Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐÁ BIA Ở TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG THỊ THU SƯƠNG

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU
LỊCH SINH THÁI ĐÁ BIA Ở TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG THỊ THU SƯƠNG

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU
LỊCH SINH THÁI ĐÁ BIA Ở TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giảng viên hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
**********

TRUONG THI THU SUONG

APPLYING THE SWOT ANALYSIS METHOD TO EVALUATE
POTENTIALITIES AND PRESENT CONDITIONS FOR DA BIA
ECOLOGICAL TOURIST SITE DEVELOPING, PHU YEN
PROVINCE
Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Supervisor: NGO AN, Ph.D.

Ho Chi Minh City
July/2008

ii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện cho
tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ thuật Hoa Viên
và toàn thể các thầy cô bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa Viên đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ cho chúng tôi trong quá trình học tập.
Toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm.
T.S Ngô An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khu DLST Đá Bia, UBNN Huyện
Đông Hòa, UBNN Xã Hòa Xuân Nam sở Du lịch - Thương mại tỉnh Phú Yên, sở
Tài nguyên-Môi trường tỉnh Phú Yên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn.
Đại Học Nông Lâm - Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng và
tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái Đá Bia ở tỉnh Phú Yên” địa điểm tại khu
DLST Đá Bia, thời gian thực hiện từ tháng 2/2008 đến tháng 7 /2008.
Mục tiêu đề tài: Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm đề xuất
những giải pháp phát triển phù hợp cho khu DLST Đá Bia trong giai đoạn hiện nay
để hỗ trợ trong công tác quản lý và lập kế hoạch phát triển trong tương lai.
Kết quả đạt được:
- Đưa ra các kết quả phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng, tiềm năng và

những điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái Đá Bia.
- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái Đá Bia.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Đá Bia.

iv


SUMMARY
The research subject “Applying the SWOT analysis method to evaluate
potentialities and present conditions for Da Bia ecological tourist site developing,
Phu Yen province” have been carried out from January 2008 to July 2008.
The purpose of this research is to apply the SWOT method to put forward
plans for developing of Da Bia ecological tourist site, and also for management and
making plan in the future.
The results:
-Giving the results from SWOT analysis for evaluating current status,
potentialities and development conditions of Da Bia ecological tourist site.
-Establishing the proper targets to develop the tourist site.
-Proposing some solutions for sustainable development at Da Bia ecological
tourist site.

v


MỤC LỤC
Trang tựa ................................................................................................................... i
Trang tựa tiếng anh .................................................................................................. ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Sumarry .................................................................................................................... v

Mục lục.................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng.................................................................................................. x
Danh sách các hình.................................................................................................. xi
Danh sách các sơ đồ ............................................................................................... xii
Danh sách các chữ viết tắt..................................................................................... xiii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm chung về du lịch ........................................................................... 3
2.1.2. Khái niệm chung về DLST ............................................................................ 3
2.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình du lịch khác ........................................... 4
2.3. Đặc trưng cơ bản của DLST ............................................................................. 5
2.4. Tài nguyên du lịch............................................................................................. 6
2.4.1. Khái niệm chung về cảnh quan ...................................................................... 6
2.4.2. Tài nguyên DLST........................................................................................... 7
2.4.2.1. Tài nguyên DLST tự nhiên ......................................................................... 8
2.4.2.2. Tài nguyên DLST nhân văn ........................................................................ 8
2.5. Phát triển DLST bền vững ................................................................................ 8
2.6. Khái quát phương pháp SWOT......................................................................... 9
2.7. Khái quát về khu DLST Đá Bia ...................................................................... 10
2.7.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 10

vi


2.7.2. Truyền thuyết về núi Đá Bia ........................................................................ 10
2.8. Định hướng phát triển khu DLST Đá Bia khi thành lập ................................. 14
2.9. Tiềm năng phát triển DLST tỉnh Phú Yên ...................................................... 14
2.10. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Yên ...................................... 17
3. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 19
3.1. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 19

3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 19
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 21
4.1. Khái quát ĐKTN, KT - XH khu vực núi Đá Bia và vùng phụ cận................. 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực núi Đá Bia và vùng phụ cận ............................ 21
4.1.1.1. Địa hình..................................................................................................... 21
4.1.1.2. Khí hậu - thời tiết ...................................................................................... 21
4.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng................................................................................... 22
4.1.1.4. Thủy văn.................................................................................................... 22
4.1.1.5. Động, thực vật ........................................................................................... 22
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội.......................................................................... 23
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế................................................................................... 23
4.1.2.2. Dân số - dân tộc......................................................................................... 24
4.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................................. 25
4.2. Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại khu vực núi Đá Bia ..... 25
4.2.1. Tài nguyên DLST Đá Bia ............................................................................ 25
4.2.1.1. Tài nguyên DLST tự nhiên ....................................................................... 25
4.2.1.2. Tài nguyên DLST nhân văn ...................................................................... 26
4.2.2. Hiện trạng phát triển DLST tại khu vực núi Đá Bia .................................... 26
4.2.2.1. Hệ thống đường......................................................................................... 26
4.2.2.2. Hệ thống điện ............................................................................................ 27
4.2.2.3. Hệ thống nước........................................................................................... 27
4.2.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch................................................................... 27

vii


4.2.2.5. Các loại hình và sản phẩm du lịch ............................................................ 31
4.2.2.6. Tổ chức bộ máy quản lý............................................................................ 33
4.2.2.7. Tình hình hoạt động du lịch và doanh thu của khu DLST Đá Bia............ 34

4.2.2.8. Hình thức và quy mô đầu tư của khu du lịch ............................................ 35
4.3. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các g. p. phát triển khu DLST Đá Bia.. 36
4.3.1. Kết quả phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng khu DLST Đá Bia ... 36
4.3.1.1. Thế mạnh................................................................................................... 36
4.3.1.2. Điểm yếu ................................................................................................... 38
4.3.1.3. Cơ hội........................................................................................................ 39
4.3.1.4. Thách thức................................................................................................. 40
4.3.2. Các giải pháp cơ sở phân tích SWOT để phát triển khu DLST Đá Bia....... 42
4.3.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ (S/O) ............................ 42
4. 3.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O) .............................. 42
4. 3.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T)................... 43
4.3.2.4. Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T)....................... 43
4.3.3. Tích hợp các giải pháp ................................................................................. 45
4.3.3.1. Những giải pháp ưu tiên nhất.................................................................... 45
4.3.3.2 Những giải pháp ưu tiên tiếp theo.............................................................. 45
4.3.3.3. Những giải pháp cần được xem xét .......................................................... 46
4.4. Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý khu du lịch sinh thái Đá Bia ................ 46
4.4.1. Mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể................................................... 46
4.4.2. Các hành động cụ thể để thực hiện được các mục tiêu ................................ 47
4.4.2.1. Mục tiêu 1 ................................................................................................. 47
4.4.2.2. Mục tiêu 2 ................................................................................................. 55
4.4.2.3. Mục tiêu 3 ................................................................................................. 56
4.4.2.4. Mục tiêu 4 ................................................................................................. 57
4.4.2.5. Mục tiêu 5 ................................................................................................. 60
4.4.3.6. Mục tiêu 6 ................................................................................................. 61
4.5. Một số giải pháp khác nhằm phát triển bền vững khu DLST Đá Bia............. 61

viii



4.5.1 Giải pháp về cơ chế chính sách..................................................................... 61
4.4.2. Giải pháp về quy hoạch................................................................................ 62
4.4.3. Giải pháp về quản lý .................................................................................... 62
4.4.4. Giải pháp về thị trường ................................................................................ 62
4.4.5. Giải pháp về đào tạo..................................................................................... 63
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................... 64
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 64
5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 68

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng .................................................................................................................Trang
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp phân tích SWOT ............................................................ 20
Bảng 4.1 Tổng hợp s.lượng khách đến khu DLST Đá Bia năm 2006-2007 ......... 35
Bảng 4.2 T. tắt kết quả p.tích SWOT về h. trạng và t.năng khu DLST Đá Bia .... 41
Bảng 4.2 Tóm tắt các giải pháp phát triển DLST Đá Bia...................................... 44
Bảng 4.4 Danh. sách loài cây đề. xuất trồng trong khu DLST Đá Bia.................. 51

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình .................................................................................................................Trang
Hình 2.1. Bản đồ vị trí khu DLST Đá Bia tỉnh Phú Yên ...................................... 10
Hình 2.2 Đường đến khu DLST Đá Bia................................................................ 11
Hình 2.3 Núi Đá Bia.............................................................................................. 16
Hình 2.4 Cảnh quan biển ....................................................................................... 16

Hình 2.5 Cảnh quan làng ....................................................................................... 16
Hình 2.6 Cảnh quan đầm lầy ................................................................................. 16
Hình 4.1 Thực vật trong khu DLST Đá Bia .......................................................... 22
Hình 4.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 xã Hòa Xuân Nam ................ 25
Hình 4.3 Vị trí khu DLST Đá Bia ......................................................................... 25
Hình 4.4 Cổng vào khu du lịch Đá Bia ................................................................. 27
Hình 4.5 Nhà ăn tập thể......................................................................................... 28
Hình 4.6 Khu vực công viên Hồng Lạc................................................................. 30
Hình 4.7 Nhà thủy tạ ............................................................................................. 32
Hình 4.8 Hồ tắm .................................................................................................... 32
Hình 4.9 Leo núi.................................................................................................... 32
Hình 4.10 Quang cảnh núi Đá Bia......................................................................... 36
Hình 4.11 Nhìn xuống Vũng Rô ........................................................................... 37
Hình 4.12 Hiện trạng mặt tiền khu du lịch ............................................................ 49
Hình 4.13 Bản đồ cải tạo mảng xanh mặt tiền khu DLST Đá Bia ........................ 50
Hình 4.14 Hiện trạng khu vực hồ Mạch Rồng ...................................................... 50
Hình 4.15 Bản đồ cải tạo mảng xanh khu vực Hồ Mạch Rồng............................. 51
Hình 4.16 Bản đồ vị trí các tour du lịch trong vùng.............................................. 58
Hình 4.17 Món ăn đặc sản..................................................................................... 59

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ ................................................................................................................Trang
Sơ đồ 2.1 Vị trí của DLST trong các loại hình du lịch ............................................ 5
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ mục tiêu quản lý khu du lịch....................................................... 47

xii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
UBNN: Uỷ ban nhân dân.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
SWOT: Strengths (S: Điểm mạnh), Weaknesses (W: Điểm yếu), Opportunities (O:
Cơ hội), Threats (T: Thách thức).
CT: Chương trình.
PTTH: Phổ thông trung học.

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự vận động phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, mức sống
con người đang ngày một tăng lên, một xu hướng tất yếu của con người là cần được
nâng cao đời sống tinh thần. Và ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết
thực không thể thiếu được trong các kỳ nghỉ. Bởi nó không những mang lại lợi ích
kinh tế mà còn mang lại môi trường trong sạch cho nhân loại. Khi mà các nhà máy,
các xí nghiệp ngày càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng, khói bụi giao thông,
ô nhiễm...Con người ngày càng muốn tiếp cận với thiên nhiên, hít thở không khí
trong lành, mát mẻ.
Du lịch là một trong số những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trên toàn thế giới và trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều
nước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt kinh tế của ngành công nghiệp du lịch đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2001 thu nhập du lịch
quốc tế đạt 462,2 tỷ USD, đóng góp xấp xỉ 14% GDP. Và ước tính đến năm 2010
toàn thế giới đón hơn một tỷ khách du lịch (Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du

lịch ).
Theo báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) vào tháng 5/2002 thì hàng
năm có khoảng từ 11-15% lượng khách du lịch đến những vùng tự nhiên với hàng
tỷ USD thu được mỗi năm, du lịch sinh thái thực sự là một loại hình tỏ rõ ưu thế
trên thị trường du lịch nói chung. Hoạt động này đã đóng góp cho mục tiêu phát
triển bền vững, việc bảo tồn các khu vực tự nhiên, hiệu quả giáo dục cho du khách
về khả năng bền vững của trái đất cũng như việc tạo ra lợi nhuận cho cộng đồng địa
phương.

1


Nằm trên dải đất miền Trung, Phú Yên được xem là một trong những nơi có
phong cảnh thiên nhiên - sơn thủy hữu tình - với nhiều thắng cảnh kỳ thú, độc đáo
và hấp dẫn. Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên như: núi rừng, đồng
bằng, biển-đảo, ao, hồ, đầm, vịnh…Với bề dày lịch sử và văn hóa, có vị thế quan
trọng trong suốt diễn trình lịch sử của dân tộc. Phú Yên còn lưu giữ nhiều di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quí giá của cộng đồng các dân tộc sinh sống
từ lâu đời trên vùng đất này. Nét đặc sắc của văn hóa ở Phú Yên là sự đan xen, giao
lưu, giao thoa, nhiều nền văn hóa, nhiều vùng văn hóa. Bên cạnh đó phát triển các
khu du lịch sinh thái cũng là điều hết sức cần thiết.
Khu du lịch sinh thái Đá Bia có vị trí nằm kề Quốc lộ IA. Quần thể núi, suối
đá, khối đá, thác, cây cối do thiên nhiên ban tặng bên cạnh núi đá bia hùng vĩ. Khu
vực này nằm trọn trong tổng thể Khu Văn hóa - lịch sử- môi trường Đèo Cả của tỉnh
nhà. Với những lợi thế sẵn có và điều kiện thu hút này chắc chắn nhiều du khách
trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ ngơi tại đây.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển rừng, môi trường sinh thái và đặc biệt tổ
chức các hoạt động du lịch hấp dẫn nơi đây để tạo thành một khu du lịch khép kín là
hết sức cần thiết.
Với những điều kiện tiềm năng du lịch và nhu cầu như trên, việc đề xuất

những giải pháp phát triển phù hợp cho khu du lịch sinh thái Đá Bia là một việc có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với sự cần thiết và ý nghĩa đó, đề tài “Ứng dụng
phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển của khu du lịch sinh
thái Đá Bia ở tỉnh Phú Yên” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Cảnh
Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm chung.
2.1.1. Khái niệm chung về Du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm
rất nhiều: "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống
thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian
liên tục ít hơn 1 năm".
Theo Luật Du lịch, 2005: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
2.1.2. Khái niệm chung về Du lịch sinh thái .
Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về DLST là khái niệm về DLST
vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị nhầm lẫn với các loại hình phát triển du
lịch khác. Một số tổ chức đã rất cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng
khái niệm DLST như một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững.
Định nghĩa của Honey (1999): DLST là du lịch đến những khu vực nhạy cảm
và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy
mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, trực tiếp
đem lại nguồn lợi kinh tế, sự quản lý cho người dân địa phương, khuyến khích tôn

trọng các giá trị văn hóa và quyền con người.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ những thập kỷ 90
của thế kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.

3


Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa DLST ở Việt Nam: DLST
là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương.
DLST được xem như cầu nối giữa con người với tự nhiên. Hay nói rõ hơn,
DLST là một loại hình du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh
của tự nhiên, nảy sinh từ các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội.
Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:
- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy
trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển du lịch sinh thái bền vững.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong
những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn
hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ
sinh thái ở một khu vực cụ thể.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây
vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái.
- Đảm bảo quy mô (sức chứa): Hệ sinh thái đặc thù của lãnh thổ du lịch
không chấp nhận lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ.
2.2. Quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác.
Khi nghiên cứu về DLST, các vấn đề cần quan tâm lưu ý như sau:
- DLST có nhiều định nghĩa khác nhau.

- Các cộng đồng địa phương chưa tham gia thì chưa phải là DLST.
- Hợp tác đa quốc gia được quan tâm nhưng lợi nhuận phân phối không bình
đẳng cũng không phải là DLST.
- Không có gì là sinh thái nhưng cũng chứa sinh thái.
- Lạm dụng thuật ngữ.

4


Một số người cảm nhận du lịch tự nhiên (nature tourism), du lịch mạo hiểm
(adventure tourism), du lịch văn hóa (cultural tourism), du lịch giáo dục
(educational tourism), và du lịch lịch sử (historical tourism) là tất cả thành phần của
DLST.
Một số người khác xem DLST như một loại hình riêng biệt.
Chúng ta nên hiểu DLST :
DLST là một khái niệm mô tả dạng phát triển du lịch tôn trọng truyền thống
và văn hoá, bảo vệ, bảo tồn môi trường, giáo dục và chào đón du khách. Thêm vào
đó du lịch sinh thái nên bền vững về mặt kinh tế lâu dài.

Sơ đồ 2.1 Vị trí của DLST trong các loại hình du lịch
2.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái.
- Tính đa ngành:
Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan nhiều ngành quản lý
(cảnh quan tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo)
Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản
phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa....)
- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như: khách du lịch, những
người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.


5


- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử-văn hóa, nâng cao
chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du
lịch, mở rộng sự giao lưu kinh tế, văn hóa và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã
hội về bảo tồn.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch của một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biển,
thể thao theo mùa...hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí...
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch không
phải là mục tiêu kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào
hoạt động du lịch.
Du lịch sinh thái cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn và
bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa
mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học: Qua tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên nhiên và môi trường, hình thành
ý thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Góp phần nâng cao hơn
nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
2.4. Tài nguyên du lịch.
2.4.1. Khái niệm chung về cảnh quan.
Tùy theo mỗi ngành mà có các quan điểm khác nhau về cảnh quan. Đối với
các nhà địa lý, cảnh quan (Landscape) là bộ phận của trái đất, có những đặt điểm
riêng về địa hình, khí hậu, thực vật, đất đai và động thực vật.A.A Xontep (1962)

đưa ra định nghĩa:“Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát
sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một khí hậu giống nhau và bao gồm một tập

6


hợp các cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một
cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan đó”.
Khái niệm về cảnh quan phụ thuộc vào các quan niệm của người nghiên cứu.
Cảnh quan có thể nói đơn giản là một bức tranh trong một khung cảnh (Lê Huy Bá,
2004).
Phần lớn khi nói về cảnh quan, người ta thường xét trên quan điểm hình thái
học, nghĩa là cảnh nhìn được. Vậy ta có thể phân biệt các cảnh quan thiên nhiên như
sau: Cảnh quan vùng núi; Cảnh quan vùng đồng bằng; Cảnh quan vùng ven biển;
Cảnh quan vùng hoang mạc… Tuy nhiên do có sự hiện diện của con người cùng với
các hoạt động của mình, ngoài các cảnh quan thiên nhiên còn có các cảnh quan
nhân tạo bao gồm các thành phần cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố mới do con
người tạo ra. Các quá trình hoạt động kinh tế - xã hội của con người đã làm biến đổi
về động thực vật, chế độ nước, hoặc phá vỡ mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa
các yếu tố đã được hình thành trong cảnh quan như mạng lưới điện, hệ thống giao
thông, nhà máy, khu dân cư… nghĩa là đã hình thành những đơn vị cảnh quan mới –
cảnh quan nhân tạo. Một số kiểu cảnh quan nhân tạo như: cảnh quan làng bản; cảnh
quan đô thị; cảnh quan vùng nghỉ ngơi giải trí; cảnh quan đồng ruộng; cảnh quan
khu công nghiệp…
Như vậy Cảnh quan là khái niệm chung để chỉ các tổng thể lãnh thổ tự nhiên
của bất kì quy mô nào có sự đồng nhất tương đối về một số hợp quần tự nhiên nào
đó, chúng mang tính kiểu loại theo các chỉ tiêu (dấu hiệu) của sự đồng nhất tương
đối đó.
2.4.2. Tài nguyên du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch sinh thái là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử,

di tích cách mạng, giá trị nhân văn, ...được sáng tạo ra từ sức lao động của con
người nhằm sử dụng thỏa mãn du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các
khu, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên
du lịch nhân văn.

7


2.4.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ở dạng đang
sử dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng.
Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch: địa
hình núi cho người leo núi, cho du lịch sinh thái; sông suối đẹp, các mạch nước,
ghềnh thác; các hồ trên núi, các bãi biển - bờ biển; các khu vườn quốc gia, khu bảo
tồn động vật, thực vật quý; các yếu tố khí hậu đặc biệt cho du lịch như: nhiệt độ
không khí, sự trong lành, mức độ chiếu sáng; các cảnh quan văn hóa, thẩm mỹ.
2.4.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng
cơ sở.
Di sản văn hóa: là khảo cổ, những công trình và di tích kỷ niệm lịch sử,
những di tích văn hóa đã được xếp hạng, thắng cảnh và những kiến trúc địa phương,
văn hóa dân gian, ...
Di sản hạ tầng: đường xá, công trình hạ tầng, công viên cho giải trí du lịch...
2.5. Phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển, thì: “PTBV là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai.”
“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức“(Allen K.,

1993)
Một số nguyên tắc cơ bản phát triển DLST bền vững:
- Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, gìn giữ toàn vẹn sinh thái để
đảm bảo thỏa mãn lâu dài nhu cầu của khách, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng có
nguồn thu đảm bảo cho các hoạt động phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch hợp lý với quy hoạch kinh tế - xã hội bởi du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao.

8


- Phát triển cộng đồng để nâng cao khả năng tham gia hoạt động du lịch của
người dân địa phương.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa, tránh những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại
lai, không để những giá trị văn hóa bị thương mại hóa.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ giá trị văn hóa của
khách du lịch, cộng đồng địa phương.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
2.6. Khái quát phương pháp SWOT.
Khái niệm: Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối
tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó:
- Phân tích điểm mạnh(S = Strength), điểm yếu (W = Weakness) là sự đánh
giá từ bên trong. Tự đánh về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện
mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ
mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu).
- Phân tích cơ hội (O = Opportunities), thách thức (T = Threats) là sự đánh
giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng),
lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ
hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu).
Ý nghĩa của phân tích SWOT:

- Phân tích SWOT là một cách rất hiệu quả để biểu thị ưu thế, yếu thế, khảo
sát cơ hội và thách thức mà cá nhân hay tổ chức của chúng ta gặp trong quá trình
sinh sống hay công tác. Khi thực hiện phân tích sử dụng SWOT sẽ giúp cá nhân hay
cơ quan tổ chức của chúng ta tập trung các hoạt động vào các lĩnh vực mà bạn có ưu
thế và ở đó có cơ hội nhiều nhất.
- Phân tích SWOT rất thường được sử dụng trong các báo cáo định kỳ, trong
xây dựng một tổ chức, công ty, trong việc thành lập một dự án, xây dựng một chiến
lược phát triển cho một ngành kinh tế…

9


- Phân tích SWOT còn có thể áp dụng cho cuộc sống đời thường của cá
nhân, khi cần phải quyết định trước những phương án chọn lựa cho hướng tương
lai, vạch ra hành động để thực hiện mục tiêu nào đó.
- Trong DLST, phân tích SWOT có thể được áp dụng để vạch ra kế hoạch
chiến lược phát triển cho một khu DLST nào đó.
2.7. Khái quát về khu du lịch sinh thái Đá Bia.
2.7.1. Vị trí địa lý.
Khu du lịch sinh thái Đá Bia nằm sát
Quốc lộ IA, cạnh cầu Suối lớn,trong phạm
vi của khu văn hóa-lịch sử-môi trường Đèo
Cả. địa phận thuộc: Xã Hòa Xuân Namhuyện Tuy Hòa-tỉnh Phú Yên. Trung tâm
khu vực cách thành phố Tuy Hòa 27km, sân
bay Đông Tác 19km về phía Bắc, cách cảng
Vũng Rô 5km, vịnh Văn Phong 30km,
thành phố Nha Trang-tỉnh Khánh Hòa
95km về phía Nam.
 Tổng diện tích toàn khu du lịch: 345ha.
Diện tích đầu tư quy hoạch khai thác


Hình 2.1 Bản đồ vị trí khu
DLST Đá Bia tỉnh Phú Yên.

du lịch: 45ha.
Diện tích bảo vệ và phát triển rừng: 300ha.
 Địa giới tiếp giáp:
Phía Tây giáp Quốc lộ IA và cầu Suối lớn.
Phía Đông, Nam, Bắc tiếp giáp khu rừng Đèo Cả.
2.7.2. Truyền thuyết về núi Đá Bia.
Núi Đá Bia có tên chữ là Thạch Bi Sơn, nằm trên dãy Đèo Cả nằm , có độ
cao 706 mét so với mặt nước biển. Con đường từ phía nam Đèo Cả thông lên núi Đá
Bia bằng những bậc cấp, do Đoàn Thanh Niên Phú Yên thực hiện từ năm 2001 sau
nhiều lần tổ chức du khảo.

10


Núi Đá Bia nằm doi ra sát mặt biển tạo thành những mỏm đá từ biển nhìn
vào giống những hình thù kỳ dị như đầu sư tử, đầu rồng. Trên chóp đỉnh núi có một
tảng đá khổng lồ đứng vươn thẳng lên trời cao, quanh năm mây trắng che phủ.
Đứng dưới chân tảng đá, phải ngửa mặt mới trông thấy tầng chót vót đỉnh cao.
Trên tầng cao bao la, nhìn về hướng tây là núi rừng trùng điệp, là những mái
ngói đỏ ẩn mình trong màu xanh mạ non; nhìn ra phía đông mênh mông màu xanh
nước biển; ngước mặt nhìn trời trời cao lồng lộng, thăm thẳm xanh. Thỉnh thoảng
vài lọn mây trắng kéo qua có thể vói tay chạm vào được. Gió ngàn reo quanh triền
đá, sóng biển lao xao thầm thì dưới kia và những cánh chim hải âu xoải cánh dài
như nối liền một giao khúc giữa đất trờiAÙa thiêng liêng này, khiến mọi người
đứng trên tầng cao dễ có cảm tưởng như đang đứng trên chốn bồng lai tiên cảnh,
như những chàng Từ Thức lạc non tiên, và hơn hết như được sống lại một thuở hào

hùng của cha ông thời mở cõi.

Hình 2.2 Đường đến khu DLST Đá Bia
Bên dưới kia, về hướng đông-nam là ngọn hải đăng Mũi Điện toả quầng sáng
trắng lung linh soi biển đêm, là ngọn đèn dẫn đường mở ra những hướng đi tới

11


×