Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt cho khu resort golden city tại xã bảo ninh, thành phố đồng hới, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH

KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ

HOÀNG THỊ DIỄM HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO KHU RESORT
GOLDEN CITY TẠI XÃ BẢO NINH,
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH

KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO KHU RESORT
GOLDEN CITY TẠI XÃ BẢO NINH,
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Diễm Hương
Mã số sinh viên: DQB 05140068
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Lý Tưởng



QUẢNG BÌNH, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý nước
thải sinh hoạt cho Khu resort Golden City tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học là trung thực, dựa trên quá trình đo
đạc, ghi chép và tính toán. Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì một công
trình nghiên cứu nào khác.
Sinh viên

HOÀNG THỊ DIỄM HƯƠNG


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
toàn thể quý thầy, cô giáo khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Quảng Bình đã
giảng dạy nhiệt tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa học 4
năm vừa qua, đồng thời trang bị cho em các kiến thức về chuyên ngành quản lý tài
nguyên và môi trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn Ts.Trần Lý Tưởng người đã tận
tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng thực hiện đề tài một cách tốt nhất, nhưng do kiến
thức và thời gian hạn chế nên chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, sửa đổi của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

HOÀNG THỊ DIỄM HƯƠNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................

MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...............................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH .......................................................
BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .....................................................
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
1.5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................. 2
1.6.2. Phương pháp thống kê.................................................................................. 2
1.6.3. Phương pháp đánh giá nhanh ....................................................................... 3
1.6.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 3
1.6.5. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu.................................................... 3
1.6.6. Phương pháp tính toán ................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1. Tổng quan về nước thải ................................................................................... 4
2.1.1. Định nghĩa về nước thải sinh hoạt ............................................................... 4
2.1.2. Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt ..................................................... 4
2.1.3. Các phương pháp xử lý nước thải ................................................................ 4
2.1.3.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học ............................................... 4
2.1.3.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa – lí ........................... 5


2.1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ............................................ 5
2.1.3.4. Xử lý nước thải mức độ cao ...................................................................... 6

2.1.3.5. Khử trùng nước thải .................................................................................. 6
2.1.4. Thành phần và đặc tính của nước thải.......................................................... 7
2.1.4. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải ................................................ 9
2.1.4.1. Các chỉ tiêu lý hóa ..................................................................................... 9
2.1.4.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh học ............................................................. 11
2.2. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt .............................................................. 13
2.3. Tiêu chuẩn nước thải và chế độ thải nước .................................................... 13
2.3.1. Tiêu chuẩn nước thải .................................................................................. 13
2.3.2. Chế độ thải nước ........................................................................................ 13
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 15
2.1. Vị trí địa lí ..................................................................................................... 15
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ................................ 15
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 15
2.2.1.1. Điều kiện về khí hậu, khí tượng .............................................................. 15
2.2.1.2. Điều kiện thủy văn .................................................................................. 19
2.2.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 21
2.2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ................................................................ 22
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 22
2.2.2.1. Điều kiện kinh tế ..................................................................................... 22
2.2.2.2. Điều kiện về xã hội ................................................................................. 24
2.3. Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu ....................... 26
2.3.1. Quy mô khu vực nghiên cứu ...................................................................... 26
2.3.1.1. Quy mô dân số ........................................................................................ 26
2.3.1.2. Các chỉ tiêu quy hoạch-kiến trúc của Khu resort .................................... 26
2.3.1.3. Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật .............................................................. 27
2.3.1.4. Cơ cấu tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan ................................ 27
2.3.1.5. Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................ 28
2.3.1.6. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ................................................ 29



2.3.2. Lưu lượng nước thải sinh hoạt ................................................................... 31
2.4. Đề xuất các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt ........................................... 32
2.4.1. Giải pháp về chính sách ............................................................................. 32
2.4.2. Giải pháp về công nghệ .............................................................................. 33
2.4.2.1. Phương án 1 - Hệ thống xử lý nước thải công nghệ MBBR ................... 33
2.4.2.2. Phương án 2 - Hệ thống xử lý nước thải công nghệ MBR ..................... 41
2.4.2.3. Đánh giá 2 phương án ............................................................................. 45
2.4.3. Giải pháp cho cơ quan quản lý ................................................................... 46
2.4.3.1. Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý ............................................. 46
2.4.3.2. Đẩy mạnh giám sát thực thi Luật Bảo vệ Môi trường ............................ 46
2.4.3.3. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường. .................................................................................................................. 47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 48
3.1. Kết luận ......................................................................................................... 48
3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

BC

Báo cáo

BTNMT


Bộ tài nguyên môi trường

KTTV

Khí tượng thủy văn



Nghị định

GPMB

Giải phóng mặt bằng

TBNN

Trung bình nhiều năm

TVXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hiệu suất xử lí của các phương pháp xử lí nước thải khác nhau ........... 6
Bảng 2.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý .......... 8
Bảng 2.3: Biến trình nhiệt độ tại trạm Đồng Hới ................................................. 16
Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm khu vực dự án ................. 16
Bảng 2.5: Tần suất xuất hiện tám hướng gió chính khu vực dự án ..................... 17
Bảng 2.6: Độ ẩm không khí tại trạm Đồng Hới ................................................... 17
Bảng 2.7: Tần suất xuất hiện các cấp lượng mưa tháng tại trạm Đồng Hới ........ 18
Bảng 2.8: Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm khu vực dự án ........ 18
Bảng 2.9: Các đặc trưng mực nước tháng TBNN (1961 - 2005) vùng sông ảnh
hưởng triều - Trạm Đồng Hới (cm)...................................................................... 19
Bảng 2.10: Các thông số sóng dọc bờ biển Quảng Bình ..................................... 20
Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ ................................ 21
Bảng 2.12: Cơ cấu sử dụng đất dự kiến ............................................................... 28
Bảng 2.13: Bảng tính lưu lượng nước thải Khu Resort Golden City................... 32
Bảng 2.14: Yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra ................................................. 33
Bảng 2.15: So sánh hai phương án xử lý nước thải của Khu resort Golden City 45

Bảng 2.16: Phân tích ưu – nhược điểm của các phương án ................................. 45


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Vị trí thực hiện đề tài ........................................................................... 15
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghệ MBBR .............................. 34
Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghệ MBR ................................ 42
Hình 3.1: Hiện trạng khu vực thực hiện dự án ..................................................... 48
Hình 3.2: Đường Võ Nguyên Giáp ...................................................................... 48
Hình 3.3: Biển Nhật Lệ - Quảng Bình ................................................................. 48


BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận tốt nghiệp:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu
resort Golden City tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
Thời gian thực hiện:
12/2017 – 5/2018.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu vị trí địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng môi
trường tại khu vực xây dựng hệ thống nước thải.
- Xác định được đặc tính nước thải: lưu lượng, thành phần, tính chất, nguồn xả
thải.
- Đưa ra các phương án xử lý và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt của
khu resort.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng của khu vực thực hiện đề tài.
- Đưa ra được các phương án xử lý nước thải sinh hoạt cho khu resort.
- Đánh giá được hiệu quả và chọn phương án hiệu quả nhất.



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế
giới cũng như ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các
hoạt động này một mặt làm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mặt khác lại
đang tạo ra hàng loạt khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành
vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhảy
vọt. Để có được những thành tựu như vậy là có phần đóng góp không nhỏ của ngành
Du lịch Việt Nam, một trong những ngành mà Việt Nam rất có ưu thế nhờ vào điều
kiện tự nhiên ưu đãi, nhờ danh lam thắng cảnh và hàng loạt các công trình kiến trúc cổ
mà khó có nơi nào sánh được.
Quảng Bình là một tỉnh có bề ngang hẹp nhất Việt Nam thuộc Miền Trung, được
đánh giá có tiềm năng lớn về du lịch. Nằm ở vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng
với đủ loại núi, rừng, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo cùng các cảnh quan tuyệt
đẹp nổi tiếng. Đặc biệt khi các hang động được xếp hạng nhất nhì thế giới liên tiếp
được khám phá trong những năm gần đây, lượng du khách đến Quảng Bình không
ngừng tăng lên, từ hơn 500 ngàn lượt năm 2005 đến hơn 1 triệu lượt năm 2013. Doanh
thu du lịch năm 2005 khoảng 163,3 tỷ đến năm 2014 tăng lên nghìn tỷ.[15]
Đồng Hới là một thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng
Bình, phía Đông giáp biển là lợi thế để xây dựng các khu resort, các khu nghỉ dưỡng,
khách sạn. Là một thành phố có nền kinh tế phát triển bậc nhất của tỉnh Quảng Bình,
thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn về các mặt: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Trong những năm gần đây việc đầu tư vào các khu vui chơi phục vụ nhu cầu về
Du lịch – Giải trí – Nghỉ ngơi đang là hướng phát triển mới đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao về vui chơi giải trí và thể thao của cuộc sống hiện tại.
Dự án Khu Resort Golden City tại xã Bảo Ninh được xây dựng và hình thành
cũng chính vì những lý do đó. Đây là dự án hoàn toàn mới, triển khai cùng với cụm

công trình thể dục thể thao, dịch vụ khách sạn bên cạnh sẽ tạo thành khu liên hợp vui
chơi, giải trí và thể thao có tiêu chuẩn quốc tế không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước
mà còn thu hút khách quốc tế từ các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công và khi Dự án đi vào hoạt động các tác động
tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường nảy sinh là tất yếu. Môi trường không khí, nước
mặt, nước ngầm,… đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại chất thải
phát sinh và nguy cơ xảy ra rủi ro, sự cố về môi trường, trong đó chủ yếu là khí thải,
nước thải và chất thải rắn. Đặc biệt là vấn đề nước thải, với quy mô dự án gồm các tòa

1


nhà căn hộ cao tầng, khu nhà ở cao cấp, nhà nghỉ,… với khoảng 2.768 người thì hàng
ngày lượng nước thải sinh hoạt thải ra ngoài là tương đối lớn.[9]
Trước tình hình đó việc việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu
Resort Golden City tại xã Bảo Ninh là cần thiết nhằm đạt sự hài hòa lâu dài, bền vững
giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất.
Từ những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án
xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu resort tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng của khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được phương án xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu Resort Golden City
tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, để nước thải sau khi qua hệ
thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu vị trí địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng môi
trường tại khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
- Xác định được đặc tính nước thải: lưu lượng, thành phần, tính chất, nguồn xả

thải.
- Đưa ra các phương án xử lý hiệu quả cho khu resort.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến nước thải trong khu vực.
1.5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong việc đề xuất và đưa ra phương án
thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu Resort Golden City tại xã Bảo
Ninh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tìm hiểu các tài liệu liên quan tới hệ thống xử lý nước thải như: các quy trình,
nguồ n nguyên liê ̣u, kết quả đạt được của các quy trình.
Tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan tới các giải pháp xử lý hệ thống nước thải
cho khu Rerort.
1.6.2. Phương pháp thống kê.

2


Thu thập số về dân số, kinh tế xã hội, chất lượng môi trường khu vực để đánh giá
hiện trạng hiện tại và sau khi Dự án đi vào hoạt động.
1.6.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Tính toán tải lượng nước thải đầu vào, đầu ra của dự án. Tính kích thước các bể.
1.6.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
vấn đề có liên quan
1.6.5. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu
Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa
được các kết quả đã đạt được trước đó, đồng thời, hạn chế được những nhược điểm và

tránh những sai lầm.
Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, có
vai trò quan trọng trong việc tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải của dự án.
1.6.6. Phương pháp tính toán
Sử dụng các công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị của hệ thống
xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống..

3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về nước thải
2.1.1. Định nghĩa về nước thải sinh hoạt
Nước thải: là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một
quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước
thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại,
nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước
thấm qua.[1]
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải đã được sử dụng cho các
mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa ... của các khu dân cư, công
trình công cộng, cơ sở dịch vụ... nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình
sinh hoạt của con người.[1]
2.1.2. Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của thành phố được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
Nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình: Phát sinh từ sinh hoạt của dân cư. Chủ yếu là
các hoạt động tắm rửa, vệ sinh, nấu ăn. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư
phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Nước thải sinh hoạt và nơi công cộng: Là lượng nước thải phát sinh từ các công
trình vệ sinh công cộng.

Nước thải sinh hoạt công sở: Là lượng nước thải phát sinh từ các cơ quan, xí
nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, trường học, bệnh viện. Chủ yếu là các hoạt động sinh
hoạt của con người.
Nước thải sinh hoạt từ các dịch vụ, khách sạn, nhà hàng: Lượng nước thải phát
sinh từ quá trình sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa, vệ sinh của khách địa phương và khách
vãng lai.
2.1.3. Các phương pháp xử lý nước thải
Để xử lý nước thải thường áp dụng các phương pháp: Cơ học (vật lý), hóa học,
hóa – lí và sinh học.
Ngoài ra, nếu việc xả nước thải vào nguồn nước với yêu cầu xử lý ở mức độ cao
thì trong trường hợp này, tiến hành bước xử lý bổ sung sau khi đã xử lý sinh học.
2.1.3.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

4


Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải và
được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các
loại.
Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô (chủ yếu là
rác) có trong nước thải.
Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp
chất vô cơ, chủ yếu là cát, chứa trong nước thải.
Bể lắng (đợt 1) làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa
trong nước thải. Để xử lý nước thải của một vài dạng công nghiệp, sử dụng một số
công trình đặc biệt như: bể vớt mỡ, bể vớt dầu,... và để loại bỏ các tạp chất nhỏ không
hòa tan chứa trong nước thải công nghiệp cũng như khi cần xử lý ở mức độ cao có thể
ứng dụng các bể lọc, lọc cát...
Giai đoạn xử lý cơ học nước thải công nghiệp thông thường có thể điều hòa để
điều hòa về lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải.

Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lí tiếp theo.
2.1.3.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa – lí
Phương pháp hóa học và hóa – lí chủ yếu được ứng dụng để xử lí nước thải công
nghiệp.
Các phương pháp xử lý hóa học và hóa – lí gồm: trung hòa – kết tủa cặn, oxy hóa
khử, keo tụ bằng phèn nhôm, phèn sắt,...
2.1.3.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hóa
các liên kết hữu cơ dạng hòa tan và không hòa tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các
liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:
- Hồ sinh vật;
- Hệ thống xử lý bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy,...);
- Cánh đồng tưới;
- Cánh đồng lọc;
- Đất ngập nước.
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:
- Bể sinh học các loại;
- Quá trình bùn hoạt tính;
- Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay;

5


- Hồ sinh học hiếu khí;
- Mương oxy hóa,...
2.1.3.4. Xử lý nước thải mức độ cao
Xử lý nước thải ở mức độ cao được ứng dụng trong các trường hợp yêu câu giảm
thấp nồng độ chất bẩn (theo chất lơ lửng, BOD, COD, nito, photpho và các chất khác)
sau khi đã xử lí sinh học trước khi xả vào nguồn nước. Cần lưu ý rằng, nước thải sau

khi xử lý ở mức độ cao có thể sử dụng lại trong quá trình công nghệ của nhà máy và
do đó giảm được lượng nước thải xả vào nguồn, giảm nhu cầu sử dụng nước cho sản
xuất.
- Khử Nito và photpho trong nước thải được tiến hành trong những trường hợp
khi xả nước thải vào nguồn nước có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng. Sự phú
dưỡng hóa nguồn nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước sử dụng
cho ăn uống sinh hoạt: chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các tảo độc phát triển gây
nguy hiểm cho con người và động vật;
- Để loại bỏ nito dạng NO2-, NO3- và các muối amoniac trong nước thải sau khi
xử lý sinh học, thường sử dụng các phương pháp hóa – lí (trao đổi ion, hấp thụ bằng
than hoạt tính sau khi thực hiện clorua hóa sơ bộ,... ) hoặc phương pháp sinh học (quá
trình nitrat hóa và khử nitrat);
- Để loại các liên kết photpho ra khỏi nước thải, thường áp dụng phương pháp
hóa học (dùng vôi, sunfat nhôm, sunfat sắt).
2.1.3.5. Khử trùng nước thải
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lí nước tải nhằm
loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh chứa trong nước thải trước khi xả nguồn nước.
Để khử trùng nước thải có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo. Có thể tiến
hành khử trùng bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc,... nhưng cần phải cân nhắc kĩ về
mặt kinh tế.
Bảng 2.1: Hiệu suất xử lí của các phương pháp xử lí nước thải khác nhau
Phương pháp xử lý
Xử lí cơ học

Xử lí sinh học

Kết tủa hóa học

Mục đích


Hiệu suất xử lí

Khử chất lơ lửng

0,75  0,90

Khử BOD5

0,20  0,35

Khử Nito

0,10  0,25

Khử BOD5

0,70  0,95

Khử Nito

0,10  0,25

Khử photpho

0,65  0,95

6


Phương pháp xử lý

Al(SO4)3 hoặc FeCl3

Mục đích

Hiệu suất xử lí

Khử kim loại nặng

0,40  0,80

Khử BOD5

0,50  0,65

Khử Nito

0,10  0,60

Lọc nhỏ giọt Amoniac

Khử amoniac

0,70  0,95

Nitrat hóa

Amoniac bị oxy hóa thành nitrat

0,80  0,95


Hấp thụ bằng than hoạt Khử COD
tính
Khử BOD

0,40  0,95

Trao đổi ion

Khử BOD5

0,20  0,40

Khử photpho

0,80  0,95

Khử Nito

0,80  0,95

Khử kim loại nặng

0,90  0,95

Oxy hóa các chất độc hại: CN-, N2

0,50  0,98

Oxy hóa hóa học


0,40  0,70

Nguồn: Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), 1988.
2.1.4. Thành phần và đặc tính của nước thải
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa
trôi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn
có cả các thành phần vô cơ, vi sinh và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ
chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%) gồm tinh
bột đường xenlulo, và các chất béo (5 – 10%) nồng độ chất hữu cơ trong nước thải
sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 400mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 –
40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.
Các chất chứa trong nước thải bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 – 60% tổng các chất gồm
các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy,... và các chất hữu cơ
động vật: chất thải bài tiết của người và động vật, xác động vật... Các chất hữu cơ
trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm: chủ yếu là protein (40 – 60%), hydrat
cacbon (25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng
trong nước thải sinh hoạt. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua
chỉ tiêu BOD và COD. Bên cạnh các chất trên, trong nước thải còn có chứa các liên

7


kết hữu cơ tổng hợp: các chất hoạt tính bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp gây
nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử lý nước thải cũng như trên bề mặt các nguồn
tiếp nhận nước thải.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: các, đất sét, các

axit, bazo vô cơ, dầu khoáng...
Trong nước thải có mặt nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, virus, rong tảo, trứng
giun sán,... Trong số các dạng vi sinh vật đó có thể có cả vi trùng gây bệnh, ví dụ: lỵ,
thương hàn,... có khả năng gây thành dịch bệnh. Về thành phần hóa học thì các loại vi
sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ.
Mức độ gây ô nhiễm sinh học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng vệ sinh ở
khu dân cư, đáng lưu ý là các nguồn thải từ bệnh viện, các nhà máy giết mổ gia súc,...
Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là: kim loại nặng,
thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác. Dạng các chất ô nhiễm
đặc biệt này có thể gây ra những tác hại to lớn đến con người, sinh vật và môi trường.
Mức độ tác hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng. Đặc điểm quan
trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định.
Bảng 2.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Nồng độ
Các chỉ tiêu

Nhẹ

Trung
bình

Nặng

Chất rắn tổng cộng (mg/l)

350

720

1200


Tổng chất rắn hòa tan (mg/l)

250

500

850

Cố định

145

300

525

Bay hơi

105

200

325

100

220

350


Cố định

20

55

75

Bay hơi

80

165

275

5

10

20

BOD5(mg/l)

110

220

400


Tổng cacbon hữu cơ (mg/l)

80

60

210

COD (mg/l)

250

500

1000

Tổng Nito (theo N) (mg/l)

20

40

800

8

15

35


Chất rắn lơ lửng (mg/l)

Chất rắn lơ lửng được (mg/l)

Hữu cơ

8


Nồng độ
Các chỉ tiêu

Nhẹ

Trung
bình

Nặng

Amoniac tự do

12

25

50

Nitrit


0

0

0

Nitrat

0

0

0

4

8

15

Hữu cơ

1

3

5

Vô cơ


3

5

10

Clorua (mg/l)

30

20

100

Sunphat(mg/l)

20

30

50

Độ kiềm (theo CaCo3) (mg/l)

50

100

200


Dầu mỡ (mg/l)

50

100

150

106-107

107-108

107-109

<100

100-400

>400

Tổng photphat (theo P) (mg/l)

Coliform No/100 (mg/l)
Chất hữu cơ bay hơi

Nguồn: Metcalf and Edfly 1991
2.1.4. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải
Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản về chất nước mà chúng ta thường gặp trong lĩnh
vực cấp nước, thành phần của nước thải còn có chứa thêm một số chất bẩn đặc trứng
khác do hậu quả của việc sử dụng nước cho các mục đích nước sinh hoạt, thương mại,

công nghiệp... Các chỉ tiêu đặc trưng cho các tính chất lý hóa, hóa học và sinh học của
các chất bẩn người ta tìm thấy trong nước thải sinh hoạt. Một vài chỉ tiêu đặc biệt khác
cũng thường được dùng để phản ánh mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của nước thải,
chúng thường xuyên được xếp vào nhóm chỉ tiêu sinh hóa.
2.1.4.1. Các chỉ tiêu lý hóa
Đặc tính lý học quan trọng nhất của nước thải gồm: chất rắn tổng cộng, mùi,
nhiệt độ, độ màu, độ đục.
* Chất rắn tổng cộng
Chất rắn tổng cộng trong nước thải bao gồm các chất rắn không tan hoặc lơ lửng
và các hợp chất tan đã được hòa tan vào trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng được
xác định bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy khô ở
nhiệt độ 1050C đến trọng lượng không đổi. Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc
trước khi lọc mẫu và sau khi lọc mẫu trong cùng một điều kiện cân chính là lượng chất

9


rắn có trong một thể tích mẫu đã được xác định. Khi phần cặn trên giấy lọc được đốt
cháy thì các chất rắn dễ bay hơi bị cháy hoàn toàn. Các chất rắn dễ bay hơi được xem
như là phần vật chất hữu, cho dù một vài chất hữu cơ không bị cháy và một vài chất
rắn vô cơ bị phân ly ở nhiệt độ cao. Vật chất hữu cơ bao gồm các protein, các
cacbonhydro và các chất béo. Sự hiện diện các chất béo và dầu mỡ trong nước thải ở
những lượng quá mức có thể gây trở ngại cho quá trình xử lý. Lượng chất béo hay dầu
mỡ trong một mẫu được xác định bằng cách cho hexane vào một mẫu chất rắn thu
được nhờ sự bay hơi. Bởi vì các chất béo và dầu mỡ hòa tan trong hexane, cho nên
khối lượng của chúng được xác định bằng cách làm bay hơi dung dịch sau khi được
gạn lọc hoàn tất.
* Mùi
Việc xác định mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là các
phản ứng gay gắt của dân chúng đối với các công trình xử lý nước thải không được

vận hành tốt. Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các cảm giác khó chịu,
nhưng một lạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ được tỏa ra khi nước thải bị phân hủy
sinh học dưới các điều kiện yếm khí. Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S
(hydrosunfua – mùi trứng thối). Các hợp chất khác, chẳng hạn như indol, skatol,
cadaverin, và mercapan được tạo thành dưới các điều kiện yếm khí có thể gây ra
những mùi khó chịu hơn cả H2S.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả các
dòng nước ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại hay công nghiệp và nhiệt độ của
nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của không khí.
Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt là một trong những thông số quan trong bởi vì
phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh
học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh
hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong nước. Nhiệt độ
còn lại một trong những thông số công nghệ liên quan đến quá trình lắng của các hạt
cặn, do nhiệt độ có ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do đó có liên quan đến lực
cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước thải.
Nhiệt độ của nước thải thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý. Ở những vùng
khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước thải có thể đổi trong khoảng từ 13 đến 240C.
* Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc
do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ
màu thông dụng là Platin – Coban (Pt – Co).

10


Độ màu là một thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng để
đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải để chưa quá 6 giờ thường có màu
nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại nước đã phân hủy

một phần. Nếu xuất hiện màu xám sẫm hoặc đen, nước thải coi như đã phân hủy hoàn
toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có oxy). Hiện tượng nước thải
ngã màu đen thường là do sự tạo thành các sufide khác nhau, đặc biệt là sulfide sắt.
Điều này xảy ra khi hydro sulfua được sản sinh ra dưới các điều kiện yếm khí kết hợp
với một số kim loại hóa trị hai có trong nước thải, chẳng hạn như sắt.
* Độ đục
Độ đục của nước thải là do các lơ lửng và các hợp chất dạng keo chứa trong nước
thải tạo nên. Đơn vị đo đục thông dụng là NTU.
Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải ban đầu chưa có mối
quan hệ đáng kể nào.
2.1.4.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh học
* pH
pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazo cảa nước và được tính bằng
nồng độ của ion của hydro. pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hóa bởi
tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Các công trình xử
lý sinh học nước thải thường hoạt động tốt khi pH = 6,5 – 8,5.
Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,9 – 7,8. Nước
thải của một số ngành công nghiệp có thể có những giá trị pH khác nhau, ví dụ như
nước thải công nghiệp sản xuất bột giấy thường có pH khá cao (10 – 11) trong khi đó
nước thải công nghiệp xi mạ thường có pH khá thấp (2,5 – 3,5); nước thải công nghiệp
sơ chế mũ cao su có pH khoảng 4 – 4,5.
* Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước
thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học, và được xác định bằng phương
pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric có thêm xúc tác – sunfat bạc. Đơn vị đo
của CD là mgO2/l hay đơn giản là mg/l.
* Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho mức độ
ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa. BOD được xác định
bằng lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một

phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, được
tính bằng mgO2/l hay đơn giản mg/l.

11


Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường BOD = 68% COD; còn đối với nước
thải công nghiệp thì quan hệ giữa BOD và COD rất khác nhau, tùy theo từng ngành
công nghiệp cụ thể.
* Nitơ
Nitơ có trong nước thải ở dạng liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải sinh
hoạt, phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa.
Còn nitơ trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử NH4+, NH3 và dạng oxy hóa: NO2và NO3-. Tuy nhiên trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý, về nguyên tắc thường không
có NO2- và NO3-.
* Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: Kỵ nước và ưa
nước tạo nên sự hòa tan của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các
chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong
công nghiệp.
* Oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh
học hiếu khí. Lượng oxy hòa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường
bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học hiếu khí thì
lượng oxy hòa tan cần thiết không nhỏ hơn 2 mg/l.
Trong nước thải sau khi xử lý, lượng oxy hòa tan không được nhỏ hơn 4 mg/l đối
với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ hơn 6mg/l đối với nguồn
nước dùng để nuôi cá.
* Kim loại nặng và các chất độc hại
Kim loại nặng trong nước thải bao gồm: niken, đồng, chì, coban, crom, thủy
ngân, cadmi. Ngoài ra, có một số nguyên tố độc hại khác không phải kim loại nặng

như: xianua, stibi (Sb), Bo,… kim loại nặng thường có trong nước thải của một số
ngành công nghiệp khác. Trong nước thải chúng thường tồn tại dưới dạng cation và
trong các liên kết với các chất hữu cơ và vô cơ.
Mỗi chỉ tiêu về chất lượng nước thải được giới thiệu ở trên không những có ý
nghĩa riêng mà trong những trường hợp cụ thể chúng còn có liên quan với nhiều chỉ
tiêu khác. Thông thường để đánh giá thành phần và tính chất của nước thải cần xét
nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu. Nhưng cũng có thể chỉ chọn lựa một số chỉ tiêu quan trọng
nhất để xét nghiệm phục vụ cho đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm của nước thải.
• Nước thải ô nhiễm nhẹ khi SS và BOD < 100 mg/l;
• Nước thải ô nhiễm trung bình khi SS và BOD = 100 – 500 mg/l;
• Nước thải ô nhiễm nặng khi SS và BOD > 500 mg/l;

12


Lượng chất hữu cơ không có khả năng oxy hóa có thể đánh giá bằng hiệu số:
COD – BOD, còn tỉ số BOD/COD đặc trưng cho khả năng oxy hóa sinh hóa các chất.
2.2. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt
Ảnh hưởng của nước thải ô nhiễm chất hữu cơ: Chất hữu cơ chủ yếu trong nước
thải sinh hoạt là các hydrocacbon đây là chất dễ bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử
dụng oxy hòa tan trong nước để oxy hóa các chất hữu cơ.
Hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy được xác định gián tiếp
được xác định qua nhu cầu oxy xinh hóa, sự ô nhiễm chất hữu cơ dẫn đến sự suy giảm
các nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng để phân hủy chất hữu cơ,
oxy hòa tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến hệ thủy sinh vật.
Ảnh hưởng của nước thải dầu mỡ: Khi xả vào nguồn nước, phần lớn dầu loang
trên mặt nước, chỉ có một phần nhỏ tan trong nước, cặn bã chứa dầu khi lắng xuống sẽ
bị phân hủy một phần, một phần nổi lên mặt nước, một phần hòa tan trong nước, một
phần còn lại tích tụ trong bùn đáy gây ô nhiễm cho vi sinh vật nước.
Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng trong nước: Chất rắn lơ lửng trong nước cũng là

tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt
cảm quan như tăng độ đục nguồn nước, gây bồi lắng và tắc nghẽn dòng sông.
Ảnh hưởng của nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng: Nước thải chứa nhiều chất
dinh dưỡng gây hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng chất lựng nguồn nước và sự
sông của thủy sinh.
Vi khuẩn gây bệnh: Một số vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải khi ra sông,
hồ sẽ thích nghi dần và phát triển mạnh. Theo con đường nước nó sẽ gây bệnh dịch
cho người và các động vật khác.
2.3. Tiêu chuẩn nước thải và chế độ thải nước
2.3.1. Tiêu chuẩn nước thải
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt là lượng trung bình nước thải trong một ngày cho
một người sống ở nơi có hệ thống thoát nước q0 (l/người/ngày đêm).
Nhà nước định tiêu chuẩn thải nước dựa vào mức độ trang thiết bị tiện nghi sinh
hoạt, vệ sinh trong các khu nhà ở. Từ đó người làm công tác cấp thoát nước rút ra tiêu
chuẩn q0 cụ thể dưới dạng định lượng (l/người/ngày đêm).
Tiêu chuẩn thải nước q0 bao gồm lượng nước thải sinh hoạt của mỗi một người,
kể cả nơi làm việc, nơi ăn uống, nơi tắm giặt,… trang thiết bị vệ sinh càng nhiều thì
tiêu chuẩn thải càng lớn.
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ tiện nghi, phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu.
2.3.2. Chế độ thải nước

13


×