn 135 chi nhánh và phòng giao dịch trên 27 tỉnh thành
trong cả nước.
Ngân hàng Quốc Tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ Ngân hàng
Doanh nghiệp, Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Dịch vụ Ngân hàng Định chế.
* Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp
VIB cung cấp dịch vụ cho DN và những KH kinh doanh khác bao gồm: dịch vụ
tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch
vụ thanh toán, dịch vụ ngoại tệ...
* Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân
VIB cung cấp dịch vụ cho cá nhân bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng
tiêu dùng, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ
mua bán ngoại tệ.
* Dịch vụ Ngân hàng Định chế
VIB cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức phi tài
chính và các tổ chức khác bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ
cho vay, dịch vụ mua bán ngoại tệ...
2.1.3. Những thành tựu, giải thưởng đạt được
Với những thành tích trong hoạt động kinh doanh, đóng góp cùng sự phát triển
của cộng đồng… những năm qua VIB đã nhận được các danh hiệu, giải thưởng trong
nước và quốc tế như:
- Cờ khen và bằng khen của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam vì đã
có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng các năm 2007,
2008, 2009, 2010.
- Nhiều năm liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh
toán quốc tế xuất sắc” do các tập đoàn tài chính có uy tín trên thế giới trao tặng như
HSBC, Citigroup, Wells Fargo.

- Nhận giải thưởng “Siêu cúp Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng” do Cục Sở Hữu
Trí Tuệ Việt Nam trao tặng các năm 2007, 2008, 2009, 2010.
- Liên tiếp được Moody’s- Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu - xếp hạng hệ
số sức mạnh tài chính cao trong nhóm các Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
5


- Nhận danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt
Nam trao tặng các năm 2005, 2006, 2007, 2008.
- Nhận giải thưởng “Quả cầu vàng” do VCCI trao tặng năm 2007.
2.1.4. Định hướng và chiến lược phát triển trong tương lai
Ngay từ ngày đầu thành lập, Ngân hàng Quốc Tế đã xác định rõ mục tiêu trở
thành một Ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực Ngân hàng quốc tế,
phát triển một thương hiệu mạnh theo hướng gắn bó chặt chẽ với khách hàng.
Với chiến lược xây dựng trở thành một trong ba Ngân hàng TMCP hàng đầu
Việt Nam vào năm 2013, VIB đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc triển khai
các chiến lược kinh doanh tổng thể như: triển khai Chiến lược tái định vị thương hiệu,
triển khai các Dự án chuyển đổi cơ cấu tổ chức, Dự án chuyển đổi hệ thống chi nhánh,
Dự án quản trị hiệu quả làm việc,...
Với quyết tâm “trở thành Ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng
nhất tại Việt Nam”, trong thời gian tới, VIB sẽ tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và
tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới NH
bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các
giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm KH trọng tâm, đồng thời nâng cao chất
lượng dịch vụ để phục vụ KH ngày càng tốt hơn.
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Quốc Tế Chi nhánh Đồng Nai
Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Đồng Nai được thành lập vào ngày 18/10/2005
theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4713000284 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Đồng Nai cấp.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Ái Quốc, cổng 1, sân bay Biên Hòa, Đồng Nai.

Điện thoại: (061) 382 4994

Fax:(061) 382 6711

Để mở rộng mạng lưới phục vụ, thu hút các tầng lớp dân cư và các doanh
nghiệp, đến nay VIB Đồng Nai đã phát triển mở rộng với 4 phòng giao dịch:
- PGD Hố Nai
- PGD Trảng Bom
- PGD Long Khánh
- PGD Tân Mai
6


2.2.1. Bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của VIB Đồng Nai

Giám đốc
Phó
Giám đốc

Phòng Dịch vụ
Khách hàng

Phòng
Tổng hợp

Phòng
Tín dụng

Phòng

Hành chính

Bộ phận GD trực
tiếp với KH

Phòng
Nhân sự

Phòng
CNTT

Bộ phận xử lý
nghiệp vụ
Bộ phận Quỹ
nghiệp vụ

Nguồn tin: Phòng Nhân sự
a) Ban giám đốc
Giám đốc: là người đứng đầu đơn vị, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể ủy quyền cho
Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi và quyền lực của họ, đồng thời
trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng của Ngân hàng.
Phó giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám đốc và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ
cho các phòng chức năng của ngân hàng.
b) Các phòng ban: đứng đầu các phòng ban là trưởng phòng và phó phòng
chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, tổ chức thực hiện, xây dựng các chương trình
kế hoạch công tác của phòng, kiểm soát và trực tiếp thực hiện hoạt động chuyên môn
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ của phòng.

7



Phòng Dịch vụ Khách hàng: cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho KH, duy trì
và kiểm soát các giao dịch, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ KH, thực hiện công tác
tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho KH. Các bộ phận trong phòng Dịch vụ KH:


Bộ phận giao dịch trực tiếp với KH: gồm các GDV và Chuyên viên hỗ

trợ KH, chịu trách nhiệm hướng dẫn KH về các dịch vụ cơ bản của NH, thực hiện, xử
lý và hoàn tất các yêu cầu giao dịch tại quầy của KH.


Bộ phận xử lý nghiệp vụ: gồm Trưởng phòng DVKH, KSV và Chuyên

viên hỗ trợ sau quầy, thực hiện việc hỗ trợ hoàn tất giao dịch, kiểm tra, kiểm soát tính
hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ giao dịch liên quan đến nghiệp vụ phát sinh, đảm
bảo số liệu được hạch toán kế toán chính xác, đầy đủ và kịp thời theo đúng Chế độ
chứng từ kế toán hiện hành, tổng hợp và tổ chức lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế
toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.


Bộ phận Quỹ nghiệp vụ: gồm Thủ quỹ và Kiểm ngân, thực hiện xuất -

nhập tiền mặt cho các GDV, các chi nhánh trực thuộc, trực tiếp thu, chi tiền mặt đối
với các giao dịch vượt hạn mức của GDV, thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ,
quản lý kiểm đếm, lựa chọn, đóng gói bảo quản tiền theo đúng quy chế của NHNN và
của VIB.
Phòng Tín dụng
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược tín dụng nhằm mở rộng hướng đầu tư. Phân

tích theo ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, danh mục KH và lựa chọn biện pháp cho vay an
toàn, đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán
quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản nước ngoài.
Phòng hành chính
Đầu mối tham mưu, báo cáo Ban Giám đốc về công tác hành chính.
Trực tiếp thực hiện công tác mua sắm, trang bị tài sản và chi tiêu hành chính.
Đảm trách công tác lễ tân, khánh tiết và các công tác có liên quan đến việc tổ chức, hội
họp, sự kiện.
8


Chịu trách nhiệm về công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu đơn vị, giúp
Giám đốc theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản.
Phòng nhân sự
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản trị nhân sự luân chuyển, bổ
nhiệm, điều động, đánh giá nhân sự. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên theo đúng quy
định và quy trình của VIB.
Thiết lập hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ, thông tin về nhân sự. Quản lý, theo
dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên.
Quản lý thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm, quản lý lao động, ngày công lao
động, tính toán lương, thưởng hàng tháng cho cán bộ nhân viên. Bố trí nhân viên tham
dự các khóa đào tạo theo quy định.
Phòng CNTT
Triển khai, giám sát, quản lý việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tại chi
nhánh. Ngăn ngừa, khắc phục các sự cố gây ảnh hưởng tới hệ thống công nghệ.
Hỗ trợ, hướng dẫn người sử dụng về các hệ thống ứng dụng và trang thiết bị tin

học trong quá trình hoạt động hàng ngày tại Ngân hàng.
Phối hợp các bộ phận liên quan tại chi nhánh trong việc hỗ trợ kỹ thuật tạo các
báo cáo với NHNN và các báo cáo đặc thù của chính quyền địa phương.
2.2.2. Hình thức kế toán Ngân hàng sử dụng
a) Hình thức ghi sổ
Ngân hàng thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính thông qua phần mềm
SYMBOLS do hãng System Access (Singapore) cung cấp. Phần mềm được thiết kế
theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Phần mềm phân quyền sử dụng theo user của
mỗi người.
Đặc trưng của SYMBOLS:
Các giao dịch được phần mềm tự động hạch toán thông qua các bút toán chuẩn
được cài đặt sẵn tương ứng với từng loại nghiệp vụ.
Công nghệ giúp hệ thống thông tin của VIB luôn được kết nối trực tuyến trên
toàn hệ thống, dữ liệu được quản lý tập trung. Hệ thống kế toán tại VIB chi nhánh
Đồng Nai cho phép hạch toán trực tuyến giữa các tài khoản với nhau, điều này có
9


nghĩa là một KH mở TK tại chi nhánh này có thể đến chi nhánh khác trong hệ thống
VIB để thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền...
Hệ thống mở có khả năng kết nối với các hệ thống khác (Mobile Banking,
Internet Banking, ATM...).
b) Trình tự ghi sổ
Hình 2.2. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính

Chứng từ
kế toán

Phần mềm
kế toán


Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo quản trị
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
c) Phương pháp ghi sổ
Hàng ngày, GDV căn cứ trên các chứng từ gốc tiến hành nhập liệu đầy đủ
thông tin vào hệ thống và in chứng từ theo quy định của từng quy trình nghiệp vụ.
Phần mềm được cài đặt sẵn sẽ tự động hạch toán và cuối ngày GDV sẽ in ra Sổ quỹ,
Nhật ký thu chi và Liệt kê giao dịch.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết có liên quan.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc
đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra,
đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã được in ra giấy.

10


2.2.3. Hệ thống tài khoản sử dụng
Ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho các tổ chức tín dụng
được ban hành theo quyết định số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của thống đốc
NHNN.
2.2.4. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng

a) Thuận lợi
Chi nhánh nằm ngay trung tâm thành phố, trung tâm của một tỉnh công nghiệp,
nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và dân cư, thuận tiện đi lại nên thu hút được nhiều
khách hàng.
Với uy tín sẵn có trên thị trường, mạng lưới rộng khắp. Đây là một thuận lợi lớn
để thu hút KH đến giao dịch.
Áp dụng công nghệ hiện đại, làm giảm khối lượng và tính chất phức tạp cho
nhân viên khi tác nghiệp. Đồng thời tạo hình ảnh một NH hiện đại đối với KH.
Ban lãnh đạo Ngân hàng dày dặn kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn
cũng như trong quản lý.
Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc.
b) Khó khăn
Nhân lực còn ít nên khi lượng KH đến đông cùng lúc thường phải chờ đợi lâu.
Nhiều cán bộ nhân viên trẻ chưa vững về nghiệp vụ chuyên môn ít nhiều ảnh
hưởng đến chất lượng phục vụ KH.
Chưa nắm bắt hết nhu cầu của KH trong tỉnh, công tác marketing còn yếu, các
sản phẩm mới chưa được phổ biến đến với đông đảo người dân.
Tâm lý của người dân ở địa bàn tỉnh đa số đều ít đặt niềm tin vào các ngân hàng
TMCP mà thường chỉ tập trung vào các Ngân hàng của Nhà nước.
Các NHTM trong và ngoài nước được thành lập ngày càng nhiều với lượng vốn
lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn
3.1.1. Khái niệm

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. Các NHTM nhận vốn từ người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho
nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như là một khoản nợ của
Ngân hàng. Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
3.1.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các NH. Nếu
phát huy tốt công tác huy động vốn không chỉ mở rộng việc cho vay, tăng cường vốn
cho nền kinh tế mà còn mang nhiều lợi nhuận cho NH.
- Đối với Ngân hàng: nguồn vốn huy động có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại
và phát triển của NH vìnó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, góp phần
mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện các hoạt động kinh doanh vàthông qua hoạt
động huy động vốn, NH có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của KH,
từ đó tự điều chỉnh mình để ngày càng phát triển hơn.
- Đối với khách hàng: hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết
kiệm và đầu tư sinh lợi, gia tăng tiêu dùng trong tương lai, cung cấp cho họ một nơi an
toàn cất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của mình.
- Đối với xã hội: hoạt động huy động vốn giúp nhà nước quản lý được lượng
tiền đang lưu thông; định hướng đầu tư cho từng vùng, từng ngành kinh tế và giúp
điều hòa vốn giữa những người có vốn và thiếu vốn.

12


3.2. Các hình thức huy động vốn
3.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
a) Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu thanh
toán qua ngân hàng các khoản chi trả trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy,
TK này còn được gọi là TK tiền gửi thanh toán.
Đặc điểm:

- KH có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào để phục vụ cho việc chi trả qua các hình
thức như phát hành Séc, lập Ủy nhiệm chi…
- NH không cấp sổ cho KH như tiền gửi tiết kiệm do số dư TK luôn luôn biến
động, phức tạp đối với việc cập nhật trên sổ.
- Không trả lãi hoặc trả với lãi suất thấp vì NH phải thường xuyên thu và chi trả
theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém về chi phí kiểm đếm, bảo quản…
- Lãi nhập vốn vào cuối tháng.
* Cách tính lãi phải trả: theo phương pháp tích số
Tiền lãi = Tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất năm/360 ngày
(hoặc lãi suất tháng/30 ngày)
Trong đó: Tích số dư được tính lãi = Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư
b) Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là những khoản tiền gửi có kỳ đáo hạn cố định cho một số
tiền nhất định nào đó. Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi
vào NH với mục đích hưởng lãi, lãi suất được các NH ấn định tùy thuộc vào thời hạn
gửi và thường thay đổi theo thời kỳ. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định trong
kinh doanh nên được NH chi trả lãi cao hơn so với tiền gửi thanh toán.
Đặc điểm:
- KH chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng kỳ hạn.
- Có thể rút tiền trước hạn nhưng không được hưởng lãi hoặc hưởng theo lãi
suất thấp tùy theo quy định mỗi NH.
- KH được hưởng các tiện ích thanh toán.
- NH có thể tính lãi trước, hoặc trả lãi theo tháng, hoặc trả lãi vào ngày đáo hạn
theo yêu cầu của KH.
13


* Cách tính lãi phải trả:
Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Lãi suất * Thời gian gửi
3.2.2. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

a) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà NH cung cấp để giúp
KH tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào đó trong
tương lai. Tiền gửi này chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư. Nhưng do nhu cầu chi tiêu
không xác định được trước nên KH chỉ gửi không kỳ hạn, nghĩa là có thể rút ra bất cứ
lúc nào.
Đặc điểm:
- KH có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc
nào của NH.
- Lãi suất thấp do NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử
dụng tiền gửi.
- Đối với KH khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi
quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi.
- Lãi được tính vào cuối tháng và sẽ được nhập gốc nếu khách không đến lĩnh
lãi.
* Cách tính lãi phải trả: theo phương pháp tích số
Tiền lãi = Tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất năm/360 ngày
(hoặc lãi suất tháng/30 ngày)
Trong đó: Tích số dư được tính lãi = Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư
b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi
tiền nhất định theo thỏa thuận với NH.
Mục tiêu quan trọng của KH khi chọn hình thức tiền gửi này là lợi tức có được
theo định kỳ, nên lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng KH này.
Mức lãi suất còn thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, loại đồng tiền gửi và tùy theo uy tín và
rủi ro của NH nhận tiền gửi.
Đặc điểm:
- KH chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng kỳ hạn.
14



×