Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOPERAMIDE PURE ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 28 60 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOPERAMIDE PURE ĐỂ
PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON SAU CAI
SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 28- 60 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên : ĐỖ GIANG SƠN
Ngành

: Thú Y

Lớp

: DHO3TY

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 9/2008


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOPERAMIDE PURE ĐỂ PHÒNG
NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN
TỪ 28- 60 NGÀY TUỔI

Tác giả


ĐỖ GIANG SƠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Lê Văn Thọ
ThS. Đỗ Vạn Thử

Tháng 9/2008
i


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường cũng như toàn thể các giảng viên khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện tại trường.
PGS.TS. Lê Văn Thọ và Th.s Đỗ Vạn Thử đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đóng
góp nhiều ý kiến quý báu và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn tốt
đề tài tốt nghiệp.
Thầy Lê Hữu Ngọc, giáo viên chủ nhiệm, đã luôn luôn hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Chú Trần Tiến Cường và cô Hồ Thị Thu Hà, chủ trại heo Tiến Cường, anh Mai
Thanh Quang và toàn thể anh chị em công nhân tại trại heo Tiến Cường đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài tại trại.
Con cũng xin cảm ơn ba mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và luôn là
chỗ dựa cho con trong suốt quá trình con khôn lớn.
Xin cảm ơn các bạn lớp Thú y 29 là những người luôn bên cạnh giúp đỡ và chia
sẻ những vui buồn cùng tôi trong suốt 5 năm học vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOPERAMIDE PURE ĐỂ
PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ
28 – 60 NGÀY TUỔI” được thực hiện tại trại heo Tiến Cường, thuộc xã Long An,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện từ ngày 24/2/2008 đến
17/4/2008. Thí nghiệm được tiến hành trên 116 heo con sau cai sữa. thí nghiệm được
chia làm 2 đợt:
Đợt 1: tiến hành thí nghiệm trên 60 heo con sau cai sữa với 30 heo trong lô thí
nghiệm (dùng thức ăn của trại bổ sung thêm loperamide) và 30 heo trong lô đối chứng
(dùng cám trại có sử dụng amoxicilline).
-

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm là 2,4% và lô đối chứng là 5,72%. Tỷ
lệ tiêu chảy ở lô thí nghiệm bằng 41,96% so với lô đối chứng (100%).

-

Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô thí nghiệm là 1,95. Lô đối chứng là 2.13. Hệ số
chuyển biến thức ăn lô thí nghiệm thấp hơn 8,49% so với lô đối chứng.

Đợt 2: tiến hành lập lại thí nghiệm đã thực hiện ở đợt 1 với lô thí nghiệm có 28 heo
con và lô đối chứng có 28 heo con.
-

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm là 0,807%. Lô đối chứng là 0,714%.


-

Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô thí nghiệm là 2,145. Lô đối chứng là 2,024. Hệ
số chuyển biến thức ăn cao hơn 5,98% so với lô đối chứng.

Tổng trung bình 2 đợt:
-

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm là 1,64% và ở lô đối chứng là 3,34%.

-

Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô thí nghiệm là 2,043 và ở lô đối chứng là 2,074.

-

Chi phí cho 1kg tăng trọng ở lô thí nghiệm là 12.180,5 đồng. Lô đối chứng là
12.884,8 đồng. Chênh lệch tổng chi phí cho 1kg tăng trọng ở lô thí nghiệm so
với lô đối chứng là 94,53%.

iii


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................................. ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

........................................................................................ 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON .................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở heo con sau cai sữa ............................................ 3
2.1.2 Sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng và một số enzyme liên quan ....................... 5
2.1.2.1 Tiêu hóa glucid ........................................................................................... 5
2.1.2.2 Tiêu hóa lipid ............................................................................................... 6
2.1.2.3 Tiêu hóa protein .......................................................................................... 6
2.1.2.4 Tiêu hóa vitamin .......................................................................................... 7
2.1.2.5 Tiêu hóa chất khoáng ................................................................................... 7
2.2 TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON ........................................................................ 8
2.2.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy ........................................................................... 8
2.2.1.1 Do heo con ................................................................................................... 8
2.2.1.2 Do heo mẹ .................................................................................................... 9
2.2.1.3 Do dinh dưỡng ............................................................................................. 9
2.2.1.4 Do điều kiện ngoại cảnh, vệ sinh và chăm sóc ............................................ 9
2.2.1.5 Do vi sinh vật, kí sinh trùng ....................................................................... 10
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy trên heo con ........................................................ 11
iv



2.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON CAI SỮA
KHÁC ...................................................................................................................... 12
2.3.1 Các giải pháp không dùng kháng sinh ........................................................... 12
2.3.2 Giải pháp phòng ngừa tiêu chảy bằng kháng sinh ......................................... 13
2.3.2.1 Định nghĩa ................................................................................................... 13
2.3.2.2 Cơ chế tác động của kháng sinh ................................................................. 13
2.3.2.3 Những lợi ích của việc bổ sung trong thức ăn chăn nuôi ............................ 14
2.3.2.4 Những bất lợi trong việc bổ sung khág sinh vào trong thức ăn
chăn nuôi .................................................................................................................. 14
2.4 GIỚ THIỆU CÁC THUỐC DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ........................... 15
2.4.1 Sơ lược về loperamid pure ............................................................................ 15
2.4.2 Sơ lược về amoxiciline .................................................................................. 18

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................... 21
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI TIẾN CƯỜNG .................. 21
3.1.1 Vị trí ................................................................................................................ 21
3.1.2 Lịch sử và tình hình hiện nay của trại ............................................................ 21
3.1.2.1 Lịch sử trại ................................................................................................... 21
3.1.2.2 Tình hình hiện nay của trại .......................................................................... 22
3.1.3 Cơ cấu tổ chức hiện tại của trại ..................................................................... 22
3.1.4 Cơ cấu đàn ...................................................................................................... 22
3.1.5 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................ 22
3.1.5.1 Chuồng trại ................................................................................................. 22
3.1.5.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng ............................................................................ 25
3.1.6 Vệ sinh thú y .................................................................................................. 27
3.1.7 Quy trình tiêm phòng của trại ........................................................................ 28
3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................... 29
3.2.1 Thời gian và địa điểm tiến hành ..................................................................... 29
3.2.1.1 Thời gian ...................................................................................................... 29
3.2.1.2 Địa điểm .................................................................................................... 29

3.2.2 Nội Dung và điều kiện thí nghiệm ................................................................ 29
3.2.2.1 Nội dung thí nghiệm ................................................................................... 29
v


3.2.2.2 Điều kiện thí nghiệm và vật liệu thí nghiệm ............................................... 29
3.2.3 Bố Trí Thí Nghiệm Và Phương Pháp Tiến Hành .......................................... 31
3.2.3.1 Bố Trí Thí Nghiệm ...................................................................................... 31
3.2.3.2 Phương Pháp Tiến Hành .............................................................................. 33
3.2.4 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi ................................................................................... 34
3.2.5 Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế .......................................................................... 34
3.2.6 thu thập và xử lý số liệu ................................................................................. 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 35
4.1 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN ....................................................................... 35
4.2 HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN ................................................................. 37
4.3 KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ ...................................... 39
4.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................. 39
4.3.2 Tỉ lệ ngày con bệnh khác ................................................................................ 42
4.4 TỈ LỆ NUÔI SỐNGVÀ TỈ LỆ CHẾT .............................................................. 44
4.5 TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ........................................................ 45
4.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ ....................................................................................... 45
4.6.1 Đơn giá thức ăn và một số nguyên liệu bổ sung và sử dụng trong
thí nghiệm ................................................................................................................. 45
4.6.2 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 47
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 47
5.2 ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 47


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E.coli

: Eschrichia coli

Vit.

: Vitamine

M.M.A

: Mastitis Metritic Agalactiae

ARN

: Ribonucleic acid

AND

: Deoxyribonucleic acid



: thức ăn

TN


: Thí nghiệm

Đc

: Đối chứng

Tt

: tăng trọng

L

: Loại thải

C

: Chết

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa của heo con từ 1 – 70 ngày tuổi ........ 4
Bảng 2.2 Điểm ph thích hợp để các enzyme phân hủy protein hoạt động tốt ......... 7
Bảng 2.3 Độ pH ở nững đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con ....................... 7
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của cám 550S (công ty CP) .............................. 26
Bảng 3.2 Các thuốc dùng điều trị trong trại ............................................................ 28
Bảng 3.3 Lịch tiêm phòng tại trại heo tiến cường ................................................... 29
Bảng 3.4 Thành phần nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp dành cho heo

cai sữa tại trại heo Tiến Cường ............................................................................... 30
Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp dành cho heo cai sữa
sử dụng tại trại ......................................................................................................... 31
Bảng 3.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho hai đợt thí nghiệm ....................................... 32
Bảng 4.1 Kết quả trọng lượng bình quân của heo qua hai đợt thí nghiệm .............. 35
Bảng 4.2 Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn ......................................... 37
Bảng 4.3 Kết quả theo dõi tỷ lệ ngày con tiêu chảy trong thí nghiệm .................... 39
Bảng 4.4 Kết quả theo dõi tỉ lệ ngày con mắc bệnh khác trong thí nghiệm ............ 42
Bảng 4.5 Tỉ lệ nuôi sống và tỉ kệ chết .................................................................... 44
Bảng 4.6 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm ...................................... 45
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm .............................................................. 46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ..................................................................... 11
Hình 2.1 Công thức cấu tạo của loperamide ............................................................ 15

Hình 2.2 Loperamide dạng dung dịch và viên nén .................................................. 18
Hình 2.3 Loperamide dạng viên nén ....................................................................... 18
Hình 2.4 loperamide dạng viên nang cứng .............................................................. 18
Hình 2.5 Cấu hình không gian của amoxicilin ....................................................... 19
Hình 2.6 Mô hình cấu tạo hóa học phẳng của amoxicilline .................................... 19
Hình 3.1 Kiểu mái của trại ...................................................................................... 23
Hình 3.2 Cấu trúc dãy trại nuôi nái khô và nái chửa ................................................ 23

Hình 3.3 chuồng nái khô và nái chửa ...................................................................... 23
Hình 3.4 khu vực nuôi nái đẻ .................................................................................. 24

Hình 3.5 Khu nuôi heo cai sữa ................................................................................ 25
Hình 3.6 Lọ chứa vacine đóng khô và lọ chứa dung dịch pha tiêm (vaccine
dịch tả heo) .............................................................................................................. 28
Hình 3.7 Vaccine FMD ........................................................................................... 28
Hình 3.8 heo lô đối chứng sau 3 tuần thí nghiệm trong thí nghiệm đợt 1................ 32
Hình 3.9 heo lô thí nghiệm sau 3 tuần thí nghiệm trong thí nghiệm đợt 1 .............. 32
Hình 3.10 Heo ở lô đối chứng sau 1 tuần thí nghiệm trong đợt 2 của thí
nghiệm .................................................................................................................... 33
Hình 3.11 Heo ở lô thí nghiệm sau 1 tuần thí nghiệm trong đợt 2 của thí
nghiệm ..................................................................................................................... 33

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của heo qua 2 đợt thí nghiệm ........................ 36
Biểu đồ 4.2 So sánh chỉ số chuyển hoá thức ăn chung của các lô qua các đợt thí
nghiệm ..................................................................................................................... 38
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy chung cho 2 đợt thí nghiệm ......................... 40
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ ngày con mắc bệnh khác chung cho 2 đợt thí nghiệm ................ 42

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình chăn nuôi heo nước ta hiện nay đang chuyển dần sang hướng chăn
nuôi tập trung. Các trang trại lớn với quy mô và trang thiết bị hiện đại đang xuất hiện

ngày càng nhiều. Tuy nhiên các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa cũng còn rất nhiều và cung
cấp một số lượng thịt đáng kể trong tổng số nguồn cung hiện nay. Điều này cũng cho
chúng ta thấy sự đa dạng ở các hình thức chăn nuôi heo tại nước ta hiện nay. Nhưng dù
ở cấp độ chăn nuôi nào thì người chăn nuôi vẫn lưu tâm đến những yếu tố như con
giống, chăm sóc, khẩu phần ăn, giá cả,… để làm sao đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Nhưng nhìn chung, ngoài việc chuẩn bị tốt về mặt con giống, chuồng trại,chế độ chăm
sóc,dinh dưỡng, thị trường, thị hiếu người tiêu dùng,.. thì tình hình dịch bệnh và công
tác phòng chống bệnh cho đàn gia súc luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu dù
đó là chăn nuôi tập trung, hiện đại hay chăn nuôi nhỏ lẻ.
Trong khi đó tình hình dịch bệnh nước ta hiện nay ngày càng có nhiều biến đổi và
rất khó kiểm soát. Do đó việc phòng ngừa bệnh cho đàn heo ở mọi lứa tuổi là một
khâu chiến lược quyết định thành công cho đàn heo đó. Trên thực tế hiện nay, dù là
trại có quy mô và trang thiết bị hiện đại hay là chăn nuôi nhỏ lẻ, việc heo bị tiêu chảy
vẫn còn xảy ra khá thường xuyên, nhất là giai đoạn heo con cai sữa. Bởi vì trong giai
đoạn này heo con gặp phải rất nhiều yếu tố bất lợi cho cơ thể như: phải cắt đứt nguồn
sữa mẹ, thay đổi thức ăn trong khi hệ thống tiêu hóa của heo chưa có những biến đổi
phù hợp với sự thay đổi đó (các enzyme tiêu hóa trong cơ thể chưa hoàn chỉnh,…),
heo con phải đối mặt với các yếu tố gây suy giảm sức khỏe như vận chuyển, nhập đàn,
thay đổi chuồng trại,… do đó heo con rất nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh , đặc biệt
là các yếu tố gây xáo trộn hệ thống tiêu hóa gây tiêu chảy trên heo. Hiện nay đã và
đang có rất nhiều phương pháp và nghiên cứu để phòng ngừa tiêu chảy trên heo con
như việc cung cấp kháng sinh, các chế phẩm sinh học vào khẩu phần hàng ngày, và
các biện pháp đó cũng mang lại một số kết quả nhất định. Và để tiếp tục nghiên cứu
1


các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cho heo con, được sự phân công của Bộ môn Cơ
Thể Ngoại Khoa – Khoa Chăn Nuôi Thú Y- Trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự
«


hướng dẫn của ThS. Đỗ Vạn Thử, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG LOPERAMIDE PURE ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH
TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 28 – 60 NGÀY
»

TUỔI

1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng Loperamide Pure để phòng ngừa bệnh tiêu chảy
trên heo con sau cai sữa giai đoạn từ 28-60 ngày tuổi và hiệu quả kinh tế khi sử dụng
Loperamide Pure.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi tỷ ngày con tiêu chảy.
Ghi nhận khả năng tăng trọng và chuyển biến thức ăn của heo sau cai sữa khi
dùng loperamide pure.
Theo dõi các bệnh khác và tỷ lệ chết.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON
2.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở heo con sau cai sữa
Heo con trong giai đoạn cai sữa phải gặp rất nhiều bất lợi. Cùng lúc với việc bị
cách ly với heo mẹ, phải xa hơi ấm và sự chăm sóc của heo mẹ. Heo con còn phải gặp
nhiều thay đổi như: thay đổi chế độ ăn, thay đổi khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn và chất
lượng của thức ăn,…. những điều này khiến heo con trong giai đoạn cai sữa rất dễ bị
stress và mẫn cảm với bệnh. Đồng thời trong lúc này bộ máy tiêu hoá của heo con

đang trong giai đoạn thay đổi và dần hoàn thiện để thích nghi với các thay đổi mà heo
con gặp phải. Do đó trong giai đoạn này heo con rất dễ mắc phải những bệnh liên quan
đến bộ máy tiêu hoá, mà hay gặp nhất là bệnh tiêu chảy.
Trước tiên trong giai đoạn này , cấu trúc của bộ máy tiêu hoá của heo con cũng
có những thay đổi để trở thành một bộ máy hoàn chỉnh. Theo Trần Thị Dân (2003),
màng nhày của ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi. So
với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75% trong
vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến
ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson and Kidder, 1986). Mào ruột (crypt) lại sâu hơn bình
thường. Mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để
trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài
enzyme tiêu hoá (lactase, glucosidase, protase) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó
khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm…Việc giảm chiều dài của
nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay
thế nhanh) có thể giải thích tại sao heo cai sữa tăng nhạy cảm đối với bệnh do E.coli.
Việc thay đổi cấu trúc của bộ máy tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thu, hệ thống
men phân tiết chưa đầy đủ, cùng lúc với việc thay đổi thức ăn, heo con ăn nhiều trong
giai đoạn này làm thức ăn không tiêu hoá và hấp thu hoàn toàn. Chính lượng thức ăn
3


dư thừa này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn có hại trong ruột phát triển,
phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây rối loạn tiêu hoá dẫn đến
tiêu chảy trên heo. Chính vì vậy việc thay đổi thức ăn cho heo giai đoạn này không
nên quá đột ngột, cho ăn ít sau đó tăng dần lượng thức ăn khi heo con đã dần thích
nghi với các thay đổi.
Ngoài việc thay đổi cấu trúc thì trong giai đoạn này kích thước bộ máy tiêu cũng
phát triển rất nhanh.
Bảng 2.1 Sự phát triển của bộ máy tiêu hoá của heo con từ 1 – 70 ngày tuổi
Dạ dày


Ruột non

Ruột Già

Tuổi

Trọng

Dung

Trọng

Dung

Chiều

Trọng

Dung

Chiền

(ngày)

lượng

tích

lượng


tích

dài

lượng

tích

dài

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(cm)

(g)

(ml)

(cm)

1

4,5


25

4

100

3,8

10

40

0,8

10

15

73

95

200

5,6

22

90


1,2

20

24

213

115

700

7,5

36

100

1,2

70

235

1815

996

6000


16,5

458

2100

3,1

(dẫn liệu Nguyễn Thị Hải Yến, 2005)
Qua bảng 2.1 ta thấy bộ máy tiêu hoá heo con phát triển kém từ 1 -20 ngày tuổi,
nhưng từ 20 -70 ngày tuổi phát triển rất nhanh. Do đó trong giai đoạn cai sữa khả năng
tiêu hoá còn kém nên cho heo chuyển qua dùng thức ăn hỗn hợp cũng rất dễ mắc các
bệnh tiêu hoá, nhất là bệnh tiêu chảy.
Ngoài ra ở heo con sơ sinh đến 20 – 35 ngày tuổi không tiết đủ lượng HCl cần
thiết trong dạ dày, lượng HCl này chỉ đủ để hoạt hoá men pepsinogen thành pepsin
(men tiêu hoá chất đạm). Lượng HCl tự do quá ít, không đủ làm tăng độ toan của dạ
dày, do độ toan thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ
dày, vào ruột non vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tiêu chảy (Nguyễn Như Pho,
2001).
Mặt khác, như ta đã biết sữa heo mẹ có chứa một số men tiêu hóa rất tốt cho hệ
tiêu hóa của heo con. Sữa heo mẹ cũng chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng rất dễ
tiêu hóa. Do đó, khi heo con cai sữa cũng đồng nghĩa với việc bị cắt đứt nguồn sữa mẹ,
mất một số men tiêu hóa cần thiết, mất một nguồn dưỡng chất dễ tiêu hóa. Cộng thêm
4


với việc thay đổi đột ngột từ 6 bữa/ngày với sữa mẹ phải chuyển sang một dạng thức
ăn khó tiêu hóa hơn. Chính điều này cũng làm heo con dễ mắc bệnh tiêu chảy hơn.
Hơn thế nữa, bộ máy tiêu hóa của heo con trong giai đoạn cai sữa phát triển rất

nhanh. Trong khi đó cấu trúc và chức năng của bộ máy tiêu hóa chưa thật sự hoàn
chỉnh. Điều này khiến cho sức đề kháng của heo con giảm đi đáng kể. Thêm vào đó,
trong giai đoạn này heo con rất dễ bị strees do sự di chuyển, nhập đàn, thay đổi chuồng
trại,… điều này cũng khiến heo con dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh trên đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ở ngày tuổi thứ 22, 23, 24 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa thứ
3 hàm dưới nên cai sữa ngày thứ 21 thường có ảnh hưởng đến sức khỏe heo con vì làm
tăng thêm strees. Tương tự ngày tuổi thứ 28 và 29 đại đa số heo con mọc răng tiền
hàm sữa thứ 4 hàm trên, nên cai sữa ngày thứ 28 có thể làm tăng thêm strees cho heo.
Thường khi mọc răng heo con bị sốt, tiêu chảy trước, sau khi răng nhú ra khỏi khỏi
nướu một vài ngày. Tình trạng này làm heo con mất sức, kém sức kháng bệnh. (Võ
Văn Ninh, 2007).
2.1.2 Sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng và một số enzyme liên quan
2.1.2.1 Tiêu hóa glucid
Glucid là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể đối với động vật có vú.
Glucid cung cấp 70 – 80 % nhu cầu năng lượng dùng để thực hiện sự biến dưỡng, tăng
trưởng, phân tiết, hấp thu,…
Đối với heo, hợp chất glucid thường được sử dụng là tinh bột và một số đường
đôi hay đường đơn (lactose, glucose,…), dạng cellulose được tiêu hóa rất ít qua trung
gian các vi sinh vật ở ruột già. Tuy tiêu hóa ít nhưng khẩu phần của heo cần phải có tối
thiểu 5% xơ để tạo nhu động bình thường và chống táo bón. Glucid được tiêu hóa chủ
yếu ở ruột non, đặc biệt là ở tá tràng.
Đối với heo con theo mẹ trong tuần lễ đầu tiên, bộ máy tiêu hóa chỉ có khả năng
hấp thu glucose và lactose. Do đó trong giai đoạn này heo con được cung cấp các loại
hợp chất glucid như saccharose, tinh bột,… đều có thể gây rối loạn tiêu hóa do hệ vi
sinh vật trong đường ruột.
Một số enzyme tham gia vào hoạt động tiêu hóa glucid như: amylase, 1,6glucosidase, maltase,… Vitamin B1 cũng cần thiết trong quá trình chuyển hóa glucid.

5



2.1.2.2 Tiêu hóa lipid
Lipid trong mô bào động vật có chức năng sinh lý rất quan trọng như: dự trữ năng
lượng (1g mỡ sẽ giải phóng được 9,3 kcal), làm dung môi hòa tan các Vit. A,D,E và K,
tham gia cấu trúc của mô bào đặc biệt là nhóm lipoprotein, tham gia vận chuyển các
dưỡng chất quan trọng,… Ngoài ra lipid còn làm giảm độ bụi trong thức ăn, làm tăng
tính ngon miệng,..
Ở miệng và dạ dày mỡ hầu như không biến đổi vì mỡ trong thức ăn không ở
trạng thái nhũ tương và lipase dịch vị có hoạt lực thấp, vì pH dịch vị acid không thích
hợp với điều kiện hoạt động của lipase. Gia súc non trong thời kỳ bú sữa mẹ có khả
năng tiêu hóa mỡ trong sữa cao vì mỡ sữa ở trạng thái nhũ tương, phân tán thành từng
hạt nhỏ.
Sự tiêu hóa mỡ chủ yếu được tiến hành mạnh mẽ ở ruột non, vì ở đó có đầy đủ
các điều kiện cho sự tiêu hóa mỡ như: sự nhũ tương hóa mỡ, hoạt động của lipase phù
hợp. Ở ruột, chất gây nhũ hóa mỡ là các acid mật ở dạng liên kết với glycine
(glycocholic acid) hoặc với taurine (taurocholic acid). Sự nhu động của ruột tạo điều
kiện cho mật trộn đều với mỡ trong thức ăn giúp cho sự nhũ hóa được dễ dàng.
Choline là chất cần thiết cho sự chuyển hóa lipid, còn gọi là yếu tố huy động mỡ.
2.1.2.3 Tiêu hóa protein
Protein là hợp chất cơ sở cho sự sống, protein được cấu tạo từ các amino acid.
Protein tạo nên cấu tạo mô bào, các chất tham gia trong quá trình biến dưỡng
(enzyme), và các chất điều hòa sự sống (hormon).
Protein trong thức ăn sẽ được phân giải trong đường tiêu hóa nhờ xúc tác của
nhóm enzyme proteinase. Pepsin là enzyme thủy phân protein trong dạ dày, pepsin
không có tác dụng thủy phân các enzyme nhóm scleroprotein (keratin,collagen, elastin
và protamin). Sản phẩm thủy phân protein trong dịch trấp từ dạ dày xuống ruột non, tại
tá tràng tiếp tục được thủy phân nhờ tác động của hệ enzyme tiêu hóa protein trong
dịch tụy và dịch ruột.
Theo Nguyễn Bạch Trà, 1998 thì trên heo con hoạt tính pepsin thấp ở 2 -3 tuần
đầu sau khi sinh và sau đó tăng cao khi pH dạ dày thích hợp. Trong dịch vị heo con có
chymosin với họat tính cao vào tháng đầu, trypsin có hoạt tính cao từ 36 – 48h sau khi

sinh, chúng đều là những enzyme tiêu hóa protein khi hoạt động của pepsin còn thấp.
6


Bảng 2.2 Điểm pH thích hợp để các enzyme phân hủy protein hoạt động tốt
Enzyme

pH tốt nhất để hoạt động

Beninchymosin

3,5

Pepsin

2

Protenase

3

Gelatinase

7
(dẫn liệu Nguyễn Thị Hải Yến, 2005)

Qua bảng 2.2 ta thấy để enzyme tiêu hóa protein hoạt động tốt thì cần một độ pH
tương đối thấp (trừ gelatinase). Trong khi đó pH của dịch tiêu hóa ở heo con có
khuynh hướng tăng dọc theo ống tiêu hóa đến pH trung tính (bảng 2.3). Do đó protein
không được tiêu hóa tốt ở phần sau của đoạn ruột.

Bảng 2.3 Độ pH ở những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con
Dạ dày

Tá tràng

Không tràng

Manh tràng

kết tràng

trực tràng

4,55

5,30

6,57

6,02

6,68

7,00

(trích công nghệ mới trong việc sử dụng enzyme cho thức ăn gia súc)
2.1.2.4 Tiêu hóa vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ có rất ít trong cơ thể nhưng lại rất quan trọng và
không thể thiếu . Nó tham gia vào cấu trúc nhóm ghép trong nhiều hệ thống enzyme,
xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như: sinh

trưởng, sinh sản,…
Vitamin được chia thành hai nhóm: nhóm tan trong nước (Vit.B và C) và nhóm
tan trong dung môi hữu cơ (Vit.A,D,E và K).
Vitamin ADE và vitamin C thường hay thiếu so với nhu cầu trong những trường
hợp stress. Vì thế heo giai đoạn cai sữa cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ nhu cầu
vitamin để giảm bớt stress và tăng sức đề kháng cho heo con.
2.1.2.5 Tiêu hóa chất khoáng
Chất khoáng là phần tro thu được khi đốt toàn bộ cơ thể sinh vật. Chất khoáng
chiếm tỷ lệ khoảng 3 -5% so với trọng lượng cơ thể. Có hai nhóm chất khoáng:
khoáng đa lượng (Ca, p, Mg, Na, K, Cl) và khoáng vi lượng (Zn, Mn, Fe, Cu, Co, I,
Se, Mo, Ni, F, As, Sn, Si).

7


Chất khoáng là thành phần chính cấu tạo nên khung xương, còn tham gia làm
chất xúc tác cho các phản ứng sinh học trong cơ thể, đảm bảo sự cân bằng thể dịch,…
do đó đối với heo con trong giai đoạn cai sữa cần được chú ý bổ sung đầy đủ chất
khoáng để heo con có thể tăng trưởng tốt.
Cơ thể chỉ có thể hấp thu chất khoáng dưới dạng ion. Đối với các nguyên tố hóa
trị một (Na,K,Cl) cơ thể hấp thu rất dễ dàng. Các nguyên tố Ca, Mg phân ly dưới dạng
ion cũng hấp thu cũng tương đối dễ. Song các khoáng có hóa trị 2 đều có các yếu tố
hạn chế việc hấp thu. Do đó khi cho heo ăn cần thiết phải lưu ý các yếu tố này. Các ion
kim loại nặng (khoáng vi lượng) được hấp thu rất phức tạp, thường phải kết hợp với
các protein mang để tạo thành phức hợp complex.
2.2 TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
Tiêu chảy là triệu chứng lâm sàng của một quá trình bệnh lý, sinh lý trên đường
tiêu hóa mà biểu hiện là thú đi phân loãng, đôi khi có mùi tanh, có máu, chất nhầy, bọt
khí,… Roux đã định nghĩa “tiêu chảy là hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân nhanh
và phân nhiều nước” (dẫn liệu Nguyễn Thị Hải Yến, 2005).

Hậu quả của tiêu chảy làm heo suy yếu, còi cọc, chậm lớn, ăn ít hoặc bỏ ăn, có
thể dẫn đến tử vong, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà chăn nuôi.
2.2.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy
2.2.1.1 Do heo con
Heo con cai sữa không còn được bú sữa mẹ cũng đồng nghĩa mất một số men tiêu
hóa có sẵn trong sữa mẹ, do đó tiêu hóa của heo có thể bị thay đổi và dẫn đến tiêu
chảy.
Heo con bú sữa mẹ quá nhiều, hoặc không được bú sữa đầu cũng dễ bị tiêu chảy.
Ngoài ra theo Võ Văn Ninh, 2007 thì heo con ở ngày tuổi 22,23,24 và ngày tuổi
28,29 tương ứng với lúc heo con mọc răng tiền hàm sữa thứ 3 hàm dưới và răng tiền
hàm sữa thứ 4 hàm trên. Lúc mọc răng heo thường bị tiêu chảy trước.
Heo con ăn quá nhiều thức ăn trong giai đoạn cai sữa hay ăn thức ăn dạng bột
nhưng cho ăn loãng cũng có thể bị tiêu chảy.

8


2.2.1.2 Do heo mẹ
Heo mẹ bị hội chứng M.M.A, heo mẹ nuôi con không tốt cũng có thể gây tiêu
chảy cho heo con.
Heo mẹ yếu hay già tiết sữa kém, hoặc chất lượng sữa không đảm bảo cũng ảnh
hưởng đến sức khỏe của heo con. Làm heo con có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh
khác, nhất là bệnh tiêu chảy.
2.2.1.3 Do dinh dưỡng
Heo con bú sữa kém chất lượng, sữa nhiễm khuẩn,… đều có khả năng bị tiêu
chảy.
Heo con thường ăn nhiều thức ăn trong giai đoạn cai sữa, trong khi hệ tiêu hóa
chưa hoàn chỉnh. Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, lượng thức ăn dư thừa này
sẽ làm cơ chất cho vi khẩn có hại ở đường tiêu hóa heo phát triển. Do đó heo con rất
dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là bệnh tiêu chảy.

Heo con trong giai đoạn tập ăn, hay giai đoạn chuyển đổi thức ăn, nếu thay đổi
quá đột ngột cũng sẽ dẫn đến tiêu chảy. Thức ăn heo cai sữa không đảm bảo sự ổn
định chất lượng, hay thức ăn tập ăn không đảm bảo chất lượng tốt cũng sẽ ảnh hưởng
đến đến hệ tiêu hóa của heo con, dễ gây tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (2001), khẩu phần có quá nhiều xơ, cơ thể không tiêu hóa xơ
được, chất xơ đi qua ống tiêu hóa quá nhanh và thải ra ngoài dưới dạng phân loãng.
Heo con ăn phải cám ôi thiêu cũng có thể gây tiêu chảy.
Do nước uống: nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, nhiễm bẩn, có
nhiều NH3, Clo, nitrate, sulfate và các vi sinh vật có hại đều gây bất lợi lớn cho hoạt
động của đường tiêu hóa (Nguyễn Bạch Trà, 1996).
2.2.1.4 Do điều kiện ngoại cảnh, vệ sinh và chăm sóc
Heo con giai đoạn cai sữa rất dễ nhảy cảm với strees, do đó khi điều kiện thời tiết
thay đổi đột ngột, heo con rất dễ mắc bệnh.
Sự thay đổi thời tiết còn làm cho thức ăn dễ bị hư hỏng, nếu không chú ý phát
hiện, heo con ăn phải cũng dễ gây rối loạn tiêu hóa cho heo con.
Heo con được vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng sức đề kháng với dịch
bệnh, nếu thiếu vận động heo con có thể bị tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985). Do đó

9


heo con nuôi với mật độ cao (do chuồng nhỏ hoặc nuôi quá nhiều con trong một ô
chuồng) cũng có khả năng gây tiêu chảy cho heo.
Sau nhiều năm chăn nuôi, nguồn nước sạch trước đây có thể bị nhiễm bẩn. Nếu
không kiểm tra định kì để phát hiện và xử lí kịp thời. Heo uống phải sẽ có nguy cơ
nhiễm bệnh cao. Nhất là bệnh trên đường tiêu hóa.
Trong chế độ nuôi cho heo con ăn liên tục, nếu không loại bỏ cám cũ, hoặc cho
cám mới vào trong khi cám cũ vẫn còn, heo con ăn vào rất dễ bị tiêu chảy.
Nếu vệ sinh không tốt chuồng trại, để phân, nước tiểu tồn đọng trên nền, sẽ tạo
điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đồng thời nồng độ các khí độc (CO2, NH3, H2S) sẽ

tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến heo con.
2.2.1.5 Do vi sinh vật, kí sinh trùng
Vsv gây tiêu chảy
Vi khuẩn

Lứa tuổi
Theo mẹ

Cai sữa

Lớn

E.coli

+++

+++

-

Clos. Perfrigens type C

++

-

-

Campylobacter


-

+

+++

Salmonella

+

+

++

Treponema hyodysenteriae

+

+

+++

+

+

-

+++


+

-

Stronggyloides ransomi

+

+

+

Trichuris suis

-

-

+

Rotavirus

+++

+++

-

Tranmissible gastroenteritis


+++

+++

++

+

+

-

Kí sinh trùng và nguyên sinh động vật
Crypto sporidium
Isospora suis

Virus

Enterovirus

(theo the marek veterinary manual, 1986)

10


2.2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy trên heo con
Theo Nguyễn Như Pho (2001), cơ chế sinh bênh tiêu chảy được trình bày như
sau:
Nguyên nhân không do vsv
Strees


Do vi sinh vật có hại

nhiễm trùng

độc tố vi

đường tiêu hóa

sinh vật

giảm sức đề kháng

viêm ruột

kích thích
nhu động

thần kinh phó giao
cảm bị ức chế

tiêu chảy

giảm nhu động ruột

mất nước và

thiếu dinh

chất điện giải


dưỡng

giảm khả năng tiết dịch
vi sinh vật có hại
thức ăn ứ đọng lại

phát triển

không tiêu hóa

chết
Sơ đồ 2.1 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm loại thải nhanh những chất độc hại
ra khỏi đường tiêu hóa của thú. Tuy nhiên, với những đặc điểm là tăng nhu động ruột,
tăng tiết dịch ở ruột sẽ làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất. Qua thời gian dài bị tiêu

11


chảy, thú bị mất nước, chất điện giải, máu bị cô đặc, rối loạn tuần hoàn và trao đổi
chất, cuối cùng dẫn đến shock và chết.
Cơ quan tiêu hóa của heo con lúc cai sữa chưa phát triển hoàn chỉnh, dịch tiêu
hóa và các enzyme tiêu hóa còn thiếu. Việc tiêu thụ một lượng thức ăn khá nhiều sau
cai sữa làm thức ăn không được tiêu hóa hết, thức ăn còn tồn đọng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật có hại đường ruột phát triển và sinh độc tố gây viêm ruột. Mặt
khác, khi có sự thay đổi đột ngột gây ra strees làm cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm
đột ngột và thức ăn không được tiêu hóa tốt. Protein không được tiêu hóa sẽ lên men
sinh ra các sản phẩm độc như indol, scatol, cresol và một số khí gây độc như CH4,

H2S,…. Các vi khuẩn và độc tố của chúng, chất độc do phân giải thức ăn tác động lên
niêm mạc ruột gây viêm ruột, làm nhu động ruột tăng gây tiêu chảy.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON CAI SỮA
KHÁC
Ngày nay khoa học phát triển cùng với những đột phá trong y học. Việc phòng
ngừa tiêu chảy trên heo con cai sữa cũng được nghiên cứu khá kĩ lưỡng, và cũng có
không ít các nghiên cứu về các giải pháp phòng ngừa tiêu chảy trên heo con giai đoạn
này. Sau đây là một vài giải pháp để phòng ngừa tiêu chảy cho heo con giai đoạn này
2.3.1 Các giải pháp không dùng kháng sinh
Sử dụng hỗn hợp enzyme mà cơ thể không có khả năng sản xuất để tiêu hóa
thức ăn (NSP- Hydrolyase – protease).(dẫn liệu Trần Thị Thanh Tâm, 20007).
Đưa vào ruột một số chế phẩm vi sinh sống có lợi để áp đảo vi sinh vật lên men
thối có hại cho cơ thể.
Giải pháp acid đường ruột
Là giải pháp hạn chế dư thừa thuốc khi phải sử dụng để điều trị bệnh. Các acid
hữu cơ cũng là các acid hữu cơ có trong ống tiêu hóa của thú khỏe. Khi đạm phân hủy
 NH3 kiềm tính, acid hữu cơ trung hòa để giữ pH đường ruột thấp. Ức chế vi khuẩn
lên men thối. Acid hữu cơ của chế phẩm được hấp thu vào cơ thể và tham gia vào quá
trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác và rất an toàn khi đào thải. Acid hữu cơ
còn tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng. Các acid hữu cơ tốt cho
tiêu hóa như: acid phosphoric, acid lactic propionic, butyric, formic.(dẫn liệu Nguyễn
Thị Hải Yến, 2005)
12


2.3.2 Giải pháp phòng ngừa tiêu chảy bằng kháng sinh
Là giải pháp bổ sung một số lượng kháng sinh phù hợp vào trong thức ăn để ức
chế sự phát triển của một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Qua đó giúp
phòng ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa cho heo, nhất là bệnh tiêu chảy.
2.3.2.1 Định nghĩa

Trước kia người ta định nghĩa kháng sinh (Antibiotic là một từ do Selman
Waksman đặt ra) là một hoạt chất hóa học được tiết ra bởi một vi sinh vật (nấm hoặc
vi khuẩn) có khả năng ức chế phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật khác. Định nghĩa này
ngày nay không còn phù hợp nữa vì xuất hiện nhiều kháng sinh được tổng hợp hoàn
toàn mà không do vi sinh vật tiết ra nữa. Như vậy, ta có thể định nghĩa kháng sinh là
một hợp chất có nguồn gốc sinh học hoặc tổng hợp, có tác dụng đặc hiệu lên một giai
đoạn chính trong sự chuyển hóa của vi khuẩn (kháng sinh kháng khuẩn) hay nấm
(khán sinh kháng nấm). (Nguyễn Như Pho, 2007).
2.3.2.2 Cơ chế tác động của kháng sinh
Tác động lên thành vi khuẩn do ức chế sự tổng hợp peptidoglycane. Gồm các
kháng sinh họ Bêta-lactamines ( penicilline, ampicilline, amoxicilline, cefadroxil,…),
nhóm glycopeptide (vancomycine, teicoplamine), và fosfomycine.
Tác động lên màng bào tương. Các kháng sinh bám lên các phospholipid của
màng bào làm biến đổi cấu trúc của màng này. Khi đó màng này mất đi tính thẩm thấu
chọn lọc, không còn ngăn cản các thành phần bào tương thoát ra ngoài, gây nên cái
chết của vi khuẩn. Gồm các kháng sinh nhóm polypeptide (colistine, polymycine).
Tác động lên sự tổng hợp protein: nhóm aminoside bám vào tiểu đơn vị 30S của
ribosome, ngăn cản việc giải mã di truyền bởi các ARN vận chuyển, sự tổng hợp
protein của vi khuẩn vì thế mà bị ức chế. Nhóm phenicole tương tác với một số protein
thuộc tiểu đơn vị 50S của ribosome, hậu quả là các acid amin không thể nối với nhau
thành chuỗi polypeptid. Nhóm tetracylline ức chế phóng thích các acid amin từ các
ARN vận chuyển tại ribosome. Nhóm macrolide, lincosamide, streptogramine và acid
fusidique ngăn không cho phức hợp acid amin – ARN vận chuyển gắn vào tiểu đơn vị
50S của ribosome.
Tác động lên sự chuyển hóa của vi khuẩn. Các sulfamide có cấu trúc tương tự
với acid para-aminobenzoique cạnh tranh với acid này gây ra sự ức chế men
13


dihydrofolate-synthetase, dẫn đến ức chế tổng hợp của acid dihydrofolique và của

folate, những thành phần không thể thiếu được của tế bào vi khẩn. Trimethoprime có
tác dụng ức chế men dihydrofolate-reductase, men cần thiết cho sự chuyển tiếp của
acid dihydrofolique thành acid tetrahydrofolique.
Tác động lên sự tổng hợp acid nuclêic của vi khuẩn. Nhóm rifamycine ức chế sự
tổng hợp ARN do chúng chẹn men ARN-polymerase. Nhóm quinolone ức chế sự tổng
hợp ADN của vi khuẩn do chúng chẹn men ADN-gyrase, nếu ở liều cao hơn các kháng
sinh này còn ức chế cả sự tổng hợp ARN thông tin. Nhóm Nitro-5-imidazole bám vào
các bazơ trong thành phần của phân tử ADN gây ra sự đứt đoạn của chuỗi xoắn đôi
ADN. Nhóm Nitrofurane có tác dụng giống nhóm Nitro-5-imidazole, chúng gây ra sự
đứt đoạn phân tử ADN , ngoài ra chúng còn làm chuyển hóa glucid của vi khuẩn do
tương tác với một số men của vi khuẩn.
2.3.2.3 Những lợi ích của việc bổ sung trong thức ăn chăn nuôi
Việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi có thể giúp phòng ngừa một số
bệnh trên đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện tốc độ
tăng trưởng, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cho heo, nhất là heo trong giai đoạn cai
sữa.
Kháng sinh có tác dụng kích thích tăng trưởng, giảm hao phí thức ăn trên một
đơn vị tăng trọng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm tỉ lệ hao hụt, con vật thích nghi tốt hơn
với môi trường sống nhờ đấu tranh chống hệ vi khuẩn trong chuồng trại (dẫn liệu
Phạm Tất Thắng, 2004).
2.3.2.4 Những bất lợi trong việc bổ sung khág sinh vào trong thức ăn chăn nuôi
Việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự đề kháng
của vi khuẩn đối với loại kháng sinh đó. Gây khó khăn cho việc điều trị cho con thú và
cũng khó khăn cho việc điều trị trên người khi gặp phải những dòng kháng thuốc này.
Ngoài ra khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn nhằm ức chế các vi khuẩn có hại
nhưng cũng đồng thời ức chế luôn các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.
Mặt khác việc dùng kháng sinh thường xuyên trong thức ăn sẽ làm cơ thể con thú
không sản sinh ra sức đề kháng của bản thân để chống lại sự xâm nhiễm của vi trùng,
dẫn đến sức đề kháng tự nhiên của cơ thể thú yếu dần đối với các mầm bệnh.


14


×