Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đánh gái hiện trạng công nghệ xử lý nước cấp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước cấp của nhà máy nước hải thành, thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CỦA NHÀ MÁY NƯỚC HẢI
THÀNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Lê An Ni
Mã số sinh viên: DQB05140082
Chuyên ngành: Quản lý TN & MT K56
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Anh Vũ

QUẢNG BÌNH, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ có
nguồn gốc và được phép công bố.
Sinh viên

Lê An Ni

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Quảng Bình, ngày tháng

năm 2018

Giảng viên hướng dẫn

Ths. Hoàng Anh Vũ


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do cho ̣n đề tài: ....................................................................................................1
2. Mu ̣c đích nghiên cứu:..............................................................................................1
3. Nô ̣i dung nghiên cứu: ..............................................................................................1
4. Đố i tươ ̣ng, pha ̣m vi: ...............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG .................................................................................................3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3
1. Tổng quan về nước cấp và công nghệ xử lý nước cấp: ...........................................3
1.1 Tổ ng quan về nước cấ p: ........................................................................................3
1.1.1. Các loa ̣i nguồ n nước dùng để cấ p nước: ...........................................................3
1.1.2. Tầ m quan tro ̣ng của nước cấ p: ..........................................................................3

Sơ đồ 1. Vòng tuần hoàn nước cấp. ............................................................................4
1.2. Công nghê ̣ xử lý nước cấ p: ..................................................................................4
1.2.1. Mục đích của các quá trình xử lý nước: ............................................................6
1.2.2. Các biện pháp xử lý cơ bản: ..............................................................................6
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: ................................................................6
1.3.1. Các chỉ tiêu lý học: ............................................................................................6
1.3.2. Các chỉ tiêu hoá học: .........................................................................................8
2. Tổng quan về nhà máy nước hải thành – đồng hới – quảng bình: ........................11
2.1. Vị trí nhà máy: ...................................................................................................11
2.2. Lịch sử phát triển: ..............................................................................................12
2.3. Nhiệm vụ, chức năng của nhà máy nước Hải Thành : .......................................12
2.4. Cơ cấu tổ chức :..................................................................................................13
2.4.1. Các cấp quản lý : .............................................................................................13
2.4.2. Chức năng của các phòng ban trong nhà máy: ...............................................13
3. Đặc điểm, tính chất, thành phần của hồ bàu tró: ...................................................14
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................16
1. Hệ thống hóa quy trình xử lý nước cấp nhà máy nước hải thành – đồng hới –
quảng bình: ................................................................................................................16
1.1. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước cấ p của nhà máy nước Hải Thành:
...................................................................................................................................16
1.1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp nhà máy nước Hải Thành (công
suất 4500 m3/ngđ): ....................................................................................................16
1.1.2. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ : ...................................................17
1.1.3. Các trang thiết bị và cơ sở vật chất: ................................................................17
1.1.4. Đánh giá công nghệ xử lý nước cấp của nhà máy nước Hải Thành: ..............26


2. Đánh giá quy trình kiểm soát chất lượng nước cấp tại nhà máy nước hải thành: .28
2.1 Sơ đồ quy trình kiể m soát: ..................................................................................28
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình kiểm soát ...........................................................................28

2.2. Thuyế t minh sơ đồ quy trình kiể m soát: ............................................................28
2.3. Đánh giá quy trình kiể m soát chất lượng nước cấp ta ̣i Nhà máy nước Hải
Thành:........................................................................................................................31
3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước cấp của nhà máy
nước hải thành: ..........................................................................................................32
3.1. Quản lý bể phản ứng: .........................................................................................32
3.2. Quản lý bể lắng: ................................................................................................32
3.3. Quản lý bể lọc : ..................................................................................................32
3.4. Quản lí hệ thống thiết bị hóa chất: .....................................................................33
3.5. Hệ thống quan trắc môi trường nước tự động: ...................................................34
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI:̣ ................................................................35
1. KẾT LUẬN: ..........................................................................................................35
2. KIẾN NGHỊ: .........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................36


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BOD

Chữ viết đầy đủ
Biochemical Oxygen Demand: Nhu cầu oxy
sinh học

BYT

Bộ Y Tế

COD


Chemical Oxygen Demand: Nhu cầu oxy hoá
học
Jackson turbidity unit: Độ đục

JTU
Lamen

Bể lắng Lamella

NTU

Nephelometric Turbidity Unit: Độ đục

O.T.U

Ortotholudine: Thuốc thử chỉ thị màu

PAC

Poly aluminium chloride

pH

Độ pH

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU:
Sơ đồ 1: Vòng tuần hoàn nước cấp. ............................................................................4
Sơ đồ 2: Các cấp quản lý nhà máy nước Hải Thành .................................................13
Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp nhà máy nước Hải Thành ...16
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình kiểm soát.......................................................................28
Hình 1: Xí nghiệp cấp nước Hải Thành ....................................................................11
Hình 2: Hồ Bàu Tró...................................................................................................14
Hình 3: Giếng thu nước hồ Bàu Tró .........................................................................17
Hình 4: Hai máy bơm ở trạm bơm cấp 1 ..................................................................18
Hình 5: Tủ điều khiển ..............................................................................................18
Hình 6: Máy biến tần.............................................................................................18
Hình 7: Hóa chất phèn nhôm Sunfat ........................................................................19
Hình 8: Máy bơm định lượng phèn.......................................................................19
Hình 9: Bể phản ứng .................................................................................................20
Hình 10: Bể lắng Lamen ...........................................................................................21
Hình 11: Mương phân phối nước ..............................................................................21
Hình 12: Bể lọc .........................................................................................................22
Hình 13: Máy gió ......................................................................................................23
Hình 14: Đài chứa nước........................................................................................23
Hình 15: Bình chứa Clo ............................................................................................23
Hình 16: Máy bơm định lượng..............................................................................23
Hình 17: Hóa chất Soda ..........................................................................................24
Hình 18: Châm Soda theo máy bơm định lượng...................................................24
Hình 19: Bể chứa nước sạch .....................................................................................24
Hình 20: Trạm bơm cấp 2 .........................................................................................25
Hình 21: Máy cảm biến áp lực ..................................................................................25

Bảng 1: Bảng theo dõi mực nước hồ Bàu Tró (Từ năm 2014-2017) ........................15
Bảng 2. Nồng độ phèn theo thí nghiệm JARTEST...............................................20
Bảng 3: Bảng so sánh công nghệ xử lý nước cấp của nhà máy nước Hải Thành và
nhà máy nước Phú Vinh, nhà máy nước Cầu Đỏ:.....................................................26


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do cho ̣n đề tài:
Như chúng ta đã biế t, tài nguyên nước là tài nguyên vô cùng quý giá và giữ
vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không có nước thì không có sự
sống trên hành tinh này. Nước là một thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái
môi trường nhằm duy trì sự sống, trao đổi chất, cân bằng sinh thái trên toàn cầu, là
nơi mà các loài động - thực vật cư trú và sinh sống. Nước cũng là dung môi hòa tan
nhiều chất khác, đóng vai trò dẫn đường cho các muối khoáng đi vào cơ thể.
Hiê ̣n nay trong thời kì công nghiê ̣p hóa – hiện đa ̣i hóa, nhu cầ u sử du ̣ng nước
cho hoa ̣t đô ̣ng sinh hoa ̣t, sản xuấ t kinh doanh, công nghiê ̣p, dich
̣ vu ̣ của con người
là rấ t lớn.Nhưng tình trạng cấp nước sạch trên toàn cầu là không đáp ứng đủ. Chính
vì vậy việc cung cấp nước sạch là một vấn đề cấp thiết đang được Nhà nước ta quan
tâm nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở
hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân.Thành phố Đồ ng Hới không nằ m ngoài
các vấ n đề đó và đă ̣c biê ̣t hiê ̣n nay sự phát triể n kinh tế , đô thi ̣ hóa, các khu công
nghiê ̣p mo ̣c lên, vấ n đề cung cấ p nước sa ̣ch cho các khu vực này đang là vấ n đề bức
xúc và nóng bỏng trong khi các nhà máy nước của Thành phố vẫn chưa đảm bảo về
chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả quản lý chấ t lươ ̣ng để đáp ứng.
Nhà máy nước Hải Thành là mô ̣t trong những thành viên của Công ty cổ phầ n
cấ p nước Quảng Bình, chuyên xử lý và cung cấ p nước sa ̣ch sinh hoa ̣t cho điạ bàn
dân cư phường Hải Thành. Nhà máy hiê ̣n đang sử du ̣ng nguồ n nước mă ̣t của hồ Bàu
Tró để xử lý. Hồ Bàu Tró là mô ̣t trong những nguồ n cung cấ p nước ngo ̣t lớn và
quan tro ̣ng đố i với Thành phố Đồ ng Hới, nhưng nguồ n nước Bàu Tró hiê ̣n đang có

nguy cơ bi ̣ ô nhiễm do quá trin
̀ h sử dụng vàsinh hoạt của người dân làm ảnh hưởng
tới chấ t lươ ̣ng và khả năng cung cấ p nước sinh hoa ̣t. Do vâ ̣y cầ n phải có các giải
pháp nhằ m quản lý chấ t lươ ̣ng nguồ n nước và các biê ̣n pháp ki ̃ thuâ ̣t để xử lý mô ̣t
cách phù hơ ̣p nhấ t.
Xuấ t phát từ thực tế trên, tôi tiế n hành đề tài “Đánh giá hiện trạng công nghệ
xử lý nước cấp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
nước cấp của Nhà máy nước Hải Thành, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình”.
2. Mu ̣c đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước cấ p của nhà máy nước Hải Thành
– Tp.Đồ ng Hới – Tin̉ h Quảng Bin
̀ h.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước cấp của nhà
máy nước Hải Thành – Tp.Đồ ng Hới – Tỉnh Quảng Biǹ h.
3. Nô ̣i dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu các công nghệ xử lý nước cấp.

1


- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước cấp nhà máy nước Hải
Thành.
- Tìm hiểu công tác quản lý chất lượng nước cấp của nhà máy nước Hải
Thành.
- Đề xuấ t giải pháp nâng cao hiê ̣u quả quản lý chấ t lươ ̣ng nước cấ p của nhà
máy nước Hải Thành.
4. Đố i tươ ̣ng, pha ̣m vi:
a. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu:
- Công nghệ xử lý nước cấp và công tác quản lý chất lượng nước cấp của Nhà

máy nước Hải Thành
b. Pha ̣m vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 1 đế n tháng 5 năm 2018.
- Điạ điể m: Ta ̣i Nhà máy nước Hải Thành.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp khảo sát thực đia:̣
Quan sát thu thâ ̣p số liê ̣u số liê ̣u thực tế ta ̣i quá triǹ h tìm hiể u ta ̣i nhà máy nước
Hải Thành. Tìm hiể u cấ u ta ̣o, nguyên tắ c hoa ̣t đô ̣ng, vâ ̣n hành kiể m soát của nhà
máy.
b. Phương pháp thu thâ ̣p và xử lý số liê ̣u:
Tiế n hành thu thâ ̣p số liê ̣u và xử lý từ nhiề u nguồ n khác nhau: Tư liê ̣u về nhà
máy nước Hải Thành, sách báo chuyên ngành, tài liê ̣u nghiên cứu khoa ho ̣c có nô ̣i
dung liên quan.
c. Phương pháp chuyên gia:
Thu thập thông tin, nhâ ̣n đinh,
̣ phân tić h, đánh giá từ các chuyên gia bằ ng cách
ghi chép, quay phim, chu ̣p ảnh hoă ̣c ghi âm để kip̣ thời thu thâ ̣p các nguồ n tài liê ̣u.

2


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về nước cấp và công nghệ xử lý nước cấp:
1.1 Tổng quan về nước cấ p:
1.1.1 Các loa ̣i nguồ n nước dùng để cấ p nước:
- Nguồn nước mặt:
Bao gồ m các nguồn nước trong các sông suối, ao hồ, kênh mương… Do có sự
kết hợp của các dòng chảy trên bề mă ̣t từ nơi cao đến nơi thấp và thường xuyên tiế p
xúc với không khí nên nước mặt có các đặc trưng: Chứa các khí hòa tan(O2,CO2…),

có hàm lượng hữu cơ cao, các chấ t rắ n lơ lửng, có độ mặn, có sự xuất hiện của các
loài thực vật thủy sinh (tảo, rong), chứa nhiều vi sinh vật.
- Nguồn nước ngầm:
Là nguồn nước được khai thác từ các tầng chứa nước nằm dưới mặt đất. Chất
lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phầ n khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà
nước thấm qua. Do vâ ̣y nước chảy qua các điạ tầ ng chứa cát và granit thường có
tính axit và chứa ít chấ t khoáng. Khi nước ngầ m chảy qua điạ tầ ng chứa đá vôi thì
nước thường có đô ̣ cứng và đô ̣ kiề m hydrocacbonat khá cao. Nước ngầm có các đặc
trưng: Độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hóa học ổn định, không có khí O2 nhưng
chứa nhiều khí H2S, CO2,… chứa nhiều chất khoáng hòa tan, đặc biệt là sắt,
Mangan, Flouor, không có hiê ̣n diê ̣n của vi sinh vâ ̣t.
- Nguồn nước mưa:
Là nguồn nước được hình thành do quá trình tự nhiên như: Bay hơi, gió bão,
tạo thành mưa rơi xuống mặt đất ở một phạm vi nhất định. Có thể xem như nước cấ t
tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiế t bởi vì nước mưa có thể bi ̣ ô nhiễm bởi
khi,́ bu ̣i và thâ ̣m chí cả vi khuẩ n có trong không khi.́ Đặc trưng của nguồn nước
mưa: Có chất lượng tốt, bão hòa CO2. Tuy nhiên nước mưa hòa tan các chất hữu cơ
và vô cơ trong không khí và bề mặt trái đất, đồng thời lưu lượng không ổn định nên
ít được sử dụng và chỉ sử dụng trong một số nơi có khó khăn về nước [2].
1.1.2 Tầ m quan tro ̣ng của nước cấ p:
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, đóng vai trò đặc biệt trong việc
điều hoà khí hậu và duy trì sự sống trên trái đất. Không có nước, cuộc sống trên
Trái đất không thể tồn tại được. Nước đi vào cơ thể con người để duy trì hoạt động
sống, lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể để
thực hiện các quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo con đường
bài tiết (nước giải, mồ hôi,...) thải ra ngoài.
Nước còn là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày cũng như trong quá trình sản xuất công nghiệp. Trong sinh hoạt, nước cấp
dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng


3


như cứu hỏa, phun nước, tưới cây, rửa đường,… Trong các hoạt động công nghiệp,
nước cấp được dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp,
nước giải khát, rượu, bia… Hầu hết mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp
như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất.
Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm
cho nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm dần. Nên vấn đề xử lý nước và cung
cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và
sản xuất đang là vấn đề đáng quan tâm đặc biệt.
Các nguồn nước
tự nhiên

Khai thác và xử


Phân phối và sử
dụng

Thu gom và xử

Sơ đồ 1. Vòng tuần hoàn nước cấp.
Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức sinh hoạt cao thấp của
mỗi cộng đồng mà nhu cầu về nước và chất lượng nước cũng rất khác nhau. Nhưng
nhìn chung các chỉ tiêu này phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không có chất độc hại làm
ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở các nước phát triển, nhu cầu về nước có thể
gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển. Tùy thuộc vào chất lượng nguồn
nước và yêu cầu về chất lượng nước cấp mà cần thiết phải có quá trình xử lý nước
thích hợp đảm bảo cung cấp nước có chất lượng tốt và ổn định chất lượng nước cấp

cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
1.2. Công nghê ̣ xử lý nước cấ p:
Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng khoan giếng mạch
nông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cũ vào năm 1894. Nhiều đô thị
khác như Hải Phòng, Đà Nẵng… hệ thống cấp nước đã xuất hiện, khai thác cả nước
ngầm và nước mặt và hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước. Nhiều trạm
cấp nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần
Lan, Australia…Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ
tiên tiến và tự động hóa. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang quan tâm đến vấn đề cấp
nước cho nông thôn, đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực cấp nước cần phải đóng
góp sức mình và sáng tạo nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu thức tế.
- Công nghệ đang áp dụng:
Hiện nay ở đô thị sử dụng nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Ngoài ra,
một số hộ vùng ven đô và nông thôn có sử dụng cả nước mưa. Trong toàn quốc, tỷ
lệ sử dụng nguồn nước mặt khoảng 60%, nước ngầm khoảng 40%. Ở các thành phố

4


lớn, các nhà máy nước (NMN) có công suất khoảng từ vài chục ngàn m3/ng.đ tới
vài trăm ngàn m3/ng.đ. Tiêu biểu như: NMN Thủ Đức (TP HCM) có tổng công suất
1.200.000 m3/ng.đ, các NMN xử lý nước ngầm ở Hà Nội có công suất từ 30.000 60.000 m3/ng.đ (thường chia thành đơn nguyên 30.000 m3/ng.đ, xây dựng thành
từng đợt, NMN Sông Đà 600.000 m3/ng.đ, giai đoạn 1 đã xây dựng 1 đơn nguyên
300.000 m3/ng.đ đã hoạt động). Tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, các nhà
máy nước có công suất phổ biến từ 10.000 m3/ng.đ tới 30.000 m3/ng.đ. Các trạm
cấp nước của các thị trấn thường có công suất từ 1000 m3/ng.đ tới 5.000 m3/ng.đ,
phổ biến nhất xung quanh 2.000 m3/ng.đ.
- Công nghệ và công trình xử lý nước:
+ Công nghệ xử lý nước mặt phổ biến là: Keo tụ + lắng + lọc nhanh trọng lực
+ khử trùng.

+ Công nghệ xử lý nước ngầm chủ yếu là khử sắt (hoặc khử mangan) bằng
phương pháp: Làm thoáng + lắng tiếp xúc + lọc nhanh trọng lực + khử trùng.
- Các công trình đơn vị trong trạm xử lý đa dạng:
+ Các công trình keo tụ (đa số dùng phèn nhôm, PAC) với bể trộn đứng, trộn
cơ khí, bể tạo bông có vách ngăn ziczac, tạo bông có tầng cặn lơ lửng, tạo bông kiểu
cơ khí.
+ Các công trình lắng: Bể lắng đứng (cho trạm công suất nhỏ) bể lắng ngang
thu nước cuối bể, thu nước bề mặt được sử dụng khá rộng rãi ở các dự án thành phố,
thị xã, bể lắng ngang Lamen được sử dụng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Hưng Yên và sân bay Đà Nẵng. Loại bể đang được
phổ biến ở một số địa phương khác như bể lắng Pulsator (công nghệ Pháp) được
dùng ở Nam Định, Cần Thơ và bể lắng ly tâm (Thái Bình) là 2 loại bể lằng ít được
sử dụng.
+ Các công trình lọc: Bể lọc nhanh trọng lực (lọc hở với vật liệu lọc là cát)
được dùng rộng rãi, được dùng khá nhiều ở các dự án cấp tỉnh, thành phố.
+ Khử trùng: Phổ biến dùng clo lỏng, một số trạm nhỏ dùng nước giaven hoặc
ôzôn.
+ Trạm bơm cấp 2: Một số trạm dùng máy biến tần để điều khiển chế độ hoạt
động của máy bơm, một vài nơi có dùng đài nước trong trường hợp địa hình thuận
lợi, một số nơi tận dụng đài nước đã có trước.
+ Các công trình làm thoáng: Phổ biến dùng tháp làm thoáng tự nhiên (dàn
mưa), một số ít dùng thùng quạt gió (làm thoáng cưỡng bức), một số trạm khác
dùng tháp làm thoáng tải trọng cao theo nguyên lý làm việc của Ejector. Chất lượng
nước sau xử lý hầu hết đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cuả tổ chức y tế thế
giới. Một số nhà máy còn một vài chỉ tiêu chưa đạt như mangan, amôni, arsenic.
- Cấp nước nông thôn - Các loại mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn:

5



Người dân nông thôn Việt Nam tuỳ điều kiện của mình đã sử dụng cả 3 loại
nguồn nước (nước mưa, nước ngầm và nước mặt) cho nhu cầu cấp nước phục vụ
sinh hoạt. Từ những đặc điểm riêng biệt từng vùng ở nông thôn Việt Nam hiện đang
tồn tại 2 loại hệ thống công trình cấp nước cơ bản:
+ Các công trình cấp nước phân tán: Các công trình cấp nước nhỏ lẻ truyền
thống phục vụ cho từng hộ gia đình, những nhóm hộ dùng nước hay các cụm dân cư
sống độc lập, riêng lẻ mật độ thấp…
+ Các công trình cấp nước theo kiểu công nghiệp tập trung: Hệ thống dẫn
nước tự chảy và hệ thống bơm dẫn nước phục vụ cho các thị trấn, thị tứ, các cụm
dân cư sống tập trung của xã...
1.2.1. Mục đích của các quá trình xử lý nước:
- Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hoá học, vi trùng học để
thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục
vụ sinh hoạt công cộng của các đối tượng dùng nước.
- Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, không chứa các chất gây vẩn đục,
gây ra màu, mùi, vị của nước.
- Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức
khoẻ của người tiêu dùng.
- Nước sau xử lý phải có các chỉ tiêu chất lượng thỏa mãn “Tiêu chuẩn vệ sinh
đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt” [2].
1.2.2. Các biện pháp xử lý cơ bản:
Trong quá trình xử lý nước cấp cần phải áp dụng các biện pháp xử lý sau:
+ Biện pháp cơ học: Là biện pháp dùng các công trình và thiết bị để làm sạch
nước như: Song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
+ Biện pháp hoá học: Là biện pháp dùng các hoá chất cho vào nước để xử lý
nước như: Dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nước, cho clo vào
nước để khử trùng.
+ Biện pháp lý học: Là biện pháp dùng các tia vật lý để khử trùng nước như:
Tia tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối, khử khí CO 2 hoà tan
trong nước...[1]

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước:
1.3.1. Các chỉ tiêu lý học:
1.3.1.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ nước phu ̣ thuô ̣c rấ t nhiề u vào khí hâ ̣u và môi trường xung quanh,vào
thời gian trong ngày, vào mùa trong năm. Ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình
hóa học và sinh hóa xảy ra trong nước… Nhiê ̣t đô ̣ có ảnh hưởng không nhỏ đế n các
quá trình xử lý nước và nhu cầ u tiêu thu ̣. Nước mặt có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt
độ môi trường. Ví dụ: Ở Miền Bắc Việt Nam nhiệt độ nước thường dao động từ

6


13oC đến 34o C, trong khi đó nhiệt độ trong các nguồn nước mặt ở Miền Nam tương
đối ổn định hơn (26 - 29oC).
1.3.1.2. Độ màu:
Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt, mangan
không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn
các loại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải
sinh hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen.
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây
nên ấn tượng tâm lý cho người sử dụng.
Đơn vị đo độ màu thường dùng là độ theo thang màu platin – coban. Nước
thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200 độ (PtCo). Độ màu biểu kiến trong
nước thường do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng bị loại bỏ bằng
phương pháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nước phải dùng các biện
pháp hóa lý kết hợp.
1.3.1.3. Độ đục:
Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt, khi trong nước có các vật lạ như
các chất huyền phù, các hạt cặn đất, cát, các vi sinh vật…thì khả năng truyền ánh
sáng bị giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục

là mg SiO2, NTU, JTU trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước
mặt thường có độ đục 20 - 100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 - 600 NTU. Nước
dùng để ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp
nước thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được hàng chữ
tiêu chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng lớn. Nước
được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1m (hay độ đục nhỏ hơn 10 NTU).
1.3.1.4. Mùi vị:
Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên
có thể có mùi tanh hay hôi thối, mùi đất. Nước sau khi khử trùng với các hợp chất
clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có
các vị mặn, ngọt, chát, đắng…
1.3.1.5. Độ nhớt:
Độ nhớt là đại lượng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch
chuyển giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực
và do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi
hàm lượng các muối hòa tan trong nước tăng, và giảm khi nhiệt độ tăng.

7


1.3.1.6. Độ dẫn điện:
Nước có tính dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 20oC có độ dẫn điện là
4,2µS/m (tương ứng điê ̣n trở 23,8MΩ). Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng
các chất khoáng hòa tan trong nước, và dao động theo nhiệt độ.
Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm lượng chất khoáng
hòa tan trong nước.
1.3.1.7. Tính phóng xạ:

Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước
tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời
gian bán phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn
phóng xạ từ nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới
hạn cho phép.
Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ α và β thường được dùng để xác định
tính phóng xạ của nước. Trong đó các hạt α bao gồm 2 proton và 2 nơtron có năng
lượng xuyên thấu nhỏ, nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc
tiêu hóa, gây tác hại cho cơ thể do tính ion hóa mạnh. Các hạt β có khả năng xuyên
thấm mạnh hơn, nhưng dễ bị ngăn lại bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ
thể.
1.3.2. Các chỉ tiêu hoá học:
1.3.2.1. Độ cứng của nước:
Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng
phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ
cứng của nước. Trên thực tế vì các ion Ca2+ và Mg2+ chiếm hàm lượng chủ yếu
trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước xem như là tổng hàm lượng của các
ion Ca2+ và Mg2+. Người ta phân biệt các loại độ cứng khác nhau :
+ Độ cứng carbonat (thường được ký hiệu CH : Carbonate Hardness): là độ
cứng gây ra bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ tồn tại dưới dạng HCO3-. Độ cứng
carbonat còn được gọi là độ cứng tạm thời vì sẽ mất đi khi bị đun sôi.
+ Độ cứng phi carbonat (thường được ký hiệu là NCH : Non-Carbonate
Hardness) là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ liên kết với các anion
khác HCO3- như SO42- , Cl-…Độ cứng phi carbonat còn được gọi là độ cứng thường
trực hay độ cứng vĩnh cữu.
1.3.2.2. Độ pH của nước:
pH có định nghĩa về mặt toán học : pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần
được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay
đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các
quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định

phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương
pháp chuẩn độ.

8


1.3.2.3. Độ kiềm của nước:
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng các ion HCO3-, CO32-, OH- có trong
nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc
biệt là các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện
diện của các ion silicat, borat, phosphat… và một số acid hoặc bazơ hữu cơ trong
nước, nhưng hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO 3-,
CO32-, OH- nên thường được bỏ qua. Khái niệm về độ kiềm và độ acid là những chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá động thái hóa học của một nguồn nước vốn luôn luôn
chứa carbon dioxid và các muối carbonat. Độ kiềm được định nghĩa là lượng acid
mạnh cần để trung hòa để đưa tất cả các dạng carbonat trong mẫu nước về dạng
H2CO3.
Người ta còn phân biệt độ kiềm carbonat (còn gọi là độ kiềm m hay độ kiềm
tổng cộng t vì phải dùng metyl cam làm chất chỉ thị chuẩn độ đến pH = 4,5 liên
quan đến hàm lượng các ion OH-, HCO3- và CO32-) với độ kiềm phi carbonat (còn
gọi là độ kiềm p vì phải dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị chuẩn độ đến pH = 8,3
liên quan đến ion OH-). Hiệu số giữa độ kiềm tổng m và độ kiềm p được gọi là độ
kiềm bicarbonat.
1.3.2.4. Độ oxi hóa (mg/l O2 hay KMnO4):
Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Chỉ
tiêu oxi hóa là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Độ
oxi hóa của nguồn nước càng cao, chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi
trùng.
1.3.2.5. Hàm lượng sunfat và clorua (mg/lít):
Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm

lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở điều kiện yếm khí,
SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có độc tính cao. Clorua tồn tại
trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất
clorua không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/lít làm cho nước
có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực xi măng.
1.3.2.6. Hàm lượng sắt:
Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-,
SO42-, Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxy hóa thành Fe3+ và bị
kết tủa dưới dạng Fe(OH)3.
2Fe(HCO3)2 + 0,5O2 + H2O => 2Fe(OH)3 + 4CO2
Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/lít. Với hàm
lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/lít nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi
giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá
trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.

9


1.3.2.7. Hàm lượng mangan (mg/lít):
Mangan thường được gặp trong nước ngầm ở dạng Mangan(II), nhưng với
hàm lượng nhỏ hơn sắt rất nhiều. Tuy vậy với hàm lượng mangan > 0,05 mg/l đã
gây ra các tác hại cho việc sử dụng và vận chuyển nước như sắt. Công nghệ khử
mangan thường được kết hợp với khử sắt trong nước.
1.3.2.8. Iốt và Fluo:
Thường gặp trong nước dưới dạng ion và chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của con người. Hàm lượng fluo có trong nước ăn uống nhỏ hơn 0,7 mg/l
dễ gây bệnh đau răng, lớn hơn 1,5 mg/lít sinh hỏng men răng. Ở những vùng thiếu
iốt thường xuất hiện bệnh bướu cổ, ngược lại nếu iốt quá nhiều cũng gây tác hại cho
sức khỏe.
1.3.2.9. Các chất khí hòa tan (mg/lít):

Các chất khí O2, CO2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn.. Khí H2S
là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, phân rác. Khi trong nước có
H2S làm cho nước có mùi trứng thối khó chịu và ăn mòn kim loại. Hàm lượng O 2
hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước. Các
nguồn nước mặt thường có hàm lượng oxi hòa tan cao do có bề mặt thoáng tiếp xúc
với không khí. Nước ngầm có hàm lương oxi hòa tan rất thấp hoặc không có do các
phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong lòng đất đã tiêu hao hết oxi. Khí CO 2 hòa tan
đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của nước thiên nhiên. Trong kĩ thuật xử lý
nước, sự ổn định của nước có vai trò rất quan trọng. Việc đánh giá độ ổn định trong
sự ổn định nước được thực hiện bằng cách xác dịnh hàm lượng CO2 cân bằng và
CO2 tự do. Lượng CO2 cân bằng là lượng CO2 đúng bằng lượng ion HCO3- cùng tồn
tại trong nước. Nếu trong nước có lượng CO2 hòa tan vượt quá CO2 cân bằng, thì
nước mất ổn định và sẽ gây ăn mòn bê tông [2].
1.3.2.10. Các chỉ tiêu vi sinh:
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các
loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại
hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu,
tảo…Nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây
bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả…thường khó xác định chủng loại. Trong thực tế
hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng. Trong chất thải của người và
động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.Coli
trong nước chứng tỏ chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của
người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh
khác.
Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng
gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy

10



E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt
khác, việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi
khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ
nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Người ta phân biệt trị số E.Coli và chỉ
số E.Coli. Trị số E.Coli là đơn vị thể tích nước có chứa 1 vi khuẩn E.Coli. Chỉ số
E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho
sinh hoạt ở các nước tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 ml, nghĩa là
cho phép chỉ có 1 vi khuẩn E.Coli trong 100 ml nước (chỉ số E.Coli tương ứng là
10). TCVN qui định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20.
2. Tổng quan về nhà máy nước hải thành – đồng hới – quảng bình:
2.1. Vị trí nhà máy:
Nhà máy nước Hải Thành có tọa độ + 17º26’B ; + 106º31’Đ, được đặt tại địa
chỉ 55 Lê Thành Đồ ng – Hải Thành – Đồ ng Hới.Nằm ngay ở trục đường nối liền
với cầu Phóng Thủy.Trạm phân phối nước đi: Từ thị trấn Quán Hàu đến thị xã Ba
Đồn.
Vị trí nhà máy cấp nước Hải Thành có các phía tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây - Bắc: Giáp đường Lê Thành Đồng.
+ Phía Tây – Nam: Giáp khu dân cư phường Hải Thành.
+ Phía Đông - Bắc: Giáp đường Linh Giang.
Nhà máy nước Hải Thành là một trong những thành viên của công ty cấp nước
Quảng Bình. Nhà máy hoạt động với mục đích cung cấp nước sạch cho ăn uống,
sinh hoạt, công nghiệp cho thành phố Đồng Hới.

Hình 1: Xí nghiệp cấp nước Hải Thành
Nhà máy có vị trí địa lý gần hồ Bàu Tró, cách hồ Bàu Tró 50m về phía Tây
nên rất thuận lợi cho việc thu nước thô để xử lý.

11



2.2. Lịch sử phát triển:
Nhà máy nước Hải Thành là mô ̣t đơn vi ̣ thuô ̣c công ty cổ phầ n cấ p nước Quảng
Bin
̀ h có nhiê ̣m vu ̣ cung cấ p nước sa ̣ch cho Tp. Đồ ng Hới, đáp ứng nhu cầ u cho sinh
hoa ̣t và sản xuấ t.
Năm 1989, nhà máy nước Hải Thành đươ ̣c xây dựng trên cơ sở tra ̣m bơm cấ p
nước Bàu Tró với công suấ t thiế t kế 4000 m3/ngđ với diện tích 14,52ha.
Năm 1994 – 1996, Công ty cấp nước đã từng bước cải tạo, sửa chữa, nâng cấp
đưa công suất cấp nước của nhà máy lên đến 9000 m3/ngđ với thiế t kế 8 bể lo ̣c
nhanh bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng phát triển Hải ngoại Nhật Bản (OECF)
và vốn ngân sách Tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước cho người dân.
Nhưng đế n năm 2005 do nguồn nước thiếu, chấ t lươ ̣ng nguồ n nước hồ Bàu Tró
giảm, cầ n thiế t phải có bể lắng để đảm bảo hiê ̣u quả xử lý chất lượng nguồn nước
tốt hơn. Cũng chính vì thế mà Công ty cấp nước đã khai thác thêm nguồn nước để
thiết kế, xây dựng thêm hê ̣ thố ng cấ p nước từ nhà máy nước Phú Vinh và đưa đi vào
hoạt động. Nên nhà máy nước Hải Thành được cải tạo lại với công suất 4500
m3/ngđ (cải tạo 4 bể lọc nhanh thành 2 bể lắng Lamen) nhằm giữ ổn định mực nước
hồ, tránh khả năng nhiễm mặn.
Đến năm 2014, nhà máy được xây dựng thêm 2 bể phản ứng tạo bông tích hợp
vào bể lắng và cải tạo lại hệ thống lắng thành bể lắng ngang tích hợp lắng Lamen để
nâng cao hiệu quả xử lý chất lượng nước thành phẩm. Cho đến nay nhà máy có
công suất thực tế giữ ổn định ở mức 4500 m3/ngđ [3].
2.3. Nhiệm vụ, chức năng của nhà máy nước Hải Thành :
- Sản xuất nước sạch đảm bảo nhiệm vụ đã đề ra và phấn đấu hoàn thành và
vượt mức kế hoạch.
- Sản lượng đảm bảo cấp nước liên tục cho khách hàng.
- Xử lý nước đạt tiêu chuẩn, thường xuyên giám sát quá trình xử lý, định mức sử
dụng các loại hóa chất, điện năng tiêu thụ kiểm tra chất lượng nước.
- Theo dõi máy móc thiết bị, vận dụng, phương tiện bảo hộ lao động, phát huy

hết công suất máy.
- Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, công tác an toàn lao
động, phòng cháy chữa cháy, thiên tai, hỏa hoạn.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, đưa sản
lượng sản xuất lên cao nhất.
- Nhà máy nước Hải Thành có chức năng khai thác, sản xuất và xử lý nguồn
nước cấp nhằm đạt mức độ xử lý hợp lý do Bộ y tế ban hành trước khi đưa ra hòa
vào mạng lưới cấp nước chung của thành phố. Được thực hiện theo QCVN
01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

12


2.4. Cơ cấu tổ chức :
2.4.1. Các cấp quản lý :

Sơ đồ 2: Các cấp quản lý nhà máy nước Hải Thành
Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy nước Hải Thành là 30 người.
Trong đó ban giám đốc có 2 người, phòng thí nghiệm có 5 người, phòng kĩ thuật 7
người, tổ vận hành bao gồm 16 người và 10 nhân viên thu ngân. Nhà máy hoạt động
liên tục 24/24h, chế độ hoạt động của nhà máy được chia làm 3 ca:
- Ca 1: 6h00 – 14h00
- Ca 2: 14h00 – 22h00
- Ca 3: 22h00 – 6h00
Các ca sản xuất liên tục hoạt động nhịp nhàng chặt chẽ dưới sự quản lý của
cán bộ vận hành, đảm bảo quy trình xử lý hoạt động tốt nhất.
2.4.2. Chức năng của các phòng ban trong nhà máy:
- Ban giám đốc xí nghiệp:
+ Giám đốc xí nghiệp: Chịu tránh nhiệm với giám đốc công ty, chỉ đạo hoạt

động của nhà máy nước.
+ Phó giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm với giám đốc công ty và giám
đốc xí nghiệp, chỉ đạo quá trình xử lý và phân phối nước của nhà máy nước Hải
Thành, điều hành các ca sản xuất nước theo chế độ.
- Phòng thí nghiệm: Kiểm soát chất lượng nước và nghiên cứu, đề xuất hóa
chất sử dụng để xử lý nước đạt tiêu chuẩn.
- Phòng kĩ thuật: Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống xử lý tại
nhà máy.

13


- Tổ vận hành máy: Vận hành máy bơm theo chế độ, xử lý nguồn nước theo
phòng thí nghiệm.
- Tổ ghi đọc: Thực hiện ghi, đọc các thông số về nước. Theo dõi sự thay đổi về
các thông số và lập bảng biểu thống kê.
- Tổ quản lý mạng: Theo dõi, quản lí mạng lưới phân phối nước của nhà máy.
Xây dựng kế hoạch, hành động khắc phục.
- Tổ thu ngân: Làm nhiệm vụ in lưu, sao kê sổ sách, giao dịch trực tiếp với
khách hàng.
Cán bộ công nhân viên trong phân xưởng có nhiệm vụ bảo vệ máy mọc thiết bị
trong từng ca sản xuất và các vật kiến trúc khác. Phát hiện kịp thời các hư hỏng,
tham gia bảo dưỡng thường xuyên và định kì, hay đột xuất theo yêu cầu của giám
đốc nhà máy và công ty khai thác có hiệu quả các máy móc, thiết bị và cơ sở vật
chất kĩ thuật khác.
Sản xuất nước đảm bảo chất lượng, số lượng theo kế hoạch, thường xuyên
kiểm tra, giám sát chất lượng thông qua các công đoạn nhằm đảm bảo chất lượng
theo yêu cầu.
Bảo vệ an ninh, trật tự trong nhà máy, bảo vệ an toàn cho con người, nguồn
nước và toàn bộ tài sản trong nhà máy.

3. Đặc điểm, tính chất, thành phần của hồ bàu tró:
Bàu Tró là tên một hồ nước ngọt nằm giữa đồi cát ven biển, thuộc phường Hải
Thành, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bin
̀ h. Bàu Tró có dạng như một quả bầu
hơi eo, cách bờ biển 300 – 450 m. Chiều dài Bàu Tró trung bình là 1070 m, rộng
220 m ở phần Tây Bắc, 100 m ở đoạn gần giữa và 250 m ở phần Đông Nam. Nơi
đây, từ ngàn xưa, người nguyên thuỷ đó cư trú quanh hồ. Dấu vết của người xưa đó
chìm dần trong cát. Bàu Tró được các nhà khảo cổ học lấy tên di chỉ này để đặt cho
nền văn hoá hậu kỳ đồ đá mới, gồm các di chỉ phân bố vùng ven biển Nghệ – Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là văn hoá BàuTró [5].

Hình 2: Hồ Bàu Tró

14


Hồ Bàu Tró là hồ nước ngo ̣t tự nhiên, là mô ̣t trong những nguồ n cung cấ p
nước ngo ̣t lớn và quan tro ̣ng đố i với Thành phố Đồ ng Hới. Bao phủ xung quanh hồ
là những dải rừng cây phi lao xanh ngắt đươ ̣c trồ ng kín hai bên bờ. Vì mang tính
chấ t hồ đo ̣ng nên nguồ n các chấ t hữu cơ đươ ̣c cung cấ p liên tu ̣c. Cứ đế n mùa lá
ru ̣ng thì lươ ̣ng mùn đươ ̣c đẩ y về hồ ngày mô ̣t nhiề u làm cho hồ có hàm lươ ̣ng phù
du rấ t cao, đô ̣ đu ̣c cao.
Khí hậu miền Trung chia làm nhiều mùa rõ rệt trong năm. Khu vực thành phố
Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới khô - nóng phân mùa rõ rệt. Vào mùa
nắng hạn trong năm từ tháng 4 – 8 đã làm cho mực nước trong hồ ca ̣n xuố ng
khoảng 1/3 mực nước hồ, làm cho nguồn nước cấp cho nhà máy Hải Thành bị
nhiễm mặn. Trữ lươ ̣ng nước của hồ thấ p vì chỉ đươ ̣c cung cấ p nước vào mùa mưa
(khoảng từ tháng 8 – tháng 11). Chất lượng nước hồ Bàu Tró cũng bị ảnh hưởng
nhiều vào mùa mưa. Đặc biệt nồng độ cặn, các tạp chất lơ lửng, các chất hữa cơ và
vô cơ hòa tan sẽ tăng cao.

Bảng 1: Bảng theo dõi mực nước hồ Bàu Tró (Từ năm 2014-2017)
(Đơn vị đo: mét)
2014
2015
2016
2017
Tháng
Năm
Tháng 1
1,82
1,64
1,03
2,12
Tháng 2
1,49
1,44
0,94
1,19
Tháng 3
1,27
1,21
0,81
1,59
Tháng 4
0,92
0,91
0,65
1,26
Tháng 5
0,59

0,80
0,50
1,02
Tháng 6
0,20
0,21
0,13
0,54
Tháng 7
-0,05
0,05
0,02
0,37
Tháng 8
-0,23
-0,11
-0,11
0,40
Tháng 9
0,07
0,68
0,21
0,76
Tháng 10
0,50
0,75
2,62
1,86
Tháng 11
1,30

1,01
2,56
2,13
Tháng 12
1,71
1,08
2,44
2,16
Qua bảng theo dõi trên, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi mực nước hồ
Bàu Tró theo từng giai đoạn trong năm.
Ở các năm 2014, 2015 và 2016, từ tháng 1 đến tháng 6 mực nước hồ có sự
thay đổi theo chiều hướng mực nước giảm dần, đỉnh điểm là vào tháng 7, tháng 8
mực nước đã cạn xuống rất thấp vì đây là thơi gian vào mùa hè nắng gắt nên mực
nước trong hồ cạn đi đáng kể.
Năm 2017 là năm có thời tiết thất thường, khắc nghiệt nhất. Mưa nhiều và
kéo dài cho đến tháng 1 nên làm cho mực nước hồ tăng cao rõ rệt. Mực nước hồ vào
mùa hè cũng không bị giảm đáng kể so với các năm trước vì đây là năm có nhiều
cơn bão xảy ra nên mực nước ở hồ vẫn được bù đắp đáng kể.

15


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hệ thống hóa quy trình xử lý nước cấp nhà máy nước Hải Thành –
Đồng Hới – Quảng Bình:
1.1. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước cấ p của nhà máy nước Hải
Thành:
1.1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp nhà máy nước Hải
Thành (công suất 4500 m3/ngđ):
Hồ Bàu Tró


Giế ng thu nước
Tra ̣m bơm cấ p 1
Phèn nhôm
sunfat
Ống trộn tĩnh

Bể phản ứng

Bể phản ứng

Bể lắ ng Lamen

Bể lắ ng Lamen

Bể lo ̣c

Bể lo ̣c
Châm
Soda

Clo khử
trùng

Bể chứa

Tra ̣m bơm cấ p 2

Clo khử
trùng


Ma ̣ng phân phố i

Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp nhà máy nước Hải Thành

16


1.1.2 . Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ :
Nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ hồ Bàu Tró. Ở đây được
đặt một giếng thu nước hình trụ, bên trong giếng được đặt hai ống thu nước dài đến
giữa hồ, nước thô sẽ chảy theo 2 đường ống, sau đó được các máy bơm của trạm
bơm cấp 1 bơm lên theo đường ống có φ = 250 , tại đây mỗi máy bơm đều được gắn
với một tủ điều khiển và tất cả được kết nối với một máy biến tần. Trước khi nước
được bơm từ trạm bơm cấp 1 và đẩy lên khu xử lý thì được châm hoá chất phèn
nhôm Sunfat bằng bơm định lượng. Sau khi châm phèn được chuyển vào ống trộn
tĩnh để trộn đều hóa chất.
Tiếp đến nước được chuyển vào bể phản ứng. Sau khi hoá chất được trộn đều
với nước và kết thúc giai đoạn thuỷ phân sẽ bắt đầu giai đoạn hình thành bông cặn.
Ở ngăn phản ứng nhờ có các vách ngăn, nên nước chuyển động trong ngăn theo các
đường zic zắ c đứng, làm cho đường đi dòng chảy bị kéo dài, xáo trộn, dẫn đến các
hạt keo phèn và hạt cặn trong nước có điều kiện va chạm với nhau ta ̣o nên các bông
că ̣n có kić h thước lớn hơn. Nước có chứa các bông cặn lơ lửng được đưa sang bể
lắng Lamen để thực hiện quá trình lắng. Tại đây nước được chuyển động từ dưới
lên tạo với phương ngang theo chiều nghiêng của tấm Lamen khoảng 60o và được
lắng xuống đáy bể nhờ tác dụng của trọng lực.
Tiếp đến phần nước trong được thu ngay ở trên mặt nước bằng máng thu nước
sau lắng. Nước được chuyển từ bể lắng Lamen vào mương phân phối nước rồi được
chuyển qua bể lọc. Trong quá trình lọc, cặn sẽ được giữ lại trong lớp vật liệu lọc.
Nước lọc sẽ được thu bằng các chụp lọc. Nước sau lọc được Clo hoá với định lượng

1 kg/h để diệt tất cả vi khuẩn trong nước và được châm Soda để tăng độ pH, sau đó
nước được đưa vào bể chứa nước sạch để dự trữ. Từ bể chứa, nước được bơm đến
trạm bơm cấp 2 và phân phối cho mạng lưới cấp nước của thành phố.
1.1.3 . Các trang thiết bị và cơ sở vật chất:
1.1.3.1 . Giế ng thu nước:

Hình 3: Giếng thu nước hồ Bàu Tró
Giế ng thu nước hồ Bàu Tró có hiǹ h tru ̣ đứng, đường kiń h từ 3-4m. Có nhiê ̣m
vu ̣ thu nước phu ̣c vu ̣ cho nhà máy nước Hải Thành. Giế ng thu nước đươ ̣c đă ̣t hai
ố ng nước dài đế n giữa hồ (cách khoảng 30m) để thu nước từ hồ vào giế ng thu.

17


Nước từ giế ng thu đi theo hai đường ố ng có φ=250 đươ ̣c đă ̣t nố i tiế p để dẫn nước đi
vào tra ̣m bơm cấ p 1.
1.1.3.2 . Tra ̣m bơm cấ p 1:
Trạm bơm này có tác dụng đưa nước từ giế ng thu đi đến khu xử lý nước. Trạm
bơm gồm 2 máy bơm có công suấ t và lưu lươ ̣ng như nhau với công suất điê ̣n tiêu
thu ̣ 45kw/h và công suấ t bơm tố i đa ở áp lực làm viê ̣c tố i đa là 250 m3/h. Trước các
máy bơm đề u đươ ̣c đă ̣t các van chă ̣n giúp cho viê ̣c sửa chữa ố ng đươ ̣c dễ dàng.

Hình 4: Hai máy bơm ở trạm bơm cấp 1
Hệ thống động cơ được lắp đặt ngầm dưới mặt nước, có tác dụng bơm đẩy
nước lên vào các đường ống dẫn nước được dễ dàng.

Hình 5: Tủ điều khiển
Hình 6: Máy biến tần
Mỗi máy bơm đề u đươ ̣c gắ n với mô ̣t tủ điề u khiể n và hai tủ điề u khiể n đó đều
đươ ̣c kế t nố i với máy biế n tầ n, có tác dụng biến đổ i tốc độ vòng quay của động cơ

bằng cách thay đổi tần số của dòng điện cung cấp cho động cơ nhằ m điều chỉnh
được lưu lượng bơm. Máy biến tầng hoạt động với công suất 160kw, Trạm bơm cấp
1 chưa lắp đặt máy bơm dự phòng. Tất cả các máy bơm được bố trí thấp hơn mực
nước thấp nhất trong giế ng thu nước sau đó đi qua ống đẩy ngầm dài 50m đến trạm
xử lý.
- Quá trình trộn hóa chất:

18


Nhà xưởng trộn hóa chất rộng 98 m2. Trước khi nước được bơm đến khu xử lý
phải được châm hóa chất phèn nhôm sunfat tại đây bằng máy bơm định lượng. Phèn
ở dạng tinh thể ngậm nước sau đó đưa vào thiết bị pha là thùng.

Hình 7: Hóa chất phèn nhôm Sunfat

Hình 8: Máy bơm định lượng phèn

Sau khi châm phèn, nước được dẫn vào ống trộn tĩnh để trộn đều hóa chất.
Ống trộn tĩnh được đặt ngầm dài 1,5m, phía trước có điểm châm phèn. Phía sau có
những lá bán nguyệt xếp xen kẽ nhằm giúp cho hóa chất được trộn đều hơn.
- Định lượng phèn bằng phương pháp JARTEST:
Tiến hành thí nghiệm Jartest để xác định lượng phèn tối ưu và xác định vùng
pH tối ưu cho sự keo tụ - kết bông.
+ Nguyên tắc chung:
Cho vào cốc nước cần xử lý những lượng dung dịch phèn tăng dần đều, tiến
hành khuấy trộn trên máy jartest, để lắng, xem xét quá trình tạo bông, chất lượng
nước sau lắng, lọc để chọn lựa, xác định lượng phèn tối ưu.
+ Tiến hành:
Lấy mẫu nước nguồn cho vào 6 bình thủy tinh đến vạch 1 lít và đặt lên máy

Jartest. Tùy theo độ đục của nguồn nước mà chọn khoảng dung dịch phèn nhôm để
test cho phù hợp. Cho vào các bình khác nhau với các lượng phèn tăng dần như
bảng sau:

19


×