Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CẢNH QUAN. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Ở LÀNG DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CẢNH QUAN. ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Ở LÀNG DU LỊCH
SINH THÁI VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦ CHI,
TP. HỒ CHÍ MINH.

Ngành: Cảnh quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn:

TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
*********

DANG THI PHUONG THAO



EVALUATING THE CURRENT CONDITION AND
IMPACTS OF ECOTOURISM ACTIVITIES TO
LANDSCAPE AND PROSOSING SOME SOLUTIONS FOR
IMPROVING IN CU CHI MINORITY CULTURE VILLAGE,
HO CHI MINH CITY

Deparment Of Landscaping And Invironmental Horticulture

GRADUATED THESIS
Adviser : NGO AN, Ph.D.

Ho Chi Minh city
July 2008

ii


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em chân thành biết ơn sâu sắc đến:







Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền

đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập.
Quý thầy cô bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên đã truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm cho em trong quá trình học tập, thực hành.
Thầy Ngô An đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn của em.
Giám đốc và các anh (chị) trong ban quản lý làng du lịch sinh thái văn hóa
các dân tộc thiểu số Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của em.
Gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình
học tập.

Xin trân trọng và chân thành cảm ơn!

iii


TÓM TẮT
-Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và các tác động của các hoạt động
du lịch sinh thái đến cảnh quan và đề xuất giải pháp cải thiện ở làng du lịch
sinh thái dân tộc thiểu số Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành tại làng
du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.Hồ Chí Minh tính từ
thời gian kể từ ngày 25/2/2008 đến ngày 30/6/2008.
-Kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu bao gồm :
 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của làng du lịch sinh
thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
 Khái quát được hiện trạng du lịch của Tp. Hồ Chí Minh, có liên quan
đến khu vực nghiên cứu.
 Thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các
dịch vụ du lịch trong làng du lịch sinh thái văn hoá các dân tộc thiểu
số Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
 Trên cơ sở phân tích đó, đã đề xuất các chỉ thị và tiêu chí cần phải

quan trắc các tác động của du lịch đến tài nguyên và môi trường của
làng du lịch.
 Đề xuất định hướng xây dựng hệ thống quan trắc về mặt tổ chức và
xây dựng kế hoạch quan trắc trong năm.
 Đưa ra một số giải pháp chung và cụ thể để phát triển làng du lịch
sinh thái này.

iv


SUMMARY
The thesis “ Evaluating the current condition and impacts of ecotourism activities to
landscape and proposing some solutions for improving in Cu Chi Minority Culture
Village, Ho Chi Minh city ” was carried out in Cu Chi Minority Culture Village of
Ho Chi Minh city from February, 2008 to July, 2008.
The results are belows:
 Describing the main natural eco-social characteristics of Cu Chi Minority
Culture Village, Ho Chi Minh city.
 Generalizing the current tourism conditions of Ho Chi Minh city that related
to the studied area.
 Making the investigation, analysis, evaluation of ecotourism activities
realized in Cu chi Minority Culture Village of Ho Chi Minh city.
 Based on analysis results above, defining some indicators and criteria for
monitoring the impacts of ecotourism on resources and environment of the
Cu Chi Minority Culture Village.
 Proposing orientations for buiding the monitoring system relating to
organization and annual monitoring plans.
 Suggesting general and concrete solutions to improve and develop
ecotourism activities in the Cu Chi Minority Culture Village.


v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN= Doanh nghiệp
Tp.HCM= Thành phố Hồ Chí Minh
DLST = Du lịch sinh thái
CN - TTCN = Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
QSD = Quyền sử dụng
XDCB = Xây dựng cơ bản
CNQSDĐ = Chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND = Ủy ban nhân dân
Ha =hecta
CB - CNV = Cán bộ - công nhân viên
TB = trung bình
DLST = Du lịch sinh thái

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa…………………………………………………………………......i
Lời cảm ơn……………………………………………………………….. .....iii
Tóm tắt…………………………………………………………………… .....iv
Từ viết tắt………………………………………………………………..........vi
Mục lục…………………………………………………………………… ....vii
Danh sách các hình………………………………………………………... ...x
Danh sách các bảng……………………………………………………… .....xi
Danh sách các sơ đồ……………………………………………………….....xii

Chương 1 MỞ ĐẦU………………………………………………………1
1.1.Các vấn đề tổng quan về du lịch và lý do chọn đề tài………………….1
1.2.Bố cục luận văn……………………………………………………… 9
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………...10
2.1. Mục tiêu của đề tài……………………………………………………10
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài………………………………………10
2.3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..10
2.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài…………………………………..11
2.4.1. Thu thập và tổng hợp tài liệu……………………………………….11
2.4.2. Khảo sát thực tế……………………………………………………..11
2.4.3. Lập bảng hỏi và phỏng vấn những người có liên quan……………..11
2.4.4. Phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được
( Limits of Acceptable Change – LAC)……………………………..11
2.5. Sản phẩm của đề tài…………………………………………………..13

vii


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................14
3.1. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng tại làng du lịch sinh thái
Văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh……………….14
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội của làng du lịch sinh thái văn hóa các
dân tộc thiểu số Củ Chi…………………………………………................4
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên……………………………………………… 14
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội…………………………………………..19
3.1.2. Quá trình thành lập làng du lịch sinh thái văn hóa
các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM…………………………….20
3.1.2.1. Giới thiệu về công ty FOSACO…………………………………..21
3.1.2.2. Mục tiêu hoạt động của công ty Fosaco…………………………..22

3.1.2.3.Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty Fosaco………………………23
3.1.2.4.Quá trình thành lập khu sinh thái………………………………… 25
3.1.3. Sinh thái môi trường tại làng du lịch……………………………….26
3.1.4.Các loại hình dịch vụ, kinh doanh điển hình của làng du lịch………29
3.1.4.1. Nhà lưu niệm……………………………………………………...30
3.1.4.2. Các khu biểu diễn, vui chơi……………………………………….31
3.1.4.3. Khu làng dân tộc………………………………………………….34
3.1.4.4. Khu vực nhà hàng……………………………………………… 40
3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của làng du lịch………………………..41
3.3. Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch
đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội…….................................43
3.3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên chung
Cho khu vực…………………………………………………………43
3.3.2.Tác động đến kinh tế-xã hội………………………………………....49
3.4. Những khó khăn, thách thức hiện nay của làng du lịch………………49

viii


Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG DU LỊCH
SINH THÁI VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦ CHI............52
4.1.Hệ thống các giải pháp đề xuất nhằm phát triển làng du lịch sinh thái văn hóa
các dân tộc thiểu số Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh…………………..52
4.1.1. Giải pháp về cơ chế chính sách……………………………………..52
4.1.1.1. Vai trò của Nhà nước trong du lịch tại các điểm
Du lịch sinh thái……………………………………………52
4.1.1.2. Vai trò của tư nhân trong du lịch tại các điểm Du lịch sinh thái…53
4.1.2. Giải pháp về thị trường……………………………………………..53
4.1.3. Giải pháp về quy hoạch……………………………………………..58
4.1.4. Giải pháp về đào tạo………………………………………………...54

4.1.4.1. Đào tạo nguồn nhân sự……………………………………………54
4.1.4.2. Nguồn đào tạo nhân sự……………………………………………54
4.1.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng………………………………………….55
4.1.6. Giải pháp về xã hội…………………………………………………55
4.1.7. Giải pháp về tổ chức quản lý……………………………………….56
4.1.8. Giải pháp kiểm tra…………………………………………………. 56
4.1.9.Giải pháp quản lý môi trường……………………………………….56
4.1.9.1. Đề xuất những chỉ thị và tiêu chí cho từng hoạt động dịch vụ du lịch của
làng sinh thái…………………………………………………….. ............56
4.1.9.2.Xây dựng hệ thống quan trắc……………………………………...67
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................69
5.1. Kết luận……………………………………………………………….69
5.2. Kiến nghị……………………………………………………………...69
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….70

PHỤ LỤC…………………………………………………………………71

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN= Doanh nghiệp
Tp.HCM= Thành phố Hồ Chí Minh
DLST = Du lịch sinh thái
CN - TTCN = Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
QSD = Quyền sử dụng
XDCB = Xây dựng cơ bản
CNQSDĐ = Chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND = Ủy ban nhân dân
Ha =hecta

CB - CNV = Cán bộ - công nhân viên
TB = trung bình
DLST = Du lịch sinh thái

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1: Phương pháp luận LAC…………………………. .........................12
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức công ty Fosaco…………………..........................25
Sơ đồ 4.1: Quy trình quan trắc tổng quát…………………..... ........................68

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Diện tích đất theo mục đích sử dụng của xã Nhuận Đức………....15
Bảng 3.2 Nhiệt độ trung bình tháng của xã Nhuận Đức…………………….16
Bảng 3.3 Kết quả quan trắc độ ẩm không khí của trạm Tân Sơn Nhất……...17
Bảng 3.4 Độ bốc hơi trung bình ngày của Tp. Hồ Chí Minh………………..18
Bảng 3.5 Tốc độ gió theo tháng tại khu vực…………………………………18

Bảng 3.6 Bức xạ tổng cộng trung bình ngày tại khu vực…………………….19
Bảng 3.7: Một số món ăn đặc biệt của nhà hàng Cảnh Quan………………...41
Bảng 3.8: Số lượng du khách đến tham quan………………………………...42
Bảng 3.9: Tỷ lệ phần trăm nguồn khách tham quan……………………….....42
Bảng 3.10: Chất lượng nước kênh Đông……………………………………..43
Bảng 3.11: Chất lượng nước ngầm trong khu vực…………………………...44
Bảng 3.12 Tóm tắt những hoạt động,tác động du lịch đến
tài nguyên môi trường tại nhà lưu niệm…………………………..44
Bảng 3.13 Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch bằng
xe ngựa, xe trâu đến tài nguyên môi trường………………………45
Bảng 3.14: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tại nhà
biểu diễn văn nghệ dân tộc thiểu số đến tài nguyên môi trường….45
Bảng 3.15: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tại
khu vui chơi thiếu nhi đến tài nguyên môi trường………………46
Bảng 3.16: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tại
khu công viên nước đến tài nguyên môi trường………………...46
Bảng 3.17: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch
dạo thuyền quanh hồ đến tài nguyên môi trường………………..47

xii


Bảng 3.18: Tóm tắt những tác động của các hoạt động
du lịch khác của làng du lịch đến tài nguyên môi trường……….47
Bảng 3.19: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch
tại làng dân tộc đến tài nguyên thiên nhiên…………………….48
Bảng 4.1: Chỉ thị và tiêu chí cho khu vực nhà lưu niệm…………………….57
Bảng 4.2: Chỉ thị và tiêu chí cho dịch vụ dạo chơi bằng xe trâu, xe ngựa…..59
Bảng 4.3: Chỉ thị và tiêu chí cho nhà biểu diễn văn nghệ dân tộc thiểu số….60
Bảng 4.4: Chỉ thị và tiêu chí cho khu trò chơi thiếu nhi……………………. 61

Bảng 4.5: Chỉ thị và tiêu chí cho khu công viên nước……………………….62
Bảng 4.6: Chỉ thị và tiêu chí cho dịch vụ dạo thuyền quanh hồ……………...62
Bảng 4.7: Chỉ thị và tiêu chí cho hoạt động đua heo, xiếc vịt………………..63
Bảng 4.8: Chỉ thị và tiêu chí cho dịch vụ cắm trại…………………………...65
Bảng 4.9: Chỉ thị và tiêu chí cho dịch vụ bán cơm lam-thịt nướng………….66
Bảng 4.10: Chỉ thị và tiêu chí cho hoạt động làm gốm………………………67

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Ảnh 3.1:Bản đồ hành chính huyện Củ Chi………………………..14
Ảnh 3.2: Sơ đồ dẫn đến khu sinh thái dân tộc thiểu số Củ Chi…...14
Ảnh 3.3: Một số loại cây xanh phổ biến tại làng du lịch…………27
Ảnh 3.4: Tái hiện hình ảnh lễ hội đâm trâu của dân tộc Bana…….28
Ảnh 3.5: Lối vào chính của làng du lịch………………………….29
Ảnh 3.6: Bản đồ về vị trí các loại hình dịch vụ du lịch
ở làng sinh thái…………………………………………30
Ảnh 3.7: Trang phục dân tộc và các vật dụng được trưng bày…….31
Ảnh 3.8: Xe trâu đang chở khách…………………………………..31
Ảnh 3.9: Tiết mục “Em đi cưới chồng” của dân tộc K’Ho…………32
Ảnh 3.10: Khu vui chơi thiếu nhi………………………………… 33
Ảnh 3.11: Du khách dạo thuyền quanh hồ…………………………33
Ảnh 3.12: Cơm lam-thịt nướng của người Churu…………………34
Ảnh 3.13: Nhà rông của dân tộc Bana……………………………...35
Ảnh 3.14: Sản phẩm làm tay của người Chơroa tại làng sinh thái….37

Ảnh 3.14: Nhà rông của dân tộc S’Tiêng…………………………..39
Ảnh 3.15: Nhà hàng được thiết kế bằng gỗ và tre…………………..40
Ảnh 3.16: Thuyền hoa súng trước nhà hàng………………………...41
Ảnh 3.17: Nhà của dân tộc bị ngã đổ
nhưng vẫn chưa được phục hồi…………………………..51

xiv


Ảnh 3.18: Khu vui chơi bị bỏ hoang………………………………...

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Các vấn đề tổng quan về du lịch và lý do chọn đề tài:
Kể từ khi nhà nước Việt Nam có chủ trương đổi mới, mở cửa và hội nhập với
thế giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã có
những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển về khách du lịch và doanh thu
hàng năm tăng bình quân 20% và góp phần có ý nghĩa quan trọng vào tổng thu nhập
GDP của cả nước. Trong bối cảnh đó, Nhà nước đã xác định phải đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh
tính đúng đắn và hiệu quả của chủ trương này. Tuy vậy, hiện trạng vẫn còn nhiều
mặt khuyết nhược và tồn tại... Sự phát triển của ngành vẫn còn chưa tương xứng với
tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch dồi dào phong phú của đất nước; chúng ta vẫn
còn chưa bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực; tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh đã có xu huớng phát triển; khả năng quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập...
Hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch phát triển cùng với sự gia tăng của tính
cạnh tranh và yêu cầu hợp tác. Giải quyết vấn đề này các nước có nền kinh tế phát

triển đã có kinh nghiệm thực tiễn về việc hình thành các tổ chức Hội, Hiêp hội...
nghề nghiệp, qui tụ có tính chất tự nguyện các thành viên là các cá nhân, tổ chức
kinh doanh cùng ngành nghề để đoàn kết, hợp tác cùng nhau phát triển.
Theo báo cáo thường kì kết quả hoạt động của ngành Du lịch quý I năm 2008 và
kế hoạch hoạt động năm 2008, khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm
2008 ước đạt 1.285.954 lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ 2007, trong đó lượng
khách du lịch thuần tuý là 772.112 lượt( tăng 12,4% so với cùng kỳ 2007), khách du
lịch thương gia đạt 237.706 lượt( tăng 58,2%), khách du lịch thăm thân đạt 198.813
(tăng 11,4%), khách đến theo mục đích khác là 77.323 lượt (giảm 19,1%).
Kế hoạch hoạt động của ngành Du lịch năm 2008 bao gồm các hoạt động cụ
thể: Tiếp tục triển khai kế hoạch chuẩn bị tổ chức diễn đàn Du lịch ASEAN – ATF
2009 và Travex tại Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, các tiểu ban phục vụ cho ATF đã được hình thực và
triển khai công việc. Hoàn thiện các ấn phẩm, website giới thiệu ATF 2009 và công
-1-


tác hậu cần cho ATF. Tham gia các hội chợ: Hội chợ Du lịch quốc tế JATA, Nhật
Bản vào tháng 9/2008. Hội chợ PATA Travel Mart, Thái Lan vào tháng 9/2008. Hội
chợ TOP RESA, Pháp vào tháng 9/2008. Hội chợ Du lịch quốc tế Trade show, Mỹ
vào tháng 9/2008. Hội chợ CITM, Thượng Hải, Trung Quốc vào tháng 10/2008.
Hội chợ Du lịch quốc tế AITEX, Campuchia vào tháng 10/2008. Hội chợ Du lịch
quốc tế WTM, Anh vào tháng 11/2008. Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam
2008 với vòng sơ khảo tại các khu vực trong tháng 6/2008 và chung kết vào tháng
7/2008. Tổ chức 8 đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch (bao gồm đoàn caravan
qua 6 nước Đông Nam Á, đoàn khảo sát 3 nước Đông Dương) và các đoàn trong
nước. Tổ chức hội thảo, hội nghị về sản phẩm du lịch và lữ hành (hội nghị hàng
không, đường bộ, đường không, đường sắt, khu du lịch, làng cổ). Triển khai các
nhiệm vụ: chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030; quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm

2030; quy hoạch phát triển du lịch khu vực biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam –
Campuchia; đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020;
rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng
và các vùng trọng điểm khác.
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng ngành du lịch vẫn đang gặp rất nhiều thách thức
bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực. Gần đây, khi lượng khách
quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều thì những khó khăn của doanh nghiệp trong
nước cùng bộc lộ. Đó là nhận xét của lãnh đạo ngành du lịch và nhiều doanh nghiệp
lữ hành lớn tại Tp. Hồ Chí Minh.
 Trong năm 2006 thành phố đón 2,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,5% so
với năm trước. Quý I/2007, đã có trên 702.000 lượt khách quốc tế đến TPHCM.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, cho biết trong quý I/2007, khách
châu Á của Vietravel tăng trưởng tốt: Công ty đón được khoảng 10.000 khách, tăng
38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lượng khách Nhật chiếm trên 6.000, còn
lại là khách Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan... Doanh thu từ nguồn khách này tăng
24%. Theo ông Kỳ, hiện nay các tập đoàn du lịch lớn của các nước vẫn chưa chính
thức đặt chân vào thị trường Việt Nam mà họ chỉ sử dụng công ty cấp vùng để quản
lý nên sức cạnh tranh chưa phải đã đến hồi quá gay gắt. Còn các công ty nhỏ vẫn là
đối tác của các hãng lữ hành Việt Nam vì họ không thể có mức giá tốt hơn. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp trong nước không thể chủ quan mà phải có chiến lược
riêng của mình để cạnh tranh bằng cách tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng dịch
vụ. Vietravel đang phát triển và mở rộng kênh phân phối ra nước ngoài, mở chi
nhánh tại Siem Reap, Singapore, Bangkok và một số nước khác, tăng cường liên
kết với các hiệp hội, tập đoàn du lịch trong và ngoài nước để nắm bắt kịp thời các
xu hướng phát triển. Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cũng cho biết trong
quý I/2007, công ty đã đón được 5.000 khách quốc tế khu vực châu Á, tăng 10% so
-2-


với cùng kỳ năm ngoái. Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Phó Phòng Kế hoạch và Tiếp thị

công ty, nói: Sau khi gia nhập WTO, tính cạnh tranh giữa các hãng lữ hành tăng
cao, vì vậy các công ty đều phải tăng tính chuyên nghiệp trong điều hành, quản lý
nhân sự. Nếu các công ty lớn không giảm giá tour, lợi nhuận giảm không đáng kể
thì số đông các doanh nghiệp nhỏ phải cạnh tranh gay gắt nên liên tục mất thị phần
và giảm giá khiến lợi nhuận giảm sút nhiều.
Vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành đang rất lo lắng là hiện ngành du lịch
vẫn thiếu chiến lược vĩ mô. Giám đốc một hãng lữ hành bức xúc: Để quảng bá
chương trình du lịch năm 2007 nhân kỷ niệm 50 năm ngày độc lập, đích thân lãnh
đạo ngành du lịch Malaysia đã sang Việt Nam giới thiệu chương trình từ hơn 1 năm
trước. Hoặc Thái Lan đang bất ổn về chính trị nhưng lượng khách quốc tế đến
không hề giảm sút do họ làm rất tốt việc tuyên tuyền... Trong khi đó, các chương
trình hoạt động của ngành du lịch TP tổ chức trong tháng 4 mà giờ đây nhiều doanh
nghiệp vẫn không hay biết. Đặc biệt tình trạng thiếu phòng khách sạn trầm trọng từ
bao năm nay đã khiến các doanh nghiệp không cạnh tranh nổi về giá so với các
hãng lữ hành nước ngoài. Hiện thành phố có 872 cơ sở lưu trú với 22.000 phòng,
còn ít do với lượng khách đến, vì vậy việc “cháy phòng” là điều tất nhiên. Trong
hoàn cảnh đó, thay vì đến Việt Nam khách nước ngoài đã chuyển sang các nước
láng giềng.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất đất nước, thu hút hàng
năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng
khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch
phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của
dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh
cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền
với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng,
thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như
địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến
trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều
khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ
Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành

phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho
hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ
hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành
du lịch của thành phố.
Được sự quan tâm đầu tư, làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ
Chi đã trở thành điểm đến của dòng khách có nhu cầu trở về với thiên nhiên, trở về
với những nét sinh hoạt truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên , để
được hưởng thụ một số loại hình dịch vụ du lịch, giải trí gần với mô hình sinh thái
nhất.
Tuy nhiên, làng du lịch chỉ mới được thành lập, chưa thực sự phát huy hết tiềm
năng DLST cũng như cơ sở hoạt động xây dựng. Đồng thời có một số tác động về
-3-


môi trường đã xảy ra cho làng du lịch. Vì thế cần có những giải pháp phù hợp cần
thiết để góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch của làng sinh thái nói riêng cũng như
của thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đó là lý do đặt ra để thực hiện đề tài này.
◊ Những khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái (DLST)
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh
chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên.
Một số người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có
những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra
các hoạt động du lịch.
Có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách
nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận
vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số
ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng DLST là một loại

hình du lịch dựa vào thiên nhiên , hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý
bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn
giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị
thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối
với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, đưa du khách tới những môi
trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm
hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa độc đáo, làm khơi dậy ở du
khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa
phương.
Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản:
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản
địa.
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
-4-


Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector CeballosLascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự
nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý
thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đưa ra, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối
hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà
không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời, tạo những cơ hội về
kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người
dân địa phương”.
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về
mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn

viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch
thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.
Để có sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều Tổ
chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN,…có sự tham gia của các chuyên gia, các
nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội
thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ
ngày 7 đến 9-9-1999. Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu
tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát
triển của DLST ở Việt Nam.
Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được
hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ
bản nhất của định nghĩa về DLST đã được Tổ chức Du lịch thế giới tóm tắt lại như
sau:
-DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục
đích chính của khách du lịch là tham gia tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá
trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
-5-


- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.
-Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy
mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách.
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tới môi trường tự nhiên và văn
hóa-xã hội.

- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể
quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
+ Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
+ Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần
thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
◊ Các loại hình du lịch:
* Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên như nghỉ dưỡng, tham quan thắng
cảnh, vui chơi giải trí…chủ yếu đưa con người về với thiên nhiên, nâng cao nhận
thức cho khách du lịch về thiên nhiên và môi trường, văn hóa rất ít.
* Các loại hình du lịch dựa vào văn hóa như tham quan, nghiên cứu, hành
hương, lễ hội…chủ yếu đưa du khách đến với những phong tục, lối sống, lễ hội của
các cộng đồng dân tộc nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về văn hóa.
Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên
DLST bao gồm:
♦ Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
♦ Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
♦ Kiến trúc không gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự
nhiên của khu vực.
♦ Các làng nghề truyền thống là một tiềm năng quan trọng để phát triển
ngành kinh tế du lịch. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của
cộng đồng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.500 làng nghề thủ công với khoảng
40.500 cơ sở sản xuất thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm, sứ, dệt, tranh

-6-


dân gian…Sự kết hợp giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống là một nét độc
đáo riêng tại Việt Nam hầu như không có tại các nước khác.

♦ Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín
ngưỡng của cộng đồng.
◊ Du lịch sinh thái tại Việt Nam:
Với nguồn tài nguyên và cảnh quan phong phú, cộng thêm nền văn hóa đa
dạng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm DLST
hang đầu tại châu Á. Tuy nhiên, DLST ở Việt Nam cũng giống như ở nhiều nước
khác vẫn còn là một khái niệm thường chưa được hiểu và vận dụng một cách đúng
đắn, điều đó gây tác động tiêu cực đến mội trường và người dân địa phương làm
thất vọng du khách. DLST là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của
ngành du lịch Việt Nam hiện nay. DLST dường như là hình thái du lịch đầu tiên
nhằm vào các vấn đề bền vững trong du lịch, và có ảnh hưởng lớn trong việc xanh
hóa ngành du lịch, thông qua nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường và phúc lợi cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành du
lịch.
DLST là một thị trường du lịch mới tại Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các chương
trình du lịch đến các vùng thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam mới chỉ ở tình trạng
đại trà hoặc du lịch thiên nhiên, ít mang tính bền vững, gây thiệt hại đối với môi
trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
Ví dụ: Trong khi người ta vội chạy theo nhu cầu ngày càng tăng của du
khách đến thăm đảo thì đa dạng sinh học và vẻ đẹp của vườn Quốc gia Cát Bà, đặc
biệt là các nguồn lực biển và loài khỉ đầu vàng lại bị đe dọa bởi quy hoạch và phát
triển hạ tầng cơ sở và các hoạt động liên quan tới du lịch mà không tính đến các chi
phí về môi trường và xã hội.
Thị trường du lịch trong nước của Việt Nam cả trước kia cũng như hiện nay có
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch trong nước, đóng góp cho
sự phát triển ngày càng nhanh của ngành Du lịch và tạo ra các dịch vụ thu hút du
khách trong và ngoài nước. Dự kiến khách du lịch trong nước sẽ tăng khoảng gấp
đôi trong vòng 5 năm tới. Đây là tốc độ tăng trưởng rất nhanh và thường theo định
hướng nhu cầu, không có thời gian thích hợp để nâng cao nhận thức và thích ứng
với các tiêu chuẩn quốc tế.

Mặc dù Chính phủ đã có một số nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề này, du
lịch Việt Nam vẫn chưa được các ngành hiểu một cách đúng đắn. Trình độ nhận
-7-


thức về môi trường hiện nay của công chúng ở Việt Nam còn thấp. Điều đó dẫn tới
các hành vi thiếu trách nhiệm của rất nhiều du khách trong nước khi đến thăm các
điểm du lịch thiên nhiên.
Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng trong việc phát triển
du lịch một cách bền vững hơn, sử dụng hình thức du lịch để tăng cường bảo tồn
thiên nhiên và mang lợi ích cho người dân địa phương .
Một số khu du lịch sinh thái nổi tiếng tại Việt Nam như: Cần Giờ, Nam Cát
Tiên, Bản Đôn, Bình Châu-Hồ Cốc, Bạch Mã, khu du lịch sinh thái Củ Chi
(Fosaco), Vàm Hồ (Bến Tre), Nà Hang (Tuyên Quang)…
1.2.Bố cục của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Khái quát tình hình du lịch chung của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời
thấy được sự cần thiết của việc thực hiện đề tài.
Chương 2: Mục tiêu, nội dung giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề
tài.
Nêu lên mục tiêu, nội dung cần tiến hành các phương pháp tiến hành khi nghiên
cứu đề tài tại làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiếu số Củ Chi Tp.HCM.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Từ các kết quả khảo sát tình hình thực tế, đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá
và thu được những kết quả mà mục tiêu của đề tài đã đặt ra.
Chương 4: Một số định hướng và giải pháp phát triển bền vững cảnh quan làng
du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp theo hướng hoàn thiện, nâng cao chất
lượng cảnh quan môi trường du lịch và phát huy hiệu quả thu hút du lịch theo
hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tóm lược lại nội dung nghiên cứu, nêu những ý nổi bật và đưa ra những kiến
nghị nhằm thực hiện một cách hiệu quả các giải pháp đã đưa ra trong quá trình
nghiên cứu.

-8-


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu của đề tài:
1. Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn) của làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi
Tp.HCM.
2.Phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động du lịch và cảnh quan
thiên nhiên làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
3.Đề xuất định hướng và giải pháp hướng tới phát triển bền vững cảnh quan làng
du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Điều tra các loại tài nguyên du lịch ( tự nhiên, nhân văn) và các vấn đề kinh
tế xã hội xoay quanh các loại tài nguyên đó.
2.

Phân tích thực trạng bố trí cảnh quan môi trường xung quanh làng du lịch
sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.

3.


Điều tra hiện trạng hoạt động du lịch của làng du lịch sinh thái văn hóa các
dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
4. Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường của làng du lịch sinh thái văn hóa
các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
5. Đề xuất một số giải pháp để phát triển làng du lịch.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Quá trình khảo sát, nghiên cứu tại làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc
thiểu số Củ Chi, Ấp 4, xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi, Tp.HCM.

-9-


2.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
2.4.1. Thu thập và tổng hợp tài liệu: Về bản đồ hiện trạng, hoạt động quản
lý môi trường du lịch, định hướng phát triển làng du lịch sinh thái văn hóa các dân
tộc thiểu số Củ Chi.
2.4.2. Khảo sát thực tế : Hiện trạng cảnh quan môi trường du lịch, hiệu quả
hoạt động du lịch trên cơ sở tiếp tục định hướng du lịch, đảm bảo các tiêu chí bền
vững.
2.4.3. Lập bảng hỏi và phỏng vấn những người có liên quan: Phỏng vấn
khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên quản lý trong làng du lịch.
2.4.4. Phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được (Limits
of Acceptable Change – LAC):
LAC là tiến trình xây dựng bởi cục lâm nghiệp Hoa Kỳ nhằm đánh giá các tác
động của du khách đối với khu vực hoang dã. Nó chấp nhận rằng thay đổi là không
tránh được nhưng xác lập các giới hạn ở mức độ nào thì thay đổi chấp nhận được. (
Chế Đình Lý, 2005).
Phương pháp luận LAC bao gồm sự xác định một tầm nhìn chung về các điều
kiện của địa điểm của khu du lịch, xác lập các chỉ thị và tiêu chuẩn giới hạn liên
quan đến sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế

mà những người có liên quan nghĩ rằng có thể chấp nhận được trong các địa điểm
du lịch. Trong quá trình quản lý hoạt động du lịch, quan trắc theo dõi liên tục những
chỉ tiêu xác định tiêu chuẩn trước đây trước tác động của du khách trong quá trình
du lịch. Khi các tiêu chuẩn không đạt, nhà quản lý phải thích nghi, thay đổi nhằm
giảm tác động đến tự nhiên và các yếu tố khác. Sơ đồ 2.1 trình bày năm bước của
tiến trình thích nghi từ Stankeyetal (1985).

- 10 -


×