Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẬU KUDZU THAY THẾ BÃ ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRỌNG CỦA THỎ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.81 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẬU KUDZU THAY THẾ BÃ
ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRỌNG CỦA
THỎ THỊT

Họ tên sinh viên : Đỗ Thị Nhân
Lớp

: DH04CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Khóa

: 2004 - 2008

Tháng 9/2008


TÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẬU KUDZU THAY THẾ BÃ ĐẬU
NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRỌNG CỦA
THỎ THỊT

Tác giả



ĐỖ THỊ NHÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn

Th.S NGUYỄN VĂN HIỆP

Tháng 9/2008


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: ĐỖ THỊ NHÂN
Tên luận văn “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẬU KUDZU THAY THẾ
BÃ ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRỌNG CỦA THỎ THỊT”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ………………
Ngày……tháng……năm………
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Văn Hiệp

ii


LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành gởi lời cảm ơn đến
Ông nội, bà ngoại, bố mẹ, cô dì, cậu cùng tất cả anh chị em luôn luôn tạo điều

kiện, động viên và dõi theo bước con đi nâng đỡ con nên người. Cảm ơn những tình
cảm thiêng liêng mà mọi người dành cho con.
Cảm ơn mọi người ở quê hương luôn yêu thương và cho con những cảm giác ấm
áp, yên bình.
Gởi lời tri ân đến thầy cô thời phổ thông
Em xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà thầy cô đã trao cho em. Cảm ơn
những ngày tháng êm đềm được sống dưới mái trường ngày xưa với bao bạn bè và kỉ
niệm.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể giáo viên khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt
khóa học của mình, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu để vào đời.
Vô cùng cảm ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thầy đã nhiệt tình chỉ bảo và giải đáp
những thắc mắc của tôi trong quá trình làm đề tài.
Cảm ơn
Tất cả bạn bè trong lớp Chăn Nuôi cùng tất cả anh chị em trong trại đã tạo điều
kiện thuận lợi và sẻ chia cùng tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Đỗ Thị Nhân

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với mục đích khảo sát ảnh hưởng của Đậu Kudzu thay thế bã Đậu Nành trong
khẩu phần thỏ thịt và tìm ra tỉ lệ thay thế phù hợp, chúng tôi đã tiến hành đề tài này.
Thí nghiệm được tiến hành tại trại Thực Nghiệm Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 20 – 06 – 2008 đến 29 – 08 - 2008. Đề tài

tiến hành trên thỏ thịt có độ tuổi từ 5 – 6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 555 – 615 g.
Thí nghiệm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần, mỗi lần nuôi 2 con.
Được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Với các công thức:
Công thức A: Cỏ Sả + 5 % bã Đậu Nành trên trọng lượng thỏ (vật chất khô).
Công thức B: Cỏ Sả + 50 % Đậu Kudzu thay thế 50 % bã Đậu Nành.
Công thức C: Cỏ Sả + 75 % Đậu Kudzu thay thế 75 % bã Đậu Nành.
Sau một thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả: ở Công thức
B cho kết quả cao tương đương với Công thức A. Ta có Công thức B: lượng vật chất
khô ăn vào cao nhất 70,06 g/con/ngày, lượng protein thô ăn vào 13,27 g/con/ngày,
lượng béo thô ăn vào 3,66 g/con/ngày, xơ thô ăn vào 20,04 g/con/ngày, trọng lượng
tích lũy ở tuần thứ 8 là 1.575 g/con, tăng trọng tuyệt đối 17,62 g/con, hệ số chuyển
biến thức ăn là 3,93.
Kết quả của quá trình thí nghiệm, thỏ ở Công thức B phát triển không khác biệt
với Công thức A. Từ đó ta có thể sử dụng Công thức B cho thỏ.

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..........................................................................2
1.2.1. Mục đích ....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................3
2.1. VÀI NÉT VỀ TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y .....3
2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................3
2.1.3. Vị trí............................................................................................................3
2.1.4. Mục đích của trại ........................................................................................3

2.1.5. Cơ cấu tổ chức trại......................................................................................3
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI THỎ ......................................................4
2.2.1. Nguồn gốc thỏ ............................................................................................4
2.2.2. Một số đặc điểm thỏ rừng...........................................................................4
2.2.3. Một số giống thỏ.........................................................................................4
2.2.3.1. Một số giống thỏ trong nước ...................................................................4
2.2.3.2. Một số giống thỏ trên thế giới .................................................................5
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÝ THỎ ................................................6
2.3.1. Đặc điểm giải phẫu học ..............................................................................6
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa thỏ.................................................................................7
2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng ...................................................................................10
2.3.3.1. Tinh bột....................................................................................................10
2.3.3.2. Chất đạm..................................................................................................11
2.3.3.3. Vitamin ....................................................................................................11
2.3.3.4. Chất khoáng.............................................................................................11
2.3.3.5. Nước ........................................................................................................11
2.3.3.6 Chất xơ......................................................................................................12
2.3.4. Hiện tượng ăn lại phân mềm ......................................................................12
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỎ ..................12
v


2.4.1. Nhiệt độ ......................................................................................................12
2.4.2. Ẩm độ .........................................................................................................12
2.4.3. Sự thông thoáng..........................................................................................13
2.5. ĐẬU KUDZU................................................................................................13
2.5.1. Mô tả hình thái học.....................................................................................13
2.5.2. Điều kiện thích nghi ...................................................................................14
2.5.3. Giá trị dinh dưỡng ......................................................................................14
2.5.4. Năng suất ....................................................................................................14

2.6. BÃ ĐẬU NÀNH ...........................................................................................14
2.7. CỎ SẢ LÁ NHỎ............................................................................................15
2.7.1. Phân loài .....................................................................................................15
2.7.2. Nguồn gốc...................................................................................................15
2.7.3. Đặc tính.......................................................................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................17
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................17
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .................................................................................17
3.3. QUI TRÌNH CHĂM SÓC .............................................................................17
3.3.1. Chuồng trại .................................................................................................17
3.3.2. Thức ăn và chăm sóc ..................................................................................18
3.3.3. Cách lấy mẫu ..............................................................................................18
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .........................................................................19
3.4.1. Thực liệu dùng trong thí nghiệm ................................................................19
3.4.2. Lượng tươi ăn vào của thỏ..........................................................................19
3.4.3. Lượng khô ăn vào của thỏ ..........................................................................19
3.4.4. Lượng protein thô ăn vào ...........................................................................19
3.4.5. Lượng béo thô ăn vào .................................................................................20
3.4.6. Lượng xơ thô ăn vào...................................................................................20
3.4.7. Lượng khoáng tổng số ăn vào ...................................................................20
3.4.8. Lượng chất khô và protein thô ăn vào trên 100g thể trọng ........................20
3.4.9. Trọng lượng của thỏ sau các tuần nuôi.......................................................21
3.4.10. Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................21
vi


3.4.11. Hệ số chuyển biến thức ăn........................................................................21
3.3.12. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy, bị ghẻ và chết ...................................................21
3.5. XỬ LÍ SỐ LIỆU ............................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................23

4.1. Dinh dưỡng thực liệu dùng trong thí nghiệm ................................................23
4.2. Lượng tươi ăn vào của thỏ.............................................................................24
4.3. Lượng khô ăn vào của thỏ ............................................................................25
4.4. Lượng protein thô ăn vào ..............................................................................26
4.5. Lượng béo thô ăn vào ....................................................................................27
4.6. Lượng xơ thô ăn vào......................................................................................28
4.7. Lượng khoáng tổng số ăn vào .......................................................................29
4.8. Lượng chất khô và protein thô ăn vào trên 100g thể trọng ...........................30
4.9. Trọng lượng trung bình của thỏ sau các tuần nuôi ........................................31
4.10. Tăng trọng tuyệt đối trung bình...................................................................32
4.11. Hệ số chuyển biến thức ăn...........................................................................34
4.12. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy, bị ghẻ và chết ......................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................36
5.1. Kết luận..........................................................................................................37
5.2. Đề nghị ..........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................40
PHỤ LỤC .............................................................................................................45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. KTS: khoáng tổng số.
2. P: độ tin cậy.
3. TP. Hồ Chí Minh: Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. TTTD: Tăng trọng tuyệt đối.
5. TT: Thể trọng

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.3.4: Thành phần viên phân rắn và viên phân mềm ..................................9
Bảng 2.3.7: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo các giai đoạn ...............................10
Bảng 2.4.6: Các tiêu chuẩn thông thoáng chuồng trại nuôi thỏ ...........................13
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của bã Đậu Nành ..........................................15
Bảng 2.7.6: Thành phần dinh dưỡng của cỏ Sả....................................................16
Bảng 4.1: Thành phần dưỡng chất trong các thực liệu thí nghiệm ......................23
Bảng 4.2: Lượng tươi ăn vào của từng thực liệu ở các công thức thí nghiệm .....24
Bảng 4.3: Lượng khô ăn vào của từng thực liệu ở các công thức thí nghiệm......25
Bảng 4.4: Lượng protein thô ăn vào ở các công thức thí nghiệm ........................26
Bảng 4.5: Lượng béo thô ăn vào ở các công thức thí nghiệm..............................27
Bảng 4.6: Lượng xơ thô ăn vào ở các công thức thí nghiệm ...............................28
Bảng 4.7: Lượng khoáng tổng số ăn vào theo công thức thí nghiệm...................29
Bảng 4.8: Lượng chất khô và đạm thô ăn vào trên 100 g thể trọng .....................30
Bảng 4.9: Trọng lượng trung bình của thỏ sau các tuần nuôi ..............................31
Bảng 4.10: Tăng trọng tuyệt đối trung bình của thỏ sau các tuần nuôi................32
Bảng 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn trên thỏ của các công thức......................34
Bảng 4.12: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy, bị ghẻ và chết của thỏ thí nghiệm..............34

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Lượng tươi ăn vào của các công thức thí nghiệm............................24
Biểu đồ 4.2: Lượng khô ăn vào của các công thức thí nghiệm ............................25
Biểu đồ 4.3: Lượng protein thô ăn vào.................................................................26
Biểu đồ 4.4: Lượng béo thô ăn vào ......................................................................27

Biểu đồ 4.5: Lượng xơ thô ăn vào ........................................................................28
Biểu đồ 4.6: Lượng khoáng tổng số ăn vào..........................................................29
Biểu đồ 4.7: Lượng chất khô và protein thô ăn vào trên 100 g thể trọng.............34
Biểu đồ 4.8: Trọng lượng trung bình ở các tuần nuôi ..........................................31
Biểu đồ 4.9: Tăng trọng tuyệt đối trung bình ở các tuần nuôi..............................33
Biểu đồ 4.10: Hệ số chuyển biến thức ăn.............................................................34

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chăn nuôi thỏ đã có từ lâu và đã phát triển thành chăn nuôi công
nghiệp. Một số nước như Pháp, Trung Quốc, Hungari…còn xuất khẩu thịt thỏ ra nước
ngoài. Ở nước ta thỏ cũng được nuôi từ rất sớm, nhưng chỉ dừng lại ở qui mô nhỏ. Thỏ
được nuôi để giải trí, lấy thịt cho gia đình hay chỉ là khoảng phụ thu. Thậm chí ở một
số nơi việc nuôi thỏ dần dần biến mất, hoặc không được biết đến.
Từ trước đến nay, chăn nuôi gia cầm là cách quay vòng vốn nhanh, thời gian nuôi
ngắn thích hợp với những người có nguốn vốn thấp. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh
cúm gia cầm lây lan nhanh, chưa có thuốc trị, đặc biệt làm chết người khi mắc phải
nên việc nuôi gia cầm bị hạn chế, một số địa phương ở vùng dịch bị cấm nuôi gia cầm.
Vì vậy thị trường mất đi một nguồn cung cấp thịt lớn, người chăn nuôi mất đi một
nguồn thu nhập. Trong khi đó chăn nuôi thỏ cũng có nhiều ưu điểm như: thời gian
nuôi thỏ thịt ngắn ( khoảng 3 tháng), mắn đẻ (thỏ một năm đẻ 6 – 7 lứa, một lứa đẻ từ
6 – 8 con), thức ăn cho thỏ dễ kiếm chủ yếu là rau cỏ và phụ phẩm. Nhờ vậy mà người
nuôi đầu tư vốn ít, thu hồi vốn nhanh. Nuôi thỏ có thể tận dụng được công lao động
nhàn rỗi trong gia đình. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao (21 % đạm), ít cholesterol,
thích hợp cho những người bị bệnh tim mạch (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức,
2002).

Trong chăn nuôi, bên cạnh con giống, thức ăn cũng không kém phần quan trọng,
nó quyết định năng suất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, chúng ta không ngừng nghiên
cứu tìm nguồn thức ăn mới, tận dụng những nguồn thực liệu sẵn có sao cho vừa đảm
bảo cho thỏ phát triển tốt, vừa có giá thành thấp nhất. Trong nhân dân, ngoài những
thức ăn xanh như: rau, cỏ, củ, quả…còn bổ sung thêm thức ăn cung đạm cho thỏ. Một
trong những thức ăn người dân hay dùng nhất là bã Đậu Nành. Bã Đậu Nành là phụ
phẩm sau khi chế biến sữa Đậu Nành, đậu hủ…Là phụ phế phẩm nên giá thành của nó
cũng tương đối thấp. Tuy nhiên đây cũng là nguồn thức ăn của các thú nuôi khác: heo,
1


gà, dê…Do đó tìm nguồn thức ăn cung đạm khác cho thỏ để tránh sự cạnh tranh về
thức ăn.
Theo các tài liệu tham khảo và các kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trên
Đậu Kudzu có hàm lượng đạm cao: 19,64 – 22,10 %/vật chất khô (Đinh Công Tiến,
2007). Là nguồn nguyên liệu sẵn có, đặc biệt được trồng nhiều tại các tỉnh miền Đông
Nam Bộ. Đậu Kudzu được trồng nhiều trong các vườn Cao Su chưa có tán có tác dụng
cải tạo đất, đồng thời tạo độ che phủ chống các lại cỏ dại. Do đó đây có thể là nguồn
cung đạm tốt cho thỏ.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Văn Hiệp chúng tôi tiến hành đề
tài “ Khảo sát ảnh hưởng của Đậu Kudzu thay thế bã Đậu Nành trong khẩu phần lên
tăng trọng của thỏ thịt”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của Đậu Kudzu thay thế bã Đậu Nành trong khẩu phần lên
tăng trọng của thỏ, với các mức thay thế 50 %, 75 % (tính trên 5 % vật chất khô). Từ
đó tìm ra tỉ lệ thay thế phù hợp.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi khả năng lấy thức ăn, tăng trọng tích luỹ, tăng trọng tuyệt đối của thỏ,

từ đó tính ra hệ số chuyển biến thức ăn.
Theo dõi tình hình sức khỏe thỏ.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. VÀI NÉT VỀ TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
2.1.1. Lịch sử hình thành
Đây là trại Thực Nghiệm mới của khoa Chăn Nuôi Thú Y, bắt đầu xây dựng ngày
18 – 04 – 2005 và hoàn thành vào ngày 18 – 07 – 2005. Ngày khoa tiếp trại từ trường
là 22 – 04 – 2006. Đây là trại thí nghiệm có quy mô vừa.
2.1.2. Vị trí
Trại Thực Nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y nằm trong khuôn viên trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km về hướng Tây Bắc và
cách đường Kha Vạn Cân khoảng 2 km về hướng Tây Nam.
Trại Thực Nghiệm thành lập có tổng diện tích toàn trại là 15.052 m2, với diện tích
chuồng nuôi heo thịt là 385 m2, trại heo giống 412 m2, trại gà 444 m2 và trại thỏ
khoảng 200 m2.
2.1.3. Mục đích của trại
Cơ sở chuồng trại phục vụ cho thực tập các môn chuyên ngành và rèn nghề, thực
tập tốt nghiệp và triển khai các đề tài nghiên cứu của giáo viên và sinh viên khoa Chăn
Nuôi Thú Y.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp nâng cao chất lượng thực tập và rèn nghề,
tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các kĩ thuật và phương tiện mới.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức trại
Trại được quản lí dưới sự chỉ đạo của Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y,
có hai công nhân làm việc.


3


2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI THỎ
2.2.1. Nguồn gốc thỏ
Thỏ nhà có nguồn gốc từ thỏ rừng thuộc bộ Rodenta, lớp Lagomorpha, họ thỏ
Leporides. Thỏ nhà có tên gọi khoa học là Orytokagus cunoculus domesticies được
thuần hóa từ loài thỏ rừng Orytolagus cuniculus.
Thỏ nhà đã được thuần hóa từ lâu đời qua những mẫu hóa thạch người ta đã xác
định được rằng thỏ nhà đã xuất hiện ở Tây Ban Nha vào đầu công nguyên. Ở ĐứcAnh-Pháp giống thỏ Angora đã được thuần hóa vào giữa thế kỉ VIII. Vào thế kỉ XVI
giống thỏ Bỉ được thuần hóa. Năm 1924 ở Pháp giống thỏ Rex lần đầu tiên được giới
thiệu.
2.2.2. Một số đặc điểm thỏ rừng
Thỏ rừng khi mới sinh mình đã đầy lông, mắt mở sớm, thỏ non sớm nhảy nhót và
tự kiếm mồi. Thỏ có thân hình rắn chắc, tai dài, dấu chân to và chân sau đặc biệt phát
triển. Khi yên tĩnh thỏ di chuyển từng bước ngắn nhưng lúc náo động chúng di chuyển
một cách mau lẹ, bước nhảy từ 3 – 3,5 m và chạy lắt léo để tránh kẻ thù, đôi khi nhảy
tung lên để quan sát xung quanh. Ở cực Bắc, thỏ có bộ lông màu trắng. Cực Nam, thỏ
có màu lông thay đổi theo mùa. Thỏ rừng sống thành từng bầy với số lượng không
đông lắm, len lỏi dưới những bụi cây rậm rạp. Chúng đẻ con trong hang hốc và có bản
tính nhút nhát.
Thỏ rừng lúc đầu chỉ là đối tượng dùng để săn bắn phục vụ cho nhu cầu về thịt
hay vui chơi thể thao. Cho đến khi nhu cầu về thịt ngày càng cao và cấp thiết thì con
người bắt đầu nuôi thỏ rừng lấy thịt và thuần hóa chúng thành thỏ nhà.
2.2.3. Một số giống thỏ
Hiện nay trên thế giới có nhiều giống thỏ khác nhau, tùy theo nhu cầu và phương
thức sản xuất mà người ta tạo ra các giống phù hợp. Ngày nay với tiến bộ khoa học
người ta đã tạo ra nhiều giống thỏ tốt theo các hướng sản xuất như lấy lông, lấy thịt
hoặc vừa lấy lông vừa lấy thịt. Một số giống thỏ được nuôi phổ biến trong nước và
trên thế giới.

2.2.3.1.

Một số giống thỏ trong nước

Thỏ ở nước ta được nuôi từ rất lâu và đến nay không còn giống thuần chủng.
Chúng đã bị pha tạp nhiều và màu sắc lông cũng không thuần nhất. Có con màu lông
4


trắng tuyền, có con màu đen hoặc pha giữa hai màu đó, có con màu xám tro hoặc sẫm,
phần ngực bụng và đuôi màu sáng hơn hoặc trắng. Màu mắt cũng không thuần nhất.
Có con mắt đỏ, đen hoặc xám. Khi cho phối hai thỏ cùng màu lông và mắt lại với nhau
thì cho ra đời con có màu lông và mắt khác nhau. Vậy đã có sự phân li và pha tạp về
giống (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2002).
Thỏ nội có đầu to vừa phải, tai thẳng hơi chữ V, thân hình rắn chắc nhưng cổ
không vạm vỡ, lưng hơi cong hay tròn, bụng to, nuôi con khéo, trọng lượng
2,5 – 3,5 kg. Một năm đẻ 5 – 6 lứa, một lứa trung bình 6 con.
Nước ta có Trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi thỏ tại Sơn Tây – Hà Nội. Sau 10
năm hoạt động trung tâm đã có các giống thỏ phát triển ra sản xuất:
Giống thỏ Newzealand White – Việt Nam: được nhập từ Hungari. Thỏ có màu
lông trắng tuyền, mắt đỏ, trọng lượng trưởng thành 4 - 4,5 kg, trọng lượng sơ sinh
55 – 60 g, thỏ con cai sữa 550 – 600 g, trọng lượng thỏ lúc 3 tháng tuổi 1,8 – 2 kg, tỉ lệ
thịt xẻ 54 – 56 %. Đây là giống thỏ kiêm dụng cho thịt và lông da.
Giống thỏ xám Việt Nam: lông màu xám tro hoặc xám ghi, dưới ngực, bụng và
đuôi màu trắng nhờ, mắt đen đầu to vừa phải, lưng hơi cong, trọng lượng trưởng thành
3 - 3,5 kg. Thỏ một năm đẻ 6 – 7 lứa, một lứa 6 – 7 con.
Giống thỏ đen Việt Nam: có màu lông đen tuyền, mắt đen, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ
không vạm vỡ nhưng thân hình rắn chắc, thịt ngon. Trọng lượng trưởng thành
3 – 3,5 kg, thỏ mắn đẻ, một năm đẻ 7 lứa, một lứa 6 – 7 con. Giống này có đặc điểm là
sức chống đỡ với bệnh tật tốt hơn thỏ xám, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng

thấp và khí hậu của Việt Nam.
2.2.3.2.

Một số giống thỏ trên thế giới

Thỏ trắng khổng lồ Bauxcat và Flandro được tạo ra ở Pháp. Hai loại này mắt đỏ
hồng, lông trắng, trọng lượng trưởng thành 6,5 – 6,8 kg. Thỏ mau lớn, trưởng thành
nhanh.
Thỏ trắng Belie Pháp: tai to thường rũ xuống, trọng lượng trung bình 3,5 - 4,5 kg,
lông trắng mắt đỏ.
Thỏ Nga trắng lớn và thỏ Nga trắng nhỏ: cả hai giống đều có màu lông trắng toát
trừ tai, đầu, mõm, chân và đuôi có màu đen, thân hình gọn, mắn đẻ, sinh trưởng nhanh
thịt ngon. Trọng lượng trưởng thành loại lớn 3,5 kg; loại nhỏ 2,5 kg.
5


Thỏ Newzealand White: nuôi phổ biến ở Mỹ và các nước châu Âu, lông dày có
màu trắng, mắt đỏ hồng, trọng lượng trung bình 4,5 – 5,5 kg, mắn đẻ, sinh trưởng
nhanh thành thục sớm, nhiều thịt và phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Thỏ California: ở Mỹ, là con lai của thỏ Chinchila, thỏ Nga và thỏ Newzealand.
Là thỏ giống thỏ thịt, trọng lượng trung bình 4,5 kg, lông trắng nhưng tai, mũi, chân và
đuôi có pha lông đen.
Thỏ Chinchila: được tạo ra ở Anh năm 1919. Trọng lượng trung bình 4,5 kg. Bộ
lông có màu xám, ở mặt ngoài xám, thẫm ở gốc lông, lông bụng trắng.
Thỏ Velicăng xám: đầu to tròn, tai rộng và dài, lông màu xám tầm vóc lớn, trọng
lượng trưởng thành 5 kg, có con đạt 7 kg.
Thỏ đen: được tạo ra ở Liên Xô năm 1948. Lông đen như lông cáo,đầu to hơi thô,
tai rộng, thỏ cái mắn đẻ trung bình một lứa đẻ 8 con, trọng lượng trưởng thành
4,5 – 4,7 kg. Là thỏ kiêm dụng cho thịt và lông.
Thỏ trắng lông xù: được tạo ra ở Liên Xô. Đây là giống thỏ cho lông, bộ lông có

giá trị 92 – 95 %, thuộc loại lông mịn. Một thỏ cái có thể cắt 1,5 kg lông trên năm.
Trọng lượng thỏ trưởng thành khoảng 4 kg.
Thỏ Angira: đây là giống thỏ nuôi lấy lông mịn. Thỏ có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÝ THỎ
2.3.1. Đặc điểm giải phẫu học
Về giải phẫu học thỏ có đặc điểm khác biệt với các loài gặm nhấm khác. Nó
không có xương đòn, răng hàm và răng cửa không có chân, răng cửa hàm trên có hai
đôi (Đào Đức Long, 1976).
Mồm thỏ tương đối nhỏ và có hai môi, môi trên bị xẻ ở nửa dưới, râu dài và cứng
mọc ra từ môi trên và phần trước má.
Mắt ở hai bên đầu, trên mắt có lông dài. Thỏ có ba mí mắt, hai mí cử động lên
xuống, có lông phía ngoài và có lông mi, còn một mí cử động ngang.
Bụng thỏ có 6 – 8 vú, cũng có khi 10 vú. Con cái có âm môn dưới hậu môn, có
các ống niệu và sinh dục. Con đực có dương vật ở ống niệu sinh dục.
Chân trước của thỏ ngắn, tận cùng bằng năm ngón. Chân sau dài hơn, tận cùng
bằng 4 ngón.

6


Hàm trên của thỏ có 4 răng cửa và 12 răng hàm. Hàm dưới có 2 răng cửa và 10
răng hàm. Răng cửa hàm trên đặt trước răng cửa hàm dưới. Răng hàm đầu dẹt và có
các nếp lồi ngang. Răng hàm cách những răng khác bằng những khoảng trống. Răng
cửa của thỏ mọc dài liên tục suốt đời nên thỏ thường hay nhai để bào mòn.
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa thỏ
Bộ máy tiêu hóa thỏ rất dài (có thể gấp 10 hoặc 11 lần chiều dài thân).
Tiêu hóa bắt đầu từ khoang miệng, ở đó có 4 tuyến nước bọt: tuyến mang tai,
tuyến dưới mặt, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
Thức ăn được cắt nhỏ ở khoang miệng. Thức ăn sau khi cắt nhỏ được tiêu hóa
một phần rồi theo thực quản đi xuống dạ dày.

Dạ dày thỏ giống dạ dày ngựa, nó nằm ở nửa phía trên khoang bụng về phía trái
và có hai túi cùng. Dạ dày thỏ đơn ngăn co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Thức ăn vào dạ
dày được xếp thành từng lớp chuyển xuống ruột non. Thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây
bệnh viêm dạ dày, viêm ruột ( Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2002). Thành dạ
dày tiết ra dịch vị gồm men pepsin và HCl. Dịch vị tiết ra liên tục, trong vòng một giờ
tiết ra từ 1 – 10 ml tùy theo đặc tính và chất lượng thức ăn. Men dịch vị của thỏ có tác
dụng cao hơn các loài ăn cỏ khác là do có độ acid cao. Thức ăn trong dạ dày được
phân hóa chất đạm nhờ dịch vị. Protein của thức ăn dưới tác dụng của dịch vị sẽ biến
đổi thành hợp chất protein phức tạp hơn (anbumo và pepton). Theo Đinh Văn Bình và
Nguyễn Quang Sức, 2002, nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì dịch vị tiết ra ít, làm
cho thỏ không sử dụng hết nguồn đạm trong thức ăn. Chất xơ không được tiêu hóa
trong dạ dày.
Từ dạ dày thức ăn xuống tá tràng. Tá tràng dài khoảng 60 cm và có đường kính
từ 8-10 mm. Ở ruột non các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu hóa
ở dịch ruột. Các chất dinh dưỡng cũng được hấp thụ chủ yếu ở đây. Nếu ruột non bị
viêm do vi trùng, cầu trùng thì không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng từ thức ăn, thỏ
sẽ gầy yếu (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2002).
Hai tuyến chủ yếu xuất vào ruột non là gan và tụy. Dịch mật từ gan chứa muối
mật và nhiều chất hữu cơ hỗ trợ tiêu hóa nhưng không có enzyme. Trong khi đó, dịch
tụy chứa một lượng đáng kể enzyme tiêu hóa nhằm phân cắt protein (trypsin,
chymotrypsin), tinh bột (amylase), béo (lipase).
7


Ở ruột già chủ yếu hấp thụ các muối và nước. Manh tràng là nơi dự trữ và tiêu
hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết được tổng
hợp ở manh tràng nhưng không hấp thụ hết ở đây, mà được chứa ở các viên phân
mềm, nhỏ. Những viên phân đó được thải ra vào ban đêm gọi là “phân vitamin”, thỏ
thường ăn phân này từ hậu môn và các chất dinh dưỡng được hấp thụ lại ở ruột. Căn
cứ vào đặc tính này người ta gọi thỏ là loài nhai lại giả.

Ruột thỏ dài 4 – 6 m, tiêu hóa chậm, từ khi ăn vào đến khi thải phân mất 60 – 72
giờ. Sau đoạn thực quản ngắn là dạ dày có thể chứa 90 – 100 g hỗn hợp thức ăn nhão.
Ruột non dài gần 3 m, đường kính 0,8 – 1,0 cm và được kết thúc tại gốc của manh
tràng.
Manh tràng lớn gấp 5 – 6 lần dạ dày, dài 40 – 45 m với đường kính 3 – 4 cm,
chứa 100 – 120 g hỗn hợp nhão đồng nhất với khoảng 22 % là vật chất khô. Phần đuôi
manh tràng có chiều dài 10 – 12 cm có đường kính nhỏ dần ở phần cuối, vách của nó
gồm các mô bạch huyết. Kết tràng gồm có hai phần, phần trên có nhiều lớp vân cuộn
sóng, phần dưới nhăn và trơn. Manh tràng là một túi nhỏ bịt một đầu, phân nhánh từ
trục ruột non – ruột già. Các nghiên cứu về sinh lý cho thấy rằng manh tràng là một
phần của đường tiêu hóa. Các chất bên trong dịch chuyển từ gốc đáy đến đỉnh đầu bịt
đi qua vùng giữa của manh tràng rồi quay lại gốc đáy dọc theo manh tràng, sau manh
tràng là ruột già dài khoảng 1,5 m.
Đường tiêu hóa phát triển nhanh ở giai đoạn thỏ còn non và hầu như hoàn thiện
kích cỡ khi thỏ đạt được trọng lượng 2,5 kg, lúc này đạt được 60 – 70 % trọng lượng
trưởng thành. Độ pH ở các đoạn ống tiêu hóa không đồng đều, dạ dày có pH hơi acid
2,2. Chất chứa ruột non có pH từ 7,2 – 7,9. Manh tràng có pH là 6. Kết tràng có pH
bằng 6,6 (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2002).
Nếu thiếu thức ăn thô thì manh tràng và dạ dày trống rỗng, gây cho thỏ cảm giác
đói. Thức ăn từ ruột non chuyển xuống ruột già và thải ra ngoài cơ thể mất khoảng 9
giờ sau khi ăn. Nếu ăn thức ăn nghèo xơ hay ăn thức ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều
nước, nẫu nát dễ phân hủy thì làm thỏ rối loạn tiêu hóa như tạo nhiều khí, phân không
tạo viên cứng, đường ruột căng khí, đầy bụng và ỉa chảy (Đinh Văn Bình và Nguyễn
Quang Sức, 2002).

8


Thỏ có hệ thống cơ chuyên biệt ở ruột già, thức ăn là xơ thô được lên men một ít
ở đây và chuyển đến kết tràng sau đó bài tiết ra ngoài dưới dạng phân cứng. Các chất

dinh dưỡng được phân chia thành những phần tử nhỏ (đối với chất xơ) và hòa tan ở
ruột non. Quá trình này kết thúc ở phần hồi tràng, những thành phần còn lại không tiêu
hóa được được chuyển xuống manh tràng, tại đây chúng có vai trò như là chất đệm
trung tính cung cấp cho vi sinh vật sinh trưởng. Các phần xơ sẽ được lên men một ít để
hấp thu hoặc được chuyển thẳng xuống manh tràng. Phân cứng được tạo ra sau khi ăn
4 tiếng (R. A. Leng, 2006).
Bảng 2.3.4: Thành phần viên phân rắn và viên phân mềm
Phân rắn
Thành phần

Phân mềm

Trung bình

Tối thiểu – Tối

Trung bình

Tối thiểu – Tối

(%)

đa (%)

(%)

đa (%)

Nước


41,7

34 – 52

72,9

63 - 82

Vật chất khô

58,3

48 – 68

27,1

18 – 37

Protein

13,1

9 – 25

29,5

21 – 37

Xenlulose


37,8

22 – 50

22,0

14 – 33

Lipid

2,6

1,3 – 5,3

2,4

1,0 – 4,0

Chất khoáng

5,5

3,1 – 14,1

10,8

6,4 – 10,8

Chất tiết ra


37,7

28 – 49

35,1

29 – 43

không đạm
(Theo Proto, 1980, trích bởi Bùi Văn Việt).
Gan thỏ có 3 thùy: túi mật nằm song song với thuỳ phải. Trong điều kiện bình
thường, các chất độc do sự phân hủy protein sẽ đưa về gan và thải ra ngoài.
Ở thỏ, tuyến tụy có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng nằm rải rác giữa hai nhánh của
quai tá tràng và phân li thành từng chùm. Các tiểu quản hợp lại thành một thân chảy
vào phần thứ hai của quai tá tràng. Dưới ảnh hưởng của men trypsine chứa trong dịch
tụy cũng như men erypsine chứa trong dịch ruột các sản phẩm của protein sẽ được
phân giải thành acid amin. Lipid của thức ăn dưới tác dụng của dịch mật và men lipase
có trong dịch tụy sẽ được phân hủy thành acid béo và glyxerin.
Đặc điểm tiêu hóa của thỏ thay đổi theo lứa tuổi. Ở thỏ con tính acid của dịch vị
tăng lên dần và đồng thời khả năng tiêu hóa của dịch tụy cũng tăng lên. Khi thỏ con
9


tách khỏi thỏ mẹ thì tính acid của dịch vị sẽ giảm đi, đồng thời cũng giảm khả năng
tiêu hóa. Đặc biệt là sự thay đổi này thể hiện rõ khi thỏ con ở 30 ngày tuổi. Ở thỏ con,
vì ruột già phát triển rất kém nên sau khi tách mẹ chuyển sang chế độ ăn khác với
nhiều chất xơ hơn thì thỏ sẽ khó tiêu hơn. Nếu tách thỏ con sớm, khoảng 30 ngày tuổi,
thì phải cho ăn phần tốt hay ít xơ, hạt cần làm nhỏ để thỏ tiêu hóa dễ dàng hơn (Đào
Đức Long, 1976).
2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thay đổi tùy các giai đoạn sinh trưởng, phát dục.
theo Chu Thị Thơm và ctv (2006) nhu cầu của thỏ theo bảng sau.
Bảng 2.3.3: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo các giai đoạn
Nhu cầu (g/con/ngày)

Thời kỳ
Bột đường

Đạm thô



Sau cai sữa

-

-

22 – 24

0,5 – 1kg

15 – 35

2,5 – 9

1 – 2 kg

35 – 80


9 – 13

2 – 3 kg

80 – 110

13 – 17

Hậu bị

70

20

20 – 26

Cái chửa

90

28

26 -28

10 ngày

180

48


11 – 20 ngày

205

56

21 – 30 ngày

200

52

31 – 40 ngày

165

44

Mẹ nuôi con

2.3.3.1.

28 – 31

Tinh bột

Có nhiều trong ngũ cốc, khoai, sắn… cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thỏ vỗ
béo cần nhiều năng lượng. Thỏ hậu bị (4 – 6 tháng tuổi) và thỏ giống cần cung cấp hạn
chế để tránh hiện tượng vô sinh do quá béo.
Thỏ nuôi con cần lượng tinh bột gấp 2 – 3 lần trong 20 ngày đầu vì con mẹ vừa

phải phục hồi sức khỏe vừa phải sản xuất sữa cho con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau
20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng giảm.

10


2.3.3.2.

Chất đạm

Chất đạm rất cần cho sự sinh trưởng của thỏ. Trong khi mang thai và nuôi con
nếu thỏ mẹ thiếu đạm sẽ tiết ít sữa, thỏ sơ sinh gầy yếu, sức đề kháng kém, làm cho tỉ
lệ nuôi sống đàn con thấp, phát triển kém sau cai sữa.
Đạm sau khi được hấp thu sẽ phân giải thành các acid amin. Mỗi acid amin có tác
dụng khác nhau đối với thỏ. Triptophan là acid amin cần cho sự sinh sữa và sinh sản,
Methionin, Cystin cần cho sự phát triển của bộ lông.
2.3.3.3.

Vitamin

Tuy thỏ là loài ăn cỏ nhưng thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin và
thỏ sinh sản vẫn thiếu một số loại vitamin quan trọng như A, B, D, E…
Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh sản, thỏ con sinh trưởng
chậm, dễ bị viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và viêm dường hô hấp. Vitamin A có
thể truyền từ mẹ sang con qua bào thai và sữa.
Nếu thiếu vitamin E, thai thỏ phát triển kém, số con sơ sinh chết cao, thỏ đực
không hăng, tinh trùng kém hoạt lực, do đó tỉ lệ thụ thai kém.
Thiếu vitamin B thỏ dễ bị viêm thần kinh, bại liệt, chậm lớn, kém ăn, thiếu
máu… Vitamin B1 có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bột đường và sự hoạt động bình
thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch. Nếu thiếu B2 thì sự trao đổi chất bột đường, trao

đổi mỡ và đạm của thỏ cũng bị phá hoại, sức đề kháng của cơ thể, nhất là với bệnh
đường ruột. Vitamin B12 có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi đạm, thiếu B12 thỏ tăng
trọng kém.
Vitamin D có tác động đến sự trao đổi chất khoáng và ảnh hưởng đến sự hình
thành xương. Thiếu vitamin D thỏ còi cọc, mềm xương.
2.3.3.4.

Chất khoáng

Đối với thỏ nuôi nhốt, cần cung cấp đủ khoáng chất. Nếu thiếu canxi, photpho
thỏ bị còi xương, thỏ giống sinh sản kém, thai hay chết. Nếu thiếu muối, thỏ hay bị rối
loạn tiêu hóa và chậm lớn.
2.3.3.5.

Nước

Thỏ được cung cấp nước từ hai nguồn: nước thực vật và nước uống. Nhu cầu
nước của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và các giai đoạn phát triển.
Thỏ hậu bị giống cần 0,2 – 0,5 lít/ngày.
11


Thỏ mang thai cần 0,5 – 0,6 lít/ngày.
Thỏ sau khi đẻ cần 0,6 – 0,8 lít/ngày.
Khi tiết sữa đối đa thổ cần 0,8 – 1,5 lít/ngày.
2.3.3.6.

Chất xơ

Thỏ là loài ăn thức vật nên có thể tiêu hóa chất xơ. Nếu cho ăn ít rau cỏ, trong

khẩu phần không đủ 8 % chất khô và xơ thì thỏ sẽ bị tiêu chảy, ngược lại tỷ lệ thô, xơ
quá 16 % thỏ sẽ tăng trọng kém, dễ táo bón (theo Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
2.3.4. Hiện tượng ăn lại phân mềm
Hiện tượng ăn lại phân của thỏ là một quá trình sinh lý bình thường nhằm tạo
điều kiện nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn và mục đích sử dụng các chất dinh
dưỡng.
Thỏ thường cuối ngập người xuống để ăn phân trực tiếp từ hậu môn. Hiện tượng
này thường xảy ra vào ban đêm.
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỎ
2.4.1. Nhiệt độ
Thỏ từ một tháng tuổi trở đi nhiệt độ bên trong cơ thể đã ổn định, do đó việc sinh
và thải nhiệt của cơ thể luôn thay đổi để duy trì thân nhiệt. Nếu nhiệt độ giảm xuống
dưới 10 0C thỏ sẽ cuộn tròn người lại nhằm giảm bề mặt tiếp xúc của da với không khí
để giữ nhiệt. Khi nhiệt độ tăng cao 25 – 30 0C thỏ sẽ duỗi thẳng cơ thể nhằm gia tăng
sự thải nhiệt.
2.4.2. Ẩm độ
Thỏ nhạy cảm với ẩm độ thấp khoảng dưới 55 % nhưng lại thích nghi với ẩm độ
cao. Bằng chứng là việc thỏ sống trong hang ẩm ướt.
Thỏ rất nhạy cảm với việc thay đổi ẩm độ đột ngột nên tốt nhất cần giữ cho ẩm
độ ổn định và việc này tùy thuộc vào việc thiết kế chuồng trại. Khi nhiệt độ và ẩm độ
môi trường đều ở mức cao, nhiệt độ bên trong cơ thể không thể thải ra ngoài dễ đưa
thỏ vào tình trạng kiệt sức.
Không khí khô hanh (ẩm độ dưới 60 %) và quá nóng thì càng nguy hiểm cho thỏ.
Nó không chỉ làm rối loạn sự tiết đờm dãi mà còn làm bốc hơi phân và nước tiểu mang
các tác nhân gây bệnh cho thỏ.

12


2.4.3. Sự thông thoáng

Chuồng thỏ cần có sự thông thoáng tối thiểu để rút các khí có hại phát sinh trong
quá trình hô hấp của thỏ (CO2) hay từ các chất thải (NH3, H2S, CH4…) và thay mới
lượng oxgen cùng với giảm thấp ẩm độ, nhiệt độ trong chuồng nuôi. Nhu cầu thông
thoáng có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào khí hậu, kiểu chuồng và mật độ thỏ.
Bảng 2.4.6: Các tiêu chuẩn thông thoáng chuồng trại nuôi thỏ (Morisse, 1981,
trích bởi Đào Hùng)
Nhiệt độ

Ẩm độ

Tốc độ không khí

Lượng không khí

(0C)

(%)

(m/giây)

(m3/giờ/kg thể trọng)

12 – 15

60 – 65

0,10 – 1,15

1 – 1,5


16 – 28

70 – 75

0,15 – 0,20

2,0 – 2,5

19 – 22

75 – 80

0,20 – 0,30

3,0 – 3,5

22 - 25

80

0,30 – 0,40

3,5 – 4.0

2.5. ĐẬU KUDZU
2.5.1. Mô tả hình thái học
Kudzu có tên khoa học là Pueraria phaseoloides. Là cây họ đậu thân leo có sức
sống mạnh, rễ ăn sâu và luôn tái sinh quanh năm. Thân của nó mảnh, có lông nhỏ,
đường kính khoảng 6 mm và chiều dài khoảng 10 m, rễ mọc ra ở những mắt thân tiếp
xúc với đất ẩm. Những nhánh mọc từ những mắt thân tạo thành một khối rậm rạp có

thể cao 60 – 70 cm nếu không cắt bớt. Những nhành non được bảo vệ lông dày đặc
màu nâu mọc xung quanh. Lá lớn, thuộc lá kép, có lông ở bề mặt và được đính trên
cuốn lá dài 5 – 10 cm. Phần lá ở chóp mỏng có hình tam giác hoặc ovan kích thước
2 – 20 cm x 2 – 15 cm. Hoa nhỏ, có màu cà đến màu tím đậm, phân tán thành từng cặp
thưa thớt tạo thành chùm hoa ở nách lá dài khoảng 15 – 30 cm, trên cuống dài khoảng
12,5 cm.
Quả đậu thẳng hoặc hơi cong, hình trụ, kích thước 4 – 12 x 3 – 5 cm, thon mảnh
được bảo vệ bởi những lông cứng ôm sát quả, và chuyển thành màu đen khi chín. Hạt
có kích thước 3 mm x 2 mm, có hình khuôn đến hình vuông với những cạnh tròn, màu
nâu đến hơi đen. Có khoảng 10 – 20 hạt trong một quả.

13


2.5.2. Điều kiện thích nghi
Cây thích nghi với nhiều loại đất, nhưng không thích nghi với đất sét nặng.
Kudzu nhiệt đới có tác dụng cải tạo những vùng đất khô cằn, đất acid (pH = 3,5 – 5,5).
Phát triển tốt ở pH 4,0 -6,5, và phải có P và Mg. Kudzu không thích nghi với đất mặn.
Lượng mưa hằng năm thích hợp là lớn hơn 1500 mm, nhưng vẫn có thể phát triển
tốt ở vùng Á nhiệt đới có lượng mưa từ 1000 - 1500 mm/năm, đặc biệt là những nơi
ngập úng tạm thời. Nó có thể sống trong mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, nhưng lượng lá
sẽ giảm.
Nhiệt độ sống tốt nhất là 15 0C, nhiệt độ tối thiểu có thể tồn tại được là 12,5 0C.
Cây chịu lạnh kém.
Sống được trong bóng râm vừa phải. Do đó nó được trồng nhằm mục đích phủ
đất trong những vườn cây lâu năm.
2.5.3. Giá trị dinh dưỡng
Đậu Kudzu có lượng protein cao (CP 12 – 24 %), khoáng, đặc biệt là Ca có tính
tiêu hóa cao, tỉ lệ tiêu hóa là 60 – 70 %. Chất lượng giảm không đáng kể vào mùa khô.
Đậu Kudzu có độc tính không đáng kể.

2.5.4. Năng suất
Đậu Kudzu có năng suất hàng năm cao khoảng 5 – 10 tấn vật chất khô/ha, sản
lượng cao nhất ở vùng nhiệt đới với mùa khô ngắn hoặc không có mùa khô. Thu hoạch
vào mùa khô cho năng suất thấp, lá bị rụng, tuy nhiên nhanh chóng tái sinh lại khi xuất
hiện trận mưa đầu tiên.
2.6. BÃ ĐẬU NÀNH
Bã Đậu Nành hay còn gọi là xác Đậu Nành là phụ phế phẩm của quá trình chế
biến hạt Đậu Nành sống làm tàu hủ (đậu phụ) hoặc sữa Đậu Nành. Thành phần dinh
dưỡng phụ thuộc vào hàm lượng nước còn lại trong bã. Bã Đậu Nành có chất lượng
trung bình. Theo Đinh Văn Cải (1975) bã Đậu Nành có thành phần dinh dưỡng như
bảng sau.

14


×