BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÚY
ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC – TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********
NGUYỄN THỊ THÚY
ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC – TỈNH KIÊN GIANG
Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : TS. NGÔ AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008
i
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
**********
NGUYEN THI THUY
APPLYING THE GIS TECHNOLOGY IN MANAGEMENT OF
NATUARAL AND CULTURAL RESOURCES FOR ECOTOURISM
DEVELOPMENT IN PHU QUOC DISTRICT,
KIEN GIANG PROVINCE
Department of Landscaping and Environmental Horticulture
GRADUATED THESIS
Adviser : NGO AN,Ph.D.
Ho Chi Minh City
July/2008
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này con cám ơn Ba Má đã
sình thành và dưỡng dục con để con có ngày hôm nay. Em xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện cho
em học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua.
TS. Đinh Quang Diệp trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ thuật Hoa Viên và
toàn thể các thầy cô bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa Viên đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ cho chúng em trong quá trình học tập.
TS. Ngô An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm
luận văn.
ThS. Nguyễn Đức Bình bộ môn công nghệ thông tin đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản để có thể ứng dụng thực hiện luận
văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Vườn Quốc Gia Phú Quốc,UBND
huyện đảo Phú Quốc, Đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của chú Nguyễn Trung –
Trưởng ban quản lý rừng Phòng hộ H. Phú Quốc, Anh Châu Minh Phụng và cùng
toàn thể anh chị em trong cơ quan đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành luận văn.
Đại Học Nông Lâm - Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở huyện đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên
Giang” được tiến hành tại huyện đảo Phú Quốc, thời gian thực hiện từ tháng 2/2007
đến tháng 7 /2007
Mục tiêu đề tài: Ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dựng CSDL phục vụ cho
việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển DLST.
Phương pháp thực hiện:
+ Thu thập, kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu và bản đồ đã có tại huyện
đảo Phú Quốc, Vườn Quốc Gia Phú Quốc, các khu du lịch, các trạm kiểm lâm…
+ Khảo sát bổ sung và ghi nhận hình ảnh các địa điểm theo bản đồ địa hình.
+ Xây dựng CSDL cho tài nguyên DLST trên cơ sở ứng dụng phần mềm GIS
Mapinfo version 7.5.
Kết quả đạt được:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính cho các đối tượng
quản lý : Các tài nguyên động thực vật, tài nguyên cảnh quan, tài nguyên văn hoá
dựa trên úng dụng phần mềm Mapinfo version 7.5.
+ Xây dựng các lớp bản đồ GIS chuyên đề.
+ Khai thác các chức năng về phân tích, truy vấn, trích xuất, hiển thị thông tin
trên phần mềm MapInfo nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng cho các mục đích quản
lý và phát triển DLST tại địa phương.
iv
SUMMARY
The thesis “Applying the GIS technology in management of natural and
cultural resources for ecotourism development in Phu Quoc district, Kien Giang
Province” was carried out in Phu Quoc district from March 2008 to the end of June
2008
The goal of the thesis is to apply the GIS technology to build database of
natural and cultural resources for ecotourism management and development in Phu
Quoc district, Kien Giang Province.
The methods were used as belows:
+ Collecting, using present database, maps now existing at Phu Quoc district,
Phu Quoc National Park, resorts …
+ Surveying, taking photographs at some places in the field.
+ Building database of ecotourism resources by using Mapinfo version 7.5.
The results after fulfilling composition:
+ Establishing a database system (spatial and non-spatial properties) in GIS –
Mapinfo software. That contains ecotourism resources such as wild animals, forest
plants, cultural resources.
+ Exploring some functions of GIS through Mapinfo such as analyzing, query
and information display for needs of management and using database.
+ Establishing layout for thematic maps.
v
MỤC LỤC
Trang tựa .............................................................................................................. i
Trang tựa tiếng anh .............................................................................................. ii
Lời cảm ơn………………………………………………………………………iii
Tóm tắt ................................................................................................................. iv
Summary .............................................................................................................. v
Mục lục................................................................................................................. vi
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................................... ix
Danh sách các bảng.............................................................................................. x
Danh sách các hình............................................................................................... xi
Chương 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu khái quát về Đảo Phú Quốc .......................................................... 1
1.2 Lý do chọn đề tài............................................................................................ 2
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) ............................................... 4
2.1.1 Định nghĩa GIS ........................................................................................... 4
2.1.2 Các lĩnh vực liên quan đến GIS .................................................................. 5
2.1.3 Ứng dụng của GIS....................................................................................... 5
2.1.4 Các thành tố của GIS................................................................................... 6
2.1.5 Chức năng của GIS ..................................................................................... 7
2.2 Tổng quan DLST............................................................................................ 7
2.2.1 Định nghĩa DLST........................................................................................ 7
2.2.2 Các loại hình DLST .................................................................................... 8
2.2.3 Tài nguyên du lịch sinh thái ........................................................................ 8
2.2.3.1 Khái niệm về tài nguyên DLST ............................................................... 8
2.2.3.2 Đặc điểm của tài nguyên DLST............................................................... 9
2.2.3.3 Các loại tài nguyên DLST cơ bản ............................................................ 10
2.2.3.4 Tiêu chí phát triển DLST cho một địa điểm ............................................ 11
vi
2.3 Tổng quan huyện đảo Phú Quốc và tài nguyên thiên nhiên – văn hóa.......... 11
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 11
2.3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 11
2.3.1.2 Địa hình................................................................................................... 12
2.3.1.3 Khí hậu ..................................................................................................... 13
2.3.2 Cơ cấu kinh tế xã hội huyện đảo Phú Quốc ................................................ 14
2.3.2.1 Dân số và sự phân bố dân cư ................................................................... 14
2.3.2.2 Tình hình kinh tế ...................................................................................... 15
2.3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................. 16
2.3.3 Hiện trạng DLST của huyện đảo Phú Quốc................................................ 17
Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 22
3.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 22
3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp.......................................................................... 22
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp ............................................................................. 23
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 24
4.1 Tiềm năng DLST và nhu cầu quản lý ............................................................ 24
4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên tại huyện đảo Phú Quốc ........................................ 24
4.1.1.1 Thực vật rừng ........................................................................................... 24
4.1.1.2 Hệ động vật rừng...................................................................................... 25
4.1.1.3 Khu hệ luỡng thê (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở huyện đảo.............. 25
4.1.1.4 Khu hệ thú ................................................................................................ 27
4.1.1.5 Khu hệ chim (Aves) ở Phú Quốc ............................................................. 28
4.1.1.6 Tài nguyên sinh vật biển .......................................................................... 29
4.1.1.7 Cảnh quan tự nhiên .................................................................................. 30
2.1.1.8 Văn hóa bản địa........................................................................................ 34
4.1.2 Nhu cầu quản lý .......................................................................................... 36
4.2 Xây dựng CSDL địa lý................................................................................... 37
vii
4.2.1 Xây dựng CSDL không gian....................................................................... 37
4.2.2 Xây dựng CSDL thuộc tính......................................................................... 44
4.2.2.1 Xây dựng cấu trúc CSDL thuộc tính........................................................ 44
4.2.2.2 Nạp dữ liệu ............................................................................................... 51
4.2.3 Khai thác CSDL ......................................................................................... 53
4.2.3.1 Hiển thị thông tin ..................................................................................... 53
4.2.3.2 Hotlink...................................................................................................... 54
4.2.3.3 Truy vấn dữ liệu ....................................................................................... 56
4.2.3.4 Phân tích, giải quyết vấn đề dựa trên CSDL............................................ 58
4.2.4 Biên tập bản đồ chuyên đề .......................................................................... 64
4.2.4.1 Tạo bản đồ theo kiểu Grid........................................................................ 64
4.2.4.2 Tạo bản đồ theo kiểu Individual .............................................................. 66
4.2.4.3 Tạo các layout chuyên đề......................................................................... 68
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ............................................................. 70
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 70
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 71
Tài liệu tham khảo................................................................................................ 72
Phụ lục.................................................................................................................. 73
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS:
Geographic Information Systems: Hệ thống thông tin địa lý.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization: Tổ
chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc.
GPS:
Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu.
SĐVN:
Sách đỏ Việt Nam.
RNM:
Rừng ngập mặn.
CSDL:
Cơ sở dữ liệu.
BTTN:
Bảo tồn thiên nhiên.
VQG:
Vườn quốc gia.
HST:
Hệ sinh thái.
DLST:
Du lịch sinh thái.
TNTN:
Tài nguyên thiên nhiên.
VH:
Văn hóa.
SDĐ:
Sử dụng đất.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long.
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Số hộ, nhân khẩu, mật độ dân số và đơn vị hành chính.
14
Bảng 2.2: Giá trị sản lượng và cơ cấu kinh tế của Phú Quốc.
15
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đảo Phú Quốc.
17
Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch tới Phú Quốc 1995 – 2004.
17
Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch lưu trú tại Phú Quốc (1999 – 2004).
18
Bảng 2.6: Đánh giá các loại hình du lịch tại Phú Quốc.
19
Bảng 4.1: Các loài bò sát quý hiếm ghi nhận được tại VQG Phú Quốc.
26
Bảng 4.2: Các loài thú quý hiếm ghi nhận được tại VQG Phú Quốc.
27
Bảng 4.3: Các loài chim quý hiếm ghi nhận được tại VQG Phú Quốc.
28
Bảng 4.4: Một số phong tục lễ hội truyền thống ở huyện đảo Phú Quốc.
35
Bảng 4.5 : Cấu trúc CSDL của lớp thông tin VQG_Vungdem.
45
Bảng 4.6: Cấu trúc CSDL của lớp thông tin Phbo_dong_vat_rung.
45
Bảng 4.7: Cấu trúc CSDL của lớp Phbo_canhquan_baibien.
47
Bảng 4.8: Cấu trúc CSDL của lớp Phbo_tham_thuc_vat.
48
Bảng 4.9: Cấu trúc CSDL của lớp Loai_Dat_Rung.
49
Bảng 4.10 : Cấu trúc CSDL của lớp Sinh_canh_rung_dac_trung.
50
Bảng 4.11: CSDL của lớp HST_Sanho_Cobien.
51
Bảng 4.12: Cấu trúc CSDL của lớp Giaothong_L.
60
Bảng 4.13: Bảng xếp cấp mức độ thuận lợi phát triển của các điểm du lịch. 63
Bảng 4.14: Cấu trúc CSDL của lớp Xa_PQ.
x
64
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí.
12
Hình 4.1 : Chim Hồng hoàng và Sả mỏ rộng.
28
Hình 4.2: Cá Bướm mõm dài và San hô.
30
Hình 4.3: Minh họa cho việc đăng kí bản đồ ảnh vào Mapinfo.
38
Hình 4.4: Hình mô tả Add điểm thứ nhất.
39
Hình 4.5: Hình mô tả nhập tọa độ cho điểm thứ nhất bằng Pick from map. 39
Hình 4.6: Hình mô tả ảnh được đăng kí vào Mapinfo.
40
Hình 4.7: Bản đồ hiện trạng rừng.
40
Hình 4.8: Hộp thoại New table.
41
Hình 4.9: Bảng dữ liệu trong Excel.
42
Hình 4.10: Hộp thoại Excel Information.
42
Hình 4.11: Bảng Excel trong cửa sổ Browser.
43
Hình 4.12: Hộp thoại Create Point.
43
Hình 4.13: Hiển thị cửa sổ bản đồ các điểm cảnh quan – bãi biển đặc trưng 44
Hình 4.14a : Cấu trúc CSDL của lớp thông tin VQG_Vungdem.
45
Hình 4.14b: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp VQG_Vungdem.
45
Hình 4.15a : Cấu trúc CSDL của lớp Phbo_dong_vat_rung.
46
Hình 4.15b: Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp Phbo_dong_vat_rung.
46
Hình 4.16a: Cấu trúc CSDL của lớp Phbo_canhquan_baibien.
47
Hình 4.16b: Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp Phbo_canhquan_baibien.
47
Hình 4.17a: Cấu trúc CSDL của lớp Phbo_tham_thuc_vat.
48
Hình 4.17b: Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp phân bố thảm thực vật.
49
Hình 4.18a Cấu trúc CSDL của lớp Hientrang_Rung.
49
Hình 4.18b: Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp Hientrang_Rung.
49
Hình 4.19a: Cấu trúc CSDL của lớp Sinh_canh_rung_dac_trung.
50
Hình 4.19b: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp Sinh_canh_rung_dac_trung.
50
xi
Hình 4.20a: Cấu trúc CSDL của lớp HST_Sanho_Cobien.
51
Hình 4.20b: Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp HST_Sanho_Cobien.
51
Hình 4.21: Cách thức nạp dữ liệu vào lớp phân bố động vật rừng.
52
Hình 4.22: Kết quả nạp dữ liệu vào lớp phân bố động vật rừng.
53
Hình 4.23: Xem thông tin địa lý của xã Cửa Dương.
54
Hình 4.24: Xem thông tin của Suối Tranh qua công cụ info.
54
Hình 4.25: Hình minh họa các bước tạo Hotlink.
55
Hình 4.26: Kết quả hiển thị hotlink.
55
Hình 4.27: Trích xuất dữ liệu loài “Cao Cát”.
56
Hình 4.28: Kết quả trích xuất dữ liệu.
56
Hình 4.29: Điều kiện truy vấn.
57
Hình 4.30: Kết quả truy vấn dữ liệu.
57
Hình 4. 31: Điều kiện truy vấn những loài thực vật trên rừng Tràm TN.
58
Hình 4.32: Kết quả truy vấn các loài thực vật trên rừng Tràm TN.
58
Hình 4.33: Các điểm du lịch đạt tiêu chí 1.
59
Hình 4.34: Cửa sổ Table Buffer.
59
Hình 4.35: Cửa sổ New Table.
60
Hình 4.36: Cửa sổ Modify Table Structure.
60
Hình 4.37: Cửa sổ Bufer Objects.
61
Hình 4.38: Cửa sổ Data Aggregation.
61
Hình 4.39: Kết quả sau khi hiệu chỉnh lớp.
62
Hình 4.40 : Kết quả lớp Tieu_chi_3.
62
Hình 4.41: Kết quả hoan chỉnh.
63
Hình 4.42: Bước 1 tạo bản đồ theo kiểu Grid.
65
Hình 4.43: Bước 2 tạo bản đồ theo Grid.
65
Hình 4.44: Bước 3 tạo bản đồ theo Grid.
66
Hình 4.45: Hoàn thành bản đồ theo kiểu Grid.
66
Hình 4.46: Bước 1 tạo bản đồ theo kiểu Individual.
67
Hình 4.47: Bước 2 của Create Thematic Map.
67
xii
Hình 4.48: Hoàn thành bản đồ theo kiểu Individual.
68
Hình 4.49: Chuẩn bị các lớp thông tin cho trang in.
68
Hình 4.50 : Cửa sổ New Layout Windown.
69
Hình 4.51: Layout bản đồ hiện trạng rừng hoàn chỉnh.
69
xiii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu khái quát về Đảo Phú Quốc
Vào đầu thế kỷ XVII, Phú Quốc còn là một vùng đất hoang dã, khi người
Việt và người Hoa di dân tới đây thì nguồn sống của họ đều dựa vào biển. Từ năm
1782 đến năm 1786, Phú Quốc trở thành đồn luỹ của Chúa Nguyễn Ánh, sau này là
hoàng đế Gia Long, khi vị vua này đương đầu với lực lượng Tây Sơn.
Năm 1869, Phú Quốc bị người Pháp đánh chiếm và cho trồng cây cao su,
dừa trên đảo. Từ 1967 đến 1972, trong khoảng thời gian chiến tranh, Phú Quốc là
nơi giam giữ các tù nhân chiến tranh. Sau ngày giải phóng, 30/04/1975, Phú Quốc
đang thay da đổi thịt thành miền đất hứa hẹn dành cho khách du lịch có lòng yêu
thiên nhiên và biển cả.
Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan,
thuộc tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích 59.305 ha, hình thể đại cương của đảo như
một con cá xoắn đuôi, miệng há rộng ( miệng hướng Bắc, đuôi hướng Nam ). Với
những vẻ đẹp kỳ diệu ngoạn mục mà được tạo hoá kỳ công ban tặng, Phú Quốc đã
làm đắm say trong lòng bao du khách, nó gần như được coi là “một thiên đường
mới”. Đến với Phú Quốc du khách như được trở về với thiên nhiên, hưởng cái tinh
khiết của đất trời, cảm nhận hết vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của biển cả, đắm mình
trong làn nước trong xanh. Ngoài ra Phú Quốc còn lưu giữ dấu tích của Gia Long
những năm trôi dạt, đó là giếng Ngư hay giếng Tiên. Phú Quốc còn tồn tại trong nó
một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới với bao điều kỳ thú, bí ẩn của thiên nhiên. Phú
Quốc là nơi hội tụ đầy đủ giá trị thẩm mỹ, cảnh quan, địa chất; giá trị văn hoá, lịch
sử, về sinh học…mà không phải nơi nào cũng có được. Mọi ngành kinh tế ở Phú
1
Quốc đều đang phát triển theo định hướng để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch
sinh thái chất lượng cao. Chính vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin , đặc biệt
là GIS- hệ thống thông tin địa lý có thể làm tăng thêm hiệu quả cho công tác quản
lý cũng như phát triển Phú Quốc ngày càng hiện đại.
1.2 Lý do chọn đề tài
Hệ thống thông tin địa lý đã và đang phát triển mạnh, được ứng dụng rất
nhiều trong cuộc sống. Trên thế giới GIS đã phát triển mạnh từ lâu song ở nước ta
tương đối còn mới mẻ và mới chỉ ứng dụng trong một số lĩnh vực.
Qua tìm hiểu nhiều nơi đã và đang phát triển làm DLST, nhận thấy đảo Phú
Quốc có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn và thuận lợi để phát triển DLST:
-
Phú Quốc nằm ở trung tâm của thị trường du lịch năng động của vùng Đông
Nam Á. Xung quanh Phú Quốc với đường bay từ 500 – 1200 km có các
trung tâm du lịch lớn như TP.Hồ Chí Minh, Bangkok, Pnompenh, Kuala –
Lumpua, Gia Cac Ta, Pattaya, Phuket (Thái Lan), Ba Li (Indonesia)…
-
Phú Quốc nằm gần đường hang hải quốc tế và khu vực nhộn nhịp trong đó
lượng tàu du lịch ven biển đang phát triển nhanh.
-
VQG Phú Quốc có vị trí rất hấp dẫn không những đối với bên ngoài đảo mà
cả trong hệ thống các khu du lịch tập trung được quy hoạch và sẽ xây dựng
đến năm 2020 của đảo Phú Quốc (cự ly tiếp cận < 50 km). Đường giao thông
chính đến một số điểm có tài nguyên DLST hầu như đã được xây dựng.
-
VQG với đa dạng tài nguyên DLST, đa dạng cảnh quan tự nhiên, phong phú
về tài nguyên rừng, tài nguyên biển, đa dạng sinh học được bảo tồn khá
nguyên vẹn. Đây là những tiền đề để phát triển DLST thành công.
Tuy nhiên vấn đề tiếp cận với thông tin, với ứng dụng công nghệ GIS còn
hạn chế và gặp nhiều khó khăn cho ban quản lý cũng như người dân nơi đây. Mặt
khác, tại huyện đảo hiện có rất nhiều loại hình du lịch với nhiều địa điểm du lịch nỗi
tiếng, trong đó DLST là một trong những loại hình cần được quan tâm và đầu tư
hàng đầu. Để hiểu rõ và quy hoạch cho đúng nghĩa DLST, tránh tình trạng khai thác
bừa bãi tài nguyên du lịch, phải đảm bảo kết hợp quy hoạch bảo tồn và mang lại ổn
2
định kinh tế cho cộng đồng dân cư. Với đề tài này, hy vọng có thể đóng góp phần
nào đó cho phương hướng nhận định và quy hoạch khai thác hợp lý đối với tài
nguyên DLST ở huyện đảo Phú Quốc.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.1 Định nghĩa GIS
Định nghĩa của dự án Geographer’s Graft, khoa địa lý trường đại học Texas:
GIS là CSDL số chuyên dụng trong đó hệ trục toạ độ không gian là phương tiện
tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:
-
Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các
nguồn khác.
-
Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL, biến đổi dữ liệu, phân tích, mô
hình hoá, bao gồm cả dữ liệu thống kê và dữ liệu không gian.
-
Lập báo cáo, bao gồm bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế hoạch
Từ định nghĩa trên có thể thấy được ba vấn đề nổi bật của GIS như sau:
-
GIS có quan hệ với ứng dụng CSDL.
-
GIS là công cụ tích hợp: Hệ GIS có đầy đủ khả năng phân tích, bao gồm
phân tích ảnh máy bay, ảnh vệ tinh hay lập mô hình thống kê, vẽ bản đồ…
-
GIS được xem như tiến trình không chỉ là phần cứng, phần mềm rời rạc mà
GIS còn được sử dụng vào trợ giúp quyết định.
Với nhiều định nghĩa, nhiều cái nhìn và ứng dụng khác nhau của GIS đối với
mỗi giới chuyên môn khác nhau. Qua đó bản thân không phải là một chuyên gia
nghiên cứu sâu về GIS, song chúng ta vẫn có thể nhận thấy được những vai trò và
ứng dụng lớn của GIS trong công việc. Nó kết gắn giữa các đối tượng cần quan tâm
quản lý, giữa vị trí thế giới thực và CSDL. Hiểu theo cách đơn giản là sự kết hợp
đồng thời giữa thông tin địa lý và thông tin dữ liệu.
4
2.1.2 Các lĩnh vực liên quan đến GIS
o Địa lý (geography): kỹ thuật phân tích không gian.
o Bản đồ (cartography): trình bày dữ liệu địa lý.
o Viễn thám (remote sensing): cung cấp dữ liệu địa lý.
o Đo đạc (geodesy): cung cấp dữ liệu.
o Thống kê (statistics): phân tích dữ liệu.
o Khoa học máy tính (computer): công cụ công nghệ thông tin.
o Toán học (mathematics): thiết kế, phân tích dữ liệu.
2.1.3 Ứng dụng của GIS
Trong thực tế thường thấy rất nhiều ứng dụng GIS như: quản lý và lập kế
hoạch mạng lưới đường phố, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, quản lý
đất đai, quản lý và lập kế hoạch các dịch vụ công cộng, phân tích tổng điều tra dân
số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và nhiều ứng dụng khác.
Có thể thấy việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dữ liệu không
gian đã tiến những bước dài: từ hỗ trợ lập bản đồ (cad mapping) sang hệ thống
thông tin địa lý (GIS). Cho đến nay cùng với việc tích hợp các khái niệm của công
nghệ thông tin như hướng đối tượng, GIS đang có bước chuyển từ cách tiếp cận cơ
sở dữ liệu (database approach) sang hướng tri thức ( knowledge approach).
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống quản lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý, tri
thức này được thể hiện qua các tập thông tin:
-
Các bản đồ: giao diện trực tuyến với dữ liệu địa lý để tra cứu, trình bày kết
quả và sử dụng như là một nền thao tác với thế giới thực.
-
Các tập thông tin địa lý: thông tin địa lý dạng file và dạng cơ sở dữ liệu gồm
các yếu tố, mạng lưới, topology, địa hình, thuộc tính.
-
Các mô hình xử lý: tập hợp các quy trình xử lý để phân tích tự động.
-
Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ mạnh hơn là một cơ sở dữ liệu
thông thường bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống như các hệ thông tin khác.
Lược đồ, quy tắc và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò quan trọng.
5
-
Metadata: tài liệu miêu tả dữ liệu, cho phép người sử dụng tổ chức, tìm hiểu
và truy nhập được tới tri thức địa lý.
2.1.4 Các thành tố của GIS
Việc sử dụng GIS là sự kết hợp năm thành phần sau: phần cứng, phần mềm,
dữ liệu, con người và cách thức làm việc (hardware, software, data, people,
method).
Phần cứng (Hardware):
Là máy tính được sử dụng để thực hiện GIS. Ngày nay, phần mềm GIS chạy
được trên nhiều chủng loại phần cứng khác nhau, từ máy chủ trung tâm (computer
servers) tới các máy tính desktop được sử dụng riêng lẻ hoặc nối mạng.
Phần Mềm (Software):
Các phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu trữ,
phân tích và hiển thị thông tin địa lý.
Các thành phần của software như sau:
-
Các công cụ để nhập (input) và thao tác (manipulation) trên thông tin địa lý
-
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
-
Các công cụ (tools) để thực hiện truy vấn, phân tích, và thể hiện địa lý
(Query,analysis,visualization).
-
Giao diện đồ hoạ với người sử dụng (Graphical User Interface- GUI) để dễ
dàng truy cập các công cụ (tools).
Dữ liệu (Data):
Thành phần quan trọng của GIS là dữ liệu. Thông tin địa lý và dữ liệu thuộc
tính có thể tự tạo ra hoặc có thể mua từ các nhà cung cấp dữ liệu khác. Cơ sở dữ
liệu của một hệ GIS có thể dùng các mô hình CSDL quan hệ để lưu trữ các thông
tin không gian và thuộc tính của đối tượng.
Con người (People):
Hệ thống GIS có một giới hạn là phải có con người để quản lý hệ thống và
phát triển các kế hoạch áp dụng và giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Những
6
người sử dụng GIS là những chuyên gia kỹ thuật, những người thiết kế và bảo vệ hệ
thống.
2.1.5 Chức năng của GIS
Chức năng của GIS có thể được phân chia thành năm chức năng sau:
-
Thu thập dữ liệu
-
Xử lý sơ bộ dữ liệu
-
Lưu trữ và truy cập dữ liệu
-
Tìm kiếm và phân tích không gian
-
Hiển thị đồ hoạ và tương tác
Trong tình hình hiện nay, cùng với tầm quan trọng của việc phát triển bền
vững tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch DLST và bảo vệ môi trường. GIS có thể
cung cấp cho chúng ta công cụ giải quyết hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu
và hiệu quả bền vững về mọi mặt kinh tế, môi trường và an sinh xã hội.
2.2 Tổng quan về DLST
2.2.1 Định nghĩa DLST
Ðịnh nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái quôc tế (TIES) đã được phổ biến
rộng rãi: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu vực thiên nhiên,
thực hiện bảo tồn môi trường và làm bền vững phúc lợi của dân địa phương”.
Một định nghĩa đang thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và môi
trường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ Chức Bảo Vệ Thiên Nhiên Thế
Giới (IUCN) đưa ra. Ðịnh nghĩa này cho rằng: Du lịch sinh thái là tham quan và du
lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để
thưởng thức thiên nhiên, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác
động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa
phương tham gia tích cực (Ceballos-Lascurain, 1996) ( trích dẫn bởi Phạm Trung
Lương, 2002).
Mặc dù khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tự như
khái niệm du lịch bền vững, song trên thực tế, du lịch sinh thái nằm trong lĩnh vực
7
lớn hơn cả du lịch bền vững. Vì thế kỷ mới đang tới gần nên tất cả các hoạt động
của con người cần phải trở nên bền vững - và du lịch không phải là một ngoại lệ.
DLST được xem như cầu nối giữa con người với tự nhiên. Hay nói rõ hơn,
DLST là một loại hình du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh
của tự nhiên, nảy sinh từ các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội.
2.2.2 Các loại hình DLST
Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
-
Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).
-
Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism).
-
Du lịch môi trường (Environmental Tourism).
-
Du lịch đặc thù (Particular Tourism).
-
Du lịch xanh (Green Tourism).
-
Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).
-
Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism).
-
Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism).
-
Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism).
-
Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
-
Du lịch bền vững (Sustainable Tourism).
2.2.3 Tài nguyên du lịch sinh thái
2.2.3.1 Khái niệm về tài nguyên DLST
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm
tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999: Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động
sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du
lịch.
Như chúng ta đã biết DLST lại là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa. Do vậy có thể hiểu: Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng
8
của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái
cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không thể tách rời hệ sinh
thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là
tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói
riêng, mới được xem là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài
nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch:
Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN, các sân chim…).
Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây
cảnh…).
Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, các sinh hoạt
truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng…
Tài nguyên DLST bao gồm kể cả tài nguyên đang khai thác và tài nguyên
chưa khai thác.
2.2.3.2 Đặc điểm của tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc
sắc có sức hấp dẫn lớn.
Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động.
Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau.
Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
9
2.2.3.3 Các loại tài nguyên DLST cơ bản
Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
-
HST rừng nhiệt đới: HST rừng ẩm nhiệt đới, HST rừng rậm gió mùa ẩm
thường xanh, HST rừng khô hạn, HST núi cao.
-
HST đất ngập nước: HST rừng ngập mặn ven biển, HST đầm lầy nội địa,
HST sông hồ, HST đầm phá.
-
HST san hô, cỏ biển.
-
HST vùng cát ven biển.
-
HST biển- đảo.
-
HST nông nghiệp.
Các tài nguyên DLST đặc thù
-
Miệt vườn: Dạng đặc biệt của HST nông nghiệp. Miệt vườn là các khu
chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh..rất hấp dẫn đối với du khách.
Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người
nông dân và người tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn
hóa bản địa riêng được gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn
tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc.
-
Sân chim: Là một HST đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến hàng
trăm ha, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc
di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của
nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy các sân chim
thường được xem là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với
du khách.
-
Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong
đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu
tố thẩm mỹ hấp dẫn du khách.
Văn hoá bản địa
Các giá trị văn hoá bản địa thường được đem vào khai thác với tư cách là tài
nguyên DLST bao gồm:
10
-
Kiến thức canh tác, khai thác bảo tồn các loài sinh vật phục vụ cuộc sống
cộng đồng.
-
Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống.
-
Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.
-
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.
-
Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển tín
ngưỡng, cộng đồng.
2.2.4 Tiêu chí phát triển du lịch sinh thái cho một địa điểm
Các tiêu chí đã được đặt ra như sau:
Duy trì sức khoẻ của hệ sinh thái.
Bảo tồn di sản văn hoá.
Sự cho phép của môi trường đối với khuyến khích du lịch.
Phát sinh lợi ích và giảm nghèo.
Sự thoả mãn du lịch.
Khả năng chịu tải.
Sự tham dự của người dân và thúc đẩy khuyến khích bảo vệ môi trường.
Qua các tiêu chí trên, chúng ta có thể thấy được muốn quy hoạch phát triển
một khu DLST không phải là vấn đề đại khái sơ sài. Điều quan trọng là cần phải
nắm bắt rõ khu vực quy hoạch và lựa chọn tiêu chí và đưa ra hoạch định chính sách
nhằm thoả mãn các yêu cầu đặt ra và đi theo đúng hướng của DLST.
2.3 Tổng quan huyện đảo Phú Quốc và tài nguyên thiên nhiên – văn hóa
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong
vùng biển Tây có tọa độ địa lý :
Vĩ độ Bắc: 10o00’30’’ đến 10o00’00’’
Kinh độ Đông: 103o50’30’’ đến 104o05’13’’
11