Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐINH THỊ THẨM

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SCANCOM
VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

ĐINH THỊ THẨM

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SCANCOM
VIỆT NAM
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS LÊ THÀNH HƯNG



Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân Tích Tình Hình
Hoạt Động Thanh Toán Nhập Khẩu Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH Scancom Việt
Nam” do Đinh Thị Thẩm, sinh viên khóa 33, Ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương
Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

LÊ THÀNH HƯNG
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày


tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con xin trân trọng tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn ba mẹ
là người đã sinh thành và nuôi dưỡng con, cùng với những người thân, những người đã
động viên và giúp đỡ cho con cả về vật chất lẫn tinh thần để con có thể vững tâm học
tập đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt là thầy Lê Thành Hưng - người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Các anh chị ở các phòng ban trong công ty TNHH Scancom Việt Nam, đặc biệt
là phòng xuất nhập khẩu đã nhiệt tình cung cấp cho tôi đầy đủ những thông tin trong
thời gian thu thập số liệu tại công ty.
Và cuối cùng, cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thu thập
số liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cũng như hỗ trợ rất nhiều cho tôi về tinh thần
để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.



NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH THỊ THẨM. Tháng 06 năm 2011. “Phân Tích Hoạt Động Thanh
Toán Nhập Khẩu Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH Scancom Việt Nam”.
DINH THI THAM. Jane, 2011. “ Analysing The Payment Commodities
Import In Scancom Viet Nam Co., LTD”
Thanh toán hàng nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động nhập
khẩu, ảnh hưởng đến chi phí, rủi ro trong thanh toán .. Vì vậy hoạt động thanh toán
hàng NK phải được quan tâm đặc biệt.
Từ nhận định trên, luận văn phân tích tình hình hoạt động TTQT hàng hóa nhập
khẩu tại công ty TNHH Scancom Việt Nam.
Khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể:
 Phân tích sơ bộ hoạt động kinh doanh của công ty
 Khảo sát thực tế qui trình thanh toán hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH
Scancom Việt Nam để nắm rõ hơn về hoạt động thanh toán mà công ty thực hiện.
 Phân tích hoạt động thanh toán nhập khẩu của công ty qua các phương thức
thanh toán từ qua ba năm 2008-2010 để đánh giá những mặt tích cực và những hạn chế
trong công tác thanh toán cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra một số
giải pháp khắc phục cụ thể.
Từ những phân tích cụ thể trên, khóa luận cho thấy rõ được thực trạng hoạt
động thanh toán tiền hàng nhập khẩu của công ty năm 2008-2010, phân tích ưu điểm
và hạn chế trong hoạt động TTQT tại công ty thời gian qua. Qua đó đưa ra một số giải
pháp giúp hoạt động TTQT hàng nhập khẩu tại công ty đạt hiệu quả hơn như:
 Hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán
 Nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng
 Lựa chọn điều kiện thanh toán có lợi


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2 
1.4. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Scancom ....................................................................... 4 
2.1.1. Sơ lược về Scancom quốc tế (Scancom International A/S)............................4
2.1.2. Tổng quan về Scancom Việt Nam ..................................................................5
2.2. Quá trình phát triển của Scancom Việt Nam .............................................................. 6 
2.3. Mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ, chiến lược và những giá trị của Công ty
TNHH Scancom Việt Nam ...................................................................................................... 7 
2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Scancom Việt Nam .......................... 8 
2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ......................................... 13 
2.5.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty ...............................................................13
2.5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ...............................................14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17
3.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán hàng nhập khẩu ............................................. 17 
3.1.1.Đặc điểm của hoạt động thanh toán hàng NK ...............................................17
3.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu trong xuất nhập khẩu hàng
hóa của doanh nghiệp .............................................................................................18
 

v

 

 


3.1.3. Các điều kiện của thanh toán hàng nhập khẩu..............................................19
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh
nghiệp......................................................................................................................20
3.1.5. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu ....................................... 22 
3.1.5.1. Phương thức chuyển tiền ........................................................................22
3.1.5.2. Phương thức nhờ thu ..............................................................................25
3.1.6 Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp .36
3.1.6.1. Các bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán ...................................36
3.1.6.2. Quy trình thanh toán ...............................................................................37
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 38 
3.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế .......................................................................38
3.2.2. Phương pháp so sánh ....................................................................................38
3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê ..................................................................38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................39
4.1. Tổng quan về tình hình thanh toán tại nước ta hiện nay ....................................... 39 
4.2. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty ............................................................. 41 
4.3. Đặc điểm về hoạt động thanh toán nhập khẩu của Scancom Việt Nam ........... 42 
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
của công ty ................................................................................................................................. 43 
4.4.1. Nhân tố khách quan ......................................................................................43
4.4.2. Nhân tố chủ quan ..........................................................................................45
4.5.1. Sơ lược về tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty trong ba năm
2008-2010 ...............................................................................................................46
4.5.2. Tổ chức hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty ..........................48
4.5.3. Tình hình áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong công ty năm

2008 -2010 ..............................................................................................................49
4.5.3.1. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán trong công ty...............49
4.5.3.2. Phương thức tín dụng chứng từ ..............................................................52
4.5.3.3. Phương thức nhờ thu ..............................................................................59
4.5.3.4. Phương thức chuyển tiền ........................................................................62
 

vi
 

 


4.5.4. Đánh giá về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty TNHH
Scancom VN ...........................................................................................................64
4.5.4.1. Ưu diểm ..................................................................................................64
4.5.4.2. Hạn chế ...................................................................................................66
4.6. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán của công ty ....................................... 66 
4.6.1. Hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán ..................................................................66
4.6.2. Nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng. ......................................................68
4.6.3. Lựa chọn các điều kiện thanh toán có lợi. ....................................................69
4.6.4. Xây dựng uy tín của công ty .........................................................................70
4.6.5. Các biện pháp khác .......................................................................................71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................74
5.1. Kết luận. ............................................................................................................................. 74 
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 76 
5.2.1. Kiến nghị đối với công ty .............................................................................76
5.2.2. Kiến nghị với ngân hàng...............................................................................77
5.2.3. Kiến nghị với Nhà Nước...............................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79


 

vii
 

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

Bộ chứng từ

B/L

Bill of lading

C/O

Certificate of origin

C/Q

Certificate of quanlity

DN

Doanh nghiệp


D/A

Documents Against Acceptance

D/O

Delivery oder

D/P

Documents Against Payment



Hợp Đồng

HP

Hối Phiếu

ICC

Phòng Thương Mại Quốc Tế

L/C

Letter of Credit

M/T


Mail Transfer

NH

Ngân Hàng

NK

Nhập Khẩu

T/T

Telegraphic Transfer Remittance

TTQT

Thanh Toán Quốc Tế

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

XK

Xuất Khẩu

XNK

Xuất Nhập Khẩu


WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

 

viii
 

 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2008 – 2010 ....................14
Bảng 2.2 So Sánh Doanh Thu Của Công Ty Qua Các Năm 2008 – 2010 ....................15
Bảng 3.4 Bảng Sửa Đổi UCP ......................................................................................30
Bảng 4.1 Kim Ngạch Nhập Khẩu Theo Mặt Hàng Của Công Ty Trong 3 Năm ..........46
Bảng 4.2 So Sánh Kim Ngạch Nhập Khẩu Của Công Ty Qua Các Năm ....................47
Bảng 4.3 Phương Thức Thanh Toán Nhập Khẩu Của Công Ty Qua Ba Năm 20082010 ...............................................................................................................................50
Bảng 4.4 So Sánh Các Chỉ Tiêu Thanh Toán Nhập Khẩu Của Công Ty Qua 3 Năm
2008 – 2010 ...................................................................................................................50

 

ix
 

 



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Cấu Trúc Tập Đoàn Scancom ...............................................................5
Hình 2.2: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty ...................................................................9
Hình 2.5. Một Số Sản Phẩm Chính Của Công Ty .........................................................13
Hình 2.3 Biểu Đồ Doanh Thu Của Công Ty Qua Các Năm 2008-2010 .......................15
Hình 3.1 Quy Trình Thanh Toán Bằng Phương Thức Chuyển Tiền.............................24
Hình 3.2 Sơ Đồ Qui Trình Nghiệp Vụ Nhờ Thu Trơn ..................................................27
Hình 3.3 Sơ Đồ Qui Trình Thanh Toán Nhờ Thu Kèm Chứng Từ. ..............................28
3.1.5.4.Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) .....................................29
Hình 3.5 Sơ Đồ Qui Trình Thanh Toán Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ ......34
Hình 3.6 Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp. ................................37
Hình 4.4. Biểu Đồ Phương Thức Thanh Toán Nhập Khẩu Của Công Ty Qua 3 Năm
2008 – 2010 ...................................................................................................................51
Hình 4.5 Qui Trình Thanh Toán L/C của Hợp Đồng số 02/PC/FBC-2011 ..................57
Hình 4.6 Tỷ Trọng Thanh Toán Nhờ Thu Trong Tổng Giá Trị Thanh Toán Hàng Nhập
Khẩu Của Công Ty ........................................................................................................60
Hình 4.7. Qui Trình Thanh Toán Nhờ Thu Của Hợp Đồng Số 54/wnt-2010 ...............61
Hình 4.8: Biểu Đồ Tỷ Trọng Thanh Toán Chuyển Tiền Trong Tổng Giá Trị Thanh
Toán Hàng Nhập Khẩu Của Công Ty từ 2008-2010.....................................................62
Hình 4.9 Qui Trình Thanh Toán Chuyển Tiền Của Hợp Đồng Số 01/Glass-2011 .......64

 

x
 

 



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thư đề nghị phát hành thư tín dụng trả ngay
Phụ lục 2. Hợp đồng thương mại số 02/PC/FBC-2011
Phụ lục 3. Thư tín dụng của hợp đồng số 20/PC/FBC-2011
Phụ lục 4.Thư yêu cầu tu chỉnh L/C số DCVNM903570
Phụ lục 5.Thư tín dụng tu chỉnh L/C số DCVNM903750
Phụ lục 6. Hóa đơn thương mại
Phụ lục 7. Vận đơn dường biển
Phụ lục 8. Giấy chứng nhận xuất xứ
Phụ lục 9. Phiếu đóng gói
Phụ lục 10. Tờ khai hải quan
Phụ lục 11: Giâý đề nghị thanh toán

 

xi
 

 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều
nước. Trong bối cảnh đó,Việt Nam cần phải có những chính sách, những chiến lược
phát triển đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Đây là con đường để Việt Nam
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, giao lưu với nền kinh tế của nước ngoài để

đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn.
Nền kinh tế thị trường - một nền kinh tế mở hướng ngoại. Vì thế, hoạt động
xuất khẩu là rất quan trọng. Tuy nhiên quan trọng hơn không kém đó là hoạt động
nhập khẩu tạo tiền đề cho đẩy mạnh xuất khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu lại là hoạt
động quan trọng hộ trợ cho hoạt động nhập khẩu. Nếu thực hiện tốt việc thanh toán
hàng nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của công ty, đồng
thời tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao uy tín cũng như hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thế giới càng phát triển thì quan hệ thanh toán
càng được mở rộng và ngày càng đa dạng hơn, chịu sự tác động mạnh của những biến
động về kinh tế tài chính, tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, hàm chứa nhiều rủi ro
hơn. Trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp cần phải tìm cho mình những bạn
hàng tin cậy, các phương thức thanh toán nhập khẩu sao cho phù hợp nhất nhằm hạn
chế những rủi ro mà nó mang lại.
Scancom Việt Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc ký
kết hợp đồng nhập khẩu phát sinh vấn đề thanh toán quốc tế đầy nguy cơ về rủi ro và
tranh chấp. Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
SCANCOM VIỆT NAM, em đã chọn đề tài “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CTY TNHH SCANCOM VIỆT NAM”.
Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận, cùng với những hoạt động thực tiễn tại công ty,
dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy Lê Thành Hưng và các anh chị cán bộ công ty đặc
 
 


biệt phòng xuất nhập khẩu (import-export departure) để tìm hiểu về hoạt động thanh
toán tiền hàng nhập khẩu, đồng thời qua đó đánh giá hiệu quả thực hiện việc thanh
toán, trên cơ sở đó tìm ra các vấn đề còn tồn tại và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
công tác thanh toán tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu hoạt động thanh toán tiền hàng nhập khẩu, trên cơ sở lý thuyết đã học
kết hợp với kinh nghiệm thực tế tại công ty phân tích các nghiệp vụ thanh toán tiền
hàng trong hoạt động nhập khẩu, đánh giá hiệu quả thực hiện ,tìm ra các vấn đề còn
tồn tại (các rủi ro mà việc thanh toán mang lại) từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục
để nâng cao hiệu quả của việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu nâng cao vị thế của
ScancomViệt Nam trên thị trường quốc tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ các dữ liệu
qua các năm 2008, 2009, 2010.
 Tìm hiểu về quy trình thanh toán tiền hàng trong hoạt động nhập khẩu của công
ty.
 Phân tích các phương thức thanh toán quốc tế cho hàng nhập khẩu tại công ty từ
đó xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu, những rủi
ro còn tồn tại trong hoạt động thanh toán.
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán trong tiền hàng trong
hoạt động nhập khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động của Scancom Việt Nam.
Đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích hoạt động thanh toán tiền hàng
nhập khẩu của công ty do đó, hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu ít được đề cập.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian : khóa luận tập trung nghiên cứu về tình hinh hoạt động thanh toán
tiền hàng nhập khẩu của công ty TNHH ScancomViệt Nam. Số 10, đường số 8, khu
công nghiệp sóng thần, huyện Dĩ an, tỉnh Bình Dương.
 Thời gian: thời gian thực hiện khóa luận từ 15/2 dến 15/5/2011.


 
 


 Nội dung nghiên cứu: sử dụng số liệu năm 2008, 2009, 2010 để so sánh kết

quả hoạt động kinh doanh, tình hình nhập khẩu của công ty. Đặc biệt sử dụng hợp
đồng 2011 để phân tích qui trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thực tế tại công
ty.
1.4. Cấu trúc đề tài
Khóa luận gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1: Mở đầu
Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc khóa luận.
CHƯƠNG 2 : Tổng quan.
Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Scancom Việt Nam, cơ cấu tổ chức quản
lý, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này nói về những vấn đề lý luận có liên quan, cũng
như các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình làm khóa luận.
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương này tìm hiểu về hoạt động thanh toán tiền hàng nhập khẩu từ quy trình
cũng như các phương thức thanh toán. Đánh giá hiệu quả thực hiện đồng thời xem xét
phân tích các yếu tố tác động, các vấn đề còn tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp
khắc phục.
CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu để đưa ra kết luận chung. Từ
đó sẽ đưa ta những kiến nghị đối với công ty, đối với nhà nước và đối với ngân hàng
người mua.


 
 


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Scancom
2.1.1. Sơ lược về Scancom quốc tế (Scancom International A/S)
Scancom quốc tế là một công ty trẻ có trụ sở chính tại Korsor Đan Mạch, được
thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4 năm 1995 do nhận thấy được nhu cầu về mặt
hàng bàn ghế gỗ ngoài trời ở các khối nước Bắc Âu.
Scancom là tên xuất phát từ Scandinavian Company. Sau hơn mười năm hoạt
động, Scancom đã tự hào trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp sản
phẩm ngoại thất cao cấp lớn nhất thế giới. Là một tập đoàn đa quốc gia, Scancom có
văn phòng đại diện ở rất nhiều nước như: Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Hongkong, Việt Nam..với qui mô lớn. Mỗi chi nhánh là một dây chuyền sản xuất hiện
đại đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Ngoải ra, các chi nhánh còn thực hiện
nhiệm vụ bán hàng cho các nước trên thế giới thông qua các đại lý, cửa hàng không
bán lẻ cho người tiêu dùng và nội địa. Với quy mô lớn như vậy, công ty đã thuê 5000
người với vai trò lãnh đạo và khoảng 3000 nhân viên tại các công ty con như Việt
Nam, Indonesia, Brazil, Hongkong….
Mặc dù là công ty mới thành lập trong những năm gần đây nhưng Scancom đã
đạt được nhiều thành tích đáng kể. Scancom đã 3 lần liên tục đạt được chứng chỉ
Triple A-AAA của tổ chức uy tín Dun&Bradstreet. Chứng chỉ này được ban thưởng
dựa trên khía cạnh tài chính trong Công ty như là một tín hiệu tốt về việc tăng trưởng
kinh tế, giải quyết
tốt các vấn đề liên quan đến tài chính,…


 
 


Hình 2.1 Sơ Đồ Cấu Trúc Tập Đoàn Scancom

 

SCANCOM QUỐC TẾ
SCANCOM 
VIỆT NAM

SCANCOM
INDONESIA

SCANCOM
BRAZIL

SCANCOM
BẮC MỸ

SCANCOM
ANH

SCANCOM
ĐỨC

SCANCOM
HONGKONG
SCANCOM
BẮC ÂU

Nguồn tin: Phòng Hành Chính – Nhân Sự
Hoạt động của các công ty con
 Scancom Đan Mạch: có chức năng quản trị tài chính kế toán và bán hàng
cho các khách hàng tại Bắc Âu và Ban Tích.

 Scancom Indonesia: đặt tại Semerang, trung tâm Java, chuyên sản xuất
các sản phẩm bằng gỗ Teak.
 Scancom Hongkong: có trách nhiệm quản lý các công ty con ở khu vực
châu Á, quản lý về việc bán hàng cho Châu Âu, đồng thời thu mua các loại gỗ phục
vụ cho sản xuất.
 Scancom Việt Nam: có văn phòng đại diện và xưởng sản xuất đặt tại một
khu công nghiệp hiện đại nằm ở ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng phát
triển sản xuất, thiết kế sản phẩm và giao dịch quốc tế. Nơi đây cũng được xem là một
trong những phòng trưng bày rộng lớn nhất của công ty. Ngoài ra, công ty còn có các
văn phòng trực thuộc tại Quy Nhơn, có trách nhiệm quản lý tiến độ thực hiện các giao
kèo, hợp đồng.
2.1.2. Tổng quan về Scancom Việt Nam
Công ty Scancom Việt Nam được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2000
theo giấy phép đầu tư số 118/GP-HCM ngày 14/12/1999.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM
Tên tiếng anh: SCANCOM VN CO.,LTD
Tên viết tắt: SCCVN

 
 


Đại diện công ty: Ông Torben Rosenkrantz Thell
Trụ sở: 418/1C, Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp HCM.
Điện thoại: +84 (0650) 3791056.
Fax: +84 (0650) 3737510
2.2. Quá trình phát triển của Scancom Việt Nam
Khi mới thành lập, công ty có tổng vốn đầu tư là: 1.000.000 USD, vốn pháp
định là 400.000 USD. Năm 2003, vốn đầu tư tăng lên 13.500.000 USD, vốn pháp định
là 4.500.000 USD (trong đó Tập Đoàn Scancom Quốc tế góp 2.500.000 USD chiếm

56%, quỹ công nghiệp hóa các nước đang phát triển góp 2.000.000 USD, chiếm 44%).
Ban đầu, Scancom Việt Nam chỉ đầu tư nhà máy sản xuất hàng kim loại với công suất
60 container/ tháng.
Đầu năm 2002, do tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh, nhà máy chế biến gỗ
được đưa vào hoạt động để sản xuất một số mặt hàng chủ lực và các chi tiết gỗ cho
mặt hàng kim loại.
Năm 2003, Scancom Việt Nam đã được Sài Gòn Times Group bình chọn là một
trong 40 nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ.
Năm 2004, Công ty TNHH Scancom Việt Nam chính thức chuyển trụ sở chính
cùng nhà xưởng vào Khu Công Nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và
hoạt động tại đây cho đến nay. Theo đó là sự thay đổi như sau:
 Đại diện công ty: Ông Tô Văn Ngọc
 Địa chỉ: Lô 10, đường số 8, KCN Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
 Số điện thoại:06503 737508
 Mã số thuế: 0381878655

 Logo của công ty

SCANCOM VIET NAM

Giữa năm 2005, công ty đầu tư vào sản phẩm nội thất, thêm một phân xưởng
nữa cho sản xuất sản phẩm nội thất ra đời. Cho đến nay, công ty đã có ba phân xưởng


 
 


sản xuất và diện tích làm văn phòng chiếm diện tích khá lớn trong khu công nghiệp
Sóng Thần với tổng diện tích là 90,311m2.

Ngoài ra, công ty còn ký hợp đồng gia công với trên 42 nhà máy chế biến gỗ ở
Đà Nẵng, Qui Nhơn, Kontum, Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh, 2 nhà máy sản
xuất các loại nệm đi kèm với bàn ghế, 10 nhà máy chế biến hàng mây tre lá và gốm sứ.
Hàng năm, công ty Scancom Việt Nam xuất đi nước ngoài hơn 8000 container
hàng hóa chủ yếu sang các nước Châu Âu và thời gian gần đây phát triển sang thị
trường Nam Mỹ. Số lượng lao động ở nhà máy tính đến cuối năm 2010 đã lên đến hơn
6000 người.
Scancom Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc đáp ứng thị hiếu của khách
hàng, ngày càng đa dạng hóa mẫu mã, chất lượng sản phẩm hấp dẫn người mua, đạt
tiêu chuẩn về chất lượng. Công ty luôn đưa ra kế hoạch mang tính chiến lược, giá cả
cạnh tranh, có những dịch vụ đặc biệt phục vụ khách hàng, nhận thức đúng đắn về thị
trường và thị hiếu của khách hàng nên đã phục vụ hết mình trong việc đáp ứng những
yêu cầu của khách hàng. Với một mạng lưới khách hàng vững chắc ở Châu Âu, Bắc
Mỹ, và những quan điểm, mục tiêu, và tầm nhìn mà Scancom đặt ra đã chiếm lĩnh thị
trường và thị hiếu của khách hàng trên toàn thế giới. Minh chứng cho những nỗ lực đó,
Scancom Việt Nam đã được Sài Gòn Time Group bình chọn là một trong 40 nhà đầu
tư nước ngoài tiêu biểu năm 2003 tại vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ. Năm 2006,
Công ty TNHH Scancom Việt Nam đã được tổ chức TUV CERT chứng nhận đạt yêu
cầu của tiêu chuẩn DIN EN ISO 9001-2000.
Đây cũng là động lực to lớn để Scancom Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa để
mở rộng hoạt động kinh doanh, qui mô sản xuất, cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm để có thể giữ vững vị trí là một trong những nhà cung cấp sản phẩm gỗ nội
ngoại thất lớn nhất trong nước.
2.3. Mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ, chiến lược và những giá trị của Công ty
TNHH Scancom Việt Nam
Mục tiêu hoạt động: sản xuất, gia công, kinh doanh và bằng các hình thức
khác tạo ra các sản phẩm gỗ, nệm vải, dù, đồ gốm, hàng trang trí nội thất kim loại,


 

 


dịch vụ thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, hậu mãi, quảng bá, và tiếp thị,...để xuất khẩu
sang thị trường thế giới.
Nhiệm vụ của Công ty: Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo sản phẩm đạt
chất lượng xuất khẩu đúng tiêu chuẩn quốc tế và bảo toàn vốn, sử dụng tài sản có hiệu
quả.
Chiến lược Công ty:
 Giao tiếp với khách hàng là quan trọng nhất
 Cung cấp dịch vụ khách hàng đầy đủ và trọn gói
 Tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm luôn được hoàn thiện không ngừng
 Bảo vệ môi trường vì tương lai
Những giá trị Công ty:
 Năng động: Thể hiện qua việc làm thông minh, chăm chỉ, sáng tạo, linh hoạt và
nhanh chóng
 Trách nhiệm: Mỗi hành động phải thể hiện trách nhiệm với công ty, môi trường
và xã hội
 Dịch vụ trọn gói: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thông qua dịch vụ
trọn gói
 Toàn cầu: Tập thể nhân viên từ nhiều quốc gia, đa dạng về bản sắc văn hóa tạo
nên một sức mạnh tổng hợp và tầm nhìn sâu rộng
2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Scancom Việt Nam


 
 


Hình 2.2: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty

P. KINH DOANH

P. TÀI CHÍNH-KẾ
TOÁN

P. MUA HÀNG

P. NHÂN SỰ

GIÁM ĐỐC
P. KẾ HOẠCH
 

P. MARKETING

P. THIẾT KẾ

P. IT

BỘ PHẬN SẢN
XUẤT

P. XNK

Nguồn: Phòng Hành Chính-Nhân Sự
Công ty TNHH Scancom Việt Nam có một Tổng giám đốc chịu trách nhiệm
trực tiếp và ra quyết định về quản trị. Các giám đốc, phòng ban có chức năng tham
mưu cho Tổng giám đốc thực hiện các công việc mang tính chất nghiệp vụ và đề xuất
các vấn đề kỹ thuật.
Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty, chỉ đạo trong việc thực hiện và giám sát việc sử dụng vốn, lao
động, nắm bắt các vấn đề trọng yếu trong toàn công ty. Đại diện cho công ty trực tiếp
ký kết hợp đồng kinh tế và chăm lo đời sống của nhân viên trong toàn công ty. Đồng

 
 


thời, tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động và kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh
-

Tìm kiếm và phát triển kinh doanh với các đối tác nước ngoài, trong nước.

-

Báo cáo và tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh và

đẩu tư của công ty.
-

Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài tiềm năng.

-

Phổ biến chủ trương, chính sách, kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch của

phòng kinh doanh.
Phòng mua hàng

Liên hệ với nhà cung cấp, kiểm soát và đặt mua các nguyên liệu, lập kế hoạch
sản xuất, đảm bảo cho bộ phận sản xuất được hoạt động tốt.
Giám sát việc phân phối hàng hóa và các dịch vụ khác, sắp xếp việc vận chuyển
các vật dụng,hàng hóa cần thiết.
-

Hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng hiệu quả giảm chi phí hoạt động.

-

Theo dõi hoạt động hàng ngày của phòng hậu cẩn và phối hợp hoạt động với

các bộ phận khác.
Phòng Marketing
-

Phát triển và thực thi chính sách tiếp thị cho toàn công ty.

-

Phát triển và thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mại nhằm hỗ trợ

cho công ty bán hàng được hiệu quả.
-

Phát triển và thực thi chính sách đối ngoại của công ty.

-

Thu thập và xử lý những thông tin thị trường bao gồm giá cả của đối thủ cạnh


tranh và các chính sách của họ
-

Chuẩn bị và xây dựng ngân sách tiếp thị hàng năm.
Phòng IT

-

Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống máy tính.

-

Quản lý mạng nội bộ, Website của công ty.
Phòng XNK

-

Chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác xuất nhập khẩu.
10 
 

 


-

Tham mưu cho Ban giám đốc và cấp quản lý trực tiếp các vấn đề liên quan đến

công tác xuất nhập khẩu.

-

Đàm phán, tư vấn ký kết và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

-

Giao dịch bằng email, điện thoại với các nhà cung cấp nước ngoài.

-

Liên hệ các hãng vận tải đặt tàu, chuyến bay. Lên kế hoạch xuất nhập khẩu

hàng.
-

Liên hệ làm thủ tục hải quan.
Phòng tài chính – kế toán

-

Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các

quyết định tài chính của công ty và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho có hiệu
quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng quy chế, chế độ theo qui định hiện hành.
-

Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về các nguồn kinh phí được

cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí,sử dụng
các khoản thu phát sinh ở đơn


vị.

-

Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm.

-

Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi.

-

Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao.

-

Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các Ngân hàng thương mại có mở

tài khoản.
-

Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước.
Phòng nhân sự

-

Thực hiện nội quy, các quy định, quy trình và thông tin liên quan đến công việc

được giao.

-

Xây dựng quy trình tuyển dụng. Đào tạo, huấn luyện công nhân (kế hoạch

chính sách các quy định).
-

Phân tích các công việc từng vị trí. Xây dựng bảng mô tả công việc cho tất cả

các vị trí, đánh giá công việc của nhân viên công ty.
-

Quản lý, lưu giữ hồ sơ nhân viên trong suốt quá trình.

-

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn và quản lý.

-

Quản trị tiền lương, quản trị tiền thưởng, quản trị các vấn đề về phúc lợi
11 
 

 


-

Giả quyết khiếu nại tố cáo lao động. Giao tế nhân sự bên ngoài, đảm bảo là cầu


nối giữa BGĐ với người lao động.
-

Thực hiện các thủ tục cho nhân viên thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu……..

-

Xây dựng va đảm bảo thực hiện nội quy công ty và thõa ước lao động tập thể.

-

Điều tra về quan điểm nhân viên.
Phòng kế hoạch

-

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách, giải

pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn cụ thể.
-

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng

ngày, tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
-

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng

cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của công

ty trên thị trường nội địa và thế giới.
-

Làm đầu mối trong việc kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai

thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản
phẩm-dịch vụ mới.
Phòng thiết kế
-

Quản lý phòng thiết kế sáng tạo và các dự án thiết kế của công ty.

-

Thiết kế logo, hệ thống nhận diện thương hiệu, Company Profile, Poster,

Catalogue, tờ rơi, tờ gấp…
-

Thiết kế các maquette quảng cáo, phông nền cho các chương trình truyền thông,

sự kiện.
-

Đưa ra ý tưởng sáng tạo, tư vấn cho khách hàng.

-

Chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ công việc phụ trách.
Bộ phận sản xuất

Bao gồm nhà máy sản xuất kim loại và nhà máy sản xuất gỗ. Tại mỗi nhà máy

thì mỗi công đoạn sản xuất đều có người quản lý để được giám sát chặt chẽ hơn việc
sản xuất sản phẩm, đồng thời có các bộ phận như đảm bảo chất lượng và lập kế hoạch
quản lý nguyên vật liệu tại hai bộ phận lớn là gỗ và kim loại.
-

Quản lý, điều hành mọi hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất.
12 
 

 


-

Lập kế hoạch sản xuất, phân công công việc, giám sát theo dõi tiến độ, hỗ trợ,

đánh giá hoạt động sản xuất.
-

Kiểm tra, kiểm soát vật tư, nguyên vật liệu, phụ kiện…phục vụ sản xuất.

-

Xây dựng và giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy trình sản xuất.

-

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.


-

Thực hiện các công việc khác khi được phân công.

2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.5.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Scancom Việt Nam hoạt động theo hình thức là công ty con của tập đoàn
Scancom quốc tế có trụ sở chính tại Đan Mạch. Hoạt động chính của công ty là sản
xuất thành phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất ngoài trời để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của
công ty mẹ và các công ty con khác ở nước ngoài. Sản phẩm của công ty được sản
xuất từ thành phần chính là gỗ và kim loại nhôm.
Hình 2.5. Một Số Sản Phẩm Chính Của Công Ty
Hardwood

Petan
Aluminium

Teak
Wood Plastic Composite (WPC)

13 
 
 


×