Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG HIỆU LỰC THANH TRÙNG CỦA CHẾ PHẨM FORMYCINE GOLD PREMIX TRÊN THỨC ĂN HỖN HỢP HEO CON TẬP ĂN VÀ THỨC ĂN HỖN HỢP HEO NÁI NUÔI CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.74 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG HIỆU LỰC THANH TRÙNG
CỦA CHẾ PHẨM FORMYCINE GOLD PREMIX TRÊN THỨC
ĂN HỖN HỢP HEO CON TẬP ĂN VÀ THỨC ĂN HỖN
HỢP HEO NÁI NUÔI CON

Sinh viên thực hiện: HOÀNG THÙY DƯƠNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y 29

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 09/2008


THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG HIỆU LỰC THANH TRÙNG CỦA CHẾ PHẨM
FORMYCINE GOLD PREMIX TRÊN THỨC ĂN HỖN HỢP HEO
CON TẬP ĂN VÀ THỨC ĂN HỖN HỢP HEO NÁI NUÔI CON

Tác giả



HOÀNG THÙY DƯƠNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM TẠ
Con xin biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ, đã hy
sinh suốt đời cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ:
TS. Dương Duy Đồng đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học và thực tập hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
- Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc.
- Toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm.
Đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học và thực tập tốt
nghiệp.
- Công ty Berli Jucker Public Company.
- Ban giám đốc và các anh chị trong công ty thức ăn chăn nuôi Hoàng Long.
- Th.S Nguyễn Thị Thu Năm, BSTY. Nguyễn Thị Thanh Trúc, thầy cô và các
anh chị trong Bệnh viện Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt

nghiệp.
Cảm ơn bạn Nguyễn Thanh Toàn, bạn Tô Thị Thùy Trang, bạn bè và tập thể
lớp Thú y khóa 29 đã cùng chung sức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và thực
tập tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Thí nghiệm kiểm chứng hiệu lực thanh trùng của chế phẩm
Formycine Gold Premix trên thức ăn hỗn hợp heo con tập ăn và thức ăn hỗn hợp
heo nái nuôi con” được tiến hành từ 3/2008 đến 7/2008 tại nhà máy thức ăn chăn nuôi
ở Bình Dương và phòng vi sinh - Bệnh viện Thú y trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh.
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại thức ăn:
 Thức ăn hỗn hợp dành cho heo con tập ăn (dạng bột và dạng viên).
 Thức ăn hỗn hợp dành cho heo nái nuôi con (dạng viên).
 Mỗi loại thức ăn được chia làm 3 lô:
 Lô đối chứng

: không bổ sung chế phẩm Formycine Gold Premix (FGP).

 Lô thí nghiệm 1 : bổ sung 1kg FGP/tấn TĂ.
 Lô thí nghiệm 2 : bổ sung 2kg FGP/tấn TĂ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
 Số lượng vi khuẩn E. coli (MPN/g).
- Trên thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn (dạng bột và dạng viên), ở cả lô đối
chứng và 2 lô thí nghiệm đều không có vi khuẩn E. coli.
- FGP ở liều 2 kg FGP/tấn TĂ và 1 kg FGP/tấn TĂ đã hạn chế được sự xâm
nhiễm của vi khuẩn E. coli vào thức ăn của heo nái nuôi con trong thời gian bảo quản

là 35 ngày tốt hơn so với lô đối chứng (2 x 104 MPN/g).
- Khi bổ sung 106 vi khuẩn E. coli/1 g thức ăn để kiểm tra khả năng thanh
trùng của FGP trên thức ăn bị nhiễm khuẩn ở nồng độ cao thì chưa thấy rõ tác dụng
diệt khuẩn của FGP ở cả lô TN 1 và lô TN 2.
 Số lượng vi khuẩn Salmonella spp (tế bào/1 g TĂ)
Cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều không có Salmonella spp, vì vậy chưa kết
luận được tác dụng được tác dụng thanh trùng của FGP.
 Số lượng vi khuẩn Cl. perfringens (tế bào/1 g TĂ)
- Trên thức ăn heo con tập ăn dạng viên, sau thời gian thí nghiệm là 35 ngày,
số lượng bào tử Cl. perfringens ở lô TN 2 (1 x 101 tế bào/g) thấp hơn lô TN 1 (2 x 101
tế bào/g) và lô đối chứng (3 x 101 tế bào/g).
iii


- Trên thức ăn heo con tập ăn dạng bột, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở lô
TN 1 (1 x 101 tế bào/g) và lô TN 2 (1 x 101 tế bào/g) thấp hơn lô đối chứng (2 x 101 tế
bào/g).
 Số lượng nấm mốc (tế bào/1 g TĂ)
- Trên thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo con tập ăn, từ khi sản xuất đến
21 ngày bảo quản, FGP ở cả liều 1 kg FGP/tấn TĂ và 2 kg FGP/tấn TĂ cho kết quả tốt
hơn lô đối chứng. Sau 21 ngày, FGP không diệt hết được nấm mốc và bào tử của nấm
mốc. Tuy nhiên, sau thời gian thí nghiệm là 35 ngày, số lượng nấm mốc ở lô TN 2 (10
tế bào/g) thấp hơn lô TN 1 (30 tế bào/g) và lô đối chứng (30 tế bào/g).
- Trên thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo con tập ăn, số lượng nấm mốc
ở lô TN 1 (110 tế bào/g) và lô TN 2 (110 tế bào/g) thấp hơn lô đối chứng (150 tế
bào/g).
- Trên thức ăn hỗn hợp dành cho heo nái nuôi con, bổ sung FGP ở cả 2 liều
đều có tác dụng hạn chế sự xâm nhiễm nấm mốc từ môi trường ngoài vào thức ăn
trong thời gian 3 ngày sau khi sản xuất. Sau thời gian thí nghiệm là 35 ngày, FGP diệt
được nấm mốc và bào tử của nấm mốc khi thức ăn bị nhiễm với số lượng thấp.

Như vậy, việc bổ sung chế phẩm FGP vào thức ăn đã mang lại hiệu quả trong
việc giảm số lượng và hạn chế sự xâm nhiễm vi khuẩn E. coli, Cl. perfringens và nấm
mốc từ môi trường vào thức ăn. Bổ sung FGP ở liều 2 kg FGP/tấn TĂ có tác dụng tốt
hơn liều 1 kg FGP/tấn TĂ.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa…..................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Các từ viết tắt................................................................................................................. ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Danh sách các hình ........................................................................................................ xi
Danh sách các sơ đồ ..................................................................................................... xii
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .............................................................................1
1.2.1. Mục đích.....................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM FORMYCINE GOLD PREMIX (FGP)..............3
2.1.1. Thành phần .................................................................................................3
2.1.1.1. Formaldehyde ....................................................................................3
2.1.1.2. Acid propionic ...................................................................................4
2.1.2. Công dụng của Formycine Gold Premix (FGP).........................................6
2.1.3. Cơ chế tác động của Formycine Gold Premix (FGP) ................................6
2.1.4. Đường cấp và liều dùng .............................................................................6

2.2. SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN E. COLI................................................................6
2.2.1. Đại cương ...................................................................................................6
2.2.2. Tính chất vi sinh vật học ............................................................................7
2.2.2.1. Hình thái và sự nhuộm màu...............................................................7
2.2.2.2. Đặc điểm nuôi cấy .............................................................................7
2.2.2.3. Đặc tính sinh hóa ...............................................................................8
2.2.3. Sức đề kháng ..............................................................................................8
2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên và độc tố ...............................................................8
2.2.4.1. Cấu trúc kháng nguyên ......................................................................8
v


2.2.4.2. Độc tố.................................................................................................9
2.2.5. Tính chất gây bệnh ...................................................................................10
2.2.6. Những bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra trên heo......................................10
2.2.6.1. Bệnh phân trắng trên heo con ..........................................................10
2.2.6.2. Bệnh tiêu chảy trên heo do E. coli ...................................................11
2.2.6.3. Bệnh phù đầu trên heo con ..............................................................11
2.3. SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN SALMONELLA ..................................................12
2.3.1. Đại cương .................................................................................................12
2.3.2. Tính chất vi sinh vật học ..........................................................................12
2.3.2.1. Hình thái và sự nhuộm màu.............................................................12
2.3.2.2. Đặc điểm nuôi cấy ...........................................................................12
2.3.2.3. Đặc tính sinh hóa .............................................................................13
2.3.3. Sức đề kháng ............................................................................................13
2.3.4. Cấu trúc kháng nguyên và độc tố .............................................................13
2.3.4.1. Cấu trúc kháng nguyên ....................................................................13
2.3.4.2. Độc tố...............................................................................................14
2.3.5. Tính chất gây bệnh ...................................................................................14
2.3.6. Bệnh do Salmonella spp gây ra trên heo ..................................................14

2.4. SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN CLOSTRIDIUM PERFRINGENS......................15
2.4.1. Đại cương .................................................................................................15
2.4.2. Tính chất vi sinh vật học ..........................................................................15
2.4.2.1. Hình dạng và sự nhuộm màu ...........................................................15
2.4.2.2. Đặc điểm nuôi cấy ...........................................................................16
2.4.2.3. Đặc tính sinh hóa .............................................................................16
2.4.3. Sức đề kháng ............................................................................................16
2.4.4. Độc tố .......................................................................................................16
2.4.5. Các bệnh do Clostridium perfringens gây ra trên heo .............................17
2.5. NẤM MỐC .....................................................................................................17
2.5.1. Đại cương .................................................................................................17
2.5.2. Hình thái ...................................................................................................18
2.5.3. Cấu tạo......................................................................................................18
vi


2.5.4. Dinh dưỡng và tăng trưởng của nấm mốc................................................18
2.5.5. Hình thức sinh sản của nấm mốc..............................................................19
2.5.6. Nấm mốc và mycotoxin ...........................................................................19
2.5.6.1. Một số loại nấm mốc chính sinh mycotoxin....................................19
2.5.6.2. Tác hại của mycotoxin.....................................................................21
2.5.6.3. Giới hạn mycotoxin cho các loài .....................................................22
2.5.6.4. Tình hình nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn và nguyên liệu .....22
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......................................23
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ...................................................23
3.1.1. Thời gian...................................................................................................23
3.1.2. Địa điểm ...................................................................................................23
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH......................................................................23
3.2.1. Dụng cụ và vật liệu để tiến hành thí nghiệm............................................23
3.2.2. Đối tượng thí nghiệm ...............................................................................24

3.2.3. Bố trí thí nghiệm.......................................................................................24
3.2.4. Cách thức bổ sung chế phẩm FGP vào thức ăn........................................25
3.2.5. Điều kiện thí nghiệm ................................................................................26
3.2.6. Phương pháp lấy mẫu ...............................................................................28
3.3. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .........................................................................28
3.3.1. Số lượng vi khuẩn E. coli trong 1 g thức ăn ở lô đối chứng và lô thí
nghiệm.......................................................................................................29
3.3.2. Số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong 1 g thức ăn ở lô đối chứng và lô
thí nghiệm..................................................................................................32
3.3.3. Số lượng vi khuẩn Clostridium perfringens trong 1 g thức ăn ở lô đối
chứng và lô thí nghiệm..............................................................................33
3.3.4. Số lượng nấm mốc trong 1 g thức ăn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm....35
3.3.5. Số lượng vi khuẩn E. coli trong 1 g thức ăn ở lô đối chứng và lô thí
nghiệm sau khi gây nhiễm vi khuẩn E. coli ..............................................37
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............................................................37
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................38
4.1. SỐ LƯỢNG VI KHUẨN E. COLI .................................................................38
vii


4.1.1. Thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn........................................................38
4.1.2. Thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con ....................................................39
4.1.3. Số lượng vi khuẩn E. coli trong thức ăn sau khi gây nhiễm thực nghiệm40
4.2. SỐ LƯỢNG VI KHUẨN SALMONELLA SPP ..............................................42
4.3. SỐ LƯỢNG VI KHUẨN CLOSTRIDIUM PERFRINGENS .........................43
4.3.1. Thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn dạng viên .......................................43
4.3.2. Thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con ....................................................44
4.4. SỐ LƯỢNG NẤM MỐC ................................................................................46
4.4.1. Thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn dạng viên .......................................46
4.4.2. Thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn dạng bột.........................................47

4.4.3. Thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con ....................................................48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................50
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................50
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC ......................................................................................................................54

viii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
 FGP

: Formycine Gold Premix

 TĂ

: thức ăn

 ctv

: cộng tác viên

 ppm

: part per million

 ppb

: part per billion


 h

: giờ

 dd

: dung dịch

 NA

: Nutrition Agar

 BGA

: Brilliant Green Agar

 LTB

: Lauryl Tryptose Broth

 EC

: Enrichment coli

 EMB

: Eosin Methyl Blue

 TSC


: Tryptose Sulfit Cycloseryl Agar

 PDA

: Potato Dextrose Agar

 TSI

: Triple Sugar Iron

 LDC

: Lysinedecarboxylase

 SLT

: Shiga like toxin

 MPN

: Most Probable Number

 TN1

: Thí nghiệm 1

 TN2

: Thí nghiệm 2


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số loại nấm mốc chính sinh mycotoxin.................................................21
Bảng 2.2. Giới hạn mycotoxin ở một số loài.................................................................22
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................................24
Bảng 4.1. Số lượng vi khuẩn E. coli trong 1g thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn dạng
viên và dạng bột..............................................................................................38
Bảng 4.2. Số lượng vi khuẩn E. coli trong thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con.......39
Bảng 4.3. Số lượng vi khuẩn E. coli trong 1 g thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn sau
khi gây nhiễm thực nghiệm ............................................................................40
Bảng 4.4. Số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong 1 g thức ăn ...................................42
Bảng 4.5. Số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong 1g thức ăn hỗn hợp cho heo con tập
ăn dạng viên ....................................................................................................43
Bảng 4.6. Số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong 1 g thức ăn hỗn hợp cho heo con
tập ăn dạng bột................................................................................................44
Bảng 4.7. Số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi
con...................................................................................................................44
Bảng 4.8. Số lượng nấm mốc trong 1 g thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn dạng viên
........................................................................................................................46
Bảng 4.9. Số lượng nấm mốc trong 1 g thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn dạng bột.
........................................................................................................................47
Bảng 4.10. Số lượng nấm mốc trong 1g thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con dạng
viên..................................................................................................................48

x



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vi khuẩn E. coli...............................................................................................7
Hình 2.2. Cấu tạo vi khuẩn Salmonella spp ..................................................................12
Hình 2.3. Vi khuẩn Clostridium perfringens dưới kính hiển vi ....................................15
Hình 2.4. Bào tử vi khuẩn Clostridium perfringens dưới kính hiển vi .........................16
Hình 2.5. Nấm mốc Aspergillus dưới kính hiển vi........................................................19
Hình 2.6. Nấm mốc Penicillium dưới kính hiển vi .......................................................20
Hình 2.7. Nấm mốc Fusarium dưới kính hiển vi ..........................................................20
Hình 3.1. Đưa chế phẩm FGP vào máy trộn nguyên liệu. ............................................26
Hình 3.2. Vị trí bảo quản thức ăn sau khi sản xuất .......................................................27
Hình 3.3. Trần và nền của kho chứa thức ăn ở trại chăn nuôi heo................................27
Hình 3.4. Thức ăn được đặt trên bệ gỗ trong kho của trại chăn nuôi............................28
Hình 4.1. Coliforms phát triển trong môi trường LT ....................................................41
Hình 4.2. Khuẩn lạc của vi khuẩn E. coli trên môi trường EMB..................................41
Hình 4.3. A: Phản ứng IMViC của vi khuẩn E. coli .....................................................41
B: Vi khuẩn E. coli trên môi trường KIA .....................................................41
Hình 4.4. Khuẩn lạc của vi khuẩn Cl. perfringens trên môi trường TSC ....................45
Hình 4.5. Nấm mốc mọc trên môi trường PDA ............................................................49
Hình 4.6. Sợi nấm nhuộm lactophenol dưới kính hiển vi (độ phóng đại 1000 lần)......49

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình định lượng vi khuẩn E. coli....................................31
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình định lượng vi khuẩn Salmonella spp......................33
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tóm tắt quy trình định lượng vi khuẩn Clostridium perfringens .......35
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình định lượng nấm mốc ..............................................36

xii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở nước ta ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đang
rất phát triển. Vì vậy thức ăn được sản xuất từ các nguyên liệu chất lượng tốt, đầy đủ
dinh dưỡng giúp heo mau lớn, năng suất cao đang là mối quan tâm rất lớn của các nhà
sản xuất thức ăn và người chăn nuôi.
Trong quá trình chế biến, vận chuyển và bảo quản, thức ăn rất dễ bị nhiễm nấm
mốc và vi sinh vật có hại. Khi ăn vào heo dễ bị bệnh làm cho heo chậm lớn, năng suất
giảm. Vì thế, các nhà sản xuất thức ăn hoặc người chăn nuôi thường sử dụng kháng
sinh để trộn vào thức ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh trong thức ăn thường
xuyên sẽ dẫn đến sự đề kháng kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây bệnh gây khó
khăn trong công tác điều trị khi có dịch bệnh. Đồng thời một số kháng sinh có thể vẫn
còn tồn dư trong sản phẩm động vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay các nhà sản xuất và người chăn nuôi có
xu hướng sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn để thay thế kháng sinh.
Có những chế phẩm sinh học mà người ta tuyên bố vừa giúp thanh trùng thức ăn vừa
không tồn dư trong sản phẩm động vật. Một trong các chế phẩm đó là Formycine Gold
Premix, đây là sản phẩm vừa được giới thiệu ở Việt Nam và đang được thử nghiệm
kiểm chứng. Được sự đồng ý của Bộ môn Dinh dưỡng, khoa Chăn nuôi - Thú y trường
ĐH Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thí nghiệm kiểm chứng hiệu lực thanh trùng của
chế phẩm Formycine Gold Premix trên thức ăn hỗn hợp heo con tập ăn và thức
ăn hỗn hợp heo nái nuôi con”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Kiểm chứng hiệu lực thanh trùng thức ăn của chế phẩm Formycine Gold
Premix sau khi bổ sung chế phẩm này vào thức ăn hỗn hợp của heo con tập ăn (dạng

1


bột và dạng viên) và thức ăn hỗn hợp của heo nái nuôi con (dạng viên), từ đó có cơ sở
để ứng dụng trong sản xuất thực tiễn.
1.2.2. Yêu cầu
- Bổ sung chế phẩm Formycine Gold Premix vào thức ăn hỗn hợp của heo con
tập ăn (dạng bột và dạng viên) và thức ăn hỗn hợp của heo nái nuôi con (dạng viên ).
- Ghi nhận khả năng thanh trùng của Formycine Gold Premix, khi gây nhiễm E.
coli với nồng độ 106 vi khuẩn/1 g thức ăn vào thức ăn hỗn hợp của heo con tập ăn
(dạng viên) ở lô đối chứng và lô thí nghiệm.
- Lấy các mẫu thức ăn vào nhiều thời điểm khác nhau ở lô thức ăn đối chứng và
lô thức ăn có bổ sung chế phẩm Formycine Gold Premix để kiểm tra sự hiện diện, số
lượng vi sinh vật và nấm mốc trong thức ăn.
- So sánh số lượng vi sinh vật và nấm mốc có trong thức ăn của lô có bổ sung
chế phẩm so với lô đối chứng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM FORMYCINE GOLD PREMIX (FGP)
2.1.1. Thành phần
- Formaldehyde.
- Acid propionic.
- Chất phụ gia.
2.1.1.1. Formaldehyde
 Lịch sử
Fomaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov

tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.
 Tính chất
Hợp chất hữu cơ formaldehyde (còn được gọi là metanal, formol, formalin), ở
điều kiện bình thường là một chất khí không màu, có mùi hăng mạnh. Nó là aldehyde
đơn giản nhất và có công thức hóa học HCHO.
Cấu trúc phân tử của formaldehyde:

Formaldehyde có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu
chứa carbon. Có thể tìm thấy nó có mặt trong khói của các đám cháy rừng, trong khí
thải ô tô và trong khói thuốc lá. Trong khí quyển, formaldehyde được tạo ra bởi phản
ứng của ánh sáng mặt trời và oxy đối với metan và các hydrocarbon khác có trong khí
quyển. Một lượng nhỏ formaldehyde được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình
trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người.
 Ứng dụng
Formaldehyde giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của
formaldehyde trong nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo
quản các mẫu sinh vật.
3


Trong y học, các dung dịch formaldehyde được sử dụng có tính cục bộ để làm
khô da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cơm. Các dung dịch formaldehyde được sử
dụng trong ướp xác để khử trùng và tạm thời bảo quản xác chết.
(Nguồn: /> An toàn và độc hại
Phơi nhiễm formaldehyde với lượng lớn, ví dụ do uống phải các dung dịch
formaldehyde, là nguy hiểm chết người. Formaldehyde được chuyển hóa thành acid
formic trong cơ thể, dẫn đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân
nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết người.
Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một lượng lớn
formaldehyde theo đường hô hấp, người ta quan sát thấy trong thời gian sống của

chúng có nhiều dấu hiệu của ung thư mũi và cổ họng hơn so với các động vật đối
chứng.
Trong không khí, ở điều kiện bình thường, formaldehyde hiện hữu ở nồng độ
0,03 ppm.


0,1 ppm trở lên có thể gây ho và dị ứng da.



0,3 ppm có thể gây chảy nước mắt.



2 - 3 ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng.

Nhưng quan trọng hơn hết, tổ chức IARC (International Agency for Research
on Cancel) trực thuộc WHO (World Health Organization) từ năm 2004 đã xếp
formaldehyde vào nhóm 1 các chất gây ung thư cho người. Formaldehyde có thể gây
ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp.
(Nguồn: />2.1.1.2. Acid propionic
 Lịch sử
Acid propionic lần đầu tiên được Johann Gottlieb miêu tả năm 1844. Ông là
người đã tìm thấy nó trong số các sản phẩm phân hủy của đường. Trong khoảng thời
gian vài năm sau đó, các nhà hóa học khác cũng tạo ra acid propionic theo các cách
khác nhau, nhưng không có ai trong số họ nhận ra rằng họ đã tạo ra cùng một hợp
chất. Năm 1847, nhà hóa học người Pháp là Jean – Baptiste Dumas đã chứng minh
được tất cả các acid trên đây chỉ là một hợp chất và ông gọi nó là acid propionic, lấy
4



theo tiếng Hy Lạp protos = "đầu tiên" và pion = "béo", do nó là acid với công thức
tổng quát H(CH2)nCOOH nhỏ nhất có các tính chất của một acid béo, chẳng hạn như
sự tạo ra một lớp váng mỡ khi bị kết tủa bởi muối và có tính chất giống xà phòng.
 Tính chất
Acid propionic (danh pháp khoa học: acid propanoic) là một acid cacboxylic có
nguồn gốc tự nhiên.
Công thức hóa học CH3CH2COOH.

Ở trạng thái tinh khiết và trong điều kiện thông thường, nó là một chất lỏng
không màu có tính ăn mòn và mùi hăng.
 Tác dụng
Acid propionic ngăn cản sự phát triển của mốc và một số vi khuẩn. Do vậy,
phần lớn acid propionic được sản xuất để sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm dành
cho con người và thức ăn chăn nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi, nó được sử dụng ở
dạng trực tiếp hoặc dưới dạng muối amoni. Đối với thực phẩm dành cho con người,
đặc biệt là bánh mì và các sản phẩm nướng khác, nó được dùng dưới dạng các muối
natri hay calci.
Acid propionic cũng là một hóa chất trung gian có ích. Nó có thể sử dụng để
thay đổi các sợi cellulose tổng hợp. Nó cũng được dùng để sản xuất một số thuốc trừ
sâu và dược phẩm. Các este của acid propionic đôi khi được dùng làm dung môi hay
các chất tạo mùi.
 An toàn và độc hại

Nguy hiểm chính từ acid propionic là bỏng hóa chất có thể sinh ra do tiếp xúc
với acid đậm đặc. Trong các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm, hiệu
ứng nguy hiểm nghiêm trọng nhất gắn liền với phơi nhiễm kinh niên đối với một
lượng nhỏ acid propionic là các vết loét thực quản và dạ dày do tiêu thụ chất có tính ăn
mòn này. Người ta chưa quan sát thấy các hiệu ứng độc hại, đột biến gen, ung thư hay
sinh sản nào. Trong cơ thể, acid propionic bị oxy hóa nhanh chóng và bị thải ra khỏi


5


cơ thể trong dạng dioxit cacbon theo chu trình Krebs và nó không tạo ra sự tích lũy
sinh học.
(Nguồn: />
2.1.2. Công dụng của Formycine Gold Premix (FGP)
- Diệt vi sinh vật, diệt nấm giúp vệ sinh thức ăn và dụng cụ chứa đựng hoặc
thức ăn đi qua.
- Khả năng cao trong việc hạn chế mầm bệnh gây ra bởi vi khuẩn Gram (-),
Gram (+), virus, nấm mốc và nấm men.
- Cải thiện chất lượng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của động vật.
- Tăng hệ số chuyển biến thức ăn và tăng trọng hàng ngày.
2.1.3. Cơ chế tác động của Formycine Gold Premix (FGP)
Theo Chris Kamel (2007)
- Formaldehyde phá vỡ màng tế bào và làm biến chất protein và enzyme của
mầm bệnh, chống lại sự sinh trưởng của vi khuẩn Gram (-), Gram (+), mycobacteria và
virus một cách hiệu quả.
- Acid propionic phá vỡ các bơm hydro và làm tăng pH bên trong tế bào dẫn
đến rối loạn các chu trình bình thường của tế bào.
- Nhiều nghiên cứu so sánh đã chỉ ra rằng sự kết hợp của formaldehyde và acid
propionic sẽ có hiệu lực mạnh hơn tác động của từng chất riêng lẻ ở cùng mức độ.
- Sản phẩm không bị bay hơi và ổn định với nhiệt nên vẫn giữ được tác dụng
qua quá trình ép viên thức ăn.
2.1.4. Đường cấp và liều dùng
Cung cấp qua thức ăn: trộn với thức ăn hoặc nguyên liệu.
- Trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh thấp: 0,5 – 1,0 kg/tấn thức ăn.
- Trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh cao: 2 kg/tấn thức ăn.
2.2. SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN E. COLI

2.2.1. Đại cương
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
Escherichia coli được gọi tắt là E. coli (còn gọi là Bacterium coli commue)
được Escherich phát hiện năm 1883 và được phân lập vào năm 1885 từ phân trẻ em bị

6


tiêu chảy. Vi khuẩn sống bình thường trong ruột người và động vật, nhiều nhất ở ruột
già.
Phân loại:
- Bộ

: Eubacteriale

- Họ

: Enterobacteriaceae

- Giống : Escherichia
- Loài

: coli

2.2.2. Tính chất vi sinh vật học
2.2.2.1. Hình thái và sự nhuộm màu
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, Gram (-), kích thước trung bình 0,5 x 1-3
µm, hai đầu tròn, không bào tử, tạo giáp mô mỏng, có lông quanh cơ thể, một số có
lông bám. Khi nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu hồng, trong bệnh phẩm có khi bắt màu

lưỡng cực.

Hình 2.1. Vi khuẩn E. coli
( Nguồn : )
2.2.2.2. Đặc điểm nuôi cấy
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
Là vi khuẩn hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi, sinh trưởng ở nhiệt độ 15 – 42oC,
thích hợp ở nhiệt độ 37oC, pH = 7,4.
Trên môi trường thạch dinh dưỡng tạo khuẩn lạc tròn ướt, màu trắng đục, hơi
lồi (dạng S) để lâu có dạng khô, rìa hơi nhăn (dạng R), kích thước 2 – 3 mm.
7


Trên thạch máu có chủng dung huyết (dạng α, β), có chủng không.
Trên thạch gelatin: không tan chảy.
Môi trường canh dinh dưỡng: làm môi trường đục đều, sau có lắng cặn, mùi
trứng thối, một số tạo váng mỏng.
Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt:
- Môi trường EMB: tạo khuẩn lạc màu tím ánh kim.
- Môi trường MCK: tạo khuẩn lạc màu đỏ.
- Môi trường KIA (hoặc TSI): lên men đường lactose và glucose (vàng/vàng),
gas (+).
2.2.2.3. Đặc tính sinh hóa
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
 Lên men sinh hơi: Glucose, galactose, lactose, maltose, fructose, mannitol, ...
 Lên men không đều saccharose.
 Không lên men glycogen, dextrin.
 Các phản ứng khác:
- Phản ứng IMViC: Indol (+), Methyl red (+), Voges - Proskauer (-), Citrate (-)
- Không sinh H2S.

- Nitrat (+).
2.2.3. Sức đề kháng
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
Vi khuẩn E. coli có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh từ vài tuần đến 1 tháng,
chủng độc có thể tồn tại 4 tháng. Có khả năng chịu đựng các yếu tố lý hóa cao hơn các
vi khuẩn khác, bị diệt ở 60oC trong 15 - 30 phút, bị diệt ở nhiệt độ đông lạnh trong 2
giờ. Các chất sát trùng thông thường: axit phenic 1%, NaOH 2%, formol diệt vi khuẩn
trong 5 phút.
Vi khuẩn E. coli thường nhạy cảm với các kháng sinh: gentamycine, colistin,
norfloxacine, kanamycine, streptomycine....
2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
2.2.4.1. Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli phức tạp, gồm 4 loại: O, H, K và
kháng nguyên pili F.
8


+ Kháng nguyên O (kháng nguyên thân): có trên 160 loại, chịu nhiệt, phân bố
trên thành tế bào, bao gồm hỗn hợp lipit - polysaccharit - protein nên có bản chất
lipopolysaccharide, bền với nhiệt độ và cồn, khi đun 120oC/2 giờ vẫn giữ được tính
kháng nguyên, có khả năng ngưng kết và kết hợp.
Kháng nguyên O rất quan trọng trong chẩn đoán và nghiên cứu dịch tễ học của
bệnh do E. coli gây ra.
+ Kháng nguyên K (kháng nguyên vỏ): có hơn 100 loại, là kháng nguyên bề
mặt, chịu nhiệt kém, có bản chất là polysaccharide, dễ bị phá hủy ở 100oC trong 1 giờ.
Kháng nguyên K gồm 4 loại: A, B, L, và M. Các kháng nguyên này có tính
chất ngưng kết chéo với kháng nguyên O nên khi tiến hành thử ngưng kết xác định
kháng nguyên O cần phải đun sôi loại bỏ kháng nguyên K.
+ Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): có khoảng 60 loại từ H1 đến H60, ít
có ý nghĩa trong chẩn đoán.

Kháng nguyên này có bản chất là protein là các vi nhung mao của các vi khuẩn,
cho phép vi khuẩn di chuyển. Có tính chịu nhiệt tuy nhiên khi đun sôi ở 100oC trong 2
giờ thì tính kháng nguyên, tính ngưng kết đều bị phá hủy. Phần lớn E. coli có chung
type này.
+ Kháng nguyên F (kháng nguyên lông bám): ở một số chủng E. coli gây bệnh
có loại lông bám giúp cho vi khuẩn bám chặt lên niêm mạc ruột và tiết độc tố gây
bệnh.
2.2.4.2. Độc tố
Theo Lê Văn Tạo, 2006:
 Độc tố đường ruột (enterotoxin): tác động vào chu trình adenynat làm thay
đổi quy trình muối nước ở ruột gây tiêu chảy.
 Độc tố tế bào (verotoxin): phá huỷ tế bào, tăng tính thẩm thấu thành mạch,
tạo bệnh tích ở các tổ chức cơ quan và gây thẩm dịch mô bào.
 Độc tố thần kinh (neurotoxin) phá huỷ tế bào thần kinh gây triệu chứng thần
kinh.
 Khả năng gây dung huyết: vi khuẩn sản sinh men haemolysin để phá huỷ
hồng cầu vật chủ, giải phóng Fe3+ dùng cho quá trình phát triển của mình.

9


2.2.5. Tính chất gây bệnh
E. coli có sẵn trong ruột người, động vật hữu nhũ: heo, bò, gia cầm, chim,...
nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của người hoặc vật bị sút kém, khi quản lý chăn
nuôi kém, thiếu vệ sinh, vật bị lạnh.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân (2002), dựa vào hội chứng và tính chất gây bệnh của
vi khuẩn E. coli người ta chia vi khuẩn E. coli ra làm 5 nhóm:
- Nhóm EAggEC: (enteroaggregative E. coli) : E. coli kết tập ở ruột.
- Nhóm EPEC (entero pathogenic E. coli): gây bệnh đường ruột.
- Nhóm ETEC (enterotoxigenic E. coli): sinh độc tố ruột.

- Nhóm EIEC (enteroinvasine E. coli): xâm lấn vào niêm mạc ruột
- Nhóm EHEC (enterohaemorrhagic E. coli): gây xuất huyết ở ruột.
2.2.6. Những bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra trên heo
2.2.6.1. Bệnh phân trắng trên heo con
 Căn bệnh học
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và Lê Ngọc Mỹ (1995), bệnh do
E. coli serotype O9, O111, O149 gây ra.
Bệnh thường xảy ra ở heo con, đặc biệt là heo mới sinh từ 1 - 21 ngày tuổi, tập
trung chủ yếu trong 10 ngày đầu, có con mắc sớm sau khi sinh 2 - 3 giờ và muộn hơn
sau khi được 4 tuần tuổi hoặc heo mẹ khi nuôi con không được chăm sóc đầy đủ,
chuồng trại mất vệ sinh. (Trích dẫn bởi Lê Văn Tạo, 2006).
 Triệu chứng
Theo Lê Văn Tạo và ctv, 1993:
- Nền chuồng có những bãi phân màu trắng như phân cò.
- Heo con gầy còm, xù lông, yếu ớt, run rẩy, đi đứng xiêu vẹo. Lúc mới mắc
bệnh heo còn bú, về sau bỏ bú.
- Lúc đầu heo đi phân thành bãi, về sau phân tự do chảy nhỏ giọt từ hậu môn ra
ngoài làm phía sau heo bê bết phân.
Khi đàn bị bệnh nếu không can thiệp kịp thời thì tỉ lệ chết cao (60 - 90%). Heo
con khỏi bệnh thường bị còi cọc phát triển chậm trong giai đoạn sau, nuôi kém hiệu
quả. (Trích dẫn bởi Lê Văn Tạo, 2006).

10


2.2.6.2. Bệnh tiêu chảy trên heo do E. coli
 Căn bệnh học
Theo Trịnh Quang Tuyên và ctv (1993), bệnh do các serotype E. coli O8, O141,
O147 và O157 trong đó O149 F4 thường chiếm tỉ lệ cao (trích dẫn bởi Lê Văn Tạo,
2006). Các chủng E. coli này do heo con bị nhiễm từ môi trường qua thức ăn, nước

uống hoặc có sẵn trong ruột, gặp điều kiện thuận lợi: heo bị stress, thay đổi thức ăn…
vi khuẩn phát triển nhân lên với số lượng lớn và gây bệnh.
Theo Nguyễn Thị Nội và ctv (1984), bệnh xảy ra trên heo mọi lứa tuổi nhưng tỉ
lệ mắc bệnh, mức độ trầm trọng và tỉ lệ chết cao tập trung vào heo con từ 4 tuần tuổi
đến sau cai sữa 1 tháng. (Trích dẫn bởi Lê văn Tạo, 2006).
 Sinh bệnh học
Vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non bằng kháng nguyên bám
dính F4, sau đó vi khuẩn xâm nhập và cư trú ở thành ruột non, sinh sản và nhân lên,
sản sinh độc tố đường ruột phá huỷ tổ chức thành ruột và làm thay đổi cân bằng trao
đổi muối - nước, chất điện giải. Nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột vào
cơ thể mà thẩm xuất từ cơ thể vào ruột. Nước và khí do vi khuẩn E. coli trong ruột lên
men tạo ra làm ruột căng lên. Sức căng của ruột và quá trình viêm ruột kích thích vào
hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo những cơn nhu động ruột đẩy mạnh nước và phân ra
ngoài, gây tiêu chảy.
2.2.6.3. Bệnh phù đầu trên heo con
 Căn bệnh học
Chủ yếu do E. coli mang serotype O138 K81, O139 K82, O141 K85, O145
K85. Hầu hết là do E. coli gây dung huyết mang yếu tố kết dính F18.
Bệnh thường xảy ra đột ngột ở heo sau cai sữa (khoảng 1 – 2 tuần sau), trên
những heo khoẻ mạnh, tốt nhất của lứa. Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết rất cao.
 Sinh bệnh học
Theo Rodney A.và ctv (2000), sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn E. coli
sản sinh ngoại độc tố SLT (Shiga like toxin), neurotoxin, và các yếu tố gây dung
huyết. Các yếu tố dung huyết gây vỡ hồng cầu làm máu loãng, SLT không có hoạt tính
gây độc đường ruột mà tác động lên biểu mô của mạch máu gây biến đổi tính thấm của
thành mạch, nước từ hệ tuần hoàn đi vào mô bào gây hiện tượng phù. Độc tố thần kinh
11


tác động vào trung ương thần kinh gây các triệu chứng run rảy, co giật. (Trích dẫn bởi

Lê Văn Tạo, 2006).
2.3. SƠ LƯỢC VỀ VI KHUẨN SALMONELLA
2.3.1. Đại cương
Phân loại
- Bộ

: Eubacteriales

- Họ

: Enterobacteriacae

- Giống : Salmonella.
2.3.2. Tính chất vi sinh vật học
2.3.2.1. Hình thái và sự nhuộm màu
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn Gram (-), hình trực ngắn, hai đầu tròn, kích
thước 0,7 – 1,5 µm × 2 – 5 µm. Không giáp mô, không sinh bào tử, di động được nhờ
lông quanh cơ thể (trừ Sal. pullorum và Sal. galinarum).

Hình 2.2. Cấu tạo vi khuẩn Salmonella spp
(Nguồn: />2.3.2.2. Đặc điểm nuôi cấy
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999:
Là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, trong quá trình trao đổi chất, chúng
sử dụng cả hai hình thức: hô hấp và lên men. Nhiệt độ thích hợp: 37oC, pH = 7,2 - 7,6.
Dễ mọc trên các môi trường dinh dưỡng.
 Trên môi trường thạch dinh dưỡng: khuẩn lạc màu trắng, tròn, hơi lồi, ướt,
khuẩn lạc nhỏ hơn khuẩn lạc của E. coli. Khuẩn lạc ở cả 2 dạng: dạng S và dạng R.
12



×