Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

PHÂN LẬP VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR ĐỂ PHÁT HIỆN MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE, SO SÁNH MỨC ĐỘ GÂY BỆNH CỦA MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE TRÊN HEO CAI SỮA VÀ HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.58 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN LẬP VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR ĐỂ PHÁT HIỆN
MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE, SO SÁNH MỨC ĐỘ GÂY
BỆNH CỦA MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE TRÊN
HEO CAI SỮA VÀ HEO THỊT

Họ và tên sinh viên : HUỲNH LÊ NGỌC DIỄM
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y 29

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 09/2008


PHÂN LẬP VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR ĐỂ PHÁT HIỆN
MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE, SO SÁNH MỨC ĐỘ GÂY
BỆNH CỦA MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE
TRÊN HEO CAI SỮA VÀ HEO THỊT


Tác giả

HUỲNH LÊ NGỌC DIỄM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng bác sỹ ngành
Thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh
BSTY. Đỗ Tiến Duy
BSTY. Lâm Thị Tú Anh

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ, người đã sinh thành, dạy dỗ, nuôi nấng và là điểm tựa tinh
thần cho con trong cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Ban chủ nhiệm Bộ
môn Vi Sinh Truyền Nhiễm, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Trân trọng biết ơn quý thầy, cô:
Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã truyền đạt
những kiến thức quý báu và tận tình chỉ dẫn em trong suốt quá trình học tập.
Khắc ghi công ơn:
ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh
BSTY. Đỗ Tiến Duy

BSTY. Lâm Thị Tú Anh
Đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn:
Ban quản lý Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban quản lý Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh Trường Đại Học
Nông Lâm TP. HCM.
Ban quản lý Trạm Thú Y quận Bình Thạnh.
Ban quản lý Trạm Thú Y quận 5.
Ban Giám Đốc Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong.
Các cô chú, anh chị đang công tác tại Bệnh Viện Thú Y, Trung Tâm Phân
Tích, xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè tôi, lớp thú y 29 đã giúp đỡ và chia
sẽ những vui buồn trong thời gian học tập.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Phân lập và ứng dụng kỹ thuật PCR để phát hiện Mycoplasma
hyopneumoniae, so sánh mức độ gây bệnh của Mycoplasma hyopneumoniae trên
heo cai sữa và heo thịt” được thực hiện trong 6 tháng từ ngày 15/2/2008 đến ngày
15/8/2008 tại Bệnh Viện Thú Y và Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Nghiên cứu này nhằm góp phần xây dựng phương pháp chẩn đoán Mycoplasma
hyopneumoniae (MH) hữu hiệu trong phòng thí nghiệm đồng thời có nhận định khái
quát về mức độ gây bệnh của MH trên heo cai sữa và heo thịt để từ đó ứng dụng vào
việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do MH đạt hiệu quả cao.
Mẫu phổi trên heo cai sữa và heo thịt có bệnh tích nghi ngờ do MH được thu thập

để đánh giá bệnh tích đại thể theo công thức của Christensen (1999) và Rice (2000),
dùng môi trường Friis để phân lập và xác định MH bằng kỹ thuật PCR.
 Đánh giá bệnh tích và mức độ hư hại trên 63 phổi heo cai sữa và 146 phổi heo
thịt cho kết quả như sau:
-

Trên heo cai sữa: tỷ lệ phổi có bệnh tích là 92,06% (58/63).

-

Trên heo thịt: tỷ lệ phổi có bệnh tích là 91,78% (134/146).

 Đánh giá tỷ lệ phổi có bệnh tích đặc trưng nghi ngờ do MH cho kết quả như
sau:
-

Trên heo cai sữa: tỷ lệ phổi có bệnh tích đặc trưng nghi ngờ do MH là

79% (46/58). Bệnh tích tập trung chủ yếu ở điểm 2 tức là khoảng 25-50% bề mặt phổi.
-

Trên heo thịt: tỷ lệ phổi có bệnh tích đặc trưng nghi ngờ do MH là 85,82%

(115/134). Bệnh tích tập trung chủ yếu ở điểm 2 (khoảng 25-50% bề mặt phổi).
 Tỷ lệ phân lập MH trên môi trường thạch Friis từ mẫu phổi heo thịt cho kết quả
dương tính 68,75% (11/16).
 Kỹ thuật PCR để xác định MH trên phổi có bệnh tích nghi ngờ do MH cho kết
quả như sau:
-


Trên heo cai sữa: tỷ lệ dương tính là 44,44% (4/9).

-

Trên heo thịt: tỷ lệ dương tính là 47,06% (8/17).

Qua kết quả như trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh trên đường hô hấp ở heo cai
sữa và heo thịt là rất cao trong đó bệnh nghi ngờ do MH chiếm tỷ lệ lớn. Đồng thời kết
quả này cũng cho thấy mức độ gây bệnh của MH trên phổi heo cai sữa và heo thịt là
tương đương nhau.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các từ viết tắt............................................................................................... vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Danh sách các sơ đồ và biểu đồ.......................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................3
2.1 Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm ................................................................3

2.1.1 Lịch sử và phân bố địa lý .......................................................................................3
2.1.2 Căn bệnh học ..........................................................................................................4
2.1.2.1 Phân loại ..............................................................................................................4
2.1.2.2 Đặc điểm của M. hyopneumoniae .......................................................................5
2.1.3 Truyền nhiễm học...................................................................................................7
2.1.3.1 Loài vật mắc bệnh ...............................................................................................7
2.1.3.2 Chất chứa căn bệnh..............................................................................................8
2.1.3.3 Đường truyền lây.................................................................................................8
2.1.3.4 Cách sinh bệnh ....................................................................................................9
2.1.4 Triệu chứng...........................................................................................................10
2.1.4.1 Thể cấp tính .......................................................................................................10
2.1.4.2 Thể mãn tính......................................................................................................10
2.1.4.3 Thể viêm phổi phức hợp....................................................................................11
2.1.5 Bệnh tích...............................................................................................................11
iv


2.1.5.1. Bệnh tích đại thể...............................................................................................11
2.1.5.2 Bệnh tích vi thể..................................................................................................11
2.1.6 Chẩn đoán .............................................................................................................12
2.1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng...........................................................................................12
2.1.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm.............................................................................13
2.1.7 Điều trị..................................................................................................................18
2.1.8 Phòng bệnh ...........................................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................21
3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................21
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................21
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................21
3.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm................................................................................21
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................21

3.2.2 Dụng cụ thu thập mẫu...........................................................................................21
3.2.3 Dụng cụ xử lý mẫu và phân lập MH tại phòng thí nghiệm ..................................22
3.3 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................22
3.4 Nội dung ..................................................................................................................22
3.5 Phương pháp tiến hành ............................................................................................23
3.5.1 Đánh giá mức độ phân bố của bệnh tích chung và bệnh tích nghi ngờ do MH trên
phổi heo cai sữa và heo thịt ...................................................................................23
3.5.2 Phân lập MH.........................................................................................................24
3.5.2.1 Thu thập mẫu .....................................................................................................24
3.5.2.2 Xử lý mẫu ..........................................................................................................25
3.5.2.3 Môi trường nuôi cấy ..........................................................................................25
3.5.3 Kỹ thuật PCR để xác định MH.............................................................................25
3.5.3.1 Xử lý mẫu ..........................................................................................................25
3.5.3.2 Ly trích DNA từ mẫu phổi ................................................................................26
3.5.3.3 Ly trích DNA từ khuẩn lạc................................................................................26
3.5.3.4 Phản ứng PCR để phát hiện MH .......................................................................26
3.6 Tính toán kết quả .....................................................................................................27

v


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................28
4.1 Kết quả đánh giá bệnh tích gây hư hại trên phổi.....................................................28
4.1.1 Đánh giá bệnh tích gây hư hại chung trên phổi....................................................28
4.1.2 Đánh giá bệnh tích hư hại trên phổi có tính định hướng do MH .........................29
4.1.2.1 Tỷ lệ phổi có bệnh tích nghi ngờ do MH ..........................................................29
4.1.2.2 Đánh giá mức độ hư hại trên phổi có bệnh tích nghi ngờ MH..........................32
4.2 Kết quả phân lập MH ..............................................................................................37
4.2.1 Phân lập MH trên môi trường thạch Friis.............................................................37
4.2.2 Kết quả xác định MH bằng kỹ thuật PCR trên mẫu phổi.....................................39

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42
5.1 Kết luận....................................................................................................................42
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

BHI

: Brain Heart Infusion broth

Bp

: Base pair

CF

: Complement fixation

DNA

: Deoxyribonucleic acid

dNTP


: Deoxyribonucleic triphosphate

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay

F

: Forward

FITC

: Fluorescein isothicyanate

IHA

: Indirect hemagglutination

IHC

: Immunohistochemistry

kb, kDa

: Kilobase pairs, kilo dalton

MH

: Mycoplasma hyopneumoniae


PRRSV

: Porcine reproductive and respriratory syndrome virus

PBS

: Phosphate buffered saline

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PPLO

: Pleuro-Pneumoniae-Like-Organism

R

: Reverse

SDS

: Sodium Dodecyl Sulfat

SPF

: Specific Pathogen Free

Taq


: Thermus aquaticus

TBE

: Tris borate EDTA

TE

: Tris EDTA

TMRI

: Tetramethylrhodamine isothiocyanate

UI

: Unit international

UV

: Utral violet

µl

: Microlit

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số phản ứng sinh hóa để xác định MH .....................................................6
Bảng 2.2 Nhiệt độ tối ưu với chuồng heo........................................................................9
Bảng 3.1 Bố trí trí nghiệm.............................................................................................22
Bảng 4.1 Tỷ lệ phổi có bệnh tích trong đánh giá ..........................................................28
Bảng 4.2 Tỷ lệ phổi có bệnh tích nghi ngờ do MH trên heo cai sữa và heo thịt...........29
Bảng 4.3 Các bệnh tích thường gặp trên phổi heo đánh giá..........................................31
Bảng 4.4 Tỷ lệ hư hại trên phổi có bệnh tích nghi nhiễm MH......................................32
Bảng 4.5 Tỷ lệ hư hại của phổi nghi nhiễm M. hyopneumoniae ở các mức độ ............34
Bảng 4.6 Điểm trung bình bệnh tích nghi ngờ do M. hyopneumoniae trên phổi ..........35
Bảng 4.7 Kết quả xác định MH từ khuẩn lạc nghi ngờ bằng kỹ thuật PCR..................38
Bảng 4.8 Kết quả xác định MH trên mẫu phổi bằng kỹ thuật PCR ..............................39

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Phổi heo thịt có bệnh tích nhục hóa ở thùy đỉnh, thùy giữa và thùy hoành
cách mô.................................................................................................................36
Hình 4.2 Phổi heo cai sữa có bệnh tích nhục hóa ở thùy đỉnh và thùy giữa .................37
Hình 4.3 Khuẩn lạc MH sau 7 ngày nuôi cấy ...............................................................39
Hình 4.4 Kết quả chạy PCR mẫu thạch và phổi heo thịt...............................................41

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ phổi có bệnh tích nghi ngờ do MH trên heo cai sữa và heo thịt.......30
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ hư hại trung bình trên phổi có bệnh tích nghi nhiễm MH ................33
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ hư hại của phổi nghi nhiễm MH ở các mức độ ................................34
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ nuôi cấy MH trên môi trường thạch .................................................38
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ phổi dương tính với MH qua kiểm tra bằng kỹ thuật PCR ..............40

Sơ đồ 2.1 Nguyên tắc của phản ứng PCR .....................................................................17
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ thực hiện các bước thí nghiệm............................................................23
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân lập Mycoplasma hyopneumoniae...............................................25

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae là
bệnh đường hô hấp phổ biến trên heo, lây lan nhanh và thường xảy ra ở thể mãn tính.
Mặc dù bệnh không gây tỷ lệ chết cao nhưng gây thiệt hại kinh tế một cách đáng kể vì
heo sẽ giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ loại thải, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, kéo dài thời
gian nuôi và tăng chi phí thuốc điều trị (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006). Tỷ lệ heo
mắc bệnh khá cao từ 50-100%. Tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp khoảng 16% nếu
không ghép với các bệnh truyền nhiễm khác (Trần Thanh Phong, 1996). Heo từ 50 đến
85 kg phơi nhiễm với M. hyopneumoniae sẽ giảm sức tăng trưởng khoảng 12,7%
(Pointon và ctv, 1985; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006), tăng chỉ số tiêu
tốn thức ăn khoảng 10% (Muirhead, 1989; trích dẫn bởi Quách Tuyết Anh, 2003). Heo
con tiếp xúc với heo mẹ mang trùng thì giảm sức tăng trưởng khoảng 15,9% (từ lúc 8
kg đến 85 kg) và hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 13,8% (từ lúc 10 đến 25 kg) (Ross,
1999; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006).
Bên cạnh đó việc phân lập Mycoplasma hyopneumoniae gặp rất nhiều khó khăn

do Mycoplasma hyopneumoniae chậm tăng trưởng, đòi hỏi môi trường giàu dưỡng
chất và rất dễ bị vấy nhiễm bởi các tác nhân khác (Quinn, 1994).
Như vậy để kiểm soát bệnh có hiệu quả và làm giảm thiệt hại do MH gây ra cần
phải chẩn đoán nhanh và chính xác sự hiện diện của MH trong đàn heo. Kỹ thuật PCR
tỏ ra hoàn hảo và thích hợp cho mục đích này vì kỹ thuật PCR cho kết quả nhanh, đặc
hiệu, không phụ thuộc sự sống hay chết của mầm bệnh (Calsamiglia, 1998; trích dẫn
bởi Đỗ Tiến Duy, 2004). Theo Trần Thị Dân và ctv (2003), kỹ thuật PCR phát hiện
MH có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 100% (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh,
2006).
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Vi Sinh Truyền Nhiễm,
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới
-1-


sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh, BSTY. Đỗ Tiến Duy, BSTY. Lâm
Thị Tú Anh chúng tôi thực hiện đề tài “Phân lập và ứng dụng kỹ thuật PCR để phát
hiện Mycoplasma hyopneumoniae, so sánh mức độ gây bệnh của Mycoplasma
hyopneumoniae trên heo cai sữa và heo thịt”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định Mycoplasma hyopneumoniae (MH) từ mẫu phổi có bệnh tích bằng kỹ
thuật phân lập và PCR. So sánh mức độ gây bệnh của MH trên heo cai sữa và heo thịt
để từ đó ứng dụng vào việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do MH đạt hiệu quả cao.
1.2.2 Yêu cầu
-

Đánh giá mức độ hư hại của phổi heo cai sữa và heo thịt được giết mổ qua

bệnh tích đại thể.
-


Thu thập mẫu phổi trên heo cai sữa và heo cai thịt có bệnh tích nghi ngờ

nhiễm MH.
-

Phân lập MH trên mẫu phổi heo có bệnh tích đặc trưng.

-

Ứng dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán MH từ mẫu phổi và hỗ trợ xác định

MH trong phân lập.
-

So sánh mức độ gây bệnh của MH trên 2 hạng heo.

-2-


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm
Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm còn gọi là bệnh viêm phổi dịch vùng
hay suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra, thường tồn tại dưới dạng
mãn tính với đặc điểm gây viêm phế quản phổi tiến triển chậm, ho kéo dài nhiều tuần,
heo chậm lớn, sức đề kháng bệnh yếu.
Đây là bệnh đường hô hấp trên heo phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Bệnh
được xem là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại kinh tế do làm giảm sức đề kháng,
giảm năng suất chăn nuôi, heo còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cao, tăng chi

phí thuốc điều trị (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004).
Thiệt hại càng nghiêm trọng hơn khi có sự tương tác phức tạp giữa nhiễm
Mycoplasma với các tác nhân cảm nhiễm khác, quản lý kém và điều kiện môi trường
không tốt. Các vi khuẩn khác như Streptococcus, Staphylococcus, Bordetella
bronchiseptica, Actinomyces pyogenes, Actinobacillus pleuropneumoniae (APP),
Pasteurella mutocida, Klebsiella và Salmonella cũng tham dự làm bệnh trầm trọng
hơn (Straw và Clark, 1999; trích dẫn bởi Quách Tuyết Anh, 2003).
2.1.1 Lịch sử và phân bố địa lý
Năm 1892 hai nhà bác học Nocard và Roux phát hiện ra loài sinh vật này trên bò
bị viêm phổi (Lê Anh Phụng, 1996). Năm 1898 hai ông đã phân lập được loài sinh vật
này trên phổi những bò bị bệnh viêm phổi và đặt tên là PPLO (Pleuro- PneumoniaeLike-Organism). Mãi đến năm 1929 hai ông mới đề nghị đặt tên là Mycoplasma (Trần
Thị Bích Liên và Tô Minh Châu, 2001).
Năm 1933, Kobe (Đức) phát hiện bệnh viêm phổi mãn tính trên heo và ông gọi
dưới tên là cúm heo (trích dẫn bởi Đỗ Tiến Duy, 2004).
Nghiên cứu của Pullar (1948), Gulrajani và Beveridge (1951) mô tả đặc điểm của
bệnh viêm phổi địa phương và phân biệt với bệnh cúm heo (Ross, 1992). Đồng thời

-3-


cũng trong năm 1951, Eunrujani phát hiện bệnh ở Anh. Sau đó bệnh xảy ra ở Mỹ,
Pháp, Hungari, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản (Dương Thị Thu Thủy, 2004).
Theo Mare, Switer, Goodwin và ctv (1965) đã phân lập một loài Mycoplasma
trên phổi heo bị viêm và gây bệnh thực nghiệm, từ đó đề nghị đặt tên là Mycoplasma
hyopneumoniae (Ross, 1999; trích dẫn bởi Vân Minh Tâm, 2005).
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Như Pho (2003) bệnh được phát hiện vào năm 1957 từ
đàn heo ngoại nhập vào miền Bắc, sau đó lan nhanh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó chưa
xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, bệnh xảy ra hầu như ở khắp các trại
trong nước.
2.1.2 Căn bệnh học

2.1.2.1 Phân loại
Mycoplasma hyopneumoniae thuộc lớp Mollicutes, là tế bào procaryote nhỏ nhất
có đời sống độc lập và có khả năng tự nhân đôi (Quinn, 1994).
Theo Razin và ctv (1998), Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes vì Mycoplasma
không có thành tế bào, được bao bọc bởi một màng nguyên sinh chất có 3 lớp. Trong
phân loại, việc thiếu thành tế bào được dùng để phân biệt Mycoplasma với các vi
khuẩn khác.
Theo bảng phân loại của Bergeys (1995)
Giới Bacteria
Nghành Firmicutes
Lớp Mollicutes
Bộ Mycoplasmatales
Họ Mycoplasmataceae
Giống Mycoplasma
Loài Mycoplasma hyopneumoniae
Trong 6 giống của lớp Mollicutes thì giống Mycoplasma có số lượng loài phong
phú nhất với hơn 80 loài đã được mô tả. Theo Barbara (1999), Mycoplasma có hơn 13
loài gây bệnh trên heo, nhưng các loài phổ biến nhất thường được quan tâm là:
- M. hyosynoviae: gây viêm đa khớp ở heo 12-14 tuần tuổi.
- M. hyorhinis: gây tình trạng viêm khớp và viêm đa thanh dịch mãn tính ở
heo 3-10 tuần tuổi.
-4-


- M. flocculare: đa hình thái, có cấu trúc kháng nguyên và sự sinh trưởng
tương tự như M. hyopneumoniae.
- M. hyopneumoniae: gây dịch viêm phổi địa phương trên heo.
2.1.2.2 Đặc điểm của M. hyopneumoniae
Mycoplasma hyopneumoniae thuộc nhóm gram âm nhưng bắt màu kém với thuốc
nhuộm gram, bắt màu tốt khi nhuộm Giemsa và Romanowsky. Chúng sống ký sinh nội

bào và ngoại bào.
MH sản sinh cytotoxin và bị vô hoạt ở 1000C trong vòng 15 phút. Thời gian tăng
trưởng dài hơn so với các Mycoplasma khác (từ 5-7 ngày) (Trần Thanh Phong, 1996).
Cấu trúc kháng nguyên gồm nhiều loại: lactate dehydrogenase protein (36kDa),
các protein có trọng khối phân tử 40, 43, 64, 71, 79 kDa giúp phân biệt với M.
flocculare, M. hyorhinis (Trần Thanh Phong, 1996).
Mycoplasma có kích thước rất nhỏ khoảng 400-1200nm (bằng khoảng 1/5 vi
trùng), bộ gen 893-920 kilobase pairs (kb), nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn
(1050.104 kb).Vi sinh vật này thiếu thành tế bào (Tajama và cộng sự, 1982). Quanh cơ
thể chỉ là một màng nguyên sinh chất gồm protein, glycoprotein, glycolipide và
phospholipid nên mềm dẻo, đa hình thái (hình cầu, hình xoắn, hình sợi hay vòng…) và
có thể dễ dàng qua được lọc 0,22m. Ngoài ra MH còn có khả năng đề kháng với một
số kháng sinh tác động lên thành tế bào như penicillin, streptomycin, sunfamid, nhạy
cảm với các kháng sinh phong bế tổng hợp protein hay acid nhân như tetracycline,
chloramphenicol, aminoacid ngăn cản sự nhân lên của Mycoplasma (Nguyễn Vân
Tiên, 2002; trích dẫn bởi Quách Tuyết Anh).
MH thường hiện diện trong lòng ống của phế quản, phần lớn được tìm thấy giữa
những tế bào lông rung và phần đỉnh của những tế bào vi nhung mao, trên tế bào biểu
mô phế quản và một số khác thì nằm tự do trong lòng ống (Masanori Tajima, 1982;
trích dẫn bởi Vân Minh Tâm, 2005).
MH có khuẩn lạc hình tròn, lồi nhưng không có dạng hình trứng chiên như các
Mycoplasma khác, không xuyên qua bề mặt thạch, kích thước khuẩn lạc từ 200 – 400
µm (sau 5 – 10 ngày nuôi cấy). Mọc tốt nếu có 5-10 % CO2.

-5-


Theo Friis (1974) thì khuẩn lạc MH có thể nhìn thấy được sau 2 ngày nuôi cấy và
gia tăng kích thước từ từ sau khoảng 10 ngày ủ và đạt tối đa sau 14 ngày, tuy nhiên
kích thước này còn tùy thuộc vào môi trường và điều kiện nuôi cấy (Stalheim, 1990).

Bên cạnh đó việc nuôi cấy trên môi trường canh thì MH có thời gian phát triển
chậm và dễ bị lấn át bởi Mycoplasma hyorhinis. Thường sau 3 đến 10 lần cấy chuyển
chúng mới bắt đầu thích nghi với môi trường và có thể chuyển màu rõ rệt từ đỏ sang
vàng sau 24 đến 48 giờ trong khi đó M. hyorhinis làm đổi màu môi trường nhanh hơn
chỉ sau 3 ngày ủ (Ross và Whitlestone, 1983).
 Đặc tính sinh hóa
Theo Gardella và ctv (1983), một số phản ứng sinh hóa của MH giúp phân
biệt với các loài Mycoplasma khác, đặt biệt là Mycoplasma gây bệnh trên heo (trích
dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006):
Bảng 2.1 Một số phản ứng sinh hóa để xác định MH
Loài

M. hyopneumoniae

M. hyorhinis

M. hyosynoviae

Lên men glucose

NS

+

-

Thủy phân arginine

-


-

+

Hoạt động phosphatase

-

+

-

Thủy phân ure

-

-

-

Sản xuất màng và đốm

W

-

+

Tetrazolium


-/W

+/+

-/-

Phân giải protein

-

-

-

Hấp phụ hồng cầu

-

-

-

Chú thích
NS: không chắc chắn
W: phản ứng yếu
Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Tất Toàn (2004) đã xác định một số phản
ứng sinh hóa của MH như sau: nhạy cảm với digitonin, lên men đường glucose,
phosphatase dương tính và urease âm tính.
 Sức đề kháng
Hầu hết chất sát trùng đều có hiệu quả với Mycoplasma như phenol, formol,

propiolactone, methiolate.
-6-


Mycoplasma yếu ớt khi ra bên ngoài cơ thể vật chủ và sự tồn tại của nó hạn
chế trong vài ngày hay ít hơn khi ở điều kiện chuồng nuôi bình thường, nếu được bảo
vệ bởi chất tiết hay nhiệt độ môi trường lạnh thì nó sẽ sống sót lâu hơn (Nguyễn Thị
Phước Ninh, 2006). Mycoplasma rất mẫn cảm với tia tử ngoại và sự khô hạn. Ở nhiệt
độ 45-550C hầu như chúng bị tiêu diệt trong vòng 15 phút, nhưng có thể tồn tại đến 17
ngày trong môi trường nước mưa ở nhiệt độ 2-70C (Tô Minh Châu, 2000). Trong phổi
tồn tại 2 tháng ở -250C, 9-11 ngày ở nhiệt độ 1-60C và chỉ 3-7 ngày ở nhiệt độ 17250C.
Đề kháng với penicillin và thallium acetate ở nồng độ thấp (1/4000) nên
thường được thêm vào môi trường nuôi cấy để ức chế sự phát triển của vi khuẩn
gram(+) và nấm.
MH có khả năng phát tán trong không khí với đường kính từ 3-3,5 km do đó
bệnh dễ lây lan từ trại này sang trại khác nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh, khí hậu
ẩm.
 Điều kiện và môi trường nuôi cấy
MH yêu cầu môi trường giàu dưỡng chất. Môi trường thường sử dụng nhất là
môi trường Friis bao gồm các thành phần: huyết thanh ngựa hay heo, môi trường dinh
dưỡng cao BHI, thạch PPLO nhằm cung cấp cholesterol và acid béo để tổng hợp màng
tế bào. Những yếu tố tăng trưởng khác cần cho sự phát triển như chất trích nấm men
tươi, acid nucleic. Penicillin, streptomicin và thallium acetate ngăn cản sự phát triển
của vi khuẩn gram dương, gram âm và nấm mốc. Ngoài ra phenol red được thêm vào
như một chất chỉ thị để kiểm tra sự hiện diện của MH.
Nhiệt độ thích hợp ở 37oC trong điều kiện có thêm 5-10% CO2, pH từ 7,2-7,8.
Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên phôi gà 7 ngày với đường tiêm túi lòng đỏ.
2.1.3 Truyền nhiễm học
2.1.3.1 Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên: vi khuẩn này chỉ gây bệnh trên heo. Heo ở tất cả các lứa tuổi đều

mắc bệnh nhưng cảm thụ mạnh nhất ở heo con và giai đoạn bắt đầu chuẩn bị đưa qua
nuôi thịt, lúc lượng kháng thể giảm thấp (Trần Thị Dân và ctv, 2006). Heo con sơ sinh
thường cảm nhiễm từ mẹ hoặc từ môi trường, trong điều kiện môi trường xấu có thể
phát bệnh lúc một tháng tuổi hoặc sau cai sữa.
-7-


Heo nái mang thai và nuôi con cũng dễ cảm nhiễm mầm bệnh.
Khi heo được 20 tuần tuổi, tỷ lệ bệnh có thể lên đến 100% (Robert, 2003; trích
dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2005). Ngoài ra, giống heo ngoại nhập nội có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn giống heo lai và heo thuần giống nội (Quách Tuyết Anh, 2003).
Phòng thí nghiệm: heo con từ 10-21 ngày tuổi được chọn làm động vật thí
nghiệm.
2.1.3.2 Chất chứa căn bệnh
Mầm bệnh tập trung chủ yếu ở các tổ chức phổi, chất tiết đường hô hấp. Ngoài ra,
trong các hạch bạch huyết dọc khí quản cũng chứa nhiều Mycoplasma.
Heo khỏi bệnh vẫn mang mầm bệnh trên đường hô hấp từ vài tháng đến cả năm.
2.1.3.3 Đường truyền lây
M. hyopneumoniae chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Heo mang trùng là
nguồn lây nhiễm chính trong chăn nuôi.
M. hyopneumoniae tồn tại trong đàn bằng cách truyền lây từ heo mẹ sang heo
con, từ heo nái sang heo thịt, từ heo lớn sang heo nhỏ.
Khi heo mẹ nhiễm bệnh (thú mang trùng) thì sự tiếp xúc trực tiếp giữa heo mẹ và
heo con (mũi với mũi) là điều kiện lý tưởng truyền bệnh sang heo con. Một vài heo
nhiễm bệnh trong đàn khi tiếp xúc với heo khỏe, sau một vài cơn ho sẽ bài xuất mầm
bệnh qua các hạt chất tiết lơ lửng trong không khí, heo khỏe mạnh hít phải sẽ mắc
bệnh, từ đó hình thành một đàn heo nhiễm bệnh mới. Theo Goodwin (1985), mầm
bệnh có thể phát tán trong không khí với đường kính >3,2km.
Yếu tố môi trường, điều kiện chăn nuôi, vệ sinh chăm sóc đóng vai trò không
kém quan trọng để mở đường cho M. hyopneumoniae xâm nhập và gây bệnh (Carlton,

1995; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Trúc, 2006) như:
-

Sự thông thoáng (khoảng không gian, tốc độ không khí lưu thông): tốc độ

gió phải đạt ít nhất 2 m/h (Huỳnh Thị Thanh Thủy, 2006).
-

Nồng độ bụi và các khí độc hại (NH3, H2S, CO2): nồng độ NH3 trên 10

ppm trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ ho, 50-100 ppm làm giảm
tăng trọng hằng ngày 12-30%, 61 ppm gây giảm 5% lượng thức ăn được ăn vào. Nồng
độ tối đa của H2S trong chuồng là 10 ppm (Barker và ctv, 2000; trích dẫn bởi Huỳnh
Thị Thanh Thủy, 2006).
-8-


-

Sự biến động ẩm độ: nên giữ ẩm độ trong chuồng khoảng 50-70% (Huỳnh

Thị Thanh Thủy, 2006).
-

Nhiệt độ cùng với sự nhốt chung nhiều thú có nguồn gốc khác nhau.

Bảng 2.2 Nhiệt độ tối ưu với chuồng heo (Phillips và Bicker, 2000; trích dẫn bởi
Huỳnh Thị Thanh Thủy, 2006).
Chuồng nuôi


Nhiệt độ tối ưu (oC)

Nái nuôi con

16

Heo sơ sinh

35

Heo 3 tuần tuổi

27

Heo 12-30 tuần tuổi

27

Heo 30-50 tuần tuổi

24

Heo 50-70 tuần tuổi

18

Heo vỗ béo

16


Heo nái chữa

16

Heo đực giống

16

2.1.3.4 Cách sinh bệnh
Mycoplasma hyopneumoniae chủ yếu khu trú và gây bệnh ở đường hô hấp
(Nguyễn Như Pho, 2003).
Mặt trong của hệ thống phế quản có rất nhiều lông rung, các lông rung này giữ
nhiệm vụ đẩy các chất cặn bẩn trong đường hô hấp ra ngoài. Do Mycoplasma có đặc
tính kết dính và sản sinh độc tố trên tế bào vật chủ nên sau khi theo đường hô hấp vào
trong cơ thể, MH định vị ở đỉnh của lông rung hoặc tiếp xúc trực tiếp với vi nhung
mao, sản sinh độc tố, tấn công làm tê liệt hệ thống lông rung, sau đó gây thoái hóa,
hoại tử các lông rung, phá hỏng hệ thống tiết dịch nhày, thậm chí làm hư hại tế bào
biểu mô. Từ đó để lại các tổn thương trên niêm mạc phế quản tạo nên hiện tượng viêm
phế quản và vùng rìa của các thùy phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và làm chảy
nước mũi (Baskrville, 1972; trích dẫn bởi Đỗ Tiến Duy, 2004).

-9-


Chính những tổn thương ở hệ thống lông rung và tế bào biểu mô tạo điều kiện
thuận lợi cho sự kế phát các vi sinh vật khác như Pasteurella, Streptococcus,
Salmonella, Actinobacillus, Haemophilus hoặc các virus gây bệnh trên đường hô hấp
như virus Aujeszky, virus gây hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản (PRRSV) phát triển
mạnh, làm cho diễn biến bệnh nặng hơn, gây các bệnh điển hình như viêm phổi thùy
lớn, viêm màng phổi, viêm phổi hóa mũ…con vật có thể chết nhanh và nhiều hơn.

Theo Trần Thanh Phong (1996), nếu sức đề kháng của cơ thể gia súc tốt thì
Mycoplasma sẽ tạm thời bị cô lập. Còn nếu sức đề kháng của cơ thể kém (do điều kiện
vệ sinh nuôi dưỡng kém, thời tiết thay đổi đột ngột…) trạng thái cân bằng bị phá vỡ
Mycoplasma sẽ tăng độc lực, sinh sản nhanh và tấn công vào các thùy phổi từ đó tạo
bệnh tích hoá gan đỏ rồi hoá gan xám, nhục hoá, tụy tạng hoá, xuất hiện những vùng
khí thủng.
2.1.4 Triệu chứng
Theo Nguyễn Như Pho (2003) thời gian nung bệnh thay đổi từ 1-3 tuần, trung
bình từ 10-16 ngày trong thiên nhiên, 5-12 ngày trong phòng thí nghiệm.
2.1.4.1 Thể cấp tính
-

Thể này ít gặp, chủ yếu phát sinh ở đàn heo chưa từng nhiễm bệnh lần nào.

Bình thường tử số thấp 2-10%, nhưng nếu gặp điều kiện nuôi dưỡng kém, tử số sẽ tăng
cao 20-80% (Trần Thanh Phong, 1996).
-

Một số biểu hiện lâm sàng thể cấp tính như sau:
+ Thân nhiệt tăng 400C có khi kéo dài trong nhiều ngày.
+ Vật kém ăn hay bỏ ăn, bỏ bú, da có phần nhợt nhạt.
+ Xuất hiện xáo trộn hô hấp như hắt hơi, khịt mũi, chảy nhiều nước mũi,

ho nhiều, thở khó và thường thở thể bụng.
+ Có thể xáo trộn tiêu hóa nhẹ, kiểm tra máu có thể thấy tăng lymphocyte.
2.1.4.2 Thể mãn tính
Thường thấy nhất, diễn biến trong vài tháng, vật có thể chết đột ngột (Trần Thanh
Phong, 1996).
Vật biểu hiện ho khan, ho dai dẳng, không thấy sốt và chảy nước mũi. Thú thở
khó, thở khò khè về đêm, gầy còm, da nhợt nhạt, lông xù (Vân Minh Tâm, 2005).


-10-


Thú tăng trọng chậm, tăng chỉ số biến chuyển thức ăn. Thể mãn tính ít gây các
triệu chứng điển hình do đó ít được các nhà chăn nuôi lưu ý. Tuy nhiên, thể bệnh này
gây thiệt hại kinh tế lớn do khả năng hồi phục rất chậm, heo chậm lớn và tiêu tốn thức
ăn cao.
2.1.4.3 Thể viêm phổi phức hợp
Thường xảy ra trên heo con giai đoạn cai sữa bị nhiễm Mycoplasma vài tuần
trong điều kiện nuôi dưỡng không tốt, các vi khuẩn khác trong đường hô hấp phát triển
gây phụ nhiễm làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phổi với các triệu chứng: ho
nhiều, thở nhanh, rất khó thở sau khi ho. Nếu cảm nhiễm nặng, heo sẽ sốt cao, bỏ ăn,
khó thở. Các heo được chữa khỏi thường bị còi cọc, bệnh tích viêm phổi tồn tại đến
lúc giết mổ (Nguyễn Như Pho, 2003; trích dẫn bởi Hoàng Văn Đức, 2007).
2.1.5 Bệnh tích
2.1.5.1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đặc trưng do Mycoplasma là viêm phổi có tính chất đối xứng hai bên,
tập trung ở thùy đỉnh, thùy giữa, thùy phụ và đỉnh của thùy hoành cách mô (Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2006).
Bệnh tích xuất hiện sớm nhất khoảng 3 ngày sau khi gây nhiễm thực nghiệm.
Phổi xuất hiện những vùng hóa gan đỏ hoặc xám và trở nên cứng nhạt màu sau 13
ngày nhiễm (nhục hóa phổi) (Trần Thanh Phong, 1996). Ba tuần sau khi nhiễm vùng
nhục hóa có màu đỏ nhạt, vàng nhạt hoặc xám, rất cứng như tụy tạng (tụy tạng hóa
phổi) (Taylor, 1995; trích dẫn bởi Nguyễn Tất Toàn, 2004).
Phổi phải thường bị nặng hơn phổi trái, vùng bệnh tích khác biệt rất rõ với vùng
phổi bình thường (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).
Hạch lâm ba phổi sưng to gấp 2-5 lần bình thường (thuỷ thủng nhưng không xuất
huyết). Trong giai đoạn đầu và giữa của bệnh, khí quản tiết dịch viêm cata, nếu có tạp
nhiễm trên phổi thấy xuất hiện những ổ mủ, viêm màng phổi hay viêm phổi dính sườn.

Khi không có phụ nhiễm, bệnh tích thường chỉ khoảng 1/10 phổi, nhưng khi có phụ
nhiễm, bệnh tích mở rộng có thể đến 1/2-2/3 phổi (Trần Thanh Phong, 1996).
2.1.5.2 Bệnh tích vi thể
Được mô tả bởi Whitleston (1972): Mô phổi có sự tập trung các bạch cầu trung
tính trong lòng ống và chung quanh đường thở cũng như trong phế nang. Có sự xâm
-11-


nhiễm tế bào lympho vào trong các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và quanh đường
thở. Sự gia tăng tế bào lympho quanh các mao quản và tiểu phế quản. Khoảng 10-15
ngày có thể thấy bệnh tích rõ ràng, ngày càng tích tụ nhiều dịch chất, tế bào đơn nhân
lớn, vách liên phế nang dầy hơn. Bệnh tích nặng hơn vào 17-40 ngày sau khi cảm
nhiễm. Vùng bệnh tích đang lành có nhiều phế nang bị xẹp, khí thủng và những nốt
lympho tăng sinh mạnh mẽ đặc biệt trong đường thở.
Quan sát bệnh tích vi thể thấy hệ thống lông rung bị bào mòn, lòng phế quản có
nhiều chỗ tổn thương làm phế quản dầy lên, bên trong chứa nhiều dịch chất và tế bào
bạch cầu, đây là nguyên nhân chính gây hẹp phế quản từ đó gây hiện tượng khó thở
trên heo (trích dẫn bởi Quách Tuyết Anh, 2003).
2.1.6 Chẩn đoán
2.1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Cần dựa vào các đặc điểm:
-

Dịch tễ học: bệnh xảy ra trong điều kiện vệ sinh nuôi dưỡng chăm sóc kém,

chuồng nuôi có độ thông thoáng không tốt, mật độ nuôi dầy, bệnh phát triển chậm và
lây lan nhanh…
-

Triệu chứng lâm sàng: bao gồm ho kinh niên, thở khó, tần số hô hấp cao,


chậm tăng trưởng, còi cọc, tử số thấp.
-

Bệnh tích: phổi có nhiều vùng bị gan hóa, nhục hóa, tụy tạng hóa mang tính

chất đối xứng. Bệnh tích đại thể thì khá đặc trưng nhưng không chuyên biệt vì có
trường hợp bệnh tích tương tự nhưng lại do các tác nhân khác gây ra như Pasteurella,
Salmonella, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus.
Phân biệt với các bệnh do:
- Bordetella bronchiseptica
- Haemophilus pleuropneumoniae
- Pasteurella multocida
- Mycobacterium tuberculosis
- Virus: cúm, giả dại
- Giun phổi

-12-


2.1.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Theo Satoshi Futo (1992), Mycoplasma hyopneumoniae là một trong những dòng
Mycoplasma khó phân lập nhất trong phòng thí nghiệm do có tính kén chọn và mọc
chậm trên môi trường, mất rất nhiều thời gian cộng thêm sự tạp nhiễm các vi khuẩn
khác. Nhưng việc phân lập Mycoplasma hyopneumoniae vẫn được xem là “tiêu chuẩn
vàng” (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Trúc, 2006).
Mặt khác, có thể sử dụng một số phương pháp huyết thanh học như:
 Thử nghiệm ức chế tăng trưởng và biến dưỡng
Dựa vào nguyên tắc tăng trưởng và biến dưỡng của Mycoplasma bị ức chế bởi
kháng huyết thanh đặc hiệu, người ta dùng các thử nghiệm này để xác định loài của

Mycoplasma (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006).
 Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
Là kỹ thuật chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, dễ thực hiện và nhanh
chóng chỉ cần vài giờ để xác định Mycoplasma. Phản ứng này phát hiện Mycoplasma
bằng cách nhuộm huỳnh quang khuẩn lạc. Chất huỳnh quang thường được dùng để
gắn vào kháng thể là fluorescein isothicyanate (FITC) và tetramethylrhodamine
isothiocyanate (TMRI) (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006).
 Kỹ thuật hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry (IHC) assay)
Thử nghiệm này rất hữu dụng trong công tác chẩn đoán bệnh viêm phổi do
Mycoplasma nhưng nó có thể không đặc hiệu cho MH vì có thể có phản ứng chéo với
các Mycoplasma khác. Mặt khác, phương pháp này phải được thực hiện trong phòng
thí nghiệm, không thể thực hiện chẩn đoán tại hiện trường được. Mẫu bệnh phẩm được
lấy từ các tế bào biểu mô của đường ống dẫn khí.
Kỹ thuật này dựa trên sự xác định các kháng nguyên trong các lát cắt mô bằng
kháng thể đặc hiệu qua phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể (Nguyễn Thị Phước
Ninh, 2006).
 Phản ứng kết hợp bổ thể (Complement fixation-CF)
Được dùng để xác định kháng thể đáp ứng trong giai đoạn sớm. Phản ứng này
có hạn chế, không phải là phương pháp tối ưu cho việc kiểm tra bệnh viêm phổi địa
phương do thỉnh thoảng xảy ra dương tính không đặc hiệu hay âm tính giả (Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2006).
-13-


 Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (Indirect hemagglutination-IHA)
Phản ứng xảy ra khi kháng thể tương ứng với kháng nguyên, kháng thể sẽ nối
kháng nguyên lại mà lúc này kháng nguyên đã gắn với hồng cầu tạo nên sự ngưng kết
có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường. Tuy nhiên, theo Freeman và ctv (1984) đã
cho rằng IHA thích hợp cho việc xác định kháng thể chống MH ở những heo gây bệnh
thí nghiệm với liều kháng nguyên lớn nhưng không hiệu quả khi phát hiện kháng thể ở

những heo nhiễm bệnh tự nhiên (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006).
 Phản ứng ELISA (enzyme- linked immunosorbent assays)
Theo Cassell và Brown (1983), phản ứng ELISA để xác định kháng thể chống
lại Mycoplasma, phản ứng này có ưu điểm vượt trội hơn các kỹ thuật xác định kháng
thể khác về tính khách quan, tính đặc hiệu và tính nhạy. Phản ứng này thực hiện đơn
giản, kinh tế, rất phù hợp với việc điều tra đại trà, được xem là một kỹ thuật quan
trọng trong việc kiểm soát các bệnh do Mycoplasma ở động vật.
ELISA được thực hiện dựa trên hai nguyên lý: thứ nhất là phản ứng của kháng
nguyên và kháng thể đặc hiệu hình thành phức hợp miễn dịch bền vững và thứ hai là
sự kết hợp của enzyme với kháng-kháng thể (anti-immunoglobulin) không làm biến
đổi hoạt động enzyme và miễn dịch của thành phần này (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2006).
 Kỹ thuật PCR
 Giới thiệu kỹ thuật PCR:
Theo Armstrong và ctv (1983) để phát hiện MH bằng phương pháp nuôi
cấy là điều rất khó khăn. Hơn nữa, dù có sự tạo kháng thể chống lại MH nhưng các
phương pháp chẩn đoán huyết thanh học chỉ thành công hạn chế bởi vì có phản ứng
chéo với những loài Mycoplasma khác.
Để khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên trong chẩn đoán MH,
nhiều tác giả đề nghị sử dụng kỹ thuật PCR do Karl Mullis và ctv phát hiện vào năm
1985.
Phương pháp PCR ngày nay được nhiều phòng thí nghiệm ứng dụng.
Phương pháp này nhanh chóng, chính xác, đặc hiệu, cực kỳ nhạy, có thể phát hiện trực
tiếp kháng nguyên và có thể chẩn đoán MH trước khi có đáp ứng miễn dịch dịch thể
(Mattsson, 1994).
-14-


×