Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG TỎI NGHỆ TRÊN HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 30 – 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BA BẠCH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.15 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
GỪNG TỎI NGHỆ TRÊN HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 30 – 60
NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BA BẠCH - TIỀN GIANG

Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG TÍNH
Ngành
: Chăn Nuôi
Lớp
: Chăn Nuôi 30
Khóa
: 2004 - 2008

-

Tháng 09/2008 –


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
GỪNG TỎI NGHỆ TRÊN HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 30 – 60 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BA BẠCH - TIỀN GIANG

Tác giả

LÊ HOÀNG TÍNH


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
Ths.Võ Văn Ninh
KS. Bùi Thị Kim Phụng

- Tháng 09 năm 2008 i


LỜI CẢM TẠ
‫ ٭‬Tri ân sâu sắc nhất !
Kính tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã nuôi dưỡng và day dỗ tôi có được như ngày hôm nay.
‫ ٭‬Chân thành cảm tạ !
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Thầy cô khoa Chăn Nuôi –
Thú Y đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
‫ ٭‬Trân trọng biết ơn !
Thầy Võ Văn Ninh, cô Bùi Thị Kim Phụng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện đề
tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
‫ ٭‬Chân thành cảm ơn !
Chú Ba Bạch (giám đốc trại chăn nuôi Ba Bạch) cùng toàn thể các cô chú , anh chị em
của trại chăn nuôi Ba Bạch đã giúp đỡ thiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực tập đề tài.
‫ ٭‬Thương nhớ về bạn bè và toàn thể lớp chăn nuôi 30 cùng chung sức và giúp đỡ
tôi trong suốt những năm học tập.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Ba Bạch ấp Bình Long, xã Bình
Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thời gian từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2008.
“Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng tỏi nghệ trên heo cai sữa giai đoạn 30 – 60
ngày tuổi tại trại chăn nuôi Ba Bạch Tiền Giang”.
Thí nghiệm được tiến hành trên 72 heo con cai sữa giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi,
được chia làm 3 đợt, mỗi đợt chia 24 con và chia ra thành 4 lô (một lô đối chứng không
bổ sung chế phẩm và 3 lô thí nghiệm bổ sung chế phẩm với các mức: 2gCP/kgta;
4gCP/kgta và 6gCP/kgta, mỗi lô 6 con đồng đều về lứa tuổi, giống , giới tính và tình trạng
sức khỏe. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẩu nhiên 1 yếu tố. Theo dõi các
chỉ tiêu theo ngày đợt thí nghiệm.
Chế phẩm bổ sung: Gừng – Tỏi – Nghệ dạng bột.
+ Kết quả thu được từ các chỉ tiêu theo dõi chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Tăng trọng tuyệt đối cao nhất ở lô I (384,07 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô III
(370,04 g/con/ngày).
- Lượng thức ăn tiêu thụ cao nhất ở lô II (492,78 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô III
(481,67 g/con/ngày).
- Hệ số chuyển biến thức ăn tốt nhất ở lô I (1,280 kg thức ăn/kg tăng trọng) và kém
nhất ở lô III (1,468 kg thức ăn/kg tăng trọng) .
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở lô I (21,11%) và thấp nhất ở lô IV (8,15%).
- Chi phí sản xuất cao nhất là lô IV (15034,61đồng/kg tăng trọng) và thấp nhất là
lô I (1436,378 đồng/kg tăng trọng).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ........................................................................................................... iii

Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................x

Chương 1 . MỞ ĐẦU ........................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.................................................................................2
1.1.2.1. Mục đích ............................................................................................................2
1.1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN ................................................................................3
2.1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO BA BẠCH ......................3
2.1.1. Vị trí địa lí.............................................................................................................3
2.1.2. Khí hậu thời tiết....................................................................................................3
2.1.3. Chức năng của trại................................................................................................3
2.1.4. Cơ cấu đàn ............................................................................................................3
2.1.5. Giống và công tác giống.......................................................................................4
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON CAI SỮA.........................................................4
2.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG
TỎI NGHỆ .....................................................................................................................4
2.3.1. Gừng .....................................................................................................................5
2.3.1.1. Đặc điểm............................................................................................................6
2.3.1.2. Thành phần của gừng ........................................................................................6
2.3.1.3. Công dụng .........................................................................................................6
iv


2.3.2. Tỏi.........................................................................................................................7
2.3.2.1. Đặc điểm............................................................................................................8

2.3.2.2. Thành phần của tỏi ............................................................................................8
2.3.2.3. Công dụng .........................................................................................................8
2.3.3. Nghệ......................................................................................................................9
2.3.3.1. Đặc điểm............................................................................................................9
2.3.3.2. Thành phần của nghệ.........................................................................................9
2.3.3.3. Công dụng .......................................................................................................10

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....11
3.1. NỘI DUNG............................................................................................................11
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .................................11
3.2.1. Thời gian tiến hành thí nghiệm...........................................................................11
3.2.2. Địa điểm tiến hành thí nghiệm ...........................................................................11
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM....................................................11
3.3.1. Đối tượng tiến hành thí nghiệm..........................................................................11
3.3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................................11
3.4. ĐIỀU KI ỆN CHĂM SÓC ĐÀN HEO THÍ NGHIỆM.........................................12
3.4.1. Hệ thống chuồng trại ..........................................................................................12
3.4.1.1. Tổng quan ........................................................................................................12
3.4.1.2. Chuồng heo thí nghiệm ...................................................................................13
3.4.2. Nuôi dưỡng chăm sóc.........................................................................................13
3.4.3. Thức ăn thí nghiệm.............................................................................................14
3.4.3.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám 1922...............................14
3.4.3.2. Cho ăn..............................................................................................................14
3.4.4. Vệ sinh thú y.......................................................................................................14
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU
CỦA THÍ NGHIỆM .....................................................................................................16
3.5.1. Khả năng tăng trọng ...........................................................................................16
v



3.5.1.1. Trọng lượng .....................................................................................................16
3.5.1.2. Khả năng tăng trọng bình quân .......................................................................16
3.5.1.3. Khả năng tăng trọng tuyệt đối .........................................................................16
3.5.2 . Khả năng sử sụng thức ăn..................................................................................17
3.5.2.1.Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày....................................................................17
3.5.2.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn .............................................................................17
3.5.4. Quan sát hàng ngày ............................................................................................18
3.5.5. Tỷ lệ tiêu chảy ....................................................................................................18
3.5.6. Tỷ lệ bệnh ...........................................................................................................18
3.5.7. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế về chi phí thức ăn và chi phí thú y + chế phẩm cho 1kg
tăng trọng......................................................................................................................18
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................................................18

Chương 4 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................19
4.1. Khả năng tăng trọng ..............................................................................................19
4.1.1 . Khả năng tăng trọng bình quân .........................................................................19
4.1.2. Khả năng tăng trọng tuyệt đối ............................................................................21
4.2. Khả năng sử sụng thức ăn......................................................................................23
4.2.1.Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.......................................................................23
4.2.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn ................................................................................25
4.3. Tỷ lệ bệnh ..............................................................................................................28
4.4. Tỷ lệ tiêu chảy .......................................................................................................28
4.5. Quan sát tổng quát .................................................................................................30
4.6. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế về chi phí thức ăn và chi phí thú y + chế phẩm cho 1kg
tăng trọng......................................................................................................................31

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................33
5.1. Kết luận..................................................................................................................33
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................33


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................35
vi


PHỤ LỤC ................................................................................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTN

:

Gừng tỏi nghệ

TN

:

Thí nghiệm

PTTK

:

Phân tích thống kê

CP


:

Chế phẩm ( Gừng - Tỏi - nghệ )

TSTK

:

Tham số thống kê

KQTL

:

kết quả thảo luận

X

:

Trung bình

SD

:

Độ lệch chuẩn (standaard deviation)

SV


:

Nguồn gốc biến thiên (source of vatiation)

CV

:

Hệ số biến động (Coefficient of variation)

SS

:

Tổng bình phương (sum of square )

MS

:

Trung bình bình phương (mean sqare)

Df

:

Độ tự do ( Degree of squaer )

TT


:

Tăng trọng

TA

:

Thức ăn

Ctv

:

Cộng tác viên

viii


DANH SÁC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của tỏi ...........................................................................8
Bảng 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...............................................................................12
Bảng 3.2 : Bảng thành phần học và giá trị dinh dưỡng của cám 1922........................14
Bảng 3.3. Quy trình tiêm phòng của trại ......................................................................15
Bảng 4.1 : Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm .........20
Bảng 4.2 : Lượng thức ăn tiêu thụ và chỉ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm.24
Bảng 4.3 : Tỉ lệ tiêu chảy heo TN ................................................................................28
Bảng 4.4 : Giá các loại thực liệu thí nghiệm ................................................................31
Bảng 4.5 : Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1 kg tăng trọng của heo thí nghiệm ....31


ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 : Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm ..............................................21
Biểu đồ 4.2 : Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày) ..........................22
Biểu đồ 4.3 : Lượng thức ăn tiêu thụ heo thí nghiệm...................................................25
Biểu đồ 4.4 : Chỉ số chuyển biến thức ăn.....................................................................27
Biểu đồ 4.5 : Tỉ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm..........................................................30
Biểu đồ 4.6 : Chi phí sản xuất của các lô thí nghiệm ...................................................32

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu của con người ngày càng cao, đòi hỏi sản
phẩm ngày càng tăng về lượng và chất. Chăn nuôi là một ngành cung cấp nguồn thực
phẩm cho con người. Trong đó, ngành chăn nuôi heo đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.
Để đáp ứng được nhu cầu xã hội ngày một tăng, ngành chăn nuôi cần quan tâm đến
việc gia tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm. Dựa trên những kinh nghiệm thực tế nhà
khoa học không ngừng nghiên cứu và chọn lọc những con giống tốt, chất lượng cao. Chăn
nuôi theo hướng sinh học, hướng tới sản phẩm “sạch” an toàn không còn hiện tượng tồn
dư kháng sinh hay hợp chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.
Trong chăn nuôi heo, để đạt hiệu quả tốt ngoài kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thích
hợp, nhà chăn nuôi phải biết cân đối khẩu phần một cách hợp lý theo từng giai đoạn sinh

trưởng phát triển của heo. Đặc biệt trong giai đoạn heo con cai sữa cần được chăm sóc
nuôi dưỡng theo một chế độ thích hợp nhất. Đây là giai đoạn heo bị strees mạnh nhất.
Ngay sau khi cai sữa chế độ ăn của heo có sự thay đổi đột ngột, hoạt động của hệ tiêu hoá
chưa hoàn chỉnh và dễ bị xáo trộn nên thường bị tiêu chảy nếu khẩu phần thức ăn không phù hợp.
Hiện nay, phương pháp sinh học và ứng dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên trong
các loại thảo dược bổ sung vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng khá phổ
biến và được xem là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
và sức khoẻ vật nuôi.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh. Dưới sự hướng dẫn của Ths.Võ Văn Ninh – KS. Bùi Thị Kim Phụng, cùng sự

1


giúp đỡ của Ban Giám Đốc trại chăn nuôi heo Ba Bạch huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
Chúng tôi tiến hành đề tài:
“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG - TỎI NGHỆ TRÊN HEO
CAI SỮA GIAI ĐOẠN 30 – 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BA BẠCH
TIỀN GIANG”.
1.2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định mức ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên (gừng - tỏi - nghệ) trên heo con
cai sữa giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi với ba mức bổ sung: 2g/kgTA; 4g/kgTA; 6g/kgTA
trộn vào khẩu phần.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi và so sánh các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng, hệ số chuyển biến thức ăn,
tỉ lệ bệnh, tỉ lệ tiêu chảy, sơ bộ tính hiệu quả kinh tế trên heo con cai sữa giai đoạn 30- 60
ngày tuổi của các lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm tự nhiên GTN và không bổ sung chế
phẩm tự nhiên GTN.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Ba Bạch
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại nằm trong ấp Bình Long, Xã Bình Ninh cách trung tâm Chợ Gạo khoảng 10km.
* Ranh giới hành chính
- Phía Đông giáp với xã Hòa Thạnh.
- Phía Nam giáp với sông Tiền.
- Phía Tây giáp với xã Hòa Định.
- Phía Bắc giáp với xã An Thạnh Thuỷ.
2.1.2. Khí hậu thời tiết
Trại nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa với
hai luồng gió chính:
+ Mùa hè gió Tây Nam lại mưa nhiều.
+ Mùa đông có gió Đông Bắc đem lại khí hậu khô lạnh.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11, chủ yếu do gió mùa Tây Nam tạo mưa, mưa
nhiều nhất vào tháng 10, ít nhất vào tháng 2.
2.1.3. Chức Năng của trại
Sản xuất heo thương phẩm để cung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận.
2.1.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 7/7/2008 thì tổng đàn heo của trại Ba Bạch có 869 con, trong dó
chia ra như sau:
+ Heo sinh sản:
3


- Nái sinh sản: 85 con.

- Nọc sinh sản:03 con.
+ Heo hậu bị:
- Nái hậu bị: 36 con.
+ Heo thịt: 290 con.
+ Heo con cai sữa : 345 con.
+ Heo con theo mẹ : 110 con.
2.1.5. Giống và công tác giống
+ Một số heo nái giống được mua từ trại giống công ty Thanh Bình và các nhóm
giống như: Yorkshire, Landrace và các nái sinh sản có sẵn ở trại.
+ Heo đực giống được mua từ trại giống cấp 1với các giống như: Landrace, Duroc, Pietrain
2.2. Đặc điểm sinh lý của heo con cai sữa
Sau khi cai sữa heo con mất hẳn nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ sữa mẹ. Để
duy trì hoạt động sống và tăng trưởng của heo, heo con phải được cung cấp thức ăn hỗn
hợp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Trong giai đoạn này bộ máy tiêu hoá của heo con phát triển chưa hoàn chỉnh,
lượng axít HCL tự do thấp, làm cản trở hoạt động của men pepsin tạo điều kiện cho vi
sinh vật xâm nhập nhất là các vi sinh vật có hại từ thức ăn nước uống nên heo con rất dễ
bị tiêu chảy.Trên heo con cai sữa do bị stress, giảm trọng lượng và giảm khả năng đề
kháng nên với những biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng gây nên những xáo trộn trong cơ thể.
Khi cai sữa, heo con bị thay đổi đột ngột về số lần ăn trong ngày. Với nguồn sữa
mẹ ngon miệng và giàu dinh dưỡng chuyển sang loại thức ăn khô, kém ngon miệng và
kém tiêu hoá, vì vậy heo con cai sữa thường giảm ăn. Thời gian giảm ăn này lâu hay mau
là tuỳ thuộc vào tính ngon miệng của thức ăn và khả năng tiêu hoá của heo con. Sau thời
gian giảm ăn heo vì bị đói nên ăn nhiều thức ăn dẫn đến không tiêu và bị tiêu chảy.
Vì thế cần chú ý chăm sóc theo dõi điều trị và cho ăn với một khẩu phần thức ăn
hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và có thể bổ sung một số enzyme tiêu hóa để giúp heo tiêu hoá tốt hơn.
2.3. Giới thiệu sơ lược một số đặc điểm về chế phẩm tự nhiên :Gừng Tỏi Nghệ
* Giới thiệu sơ lược về thảo dược
4



Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về các chất thiên nhiên có trong cây cỏ.
Các nhà khoa học đã khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của
các dân tộc. Cùng với mục đích hạn chế tối đa việc đưa các hoá chất có nguồn gốc tổng
hợp vào cơ thể, thủ phạm gây nên các bệnh hiểm nghèo và hiện tượng tồn thuốc. Xu thế
này cùng với thành tựu mới của công nghệ sinh học và những thành công to lớn của
chúng ta về tài nguyên sinh học, đó là động lực thúc đẩy việc nghiên cứu các tác dụng của
thảo dược trong việc phòng và chữa bệnh cho người và động vật. Chúng không chỉ có ích
về mặt ẩm thực dinh dưỡng mà còn được sử dụng như là một vị thuốc. Trong đó, các hợp
chất của gừng tỏi nghệ đã và đang được sử dụng rộng rãi. Chúng có tác dụng tăng cường
miễn dịch, bảo vệ và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế các vi sinh vật có hại,
hỗ trợ tiêu hoá, kích thích tăng trưởng,.., giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh bất lợi.
* Sơ lược về chế phẩm tự nhiên GTN
Từ những thảo mộc sẵn có bào chế ra thành hai loại chế phẩm gồm: chế phẩm
dạng ướt và chế phẩm dạng khô. Thành phần của hai loại chế phẩm này gồm: (gừng - tỏi nghệ ) với một tỉ lệ nhất định.
Gừng - tỏi - nghệ được rửa sạch thái từng lát mỏng. Sau đó cho vào máy xay
nhuyễn tạo thành 1 hỗn hợp đồng nhất. Hỗn hợp nàu được vắt nhẹ để tách dung dịch và
hỗn hợp bột ẩm. Dung dịch được gọi là chế phẩm dạng ướt. Hỗn hợp bột ẩm của gừng tỏi - nghệ sấy khô ở 50 – 60oC được gọi là chế phẩm dạng khô.
2.3.1. Gừng
2.3.1.1. Đặc điểm
Gừng có tên khác là Khương, Sinh Khương, Can Khương.
Tên khoa học

: Zingiber oficinale rose.

Thuộc họ gừng

: Zingiberraceace.

Hiện nay, cây gừng đang được gây trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như các

nước Đông Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó, Trung Quốc là nơi xuất
khẩu lớn nhất.

5


Ở Việt Nam, gừng cũng là cây trồng lâu đời và cho đến nay gừng được trồng khắp
nơi trong cả nước. Nó thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm vì vậy nó được chọn làm cây
để canh tác.
Có 3 loại gừng đang được trồng phổ biến:
Gừng dại (Zinggiber cassumuar).
Gừng gió (Zinggiber zerumber).
Gừng trâu và gừng dé (Zingiber).
2.3.1.2.Thành phần của gừng
Tinh dầu : 2-3%
Lipid : 3.7%
Tinh bột
Nhựa dầu : 5%
Các chất cay: Zingeron, Shogaol, Gingerol. Vị cay của gừng là do thành phần hỗn
hợp chuỗi đẳng trương của các phenol và keton. Là thành phần quan trọng, chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các chất cay có các nhóm chất phenol và keton. Hiện nay, người ta đã xác định
gingerol là một chất chống oxy hóa mạnh, với nhiều tác dụng dược học, là nhóm chất cay
quan trọng quyết định lượng gừng.
Zingeron: Normura (1917) và Lapswoth cùng cộng tác viên (1917) đã tách được
một Keton lá 4 – hydroxyl – 3 – methoxy – 1 – phenylbutarol – 2 – chất này được đặt tên
là Zingeron.R – CH3 được tạo ra từ sự phân hủy của gingerol trong khi chưng cất.
Shoraol: R=CH – (CH2)4 – CH3
Tinh dầu gừng chứa A – camphen, B – phelandren (thành phần chính) một alcol
thuộc nhóm Sesquyterpen, một ít citral, borneol, geranial (viện dược liệu, 1993).
2.3.1.3. Công dụng

Công dụng thông thường:
Ở Việt Nam, cây gừng được trồng khắp nơi, đặc biệt là vào dịp tết. Do có vị cay,
thơm nên được dùng làm gia vị, được sử dùng phổ biến trong công nghệ thực phẩm: mứt
gừng, trà gừng, kẹo gừng,...

6


Ngoài ra, gừng được coi là vị thuốc Nam dung rất phổ biến để chữa trị các chứng
ho thường gặp, trị nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, gừng là vị thuốc giúp cơ thể thêm nhiệt.
Vì vậy trong thuốc Bắc, thuốc Nam thường thấy có thành phần gừng. Ngâm gừng trong
rượu dùng để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức,…
Thời gian gần đây, gừng được sản xuất các thực phẩm thuốc để: giảm viêm khớp,
chống loét, làm mau lành các vết thương ở da.
Tác dụng dược lý
Gừng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm, tăng tuần
hoàn máu, tăng huyết áp nhẹ, ức chế trung tâm nôn, xung huyết ở dạ dày.
Tác dụng kháng khuẩn
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn: Bacillus, Mycoides, Staphylococcus,
Salmonella typhi,…
* Theo Phạm Xuân Sinh (2002): có thể kết hợp gừng với một số thuốc khác điều
trị bệnh không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng không tiêu.
* Theo Nguyễn Thiện Luân và cộng tác viên (1997) ở các nước Châu Mỹ hiện nay,
các sản phẩm bào chế từ gừng rất được ưa chuộng vì ngoài tác dụng trị bệnh nó còn là
một dược viện chống lão hóa.
2.3.2. Tỏi
2.3.2.1. Đặc điểm
Tỏi có tên khác là : Đại Toán
Tên khoa học


: Allihm sativum L

Tên tiếng anh

: Garlic

Thuộc họ hành tỏi : Liliaceae
Tỏi có nguồn gốc ở vùng Trung Á. Có vị hăng, cay, hơi tanh. Tỏi là một vị thuốc
dân gian, là một huyền thoại kỳ diệu, là loại độc nhất vô nhị trong vương quốc thảo mộc.
Người ta dùng tỏi để làm gia vị chế biến thức ăn. Tỏi cũng được dùng để chữa bệnh trong
nhân y, được dùng trong thú y để chữa bệnh cho động vật (Trần Tất Thắng,2000).
2.3.2.2. Thành phần của tỏi
Thành phần hóa học của tỏi được trình bày ở bảng 2.1
7


Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tỏi.
Thành phần

Hàm lượng (% khi tươi)

Nước

62 – 68

Carbonhydrates

26 – 30

Protein


1,5 – 2,1

Lipid

0,1 – 0,2



1,5

sulfur

1,1 – 3,5

Chất khoáng

0,7

Vitamine

0,015

Saponin

0,04 – 0,11

Trong củ tỏi khô gồm có carbohydrate chứa fructose, các hợp chất sulfur, protein
và các amino acid. Trong đó, hợp chất sulfur gồm: cystein sulfoxides, methionin, thiamin,
cystein, thiosulfinate. Hợp chất sulfur oxy hóa có mùi tỏi tươi khi cắt ra gọi là: allicin

(Stoll và Seebeck 1497 - Trần Tất Thắng - Người dịch).
2.3.2.3 Công dụng
Công dụng thông thường
Trước đây và cả hiện nay, ngoài công dụng làm gia vị, khử mùi trong chế biến thực
phẩm tỏi được dùng phổ biến để chống đầy hơi, bụng bị trướng khi có rối loạn tiêu hoá và
tiêu chảy, dùng làm chất chống vi sinh và trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và
nhiễm virus cũng làm thuốc trị các ký sinh trùng đường ruột.
Trong những năm gần đây tỏi đã chiếm một vị trí an toàn trong y học hiện đại.
8


Tác dụng dược lý
Tỏi làm giảm mức triglyceride và cholesterol huyết thanh cao, giảm cao huyết áp,
chống gây ung thư, chống tiểu đường khi có mức huyết áp vừa phải. Tỏi ức chế những kết
tụ tiểu cầu và kích hoạt fibrin - huyết.
Trong đó tác dụng lên tim và hệ tuần hoàn là đáng chú ý nhất với việc giảm
cholesterol và lipid trong máu. Tác dụng này nhờ chất hoạt tính ete chiết xuất từ tỏi kết
hợp với các hợp chất sulfur. Hoạt chất này làm giảm hoạt động của gan và lipaza huyết
thanh và reductaza (men khử) glutathione trong tất cả các mô ở những động vật có hoạt
tính enzyme cao. Tỏi còn có thể làm giảm lipid huyết thanh bằng cách giảm hấp thu tranh
thủ chất béo (lipase bị ức chế bởi các tác nhân sulfhydril kết dính).
Tác dụng kháng sinh
Hoạt tính kháng sinh chủ yếu của tỏi là allicin. Sự ức chế một số enzyme có chứa
nhóm SH trong các vi sinh bởi phản ứng nhanh của các thiosulfinates với các nhóm SH
được coi là cơ chế có liên quan đến tác dụng kháng sinh, 1mg allicin tương đương với 15
IU – Penicillin (Zwergal, 1982). Enzyme SH của vi khuẩn là mục tiêu tấn công của
allicin, ức chế tổng hợp RNA, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Tác dụng kháng sinh của tỏi có phổ kháng sinh rộng, có tác dụng trong mọi trường
hợp thậm chí còn kháng lại được cả những giống đã lờn thuốc. Không thấy một đề kháng
nào của vi khuẩn chống lại tỏi. Đặc biệt là hoạt tính ngăn chặn các vi sinh sản sinh ra

những độc tố.
Do đó tỏi và các chế phẩm từ tỏi có thể chống các vi khuẩn gram (+), (-):
Escherichia coli, Salmonella, Candida, Staphylococcus, Micrococus, Bacillus subtilis.
Hơn thế nữa, tác dụng kháng khuẩn của tỏi còn tác động lên các vi khuẩn trong đất, quanh
vùng có rễ cây mọc hoặc ở ngoài vùng đó.
2.3.3. Nghệ
2.3.3.1. Đặc điểm
Nghệ có tên khác là: Uất kim, Khương hoàng
Tên khoa học là: Curcuma longa L
Thuộc họ: Gừng (Zingiberaceae)
9


Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ màu vàng cam sẫm. Nghệ được
trồng rất lâu ở Việt Nam nhưng với tính chất gia đình. Trong bữa ăn hàng ngày, nghệ
được coi là một gia vị đặc biệt. Món “Cà ri” nếu thiếu nghệ thì không thành “Cà ri”. Ở
chợ, người ta dùng bột nghệ thoa lên thịt gà để hấp dẫn khách hàng, Nghệ còn là một vị
thuốc Nam rất được thông dụng, chữa bệnh trong nhân y.
2.3.3.2. Thành phần của nghệ
Nghệ có 3 – 5% tinh dầu gồm: 25% cacbuatecpenic, zingiberen và 5% xeton
sesquitecpenic, các chất turmeron, p-tolylmetylcarbinol.
Các chất màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,3 – 1,5%
2.3.3.3. Công dụng
Tác dụng dược lý
Kích thích hoạt động điều hòa của tế bào gan (chủ yếu do chất Faratolyl methyl
cac binol), chống viêm, giảm đau, chống vàng da, đầy hơi, khó tiêu. Các bệnh gây xuất
huyết nội tạng, đặc biệt có tác dụng rất tốt với bệnh đau dạ dày.
Nước nghệ trị bỏng, dầu nghệ trị vết thương nhiễm trùng, viêm, lỡ tử cung.
Nghệ có khả năng giải độc gan, thông mật, lợi mật nhờ có p-tolylmetylcarbinol
(Võ Văn Chi,2000). Curamin cá tác dụng giảm cholesterol trong máu.

Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt chất curcumin của nghệ ở độ pha loãng 1: 5000 đến 1: 4000 có tác dụng
kháng các loại vi khuẩn: Staphylococcus, Salmonella paratyphi, Mycobacterium
tuberculosis và Trichophyton gypseum (Nguyễn Đức Minh, 1995).
Ngoài ra, nó còn kết hợp với 1 số vị thuốc khác trị bệnh nấm ngoài da Candida
albican (Phạm Xuân Sinh, 2002).

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Nội dung
Khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên (gừng - tỏi - nghệ) trên heo cai sữa
giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi.
Đánh giá một số chỉ tiêu về tăng trọng, hệ số chuyển biến thức ăn, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ
tiêu chảy và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm tự nhiên bổ sung trong khẩu
khần heo cai sữa giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi. Trong đó tỉ lệ tiêu chảy được quan tâm
nhiều nhất
3.2. Thời gian và địa điểm
3.2.1.Thời gian tiến hành thí nghiệm
Từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2008.
3.2.2. Địa điểm tiến hành thí nghiệm
Tại trại chăn nuôi heo Ba Bạch, ấp Bình Long, Xã Bình Ninh, Huyện Chợ Gạo,
Tỉnh Tiền Giang.
3.3. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được được thực hiện trên heo con cai sữa ở 30 ngày tuổi, mỗi đợt thí
nghiệm gồm 24 con chia làm 4 lô, mỗi lô gồm 6 con tương đối đồng đều về ngày tuổi,

11


trọng lượng, tỉ lệ đực cái và giống (heo 3 máu thương thương phẩm). Thí nghiệm được
lặp lại 3 lần, tổng số heo thí nghiệm là 72 con, mỗi đợt khảo sát 30 ngày.
3.3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm


I (ĐC)

II (TN)

III (TN)

IV (TN)

KPCB

KPCB + 0.2%GTN

KPCB + 0.4%GTN

KPCB + 0.6%GTN

Số heo thí nghiệm

6


6

6

6

Số lần lặp lại

3

3

3

3

Tổng số heo thí nghiệm

18

18

18

18

Diễn giải
GĐ 30 – 60 ngày tuổi


Tổng số heo dự kiến 72 con
Ghi chú :
KPCB : Thức ăn viên mã số 1922 Công ty Cargrll.
GTN : Chế phẩm tự nhiên (gừng – tỏi – nghệ).
0,2% – 0,4% – 0,6%: Lượng chế phẩm bổ sung trong khẩu phần tương ứng với
mức 2g – 4g – 6g / kg thức ăn trộn chung vào trong khẩu phần.
3.4. Điều kiện chăm sóc đàn heo thí nghiệm
3.4.1 Hệ thống chuồng trại
3.4.1.1. Tổng Quan :
Trại được xây dựng theo hướng Đông Tây

12


Trại được xây dựng thành từng khu trại nhỏ riêng biệt cách xa nhau. Mỗi khu có
chức năng khác nhau. Gồm 2 khu tổ hợp nọc - nái khô - nái mang thai - nái đẻ nuôi con,
khu cai sữa sắt, khu cai sữa đan, khu nuôi thịt, khu cách li heo bệnh.
Mỗi khu trại nhỏ được thiết kế làm 2 dãy, có lối đi ở giữa và xung quanh. Ở đầu
mỗi khu trại nhỏ có hố vôi và hố sát trùng. Mái trại được lợp bằng tôn kẽm cao ráo, nốc
đôi, thông thoáng.
Mỗi khu trại đều có bạt bao quanh để che chắn tránh mưa tạc, gió lùa, nắng dội
trực tiếp. Xung quanh mỗi khu được trồng cây xanh để giảm nóng, tránh ánh sáng trực
tiếp vào buổi trưa và buổi chiều.
Mỗi dãy được chia thành nhiều ô chuồng có diện tích khác nhau thích hợp với từng
loại heo. Vách ngăn các ô chuồng có thể làm bằng song sắt hoặc xây bằng gạch. Mỗi ô
chuồng đều có bố trí hệ thống nước uống tự động và máng ăn phù hợp cho từng loại heo.
Tùy theo đặc điểm của từng loại heo mà nền chuồng được thiết kế cho phù hợp.
Heo nọc, nái khô, nái mang thai, heo thịt có thể tắm rửa và xịt sàn mỗi ngày nên nền
chuồng được làm bằng xi măng, với độ nghiêng thích hợp để nước chảy dễ dàng, nền
chuồng mau khô ráo. Nái đẻ nuôi con và heo con cai sữa sắt, cai sữa dal do không thể tắm

rửa, xịt sàn vì sẽ làm cho heo con bị lạnh, dẫn đến tiêu chảy nên nền chuồng được thiết kế
theo kiểu sàn, cách mặt đất 0,4 m giúp chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, việc vệ sinh nền
chuồng cũng dễ dàng hơn.
Nước thải và phân được xử lý bằng cách cho đẩy xuống hầm biogas giúp đảm bảo
vệ sinh môi trường.
3.4.1.2. Chuồng heo thí nghiệm (heo cai sữa 30 – 60 ngày tuổi)
Heo thí nghiệm được bố trí vào cùng một dãy chuồng, các lô đựoc bố trí một cách
ngẫu nhiên theo phương pháp bốc thăm.
Heo được nuôi trong chuồng lồng bằng sắt, sàn chuồng cách nền 0,5m. Mỗi
chuồng có 8 – 10 ô chia thành 2 dãy, mỗt dãy có 4 – 5 ô. Mỗi ô có kích thước 1,5 x 1 x
0.75m (dài x rộng x cao), máng ăn được bố trí ngang theo chiều rộng của ô chuồng, có
kích thước 1x 0,2 x 0,15m (dài x rộng x sâu) và được chia thành 6 – 8 ô nhỏ. Heo con

13


được cung cấp nước uống bằng núm uống tự động, bố trí đối diện với máng ăn, cách mặt
sàn 0,3m.
3.4.2. Nuôi dưỡng chăm sóc
Trước khi chọn nuôi thí nghiệm heo đều được theo dõi tình trạng sức khoẻ không
bị bệnh tật. Hàng ngày sau mỗi bữa ăn heo con được theo dõi về tình trạng sức khoẻ, khả
năng ăn uống, kịp thời điều trị heo bệnh, tránh ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của heo.
Bệnh thường gặp nhất trên heo con là bệnh tiêu chảy.
Khi heo con mắc bệnh tiêu chảy được điều trị bằng thuốc Ganadexil 10%. 1ml cho
10 kg thể trọng.
3.4.3. Thức ăn thí nghiệm
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chỉ sử dụng duy nhất một loại cám. Đó là
cám hỗn hợp dạng viên của công ty Cargill (cám vàng mã số 1922).
3.4.3.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám 1922
Bảng 3.2: Bảng thành phần học và giá trị dinh dưỡng của cám 1922

Thành phần

Tỷ lệ

Đạm tối thiểu (%)

19(%)

Xơ tối đa (%)

5(%)

Ẩm độ tối đa (%)

14(%)

Muối (%)

0,2 – 0,5(%)

Năng lượng trao đổi (kcal/kg) tối thiểu

3200(kcal/kg)

Calcium (%)

0,8 – 1,2 (%)

Phospho tối thiểu (%)


0,7 (%)

Tylosin tối đa (mg/kg)

50(mg/kg)

Colistin (mg/kg)

80(mg/kg)

3.4.3.2. Cho ăn
Để hạn chế tiêu chảy trên heo con trong những ngày đầu thí nghiệm cho heo ăn ít
và tăng dần theo ngày tuổi tuỳ theo sức ăn tăng dần của heo.
14


×