Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sự phát triển công nghiệp, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh. Trong quá trình hoạt
động, các nhà máy trong khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) thải ra môi
trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: SO
2
, NO
x
, CO
x
,
hydrocacbon, bụi, tiếng ồn, nước thải chứa kim loại nặng, chất thải nguy hại,… bên
cạnh những nhà máy, KCN, KCX có nhiều hoạt động quan tâm đến vấn đề này, thậm
chí thải trực tiếp chất thải ra môi trường khiến cho môi trường bị mất cân bằng sinh
thái.
Tp.HCM đã và đang xúc tiến việc đang xúc tiến việc đầu tư và phát triển công
nghiệp. Nhiều KCN, KCX được xây dựng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển công nghiệp, Tp.HCM cũng gặp phải nhiều
vấn đề. Nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX không tuân thủ các quy định về môi
trường, không thực hiện đúng như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay
bản cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoạt động chưa hiệu
quả, chỉ mang tính chất đối phó… kênh gạch bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ,
ô nhiễm không khí,… là hậu quả của những sự việc trên đang diễn ra hằng ngày, hằng
giờ trên địa bàn Tp.HCM.
Vấn đề đặt ra cho KCN, KCX tại Tp.HCM làm sao khắc phục được các vấn đề còn
đang tồn tại, nâng cao công tác quản lý môi trường (QLMT), khắc phục và hạn chế ô
nhiễm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, làm sao hài hòa mối quan hệ phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế và các vấn đề môi trường phát
sinh trong các công nghiệp, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II,
Tp.HCM” như là một nghiên cứu điển hình cho các vấn đề đã nêu ở trên.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 1 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
Phác họa hiện trạng môi trường tại KCX Linh Trung II
Đánh giá hiện trạng môi trường và từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II.
1.2.2 Nội dung của đề tài
Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, các nội dung cụ thể được tập trung thực
hiện như sau:
Khảo sát và thu thập số liệu thực tế phục vụ cho nội dung đề tài.
Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu chế xuất Linh Trung II.
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng
tại khu chế xuất Linh Trung II.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu chế xuất Linh Trung II.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được thực hiện bao
gồm:
Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu có liên quan:
Thu thập thông tin, số liệu về khu chế xuất, về hiện trạng và các nguồn chính gây ô
nhiễm ở khu chế xuất.
Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp so sánh:
So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của nước
thải, khí thải, chất thải rắn,… dựa trên các tiêu chuẩn cho phép.
Phương pháp đánh giá
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 2 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện tại khu chế xuất Linh Trung II thuộc công ty Liên doanh
Sepzone – Linh Trung, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM và một số
doanh nghiệp trong đó.
1.4.2 Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề môi trường
không khí, khí thải, chất thải rắn tại KCX Linh Trung II.
Khóa luận chỉ đề cập đến vấn đề môi trường, vấn đề ô nhiễm chất thải từ các hoạt
động sản xuất của các doanh nghiệp bên trong hàng rào KCX Linh Trung II và bên
ngoài hàng rào các doanh nghiệp, không đề cập đến các vấn đề khác như: tệ nạn xã
hội xung quanh KCX, sự cố, tai nạn lao động…
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 3 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KCN, KCX VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG KCN, KCX HIỆN NAY
2.1 Vai trò và đặc tính KCN, KCX
2.1.1 Vai trò khu KCN, KCX
Từ năm 1994 các KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo
điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ
và vừa gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các
khu, cụm công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về
kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác để cung cấp các
dịch vụ một cách thuận lợi.
Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất
trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong khu dân
cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến
đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Hiện nay trên phạm vi cả nước có 82 KCN, diện tích đất tự nhiên 15.800ha, diện
tích đất có thể cho thuê 11.000ha. KCN hiện nay là đầu mối quan trọng trong việc thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
2.1.2 Đặc tính của KCN, KCX
Các KCN khác với các dạng doanh nghiệp, công nghiệp khác bởi các đặc tính sau
đây (UNEP,1997):
Xây dựng trên diện tích đất rộng, thường rộng hơn 40ha.
Bao gồm nhiều tòa nhà và nhà máy xí nghiệp, hệ thống dịch vụ và hạ tầng
cơ sở: đường xá, thông tin liên lạc, cảnh quan nối mạng lưới giao thông ( bao
gồm vận tải hành khách và hàng hóa đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
hàng không)
Có giới hạn bắt buộc về diện tích đất tối thiểu, tỷ lệ sử dụng đất, dạng công
trình xây dựng.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 4 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Có quy hoạch tổng thể, chi tiết có mô tả tiêu chuẩn vận hành và đặc tính của
tất cả các yếu tố môi trường được tạo ra.
Quy định về công tác quản lý để nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng,
các quy định bắt phê duyệt và tiếp nhận các công ty mới, cung cấp các chính
sách và xúc tiến quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển dài hạn
KCN, như vậy mới bảo vệ được các khoản đầu tư của công ty thường trú.
Không phải tất cả các KCN đều có đặc trưng này, các KCN có thể có sự
khác biệt do sự khác biệt về yêu cầu phát triển kinh tế, mức độ ưu tiên trong
chiến lược phát triển quốc gia của khu vực, một nước và tùy thuộc vào khả năng
đầu tư.
2.2 Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX Việt Nam
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam
Tính từ 1991 đến năm 2009 trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cả nước thành
lập được 233 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264ha. Trong đó có 171 KCN đã
đi vào hoạt dộng, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng phân bố trên 56/64 tỉnh
thành trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho phát triển công
nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000ha, chiếm khoảng 65% diện tích
đất quy hoạch KCN. (Nguồn: Bộ KH&ĐT,2009)
Giai đoạn 2006 - 2015 theo quy hoạch đã phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, sẽ
ưu tiên thành lập mới 15 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400ha và mở rộng diện
tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000ha, phấn đấu tỉ lệ lấp đầy
trung bình khoảng 60%. Theo đó, chỉ trong 3 năm 2006; 2007; 2008 toàn quốc đã
thành lập mới thành lập được 74 KCN với tổng diện tích khoảng 20.500ha và mở rộng
diện tích 14 KCN.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 5 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển KCN tại Tp.HCM
KCX Tân thuận được thành lập năm 1991, là KCX đầu tiên trên địa bàn Tp.HCM.
Sau đó lần lược các KCN, KCX ra đời theo chủ trương xây dựng và phát triển của cả
nước.
Tính đến 31/03/2009, Tp.HCM đã có 3 KCX, 10 KCN đi vào hoạt động với 1.152
dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,43 tỷ USD. Trong đó, đầu
tư nước ngoài 463 dự án, vốn đầu tư đăng ký 2,62 tỷ USD. Đầu tư trong nước 689 dự
án, vốn đầu tư 27.104,24 tỷ đồng (tương 1,81 tỷ USD); 250.000 công nhân; kim ngạch
xuất khẩu được phép cho thuê của 13 KCX, KCN đang hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy
77%. Trong tổng số 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 971 dự án đang hoạt động với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD.
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 22 KCN, KCX
với tổng diện tích khoảng 5.918,47 ha.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 6 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Hình 2.2 Khu chế xuất Tân Thuận – Tp.HCM,
KCX đầu tiên của Việt Nam thành lập 1991
(Nguồn: Ảnh vệ tinh năm 2008, TCMT tổng hợp)
Hình 2.1 Mô hình KCN, KCX
(Nguồn: Tổng cục môi trường) )
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Hình 2.3: Tình hình phát triển KCN trong thời gian qua
(Nguồn: Bộ KH&ĐT,2009)
Bảng 2.1: Danh sách các KCN, KCX tại Tp.HCM
STT TÊN KHU CN VỊ TRÍ
Diện tích đất
quy hoạch (ha)
CÁC KHU CN-CX ĐÃ THÀNH LẬP VÀ ĐANG HOẠT ĐỘNG 2.471,83
1 KCX Tân Thuận Quận 7 300
2 KCX Linh Trung I Quận Thủ Đức 62
3 KCX Linh Trung II Quận Thủ Đức 61,75
4 KCN Tân Tạo(GĐ1&GĐ2) Quận Bình Tân 373,33
5 KCN Vĩnh Lộc (GĐ1) Quận Bình Tân 203
6 KCN Bình Chiểu Quận Thủ Đức 27,34
7 KCN Hiệp Phước (GĐ1) Huyện Nhà Bè 311,40
8 KCN Tân Bình (GĐ1) Q.Tân Phú & Q.Bình Tân 129,96
9 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28,41
10 KCN Lê Minh Xuân (GĐ1) Huyện Bình Chánh 100
11 KCN Tây Bắc Củ Chi (GĐ1) Huyện Củ Chi 208
12 KCN Cát Lái (GĐ1) Quận 2 124
13 KCN Tân Phú Trung Huyện Củ Chi 542,64
(Nguồn: Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM, 2010)
2.3 Giải pháp quản lý môi trường trong KCN, KCX
2.3.1 Mục tiêu chủ yếu của công tác QLMT và Quản lý môi trường tại KCX
2.3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý môi trường phát sinh trong
hoạt động của con người.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 7 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt
động sống của con người.
Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội
bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm:
phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô
nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng
xã hội.
Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh
thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng
dân cư.
2.3.1.2 Quản lý môi trường tại các KCX
Nội dung chính của công tác quản lý môi trường tại các KCX bao gồm:
Xem xét các vấn đề môi trường trong công tác hoặc giai đoạn quy hoạch
phát triển KCX.
Thẩm định về mặt môi trường các dự án thành lập KCX, các dự án đầu tư
vào KCX.
Kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường và giám sát chất lượng môi
trường của các nhà máy trong KCX.
Quan trắc chất lượng môi trường bên ngoài hàng rào KCX.
Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường và xử phạt hành chính
về lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy phạm về môi trường.
2.3.2 Công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý
môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một
chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Phân loại theo chức năng gồm
Công cụ điều chỉnh vĩ mô: Là luật pháp và chính sách
Công cụ hành động: các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế
- xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt… và công cụ kinh tế.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 8 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường
trong công tác bảo vệ môi trường như : GIS, mô hình hóa môi trường, đánh
giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường,…
Phân loại theo chức năng gồm
Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia,các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà
nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,
minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các
công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền
kinh tế phát triển như thế nào.
2.3.3 Hệ thống quản lý môi trường (QLMT)
Cho đến nay, hệ thống quản lý Nhà nước về mặt môi trưởng đã được hình thành từ
cấp Trung ương đến địa phương. Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đã có sở Tài
nguyên và Môi trường. Bộ máy quản lý nhà nước về mặt môi trường đã hoạt động
hiệu quả, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước
về môi trường công nghiệp được thể hiện ở hình 2.4
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 9 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Hình 2.4: Sơ đồ tổng quát hệ thống QLMT công Nghiệp tại Việt Nam
Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường KCN, KCX (Nguồn: Bộ
KH&ĐT, Tp.HCM)
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã tạo ra một bước tiến so với Quyết định 62/QĐ-
BKHCNMT trong vấn đề giao trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quản
lý môi trường KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà Thông tư 08 vẫn chưa quy
định rõ ràng cũng như giải quyết triệt để được những hạn chế còn tồn tại hiện nay.
Chưa triển khai triệt để việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và đơn vị
thực hiện:
Theo phân cấp, Sở TN&MT đóng vai trò của cơ quan quản lý, là bên ban hành các
quy định, còn BQL là bên thực hiện các quy định đó, đảm bảo rằng chất thải đầu ra
của toàn bộ KCN đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu quy định.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 10 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Chính phủ
Bộ, ngành khác BQL các KCN Việt Nam Bộ TN & MT
UBND
Tỉnh/ TP
UBND Quận/
huyện
BQL các KCN
Tỉnh/ thành
Công ty phát triển
hạ tầng KCN
Doanh nghiệp
Sở TN & MT
Phòng TN & MT
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Nhưng hiện nay, tại một số địa phương, Sở TN&MT vẫn đang làm vai trò của đơn
vị thực hiện. Đó là các chức năng về thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của doanh
nghiệp trong KCN, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện các quy định của Luật
Bảo vệ môi trường trong KCN như xử lý nội bộ doanh nghiệp, kết nối hệ thống, và cả
quản lý các bên liên quan trong xử lý chất thải KCN Tại nhiều địa phương, BQL các
KCN lại chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCN, mà chưa thực hiện công
tác bảo vệ môi trường ở đây.
Trách nhiệm của các bên về bảo vệ môi trường bên trong KCN còn nhiều bất cập:
Theo quy định, ngoài BQL các KCN và Sở TN&MT, những bên có liên quan trực
tiếp đến hoạt động bảo vệ môi trường KCN còn có Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và các doanh nghiệp trong KCN.
Bất cập về quy trách nhiệm cho chủ đầu tư: Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy
định Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN có trách nhiệm
xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường, lập báo cáo ĐTM, ban hành quy định
thải, thu gom chất thải, quan trắc chất lượng môi trường và các nguồn thải của KCN,
ứng cứu sự cố môi trường Thực chất, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng kỹ thuật KCN chỉ là đơn vị thuần tuý làm dịch vụ cho thuê mặt bằng KCN, nên
việc được giao các trách nhiệm quản lý cần được xem xét tính phù hợp về năng lực và
thẩm quyền.
Bất cập về quy định trách nhiệm cho doanh nghiệp: cách tổ chức hiện nay, doanh
nghiệp trong KCN đang cùng lúc chịu sự quản lý của cả 3 đầu mối: BQL các KCN -
chủ yếu liên quan đến cấp phép đầu tư và thẩm định báo cáo ĐTM, Sở TN&MT - liên
quan đến công tác thanh tra, kiểm tra môi trường, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh
kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN – liên quan đến quan hệ mua bán cho thuê dịch vụ, bao
gồm cả các dịch vụ môi trường. Quan hệ của doanh nghiệp với 3 đầu mối trên thực tế
còn thiếu các quy định và chế tài cụ thể.
Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến:
Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN là yêu cầu quan trọng của quá trình
quản lý KCN.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 11 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN do BQL các KCN ban hành, thể hiện
tính đặc thù của từng KCN, phù hợp với cách thức và năng lực quản lý của từng KCN,
của địa phương và loại hình doanh nghiệp tại chỗ. Quy định nội bộ KCN còn có ý
nghĩa quyết định thể hiện cam kết của doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu tìm hiểu và
chấp nhận vào KCN.
Tuy nhiên, hiện tại các quy định quản lý môi trường nội bộ KCN còn chưa phổ
biến do tổ chức của BQL các KCN còn chưa hoàn thiện.
2.4 Những mặt hạn chế và tích cực trong công tác QLMT
2.4.1 Tích cực
Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu
lực vào 07/2006) và hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về
quản lý môi trường được ban hành và điển hình mới đây nhất là TT08 về hướng dẫn
đánh giá tác động môi trường, quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về CTNH, các
quyết định về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành của Chính Phủ, Bộ, ngành liên quan đã tạo nên hành lang pháp lý trong
công tác quản lý môi trường của Nhà nước.
Ngày nay, vấn đề môi trường đã được nói nhiều hơn, được Nhà nước và các bộ
ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế. Với
tình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ người dân, từ chính phủ mà chính cả khách
hàng cũng mong muốn các tổ chức đối tác làm ăn có trách nhiệm hơn với môi trường.
Đối với ban quản lý các KCN, KCX và các doanh nghiệp:
Có sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa việc quy hoạch sử dụng đất phát
triển KCN, KCX phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước trong việc
phát triển kinh tế.
Công tác giám sát môi trường định kỳ của ban quản lý KCN, KCX đối với
doanh nghiệp được làm thường xuyên (2 lần/năm).
Công tác quản lý và việc giám sát việc thực thi các vấn đề môi trường của
ban quản lý cơ sở hạ tầng KCN, KCX quan tâm và thực hiện đầy đủ.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 12 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Các vấn đề nộp phí thải môi trường đối với nước thải của các doanh nghiệp
tuân thủ thực hiện khá đầy đủ.
Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho công nhân viên tại KCN,
KCX cũng đang được các cấp, các ngành và ban quản lý cơ sở hạ tầng quan
tâm và phối hợp thực hiện.
2.4.2 Hạn chế
KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, vài năm gần đây việc thu hút đầu tư vào các KCN có chiều hướng giảm
dần xuất phát từ các nguyên nhân và một số tồn tại:
Việc đầu tư phát triển các KCN không theo một quy hoạch thống nhất, hầu
như đại phương nào cũng có KCN với chức năng tương tự nhau nên không
tận dụng được những lợi thế, dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt.
Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phương trong vùng
Việc chọn địa điểm xây dựng các KCN là việc làm nghiêm túc song chưa
tuân theo các nguyên tắc. Nhiều nơi có quá nhiều KCN dẫn tới cạnh tranh
khốc liệt giữa những nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém xây
dựng kết cấu hạ tầng và chôn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả
KCN bị giảm sút.
Bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu. Chất lượng các dự án
đầu tư thu hút chưa cao, chất lượng KCN không ngang tầm khu vực.
Theo ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, đầu tư vào KCN giảm
nguyên nhân chính là do các KCN không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của
nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khi quỹ
đất còn nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù giải tỏa tăng
mạnh, giá san lấp mặt bằng. Mặt khác giá thuê đất trong KCN, KCX khá cao,
giá cả đất đai của các thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong
khu vực, giá thuê đất Tp.HCM cao gấp 4-6 lần ở Trung Quốc, gấp 6 lần Thái
Lan.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 13 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Tiến độ thi công cơ
sở hạ tầng chưa đảm bảo, dịch vụ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, điện,
nước, điện thoại không ổn định ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong KCN.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa áp đáp ứng yêu cầu phát triển. Các dự án
đầu tư vào các KCN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý môi
người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật tốt, song đa số các nơi
chưa đáp ứng được.
Cơ chế quản lý các KCN còn nhiều bất cập, chưa làm rõ cơ chế quản lý,
chưa có phối hợp đồng bộ giữa cơ quan liên quan, ban chấp hành sửa đổi bổ
sung quy chế KCN, KCX.
Chính sách thuế tài chính còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách KCX cũ
Việt Nam ra đời cách đây 10 năm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu
tư. Ở các nước doanh nghiệp trong KCX được bán hàng sản xuất vào nội địa
thì Việt Nam lại buộc doanh nghiệp trong KCX phải xuất khẩu 100%. Doanh
nghiệp nội địa đưa hàng vào KCX gia công khi nhận hàng ra phải đóng thuế
như hàng nhập khẩu, kết quả là doanh nghiệp trong KCX ít nhận được hàng
gia công từ nội địa, còn doanh nghiệp nội địa thích nhập khẩu.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 14 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ KCX LINH TRUNG II VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI KCX
3.1 Khái quát về KCX Linh Trung II
3.1.1 Vị trí địa lý – địa hình
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Khu chế xuất Linh Trung II nằm tại Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức –
Tp.HCM với tổng diện tích hoạch là 61,75ha. KCX Linh Trung II nằm ở phía Bắc của
Quận Thủ Đức.
Phía Đông Bắc giáp khu dân cư tỉnh lộ 43 và tỉnh Bình Dương
Phía Đông Nam giáp đường Nam KCX
Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp đường Ngô Chí Quốc
3.1.1.2 Địa hình
Khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoải theo hướng từ Đông Bắc
xuống Tây Nam với độ dốc nền thay đổi từ 0,18% ÷ 1,5%, cao độ mặt đất từ trên 8m
so với mặt nước biển trung bình( phía Tây Nam). Nước tự nhiên thoát theo chiều
xuống chân dốc được dẫn vào rạch cùng sông Cầu Kinh
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 15 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Hình 3.1 Bản đồ KCX Linh Trung II – phường Bình Chiểu – Quận Thủ Đức –
Tp.HCM
3.1.2 Lịch sử hình thành
SEPZONE Linh Trung
Khu chế xuất Linh Trung tên đầy đủ là: Công ty liên doanh khai thác kinh doanh
KCX Sài Gòn Linh Trung. Là một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc
(tên giao dịch là Công Ty Liên Doanh Sepzone – Linh Trung), được thành lập theo
giấy phép đầu tư 412/GP do Ủy Ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp ngày 31/8/1992
nhằm thực hiện việc kinh doanh cơ sở hạ tầng:
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 16 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Phía Việt Nam: KCX Sài Gòn Linh Trung (Sepzone) trụ sở đặt tại số 01
Nam Kì Khởi Nghĩa, Quận 1, Tp.HCM.
Phía Trung Quốc: Tổng công ty xuất nhập khẩu điện máy Trung Quốc
(China United Electric Import and Export Cort), trụ sở đặt tại No 16A Da
Hong Nen Xi Lu, Yong Din Men Wai, Beijing China.
Khu chế xuất Linh Trung hiện có 3 khu:
KCX Linh Trung I: Thủ Đức, diện tích 62ha
KCX Linh Trung II: Thủ Đức, 61,75ha
KCX Linh Trung III: Tây Ninh, diện tích 202,67ha
Khu chế xuất Linh Trung II
Ngày 22/5/2000, Bộ kế hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép cho công ty Sepzone Linh
Trung chính thức đi vào hoạt động khai thác kinh doanh KCX Linh Trung II với tổng
diện tích 61,75ha. Trong đó, một nửa là khu công nghiệp, một nửa là khu chế xuất.
Tổng giá trị đầu tư: khoảng 80 triệu USD
Số nhà máy đã hoạt động: 38
Tổng số lao động: 16.000 lao động
Chính thức hoạt động vào năm 2001
Nhận xét: (Phụ lục – bảng A7)
Bảng A7- phụ lục : Danh sách các công ty đẩu tư vào KCX Linh Trung II gồm :
Các quốc gia đầu tư: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Bỉ, Malaysia,
Hongkong, Singapore, Đài Loan.
Loại hình sản xuất: cơ khí, dệt may, trang trí nội thất, thực phẩm, điện tử, hóa nhựa
– cao su, vật liệu xây dựng, giày da…
Khu chế xuất Linh Trung II có tổng cộng 38 doanh nghiệp đầu tư . Trong đó có
22/38 doanh nghiệp là các khách hàng lớn của KCX Linh Trung II gồm có các doanh
nghiệp sau:
1. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤTBAO BÌ PACKAMEX
2. CÔNG TY TNHH BUILD-UP VIỆT NAM
3. CÔNG TY TNHH D.I LIMETED
4. CÔNG TY TNHH E-MAX
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 17 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
5. CÔNG TY TNHH GOONAM VINA
6. CÔNG TY TNHH IWASAKI ELECTRIC VIỆT NAM
7. CÔNG TY TNHH MEINAN VIỆT NAM
8. CÔNG TY TNHH MIWON VIỆT NAM
9. CÔNG TY TNHH BAO BÌ GIẤY NHÔM NEW TOYO
10. CÔNG TY TNHH PURATOS VIỆT NAM
11. CÔNG TY TNHH QUINT MAJOR INDUSTRIAL VIỆT NAM
12. CÔNG TY TNHH RICCO VIỆT NAM
13. CÔNG TY TNHH SADEV DECOLLETAGE VIỆT NAM
14. CÔNG TY TNHH YOUYOUWINGS
15. CÔNG TY TNHH TIMATEX (VN)
16. CÔNG TY TNHH VINAWOOD
17. CÔNG TY TNHH WANG LIH (VIỆT NAM)
18. CÔNG TY TNHH SÀI GÒN PRECISION
19. CÔNG TY TNHH SAP VIỆT NAM
20. CÔNG TY TNHH SPRINTA (VIỆT NAM)
21. CÔNG TY TNHH SUPER ART (VIỆT NAM)
22. CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TESSINN
3.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
3.1.3.1 Khí hậu
Thủ Đức là một Quận nằm trong Tp.HCM. Do đó, các yếu tố khí hậu của KCX
Linh Trung II, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức – Tp.HCM, nhiệt độ trung bình
cao và có 2 mùa : mùa mưa – mùa khô rõ rệt.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không
khí càng cao, tốc độ phản ứng hóa học trong không khí càng lớn và thời gian lưu các
chất ô nhiễm càng nhỏ.
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình năm 2009 tại trạm Tân Sơn Hòa
Thán
g
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
Cả
năm
T
0
tb
C 27,2 27,3 28,2 29,5 28,2 28,6 28,3 27,7 27,7 28,0 27,2 26,9 27,9
( Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2009)
Nhiệt độ khu vực KCX không thay đổi phụ thuộc vào chế độ mùa trong năm:
thường mùa khô nhiệt độ cao hơn mùa mưa. Chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ cao
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 18 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
nhất và thấp nhất không lớn lắm: 30
0
C. Tuy nhiên, vài năm gần đây nhiệt độ tại KCX
càng tăng do các nguyên nhân: hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng đảo nóng đô thị, thành
phố có ít cây xanh, các đường phố hẹp với các tòa nhà cao, làm giảm dòng không khí
lưu thông, dân số đông, lượng phương tiện giao thông ngày nay càng tăng…đã góp
phần làm tăng nhiệt độ khu vực.
Độ ẩm
Độ ẩm không khí cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi nhiệt độ cơ thể và sức khỏe người lao động. Độ ẩm không khí thường biến đổi
theo mùa và theo vùng.
Bảng 3.2: Độ ẩm không khí trung bình năm 2009 tại trạm Phú An
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
Cả
năm
Atb(%) 71 69 71 73 81 78 79 83 83 81 79 73 77
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2009)
Độ ẩm khu vực KCX biến đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí 70-80%, có
mùa khô giảm còn 60-70%. Các tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 8, 9. Tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng 2,3.
Chế độ mưa
Mưa làm cho không khí trở nên mát mẻ, cung cấp nước dự trữ, tốt cho cây xanh.
Mưa giúp pha loãng các chất ô nhiễm trong nước và còn cuốn theo các chất ô nhiễm
rơi vãi trên mặt đất vào các nguồn nước… Chất lượng nước mưa khi rơi xuống phụ
thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng. Chất lượng nước mưa qua các
đường ống phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm bề mặt tại khu vực.
Tại khu vực Tp.HCM mùa mưa phân thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Bảng 3.3: Lượng mưa trong năm 2009 tại trạm Tân Sơn Hòa
Thán
g
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 19 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Mtb 9,5 1,5 58,9 127 246,9 147,2 331,2 297,8 202,6 165,6 167 57,8
( Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2009)
Chế độ gió
Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam và Tây Nam
Gió Đông Nam từ tháng 1 đến tháng 6, tốc độ gió V
max
= 28m/s
Gió Tây Nam từ tháng 7 đến tháng 12, tốc độ gió V
max
= 24m/s
Tốc độ gió trung bình là 68m/s.
3.1.3.2 Đặc trưng thủy văn
Hầu hết các sông rạch Tp.HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của
biển Đông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào
các kên rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với việc tiêu thoát nước
ở khu vực nội thành. KCX Linh Trung II nằm gần sông Sài Gòn với chiều dài 200km
và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80km. Do đó, tình hình thủy văn của KCX
chịu ảnh hưởng của con sông này.
Theo dõi mực nước của sông Sài Gòn năm 2008 tại trạm Phú An, mực nước triều
bình quân cao nhất là 1,55m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10,11,12, thấp
nhất là tháng 6,7.
3.1.4 Cơ sở hạ tầng
3.1.4.1 Hệ thống giao thông
Đường bộ
Trục vận tải chính chạy ngang KCX là tỉnh lộ 43 có lộ giới dự kiến là 30m nối liền
Tp.HCM với tỉnh Bình Dương. Cách KCX khoảng 3 km là quốc lộ 1A.
Đường thủy
Cảng Sài Gòn là cảng chính ở phía Nam miền nam, cách KCX 24km.
KCX cách tân cảng 15km.
Đường hàng không: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa khẩu chính của khu vực
phía nam. Khoảng cách từ sân bay Tân Sơn Nhất đến KCX là khoảng 33km.
Đường sắt
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 20 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Đường xe lửa chính nối Tp.HCM – Hà Nội chạy gần KCX tới ga hàng hóa Sóng
Thần cách KCX 7km. Do vậy, việc nối KCX là khoàng hiện hữu có thể được thực
hiện dễ dàng.
3.1.4.2 Hệ cấp điện
KCX Linh Trung II được cấp điện từ trạm 110/22kv lưới điện quốc gia.
Xây dựng mới hệ thống mạng và trạm biến áp phân phối cho toàn khu.
3.1.4.3 Hệ thống cấp nước, thoát nước và XLNT
Hệ thống cấp nước
Nguồn cung cấp nước chính trong KCX là nguồn nước ngầm chất lượng nước tốt
đang được khai thác ngay trong khuôn viên KCX (có tất cả 7 giếng trong KCX). Vì
thế, các nhà máy, xí nghiệp trong KCX hoàn toàn có thể sử dụng nguồn nước ngầm
này do Linh Trung II cấp. Ngoài ra, do vị trí cách nhà máy nước Bình Dương không
quá xa nên KCX còn dùng thêm nguồn nước cấp từ đây để cung cấp cho toàn KCX.
Hiện nay, KCX cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt là 3.700m3/ngđ.
Hệ thống thoát nước
Thoát nước mưa: theo địa hình về hướng rạch Cùng, được tổ chức thoát
theo hệ thống cống bêtông cốt thép φ400 ÷ φ2.000, đặt ngầm.
Thoát nước thải công nghiệp – vệ sinh môi trường: Sử dụng hệ thống thoát
nước riêng, tách biệt với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải được tập trung
vào hệ thống cống ngầm bêtông cốt thép φ300 ÷ φ800, các tuyến chính đặt
dọc đường khu vực đến nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCX.
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải trong KCX tương đối hoàn chỉnh. Mỗi nhà máy trong
KCX khi đầu tư xây dựng đều có hệ thống xử lý nước thải cục bộ theo tiêu chuẩn
trước khi đổ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCX (hiện có 2 giai đoạn và
đều đã đi vào hoạt động). Hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt dẫn vào rạch Cùng
sông Cầu Kinh)
3.1.4.4 Hệ thống thông tin liên lạc
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 21 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Do các đơn vị cung cấp cho KCX Linh Trung II hiện hoạt động khá tốt. Trong
tương lai Công Ty Sepzone Linh Trung cần phối hợp với các nhà cung cấp để đầu tư
xây dựng mạng lưới hạ tầng, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ thông tin trong
từng giai đoạn phát triển cụ thể.
3.1.5 Chức năng nhiệm vụ KCX Linh Trung II
Khu chế xuất Linh Trung được thành lập theo giấy phép đầu tư 412/GP do Ủy Ban
Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp ngày 31/8/1992, liên doanh giữa một bên là Việt
Nam, một bên là Trung Quốc. Đến ngày 22/5/2000, bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy
phép cho công ty Sepzone Linh Trung chính thức đi vào hoạt động khai thác và kinh
doanh khu chế xuất Linh Trung II. Theo đó, KCX Linh Trung II được tổ chức và hoạt
động theo quy chế KCX, KCN, Khu công nghệ cao (KCNC) ban hành kèm theo nghị
định số 36/CP ngày 24/4/1997 của chính phủ.
Tính đến nay, KCX Linh Trung II đã thu hút được 41 nhà đầu tư đến thuê đất và
thuê nhà xưởng, chiếm 100% diện tích đất thuê (hầu hết là các doanh nghiệp nước
ngoài) với tổng giá trị đầu tư khoảng 80 triệu USD.
Tổng số lao động đang làm việc tại KCX Linh Trung II hiện nay khaỏng 16.000
lao động.
Lợi ích khi xây dựng KCX
Thu hút được nguồn ngoại tệ
Tạo công ăn việc làm chongười lao động
Là nhân tố phát triển kinh tế địa phương
Là phương tiện để chuyển giao công nghệ
Chức năng KCX Linh Trung II
Cung cấp điện, nước sạch, chiếu sáng.
Nhà xưởng tiêu chuẩn xây sẵn, kho hàng.
Vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan.
Xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, sản xuất.
Kinh doanh căn tin, văn phòng phẩm.
Nhà ở cho chuyên gia và công nhân.
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 22 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Câu lạc bộ thể dục thể thao phục vụ giải trí
Hỗ trợ tư vấn (miễn phí) và thủ tục cấp phép đầu tư.
Cung cấp văn phòng phẩm.
Cung cấp nhiên liệu.
Công viên, cây xanh
3.1.6 Cơ cấu tổ chức KCX Linh Trung II
KCX Linh Trung II gồm nhiều phòng ban, cơ cấu tổ chức của KCX Linh Trung II
được thể hiện ở hình 3.1
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KCX Linh Trung II
3.1.7 Quy hoạch và phân bố các ngành sản xuất tại KCX Linh Trung II
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 23 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Ban giám đốc
Phòng
phát
triển dự
án
Phòng
xây
dựng
Phòng
tiếp thị
Phòng
kế toán
Phòng
dịch vụ
BĐH
LT
1& 2
Phòng
TC-HC
Phòng
TICC
Đội vận
hành
CSHT
Bộ
phận
dịch vụ
Văn
phòng
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Diện tích đất trong KCX Linh Trung II được quy hoạch và phân bố theo mục đích
sử dụng và được chia thành các loại sau:
Bảng 3.4: Quy hoạch sử dụng đất trong KCX Linh Trung II
STT Loại đất
Diện tích
[ha]
Tỉ lệ
[%]
1
Đất xây dựng công trình công nghiệp, chế
xuất
44,01 71,27
2 Đất xây dựng công trình kho bãi 0,26 0,42
3 Đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ 2,08 3,37
4
Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng
kỹ thuật
1,24 2,01
5 Đất xây dựng đường giao thông 8,2 13,28
6 Đất cây xanh, mặt nước 4,18 6,77
7
Đất xây dựng công trình nhà ở công nhân
và chuyên gia.
1,78 2,88
Tổng cộng 61,75 100
Nhận xét: dựa vào bảng 3.4 cho thấy đất cây xanh chiếm tỉ lệ quá thấp so với
chuẩn.
3.2 Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Linh Trung II
3.2.1 Môi trường đất:
Diện tích đất trong KCX Linh Trung II chủ yếu được sử dụng cho việc sản xuất
kinh doanh và xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động sản xuất.
Các tác nhân gây ô nhiễm đất trong KCX gồm:
Sự lắng đọng các khí thải độc hại (bụi, khí chứa S,P,N…)
Vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn,
Tuy nhiên những tác nhân gây ô nhiễm đất tại KCX là không đáng kể. Do hạn chế
về thời gian nên đề tài không đề cập đến chất lượng môi trường đất tại KCX Linh
Trung II.
3.2.2 Môi trường nước
3.2.2.1 Nước mặt
Nguồn tiếp nhận nước thải của KCX Linh Trung II là rạch Cùng, kênh Thầy Cai,
sông Cầu Kinh, một nhánh của sông Sài Gòn.Theo kết quả quan trắc tại trạm Thầy
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 24 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCX
Linh Trung II, Tp.HCM
Cai, chất lượng nước đã có dấu hiệu suy thoái, nồng độ pH tương đối thấp còn nồng
độ Coliform lại khá cao so với chuẩn cho phép.
Bảng 3.5 Chất lượng nước tại trạm Thầy Cai
(Nguồn : Chi cục bảo vệ môi trường, năm 2009)
Kết quả: Dựa vào bảng 3.5 cho thấy chỉ tiêu pH, Coli vượt gián hạn cho phép theo
QCVN 08:2008/BTNMT loại B.
3.2.2.2 Nước ngầm
Tầng nước ngầm ở đây được xem là dồi dào và đang được cơ sở hạ tầng
KCX tận dụng làm nguồn nước cấp cho toàn KCX. Lượng nước ngầm này có
hàm lượng sắt khá cao nên đã được tiến hành xử lý tại nhà máy cấp nước trước
khi cung cấp cho các doanh nghiệp. Kết quả chất lượng nước ngầm được thể hiện
chi tiết trong bảng phân tích 5 mẫu nước giếng tại KCX Linh Trung II bảng 3.6
GVHD: TS. Thái Văn Nam - 25 - SVTH: Đỗ Thị Thu Hiền
Thông số đo
tại trạm
Thầy Cai
Đơn vị Hàm lượng
QCVN
08:2008/BTNMT
loại B
pH 4,88 5,5 – 9
DO mg/l 2,53 ≥ 2
COD mg/l 7,83 < 50
BOD
5
mg/l 3,84 < 25
OIL mg/l 0,031 0,3
COLI MPN/100ml 15666 ≤10000