Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

DZÉCH TÁC MI

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI

HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

DZÉCH TÁC MI

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Kế Toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: GV. TRẦN VĂN MÙA

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nghiệp vụ huy
động vốn tại Ngân Hàng Kiên Long-Chi nhánh Bình Dương” do Dzéch Tác Mi, sinh viên
khóa 33, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN VĂN MÙA
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ba Mẹ của
con. Người đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ con để con có được như như ngày hôm
nay. Ba Mẹ đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và là động lực mạnh mẽ giúp con
phấn đấu hơn trong cuộc sống cũng như trong bước đường tương lai sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế của trường Đại
Học Nông Lâm đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu làm hành
trang vững chắc cho em bước vào đời. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
Trần Văn Mùa đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có
thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kiên
Long- Chi nhánh Bình Dương, anh Trưởng phòng kế toán, các chị trong phòng Kế toánNgân quỹ cùng các anh chị trong Chi nhánh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập,
tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân tình đến những người bạn, người anh,
người chị, người em đã luôn luôn bên cạnh, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những lúc khó
khăn.
Lời cuối, con xin kính chúc Ba Mẹ, Quý Thầy Cô cùng các anh chị và các bạn luôn
mạnh khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày 14 tháng 07 năm 2011
Người viết
Dzéch Tác Mi



NỘI DUNG TÓM TẮT
DZÉCH TÁC MI. Tháng 07 năm 2011. “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kiên Long- Chi Nhánh Bình Dương”.
DZECH TAC MI, July 2011. “The Accounting of mobilization at Kienlong
Commercial Joint Stock Bank- Binh Duong Branch”.
Khóa luận tập trung thông tin mô tả công tác hạch toán kế toán liên quan đến
nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long- chi nhánh Bình Dương. Cụ thể
như sau:
- Nghiên cứu các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng qua các sản phẩm tiền gửi
như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; phát hành các giấy tờ có giá và vốn đi vay
từ các TCTD khác và Nhà Nước.
- Mô tả cách hạch toán các nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng.
- Qua đó nhận xét công tác kế toán tại đơn vị, rút ra những ưu điểm và nhược
điểm. Đồng thời, đóng góp một số kiến nghị với hy vọng sẽ giúp được Ngân hàng phần
nào trong việc phát triển và mở rộng công tác kế toán huy động vốn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoán luận .............................................................................. 2
1.4. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 4
2.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Kiên Long ................................................. 4
2.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long .................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long .. 4
2.1.3. Hướng phát triển trong tương lai ................................................................................ 6
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long - Chi nhánh Bình Dương . 8
2.2.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Bình Dương ........... 8
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long Chi nhánh Bình Dương ......................................................................................................... 8
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Kiên Long- Chi nhánh Bình Dương
.............................................................................................................................................. 9
2.2.4. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 10
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn .............................................................................................. 13
2.3. Tổ chức công tác kế toán ............................................................................................. 14
2.3.1. Hệ thống chứng từ kế toán ....................................................................................... 14
2.3.2. Hệ thống tài khoản.................................................................................................... 16
2.3.3. Hệ thống báo cáo tài chính ....................................................................................... 18
2.3.4. Hình thức kế toán ..................................................................................................... 18
v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 20
3.1. Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn ....................................................................... 20
3.1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 20
3.1.2. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn .......................................................... 20
3.2. Các hình thức huy động vốn ........................................................................................ 21
3.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán)........................................................... 21
3.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn .................................................................................................... 22
3.2.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn............................................................................... 22
3.2.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ..................................................................................... 23
3.2.5. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá ............................................................. 24

3.3. Phương pháp hạch toán kế toán hoạt động huy động vốn ........................................... 24
3.3.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................................... 24
3.3.2. Phương pháp hạch toán huy động vốn ..................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 38
4.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán).............................................................. 38
4.1.1. Thông tin về sản phẩm ............................................................................................. 38
4.1.2. Mở TK KH và nộp tiền vào TK TGTT .................................................................... 40
4.1.3. Chuyển, rút tiền và chuyển khoản từ TK TGTT ...................................................... 45
4.1.4. Tất toán TK TGTT ................................................................................................... 57
4.1.5. Tính lãi ...................................................................................................................... 60
4.2. Tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức........................................................................... 61
4.2.1. Thông tin về sản phẩm ............................................................................................. 61
a. Đối tượng gửi tiền ........................................................................................................... 61
4.2.2. Mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ............................................................................... 61
4.2.3. Chi trả lãi .................................................................................................................. 62
4.2.4. Thanh lý Hợp đồng TGCKH .................................................................................... 62
4.3.1. Thông tin về sản phẩm ............................................................................................. 62
4.3.2. Mở và nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ................................ 63
vi


4.3.3. Rút tiền từ TK TGTK KKH ..................................................................................... 69
4.3.4. Tất toán TGTK KKH................................................................................................ 70
4.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ........................................................................................ 71
4.4.1. Thông tin về sản phẩm ............................................................................................. 71
4.4.2. Mở và nộp tiền vào TK TGTK CKH ....................................................................... 71
4.4.3. Chi lãi Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ......................................................................... 73
4.4.4. Tất toán TK TGTK CKH ......................................................................................... 76
4.5. Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn........................................................................................ 78

4.5.1. Thông tin về sản phẩm ............................................................................................. 78
4.5.2. Mua chứng chỉ tiền gửi ............................................................................................. 78
4.5.3. Tất toán chứng chỉ tiền gửi ....................................................................................... 79
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 80
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 80
5.1.1. Ưu điểm .................................................................................................................... 80
5.1.2. Hạn chế ..................................................................................................................... 81
5.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng .... 83
5.2.1. Cần triển khai mô hình giao dịch một cửa ............................................................... 83
5.2.2. Gia tăng tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ........................................... 83
5.2.3. Tăng cường chính sách khách hàng ......................................................................... 84
5.2.4. Đẩy mạnh công tác Marketing ................................................................................. 84
5.2.5. Phát triển nguồn nhân lực ......................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 87

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCTG

Chứng chỉ tiền gửi

CKH

Có kỳ hạn

CMND


Chứng minh nhân dân

CN

Chi nhánh

GDV

Giao dịch viên

GTCG

Giá trị gia tăng

HC

Hộ chiếu

HĐQT

Hội đồng quản trị

KH

Khách hàng

KKH

Không kỳ hạn


KSV

Kiểm soát viên

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

P.ĐKTT

Phiếu đăng ký thông tin

PGD

Phòng giao dịch

TCBS

The complex banking solution

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTT


Tiền gửi thanh toán

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TK

Tài khoản

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNC

Ủy nhiệm chi

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh Bình Dương ............. 10
Hình 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ........................ 19
Hình 4.1. Quy trình mở TK KH và nộp tiền lần đầu vào TK ............................................. 40

Hình 4.2. Sơ đồ hạch toán quy trình nộp tiền vào TK TGTT ............................................ 47
Hình 4.3. Quy trình chi tiền mặt với KH ............................................................................ 48
Hình 4.4. Sơ đồ hạch toán quy trình rút, chuyển khoản từ TGTT ..................................... 56
Hình 4.5. Quy trình tất toán TK TGTT .............................................................................. 57
Hình 4.6. Quy trình mở và nộp tiền vào TK TGTK ........................................................... 63
Hình 4.7. Quy trình mở và chuyển khoản lần đầu vào TK TGTK ..................................... 66
Hình 4.8. Sơ đồ hạch toán TK TGTK CKH đối với hình thức trả lãi định kỳ ................... 76

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: BÌA CỦA LUẬN VĂN
Phụ lục 2: BÌA TRONG CỦA LUẬN VĂN
Phụ lục 3: BIỂU LÃI SUẤT TIỀN GỬI THÔNG THƯỜNG BẰNG VND
Phụ lục 4: BIỂU LÃI SUẤT TIỀN GỬI THÔNG THƯỜNG BẰNG USD & EUR
Phụ lục 5: BIỂU LÃI SUẤT CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI NGẮN HẠN GHI DANH
Phụ lục 6: BIỂU PHÍ DỊCH VỤ GIAO DỊCH TÀI KHOẢN VÀ NGÂN QUỸ
Phụ lục 7: CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI “LỘC XUÂN MAY MẮN”
Phụ lục 8: CHƯƠNG TRÌNH “KHUYẾN MÃI LỚN – MỪNG NGÀY LỄ LỚN”
Phụ lục 9: CHƯƠNG TRÌNH “CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG - TẶNG ÁO ĐI MƯA”

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Như chúng ta đã biết, vốn là một yếu tố đầu vào cơ bản trong quá trình hoạt động
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, ta không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã
hội của Nhà nước và mục tiêu của các doanh nghiệp nếu không có vốn. Đối với NHTM,
với tư cách là một doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh
vực tiền tệ thì vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến các hoạt động chủ yếu
của ngân hàng, quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn trong hoạt động của mỗi ngân
hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế đã có nhiều thay đổi lớn, sự công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước vẫn đang tiếp tục thực hiện với nhiều thành công rực rỡ. Tuy nhiên
để tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng sản lượng quốc dân và ngăn chặn được đà giảm sút về
tăng trưởng kinh tế mà Đảng đã đề ra, chúng ta còn phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn.
Vì vậy triển khai giải quyết vốn là vấn đề hết sức cấp bách cho nền kinh tế.
Đứng trước xu thế hội nhập và sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, Ngân hàng
TMCP Kiên Long nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Bình
Dương nói riêng đang cố gắng tìm mọi biện pháp nhằm khai thác tối đa nguồn vốn còn
tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu
tối ưu.
Do nguồn vốn có vị trí quan trọng như vậy đối với sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và của ngân hàng nói riêng, với những kiến thức đã học và sau một thời gian thực


tập, tìm hiểu tại Ngân hàng tôi đã chọn đề tài “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng như: tiền gửi thanh toán,
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ của cá nhân và tổ chức kinh tế; các chứng chỉ huy động và vốn
đi vay từ các TCTD khác và Nhà Nước.
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long
chi nhánh Bình Dương, mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán của

Ngân hàng. Từ đó thấy được ưu, nhược điểm của công tác kế toán đồng thời cho nhận xét
và đề xuất ý kiến để hoàn thiện bộ máy kế toán cũng như công tác huy động vốn tại Ngân
hàng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của
Ngân hàng đặc biệt là hoạt động huy động vốn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoán luận
Thời gian: thực hiện khóa luận từ ngày 14/2/2011 đến 14/5/2011.
Không gian: tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh Bình Dương. Địa chỉ:
242 Yersin, Phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi
nhánh Bình Dương.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu.
Nêu lý do, ý nghĩa, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh Bình Dương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2


Nêu một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn, cách tính lãi, trình tự luân chuyển
chứng từ, phương pháp hạch toán tại Ngân hàng và từ đó cho nhận xét.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Qua kết quả nghiên cứu đưa ra những ưu, nhược điểm về công tác kế toán nghiệp
vụ huy động vốn tại đơn vị. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Kiên Long
2.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long
Tên Ngân hàng: Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long.
Tên giao dịch quốc tế: KIENLONG COMMERCIAL JOINT-STOCK BANK.
Tên viết tắt: Kienlong Bank.
Địa chỉ trụ sở chính: 44 Phạm Hồng Thái, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.
Website: www.kienlongbank.com
Email:
Mã SWIFT: KLBKVNVX
Logo:

Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên
Long
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (tiền thân là Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Nông thôn Kiên Long) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo giấy
phép hoạt động số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam kể từ tháng 10/1995. Ngày 28/12/2006 Kienlong Bank đã tổ chức lễ chuyển đổi
mô hình hoạt động thành Ngân hàng đô thị và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ
4


phần Kiên Long theo Quyết định số 2434/QĐ-NHNN ngày 25/12/2006 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Qua 15 năm hoạt động, Kienlong Bank đã trở thành một Ngân hàng Thương mại
Cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo niềm tin cho khách hàng. Từ một Ngân hàng

hoạt động cho vay tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn
điều lệ 1,2 tỷ đồng tại thời điểm 1995, đến nay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên
Long đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, điều này nói lên sự phát triển ổn
định và bền vững của Ngân hàng Kiên Long.
Hiện, Kienlong B đã có mạng lưới hoạt động tại 18 tỉnh thành trong cả nước với 82
chi nhánh và phòng giao dịch. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 150 chi nhánh và phòng giao
dịch trong cả nước.
Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Kienlong Bank luôn chú trọng đến phát triển
sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu
của khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm dịch vụ chính của Kienlong Bank
như sau:
- Dịch vụ khách hàng cá nhân: Huy động vốn; tài trợ vốn cho các lĩnh vực: kinh tế
gia đình, bất động sản, tiêu dùng, dịch vụ tài khoản, chuyển tiền,…
- Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Bảo lãnh thị trường nội địa và quốc tế, tài trợ
thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, đồng tài trợ, kinh doanh ngoại hối, thanh
toán quốc tế.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển tiền nhanh, chi trả Western
Union, thu đổi ngoại tệ, Kienlong Bank đã phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ như
dịch vụ SMS Banking, dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế, thanh toán quốc tế. Hiện Kienlong
Bank đang triển khai hệ thống TCBS (sản phẩm Core Banking của tập đoàn OSI-Hoa
Kỳ), đơn vị trực tiếp triển khai là Công ty Tin Học Á Châu (AICT) để nhằm tạo tiện ích
cho khách hàng như Internet Banking, Mobile Banking, Home Banking. Core Banking
này đã được các Ngân hàng hàng đầu Việt Nam sử dụng như Ngân hàng Á Châu, ngân
hàng Phương Nam…

5


Bên cạnh việc phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ; Ngân hàng Kiên Long còn
tập trung đào tạo nguồn nhân lực bằng việc liên kết với Viện nghiên cứu Kinh tế phát

triển - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đào tạo các lớp Giám đốc điều hành (CEO), liên
kết với Trường Cao Đẳng Văn hóa - Nghệ thuật mở các lớp văn hóa doanh nghiệp; ký kết
hợp tác chiến lược và chuyển giao công nghệ bằng việc ký kết hợp tác với Ngân hàng Á
Châu; ký kết với Tổng công ty Du lịch Việt Nam (Saigontourist) trong việc được hỗ trợ
vốn khi cần huy động để phát triển sơ sở hạ tầng, địa điểm giao dịch…
Với châm ngôn “Ngân hàng Kiên Long - Sẵn lòng chia sẻ”, chia sẻ những khó
khăn, nỗi trăn trở, ước mơ, dự tính kinh doanh, thành công của khách hàng; chia sẻ khó
khăn trong công việc đối với nhân viên và chia sẻ gánh vác một phần trách nhiệm đối với
cộng đồng - xã hội.
2.1.3. Hướng phát triển trong tương lai
a. Sản phẩm dịch vụ
- Nâng cao chất lượng, mở rộng và tăng cường thị phần hoạt động dịch vụ cụ thể là
nâng cao phong cách phục vụ, phát triển số lượng khách hàng huy động và chất lượng
khách hàng tín dụng; đưa ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh với chính sách lãi suất linh
hoạt, tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng
truyền thống, tài trợ các đối tượng xuất nhập khẩu.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (SMS Banking, mobile banking,
internet banking, online tiền gửi, tiền vay, bảo hiểm…; xây dựng cơ chế mới phù hợp hơn
để phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng.
b. Mở rộng địa bàn hoạt động
- Tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động đặc biệt tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng.
- Phủ kín mạng lưới chi nhánh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành lập các
chi nhánh ở khu vực Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
- Phấn đấu đến năm 2015 Kienlong Bank sẽ có 150 chi nhánh và phòng giao dịch.
6


c. Nhân sự
- Tái cấu trúc hệ thống tổ chức Kienlong Bank.

- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc của chương trình hiện đại
hóa ngân hàng, lập kế hoạch đào tạo cán bộ tín dụng trở thành cán bộ kinh doanh.
d. Công nghệ thông tin
Với xu hướng và phát triển hội nhập, Kienlong Bank đang tiếp tục hiện đại hóa hệ
thống công nghệ thông tin, đã lựa chọn hệ thống TCBS một sản phẩm Core Banking hiện
đại đã được các ngân hàng hàng đầu Việt Nam sử dụng đảm bảo cho quá trình hiện đại
hóa và phát triển lâu dài với các tiêu chí:
- Khả năng tích hợp các hệ thống phần mềm tiện ích khác trong tương lai như hệ
thống thẻ, hệ thống ngân hàng điện tử, hệ thống quản lý rủi ro…
- Truy vấn thông tin online toàn hệ thống giúp cho người sử dụng dễ dàng truy cập
thông tin phục vụ cho việc xử lý nghiệp vụ cũng như kiểm soát, quản lý.
- Cung cấp khả năng mở rộng, linh hoạt cao hỗ trợ việc mở rộng mạng lưới chi
nhánh trong tương lai.
- Cung cấp khả năng xử lý giao dịch thông suốt, trực tuyến, toàn diện và thời gian
thực hiện nhanh.
- Tăng cường khả năng quản trị ngân hàng tập trung và giảm thiểu rủi ro. Nâng cao
hiệu suất lao động và tính chuyên nghiệp của nhân viên tạo nên hình ảnh mới cho ngân
hàng.
e. Tiếp thị
- Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Kienlong Bank,
từng bước đưa Kienlong Bank trở thành ngân hàng thân quen đối với khách hàng ở các
địa phương. Tiếp tục quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các pano quảng
cáo ngoài trời tại những địa phương vừa thành lập các đơn vị mới.
- Thực hiện triển khai hoạt động đầu tư mới như: Thành lập Công Ty Bất Động
Sản Kienlong Land, thành lập Công Ty Chứng Khoán Kienlong Bank, thành lập Công Ty
Đầu Tư Tài Chính Kienlong Bank.

7



- Đẩy mạnh hoạt động liên kết liên doanh với các ngân hàng thương mại, các tổ
chức kinh tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý điều hành, tài chính, đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm.
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long - Chi nhánh Bình
Dương
2.2.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Bình Dương
Tên đơn vị: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long - Chi nhánh Bình Dương.
Địa chỉ: 242 Yersin, Phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
E-mail:
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên
Long - Chi nhánh Bình Dương
Ngày 29/05/2009 Ngân hàng TMCP Kiên Long – chi nhánh Bình Dương được
thành lập theo Quyết định số: 2931/NHNN – CNH ngày 24/04/2009. Tiền thân của Ngân
hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Bình Dương chính là Phòng giao dịch Bình Dương
(theo Quyết định số 358/QĐ – HĐQT ngày 24/05/2008) trực thuộc Chi nhánh Sài Gòn
toạ lạc tại 440 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TX. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình
Dương.
Chi nhánh Bình Dương có hai phòng giao dịch trực thuộc là PGD Lái Thiêu tọa lạc
tại địa chỉ: Số 50A, Đường ĐT 745, Khu phố Chợ, Thị trấn Lái Thiêu, Huyện Thuận An,
Tỉnh Bình Dương và PGD Bến Cát tọa lạc tại số 502, Đường 30/4, Thị trấn Mỹ Phước,
Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Qua 3 năm hoạt động Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Bình Dương đã
phát triển mạnh trong mọi loại hình, ngày càng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đã tạo
được niềm tin và uy tín đối với khách hàng tại Bình Dương và các tỉnh lân cận.

8


2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Kiên Long- Chi nhánh Bình
Dương

Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và quyết định về phạm vi hoạt
động được cho phép của Chi nhánh, các quy định, quy chế của Ngân hàng liên quan đến
từng nghiệp vụ.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn quỹ theo quy định của Ngân hàng
Nhà Nước và quy trình nghiệp vụ liên quan quy định, quy chế của Ngân hàng.
Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và
thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh và các đơn vị
trực thuộc theo quy định, quy chế của Ngân hàng.
Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu,
nghiên cứu và đề xuất với Giám đốc phụ trách khu vực các nghiệp vụ phù hợp với yêu
cầu của địa bàn hoạt động.
Xây dựng kế hoạch của Chi nhánh theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại
khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự nhằn phục vụ cho hoạt động của
đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc
nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh
một cách tốt nhất.

9


2.2.4. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh Bình Dương

BAN
GIÁM
ĐỐC

P. KẾ

TOÁNNGÂN
QUỸ

BP.
NGÂN
QUỸ

P. TÍN
DỤNG

P. HÀNH
CHÍNHQUẢN
TRỊ

PGD.
BẾN CÁT

PGD. LÁI
THIÊU

BP. KẾ
TOÁN
GIAO
DỊCH

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a. Ban Giám Đốc
+ Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
Ngân hàng và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.
+ Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.

+ Quản lý các nhân viên toàn chi nhánh.
+ Kiểm soát và điều hành các hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
b. Phòng Kế toán-Ngân quỹ
- Bộ phận Kế toán:
+ Thực hiện công tác hướng dẫn, tư vấn, tiếp thị khách hàng.
10


+ Thực hiện công tác báo cáo Ngân hàng Nhà Nước; công tác báo cáo, kê khai và
nộp thuế, công tác báo cáo liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc
tế.
+ Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế.
+ Thực hiện giải ngân các khế ước cho vay, tính hạch toán thu lãi vay, thu nợ, hỗ
trợ Phòng Tín dụng theo dõi nợ vay đến hạn của khách hàng.
+ Lập bảng thống kê các bút toán đã xóa hàng tháng để theo dõi.
+ Thực hiện dự thu, dự chi hàng tháng.
+ Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu, nhập-xuất, giải ngân-thu nợ hồ sơ cho
vay trả góp ngày.
+ Thực hiện tư vấn, hướng dẫn khách hàng về các sản phẩm huy động tiền gửi tiết
kiệm, hạch toán thu-chi, tính lãi tiền gửi khi khách hàng đến rút tiết kiệm, hạch toán lãi
hàng ngày.
+ Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản
thanh toán cho khách hàng, xử lý điện đến - đi.
+ Thực hiện các hạch toán, xử lý, theo dõi các chứng từ thu chi nội bộ (tạm ứng,
công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ,…).
+ Thực hiện kiểm tra, lưu trữ, luân chuyển các chứng từ, ấn phẩm, ấn chỉ,…để
phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
+ Nghiên cứu về nghiệp vụ, thị trường, thị phần liên quan đến sản phẩm dịch vụ
của Ngân hàng để tham mưu cho Giám Đốc.
- Bộ phận Ngân Quỹ:

+ Thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và thực hiện tất cả các công việc thu chi
tiền mặt; nhập xuất tài sản thế chấp cầm cố và các loại tài sản khác đúng quy định và đảm
bảo chính xác, an toàn.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ và đảm bảo an toàn bí mật tuyệt đối trong
bảo quản vận chuyển các loại tiền mặt, tài sản quý.
+ Chịu trách nhiệm chính về sổ sách, chứng từ kho quỹ hàng ngày.
11


+ Chịu trách nhiệm kiểm đếm, đóng bó tiền mặt theo đúng tiêu chuẩn, quy cách.
+ Chịu trách nhiệm trong việc kiểm quỹ tiền mặt hàng ngày và kiểm kê tiền, tài sản
theo định kỳ hoặc đột xuất.
c. Phòng Tín dụng
- Thực hiện công tác hướng dẫn, tư vấn, tiếp thị khách hàng, phát triển thị phần và
chăm sóc khách hàng.
- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất.
- Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn; kết hợp thẩm định giá tài sản bảo đảm.
- Thực hiện các hồ sơ cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm.
- Chịu trách nhiệm xác minh thẩm định hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh
doanh, phương án vay vốn theo đúng Quy định của Ngân hàng và của Pháp luật hiện
hành.
- Nghiên cứu về nghiệp vụ, thị trường, thị phần liên quan đến sản phẩm dịch vụ
của Ngân hàng để tham mưu cho Giám Đốc.
d. Phòng Hành Chính - Quản Trị
- Thực hiện công tác hướng dẫn, tư vấn, tiếp thị khách hàng, chăm sóc khách hàng.
- Cập nhật, lưu trữ, phát hành các văn bản và công văn cho toàn Chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúnh quy định.
- Sắp xếp lịch trực, lịch họp, tổ chức sự kiện,…; thực hiện các công việc liên quan
đến hành chính nhân sự của Chi nhánh.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp, đề xuất mua văn phòng phẩm, quản lý và phân phối
văn phòng phẩm cho các bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Kết hợp Phòng Kế toán để lập kế hoạch mua công cụ, dụng cụ và một số chi phí
quản lý khác.
- Thực hiện một số văn bản, các báo cáo được Giám đốc giao trực tiếp.
e. Phòng giao dịch Lái Thiêu và Phòng giao dịch Bến Cát
Thực hiện các nghiệp vụ tương tự như ở Chi nhánh. Phòng giao dịch Lái Thiêu và
Phòng giao dịch Bến Cát vẫn có bộ phận Kế toán - Ngân Quỹ đảm nhận các công việc kế

12


toán, có bộ phận Tín dụng làm công tác cho vay. Tùy theo tình hình kinh tế của từng thời
kỳ, Giám đốc Chi nhánh sẽ giao mức cho vay cho phù hợp.
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đang trên đà phát triển năng động,
là một vùng đất đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp vào đầu tư, tạo điều kiện cho Ngân
hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
- Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Bình Dương có lợi thế nằm trong trung tâm
Thị xã Thủ Dẩu Một, nơi khu vực tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế, các tuyến
đường nối các huyện trong khu vực.
- Tạo được niềm tin đối với khách hàng ở tỉnh Bình Dương, là điều kiện tốt để
quảng bá hình ảnh của Chi nhánh đến với khách hàng, thu hút khách hàng đến gửi tiết
kiệm và vay vốn tại CN và PGD trực thuộc, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng
khác trong khu vực.
- Thường xuyên có nhiều chính sách thu hút khách hàng như lãi suất hấp dẫn, quà
tặng…
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, luôn tuân thủ các quy định của cấp trên
đề ra và luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

- Đầu tư công nghệ phần mềm TCBS, một core banking hiện đại đã và đang được
các Ngân hàng hàng đầu trong nước sử dụng như ACB… Thông qua core banking này,
ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm trong tương lai và quản lý nội
bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn.
b. Khó khăn
- Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, thị
trường tài chính tiền tệ quốc tế diễn biến phức tạp do sự tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế kéo dài.
- Trong năm 2011, Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh
hoạt nhằm tiến tới kiềm chế lạm phát, tăng cường quản lý hoạt động các Ngân hàng
13


thương mại phần nào ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh trong việc áp
dụng các chương trình khuyến mại nhằm huy động vốn như chương trình lãi suất hấp dẫn,
quà tặng….
- Ngân hàng nằm trong khu vực có mật độ tập trung dày đặc các Ngân hàng dẫn
đến sự canh tranh rất quyết liệt giữa các Ngân hàng gây phần nào khó khăn đối với Chi
nhánh.
- Tuổi đời của Chi nhánh còn non trẻ, nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong
công tác.
- Các công cụ huy động vốn còn khá đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng
và ngày càng cao của khách hàng.
- Tâm lý người dân thích gửi tiền ở những ngân hàng lớn như Sacombank,
Vietcombank, ACB…
- Đang trong giai đoạn phát triển nên cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có sự nâng cấp
đồng bộ, ảnh hưởng hiệu quả công việc, tình trạng thiếu nhân sự vẫn thường xuyên xảy
ra.
2.3. Tổ chức công tác kế toán
2.3.1. Hệ thống chứng từ kế toán

Ngân hàng sử dụng chứng từ giấy bao gồm:
- Phiếu đăng ký thông tin khách hàng (dùng cho cá nhân).
- Giấy đăng ký mở tài khoản (dùng cho tổ chức).
- Giấy đăng ký mở tài khoản (dùng cho cá nhân).
- Giấy đề nghị mua chứng chỉ tiền gửi.
- Giấy gửi tiền tiết kiệm-VND.
- Phiếu thu (Nộp tiền).
- Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.
- Thẻ tiết kiệm không kỳ hạn.
- Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn.
- Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
14


×