Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TÀU VÀNG THEO MÀU LÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.8 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TÀU VÀNG
THEO MÀU LÔNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC VŨ
Ngành

: CHĂN NUÔI

Lớp

: CHĂN NUÔI 30

Niên khóa

: 2004 - 2008

Tháng 09/2008
i


TÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TÀU VÀNG THEO MÀU LÔNG

Tác giả


NGUYỄN QUỐC VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. LÂM MINH THUẬN

Tháng 09/2008
i


LỜI CẢM TẠ

KÍNH DÂNG CHA MẸ
Người đã cho con có ngày hôm nay
CHÂN THÀNH BIẾT ƠN
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y – Cùng toàn thể quí thầy cô
Đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt chúng tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
THÀNH KÍNH NHỚ ƠN
Phó giáo sư - Tiến sĩ Lâm Minh Thuận
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Chú Mai Xuân Tường và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ chân tình của các anh chị, bạn bè trong lớp và ngoài lớp

đã động viên, hỗ trợ tôi đến ngày hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Quốc Vũ

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: “ Khảo sát sức sinh trưởng của gà Tàu Vàng theo màu lông”
Đề tài được tiến hành từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 8 năm 2008 tại trại gà
của nông dân Mai Xuân Tường, số nhà 236, ấp 30 - 4, xã An Linh, huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu của đề tài là nhằm tuyển chọn nhóm gà có sức sinh trưởng và phát
triển mạnh tạo cơ sở cho việc cải tạo giống.
Đề tài khảo sát:
Trên 120 con gà được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ lúc sơ sinh đến 4 tuần tuổi, được chia làm 3 lô theo 3 màu lông
phân biệt rõ rệt là: đen, vàng và sọc vàng đen (sọc), được cho ăn cùng 1 loại thức ăn
Cargill 5101 (dùng cho gà thả vườn giai đoạn từ 1 - 42 ngày tuổi) để so sánh về sức
sinh trưởng và phát triển giữa các màu lông.
Giai đoạn 2: từ lúc 5 tuần tuổi đến 14 tuần tuổi, mỗi màu lông được chia đều
làm 2 lô nhỏ, 1 lô nhỏ được cho ăn thức ăn tự tổng hợp của chúng tôi (A), lô nhỏ còn
lại được cho ăn thức ăn của trại (B), để so sánh ảnh hưởng của 2 loại thức ăn trên sự
sinh trưởng và phát triển giữa các lô.
Kết quả thí nghiệm ghi nhận được như sau
Trọng lượng bình quân của gà ở 14 tuần tuổi của gà lông đen đạt cao nhất
(1517,75 g) và thấp nhất là ở gà lông sọc (1312,50 g), kết quả xử lý thống kê cho thấy
sự khác biệt này là rất có ý nghĩa (P < 0,01). So sánh về yếu tố thức ăn, trọng lượng
bình quân của những gà ăn thức ăn tự trộn của chúng tôi (A) (1452,17 g) cao hơn

những gà ăn thức ăn tự trộn của trại (B) (1371,50 g). Tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Không có sự tương tác giữa yếu tố màu lông và
yếu tố thức ăn (P > 0,05).
Tăng trọng tuyệt đối trong giai đoạn 2, gà lông đen có mức tăng trọng tuyệt đối
cao nhất đạt (19,76 g/con/ngày), thấp nhất là những gà có màu lông sọc đạt (16,58
g/con/ngày). Sự khác biệt này là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01). So sánh
giữa hai loại thức ăn, mức tăng trọng tuyệt đối ở những gà ăn thức ăn tự trộn của
chúng tôi (19,03 g/con/ngày) cao hơn những gà ăn thức ăn tự trộn của trại (17,41
iii


g/con/ngày). Sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Mức tăng
trọng tuyệt đối của những gà ăn thức ăn tự trộn của trại hay ăn thức ăn tự trộn của
chúng tôi ở mỗi màu lông khác biệt nhau không có ý nghĩa (P > 0,05).
Về lượng ăn bình quân và hệ số chuyển biến thức ăn giữa các lô gà thí nghiệm
không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Các chỉ tiêu mổ khảo sát gồm: tỷ lệ quày thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ phần
thương phẩm, giữa các lô thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt thống kê (P>0.05).
Chi phí thức ăn cho tăng trọng giữa các lô gà thí nghiệm từ 31.745 đồng (lô IB)
đến 38.662 đồng (lô IIIA).

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu........................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN....................................................................................... 3

2.1. CÔNG TÁC GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM ................ 3
2.1.1. Công tác giống.......................................................................... 3
2.1.2. Một số khái niệm trong công tác giống .................................... 3
2.2. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ..................... 3
2.3. DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM.......................... 4
2.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm ............................................. 4
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng ăn gia cầm ...................... 5
2.4. CON GIỐNG...................................................................................... 7
2.4.1. Con giống ................................................................................. 7
2.4.2. Sức khỏe .................................................................................. 7
2.5. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG......................................... 8
2.5.1. Nhiệt độ .................................................................................... 8
2.5.2. Ẩm độ ....................................................................................... 8
2.5.3. Ánh sáng................................................................................... 9
2.5.4. Mật độ....................................................................................... 9
2.5.5. Nước uống ................................................................................ 9
2.6. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GÀ TÀU VÀNG..... 10
2.7. PHƯƠNG THỨC NUÔI GÀ BÁN CÔNG NGHIỆP....................... 10
2.8. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG GÀ TÀU VÀNG ................................................................ 11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 12
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM................................... 12
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM ........................................................... 12
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .................................................................... 12
v


3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ............................................................. 13
3.4.1. Thức ăn.................................................................................. 13
3.4.2. Chuồng trại và trang thiết bị.................................................. 16

3.5. CHĂM SÓC ..................................................................................... 16
3.5.1. Giai đoạn 1 ............................................................................ 16
3.5.2. Giai đoạn 2 ............................................................................ 16
3.6. Qui trình phòng bệnh và vệ sinh ...................................................... 17
3.7. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................... 17
3.7.1. Trọng lượng bình quân........................................................... 17
3.7.2. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................... 18
3.7.3. Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân .......................................... 18
3.7.4. Hệ số chuyển biến thức ăn ..................................................... 18
3.7.5. Các chỉ tiêu mổ khảo sát ........................................................ 18
3.7.6. Tỷ lệ chết và loại thải ............................................................. 19
3.7.7. Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế .................................................... 19
3.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................ 19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 20
4.1. TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN...................................................... 20
4.2. TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI .......................................................... 22
4.3. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ BÌNH QUÂN .............................. 27
4.4. HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN................................................ 30
4.5. CÁC CHỈ TIÊU MỔ KHẢO SÁT ................................................... 33
4.6. TỶ LỆ CHẾT VÀ LOẠI THẢI........................................................ 36
4.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ ...................................................................... 37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 39
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 39
5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 41
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 43

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn tốt nhất về mật độ phụ thuộc vào các điều kiện nuôi ............ 9

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 13
Bảng 3.2: Khẩu phần thức ăn A cho gà thí nghiệm qua các giai đoạn................... 14
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng ước tính của khẩu phần thức ăn A.................. 14
Bảng 3.4: Khẩu phần thức ăn B cho gà thí nghiệm qua các giai đoạn................... 15
Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng ước tính của khẩu phần thức ăn B .................. 15
Bảng 3.6: Chế độ dinh dưỡng của gà chăn thả nuôi thịt ........................................ 15
Bảng 3.7: Lịch chủng ngừa cho đàn gà thí nghiệm................................................ 17
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các giai đoạn................ 20
Bảng 4.2: Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm ở 14 tuần tuổi...................... 21
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn .................... 23
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm trong giai đoạn 2..................... 25
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối bình quân trong toàn giai đoạn nuôi dưỡng ........ 26
Bảng 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn.................. 27
Bảng 4.7: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm trong giai đoạn 2 ................. 28
Bảng 4.8: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân trong toàn giai đoạn nuôi dưỡng ..... 29
Bảng 4.9: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm qua các giai đoạn .......... 30
Bảng 4.10: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm trong giai đoạn 2 ......... 31
Bảng 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn trong toàn giai đoạn nuôi dưỡng .............. 33
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu mổ khảo sát của gà thí nghiệm ở 14 tuần tuổi ................. 34
Bảng 4.13: Chi phí thức ăn cho tăng trọng của các lô thí nghiệm ......................... 37

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm ở 14 tuần tuổi ....................22
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm gà thí nghiệm trong giai đoạn 1 ...24

Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm gà thí nghiệm trong giai đoạn 2 ...25
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối bình quân của gà thí nghiệm trong giai đoạn 2...26
Biểu đồ 4.5: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà trong giai đoạn 2 .................29
Biểu đồ 4.6: Hệ sồ chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm trong giai đoạn 1 ..........31
Biểu đồ 4.7: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm trong giai đoạn 2 ..........32
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ quày thịt của các lô gà thí nghiệm...............................................34
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ đùi của các lô gà thí nghiệm ........................................................35
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ ức của các lô gà thí nghiệm .......................................................36
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ phần thương phẩm của các lô gà thí nghiệm .............................36

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

CPTĂCTT

: Chi phí thức ăn cho tăng trọng



: Thức ăn

TT

: Tăng trọng


KDĐN

: Khô dầu đậu nành

X

: Giá trị trung bình

A

: Thức ăn tự trộn của chúng tôi

B

: Thức ăn tự trộn của trại

Ca

: Canxi

P

: Phospho

TTTĂ

:

Tiêu


tốn

ix

thức

ăn


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang phát triển nhanh ở Việt Nam, hàng năm
sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng lên khoảng 5 – 6 %. Thịt gà, vịt là thực phẩm
cung cấp protein động vật rẻ tiền cho con người. Trứng gia cầm là sản phẩm sinh học
tự nhiên hoàn hảo nhất mà chúng ta có được. Nhu cầu thịt và trứng gà ngày càng cao
song song với sự phát triển về kinh tế và đời sống. Ở Việt Nam gà công nghiệp cũng
đã và đang phát triển nhưng do thị hiếu của người tiêu dùng, qua khảo sát ở TP.HCM
trên 80 % dân số thích ăn thịt gà ta, nên chăn nưôi gà thả vườn đã có những thay đổi
cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thịt, trứng cho thị trường đồng
thời đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông hộ, tăng thu nhập cho nông dân. Trên
thế giới đang hướng tới thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng nhiều hóa
chất như thuốc kích thích tăng trọng, kháng sinh vì vậy mà nhu cầu thịt và trứng gà thả
vườn ngày càng tăng.
Trong nhiều giống gà thả vườn thì gà Tàu Vàng là giống được đánh giá có tiềm
năng lớn về năng suất, được nuôi nhiều ở miền Nam với thân hình to nhưng không thô.
Tuy nhiên gà Tàu Vàng chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách hệ thống để tuyển
lựa và cải thiện năng suất của giống gà này. Vì vậy việc tìm ra một khẩu phần thích
hợp cho từng giai đoạn phát triển, khả năng sản xuất và qui trình chăm sóc phòng bệnh
để bảo tồn và phát triển đàn gà Tàu Vàng là một điều hết sức cần thiết, nhằm đem lại

một sản phẩm thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời đạt được
hiệu quả kinh tế cao cho việc chăn nuôi giống gà này ở nông hộ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, chọn lọc từ gà Tàu Vàng có nguồn gốc từ Long An,
Bình Dương, Bình Chánh và Đồng Nai nhóm nghiên cứu của trường Đại Học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh đã chứng minh được tính đa dạng về ngoại hình và năng suất
của gà Tàu Vàng.Vì vậy việc chọn lọc giữa các ngoại hình để năng cao năng suất đồng
thời vẫn giữ được các đặc tính di truyền tốt của giống là vấn đề đang được các nhà
1


chăn nuôi quan tâm. Xuất phát từ những yêu cầu trên và được sự đồng ý của khoa
Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và được sự hướng dẫn của
PGS.TS Lâm Minh Thuận chúng tôi tiến hành đề tài: “khảo sát sức sinh trưởng của
gà Tàu Vàng theo màu lông”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Đánh giá sức sinh trưởng của nhóm giống gà Tàu Vàng để phát triển nhóm
giống theo màu lông.
Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất
thịt và tính sơ bộ hiệu quả kinh tế của đàn gà thí nghiệm.
So sánh khả năng sinh trưởng của giống gà Tàu Vàng theo màu lông.
So sánh ảnh hưởng giữa thức ăn của trại và thức ăn tự trộn của chúng tôi đến
khả năng sinh trưởng của giống gà Tàu Vàng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Công tác giống trong chăn nuôi gia cầm
2.1.1. Công tác giống
Công tác giống trong chăn nuôi gia cầm có nhiều thuận lợi hơn so với các
nghành chăn nuôi khác vì khả năng sinh sản của gia cầm cao, chu kì sản xuất ngắn nên
trong việc chọn giống dễ dàng xác định nhanh được những tính trạng tốt của từng cá
thể hoặc quần thể. Chọn lọc nhân tạo với một áp lực cao nhằm phục vụ nhanh cho mục
đích sản xuất mong muốn của con người. Cơ sở của công tác giống là những đặc tính
cơ bản của di truyền học, dựa vào các định luật di truyền của Mendel về sự tương tác
gen và phương thức di truyền tính trạng.
2.1.2. Một số khái niệm trong công tác giống
+ Kiểu di truyền là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, qua quá trình chọn lọc
tự nhiên và nhân tạo rất đa dạng và phong phú để tạo ra những biến dị cần thiết cho
mục tiêu đề ra.
+ Kiểu hình là sự thể hiện ra bên ngoài của kiểu gen, giá trị của kiểu hình là sự
tổng hợp của giá trị kiểu gen và tác động của môi trường .
+ Dòng thuần là một nhóm gà thuộc một dòng nhất định tồn tại trong quá trình
nhân thuần để tạo đồng hợp tử của các nhóm gen tác động lên tính trạng nào đó, nhân
thuần qua nhiều thế hệ đồng thời với chọn lọc áp lực cao nhằm củng cố những đặc tính
tốt, loại bỏ những đặc tính xấu. Dòng thuần có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ dòng
hạt nhân, tạo nhóm gen thuần để lai tạo những tổ hợp lai cao sản (Phạm Trọng Nghĩa,
2007).
2.2. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng được hiểu một cách đơn giản là sự lớn lên của cơ thể, của các cơ
quan bộ phận cho đến khi hoàn thiện. Phát triển là sự hoàn thiện sau một thời kỳ sinh
trưởng. Hai quá trình này nối tiếp nhau khó phân biệt rõ ranh giới. Tuy nhiên bao giờ
3


sinh trưởng cũng đi trước rồi mới đến phát triển. Xét trên toàn diện của một cơ thể thì
đến khi thú thành thục, đẻ trứng, sinh con có thể coi như nó đã phát triển. Tuy vậy nó

vẫn còn sinh trưởng lớn lên tiếp theo sau đó. Tóm lại sinh trưởng là số lượng, phát
triển là chất lượng (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.3. Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm
Mục tiêu của nghành chăn nuôi nói chung và nuôi gia cầm nói riêng là cung cấp
thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho loài người. Sản phẩm chính thu được từ nghành
chăn nuôi gia cầm là thịt và trứng, là những sản phẩm được biến đổi phức tạp trong cơ
thể gia cầm thông qua quá trình trao đổi chất, biến đổi chất dinh dưỡng của những thực
liệu thức ăn với giá trị dinh dưỡng thấp thành thịt và trứng với giá trị dinh dưỡng cao.
Với đặc điểm sinh học như thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạnh, tốc độ tiêu
hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, hô hấp mạnh, linh hoạt và rất nhạy cảm với
tác động của môi trường nên dinh dưỡng gia cầm cần cân đối, không thiếu, không dư
thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái sinh lý và tình trạng năng suất của chúng (Lâm
Minh Thuận, 2002).
2.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
Dinh dưỡng là một quá trình sinh học nhằm duy trì cơ thể và không ngừng đổi
mới những vật chất tạo nên cơ thể. Những vật chất mà cơ thể đòi hỏi gọi là các chất
dinh dưỡng. Tùy theo loại và chức năng chúng được chia thành các nhóm sau đây
+Những chất dinh dưỡng cơ sở như các chất hữu cơ (gluxit, lipit, protein) và các
chất vô cơ (các chất khoáng, nước)
+Những chất có hoạt tính sinh học như Vitamin, hocmon (kích thích tố),
enzyme, kháng thể…
+Những chất ngon miệng và có mùi thơm.
Căn cứ vào đó, người ta chia ra làm trao đổi cơ sở và trao đổi năng lượng. Những
chất tham gia vào việc tạo nên cơ thể, chủ yếu là protein và các chất khoáng. Nguồn
năng lượng chính của chất dinh dưỡng (lipit và gluxit) thuộc về các chất mang nhiều
năng lượng.
Gà có mức tăng trọng tuyệt đối rất cao so với các loài thú khác như heo, bò
nhưng do khối lượng cơ thể không lớn nên mức ăn vào bị giới hạn. Do đó thức ăn của

4



gà phải chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và cân đối hơn so với các loại thức
ăn khác.
Các vấn đề cần lưu ý trong thức ăn của gà là tính chất vật lý, tỷ lệ C/P (năng
lượng/protein thô), acid amin thiết yếu, khoáng đa và vi lượng, vitamin và sắc tố.
Chất dinh dưỡng được lấy vào cơ thể thông qua thức ăn hàng ngày theo nhu cầu
của cơ thể, trong đó một phần nhỏ cần cho duy trì và phần lớn cần cho sự tạo thịt và
trứng như
+ Nhu cầu duy trì
Là lượng chất dinh dưỡng cần cho cơ thể giữ chức năng hoạt động mà không có
sự tăng giảm trọng lượng cơ thể và không trong tình trạng sản xuất. Nhu cầu duy trì
nhằm:
- Tạo nhiệt để ổn định thân nhiệt.
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của sự sống hàng ngày như tiêu hóa,
tuần hoàn, hô hấp, co bóp cơ, bài tiết… Năng lượng cần thiết cho những hoạt động tối
thiểu của sự cử động.
- Cần thiết cho sự sửa chữa, tái tạo và thay thế những tế bào, mô biểu bì, máu bị
thoái hóa.
Nhu cầu cho duy trì bị tác động bởi một số yếu tố ngoại cảnh cũng như nội sinh
như trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu, thể trọng, tình trạng strees, kiểu
thần kinh, tình trạng năng suất.
+Nhu cầu cho sự sinh trưởng
Là lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự lớn lên của cơ thể, là gia tăng khối
lượng của bộ xương, cơ và các cơ quan khác của cơ thể. Sự sinh trưởng liên tục từ khi
bắt đầu quá trình ấp trứng, phôi phát triển, nở và sau khi nở cho đến khi gia cầm
trưởng thành.
Trong chăn nuôi gia cầm nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất chính là cho tăng
trọng để sản xuất thịt và cho sinh sản để sản xuất trứng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng ăn của gia cầm

+ Trung tâm kiểm soát ở hệ thống thần kinh trung ương
Việc ăn của gia cầm được kiểm soát bởi trung tâm thần kinh trong tuyến yên, ở
đây có hai trung tâm hoạt động. Trước hết là trung tâm ăn (thùy bên tuyến yên), làm
5


cho thú ăn, thứ hai là trung tâm thỏa mãn làm ngưng ăn. Ngày nay, mặc dù tuyến yên
giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng ăn, người ta tin rằng có những trung
tâm khác của hệ thống thần kinh trung ương cũng tham gia vai trò này.
+ Điều hòa ngắn hạn
 Thuyết hóa học: Sự phóng thích các dưỡng chất của thức ăn trong đường
tiêu hóa, được hấp thu và đi qua tĩnh mạch cửa của gan. Sự hiện diện của
các chất dinh dưỡng trong máu tạo những tín hiệu về sự hiện diện của
chúng với trung tâm thỏa mãn của tuyến yên. Theo cơ chế hóa học, sự
tăng cao hàm lượng dưỡng chất gửi những tín hiệu tới não gây nên thú
ngừng ăn, và khi nồng độ những chất này giảm làm cho thú bắt đầu ăn lại.
 Thuyết điều hòa nhiệt: Theo thuyết này thú ăn để giữ cơ thể ấm và ngừng
ăn để ngừa việc sản xuất quá nhiều nhiệt.
+ Điều hòa dài hạn
Sau thời gian cho nhịn đói hay ép buộc ăn thú có khuynh hướng điều chỉnh để trở
lại trọng lượng cố định của thú, điều này cho thấy có một số tác nhân liên kết với năng
lượng dự trữ tác động như một tín hiệu để điều hòa lượng ăn lâu dài. Người ta cho
rằng mỡ dự trữ đã đóng vai trò này.
+ Những giác quan
Những giác quan như thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác giữ vai trò quan
trọng trong kích thích lượng ăn ở người và ảnh hưởng lượng thức ăn tiêu hóa của bữa
ăn. Những nghiên cứu cho thấy ở thú các giác quan ảnh hưởng trên lượng ăn kém hơn
ở người.
+ Yếu tố sinh lý
Thí nghiệm cổ điển của Adolph năm 1947 chứng minh rằng khi khẩu phần của

chuột được pha loãng với những chất trơ không tiêu hóa để có hàm lượng năng lượng
thay đổi, thú đã có thể tự điều chỉnh lượng ăn để có hàm lượng năng lượng thay đổi,
thú đã có thể tự điều chỉnh lượng ăn để có năng lượng ăn vào cố định. Khái niệm “thú
ăn để đáp ứng năng lượng” cho thấy có thể áp dụng cho gà và những thú không nhai
lại khác.

6


+ Ảnh hưởng của sự thiếu dưỡng chất
Sự sử dụng các dưỡng chất được hấp thu trong đường tiêu hóa tùy thuộc hiệu quả
hoạt động của nhiều enzyme và coenzyme của các đường biến dưỡng khác nhau và sự
thiếu trong khẩu phần các chất acid amin thiết yếu, vitamin và chất khoáng dường như
có ảnh hưởng trên lượng ăn. Ví dụ ở gà, sự thiếu acid amin nghiêm trọng làm giảm
lượng ăn trong khi sự thiếu ít, không đủ có ảnh hưởng lớn trên tăng trọng sẽ làm tăng
lượng ăn. Ảnh hưởng trên độ ngon miệng đặc biệt xảy ra khi thiếu vi khoáng, cobalt,
đồng, kẽm và mangan, cũng như các vitamin như retinil, cholecalciferol, thiamin và
B12.
+ Sự lựa chọn thức ăn
Thú có nhu cầu dưỡng chất nhất định, nhưng trong điều kiện thiên nhiên có nhiều
chủng loại thức ăn nên thú phải lựa chọn và trong đó một số có thành phần dưỡng chất
không đầy đủ.
Những nghiên cứu trên gà cho thấy gà đặc biệt ngon miệng với calcium, phospho,
kẽm và thiamin và những acid amin. Những áp dụng về khả năng của gà chọn thức ăn
theo hàm lượng dưỡng chất như thức ăn hạt (lúa mì nguyên) và thức ăn cân bằng với
mức độ cao về acid amin, vitamin và khoáng chất. Như vậy gia cầm tự cân bằng tỉ lệ
năng lượng/protein của khẩu phần (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.4. Con giống
2.4.1. Con giống
Là yếu tố đầu tiên quyết định năng suất vật nuôi. Điều quan trọng là gà con

giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kĩ lưỡng, khỏe mạnh,
đạt một số tiêu chuẩn về giống tốt, được nuôi dưỡng hợp lý. Gà con phải đồng đều,
phản ứng phải nhanh nhẹn, đạt tiêu chuẩn gà loại một, không bị dị tật, mỏ và chân
vững chắc, màng da chân phải bóng. Gà hướng thịt phải có trọng lượng ở 1 ngày tuổi
từ 40 gam trở lên, tốc độ sinh trưởng cao, hệ số chuyển biến thức ăn thấp, chất lượng
thịt thơm ngon (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.2. Sức khỏe
Sức khỏe của gia cầm ảnh hưởng đến sức sản xuất, cần ngăn ngừa bệnh tật bằng
mọi biện pháp. Nếu đàn bị bệnh chọn lọc bị ảnh hưởng ngay. Đối với gia cầm phải
tuân thủ quy trình chủng ngừa làm giảm tối thiểu sự hao hụt trong chăn nuôi gia đình.
7


2.5. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
Như đã đề cập ở trên kiểu hình chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính là di truyền
và ngoại cảnh. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức sản xuất của gia cầm bao
gồm
2.5.1. Nhiệt độ
Ở gia cầm tuy có thân nhiệt cao hơn so với một số loại vật nuôi khác, nhưng
chúng nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc điều hòa thân nhiệt của gia
cầm, khả năng thu nhận thức ăn và nước uống do đó ảnh hưởng đến sức sinh trưởng,
trọng lượng trứng và chất lượng vỏ trứng (Mack và Donald, 1990).
Đối với gà con 1 ngày tuổi không thể duy trì thân nhiệt được như đối với gà
trưởng thành, việc úm gà đúng qui trình sẽ đem lại thành công bước đầu trong chăn
nuôi. Gà thịt thương phẩm trong tuần đầu phải được úm ở nhiệt độ 32 - 35ºC, sau mỗi
tuần nhiệt độ được giảm bớt 2 - 3ºC. Sau 3 tuần tuổi, gà sẽ phát triển tốt nhất ở 21 24ºC. Nhiệt độ cũng có sự tương tác đến các yếu tố khác như giống, tuổi, trọng lượng
cơ thể và bộ lông của gia cầm (Viện chăn nuôi, 2002).
2.5.2. Ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi do nước trong phân bốc hơi và hơi nước theo đường
hô hấp tạo thành. Những yếu tố làm tăng ẩm độ chuồng nuôi như

- Khi thức ăn chứa nhiều muối (trên 1%) và nhiều xơ, gà uống nước nhiều, nhu
động ruột tăng gây phân lỏng.
- Nhiệt độ chuồng nuôi thấp, ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm khả năng bốc
hơi nước từ phân và chất độn chuồng.
- Khi thức ăn có chứa nhiều nước, thức ăn hư hỏng hoặc nước uống chất lượng
kém gây tiêu chảy.
- Gà nuôi lồng thải phân ướt hơn gà nuôi nền.
Ẩm độ cao sẽ là điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây bệnh
như cầu trùng, tiêu chảy (E.Coli), đồng thời sinh khí độc như amoniac, sulfur gây tình
trạng kém vệ sinh trong chuồng nuôi, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của gia
cầm (Lâm Minh Thuận, 2004).

8


2.5.3. Ánh sáng
Thị giác của gà rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng
tác động mạnh lên quá trình hoạt động của hệ nội tiết, từ đó tác động tới quá trình sinh
trưởng phát dục.
Chế độ chiếu sáng phải nghiêm ngặt tuân thủ nguyên tắc sau
- Tuyệt đối không tăng thời gian và cường độ chiếu sáng cho gà đang sinh
trưởng.
- Tuyệt đối không giảm thời gian và cường độ chiếu sáng cho gà đang đẻ trứng.
Trong một và hai tuần lễ đầu mặc dù phải tiêu tốn thức ăn vẫn nên chiếu sáng
20 giờ một ngày để đảm bảo cho sự phát triển ban đầu nhanh chóng của gà. Bắt đầu từ
tuần lễ thứ ba thời gian chiếu sáng giảm đi 2 giờ mỗi tuần cho tới tuần lễ thứ 5.
2.5.4. Mật độ là một yếu tố quan trọng để nuôi đạt kết quả. Ước vọng sử dụng
tối đa diện tích chuồng bằng cách nuôi thật dầy thường gắn liền với nhiều rủi ro.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn tốt nhất về mật độ phụ thuộc vào các điều kiện nuôi và
được tính như sau

Phương thức nuôi

Tuần tuổi

Số lượng gà con/1m2
nền chuồng

Nuôi trong lồng

Nuôi trên lớp độn chuồng

1-2

80 – 100

3-4

50 – 70

5-6

20 – 30

7-8

15

1-4

20


5-8

10

(Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nguyễn Chí Bảo
dịch, 1978)
2.5.5. Nước uống
Nước uống phải sạch, chất lượng tốt và được cung cấp thường xuyên, nước
uống gà mát sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn.
Yêu cầu một ngày đêm về nước uống được thống kê theo số liệu sau đây (tính
theo lít cho 100 gà):
- Lứa tuổi từ 1 - 2 tuần tuổi: 31 lít
9


- Lứa tuổi từ 3 - 5 tuần tuổi: 61 lít
- Lứa tuổi từ 6 - 8 tuần tuổi: 120 lít
(Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978).
2.6. Giới thiệu về một số đặc điểm của gà Tàu Vàng
Là giống gà nuôi nhiều ở miền Nam với thân hình to nhưng không thô.
Gà trống: to con nhưng hiền, lông vàng nhạt và mọc lông chậm hơn so với gà
Ta Vàng, hơi trụi, đuôi cụt, cong và sắc xanh biếc pha lẫn màu đen. Đầu to, mồng đơn,
mỏ màu nâu sậm, chân vàng ửng hồng, cựa lớn. Trọng lượng 1 năm tuổi nặng 2,8 - 3,0
kg.
Gà mái: thân hình vuông vức, lông màu vàng nhạt hoặc vàng sậm, mồng đơn
nhỏ, đầu nhỏ thanh, chân vàng, thấp, có thể có lông. Gà mái đẻ sai, khoảng 100
trứng/năm, trọng lượng trứng từ 35 - 45 gam, ấp trứng và nuôi con giỏi.
Gà con mau lớn, lông mọc chậm và ít, gà giò 5 tháng tuổi nặng khoảng 1,6 - 1,8
kg, thịt thơm ngon.

Ngoài ra còn có một số nhóm gà với số lượng ít, rãi rác ở từng địa phương như
gà Văn Phú (Vĩnh Phú) có sắc lông đen, hình dáng cân đối, ngực rộng, trọng lượng 2
năm tuổi đạt 3 kg.
2.7. Phương thức nuôi gà bán công nghiệp
Do đất vườn ở nông thôn ngày càng ít đồng thời các giống gà kiêm dụng đã
được cải thiện cho phương thức nuôi gà với mục đích sản xuất hàng hóa nên phương
thức kết hợp vừa nuôi nhốt vừa thả vườn trong giới hạn nhất định là có hiệu quả. Thức
ăn cung cấp cho gà từ 70 - 100% nhu cầu dinh dưỡng tùy theo diện tích vườn rộng
hay hẹp, trong vườn có nhiều thức ăn tự nhiên, rau cỏ hay không.
Ưu điểm: hạn chế thất thoát trứng và gà, gà có khoảng vườn để vận động dưới
ánh nắng, có thể tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên để tiết kiệm lượng thức ăn cho gà,
bên cạnh đó hiện nay bệnh cúm gia cầm đang bùng nổ nên việc nuôi có rào giúp kiểm
soát dễ dàng hơn sự lây lan dịch bệnh.
Nhược điểm: Tiêu tốn thức ăn cao do không tận dụng được thức ăn tự nhiên
như cỏ, giun, dế và các khoáng trong đất, thịt không săn chắc như gà thả vườn.
(Lâm Minh Thuận, 2004).

10


2.8. Một số kết quả nghiên cứu về năng suất của giống gà Tàu Vàng
1. Trần Văn Tịnh (1997) khảo sát một số chỉ tiêu về sinh lý, sinh trưởng và sinh
sản của giống gà Tàu một số tỉnh nam bộ. Kết quả: trọng lượng bình quân của gà Tàu
Vàng ở 14 tuần tuổi đạt 1,522 kg ở con trống và 1,200 kg ở con mái. Mức tiêu tốn thức
ăn bình quân là 3,16 - 3,45 kg cho một kg tăng trọng. Sinh trưởng tuyệt đối ở 14 tuần
tuổi đạt 302,4 g/con ở gà trống và 215,4 g/con ở gà mái.
2. Trần Văn Thái (2002) khảo sát sức sản xuất của gà Tàu Vàng thuộc hai nhóm
Đồng Nai và Tân Uyên. Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân ở thời điểm 10 tuần
tuổi của con trống là 1287,5 g và của con mái là 946,40 g đối với nhóm gà Đồng Nai,
đối với nhóm gà Tân Uyên có kết quả là 1243,7 g/con ở gà trống và 893,80 g/con ở gà

mái. Mức tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng của nhóm gà Đồng Nai và Tân Uyên
có giá trị lần lượt ở con trống là 2,84 – 2,86 kg thức ăn/kg tăng trọng, ở con mái là
3,47 – 3,48 kg thức ăn/kg tăng trọng.
3. Nguyễn Văn Thưởng (1999) những điều cần biết về chăn nuôi gà nội. Kết quả
cho thấy ở gà Tàu Vàng nam bộ đối với con trống nuôi 3 tháng tuổi trọng lượng bình
quân đạt 1,70 - 1,80 kg ở con trống và 1,30 - 1,50 kg ở con mái .
4. Lê Viết Thế (1999) khảo sát sức sản xuất và sức sống của gà Tàu Vàng thế hệ 2
và thế hệ 3. Kết quả cho thấy tăng trọng tích lũy bình quân ở giai đoạn 12 tuần tuổi của
các nhóm gà có nguồn gốc từ Thủ Thừa, Bến Lức và Tân Uyên đạt được từ 1227,50 –
1382,50 g. Tăng trọng tuyệt đối bình quân từ 14,23 – 16,11 g/con/ngày. Mức tiêu tốn
thức ăn cho một kg tăng trọng ở giai đoạn từ 0 – 12 tuần tuổi từ 2,90 – 3,58
g/con/ngày.
5. Chế Minh Tùng (1996) khảo sát sức sản xuất và sức sống của gà Tàu Vàng. Kết
quả cho thấy trọng lượng bình quân ở 12 tuần tuổi đạt 1,100 – 1,192 kg. Tăng trọng
tuyệt đối bình quân của 12 tuần tuổi là 12,28 - 13,52 g/con/ngày. Tiêu thụ thức ăn
hàng ngày bình quân của 12 tuần tuổi là 32,83 - 34,07 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn
cho một kg tăng trọng bình quân là 2,87 – 3,64 kg thức ăn/kg tăng trọng.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 26/04/2008 đến ngày
01/08/2008.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện trại gà chú Mai Xuân Tường, ấp 30/04,
xã An Linh , huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Gồm 120 gà Tàu Vàng được chia làm hai giai đoạn

Giai đoạn 1: Từ 0 – 4 tuần tuổi chia làm 3 lô theo màu lông.
Giai đoạn 2: Từ 5 – 14 tuần tuổi chia làm 6 lô theo màu lông và thức ăn thí
nghiệm.
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Giai đoan 1: thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố
trên 120 gà con chia làm 3 lô thí nghiệm tương ứng với 3 màu lông
Lô I gà có lông đen
Lô II gà có lông vàng
Lô III gà có lông sọc
Giai đoạn 2: thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố
trên 120 con gà chia làm 6 lô thí nghiệm tương ứng với 3 màu lông và 2 loại thức ăn
như sau
Lô IA: gà có lông đen cho ăn thức ăn A
Lô IB: gà có lông đen cho ăn thức ăn B
Lô IIA: gà có lông vàng cho ăn thức ăn A
Lô IIB: gà có lông vàng cho ăn thức ăn B
Lô IIIA: gà có lông trắng cho ăn thức ăn A
Lô IIIB: gà có lông trắngcho ăn thức ăn B
12


Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thức ăn thí nghiệm
Màu lông

Giai đoạn
1 (0 - 4 tuần)
2 (5 - 14 tuần)

Đen


Vàng

Sọc

n = 40

n = 40

N = 40

n = 20

n = 20

n = 20

n = 20

n = 20

n = 20

Thức ăn

Thức ăn

Thức ăn

Thức ăn


Thức ăn

Thức ăn

A

B

A

B

A

B

Chú thích
A: thức ăn tự trộn của chúng tôi.
B: thức ăn tự trộn của trại (bao gồm bắp và thức ăn đậm đặc)
3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.4.1. Thức ăn
+ Trong giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi: cả 3 lô đều dùng thức ăn hỗn hợp cho gà thả
vườn trong giai đoạn từ 1 - 42 ngày tuổi.
+ Trong giai đoạn từ 5 - 14 tuần tuổi: mỗi nhóm màu lông được chia làm 2 lô

13


- Một lô sử dụng thức ăn tự trộn của chúng tôi (thức ăn A) với công thức qua
bảng sau

Bảng 3.2: Khẩu phần thức ăn A cho gà thí nghiệm qua các giai đoạn
Thực liệu (%)

5 - 8 tuần

9 - 14 tuần

Bắp

40

59,35

Khoai mì

14,02

9,97

Cám gạo

12,65

2

Thức ăn đậm đặc

9,14

10,86


Bột cá

6

5

Khô dầu đậu nành

15,44

9,59

Bột sò

0,50

0,00

DCP

2

2,84

Premix

0,25

0,25


Methionin

0,00

0,03

Lysin

0,00

0,10

Tổng

100

100

Bảng 3.3:Thành phần dinh dưỡng ước tính của khẩu phần thức ăn A
Chỉ tiêu

5 - 8 tuần

9 - 14 tuần

2894,70

2995,70


Protein thô (%)

18,65

16,49

Ca (%)

1,30

1,57

P (%)

0,76

0,78

NaCl (%)

0,33

0,31

Lysin (%)

1,05

0,98


Methionin (%)

0,39

0,39

Năng lượng trao đổi
(kcal/kg)

14


-Một lô còn lại sử dụng ăn thức ăn tự trộn của trại (thức ăn B) với công thức
sau
Bảng 3.4: Khẩu phần thức ăn B cho gà thí nghiệm qua các giai đoạn
Thực liệu (%)

5 - 8 tuần

9 - 10 tuần

11 - 14 tuần

Bắp

65

70

80


Thức ăn đậm đặc

35

30

20

Tổng

100

100

100

(Thức ăn đậm đặc dùng cho gà từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng)
Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng ước tính của khẩu phần thức ăn B
Chỉ tiêu

5 – 8 tuần

9 - 10 tuần

11 - 14 tuần

3014,90

3062,20


3156,80

Protein thô (%)

18,89

17,42

14,48

Ca (%)

0,89

0,76

0,52

P (%)

0,19

0,18

0,15

NaCl (%)

0,36


0,31

0,21

Lysin (%)

0,97

0,87

0,67

Methionin (%)

0,49

0,44

0,35

Năng lượng trao đổi
(kcal/kg)

Bảng 3.6: Chế độ dinh dưỡng của gà chăn thả nuôi thịt
Chỉ tiêu

5 - 8 tuần

9 tuần – Xuất chuồng


Năng lượng (kcal/kg)

2850

2900 – 3000

Protein thô (%)

18

16

Canxi (%)

1,19

1,18

Phospho (%)

0,76

0,78

NaCl (%)

0,33

0,31


Lysin (%)

1,05

0,97

Methionin (%)

0,39

0,38

(Viện chăn nuôi - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương).

15


×