Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC BHLĐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐKLĐ CHĂM SÓC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 9 trang )

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC BHLĐ
VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐKLĐ CHĂM SÓC KHOẺ
NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC BHLĐ TẠI CÔNG TY
Công tác tổ chức, quản lý về bảo hộ lao động của công ty cơ khí Hà Nội
được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-
TLĐLĐVN, 31/10/1998 gồm có Hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận bảo hộ lao
động, phòng y tế, mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Số lao động trong công ty có
gần 1000 cán bộ công nhân do vậy bộ phận bảo hộ lao động được bố trí một
đồng chí kỹ sư chuyên trách về Bảo hộ lao động được đào taọ chuyên môn, có
hiểu biết về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động và có lòng nhiệt tình với công tác
bảo hộ lao động, một đồng chí là kỹ sư điện có kinh nghiệm trong một số lĩnh
vực khác về bảo hộ lao động.
Hàng năm bộ phận bảo hộ lao động kết hợp với ban lãnh đạo công ty,
công đoàn và một số phòng ban khác xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, đưa ra
các giải pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm tăng năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm và an toàn cho người lao động. Ban lãnh đạo công ty cũng rất
quan tâm đến công tác bảo hộ lao động do đó mà kế hoạch bảo hộ lao động được
triển khai tương đối đầy đủ và nghiêm túc. Trong kế hoạch bảo hộ lao động của
công ty luôn ghi rõ cụ thể nội dung công tác, tổng kinh phí thực hiện, phân công
rõ việc xây dựng và thực hiện, thời gian thực hiện và hoạn thành.
Theo định kỳ một năm một lần, bộ phận bảo hộ lao động phối hợp với phòng
y tế, phòng tổ chức lao động khám sức khoẻ cho người lao động và cán bộ công
nhân viên trong nhà máy với mục đích đảm bảo sức khoẻ và phát hiện kịp thời
bệnh nghề nghiệp đối vấn đề người lao động. Từ đó có chế độ bồi dưỡng đối với
người lao động.
1. VỀ MẶT TÍCH CỰC
1.1. Trong cơ cấu tổ chức
Kế hoạch Bảo hộ lao động trong công ty được thực hiện từ trên xuống, một
mô hình rất phù hợp trong thực hiện nhiều lĩnh vực, từ Hội đồng bảo hộ lao
động tổ chức cao nhất trong nhà máy về Bảo hộ lao động cho đến quản đốc, tổ


trưởng sản xuất đến màng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động. Giám
đốc nhà máy kết hợp chặt chẽ với Hội đồng bảo hộ lao động cùng xây dựng kế
hoạch Bảo hộ lao động cho công ty và đây là điều kiện tốt để đảm bảo vấn đề
AT-VSLĐ được thực hiện tốt. Tất cả các cán bộ trong nhà máy đều nghiêm
chỉnh chấp hành công tác bảo hộ lao động. Về cơ cấu tổ chức: Phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật làm chủ tịch Hội đồng bảo hộ lao động, phó phòng cơ điện làm uỷ
viên thường trực, chuyên viên phòng chống cháy nổ làm thư ký và trưởng phòng
kỹ thuật, kỹ sư Bảo hộ lao động làm uỷ viên.
1.2. Trong kỹ thuật AT-VSLĐ
Tình trạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng của công ty trong quá trình sử dụng
và sản xuất đã xuống cấp, các cơ cấu an toàn hoạt động kém hiệu quả. Nhận
thức được điều đó công ty đã cố gắng tìm biện pháp khắc phục, cải thiện điều
kiện lao động nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Công ty có đầy đủ các
nội quy, quy trình, quy phạm cho từng phân xưởng, từng loại máy và thiết bị cụ
thể. Hàng ngày có cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động đi kiểm tra các cơ cấu
an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo an toàn. Vì vậy
số vụ tai nạn lao động do điều kiện làm việc không tốt gây nên của công ty là rất
ít.
+ Vấn đề vệ sinh lao động: trong kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm của công
ty luôn có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị nhằm tạo ra
mặt bằng nhà xưởng thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo AT-VSLĐ trong sản xuất. Các
trang thiết bị, máy móc của công ty thường xuyên được vệ sinh theo định kỳ.
Môi trường xung quanh nhà xưởng đều được trồng cây xanh tạo không khí
thoáng mát và năm 1997 công ty được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng
bằng khen về phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo AT-VSLĐ trong sản xuất.
Bên cạnh những việc đã làm được công ty còn có một số việc chưa khắc phục
được do còn nhiều khó khăn, chưa đủ kinh phí đầu tư, thay thế hoặc sửa chữa
một số các thiết bị như hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xưởng đã
hỏng, không hoạt động nên một số phân xưởng đã xuống cấp, làm cho môi
trường trong các phân xưởng này có nồng độ bụi cao, ẩm ướt, hơi dầu (xưởng

đúc, xưởng bánh răng).
+ Vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Việc trang bị phương tiện bảo
vệ cá nhân cho người lao động được công ty thực hiện đầy đủ, phù hợp với từng
đối tượng và công việc cụ thể trong sản xuất. Tổ chức các khoá huấn luyện cho
người lao động sử dụng thành thạo phương tiện bảo vệ cá nhân vừa là đảm bảo
an toàn lao động và tạo cảm giác an tâm trong khi làm việc.
+ Vấn đề phòng chống cháy nổ: được công ty thực hiện tốt và việc trang bị
phương tiện phòng chống cháy nổ khá đầy đủ (bình chữa cháy, xẻng, gầu múc
nước, thanh tre…). Công ty đã bố trí các bể nước, cát, họng nước cứu hoả một
cách hợp lý và có hiệu quả, được bố trí ở những nơi dễ nhìn thấy. Đội phòng
chống cháy nổ của công ty hàng năm đều được huấn luyện về nghiệp vụ và được
duy trì tốt.
+ Công tác thực hiện chế độ chính sách bảo hộ lao động: Với đặc điểm công
nghệ và dây truyền sản xuất nên công ty có nhiều khâu sản xuất có yếu tố nguy
hiểm độc hại như bụi, ồn rung ở phân xưởng đúc, bức xạ nhiệt… gây ảnh hưởng
tới sức khoẻ người lao động. Để nâng cao sức khoẻ người lao động công ty đã
thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Năm 2003 công ty đã chi
134.868.000 cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ người lao động. Ngoài ra công ty
còn thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, có chế
độ thăm khám sức khoẻ định kỳ. Riêng đối với lao động nữ do đặc thù sản xuất
nên lao động nữ trong công ty không nhiều nhưng công ty cũng rất quan tâm và
tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như có các chế độ chính sách đối với lao
động nữ.
+ Công tác tuyên truyền, huấn luyện về bảo hộ lao động: được tổ chức hàng
năm cho toàn thể cán bộ và công nhân viên chức trong nhà máy và có cấp thẻ an
toàn cho những người huấn luyện đạt yêu cầu. Trong các phân xưởng, tại vị trí
mỗi máy đều có các bảng về công tác AT-VSLĐ. Nhìn chung công tác huấn
luyện, tuyên truyền tronh công ty là tương đối tốt chính điều này đã góp phần
đáng kể vào việc ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .
2. NHỮNG TỒN TẠI Ở CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

Do đặc tính công nghệ sử dụng nhiều loại máy công cụ, mà hầu hết các loại
máy này đều được trang bị từ những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước. Do đó mà
có nhiều vị trí sản xuất có tiếng ồn tương đối cao so vơi tiêu chuẩn cho phép,
nhất là ở các phân xưởng rèn, dập, gia công áp lực… mức ồn ở các khu trên có
lúc đạt từ 90-100 dBA vượt quá giới hạn cho phép từ 5-15dBA .
Trong công ty còn có số người lao động làm việc nặng nhọc trong môi trường
độc hại:
Số người lao động làm việc tronng môi trường nóng chiếm 14,9% trong tổng
số lao động.
Số người lao động trong điều kiện có tiếng ồn chiếm 12,4%
Số người lao động trong điều kiện có nồng độ bụi chiếm 4,625%
Số người lao động trong điều kiện ảnh hưởng của điện từ trường là 0,8%
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. VỀ MẶT TỔ CHỨC
Người sử dụng lao động, Hội đồng bảo hộ lao động, Công đoàn và các phòng
ban có liên quan khác cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc lập kế hoạch Bảo
hộ lao động. Kiện toàn bộ máy làm công tác bảo hộ lao động và phân định rõ trách
nhiệm cho từng người, nếu có sai phạm cần có biện pháp khắc phục và kỷ luật
cũng như như làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải kịp thời khen thưởng, động
viên để mọi người làm tốt hơn nữa.
Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ công
nhân viên chức về bảo hộ lao động nhằm nâng cao nhận thức cho người lao
động, giúp họ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ trong
sản xuất.
Khen thưởng và kỷ luật kịp thời đối với những người làm tốt và vi phạm công
tác AT-VSLĐ.
Quản đốc, tổ trưởng các phân xưởng quan tâm hơn nữa đến điều kiện lao động,
môi trường làm việc, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội quy về AT-
VSLĐ, kịp thời nhắc nhở khiển trách đối với những người vi phạm, nắm vững
tình trạng hoạt động của các loại máy móc thiết bị trong phân xưởng.

Nâng cao hơn nữa các vai trò của các bộ phận chuyên trách về bảo hộ lao
động, vai trò của Công đoàn trong công tác AT-VSLĐ, kết hợp với các đơn vị
khác để thực hiện tốt việc phát hiện các hiện tượng phát sinh trong môi trường
lao động có hại cho người lao động.
2. VỀ MẶT KỸ THUẬT AN TOÀN.
Ban phòng chống cháy nổ, phòng y tế kết hợp với Hội đồng bảo hộ lao động
hàng, hàng quý tổ chức các lớp huấn luyện về phòng chống cháy nổ, trang bị thêm
các thiết bị ở những nơi nhạy cảm, có nguy cơ cao về cháy nổ. Phòng Y tế tổ chức
hướng dẫn cho công nhân lao động làm tốt công tác sơ cấp cứu đối với những
người bị tai nạn lao động, tai nạn điện và các dạng chấn thương khác. Cần huấn
luyện cho công nhân thực hiện một cách thành thục các thao tác, công việc cần làm
ngay, để khi sự cố xẩy ra thì làm chủ được tình hình và không bị động trong công
việc. Hội đồng bảo hộ lao động công ty thường xuyên kiểm tra, thay thế, bảo
dưỡng các loại máy móc, các dụng cụ đo lường, các cơ cấu an toàn mà hầu hết các
loại thiết bị này đều ở trong tình trạng mất ổn định về đặc tính kỹ thụât.
Một số máy bào máy cưa cần hoàn thiện đảm bảo các cơ cấu che chắn an toàn
lao động ở vùng nguy hiểm.
Cần bổ xung các biển báo, tín hiệu cảnh báo ở nơi dễ nhìn thất, dễ gây ra tai
nạn lao động.
Tăng cường công tác kiểm tra máy móc tại nơi làm việc, các thiết bị, cơ cấu an
toàn, trước khi vào sản xuất.
Đối với những nơi có hơi khí độc nhiều cần phải tiến hành đo đạc, kiểm tra sau
đó mới bắt đầu vào làm việc.
Với các thiết bị nâng cần phải tiến hành thử tình trạng hoạt động của các bộ
phận, cơ cấu an toàn như: dây cáp, móc, động cơ…

×