Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BẮP GIỐNG CP888 TẠI XÃ SƠN BÌNH – HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.99 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐOÀN QUỐC KHÁNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BẮP GIỐNG CP888 TẠI
XÃ SƠN BÌNH – HUYỆN CHÂU ĐỨC
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐOÀN QUỐC KHÁNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BẮP GIỐNG CP888 TẠI XÃ SƠN BÌNH
HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Ngành: Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRẦN ĐỨC LUÂN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Sản Xuất Bắp Giống CP888 Tại Xã Sơn Bình – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu” do Đoàn Quốc Khánh, sinh viên khóa 33, ngành Phát Triển Nông Thôn và
Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________
.

Trần Đức Luân
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên của tôi dành cho ba mẹ, người đã sinh ra tôi và nuôi tôi
khôn lớn, chắp cánh cho tôi đến với ngưỡng cửa đại học. Đồng thời tôi cũng chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ thầm lặng của những người xung quanh tôi.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô đã truyền đạt kinh nghiệm
và dạy dỗ tôi nên người. Đặc biệt, người thầy luôn sát cánh bên tôi – thầy Trần Đức
Luân đã tận tình hướng dẫn cho tôi thực hiện và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp.
Lòng kính trọng và biết ơn của tôi dành cho chú Trương Công Phong – phó chủ
tịch xã Sơn Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp cho tôi
những thông tin bổ ích.
Tôi gởi lời tri ân đến tất cả người dân trong xã Sơn Bình đã quan tâm, chia sẽ
với tôi trong thời gian phỏng vấn, giúp tôi biết thêm nhiều điều mới lạ và những kinh
nghiệm đáng quý trong cuộc sống.
Lời cuối cũng là lời cảm ơn tha thiết đến bạn bè luôn bên tôi, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài.


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐOÀN QUỐC KHÁNH. Tháng 07 năm 2011. “ Phân Tích Hiệu Quả Sản
Xuất Bắp Giống CP888 Tại Xã Sơn Bình – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu”.
DOAN QUOC KHANH. July 2011. "Analysis of Production Efficiency in
Maize Seed CP888 at Son Binh Commune - Chau Duc District – Ba Ria Vung

Tau Province”.
Khóa luận tìm hiểu hiệu quả kinh tế trồng bắp trên cơ sở phân tích số liệu điều
tra 60 hộ trồng bắp tại địa bàn xã Sơn Bình. Trong đó, điều tra 30 hộ trồng bắp giống
CP888 trong vùng quy hoạch và 30 hộ trồng bắp thương phẩm ngoài vùng quy hoạch
nói lên sự khác nhau về tình hình sản xuất giữa các hộ trong cùng một địa phương.
Qua so sánh hiệu quả giữa 2 loại bắp với nhau nhận định được bắp giống mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn, sản xuất bắp giống góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu
nhập, đảm bảo đầu ra, giá cả ổn định, có sự giám sát kỹ thuật thường xuyên trong suốt
quá trình sản xuất Từ đó, đưa ra những đề xuất đối với doanh nghiệp và chính quyền
địa phương trong việc mở rộng vùng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhiều nông hộ khi
muốn tham gia sản xuất bắp giống. Cùng với việc so sánh về mùa vụ trong sản xuất
bắp giống cũng thấy được bắp giống được trồng vào mùa mưa cho hiệu quả kinh tế
cao hơn vào mùa nắng. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, người dân còn gặp một
số trở ngại, khó khăn và đề tài đã có những giải pháp cũng như đề xuất để khắc phục
nó.
Ngoài ra, đề tài còn phân tích mối quan hệ giữa các bên tham gia bao gồm: nhà
nông, doanh nghiệp, khoa học và nhà quản lý thông qua ý kiến của những người tham
gia sản xuất nhằm thắt chặt mối liên kết này để việc sản xuất theo hợp đồng được duy
trì tốt, năng lực người dân ngày càng được nâng cao.


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về xã Sơn Bình

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên xã Sơn Bình

5

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Sơn Bình

10


2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng của xã

17

2.3. Tổng quan về cây bắp

18

2.3.1. Nguồn gốc địa lý của cây bắp

18

2.3.2. Nguồn gốc di truyền của cây bắp

18

2.3.3. Điều kiện ngoại cảnh của cây bắp

18

2.3.4. Quá trình sản xuất bắp ở Việt Nam

21

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. Cơ sở lý luận


22

3.1.1. Khái niệm kinh tế hộ

22

3.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

22
v


3.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế

22

3.1.4. Khái niệm về luân canh

23

3.1.5. Khái niệm cây hoa màu

23

3.1.6. Liên kết 4 nhà

23

3.1.7. Hợp đồng nông nghiệp


26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Thu thập thông tin

28

3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Lịch sử về cây bắp tại xã Sơn Bình

30

4.2. Mô tả vùng trồng bắp tại xã Sơn Bình

31

4.3. Thực trạng sản xuất bắp tại xã

32


4.3.1. Bắp thương phẩm

32

4.3.2. Bắp giống CP888

33

4.4. Ưu thế sản xuất bắp giống tại địa phương

34

4.5. Đặc điểm của các hộ điều tra

34

4.5.1. Tài sản con người

35

4.5.2. Tài sản tự nhiên

37

4.5.3. Tài sản tài chính

39

4.5.4. Tài sản vật chất


41

4.5.5. Tài sản xã hội

41

4.6. Mô tả thời vụ canh tác các loại cây trồng

42

4.7. Hiệu quả kinh tế trồng bắp giống

44

4.7.1. Chi phí bình quân cho 1.000m2 bắp giống vụ mưa

44

4.7.2. Chi phí bình quân cho 1.000m2 bắp thương phẩm vụ mưa

45

4.7.3. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân trên 1.000m2 giữa 2 loại bắp vụ
mưa

46

4.7.4. Chi phí bình quân cho 1.000m2 bắp giống vụ nắng


48

4.7.5. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân trên 1.000m2 bắp giống qua 2
vụ: vụ mưa và vụ nắng

49

4.7.6. Biến động sản lượng trên 1.000 m2 bắp giống

50

vi


4.8. Thuận lợi và khó khăn cơ bản trong sản xuất bắp giữa 2 mùa

51

4.8.1. Thuận lợi

51

4.8.2. Khó khăn

52

4.9. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bắp giống

53


4.10. Mong muốn của các hộ sản xuất bắp

57

4.10.1. Hộ trồng bắp giống

57

4.10.2. Hộ trồng bắp thương phẩm

58

4.11. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp giống

59

4.12. Giải pháp bền vững cho nghề trồng bắp

60

4.12.1. Giải pháp khuyến nông

60

4.12.2. Giải pháp canh tác

60

4.12.3. Giải pháp thị trường


62

4.12.4. Giải pháp duy trì sản xuất theo hợp đồng và mối liên kết 4 nhà

62

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận

64

5.2. Kiến nghị

65

5.2.1. Đối với hộ nông dân

65

5.2.2. Đối với doanh nghiệp

65

5.2.3. Đối với chính quyền địa phương

66


5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BG

Biến Giả

CPLĐ

Chi phí lao động

CS

Chăm Sóc

CPSX

Chi Phí Sản Xuất


CPVC

Chi Phí Vật Chất

DT

Doanh Thu

DTTN

Diện Tích Tự Nhiên

ĐVT

Đơn Vị Tính

LD

Làm Đất

LĐN

Lao Động Nhà

LĐT

Lao Động Thuê

LN


Lợi Nhuận

MNCSD

Mặt Nước Chuyên Sử Dụng

NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NS

Năng Suất

PBT

Phân Bón và Thuốc

TB

Trung Bình

TCP

Tổng Chi Phí

THCN

Trung Học Chuyên Nghiệp


TN

Thu Nhập

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất ở Xã Sơn Bình

5

Bảng 2.2. Các Yếu Tố Khí Hậu ở Xã Sơn Bình

9

Bảng 2.3. Hiện Trạng Dân Số và Lao Động Xã Sơn Bình Năm 2009

10

Bảng 2.4. Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề ở Xã Sơn Bình Năm 2009

12

Bảng 2.5. Hệ Thống Điện Tại Xã Sơn Bình


13

Bảng 2.6. Số Lượng Lớp Học và Học Sinh Trên Địa Bàn Xã Năm 2009 - 2010

13

Bảng 2.7. Hiện Trạng Sử Dung Đất Qua Các Năm Tại Xã Sơn Bình

15

Bảng 2.8. Diện Tích Và Sản Lượng Các Loại Cây Trồng ở Xã Sơn Bình

16

Bảng 2.9. Tình Hình Chăn Nuôi ở Xã Sơn Bình

16

Bảng 2.10. Nhu Cầu Độ Ẩm Đất

19

Bảng 2.11. Năng Suất và Sản Lượng Bắp Của Việt Nam Từ Năm 1998 - 2009

21

Bảng 4.1. Biến Động Diện Tích và Sản Lượng Qua Các Năm

32


Bảng 4.2. Ưu Thế Sản Xuất Bắp Giống CP888 Phân Theo Mùa

34

Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn Của Người Sản Xuất Bắp Chính Trong Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.4. Các Chỉ Tiêu Về Nguồn Nhân Lực Nông Hộ

36

Bảng 4.5. Kinh Nghiệm Trồng Bắp Của Nông Hộ

37

Bảng 4.6. Hình Thức Sở Hữu Đất Của Các Hộ Được Điều Tra

38

Bảng 4.7. Phân Loại Quy Mô Diện Tích Đất Của Các Nông Hộ

38

Bảng 4.8. Tình Hình Trồng Bắp Của Các Hộ Phân Theo Diện Tích

38

Bảng 4.9. Nhu Cầu Vốn Vay Của Nông Hộ


39

Bảng 4.10. Thu Nhập Bình Quân Của Nông Hộ Trồng Bắp

40

Bảng 4.11. Chi Phí Bình Quân Cho 1.000m2 Bắp Giống Vụ Mưa

44

Bảng 4.12. Chi Phí Bình Quân Cho 1.000m2 Bắp Thương Phẩm Vụ Mưa

45

Bảng 4.13. Hiệu Quả Sản Xuất Bình Quân Trên 1.000m2 giữa Bắp Giống CP888 và
Bắp T.Phẩm Vụ Mưa

46

Bảng 4.14. Phân Tích Độ Nhạy Của Năng Suất và Giá Bán Bắp Thương Phẩm Lên
Hiệu Quả Sản Xuất

47

Bảng 4.15. Chi Phí Bình Quân Cho 1.000m2 Bắp Giống Vụ Nắng

48

ix



Bảng 4.16. Hiệu Quả Sản Xuất Bình Quân Trên 1.000m2 Bắp Giống CP888 Qua 2 Vụ:
Mưa và Nắng

49
2

Bảng 4.17. Biến Động Sản Lượng Trên 1.000 m Bắp Giống

50

Bảng 4.18. Phân Tích Độ Nhạy Của Năng Suất Bắp Giống Vụ Mưa Lên Hiệu Quả Sản
Xuất Của Nông Hộ

50

Bảng 4.19. Phân Tích Độ Nhạy Của Năng Suất Bắp Giống Vụ Nắng Lên Hiệu Quả
Sản Xuất Của Nông Hộ

51

Bảng 4.20. Đánh Giá Mức Độ Khó Khăn Trong Sản Xuất Bắp Giống Qua 2 Mùa

52

Bảng 4.21. Yếu Tố Chủ Quan Của Nông Hộ Khi Sản Xuất Bắp

57


Bảng 4.22. Mong Muốn Của Nông Hộ Trồng Bắp Giống

58

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Các Nhóm Đất

7

Hình 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Dân Số Xã Sơn Bình Năm 2009

11

Hình 3.1. Tiến Trình Thực Hiện Hợp Đồng Nông Nghiệp

27

Hình 4.1. Mô Tả Vùng Trồng Bắp Tại Xã Sơn Bình

31

Hình 4.1. Biểu Đồ Phân Phối Độ Tuổi Của Nông Hộ

35

Hình 4.2. Biểu Đồ Phân Phối Diện Tích Đất Của Nông Hộ


39

Hình 4.3. Lịch Thời Vụ Canh Tác Trên Đất Trồng Bắp

43

Hình 4.4. Mô Hình Luân Canh Bắp với Các Loại Đậu

61

Hình 4.5. Mô Hình Xen Canh Bắp với Các Loại Cây Hoa Màu Khác (đậu, mè…)

61

Hình 4.6. Mô Hình Xen Canh Bắp và Các Loại Rau

61

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 3. Kiểm Tra Sự Vi Phạm Giả Thiết Của Mô Hình Hồi Quy
Phụ lục 4. Quy Trình Sản Xuất Bắp Giống CP888
Phụ lục 5. Kỹ Thuật Trồng Các Giống Bắp Thương Phẩm

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây bắp là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần nuôi
sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay bắp đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước về diện
tích, đứng đầu về năng suất và sản lượng. Bắp là cây trồng đã giúp loài người giải
quyết nạn đói thường xuyên bị đe dọa.
Vào cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng về bắp lai đã tạo nên các thành tựu kỳ
diệu ở các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý... Đi đôi với việc
áp dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác
tiên tiến như cơ giới hoá, thuỷ lợi hóa, bảo vệ thực vật ... cũng được áp dụng kịp thời
để khai thác tối đa ưu thế của giống bắp lai. Bắp lai đã được coi là một trong những
thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX.
Việt Nam, với ¾ dân số đang sống ở khu vực nông thôn, nền nông nghiệp nước
ta vẫn còn giữ vị trí hết sức trọng yếu trong nền kinh tế chung của cả nước. Chính vì
vậy để cổ máy kinh tế của cả nước chuyển động tốt thì phải tăng cường hoạt động của
thị trường rộng lớn nông thôn hiện nay. Việc tìm ra những lợi thế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội tại các vùng nông thôn cộng với công tác chọn giống cây trồng
vật nuôi thích hợp là thật sự cần thiết trong giai đoạn này.
Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn với mô
hình trang trại ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra trang trại năm 2010, số trang trại
chăn nuôi của cả nước tăng 13% so với cùng thời điểm năm 2009. Do đó, nhu cầu cho
công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia `cầm, thủy sản đang rất lớn và thực tế sản
lượng bắp thương phẩm ngày càng thiếu trước sự phát triển mạnh của ngành chăn
nuôi.
1



Từ những nhận thức về vai trò của cây bắp trong nền kinh tế thế giới nói chung
và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách
và phương hướng đúng đắn cho công tác nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành
tựu của thế giới với mục đích duy trì diện tích, đột phá về năng suất và tăng nhanh sản
lượng.
Trước những nhu cầu thiết yếu đó, việc đưa bắp lai vào sản xuất có ý nghĩa
quan trọng nhằm gia tăng sản lượng bắp trên thị trường. Do đó, bắp giống là điều kiện
tiên quyết để có bắp lai cho năng suất cao. Thực tế, cùng với điều kiện thuận lợi cho
việc trồng các loại cây hoa màu khác, bắp giống là cây giúp bà con ổn định kinh tế,
nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể về đời sống. Tuy nhiên, năng suất bắp giống
không ổn định qua các năm. Để góp phần làm giảm hạn chế trên cần xác định đúng
những giống bắp mới cho bắp lai năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sinh trưởng, phát triển, các yếu
tố cấu thành năng suất để có những hướng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo giống đến
sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại
mỗi vùng sinh thái.
Chính vì vậy, đề tài được đặt ra nhằm khai thác thế mạnh trong sản xuất bắp
giống CP, khắc phục các khó khăn cơ bản. Đồng thời, tìm ra được các mô hình trồng
thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông hộ.
Đề tài được thực hiện tại xã Sơn Bình, một xã kinh tế dựa vào nông nghiệp là
chính, có truyền thống trồng bắp lâu đời và hiện đang có công ty hạt giống CP đầu tư
trong sản xuất bắp giống CP888.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất bắp giống CP888 tại địa phương để có cái nhìn tổng
quan về lợi thế trồng bắp giống. Từ đó có các giải pháp, định hướng phát triển cho
việc trồng bắp giống tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất bắp của các nông hộ tại xã Sơn Bình trong những năm

vừa qua.
- Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp của các hộ điều tra
2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bắp
- Nhận dạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất bắp và đề xuất một số giải pháp
cho nghề trồng bắp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các hộ trồng bắp giống tại xã Sơn Bình
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả kinh tế trồng bắp giống trong năm 2010 và
tham khảo các vụ trồng bắp giống trước đó.
+ Thời gian thực hiện khóa luận từ 2/3/2011 đến 20/6/ 2011
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề. Chương này gồm lý do thực hiện nghiên cứu, những mục tiêu
mà đề tài hướng tới, đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
để thu thập thông tin nhằm hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
Chương 2: Tổng quan. Chương này trình bày thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
mà có tác động đến đối tượng nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
hội…
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này gồm lý thuyết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu nhằm giải thích, tạo nền tảng cho việc mô tả, phân tích,
đưa nhận định những thông tin thu thập được trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Các kết quả phân tích những thông tin đã
điều tra sẽ được trình bày đầy đủ trong chương này. Ngoài ra, chương này tác giả cũng
đưa ra những phân tích và đề xuất của mình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến

nghị làm cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương và nông hộ lựa chọn cây trồng để
canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên thực trạng sản xuất và tiềm năng của xã. Sơn
Bình là một xã sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó chủ yếu phát triển cây hoa
màu. Cây bắp nói chung là cây hoa màu được đa số người dân lựa chọn để trồng.
Những năm gần đây, được sự đầu tư của công ty CP tại địa phương, bắp giống CP888
được người dân sản xuất vì đặc tính sinh học và hiệu quả của nó mang lại.
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của một cây hoa màu nhìn chung không phải là
một đề tài mới nhưng có những điểm đặc biệt, khác nhau ở mỗi đề tài. Một số đề tài
nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sản xuất bắp giống đã được thực hiện như: Nguyễn
Huỳnh Tường Vinh, 2004. Khảo Sát Thực Trạng Sản Xuất Bắp Lai Theo Phương
Thức Hợp Đồng Tại Huyện Củ Chi, Tp. HCM. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học, Khoa
Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Nguyễn Hồng Diệp, 2009. Hiệu Quả Luân
Canh Bắp Giống Vụ Đông Xuân Với Các Cây Hoa Màu Khác ở Xã Phước Vinh,
Huyện Ninh Phước, Tỉnh Bình Thuận. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học, Khoa Kinh
Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Tôi tiếp tục nghiên cứu về đề tài cây bắp giống, được xem là cây hoa màu khá
mới mẻ tại địa phương vì người dân mới biết đến nó cách đây 6 năm. Cả hai đề tài trên
là tư liệu tham khảo quan trọng cho tôi khi thực hiện đề tài “ Phân Tích Hiệu Quả
Sản Xuất Bắp Giống CP888 Tại Xã Sơn Bình – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.”


4


2.2. Tổng quan về xã Sơn Bình
2.2.1. Điều kiện tự nhiên xã Sơn Bình
a) Vị trí địa lý
Xã Sơn Bình nằm ở phía Đông huyện Châu Đức, có ranh giới tiếp giáp với các
đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ)
- Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc (xã Hòa Hưng và Hòa Bình)
- Phía Nam giáp xã Suối Rao
- Phía Tây giáp xã Xuân Sơn
b) Tài nguyên đất
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất ở Xã Sơn Bình


Nhóm và loại đất

hiệu

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ

Thuận lợi

(%)

I. Nhóm đất đen


783,00

1. Đất nâu thẫm trên đá Ru

783,00

33,44
Trồng cây bắp và cây công

bọt bazan

nghiệp ngắn ngày.

II. Nhóm đất đỏ vàng

848,00

2. Đất nâu đỏ trên đá Fk

394,00

36,22
Thích hợp trồng nhiều loại cây

bazan

công nghiệp lâu năm như: hồ
tiêu, cao su, cà phê …


3. Đất nâu vàng trên đá Fu

454,00

Trồng nhiều loại cây công

bzan

nghiệp lâu năm như: hồ tiêu,
cao su, cà phê …
215,43

III. Nhóm đất dốc tụ
4. Đất dốc tụ

Dk

9,20

215,43

Đào ao nuôi thủy sản, trồng cỏ
nuôi bò.

494,92

IV. Nhóm đất khác
5.

Sông


suối



21,14

494,92

MNCSD
Tổng diện tích tự nhiên

Phục vụ tưới tiêu và nuôi thủy
sản.

2.341,35 100,00
Nguồn: Phòng Thống Kê Xã Sơn Bình
5


Xã Sơn Bình có 3 nhóm đất chính:
 Nhóm đất đỏ vàng (Fk): Là nhóm đất có diện tích lớn nhất 848 ha (chiếm 36,22%
DTTN) với 2 đơn vị chú giải bản đồ đất là: đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) 394 ha
(chiếm 46,46% diện tích nhóm đất đỏ vàng), đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) 454 ha
(chiếm 53,54% diện tích nhóm đất đỏ vàng). Đất đỏ vàng (đặc biệt là đất đỏ vàng trên
Bazan) có hàm lượng mùn tầng mặt cao (3 - 4%), đạm tổng số khá (0,15 - 0,20%),
giàu lân tổng số (0,10 - 0,15%), nghèo Kali. Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý >
50%, cấu trúc viên hạt khá tơi xốp, khả năng giữ nước và phân tốt. Đất đỏ vàng thích
hợp với khá nhiều loại cây trồng công nghiệp lâu năm như: hồ tiêu, cà phê, cao su, cây
ăn quả. Đây là nhóm đất tốt nhất trên địa bàn xã Sơn Bình; phân bố chủ yếu ở phía

Tây của xã.
 Nhóm đất đen (Ru): Diện tích 783 ha (chiếm 33,44% DTTN). Đất đen có độ phì
nhiêu khá cao (mùn tổng số 2 -3%, lân tổng số 0,25%), viên hạt tơi xốp, khả năng giữ
nước và phân tốt, vì thế ngay trong mùa khô, mặc dù ít được tưới, một số cây trồng
vẫn phát triển khá tốt. Hạn chế lớn nhất của nhóm đất đen là tầng đất mỏng, tỷ lệ đá
lẫn cao, gây trở ngại cho khâu làm đất. Loại đất này thích hợp cho cây bắp và cây công
nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đen phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam và một phần phía
Tây và Tây Bắc của xã.
 Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 251,43 ha (chiếm 21,14% DTTN). Đất dốc tụ hình
thành và phát triển từ các sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân sườn
thoải hoặc khe dốc; vật liệu feralit hóa và các loại chất hữu cơ được dòng nước mang
từ đồi núi lân cận tập trung về nơi có địa hình thấp. Đất dốc tụ hiện đang trồng lúa 1 vụ
năng suất thấp. Trong tương lai, hướng sử dụng của loại đất này là: đào ao nuôi thủy
sản, trồng cỏ nuôi bò, xây dựng mô hình VAC…
 Nhóm đất khác: 494,92 ha, đó là sông suối, mặt nước chuyên dùng và ao hồ nuôi
thủy sản.
Như vậy, tài nguyên đất ở xã Sơn Bình được đánh giá là một trong những điều
kiện khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (các nhóm đất đỏ vàng, đất đen); đặc
biệt là đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên một
số hạn chế lớn đối với đất đai ở xã Sơn Bình là có đến 51,72% (1.211 ha) là đất có
6


tầng canh tác mỏng < 70 cm; việc chuyển đổi cây hàng năm sang cây lâu năm sẽ gặp
rất nhiều khó khăn.
Hình 2.1. Cơ Cấu Các Nhóm Đất

21%
37%


9%

33%

Nhóm đất khác
Nhóm đất đen
Nhóm đất dốc tụ
Nhóm đất đỏ vàng

c) Tài nguyên nước
 Nước mặt
Nguồn nước mặt lớn nhất trên địa bàn xã là sông Ray; sông Ray bắt nguồn từ
núi Chứa Chan, tổng chiều dài 120 km. Phần chảy theo ranh giới phía Đông xã Sơn
Bình khoảng 22km; sông chảy theo hướng Bắc - Nam. Hiện nay các hộ có đất canh tác
ở ven sông vẫn sử dụng nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tuy
nhiên, do lòng sông sâu và dốc nên khả năng khai thác nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp rất hạn chế; đặc biệt trong mùa khô mực nước trên sông hạ thấp. Ngược lại,
trong mùa mưa, phần lớn đất canh tác ven sông đều bị ngập, ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp. Hiện tại các ngành chức năng đang khẩn trương thi công công trình
thủy lợi hồ sông Ray. Công trình chứa nước hồ sông Ray có diện tích lưu vực 770
km2, sức chứa 196 triệu m3 nước, cung cấp 535.000 m3/ngày cho công nghiệp và sinh
hoạt tại thành phố Vũng Tàu, các khu công nghiệp dọc quốc lộ 51; ngoài ra công trình
còn cung cấp nước tưới cho 9.157 ha đất canh tác tại các huyện Đất Đỏ, Châu Đức và
Xuyên Mộc; cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, điều tiết lũ hạ lưu và duy trì dòng
chảy mùa khô.
Ngoài ra, trên địa bàn xã Sơn Bình còn có các dòng suối nhỏ như suối Tầm Bó
ở phía Bắc, suối Rao ở phía Nam; tuy nhiên, do không có nguồn sinh thủy, địa hình
dốc nên việc khai thác nguồn nước rất hạn chế; hiện tại, một số hộ ở ấp Xuân Trường
tận dụng nguồn nước để đào ao nuôi thủy sản.
7



 Nước ngầm
Có 2 vùng nước ngầm như sau:
+ Vùng có lưu lượng nước ngầm giàu: chỉ xuất hiện ở phía Đông xã, thuộc khu vực
giáp sông Ray, với diện tích khoảng 850 ha (chiếm 36,30% DTTN). Với lưu lượng
nước này, người dân có thể đào hoặc khoan giếng khai thác nước phục vụ đời sống.
+ Vùng có nguồn nước ngầm nghèo: Diện tích khoảng 1.500 ha (chiếm 63,69 %
DTTN); phân bố chủ yếu ở phía Tây xã. Người dân có thể khoan giếng để sử dụng; tuy
nhiên chi phí sẽ khá tốn kém.
+ Chế độ thủy văn (ngập úng): Do cấu trúc địa hình và phân bố dòng chảy nên vào
mùa lũ (tháng 9, tháng 10) thường xảy ra hiện tượng úng cục bộ ở những vùng đất
thấp trũng (chủ yếu khu vực ven sông Ray).
Tóm lại, hiện tại, Sơn Bình được đánh giá là khó khăn cả về nước mặt và nước
ngầm. Tuy nhiên, khi hồ chứa nước sông Ray đưa vào sử dụng thì nguồn nước ngầm ở
xã cũng được nâng lên đáng kể, đây là cơ hội lớn để ngành nông nghiệp xã Sơn Bình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng nhanh số lượng, giá trị và chất
lượng sản phẩm; đồng thời đa dạng hóa các ngành, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trên
địa bàn xã.
d) Khí hậu thời tiết
Xã Sơn Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
khí hậu đại dương với các đặc trưng như sau:
- Nhiệt độ bình quân cao đều hàng năm (26,3oC), tổng tích ôn lớn (9.599oC), số giờ
nắng cao (2.600 giờ /năm).
+ Nền nhiệt cao, năng lượng bức xạ lớn, nên ngành nông nghiệp có thể trồng được
nhiều vụ cây ngắn ngày /năm, cây lâu năm cho năng suất và chất lượng cao; đặc biệt ở
các vùng đất đen, đất đỏ vàng có thể trồng 5 - 6 vụ rau, hoa, cây cảnh /năm.
- Lượng mưa thấp (trung bình 1.352 - 1.537 mm/năm) và phân bố không đều; một năm
có hai mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa mưa khoảng 80 - 85% lượng mưa cả năm;
mùa khô, nắng hạn kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

+ Lượng mưa trong mùa thấp (1.100 – 1.200mm), số ngày trong mùa mưa thực sự (từ
24/5 đến 13/10) chỉ có 142 ngày sẽ là trở ngại rất lớn nếu sản xuất 2 vụ cây ngắn ngày

8


trong năm mà không có nguồn nước tưới bổ sung; đặc biệt trong điều kiện đất có thành
phần cơ giới nhẹ (đất cát, đất xám).
Mưa phân bố tập trung vào tháng 9 và tháng 10 (200 – 500 mm/tháng); kết hợp
với địa hình trũng gây úng cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa khô kéo dài (>180 ngày) với nhiệt độ cao, nắng và gió làm tăng khả năng
bốc hơi nước nên vào mùa khô, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt
là trên đất cây hàng năm, sản xuất thường bị ngưng trệ.
Hầu như không có bão và các giá trị cực đoan khác, chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của
giông và bão.
Bảng 2.2. Các Yếu Tố Khí Hậu ở Xã Sơn Bình
STT
1

2

Các yếu tố khí hậu
Nhiệt độ

Đơn vị tính
0

Cả năm

C


+ Trung Bình

26,29

+ Cao nhất

29,16

+ Thấp nhất

23,57

Lượng mưa

Mm

+ Trung Bình

1.352,20

+ Cao nhất

1.877

+ Thấp nhất

704

+ Số ngày mưa TB


Ngày

119

3

Độ ẩm TB

%

85,25

4

Số giờ nắng TB

Giờ

2.650

5

Bốc hơi

Mm

+ Bốc hơi TB

3,31


+ Bốc hơi tối đa
6

14

Gió
+ Tốc độ gió

m/s

3,77
Nguồn: Đài Khí Tượng Thủy Văn Nam Bộ

9


e) Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật tại xã Sơn Bình gồm:
+ Cây trồng trong nông nghiệp:
- Cây công nghiệp lâu năm: hồ tiêu (các giống tiêu Ấn Độ, tiêu sẻ, tiêu Vĩnh Linh…),
điều (điều địa phương, điều cao sản PN1..), cà phê Robusta, cao su có năng suất cao…
- Giống cây ăn quả: nhãn, xoài, mít, chuối, đu đủ, mãng cầu…mỗi loại cây có từ 3 - 5
giống khác nhau.
- Giống cây ngắn ngày khá đa dạng bao gồm: lúa, bắp, khoai mỳ, khoai lang, thuốc lá,
rau, các loại đậu…mỗi loại cây có từ 5 - 8 loại giống.
+ Giống vật nuôi: gồm bò Ta Vàng, bò lai Sind, heo lai F1, heo lai 2 - 3 máu ngoại
(Yorkshire, Landrace, Duroc), dê Bách Thảo, gà ta, gà Lương Phượng, vịt tàu, vịt cỏ…
Qua quá trình canh tác, nông dân đã lưu giữ và chọn được một số giống tốt như nhãn
Xuồng cơm vàng, tiêu sẽ, điều PN1, bắp lai DK888, bắp lai VN10, khoai kỳ KM94, bò

lai Sind, dê Bách Thảo, heo lai 2 – 3 máu ngoại.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Sơn Bình
a) Dân số
Bảng 2.3. Hiện Trạng Dân Số và Lao Động Xã Sơn Bình Năm 2009
Số TT

Phân loại

Hộ

Khẩu

Lao động

(hộ)

(người)

(người)

I

Chia theo ấp

1.787

8.871

5.119


II

Chia theo ngành nghề

1.787

8.871

5.119

1

Nông nghiệp

1.495

7.420

4.282

2

Công nghiệp - TTCN

67

333

192


3

Thương mại – dịch vụ

169

840

485

4

Ngành khác

56

278

160

III

Chia theo dân tộc

1.787

8.871

5.119


1

Dân tộc Kinh

1.717

8.524

4.919

2

Dân tộc Chơ Ro

62

307

177

3

Dân tộc Hoa

8

40

23


Nguồn: Phòng Thống Kê Xã Sơn Bình

10


Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trung bình của xã Sơn Bình là 8.781
người với 1.787 hộ; được phân thành 7 ấp (Tân Bình, Sơn Tân, Sơn Thành, Tân Lập,
Sơn Lập, Xuân Hòa, Xuân Trường)
Giai đoạn 2002 – 2009 tốc độ tăng dân số đã được kiểm soát ở mức khoảng 1,5 –
1,7%/năm nên dân số tương đối ổn định.
Hình 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Dân Số Xã Sơn Bình Năm 2009

42%
Dưới và ngoài độ tuổi lao động
58%

Trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã khá lớn (57,70 % dân số); đây là
điều kiện thuận lợi nếu như có phương án sản xuất tốt để khai thác nguồn nhân lực
này; ngược lại, nếu không phát triển sản xuất thì đây sẽ là gánh nặng trong việc giải
quyết lao động dư thừa và các tệ nạn xã hội.
b) Lao động
+ Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2009 là 5.119 người, chiếm 57,70% dân số;
trong đó, lao động nông – ngư nghiệp 4.280 người chiếm 83,65% lao động xã hội; lao
động thương mại – dịch vụ 485 người, chiếm 9,47% lao động xã hội; lao động tiểu thủ
công nghiệp 194 người, chiếm 3,75% lao động xã hội và lao động khác 160 người,
chiếm 3,12% lao động xã hội. Cơ cấu lao động trong mấy năm gần đây chuyển dịch
đúng hướng (tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp)
nhưng mức độ chuyển dịch ở mức rất chậm.

+ Lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 83,65% lao động xã hội; bình quân 1
lao động nông nghiệp có 0,38 ha đất nông nghiệp.

11


+ Chất lượng lao động: theo báo cáo của ngành nông nghiệp huyện, hàng năm các tổ
chức khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…có mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng
trọt, chăn nuôi, thú y, kỹ thuật bón phân, thuốc BVTV…đầu tư nhiều điểm trình diễn
về giống, kỹ thuật sản xuất cây trồng vật nuôi, kỹ thuật tưới tiết kiện nước; tổ chức các
đợt tham quan mô hình, hội thảo đầu bờ…Do đó, bà con nông dân đã nắm được những
kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và chăn nuôi, cộng với những kinh nghiệm đã tích lũy
được trong sản xuất nên chất lượng lao động trong nông nghiệp đã được nâng lên đáng
kể.
Bảng 2.4. Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề ở Xã Sơn Bình Năm 2009
Khoản mục

Lao động (người)

Tỉ lệ (%)

Nông nghiệp

4.282

83,65

Công nghiệp – TTCN

192


3,75

Thương mại – dịch vụ

485

9,48

Ngành khác

160

3,12

Nguồn: Phòng Thống Kê Xã Sơn Bình
c) Cơ sở hạ tầng
 Công trình thủy lợi
Trên địa bàn xã Sơn Bình hiện đang thi công công trình thủy lợi hồ sông Ray và
các canh tưới nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
 Hệ thống giao thông
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2009, chiều dài các tuyến giao thông
trên địa bàn xã là 64,29km; trong đó có 4,4 km đường bê tông nhựa, 12,91 km đường
láng nhựa, 8,68 km đường cấp phối đá hoặc sỏi đỏ và 38,3 km đường đất, bao gồm các
cấp đường sau:
- Đường tỉnh: dài 4,4 km
- Đường huyện: dài 3,5 km
- Đường giao thông nông thôn (đường liên ấp và trong ấp): dài 56,39 km
 Hệ thống điện
Tổng dung lượng các bình biến thế còn ở mức thấp 1.237,5 KVA; bình quân

0,69 KVA/hộ, số hộ được sử dụng điện đến năm 2010 là 1.735/1.787 hộ (chiếm 97%).
12


×