Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.69 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Sinh viên thực hiện
Ngành
Lớp
Khóa

: ĐINH TRỌNG QUỲNH
: Chăn Nuôi
: Chăn Nuôi 30
: 2004 - 2008

- Tháng 09/2008 -


TÊN KHÓA LUẬN

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Tác giả


ĐINH TRỌNG QUỲNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giảng viên hướng dẫn
Thạc Sĩ. LÂM QUANG NGÀ

- Tháng 09 năm 2008 i


LỜI CẢM TẠ
Suốt đời nhớ ơn và lòng yêu thương sâu sắc nhất dành cho gia đình và người
thân đã nuôi dưỡng, chăm sóc và động viên con vượt qua những khó khăn trong suốt
quá trình học tập.
* Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại
Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn.
Phòng kĩ thuật chăn nuôi heo Phú Sơn.
Phòng Tinh, tổ Nái Bầu Thương Phẩm, tổ Nái Bầu Giống Gốc.
Cùng toàn thể công nhân viên xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh
nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
* Xin ghi nhớ mãi công ơn
Thạc sĩ. Lâm Quang Ngà.
Thạc sĩ. Trần Văn Dư.
Đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo từng bước cho tôi trong suốt thời gian qua.
* Thành thật cảm ơn
Tất cả bạn bè thân quen và tập thể lớp Chăn Nuôi 30 đã cùng với tôi trải qua

một quãng thời gian thật khó quên.

Tác giả
Sv. Đinh Trọng Quỳnh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong 4 tháng khảo sát: từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2008, tại Xí nghiệp chăn nuôi
heo Phú Sơn, trên 3 nhóm đực giống khảo sát, chúng tôi có kết quả:
Về phẩm chất tinh dịch:
o

Về tháng:
‐ Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) của tháng 6 (52,01) > tháng 3

(47,60) = tháng 4 (47,60) > tháng 5 (45,99).
o

Về giống:
- Tích VAC tinh dịch trung bình của giống (109 tt/lần lấy) của giống Landrace

(51,89) > giống Yorkshire (51,76) > giống Duroc (41,24).
Chỉ tiêu sinh trưởng:
- Độ dày mỡ lưng (mm) đã hiệu chỉnh về 90 kg của các giống Landrace (9,025)
> Yorkshire (8,55) > Duroc (7,125).
- Tăng trọng tuyệt đối trung bình (g/ngày) của giống Landrace (584) > giống
Yorkshire (547) > giống Duroc (512).
Chỉ tiêu sính sản

- Tỷ lệ đậu thai của giống Yorkshire (80,97 %) > giống Landrace (76,16 %) >
giống Duroc (70,94 %).
- Số heo con sơ sinh sống điều chỉnh trên ổ (con/ổ) của giống Yorkshire (10,11)
> Landrace (8,68) > Duroc (8,04).
Kết quả nhận xét xếp cấp tổng hợp:
- Giống Duroc: có 1 con Đặc cấp và 3 con cấp 1.
- Giống Landrace: có 2 con Đặc cấp và 2 con cấp 1.
- Giống Yorkshire: có 1 con Đặc cấp và 3 con cấp 1.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iii
DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ....................................................................................... xii
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.................................................................................2
1.2.1. Mục đích........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..........................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHÚ SƠN ........3
2.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................3

2.1.2. Quá trình hình thành xí nghiệp......................................................................3
2.1.3. Nguồn gốc giống tại xí nghiệp ......................................................................4
2.1.4. Nhiệm vụ của xí nghiệp.................................................................................4
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của trại ..................................................................................5
2.1.6. Cơ cấu đàn của trại ........................................................................................6
2.1.7. Nhiệt độ qua các tháng khảo sát ....................................................................6
2.1.8. Công tác giống...............................................................................................6
2.1.9. Vệ sinh thú y..................................................................................................7
2.1.10. Tiêm phòng..................................................................................................9
2.1.11. Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng .............................................................10
2.2. SỰ THÀNH THỤC TÍNH DỤC........................................................................11
2.3. TINH DỊCH........................................................................................................12
2.3.1. Tinh trùng (Spermatozoa)............................................................................12
iv


2.3.2. Tinh thanh (Seminal plasma).......................................................................14
2.4. CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ ..........................................................14
2.5. CHỨC NĂNG CỦA CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ ......................................16
2.5.1. Tuyến tinh nang (Vesiculary gland) ............................................................16
2.5.2. Tuyến tiền liệt (Prostate gland) ...................................................................16
2.5.3. Tuyến cầu niệu đạo (Cowper gland) ...........................................................16
2.6. CÁC ĐẶT TÍNH VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA TINH
TRÙNG .....................................................................................................................17
2.6.1. Đặc tính của tinh trùng ................................................................................17
2.6.1.1 Đặc tính sinh lý......................................................................................17
2.6.1.2. Đặc tính tiếp xúc...................................................................................17
2.6.1.3. Đặc tính hướng ánh sáng ......................................................................17
2.6.1.4. Đặc tính chạy ngược dòng....................................................................17
2.6.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng................................17

2.6.2.1. Nước .....................................................................................................17
2.6.2.2. Nhiệt độ ................................................................................................18
2.6.2.3. Các hóa chất có tính sát trùng ..............................................................18
2.6.2.4. Không khí .............................................................................................18
2.6.2.5. Khói thuốc ............................................................................................18
2.6.2.6. Sóng lắc ................................................................................................18
2.6.2.7. Ánh sáng...............................................................................................18
2.6.2.8. pH .........................................................................................................18
2.6.2.9. Vật dơ và vi khuẩn................................................................................18
2.7. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH ...................................................................................................19
2.7.1. Giống ...........................................................................................................19
2.7.2. Dinh dưỡng..................................................................................................19
2.7.3. Tuổi của thú đực ..........................................................................................20
2.7.4. Thời tiết khí hậu ..........................................................................................21
2.7.5. Kĩ thuật lấy tinh ...........................................................................................21
2.7.6. Chu kì khai thác...........................................................................................22
v


2.7.7. Chuồng trại ..................................................................................................22
2.7.8. Vận động .....................................................................................................23
2.7.9. Dị tật và bệnh tật..........................................................................................23
Chương 3 .......................................................................................................................24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..........................................................24
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT........................................24
3.2. ĐÀN ĐỰC GIỐNG KHẢO SÁT.......................................................................24
3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.....................24
3.3.1. Thu thập số liệu ...........................................................................................24
3.3.2. Chu kì và thời gian lấy tinh .........................................................................25

3.3.3. Phương pháp lấy tinh...................................................................................25
3.3.4. Giám định và xếp cấp đàn đực giống ..........................................................26
3.3.4.1. Xếp cấp ngoại hình...............................................................................26
3.3.4.2. Xếp cấp sinh trưởng: ............................................................................27
3.3.4.3. Xếp cấp tổng hợp..................................................................................27
3.3.5. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch ......................................................................27
3.3.5.1. Dung lượng tinh dịch (V) .....................................................................27
3.3.5.2. Hoạt lực tinh trùng (A) .........................................................................27
3.3.5.3. Nồng độ tinh trùng C (106 tinh trùng/ml).............................................28
3.3.5.4. Tích VAC (109 tinh trùng/lần lấy)........................................................29
3.3.6. Kiểm tra các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................29
3.3.6.1. Độ dày mỡ lưng (mm) ..........................................................................29
3.3.6.2. Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày)...............................................................30
3.3.7. Kiểm tra các chỉ tiêu sinh sản......................................................................30
3.3.7.1. Tỷ lệ phối giống đậu thai......................................................................30
3.3.7.2. Số heo con sơ sinh sống điều chỉnh trên ổ ...........................................30
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ. ...........................................................31
Chương 4 .......................................................................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................32
4.1. KẾT QUẢ NHẬN XÉT VỀ CẤP TỔNG HỢP CỦA ĐÀN ĐỰC GIỐNG
KHẢO SÁT ...............................................................................................................32
vi


4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH
DỊCH TRONG CÁC THÁNG KHẢO SÁT. ............................................................33
4.2.1. Kết quả đánh giá và so sánh về dung lượng tinh dịch (ml).........................33
4.2.2. Kết quả đánh giá và so sánh về hoạt lực tinh trùng.....................................39
4.2.3. Kết quả đánh giá và so sánh về nồng độ tinh trùng (106 tt/ml) ...................44
4.2.4. Kết quả đánh giá và so sánh về tích VAC tinh dịch (109 tt/lần lấy)............49

4.3. CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG...............................................................................54
4.3.1. Độ dày mỡ lưng (mm) .................................................................................54
4.3.2. Tăng trọng tuyệt đối trung bình (g/con/ngày) .............................................55
4.4. CHỈ TIÊU SINH SẢN........................................................................................55
4.4.1. Tỷ lệ đậu thai (%) ........................................................................................56
4.4.2. Số heo con sơ sinh sống điều chỉnh trên ổ (con/ổ)......................................56
Chương 5 .......................................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................57
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................57
5.1.1.

Chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch ...................................................................57

5.1.2.

Chỉ tiêu sinh trưởng.................................................................................57

5.1.3.

Chỉ tiêu sinh sản ......................................................................................57

5.1.4. Kết quả nhận xét về xếp cấp tổng hợp của đàn đực giống khảo sát:...........57
5.2. ĐỀ NGHỊ...........................................................................................................58
Khi tắm rửa chuồng trước khi lấy tinh nên xịt sạch nền chuồng, tránh trơn trượt xảy
ra đối với đực trong khi đang lấy tinh. ......................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC ......................................................................................................................60

vii



DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CV

: hệ số biến dị (Coefficient of Variation).

D

: giống Duroc.

DML

: dày mỡ lưng.

DMLCG

: dày mỡ lưng lúc chọn giống

FMD

: bệnh Lở mồm long móng.

h

: giờ

L

: giống Landrace.


LY

: cha Landrace lai mẹ Yorkshire.

NHTC

: ngoại hình thể chất.

STPD

: sinh trưởng phát dục

NISF

: National Swine Improvemet Federation

SD

: độ lệch chuẩn (Standard Deviation).

SHCSDC

: số heo con sơ sinh sống điều chỉnh trên ổ.

STPD

: sinh trưởng phát dục.

THT


: bệnh Tụ huyết trùng.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

tt

: tinh trùng

Y

: giống Yorkshire.

YL

: cha Yorkshire lai mẹ Landrace.
: trung bình.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn của trại Phú Sơn tính đến 21/6.....................................................6
Bảng 2.2: Nhiệt độ qua các tháng khảo sát. ....................................................................6
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng tại trại Phú Sơn. ...........................................................9
Bảng 2.4: Tuổi thành thục tính dục một số loài gia súc ................................................12
Bảng 2.5: Thành phần hóa học tính theo mg % tinh dịch (theo bài giảng
Thụ Tinh Nhân Tạo của Th.s Lâm Quang Ngà, 1999)..................................12

Bảng 2.6: Thời gian tinh trùng di chuyển từ dịch hoàn đến dịch hoàn phụ. .................15
Bảng 2.7: Khả năng sản xuất tinh của heo đực .............................................................19
Bảng 2.8: Phẩm chất tinh theo tuổi ..............................................................................20
Bảng 2.9: Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa .......................................................21
Bảng 2.10: Chu kì khai thác tinh dịch ...........................................................................22
Bảng 3.1: Độ tuổi của nhóm đực giống khảo sát ..........................................................24
Bảng 3.2: Ngoại hình thể chất đàn đực và đàn nái hậu bị được đánh giá
và cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam 3666 - 89 .........................................26
Bảng 3.3: Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng,
khả năng sinh sản và cấp tổng hợp. ...............................................................27
Bảng 3.4: Thang điểm đánh giá hoạt động của tinh trùng (Milovanop) .......................28
Bảng 3.5: Chất lượng tinh trùng heo theo TCVN 1859/76 ...........................................29
Bảng 3.6: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ...........................30
Bảng 4.1: Bảng xếp cấp tổng hợp của các cá thể đực giống khảo sát...........................32
Bảng 4.2: Bảng xếp cấp tổng hợp từng nhóm giống của đàn đực giống ......................32
Bảng 4.3: Kết quả về dung lượng tinh dịch trung bình (ml) .........................................35
Bảng 4.4: Dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể đực giống
qua các tháng khảo sát...................................................................................36
Bảng 4.5: Kết quả về hoạt lực tinh trùng trung bình .....................................................40
Bảng 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình của các cá thể đực giống qua
các tháng khảo sát..........................................................................................41
Bảng 4.7: Kết quả về nồng độ tinh trùng trung bình (106 tt/ml) ...................................45

ix


Bảng 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình của các cá thể đực giống qua
các tháng khảo sát..........................................................................................46
Bảng 4.9: Kết quả về tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy)............................50
Bảng 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) của các cá thể đực giống qua

các tháng khảo sát..........................................................................................51
Bảng 4.11: Chỉ tiêu sinh trưởng của các đực giống khảo sát ........................................54
Bảng 4.12: Chỉ tiêu sinh sản của từng cá thể đực giống ...............................................55

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình (ml) qua các tháng
của từng nhóm giống ...............................................................................37
Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình (ml) qua các tháng ...............................37
Biểu đồ 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình (ml) của từng giống .............................37
Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng của từng nhóm giống ........42
Biểu đồ 4.5: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng ...........................................42
Biểu đồ 4.6: Hoạt lực tinh trùng trung bình của từng giống .........................................42
Biểu đồ 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình (106 tt/ml) qua các tháng
của từng giống ........................................................................................47
Biểu đồ 4.8: Nồng độ tinh trùng trung bình (106 tt/ml) qua các tháng..........................47
Biểu đồ 4.9: Nồng độ tinh trùng trung bình (106 tt/ml) của từng giống........................47
Biểu đồ 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) giữa các tháng
của từng nhóm giống ...............................................................................52
Biểu đồ 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) của từng nhóm giống ....52
Biểu đồ 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) giữa các tháng...............52

xi


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang

Đồ thị 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình (ml) qua các tháng
của các cá thể giống Duroc..........................................................................38
Đồ thị 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình (ml) qua các tháng
của các cá thể giống Landrace.....................................................................38
Đồ thị 4.3: Dung lượng tinh dịch trung bình (ml) qua các tháng
của các cá thể giống Yorkshire....................................................................38
Đồ thị 4.4: Hoạt lực tinh trùng qua các tháng của các cá thể giống Duroc...................43
Đồ thị 4.5: Hoạt lực tinh trùng qua các tháng của các cá thể giống Landrace..............43
Đồ thị 4.6: Hoạt lực tinh trùng qua các tháng của các cá thể giống Yorkshire.............43
Đồ thị 4.7: Nồng độ tinh trùng trung bình (106 tt/ml) qua các tháng
của các cá thể giống Duroc..........................................................................48
Đồ thị 4.8: Nồng độ tinh trùng trung binhg (106 tt/ml) qua các tháng
của các cá thể giống Landrace.....................................................................48
Đồ thị 4.9: Nồng độ tinh trùng trung binhg (106 tt/ml) qua các tháng
của các cá thể giống Yorkshire....................................................................48
Đồ thị 4.10: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) giữa các tháng
của giống Duroc ..........................................................................................53
Đồ thị 4.11: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) giữa các tháng của giống
Landrace ......................................................................................................53
Đồ thị 4.12: Tích VAC tinh dịch trung bình (109 tt/lần lấy) giữa các tháng của giống
Yorkshire .....................................................................................................53

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kì hiện nay đất nước ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Không những ngành chăn nuôi không bị lãng quên mà ngày càng

được quan tâm và không ngừng phát triển. Ngành chăn nuôi cung cấp một lượng lớn
thịt đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của xã hội ngày càng cao. Đặc biệt là thịt heo, thịt
heo đã và đang được sử dụng phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Trong tương lai, không chỉ đáp ứng trong nước mà chăn nuôi heo còn có xu hướng
xuất khẩu. Để thực hiện điều này, chúng ta phải đẩy mạnh vào nghiên cứu, tìm ra
phương thức nâng cao năng suất và chất lượng đàn heo.
Công tác giống chính là hướng đi lâu dài và bền vững, có vai trò hết sức quan
trọng. Để công tác giống được thực hiện tốt chúng ta phải thường xuyên kiểm tra đánh
giá và so sánh phẩm chất tinh dịch, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các nhóm
đực giống. Từ đó có biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng đàn đực giống, nâng cao
tỷ lệ đậu thai, tạo ra những giống mong muốn, tăng hiệu quả kinh tế.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống cùng
với sự hướng dẫn của thầy Thạc Sĩ Lâm Quang Ngà và sự đồng ý của Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Phú Sơn, chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH
DỊCH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CÁC NHÓM ĐỰC
GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI HEO PHÚ SƠN”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá giá trị của đàn đực giống theo dõi.
- Chọn lọc và giữ lại những cá thể có phẩm chất tốt.
- Tìm hiểu sự biến động về phẩm chất tinh dịch qua các tháng khảo sát.
- Đề nghị những biện pháp phù hợp đối với những đực giống cho tinh xấu và
sinh sản kém.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá xếp cấp đàn nọc.
- Đánh giá khả năng cho tinh và phẩm chất tinh dịch của các giống (nhóm

giống) tại xí nghiệp.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng.
- Đánh giá khả năng sinh sản thông qua việc khảo sát tỷ lệ đậu thai mà đực đó
phối.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHÚ SƠN
2.1.1. Vị trí địa lý
- Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc xã Bắc Sơn - Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai. Nằm trên đường nhựa, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km.
- Nguồn nước trại sử dụng có từ các giếng đào quanh khu vực trại, nguồn nước
tại đây rất phong phú. Nguồn nước có lưu lượng khá lớn, trong, sạch và không có mùi,
đạt yêu cầu hoạt động của trại.
2.1.2. Quá trình hình thành xí nghiệp
Công ty chăn nuôi Phú Sơn được thành lập vào tháng 3/1976 theo Quyết định số
41/UBT của UBND Tỉnh Đồng Nai trên cơ sở trại heo tư nhân có tên KYCANOCO.
Khi mới thành lập, Công ty có tên là Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn - đơn vị hạch
toán độc lập thuộc Ty nông nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn sáp nhập vào Công ty chăn nuôi
Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 7/1994, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách khỏi Công ty chăn
nuôi Đồng Nai, thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí nghiệp chăn nuôi
heo Phú Sơn.
Tháng 12/1994, Công ty tiếp nhận xí nghiệp chăn nuôi heo Long Thành.
Tháng 1/1997, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Phương.
Tháng 11/ 2005, Công ty tiếp nhận Xí nghiệp chăn nuôi gà Đồng Nai.

Đến nay Công ty chăn nuôi heo Phú Sơn có 04 cơ sở:
Trại heo Phú Sơn đóng trên địa bàn ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện
Trảng bom, tỉnh Đồng Nai.
Trại heo Đông Phương đóng trên địa bàn phường Hố Nai , thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
3


Trại heo Long Thành đóng trên địa bàn xã Long An, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai.
Trại gà Phú Sơn đóng trên địa bàn xã hố nai 3, huyện Trảng Bom, Tỉnh
Đồng Nai.
Kể từ 01/10/2005 Công ty có tên chính thức là Công ty cổ phần chăn nuôi Phú
Sơn.
2.1.3. Nguồn gốc giống tại xí nghiệp
Xí nghiệp nhân 3 giống: Duroc, Landrace và Yorkshire nhập, chọn lọc và giữ
giống từ năm 1980 - 1992 từ các trại như: trại Đông Á, trại 2/9, trại giống cấp 1, Trung
tâm nghiên cứu Bình Thắng và nhập tinh từ Pháp, nhập giống từ Thái Lan (1992), Mĩ
(1995)… và gần đây nhất là từ Mĩ(2006).
2.1.4. Nhiệm vụ của xí nghiệp
- Xây dựng đàn thuần, từ đó xây dựng giống hạt nhân, làm cơ sở cho việc nâng
cao chất lượng đàn thương phẩm.
- Nhân giống lai giữa 2 giống Landrace và Yorkshire tạo ra đàn nái LY(YL).
- Sản xuất heo thương phẩm theo công thức lai 3 máu (LY*D) hay (YL*D).
- Cung cấp giống thuần và giống lai cho khu vực lân cận.

4


2.1.5. Cơ cấu tổ chức của trại

Tổng số lao động chính thức: 170 người trong đó có 73 nữ.

5


2.1.6. Cơ cấu đàn của trại
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn của trại Phú Sơn tính đến 21/6.
Loại heo

Thương Phẩm

Giống gốc

Tổng

Đực

5

179

184

Nái sinh sản

1885

767

2652


2592

2594

124

264

11

11

Hậu bị nhỏ
Hậu bị lớn

140

Hậu bị đực
Hậu bị cái

258

67

325

Cai sữa

4464


1860

6324

Heo con TM

2289

899

3188

Heo thịt

5696

183

5879

Tổng

14737

6682

21419

2.1.7. Nhiệt độ qua các tháng khảo sát

Bảng 2.2: Nhiệt độ qua các tháng khảo sát.
Tháng

3

4

5

6

Sáng

26,45

27,12

26,86

26,42

Trưa

30,24

31,24

31,20

30,16


Chiều

28,80

29,30

29,05

28,23

Trung bình

28,50

29,22

29,04

28,27

2.1.8. Công tác giống
Công tác phối giống tại trại được thực hiện chủ yếu vào buổi sáng và chiều với
phương pháp thụ tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối 2 lần/ngày đối với nái thương phẩm
và 1 lần/ngày trong vòng 3 ngày. Thường được phối vào lúc 9 h sáng và 3 h 30 chiều.
Qua các bước sau:
- Chọn những heo hậu bị cái đã lên giống lần 3.
- Kiểm tra và chọn những heo không đậu, lên giống lại, viêm tử cung…sau khi
đã được điều trị.
- Đưa những heo đã chọn vào khu ô chuồng phối giống riêng.

6


- Vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ.
- Nhận tinh từ phòng tinh lúc 9 h sáng và 3 h 30 chiều.
- Tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Heo đực và cái sau khi sinh sẽ được bấm số tai theo nguồn gốc bố mẹ trong 1 3 ngày tuổi. Heo con được chọn lọc qua các giai đoạn cai sữa cho tới khi đạt trọng
lượng 30 kg. Trong giai đoạn này, tiến hành chọn lọc, loại thải những cá thể không đạt
theo tiêu chuẩn của trại như chậm lớn, bệnh tật, có dị tật…
Lúc đạt bình quân 30 kg, sẽ được đưa vào khu kiểm tra, phân riêng đồng đều
theo đực, cái mỗi ô 10 con, được cho ăn tự do trong 8 tuần. Mỗi cá thể được gắn phiếu
theo dõi theo hai chỉ tiêu là tăng trọng và độ dày mỡ lưng. Sau đó tiến hành chọn lọc
và phân thành nhóm theo năng suất.
Hậu bị cái được chọn lọc để thay thế cho nái sinh sản có khả năng sinh sản đã
kém, những hậu bị này phải được kiểm tra về khả năng sinh sản để có thể giữ lại theo
mục đích sử dụng của trại. Trước khi được phối giống lần đầu, hậu bị cái được theo
dõi trong 3 chu kì lên giống đầu.
Hậu bị đực phải được kiểm tra về phẩm chất tinh dịch theo 2 chỉ tiêu là dung
lượng tinh dịch và hoạt lực trước khi đưa lên thành đực giống.
2.1.9. Vệ sinh thú y
* Bên ngoài chuồng
- Phía trước trại bao gồm đường đi, hành lang lùa heo phải thường xuyên vệ
sinh sạch sẽ.
- Hai bên chuồng, phía sau chuồng: phải thường xuyên làm sạch cỏ từ chân
tường trở ra hai mét.
- Đường mương thoát phân hai bên chuồng và đường mương thoát phân chính
phải được vét thường xuyên và làm sạch cỏ 2 bên đường mương, cách đường mương
0,5 m để đảm bảo đường mương không bị tắc nghẽn.
- Màn che xung quanh các trại phải thường rửa sạch sẽ.
* Bên trong chuồng:

- Phải thường xuyên vệ sinh, lau chùi máng ăn sạch sẽ, không để thức ăn dư
thừa bám xung quanh máng, không để nước đọng trong máng, không để nổi mốc.

7


- Phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh núm uống nước, để đảm bảo núm lúc nào
nước cũng chảy.
- Phía bên trong chuồng phải thường xuyên quét bụi, không để màng nhện bám.
- Thường xuyên quyét rửa hành lang trong chuồng sạch không để trơn trượt.
* Vệ sinh sau mỗi lứa heo
Sau khi chuyển heo đi, phải cọ rửa nền, vách, máng ăn bằng bàn chải sắt và
nhựa cho sạch sẽ để khô sau đó sát trùng bằng dung dịch NaOH 2 % phơi khô một
ngày, sau đó dùng bàn chải sắt rửa lại sạch sẽ bằng nước sạch, phơi một ngày sau đó
tạt vôi Ca(OH)2 20 % phơi khô chuồng 2 ngày sau đó rửa sạch mới nhận heo vào nuôi.
* Khách tham quan
Phải mặc đồng phục riêng của trại trước khi đi vào khu vực chăn nuôi và thực
hiện đúng các quy định của trại.
* Quy định về việc sát trùng định kỳ
- Các hố sát trùng ở đầu mỗi trại, cổng chính, nhà thay đồ, bảo hộ lao động, khu
vực văn phòng phải được thay mới dung dịch sát trùng trong hố mỗi ngày một lần vào
đầu mỗi buổi sáng bằng dung dịch Lenka 5 %.
- Tất cả các xe khi vào cổng phải được phun dung dịch thuốc sát trùng Formol
2 %.
- Khu vực nhà bảo vệ phải được phun thuốc sát trùng dung dịch thuốc sát trùng
Formol 2 % vào cuối mỗi buổi sáng – sau khi bán tinh xong (bán kính 5 m).
- Khu vực xuất bán heo: vào cuối buổi sáng sau khi bán heo xong phải được rửa
sạch và phun dung dịch thuốc sát trùng Formol 2 %.
- Các dãy chuồng heo: phun thuốc sát trùng vào đàn heo và xung quanh các dãy
chuồng định kỳ 1 lần trong tuần, thuốc sử dụng là Formol 2 %.

- Đường đi chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo: Phun thuốc sát trùng
định kỳ 2 lần trong 1 tuần và phun vào đầu buổi sáng bằng dung dịch Formol 2 %.
- Các dụng cụ chăn nuôi: xe đẩy thức ăn, chổi, dụng cụ hốt phân…phải được cọ
rửa sạch sẽ sau đó phun dung dịch sát trùng Formol 2 % định kỳ 1 lần trong tuần.
- Khi có nguy cơ dịch bệnh sẽ xảy ra hoặc dịch bệnh đang xảy ra thì việc thực
hiện sát trùng tuân theo quy định của Ban giám đốc trong từng thời kỳ nhất định.

8


2.1.10. Tiêm phòng
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng tại trại Phú Sơn.
LOẠI

THỜI GIAN

HEO

TIÊM

HEO

7 NGÀY TUỔI

LOẠI VACCIN
DỊCH TẢ

AUJESZKY

FMD


PRRS

PARVO

MYCO
X

THEO
MẸ

21 NGÀY TUỔI

HEO

42 NGÀY TUỔI

X

X
X

CAI
SỮA
HEO
HB
NHỎ

49 NGÀY TUỔI


X

11 TUẦN TUỔI

X

13 TUẦN TUỔI

X

16 TUẦN TUỔI

X

185 NGÀY TUỔI

X

190 NGÀY TUỔI
HEO

X

195 NGÀY TUỔI

X

HB
LỚN


200 NGÀY TUỔI
205 NGÀY TUỔI

X
X

210 NGÀY TUỔI
HEO
NÁI

SAU CS 2 NGÀY

X

KHÔ
HEO

80 NGÀY

NÁI

85 NGÀY

BẦU

90 NGÀY

HEO
NÁI
NUÔI

CON

X
X
X

10 NGÀY

X

15 NGÀY
21 NGÀY

X
X

25 NGÀY

X

9


Chú Ý:
+ Heo đực làm việc tiêm vaccin :
- THT/FMD/PARVO/AUJESZKY/DỊCH TẢ định kỳ 3 lần trong 1 năm vào
tháng 4,8,12.
- PRRS tiêm mỗi năm 1 lần vào tháng 12.
+ Nái tiêm THT 2 lần/năm vào tháng 3,9.
+ Nái sẩy thai, đẻ non truớc khi phối phải tiêm vaccin theo chỉ định của bộ môn

Thú Y.
+ Tất cả heo Hậu Bị cai sau khi tiêm ngừa xong 2,5 tháng (75 ngày) mà không
phối thì tổ phối phải bàn giao lại cho tổ Nái - HB để tiêm phòng lại tất cả vaccin theo
quy định.
2.1.11. Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng
Trước khi nhận heo về nuôi khoảng 3 - 5 ngày cần chuẩn bị chuồng trại sạch sẽ,
vệ sinh sát trùng kỹ. Có hai loại chuồng nuôi heo đực là chuồng kín và chuồng hở.
- Chuồng kín: Đối với đực đang làm việc.
- Chuồng hở: Đối với đực hậu bị đang kiểm tra (tập nhảy giá, lấy tinh kiểm tra,
những con còn nhát…). Sau khi huấn luyện nhảy giá, kiểm tra tinh dịch tốt chuyển vào
chuồng kín.
Hàng ngày tắm rửa heo 1 lần, cào phân 2 lần, kết hợp với rửa nền chuồng sạch
sẽ.
Cho ăn 2 bữa/ngày lượng thức ăn cho ăn như sau:
- Đối với hậu bị đang kiểm tra: ăn hạn chế 2 – 2,5 kg/ngày, ăn cám số 7 D.
- Đối với đực làm việc < 1 năm: ăn hạn chế 2 – 2,5 kg/ngày, ăn cám 7 D.
- Đối với đực làm việc > 1 năm : ăn hạn chế 2 – 2,2 kg/ngày, ăn cám 7 D.
(Đối với đực quá gầy có thể cho ăn hơn quy định nhưng không được lớn hơn 3
kg/ngày).
Cho uống nước sạch, uống tự do theo nhu cầu
Vệ sinh sát trùng chuồng trại theo định kỳ:
- Thứ 2 + 6: xịt ngoài đường đi và xung quanh trại.
- Thứ 4: xịt trên đàn heo.
- Thứ 7: xịt ghẻ (Cách tuần xịt 1 lần).
10


Vào ngày 28 hàng tháng tiêm Bio AD3E toàn đàn (tiêm xong cần theo dõi nếu
kiểm tra tinh dịch tốt thì tiêm và ngược lại).
Xổ lãi: định kỳ 1 năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 bằng Bio Ivermectin trộn

vào cám liều lượng 3,5 kg/tấn thức ăn cho ăn trong 7 ngày.
2.2. SỰ THÀNH THỤC TÍNH DỤC
Trên quan điểm thực tiễn, một con đực hoặc một con cái đạt được mức độ thành
thục tính dục tức là khi chúng có khả năng giải phóng giao tử và biểu lộ đầy đủ các hệ
quả tập tính sinh dục (Nguyễn Tấn Anh - Nguyễn Quốc Anh, 1997)
Về cơ bản, thành thục tính dục là kết quả của sự điều chỉnh dần dần giữa sự
tăng tiến hoạt động gonadotropin và khả năng của các tuyến sinh dục để gánh vác
đồng thời sự sản sinh steroid và sản sinh giao tử.
Bất cứ một gia súc nào đến một tuổi nhất định sẽ đạt đến sự trưởng thành về
tính dục hay được gọi là sự thành thục tính dục biểu hiện qua một số điếm sau:
- Bản thân của cá thể có thể sinh ra những tế bào sinh dục (trứng, tinh
trùng) hoàn chỉnh có khả năng thụ thai.
- Dưới tác dụng của các hormone làm cho các cơ quan sinh dục (gonade)
phát triển, từ đó các đặc điểm sinh dục thứ cấp phát triển (không ảnh hưởng đến cơ
quan sinh dục nhưng để phân biệt được phái tính) con vật có phản xạ về tính.
Trong những điều kiện bình thường, thành thục tính dục bắt đầu lúc 6 - 7 tháng
tuổi ở heo ngoại và heo nội là 5 - 6 tháng tuổi. Theo ông Crabo (1986), giai đoạn thành
thục về tính dục của heo đực được xem là chấm dứt khi sản xuất đủ số lượng tinh
trùng để đạt tỷ lệ thụ thai cao.
Tuổi thành thục có biến động và chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như: ngoại cảnh,
thời gian chiếu sáng, tuổi và giống của con mẹ, giống của con bố, ưu thế lai, nhiệt độ
môi trường, thể trọng.
Thành thục tính dục có liên quan chặt chẽ với thể trọng hơn là tuổi tác. Mức độ
dinh dưỡng điều chỉnh tuổi thành thục tính dục. Nếu sự sinh trưởng được thúc đẩy
bằng cách cho ăn trên mức, con vật sẽ đạt tuổi thành thục sớm hơn. Ngược lại, nếu sự
sinh trưởng bị giảm thấp do cho ăn dưới mức, thành thục bị trì hoãn.

11



Người ta cũng nhận thấy nếu tác động vào những nhân tố nhất định trong thời
kì tiền thành thục, có thể rút ngắn quá trình thành thục hoặc làm tăng tốc độ phát triển
dịch hoàn (Curtis và Amman, 1981).
Bảng 2.4: Tuổi thành thục tính dục một số loài gia súc
Giới tính

Cá thể cái

Cá thể đực

(tháng tuổi)

(tháng tuổi)

Trâu

24 - 25

25 - 30

Ngựa

12 - 18

18 - 24



8 - 12


12 - 18

Heo

6-7

7-8

Chó, dê, cừu

6-7

7-8

Loài

2.3. TINH DỊCH
Là hỗn hợp chất tiết của tinh hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ.
Tinh dịch của heo đực giống là chất nhầy, màu trắng đục, ngà trong và loãng, có mùi
đặc trưng. Tinh dịch gồm 2 phần chính:
- Tinh trùng: do dịch hoàn phụ tiết ra.
- Tinh thanh : do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
Bảng 2.5: Thành phần hóa học tính theo mg % tinh dịch (theo bài giảng Thụ Tinh
Nhân Tạo của Th.S Lâm Quang Ngà, 1999)
Loài
Heo

Protid
theo N
3831


Acid
Lipid Fructose

Citric
(%)

29

6-8

0,13

Acid
lactic
21

P

Cl

Na

K

8

329

646


243

Ca Mg
5

11

(đơn vị tính mg %)
2.3.1. Tinh trùng (Spermatozoa)
Tinh trùng được sinh ra và phát dục trong ống sinh tinh ở dịch hoàn của gia súc.
Đây là tế bào duy nhất có khả năng vận động, đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và
đặc tính sinh lý, sinh hóa học bên trong và có khả năng thụ thai (TS. Trần Tiến Dũng TS. Trương Đình Long - TS. Nguyễn Văn Thanh, 2002). Tinh trùng chỉ được hoàn
chỉnh và có khả năng thu thai khi đi qua dịch hoàn phụ.
Thành phần của tinh trùng gồm:
- 75 % nước.
12


×