Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI, NGHỆ TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT HEO THỊT GIAI ĐOẠN TỪ 120 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.81 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI,
NGHỆ TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT HEO THỊT
GIAI ĐOẠN TỪ 120 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện : Ngô Thanh Tùng
Ngành

: Chăn nuôi

Lớp

: Chăn nuôi 30

Niên khóa

: 2004 - 2008

Tháng 09/2008


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI, NGHỆ
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT HEO THỊT GIAI ĐOẠN
TỪ 120 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Tác giả


NGÔ THANH TÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 09 năm 2008
i


LỜI CẢM TẠ
Lòng biết ơn sâu sắc con xin gửi đến cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy
dỗ con có được thành quả như ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm tạ các thầy cô trong khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn bác Nguyễn Trung Thành, anh Nguyễn Quốc Anh Kiệt và toàn thể các
anh chị công nhân trại heo Thành An, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp DH04CN đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2008

NGÔ THANH TÙNG


ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm gừng, tỏi, nghệ trong
khẩu phần đến năng suất heo thịt giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng”
được tiến hành từ ngày 30/03/2008 đến ngày 12/07/2008 tại trại heo tư nhân Thành
An, địa chỉ 57/4H, ấp Võ Dõng, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Tổng số heo thí nghiệm là 60 con giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng,
chia làm hai đợt thí nghiệm, mỗi đợt thí nghiệm gồm 3 lô: lô 1 bổ sung chế phẩm hỗn
hợp gừng, tỏi, nghệ 0,1% vào thức ăn, lô 2 bổ sung chế phẩm hỗn hợp gừng, tỏi, nghệ
0,2% vào thức ăn, lô 3 là lô đối chứng. Kết thúc thí nghiệm chúng tôi có được các kết
quả như sau:
– Nhiệt độ cao nhất là 35oC, thấp nhất là 24oC. Ẩm độ cao nhất là 88%, thấp
nhất là 42%. Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ chuồng nuôi trung bình của các
tháng dao động từ 26,52oC đến 32,01oC. Ẩm độ trung bình dao động từ 53,49% đến
81,93%.
– Trọng lượng bình quân của heo lúc xuất chuồng ở các lô 1, 2 và 3 lần lượt là
95,70 kg/con, 99,50 kg/con và 92,5 kg/con.
– Trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng trọng bình quân của heo ở các lô 1, 2
và 3 lần lượt là 37,90 kg/con, 41,55 kg/con và 34,75 kg/con.
– Tăng trọng tuyệt đối trong suốt thời gian thí nghiệm ở các lô 1, 2 và 3 lần
lượt là 621,3 g/con/ngày, 681,6 g/con/ngày và 569,3 g/con/ngày.
– Chỉ số chuyển biến thức ăn của các lô 1, 2 và 3 lần lượt là 3,07 kgTĂ/kgTT,
2,85 kgTĂ/kgTT và 3,29 kgTĂ/kgTT.
– Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trong suốt thời gian thí nghiệm ở các lô 1, 2 và 3
lần lượt là 1,06%, 0,74% và 1,80% .
– Tỉ lệ ngày con bị bệnh khác trong suốt thời gian thí nghiệm của heo ở các lô
1, 2 và 3 lần lượt là 1,64%, 0,9% và 2,54%.
– Về hiệu quả kinh tế, chi phí cho 1 kg tăng trọng của các lô 1, 2 và 3 lần lượt

là 22.961 đồng/kg, 21.459 đồng/kg và 24.529 đồng/kg.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
1.2.1. Mục đích.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA HEO THỊT .............................................3
2.2. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI VÀ NGHỆ ........................................6
2.2.1. Gừng ...........................................................................................................6
2.2.1.1. Thành phần hóa học........................................................................6
2.2.1.2. Tác dụng của gừng .........................................................................6
2.2.2. Tỏi.. .. ..........................................................................................................7
2.2.2.1. Thành phần hóa học........................................................................7
2.2.2.2. Tác dụng của tỏi .............................................................................8
2.2.3. Nghệ ........................................................................................................ 10
2.2.3.1. Thành phần hóa học..................................................................... 10

2.2.3.2. Tác dụng của nghệ....................................................................... 10
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THÀNH AN.......................................... 11
2.3.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 11
2.3.2. Nhiệm vụ của trại .................................................................................... 11
2.3.3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 11
2.3.4. Công tác giống......................................................................................... 11
iv


2.3.5. Cơ cấu đàn ............................................................................................... 12
2.3.6. Chuồng trại .............................................................................................. 12
2.3.6.1. Khu chuồng nái hậu bị, mang thai và chờ phối........................... 12
2.3.6.2. Khu chuồng nái đẻ....................................................................... 13
2.3.6.3. Khu chuồng heo cai sữa .............................................................. 13
2.3.6.4. Khu chuồng heo thịt .................................................................... 13
2.3.6.5. Chuồng đực giống ....................................................................... 13
2.3.7. Công tác thú y.......................................................................................... 13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................... 15
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM........................................................ 15
3.1.1. Thời gian.................................................................................................. 15
3.1.2. Địa điểm .................................................................................................. 15
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ......................................................................................... 15
3.2.1. Heo thí nghiệm ........................................................................................ 15
3.2.2. Thức ăn thí nghiệm.................................................................................. 16
3.2.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc ......................................................................... 16
3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ................................................................................. 17
3.3.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi............................................................... 17
3.3.2. Trọng lượng bình quân ............................................................................ 17
3.3.3. Tăng trọng bình quân .............................................................................. 17
3.3.4. Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................ 17

3.3.5. Chỉ số chuyển biến thức ăn ..................................................................... 17
3.3.6. Theo dõi tình trang sức khỏe của heo...................................................... 17
3.3.6.1. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy............................................................... 17
3.3.6.2. Tỉ lệ ngày con bị bệnh khác......................................................... 17
3.3.7. Tính hiệu quả kinh tế............................................................................... 18
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................... 18
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 19
4.1. NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI .......................................................... 19
4.2. TRỌNG LƯỢNG… .............................................................................................. 22
4.2.1. Trọng lượng bình quân ............................................................................ 22
v


4.2.2. Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ......................................... 24
4.3. CHỈ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN ................................................................... 27
4.4. TỈ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY ......................................................................... 28
4.5. TỈ LỆ NGÀY CON BỊ BỆNH KHÁC .................................................................. 30
4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................... 31
4.7. HẠN CHẾ……….. ............................................................................................... 32
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 33
5.1. KẾT LUẬN……. .................................................................................................. 33
5.2. ĐỀ NGHỊ……....................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 34
PHỤ LỤC……… ........................................................................................................ 37

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLBQ


: trọng lượng bình quân

ĐC

: đối chứng

TTBQ

: tăng trọng bình quân

TTTĐ

: tăng trọng tuyệt đối

CSCBTĂ

: chỉ số chuyển biến thức ăn

TĂTT

: thức ăn tiêu thụ

kgTĂ/kgTT

: kg thức ăn/ kg tăng trọng

APP

: Actinobacillus Pleuropneumoniae


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn của heo nuôi thịt hướng nạc ......................... 5
Bảng 2.2: Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn ....................................... 5
Bảng 2.3: Cơ cấu đàn của trại heo Thành An .............................................................. 12
Bảng 2.4: Qui trình tiêm phòng bệnh của trại heo Thành An...................................... 14
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 15
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Porcy 15 .............. 16
Bảng 3.3: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Porcy 16 .............. 16
Bảng 4.1: Bảng theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi ........................................................... 19
Bảng 4.2: Bảng theo dõi ẩm độ chuồng nuôi............................................................... 20
Bảng 4.3: Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi heo.................................................. 21
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân trong thời gian thí nghiệm..................................... 22
Bảng 4.5: Tăng trọng bình quân .................................................................................. 24
Bảng 4.6: Tăng trọng tuyệt đối .................................................................................... 25
Bảng 4.7: Chỉ số chuyển biến thức ăn ......................................................................... 27
Bảng 4.8: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy .............................................................................. 28
Bảng 4.9: Tỉ lệ ngày con bị bệnh khác ........................................................................ 30
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm ............................................ 32

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Nhiệt độ trung bình của các tháng trong thời gian thí nghiệm ............... 20

Biểu đồ 4.2: Ẩm độ trung bình của các tháng trong thời gian thí nghiệm .................. 21
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng bình quân của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ............... 23
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng bình quân của heo giai đoạn 120 – 181 ngày tuổi................ 25
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của heo giai đoạn 120 – 181 ngày tuổi.................. 26
Biểu đồ 4.6: Chỉ số chuyển biến thức ăn ..................................................................... 28
Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy của heo giai đoạn 120 – 181 ngày tuổi............ 29
Biểu đồ 4.8: Tỉ lệ ngày con bị bệnh khác của heo giai đoạn 120 – 181 ngày tuổi ...... 30

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tình hình chăn nuôi heo những năm qua ở Việt Nam, ngành chăn nuôi
heo đã có những tiến bộ vượt bậc và đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế đất
nước.
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm ngày càng
tăng cao. Việc sử dụng kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi
sẽ để lại một lượng chất độc tồn dư trong thịt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người tiêu dùng. Do đó việc tìm ra một biện pháp an toàn hơn để thay thế kháng sinh
và các chất kích thích tăng trưởng là một nhu cầu cấp thiết.
Từ thực tiễn trên, đã có rất nhiều loại chế phẩm được sử dụng để bổ sung vào
khẩu phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của heo, đồng thời hạn chế được
tình trạng tồn dư những chất độc hại trong sản phẩm. Tuy nhiên, nên sử dụng loại chế
phẩm nào, sử dụng cho loại heo nào và bổ sung ở giai đoạn nào để đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất và chất lượng sản phẩm tốt nhất là vấn đề mà các nhà chăn nuôi đang
quan tâm.
Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, trại heo Thành An, dưới sự hướng dẫn

của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng
của việc bổ sung chế phẩm gừng, tỏi, nghệ trong khẩu phần đến năng suất heo
thịt giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm gừng, tỏi, nghệ vào khẩu phần
heo thịt giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng.
So sánh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung và không bổ sung chế phẩm vào khẩu
phần heo thịt.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu như nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi, khả năng tăng
trọng, chỉ số chuyển biến thức ăn, tỉ lệ ngày con tiêu chảy và các bệnh khác trên heo
thịt giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng.
Số liệu và các chỉ tiêu phải được theo dõi đầy đủ và chính xác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA CỦA HEO THịT
Sau giai đoạn cai sữa, những heo không làm giống được chuyển xuống nuôi
thịt có trọng lượng 15 - 20 kg. Thời gian nuôi thịt khoảng 3,5 - 4 tháng để có thể đạt
trọng lượng xuất chuồng từ 90 - 100 kg. Đây là mức trọng lượng xuất chuồng hợp lý
nhất vì lúc này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu
thế tích nhiều mỡ, nếu nuôi kéo dài sẽ không có lợi (Võ Văn Ninh, 2001).

Khi mới chuyển sang một môi trường sống khác đồng thời thức ăn cũng có
những thay đổi nên trong giai đoạn đầu lúc mới chuyển xuống heo dễ bị stress, dễ bị
tiêu chảy do bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, cần phải chú ý chăm sóc
heo thật kỹ trong thời gian này, phải luôn luôn theo dõi về tình trạng sức khỏe của heo,
về định mức thức ăn, nước uống để tránh xảy ra tình trạng này.
Trong thời gian nuôi thịt có thể chia làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Khoảng hai tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung
xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó con thú cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để
phát triển chiều dài và chiều cao.
+ Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương
kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp
cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Trái lại nếu dư thừa dưỡng chất sẽ
làm tăng chi phí, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng urê, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy
mỡ sớm. Dư khoáng chất, nhất là canxi – photpho sẽ gây hậu quả xấu cho sự hóa cốt
tạo xương, một số khoáng vi lượng dư thừa sẽ trở nên độc.
+ Trong giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng khoảng 50 kg.
– Giai đoạn 2: khoảng hai đến ba tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ
vào các sớ cơ, các mô liên kết, heo nẩy nở theo chiều ngang, mập ra.
+ Giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, nhu cầu
protein, khoáng chất, sinh tố cho mỗi kg thức ăn ít hơn giai đoạn đầu. Dư thừa dưỡng
3


chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng
chất heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có
màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng (Võ Văn Ninh, 2001).
+ Nếu trộn không quá 5% chất béo vào khẩu phần giai đoạn này có thể cải
thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và không ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ nạc quầy thịt (Võ
Văn Ninh, 2001).
+ Giai đoạn này nên cho ăn hạn chế vì ở giai đoạn này khả năng tích nạc đã

ổn định trong khi khả năng tích mỡ lại rất cao. Năng lượng cần thiết để tạo ra 1 kg mô
mỡ cao hơn ba lần so với tạo ra 1 kg mô nạc.
+ Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng từ 90 - 100 kg.
Mật độ heo thịt được nuôi tốt nhất từ 15 - 20 con mỗi ô chuồng, 1,0 - 1,2 m2/
con. Nuôi quá nhiều con trong một ô làm cho công tác quản lý, phòng chữa bệnh gặp
khó khăn, khó phát hiện những con chớm bệnh.
Theo tài liệu khuyến nông (2006), thì những ngày đầu mới chuyển heo xuống
không nên tắm heo, nên cho ăn khoảng ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no. Thời
gian đầu cho ăn cùng loại thức ăn với thức ăn trong giai đoạn cai sữa, sau đó nếu thay
đổi thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
Nhu cầu nước uống là rất cần thiết cho heo ở mọi giai đoạn, nước liên quan đến
mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ
chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trung bình một ngày đêm mỗi đầu heo cần 50 lít nước cho
nhu cầu ăn uống tắm rửa chuồng, nhu cầu này thay đổi theo khí hậu thời tiết, thiết bị
cung cấp nước (Võ Văn Ninh, 1999). Nước uống cho heo phải sạch sẽ, không nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, nước uống không nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Nước uống và nước
vệ sinh cho heo phải luôn được kiểm tra, sát trùng, tránh nhiễm khuẩn, mầm bệnh lây
lan, nếu là nước giếng thì phải lưu ý vào đầu mùa mưa.
Chuồng nuôi heo thịt phải thoáng mát và có độ dốc thoát nước tốt, tránh ứ đọng
phân và nước tiểu. Nên tắm heo vào lúc thời tiết nóng để kích thích heo ăn nhiều, có
thể cho heo ăn theo bữa hoặc cho ăn tự do.
Vệ sinh chuồng trại và công tác thú y phải luôn được quan tâm đầy đủ, nên
kiểm tra heo hằng ngày, kịp thời phát hiện những con heo bệnh để có biện pháp chữa

4


trị kịp thời đạt hiệu quả chữa trị cao. Nên định kỳ dùng thuốc sát trùng chuồng nuôi
(01 lần/tuần).
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn của heo nuôi thịt hướng nạc

Thể trọng của heo (kg)

Chỉ tiêu

31 - 60

61 - 100

Năng lượng trao đổi (Kcal/kg thức ăn)

3010

3050

Protein thô (%)

17

15

Xơ thô (%)

≤6

≤7

Ca (%)

0,9


0,8

P (%)

0,6

0,5

Methionine (%)

0,55

0,5

Lysin (%)

0,9

0,8

NaCl (%)

0,5

0,5

(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)
Bảng 2.2: Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn
Loại lợn


Ăn hạn chế hoặc tự do

Nhu cầu nước uống
(lít/con/ngày)

Lợn con theo mẹ

Cho ăn thức ăn tập ăn

0,046

Lợn con cai sữa

Cho ăn tự do, sau cai sữa 3 tuần

0,49

Cho ăn tự do, sau cai sữa 5 tuần

0,89

Cho ăn tự do, sau cai sữa 6 tuần

1,46

Ăn hạn chế

10 - 15

Ăn tự do


10 - 12

Lợn nái chửa

Ăn hạn chế

18 - 20

Nái nuôi con

Ăn tự do

25 - 40

Ăn hạn chế

15 - 20

Lợn choai đến xuất
chuồng

Lợn đực giống

( Trần Duy Khanh, 2003; trích dẫn từ )

5


2.2. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI VÀ NGHỆ

2.2.1. Gừng
Gừng còn được gọi là khương, sinh khương, can khương.
Tên khoa học: Zingiber offcinale Rose
Thuộc họ: Gừng Zingiberaceae
Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo
tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi, Can
khương là thân rễ phơi khô.
Hiện nay, cây gừng được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như các nước
Đông Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó Trung Quốc là nơi xuất khẩu lớn
nhất.
Ở Việt Nam, gừng cũng là cây trồng lâu đời và cho đến nay cây gừng được
trồng khắp nơi trong cả nước. Nó thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm vì vậy nó được
chọn làm cây để canh tác.
2.2.1.1. Thành phần hóa học
Trong gừng có từ 2 - 3% tinh dầu. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu 5%, chất béo
3,7%, tinh bột và các chất cay như zingerola, zingeron và shogaola.
Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878 và nhiệt độ sôi là 155 - 300oC. Trong tinh dầu
còn có α camphen, β phelandren, zingiberen (C15H24), một rượu sesquitecpen, một ít
xitrala bocneola và geraniola.
Nhựa gồm một nhựa trung tính, hai nhựa axit.
Gingerol là một chất lỏng sánh, màu vàng, không mùi, vị rất cay, nhiệt độ sôi là
235 - 240oC. Khi đun sôi với Ba(OH)2 sẽ bị phân giải cho những chất andehyt bay hơi,
những chất cay có tinh thể gọi là zingeron (C11H14O3) và một chất ở thể dầu gọi là
shogaola (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Shogaola có nhiệt độ sôi là 201 - 203oC.
Zingeron có tinh thể, nhiệt độ sôi là 40 - 41oC, vị rất cay.
2.2.1.2. Tác dụng của gừng
– Tác dụng thông thường
Gừng là chất kích thích tiêu hóa, điều trị cảm, nôn mửa, trị ho đau bụng tiêu
chảy, nhức đầu, gừng chống lão hóa, gừng là vị thuốc giúp cơ thể thêm nhiệt, gừng có

6


trong vị thuốc nam, ngâm gừng trong rượu để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức.
Ngoài ra, gừng còn được sản xuất các thực phẩm - thuốc để giảm viêm khớp, chống
loét, làm mau lành vết thương ở da (Nguyễn Thiện Luân và ctv, 1997).
– Tác dụng dược lý
Những thành phần tạo ra cảm giác cay trong gừng có tác dụng chống ôxy hóa
rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Khi các chất cay được hấp thụ vào cơ
thể có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể. Chính vì vậy gừng
có tác dụng chống lão suy. Ngoài ra gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, cải thiện
thành phần của máu, giảm lượng mỡ trong máu. Nước gừng còn có khả năng ức chế sự
sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống
ung thư.
Gừng là chất gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao
cảm, tuần hoàn máu, tăng huyết áp nhẹ.
– Tác dụng kháng khuẩn
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus
spp.
Tinh dầu gừng có thể ức chế Staphylococcus spp, E.coli, Streptococcus spp,
Salmonella paratyphy.
2.2.2. Tỏi
Tên khoa học: Allium sativum L
Thuộc họ hành: Alliaceae
2.2.2.1. Thành phần hóa học
Trong tỏi có một ít iode và tinh dầu (100 kg tỏi chứa chừng 60 g đến 100 g tinh
dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin (C6H10OS2), một hợp
chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus,
thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi khuẩn
thối.

Trong tỏi không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một thứ axit amin, chất
aliin chịu tác dụng của men alinaza cũng có trong tỏi mới cho chất alixin.
Chất alixin tinh khiết là một chất dầu không màu, hòa tan trong cồn, benzen,
ête, vào dung dịch nước thì không ổn định, dễ bị thủy phân.
7


Phương trình tạo alixin từ aliin
Men alinaza
2 CH2=CH-CH2-SO-CH2-CH-COOH
Aliin

NH2

CH3-CO-COOH + 2 NH3
H2O

axit pyruvic

amoniac

+ CH2=CH-CH2-S-SO-CH2-CH=CH2
Alixin
Nhiệt sẽ làm nhanh chóng mất tác dụng của chất alixin, gặp kiềm cũng bị mất
tác dụng, axit nhẹ bị ảnh hưởng. Chất alixin dễ mất oxy và do đó mất tác dụng kháng
sinh, vì vậy người ta cho rằng tác dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử oxy
trong phân tử.
Chất alixin rất dễ kết hợp với một axit amin có gốc SH là cystein để cho một
hợp chất. Gốc SH được coi là một nguyên nhân có tính chất kích thích sự sinh sản của
vi sinh vật hay tế bào. Do đó tỏi ức chế sự sinh sản của vi trùng bằng cách phá hoại

nhóm SH của cystein (Đỗ Tất Lợi, 2006).
CH2=CH-CH2-S-SO-CH2-CH=CH2 + 2 HS-CH2-CNH3-COOH
Alixin

cystein
2 C3H5-S-S-CH2-CNH3-COOH + H2O

2.2.2.2. Tác dụng của tỏi
– Tác dụng thông thường
Trong dân gian tỏi được coi là gia vị đem lại sức khỏe cho con người, tỏi có tác
dụng ăn ngon miệng và giúp tiêu hóa tốt. Tỏi được dùng làm thuốc chữa bệnh cảm cúm,
cảm lạnh, đầy hơi chướng bụng, mụn nhọt và dùng để tăng thân nhiệt nhanh cho cơ thể vì
trong 100 g tỏi có chứa 121 calo (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỹ, 1996).
Trong tỏi có chứa vitamin B1 là chất men bổ trợ không thể thiếu trong chuyển đổi
chất đường. Thiếu vitamin B1 sẽ làm giảm sức đề kháng bệnh tật của cơ thể, sinh ra các
bệnh về da.
Vitamin B2 chứa trong tỏi mang các loại axit là chất men chuyển đổi chất protein
cần thiết. Sự chuyển đổi này có ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da vì vitamin B2 có tác dụng
giữ cho da đẹp.
8


Theo Ngưu Hồng Quân (2004), tỏi có chứa hàm lượng chất chống ung thư
(nguyên tố vi lượng selen, germani) cho nên ăn tỏi phòng được ung thư dạ dày, ung
thư thực quản.
– Tác dụng kháng sinh
Tỏi là kháng sinh phổ rộng, hoạt chất kháng sinh của tỏi chủ yếu là alixin.
Ngoài ra, còn có ajione, diallin, disulfit, diallil trisulfide và các hợp chất chứa lưu
huỳnh khác được tạo ra từ tỏi.
Tỏi tươi giã nát có thể ức chế 70 loại vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram

dương như Klebsiella, Pasteurella, Corynebacterium và các giống Mycobacterium,
thậm chí còn kháng được cả vi khuẩn đã lờn kháng sinh.
Hoạt tính kháng sinh do allicin rất đáng lưu ý ngay cả độ pha loãng 1 : 85.000
đến 1 : 125.000 cũng có thể ức chế được nhiều vi khuẩn khác nhau cả gram âm lẫn
gram dương. Bột tỏi đông khô còn có tác dụng chống lại E.coli, Pseudomonas,
Salmonella, Micrococcus, Staphylococcus aureus, Klebsiella (Gonzales Fandox và ctv,
1944; Xyguang, 1986; Kupinie và ctv, 1980; trích dẫn từ Dương Vũ Ngọc Minh,
2005).
Đáng chú ý hơn là khả năng kháng những giống vi khuẩn E.coli gây nhiễm độc
ruột và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác, trong đó có tiêu chảy ở người và động
vật thì dùng tỏi ngăn chặn tốt hơn so với việc dùng những vi khuẩn có lợi cho đường
ruột để ngăn chặn tiêu chảy (Sharna và ctv, 1997; Rurmar và Sharna, 1982; Riss và
ctv, 1993; trích dẫn từ Dương Vũ Ngọc Minh, 2005).
Theo Đỗ Tất Lợi (2006), thì tỏi có tác dụng trị giun, dùng trong trường hợp
chữa giun kim, giun móc, bệnh lỵ, amip hoặc dùng khi ăn uống không tiêu đầy bụng.
– Một số tác dụng khác
Tỏi còn kháng lại virus, chống nấm, diệt kí sinh trùng, nguyên sinh trùng, giải
độc kim loại nặng, phòng chống bệnh tim mạch, tăng cường miễn dịch, chống ung thư,
giảm đường huyết, chống nhiễm độc phóng xạ, tăng cường chống bệnh đường hô hấp,
kháng viêm.

9


2.2.3. Nghệ
Còn có tên là uất kim, khương hoàng.
Tên khoa học: Curcuma longga L.
Thuộc họ Gừng: Zingiberaceae.
Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng và rễ củ gọi là uất kim.
Cây nghệ được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn

mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, Inđônêxia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt
đới.
2.2.3.1. Thành phần hóa học
Hoạt chất của nghệ gồm:
+ Tinh dầu 3 - 5% gồm 25% cacbuatecpenic, chủ yếu là zingiberen và 65%
xeton sespuitecpenic, các chất turmeron, paratolyl metylcacbinol, curcumen C15H24.
+ Các chất màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,3 - 1,5%, tinh thể màu
nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ête, clorofoc, dung dịch có
huỳnh quang màu xanh lục, tan trong axit (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi
ngả tím), trong chất béo.
2.2.3.2. Tác dụng của nghệ
– Tác dụng dược lý
Trong nghệ có paratolyl metylcacbinol có tính chất kích thích sự bài tiết mật
của các tế bào gan, còn curcumin có tính chất thông mật nghĩa là co bóp túi mật. Chất
curcumen có tác dụng phá cholesterol trong máu (Guy Laroche, 1933; H. Leclerc,
1935; trích dẫn từ Đỗ Tất Lợi, 2006).
Curcumin trong nghệ có khả năng mạnh mẽ loại bỏ gốc tự do và các loại men
gây ung thư có trong thức ăn, nước uống. Bởi thế, nó giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa
chống ung thư một cách tích cực chứ không phải chỉ dùng khi chữa bệnh. Ngoài ra,
curcumin trong nghệ còn có khả năng giải độc và bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng
cầu, hạ mỡ máu, giúp mau mọc tóc và giảm rụng tóc. Nó còn là chất chống viêm và
chống ôxy hóa điển hình, có thể sử dụng như một corticoid mà không sợ gây loãng
xương, loét dạ dày.
Giảm đau, chống vàng da, đầy hơi, khó tiêu. Các bệnh gây xuất huyết nội tạng,
đặc biệt có tác dụng rất tốt với bệnh đau dạ dày.
10


Nước nghệ trị bỏng, dầu nghệ trị vết thương nhiễm trùng, viêm, lở tử cung.
– Tác dụng kháng khuẩn

Hoạt chất curcumin của nghệ ở độ pha loãng 1 : 5.000 đến 1 : 4.000 có tác dụng
kháng các loại vi khuẩn: Staphylococcus, Salmonella paratyphi, Mycobacterium
tuberculosí và Trichophyton gypseum (Nguyễn Đức Minh, 1995; trích dẫn từ Phạm
Thị Nguyên, 2007).
Ngoài ra, nó còn kết hợp với các vị thuốc khác trị bệnh nấm ngoài da Candida
albican (Phạm Xuân Sinh, 2002; trích dẫn từ Phạm Thị Nguyên, 2007).
* Với những công dụng, tác dụng hữu hiệu của gừng, tỏi và nghệ đã nêu ở trên,
tiến hành pha trộn giữa chúng tạo nên một chế phẩm bổ sung dạng bột với một tỉ lệ
nhất định bổ sung vào khẩu phần thức ăn nhằm mục đích:
– Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế vi sinh vật có hại.
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
– Hỗ trợ chức năng gan.
– Hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch, hệ thống tuần hoàn máu.
– Chống sự oxy hóa, chống stress.
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THÀNH AN
2.3.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Thành An có tổng diện tích khoảng 1,6 ha, là trại chăn nuôi
tư nhân tọa lạc ở 57/4H, ấp Võ Dõng, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
2.3.2. Nhiệm vụ của trại
Chủ yếu là sản xuất heo thịt bán ra thị trường.
Trại còn sản xuất heo con một phần để chọn con giống thay đàn, phần còn lại
dùng để nuôi thịt.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức
Trại có tổng cộng 7 người gồm 1 chủ trại là bác sỹ thú y, còn lại là những công
nhân phụ trách các bộ phận khác nhau.
2.3.4. Công tác giống
Giống: trại gồm các giống lai giữa Landrace, Duroc, Yorkshire, Pietrain.
Nguồn gốc: heo hậu bị được mua từ các trại chăn nuôi Thanh Bình, một số lấy
từ heo nhà đạt tiêu chuẩn.
11



Heo hậu bị được chọn lọc rất nghiêm ngặt từ lúc mới sinh: trọng lượng sơ sinh
phải đạt từ 1,3 kg trở lên, bố mẹ đều phải có thành tích tốt.
2.3.5. Cơ cấu đàn
Số lượng heo biến động theo từng ngày. Số liệu được thu thập vào ngày
12/07/2008.
Bảng 2.3: Cơ cấu đàn của trại heo Thành An
Loại heo

Số lượng (con)

Tỉ lệ (%)

2

0,18

Nái sinh sản

125

11,62

Hậu bị

24

2,23


Heo con theo mẹ

142

13,20

Heo cai sữa

285

26,48

Heo thịt

498

46,29

Tổng đàn

1076

100

Đực giống

2.3.6. Chuồng trại
Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu nóc đôi, mái lợp bằng tôn lạnh. Dọc hai
bên dãy chuồng có rãnh thoát nước dẫn vào hệ thống xử lý Biogas.
Hệ thống nước uống được bơm từ giếng khoan lên các bể chứa nước, mỗi trại

đều có một bể chứa nước có thể tích là 5 m3, nước ở bể này được dẫn xuống trại và
cung cấp cho heo uống bằng hệ thống núm uống tự động phù hợp với đặc điểm của
từng khu chuồng, theo từng giai đoạn phát triển của heo.
Trại có trang bị hệ thống bạt che hai bên mỗi dãy chuồng, có thể kéo lên xuống
bằng ròng rọc.
Chuồng nuôi được lắp đặt hệ thống phun nước làm mát trên mái tôn.
2.3.6.1. Khu chuồng nái hậu bị, mang thai và chờ phối
Heo hậu bị và nái khô được nuôi trong chuồng có diện tích 2,2 x 2,7 m nuôi từ
3 - 4 con/ô. Heo chờ phối và nái mang thai được nuôi theo cá thể có máng ăn và máng
uống chung, giữa các ô chuồng được ngăn bằng song sắt, nên ximăng, diện tích mỗi ô
là 0,8 x 2,2 m, nền chuồng có độ dốc 3 - 4o.

12


2.3.6.2. Khu chuồng nái đẻ
Có tổng cộng là 30 chuồng, được thiết kế theo kiểu chuồng sàn, diện tích mỗi ô
là 1,8 x 2,2 m, được chia làm ba ngăn: ngăn giữa dành cho heo mẹ là sàn bằng ximăng,
hai ngăn bên dành cho heo con là sàn sắt hoặc làm bằng nhựa tổng hợp, có lồng úm để
sưởi ấm cho heo con.
2.3.6.3. Khu chuồng heo cai sữa
Có tổng cộng là 20 chuồng, được thiết kế theo kiểu chuồng sàn, có núm uống
nước tự động, diện tích mỗi ô là 2,5 x 3 m. Mỗi ô nuôi khoảng 20 con.
2.3.6.4. Khu chuồng heo thịt
Có tổng cộng là 26 ô có diện tích là 4 x 5,5 m và 17 ô có diện tích là 3 x 4 m, có
máng ăn bán tự động và núm uống tự động.
2.3.6.5. Chuồng đực giống
Gồm có hai chuồng có diện tích là 2,2 x 2,7 m, có máng ăn riêng và núm uống
tự động.
2.3.7. Công tác thú y

Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần cho các khu chuồng. Sau mỗi đợt xuất
heo đều xịt bằng vòi phun nước áp lực cao, quét vôi sát trùng chuồng.
Lịch tiêm phòng của trại được trình bày qua bảng 2.4:

13


Bảng 2.4: Qui trình tiêm phòng bệnh của trại heo Thành An
Bệnh tiêm phòng

Heo con

Nái hậu bị

Nái mang thai

(tên vaccin)
Cầu trùng

3 ngày tuổi

(Baycox 5%)
Mycoplasma

7 ngày và 21 ngày

(Hyoresp)

tuổi


Dịch tả

4 tuần và 9 tuần

3 tuần trước khi

(Pestiffa)

tuổi

sinh

Lở mồm long
móng

6 tuần tuổi

4 tuần trước khi

4 tuần trước khi

phối

sinh

(Aftopor)
Phó thương hàn

7 tuần tuổi


APP

5 tuần tuổi

Parvovirus

2 - 3 tuần trước khi
phối

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
3.1.1. Thời gian
Thời gian thực hiện thí nghiệm từ ngày 30 tháng 03 năm 2008 đến ngày 12
tháng 07 năm 2008.
3.1.2. Địa điểm
Thí nghiệm đã được tiến hành tại trại chăn nuôi heo tư nhân Thành An, 57/4H,
ấp Võ Dõng, xã Gia Kiệm, huyên Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.2.1. Heo thí nghiệm
Thí nghiệm đã được thực hiện trên 60 heo 120 ngày tuổi đến xuất chuồng chia
làm 2 đợt: đợt 1 có 30 con, đợt 2 có 30 con.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, chia thành 3
lô.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm
Lô thí nghiêm


1

2

3

Chế phẩm bổ sung

Hỗn hợp gừng, tỏi,

Hỗn hợp gừng, tỏi,

Đối chứng

nghệ

nghệ

20

20

20

57,80 ± 2,91

57,95 ± 2,87

57,75 ± 2,29


0,1

0,2

0

Số heo thí nghiệm
(con)
Trọng lượng bình
quân (kg)
Tỉ lệ bổ sung vào
thức ăn (%)

Tỷ lệ phối trộn giữa 3 chế phẩm gừng : tỏi : nghệ là 1 : 1 : 1

15


×