Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ BỆNH VIÊM VÚ TIỀM ẨN TRÊN BÒ SỮA TẠI KHU VỰC HUYỆN LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.75 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ
BỆNH VIÊM VÚ TIỀM ẨN TRÊN BÒ SỮA TẠI
KHU VỰC HUYỆN LONG THÀNH

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ THẮM
Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2002 - 2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ BỆNH VIÊM VÚ
TIỀM ẨN TRÊN BÒ SỮA TẠI KHU VỰC HUYỆN LONG THÀNH

Tác giả

NGUYỄN THỊ THẮM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y



Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ PHO
ThS. PHẠM HỒ HẢI

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM ƠN
• Gởi đến cha mẹ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đã sinh thành, nuôi dưỡng
chăm sóc cho con khôn lớn và là chỗ dựa vững chắc cho con trong những năm tháng
cắp sách đến trường để con có được ngày hôm nay.
• Chân thành cám ơn
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã tận tình và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường
• Chân thành cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Như Pho và ThS. Phạm Hồ Hải đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quí báu trong suốt
thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này.
• Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Bò Sữa Đồng Nai và các
anh chị em công nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Nguyễn Thị Thắm

ii



TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đến năng
suất, chất lượng sữa và bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa tại khu vực huyện Long
Thành” được thực hiện từ 02/04/2007 – 02/08/2007.
Qua khảo sát 55 bò sữa đang cho sữa được chọn một cách ngẫu nhiên tại trại và 7
hộ chăn nuôi gia đình thuộc Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai, chúng tôi đã thu được
kết quả như sau :
- Năng suất sữa bình quân/ngày (kg/con/ngày)
Trại: 1/2 HF là 10,9; 3/4 HF là 10,1; 7/8 HF là 9,8 và >7/8 HF là 8,2.
Hộ gia đình:1/2 HF là 11,5; 3/4 HF là 12,7; 7/8 HF là 9,9 và >7/8 HF là 10,4.
Sự khác biệt giữa trại và hộ gia đình không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
Trại: 1/2 HF là 3.597 kg, 3/4 HF là 3.490 kg và 7/8 HF là 3.067 kg.
Hộ gia đình: 1/2 HF là 3.695 kg, 3/4 HF là 3.630 kg và 7/8 HF 3.516 kg.
Sự khác biệt giữa trại và hộ gia đình có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
- Một số chỉ tiêu chất lượng sữa như tỷ trọng, tỉ lệ béo, tỉ lệ vật chất khô không béo
và tỉ lệ protein giữa trại và hộ gia đình khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05).
- Bệnh viêm vú tiềm ẩn
Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn: trại là 46,81% và hộ gia đình là 23,08%.
Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn: trại là 24,32% và hộ gia đình là 5,88%.
Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn vào mùa khô là 24,53% và mùa mưa là 45,65%.
- Kết quả phân lập vi khuẩn chủ yếu trong 10 mẫu sữa viêm là Staphylococcus spp.
(80%), Enterobacter aerogenes (10%), Staphylococcus spp. + Streptococcus spp.
(10%).
- Staphylococcus spp. và Enterobacter aerogenes nhạy cảm với kháng sinh
doxycyclin, norfloxacin và neomycin.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt khoá luận

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình và biểu đồ

x


Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

2.1. TUYẾN VÚ

3

2.1.1. Cấu tạo tuyến vú


3

2.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của tuyến vú

4

2.1.3. Sự hình thành sữa

4

2.1.4. Cơ chế tiết sữa

5

2.2. NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA
2.2.1. Thành phần cấu tạo của sữa

5
5

2.2.1.1. Nước

6

2.2.1.2. Vật chất khô

6

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa
2.3. BỆNH VIÊM VÚ


7
11

2.3.1. Viêm vú tiềm ẩn

11

2.3.2. Nhiễm trùng và cơ chế sinh bệnh

11

2.3.3. Sự thay đổi trong thành phần sữa của bò bị viêm vú

12

2.4. VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
iv

13


2.4.1. Vị trí địa lý

13

2.4.2. Điều kiện tự nhiên

13


2.4.2.1. Khí hậu

13

2.4.2.2. Địa hình

14

2.4.2.3. Sông ngòi

14

2.4.3. Sơ nét về Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai

14

2.5. TÓM LƯỢC MỘT VÀI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH
VIÊM VÚ TIỀM ẨN

15

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

17

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH

17

3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT


17

3.3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM

17

3.4. NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

18

3.5. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

19

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TỔNG QUÁT TẠI TRẠI VÀ MỘT SỐ HỘ CHĂN
NUÔI GIA ĐÌNH

21

4.1.1. Cơ cấu đàn

21

4.1.2. Cơ cấu giống


22

4.1.3. Sự phân bố lứa đẻ

23

4.1.4. Sự phân bố tháng cho sữa

23

4.1.5. Phương thức chăn nuôi

24

4.1.6. Điều kiện vệ sinh

24

4.1.7. Cấu trúc chuồng trại

25

4.1.8. Tiểu khí hậu chuồng nuôi

26

4.1.9. Thức ăn

27


4.1.10. Phương thức vắt sữa

28

4.1.11. Công tác thú y

29

4.2. KẾT QUẢ NĂNG SUẤT SỮA

30

4.2.1. Năng suất sữa bình quân/ngày

30

4.2.2. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày

31
v


4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SỮA TRÊN
ĐÀN BÒ KHẢO SÁT

32

4.3.1. Tỷ trọng sữa

32


4.3.2. Tỷ lệ béo sữa

32

4.3.3. Tỷ lệ protein sữa

33

4.3.4. Tỷ lệ vật chất khô không béo

34

4.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ TIỀM ẨN

34

4.4.1. Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn

34

4.4.2. Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn

35

4.4.3. Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn theo mùa

36

4.4.4. Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn theo nhóm máu lai


37

4.4.5. Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn ở các mức độ

38

4.4.6. Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo lứa đẻ

39

4.4.7. Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo tháng cho sữa

39

4.4.8. Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo mùa

40

4.5. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ

41

4.5.1. Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu sữa

41

4.5.2. Kết quả thử kháng sinh đồ

42


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

5.1. KẾT LUẬN

47

5.2. ĐỀ NGHỊ

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HF

: Holstein Fresian

THI

: Temperature Humididy Index


SNF

: Solid Not Fat

CMT

: California Mastitis Test

ctv

: cộng tác viên

VCK

: Vật chất khô

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần của sữa bò

6


Bảng 2.2: Thành phần sữa của 3 giống bò

7

Bảng 2.3: So sánh thành phần của sữa đầu và sữa thường

9

Bảng 2.4: Mối liên hệ giữa thời gian cạn sữa và sản lượng sữa trong chu kỳ sau

9

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của tình trạng viêm vú đến thành phần của sữa

12

Bảng 2.6: Mối liên hệ giữa số lượng tế bào thân thể với tổn thất sản lượng sữa

13

Bảng 3.1: Số bò khảo sát

17

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn bò khảo sát

21

Bảng 4.2: Cơ cấu giống của đàn bò khảo sát


22

Bảng 4.3: Sự phân bố lứa đẻ của đàn bò khảo sát

23

Bảng 4.4: Sự phân bố tháng cho sữa

23

Bảng 4.5 : Phương thức chăn nuôi

24

Bảng 4.6: Cấu trúc chuồng trại

25

Bảng 4.7: Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ, THI giữa chuồng nuôi với môi trường tại
các thời điểm trong ngày vào mùa khô

26

Bảng 4.8: Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ, THI giữa chuồng nuôi với môi trường tại
các thời điểm trong ngày vào mùa mưa.

26

Bảng 4.9: Mối liên quan giữa chỉ số THI với mức độ stress và sức sản xuất của bò
sữa


27

Bảng 4.10: Khẩu phần ăn bình quân cho bò vắt sữa

27

Bảng 4.11: Cách vắt sữa

28

Bảng 4.12: Năng suất sữa bình quân/ngày của đàn bò khảo sát

30

Bảng 4.13: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò khảo sát

31

Bảng 4.14: Tỷ trọng sữa ở các nhóm máu lai

32

Bảng 4.15: Tỷ lệ béo sữa ở các nhóm máu lai

32

Bảng 4.16: Tỷ lệ protein sữa ở các nhóm máu lai

33


Bảng 4.17: Tỷ lệ vật chất khô không béo ở các nhóm máu lai

34

Bảng 4.18: Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn

34
viii


Bảng 4.19: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn

35

Bảng 4.20: Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn theo mùa

36

Bảng 4.21: Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn theo nhóm máu lai

37

Bảng 4.22: Tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn ở các mức độ

38

Bảng 4.23: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo lứa đẻ

39


Bảng 4.24: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo tháng cho sữa

39

Bảng 4.25: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo mùa

40

Bảng 4.26: Tỉ lệ phân lập vi khuẩn từ mẫu sữa của bò bị viêm vú tiềm ẩn

41

Bảng 4.27: Kết quả kháng sinh đồ đối với Staphylococcus spp

42

Bảng 4.28: Kết quả kháng sinh đồ đối với Streptococcus spp

44

Bảng 4.29: Kết quả kháng sinh đồ đối với Enterobacter aerogenes

45

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang

Hình 2.1: Cấu tạo của tuyến vú

3

Biểu đồ 4.1: Năng suất sữa bình quân/ngày

30

Biểu đồ 4.2: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày

31

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ béo sữa

32

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ protein sữa

33

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ vật chất khô không béo

34

Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn

35

Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn


36

Biểu đồ 4.8: Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn theo mùa

37

Biểu đồ 4.9: Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn theo nhóm máu lai

37

Biểu đồ 4.10: Tỉ lệ vú viêm vú tiềm ẩn ở các mức độ

38

Biểu đồ 4.11: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo lứa đẻ

39

Biểu đồ 4.12 Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo tháng cho sữa

40

Biểu đồ 4.13: Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn theo mùa

41

x


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đời
sống người dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng, ngành
chăn nuôi bò sữa vì thế cũng tăng nhanh cả về qui mô lẫn năng suất và chất lượng.
Theo định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2010 nước ta sẽ có 200.000 con bò sữa
nhằm tăng nguồn sữa cung cấp, giảm bớt nguyên liệu sữa nhập từ nước ngoài. Đồng
thời việc chủ trương phát triển đàn bò sữa còn góp phần tạo công ăn việc làm, nâng
cao cuộc sống gia đình, ổn định phần nào kinh tế địa phương.
Xuất phát từ những lợi ích đó, chúng ta đã lai tạo được một số giống bò sữa
ngoại nhập với bò nội, đã áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới trong nuôi dưỡng nâng cao
chất lượng đàn bò sữa và sản lượng sữa nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy
nhiên, điều kiện môi trường khí hậu nóng ẩm đã gây nhiều trở ngại cho công tác quản
lý, nuôi dưỡng và chăm sóc làm ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý, sức khỏe, sức sản
xuất của bò, từ đó làm giảm sản lượng và chất lượng sữa trong mỗi chu kỳ cho sữa.
Bên cạnh đó, điều kiện môi trường sống bất lợi đã làm giảm sức đề kháng và là cơ hội
cho mầm bệnh phát triển, trong đó viêm vú là một trong những bệnh khá phổ biến làm
giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa, chu kỳ cho sữa ngắn lại, từ đó làm gia tăng tỉ lệ
loại thải trên đàn bò. Bệnh viêm vú trên bò sữa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng vì sữa của những thú bệnh có thể là nguyên nhân truyền lây các vi khuẩn có
hại cho nguời như: Brucella abortus và Leptospira (gây sẩy thai), Staphylococcus
aureus và Streptococcus spp (gây ngộ độc), Pseudomonas, vi trùng lao,…. Bò bị viêm
vú tiềm ẩn gây thiệt hại một cách thầm lặng và đáng kể cho nhà chăn nuôi vì tỉ lệ bệnh
cao, thời gian mắc bệnh kéo dài và chỉ thông qua chẩn đoán phi lâm sàng mới phát
hiện được bệnh.
Từ những yêu cầu thực tế đã nêu trên, được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược,
Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự
1



hướng dẫn của TS. Nguyễn Như Pho chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đến năng suất, chất lượng sữa và
bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa tại khu vực huyện Long Thành”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đề xuất biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sữa
bò và khống chế bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa tại khu vực huyện Long Thành.
1.2.2 Yêu cầu
- Khảo sát tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn bò sữa nuôi ở trại và các hộ chăn
nuôi gia đình.
- Khảo sát và so sánh năng suất, chất lượng sữa trên đàn bò sữa nuôi ở trại và các
hộ chăn nuôi gia đình.
- Khảo sát và so sánh tỉ lệ bệnh viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò sữa nuôi ở trại và các
hộ chăn nuôi gia đình.

2


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. TUYẾN VÚ
2.1.1. Cấu tạo tuyến vú

A- Động mạch vú

E- Ống dẫn sữa

I- Kênh thoát sữa


B- Tĩnh mạch vú

F- Bể sữa

J- Cơ điều khiển thoát sữa

C- Hạch bạch huyết

G- Mô liên kết có ngấm mỡ K- Lỗ thoát sữa ở đầu vú

D- Nang tuyến sữa

H- Da
Hình 2.1: Cấu tạo của tuyến vú
(Nguồn: Võ Văn Ninh, 1994)

Tuyến vú là loại tuyến mồ hôi được biến đổi để thích ứng với chức năng tạo ra
sữa. Tuyến này chỉ phát triển ở thú cái dưới ảnh hưởng của hormon sinh sản.
Cấu tạo cơ bản của tuyến vú gồm 2 phần: bao tuyến và hệ thống ống dẫn
Bao tuyến là nơi sinh sữa được cấu tạo từ tế bào biểu mô, mỗi bao tuyến giống
như một cái túi nhỏ thông với ống dẫn sữa.
Ống dẫn sữa khởi đầu bằng ống dẫn nhỏ thông vào xoang bao tuyến, nhiều ống
dẫn nhỏ tập hợp lại đổ vào ống dẫn trung bình rồi đổ vào ống dẫn lớn để đổ vào bể
sữa.
Bể sữa là một xoang rộng, nó thông với ống dẫn để đưa sữa ra ngoài.

3


2.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của tuyến vú

Giai đoạn thú còn non: thời kì phôi thai đã có những túi tuyến vú nằm dưới lớp
biểu bì (mào tuyến vú). Sau khi thú được sinh ra, các mào này phát triển dưới tác dụng
của estrogen, hệ thống ống dẫn ít phân nhánh trong thời kỳ tăng trưởng.
Giai đoạn phát triển và thành thục sinh dục: mô liên kết và mô mỡ phát triển
chiếm ưu thế hơn mô tuyến, bầu vú tăng thể tích.
Khi thành thục về tính: hệ thống ống dẫn sữa bắt đầu phát triển mạnh, bao
tuyến chưa phát triển.
Giai đoạn mang thai: hệ thống ống dẫn sữa phát triển nhanh, tăng dần về số
lượng ống dẫn, bao tuyến bắt đầu được hình thành, mô tuyến thay dần cho mô liên kết
và mô mỡ chiếm ưu thế. Cuối kỳ mang thai tuyến vú đã xuất hiện hoạt động tiết sữa.
Tuyến vú phát triển hoàn thiện nhất ở giai đoạn tiết sữa.
Giai đoạn cạn sữa: bao tuyến bắt đầu co dần lại, các mô cũng thay đổi và sản
lượng sữa giảm dần, thể tích bầu vú nhỏ lại, mô tuyến thoái hóa và ngưng tiết sữa. Giai
đoạn này bệnh viêm vú thường hay xảy ra.
2.1.3. Sự hình thành sữa
Sữa được tạo ra từ các thành phần dinh dưỡng trong máu, trung bình cần 400 500 lít máu chu chuyển qua tuyến vú để tạo một lít sữa.
Việc tạo sữa là một quá trình sinh học phức tạp xảy ra ở tế bào tuyến để chọn
lọc những chất từ huyết tương đưa vào tuyến vú và tổng hợp nên những thành phần
đặc trưng của sữa. Tuy nhiên, khi phân tích thành phần của sữa và huyết tương người
ta thấy sữa có nhiều chất mà huyết tương không có như casein, lactose và mỡ sữa.
Casein được tổng hợp ở ty thể của tế bào tuyến từ các acid amin của huyết
tương chuyển vào.
Lactose được hình thành từ glucose và galactose. Ở một giai đoạn nào đó trong
tế bào tuyến một phần glucose đã chuyển thành galactose, galactose kết hợp với
glucose để tạo ra lactose.
Mỡ sữa được tổng hợp từ các acid béo mạch ngắn (4 - 8C) chiếm 30%, chúng
được hình thành trong dạ cỏ rồi chuyển trực tiếp vào tuyến vú để hình thành mỡ sữa.
Sự điều tiết sinh sữa được điều khiển bằng hai phương thức thần kinh và thể
dịch. Khi cho bê bú và vắt sữa gây kích thích các dây thần kinh trong nhũ tuyến đặc
4



biệt ở đầu núm vú, hưng phấn truyền về tủy sống đến vùng hành tủy và vùng dưới đồi,
xung động truyền đi theo 3 hướng:
+ Lên vỏ não theo thần kinh giao cảm đến tuyến vú làm tăng lượng máu nhằm
cung cấp nguyên liệu tạo sữa.
+ Đến thùy sau tuyến yên để giải phóng oxytocin gây co bóp bao tuyến đẩy sữa
vào ống dẫn sữa và bể sữa.
+ Thông qua vùng dưới đồi của thùy trước tuyến yên tiết ra các yếu tố giải
phóng các hormon như:
FSH (follicle stimulating hormone): kích thích tế bào hạt tiết estrogen để kích
thích phát triển ống dẫn sữa.
LH (luteinizing hormone): kích thích thể vàng tiết progesteron để kích thích
phát triển các tổ chức túi tuyến của tuyến vú.
STH (somatotrophin hormone): kích thích sự tạo sữa thông qua việc tăng cường
trao đổi đường và protein
Prolactin: kích thích phát triển, khơi mào và duy trì tiết sữa
ACTH (adenocorticotropic hormone): kích thích tuyến thượng thận (vùng vỏ)
tiết corticoid thúc đẩy và duy trì chức năng tiết sữa.
TSH (thyroid stimulating hormone): kích thích tuyến giáp tiết thyroxin làm tăng
lượng sữa và mỡ sữa.
2.1.4. Cơ chế tiết sữa
Quá trình tiết sữa chịu sự điều hòa bởi 2 cơ chế thần kinh và thể dịch.
Sữa sau khi hình thành, tích đầy trong bao tuyến và ống dẫn sữa, dưới tác nhân
kích thích của động tác bú sữa và vắt sữa, truyền xung động lên vùng dưới đồi kích
thích thùy trước tuyến yên tiết hormon oxytocin, làm co bóp cơ trơn ống dẫn sữa để
đẩy sữa vào bể sữa, áp lực trong bể sữa tăng lên tới khi nào vượt quá sự chịu đựng của
cơ vòng đầu vú thì sữa được thải ra ngoài. Trong suốt thời gian tiết sữa, áp lực trong
bể sữa duy trì ở mức cao 35 - 40 mmHg.
2.2. NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA

2.2.1. Thành phần cấu tạo của sữa
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Lê Thanh Hiền (2004), sữa là chất tiết từ tuyến vú
của một hay nhiều con bò khỏe mạnh và không chứa sữa đầu.
5


Thành phần của sữa
Thành phần của sữa chủ yếu là nước (87,1%), còn lại gọi là vật chất khô:
đường, mỡ, đạm, khoáng chất,….Các thành phần này có nguồn gốc từ sự tiêu hóa thức
ăn, một số do sự tổng hợp của các tế bào tiết của tiểu nang.
Bảng 2.1: Thành phần của sữa bò
Thành phần

Tỉ lệ (%)

Nước

87,1

Vật chất khô

12,9

Đường

4,6

Béo, mỡ

4


Đạm

3,25

Khoáng

0,7

Acid hữu cơ

0,17

Chất khác

0,15

(Nguồn: Nguyễn Văn Thành, 2004)
2.2.1.1. Nước
Nước chiếm một tỉ lệ lớn (87 - 88%) và chủ yếu ở dạng tự do. Nước là môi
trường cho các phản ứng sinh hóa và vận chuyển những phân tử trong sữa.
2.2.1.2. Vật chất khô
Vật chất khô bao gồm:
Chất béo
Béo trong sữa bò gồm các acid béo mạch ngắn (C4 - C8) chiếm 33 - 36%. Hầu
hết béo ở dạng giọt nhỏ được bảo vệ bởi một lớp màng phospholipid-protein giúp
chúng không liên kết với nhau. Kích thước hạt béo từ 2 - 3 m (20 - 50 tỉ hạt/1ml sữa).
Carbohydrat
Lactose là loại đường quan trọng của sữa. Ở sữa bò, lactose chiếm 4,7% và ở
dạng dung dịch. Ngoài ra, trong sữa còn chứa một số carbohydrat khác như:

monosaccharide, disaccharide, galactose, oligosaccharide.
Hợp chất Nitrogen trong sữa
Các hợp chất này khoảng 3,4% bao gồm: 3,3% protein và 0,1% phi protein.

6


Protein sữa gồm casein (78%), albumin (15%), globulin (2%), các protein màng
(5%).
Các chất chứa nitrogen phi protein gồm các acid amin tự do, acid uric,
nucleotic, creatin…chiếm khoảng 60 mg%.
Enzym
Sữa chứa khoảng 44 enzym, các enzym chính có mặt tự nhiên trong sữa gồm
catalase, lipase, amylase, lysozym.
Chất khoáng
Trong sữa chứa nhiều khoáng chất như: Ca, P, Cl, K, Na với hàm lượng lớn;
Mg, Fe,…với hàm lượng nhỏ hơn; Cu, Al, Zn, Mn, Si với lượng cực nhỏ, chúng tồn tại
ở dạng tự do hay kết hợp (KCl, MgCl2, Ca, Na, P…).
Vitamin
Sữa rất giàu vitamin, các vitamin này có nguồn gốc từ thức ăn và sự tổng hợp
của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ sau đó được đưa vào máu và tuyến sữa.
Các chất khí
Hòa tan khoảng 57 - 87 ml/kg sữa gồm CO2 (55 - 73%), O2 (4 - 11%), N (23 32%). Điều kiện thiếu vệ sinh NH3 có thể xâm nhập vào.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa
2.2.2.1. Giống
Các giống bò khác nhau thường có sản lượng sữa khác nhau. Sự khác biệt rõ rệt
nhất giữa các giống là tỉ lệ mỡ sữa.
Bảng 2.2: Thành phần sữa của 3 giống bò
Vật chất khô


Béo

Casein

Lactose

Tro

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

Brown Swiss

12,69

3,80

2,63

4,80

0,72


Holstein

11,91

3,56

2,99

4,61

0,73

Jersey

14,15

5,06

3,02

4,70

0,77

Giống

(Nguồn: Châu Châu Hoàng, 2000)

7



2.2.2.2. Dinh dưỡng
- Khẩu phần kích thích nhiều sữa (ít thô, nhiều tinh) làm giảm tỉ lệ mỡ sữa, tăng
tỉ lệ SNF và ngược lại. Theo Đinh Văn Cải, Phùng Thị Lâm Dung và Phan Việt Thành
(2000), khi tăng thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của bò lai F1 Hà Lan từ 0,3 - 0,5 kg
cho một kg sữa thì năng suất sữa tăng từ 8,35 lên 9,34 kg. Đinh Văn Cải và ctv (1998)
cho rằng khi thức ăn tinh và thức ăn nhuyễn (xác mì, hèm bia) giảm từ 46% xuống còn
36% (theo vật chất khẩu phần) đã làm tăng chất béo trong sữa từ 3,15 lên 3,6%, năng
suất sữa thực tế giảm từ 13,33 kg xuống 13,17 kg.
- Khẩu phần dinh dưỡng thấp sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng sữa nhiều hơn là
chất lượng sữa. Theo Witt nếu cung cấp thức ăn giảm từ 3840 đơn vị thức ăn (cho một
chu kỳ tiết sữa) xuống còn 960 cho sản xuất sữa thì sản lượng sữa tương ứng giảm từ
8000 kg/năm xuống còn 2000 kg/năm/bò sữa (trích dẫn của Hoàng Văn Tiến, 1995).
Theo Lê Xuân Cương và cộng sự (1994), bò ăn rơm ủ urê làm tăng năng xuất sữa
nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa: ăn rơm ủ 2% urê tăng từ 5,19 lên 7,20
kg/con/ngày; ăn rơm ủ 4% urê tăng từ 5,23 lên 7,60 kg/con/ngày.
- Khẩu phần thiếu protein thì sản lượng sữa không đạt đến đỉnh cao rõ rệt
- Khẩu phần thiếu năng lượng thì sản lượng sữa giảm rất nhanh ngay sau khi đạt
đỉnh cao
2.2.2.3. Tuổi, tầm vóc và thể trạng lúc sinh
- Bò có tầm vóc lớn có khả năng sản xuất nhiều sữa hơn bò có tầm vóc nhỏ
- Sức sản xuất sữa có chiều hướng gia tăng theo tuổi, đạt đến đỉnh cao và sau đó
lại giảm dần.
- Khi tuổi bò tăng lên hoặc số lứa đẻ tăng lên thì tỉ lệ mỡ sữa, SNF (vật chất khô
không béo) giảm dần. Jenness (1974) cho rằng hàm lượng béo giảm khoảng 0,2%,
SNF giảm 0,4% qua 5 chu kỳ cho sữa (trích dẫn của Nguyễn Ngọc Tuân và Lê Thanh
Hiền, 2004).
- Bò mới sinh có thể trạng tốt thì lượng sữa lúc đỉnh cao nhiều hơn, duy trì lâu
hơn, tỉ lệ béo trong sữa cũng cao hơn.
2.2.2.4. Giai đoạn trong chu kì cho sữa và sự mang thai

- Ở mỗi chu kỳ, sự sản xuất sữa bắt đầu ở mức cao tăng dần rồi đạt đỉnh cao sau
6 - 10 tuần sau khi sinh sau đó giảm dần.
8


- Sau khi đạt đến đỉnh cao đối với bò không mang thai thì lượng sữa giảm từ từ
(mỗi tháng giảm 5% so với tháng trước), đối với bò mang thai thì lượng sữa giảm
nhanh sau tháng thứ 5 của thai kỳ đến tháng thứ 8 giảm rõ rệt và cạn sữa.
- Sữa tiết ngay sau khi sinh gọi là sữa đầu có thành phần rất khác với sữa
thường.
Bảng 2.3: So sánh thành phần của sữa đầu và sữa thường
Thành phần

Vắt lần 1

Vắt lần 2

Ngày thứ 2

Ngày thứ 3

Sữa thường

Chất khô (%)

23,9

17,9

14


13,6

12,9

Chất béo (%)

6,7

5,4

4,1

4,3

4,0

Chất đạm (%)

14

8,4

4,6

4,1

3,1

Lactose (%)


2,7

3,9

4,5

4,7

5,0

Vitamin A (g/100ml)

295

190

95

74

34

Kháng thể (%)

6,0

4,2

1,0


-

-

(Nguồn: Đinh văn Cải, 1997).
2.2.2.5. Độ dài của thời gian cạn sữa
- Thời gian cạn sữa ngắn sẽ cho sản lượng sữa thấp hơn trong kì kế tiếp.
- Thời gian cạn sữa quá dài sẽ kéo dài khoảng cách lứa đẻ làm giảm sản lượng
sữa cả đời.
Bảng 2.4: Mối liên hệ giữa thời gian cạn sữa và sản lượng sữa trong chu kỳ sau
Số ngày khô sữa

Sản lượng sữa chu kỳ sau

5 - 20

-585 kg

21 - 30

-285 kg

31 - 40

-71 kg

41 - 50

+86 kg


51 - 60

+135 kg

61 - 70

+142 kg

71 - 80

+72 kg

81 - 90

+29 kg

>90

-49 kg

(Nguồn : Châu Châu Hoàng, 2000)

9


2.2.2.6. Sự động dục
Sự động dục có thể làm giảm sản lượng sữa tạm thời và bò cao sản thường
chậm động dục lại sau khi sinh.
2.2.2.7. Kỹ thuật vắt sữa

- Vắt sữa không đúng kỹ thuật làm giảm sản lượng sữa. Theo Hoàng Văn Tiến
(1995), xoa bóp bầu vú đúng kỹ thuật và thời gian phù hợp đủ để gây hưng phấn tiết
sữa thì sẽ làm cho 70 - 90% sữa bao tuyến đi vào bể sữa, ngược lại nếu không xoa bóp
hoặc xoa bóp bầu vú chưa đủ để gây hưng phấn thì chỉ 10 - 15% sữa bao tuyến chuyển
tới bể sữa.
- Vắt sữa không kiệt thường chừa phần sữa có tỉ lệ béo cao trong bầu vú, do đó
tỉ lệ béo của lần vắt đó bị giảm.
- Khoảng cách của 2 lần vắt càng lâu thì lượng sữa tăng nhưng tỉ lệ béo thấp.
2.2.2.8. Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường cao làm giảm sản lượng sữa nhưng không thấy sự thay đổi
về thành phần của sữa. Nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa trong khoảng từ 4 - 21oC,
nhiệt độ môi trường tăng trên 26oC là cao đối với bò sữa. Người ta thấy rằng nếu nhiệt
độ tăng từ 26 - 41oC trong 6h liên tục thì bò ăn vào giảm 55% và sản lượng sữa giảm
tương ứng 50% (trích dẫn của Đinh Văn Cải và ctv, 1997).
2.2.2.9. Bệnh tật
Bất kỳ bệnh tật nào cũng đều làm giảm sản lượng sữa
Sữa từ vú viêm có hàm lượng Na, Cl, globulin, albumin cao nhưng hàm lượng
lactose, K, Ca, P, tỉ lệ béo và casein giảm thấp.
2.2.2.10. Thuốc
Kháng sinh và các loại thuốc khác dùng trong điều trị bệnh cho bò thường được
thải vào trong sữa do đó sữa từ những bò được điều trị bệnh phải được loại bỏ.
2.2.2.11. Việc xử lý sữa
Việc xử lý sữa sau khi vắt có thể ảnh hưởng đến thành phần của sữa khi kiểm tra.
Mẫu sữa lấy kiểm tra phải được lấy đúng cách mới có thể phản ứng trung thực.

10


2.3. BỆNH VIÊM VÚ
2.3.1. Viêm vú tiềm ẩn

Viêm vú tiềm ẩn là tình trạng không có triệu chứng của viêm nhưng xét nghiệm
sữa sẽ phát hiện sự nhiễm trùng bầu vú, sự gia tăng số lượng tế bào và cũng có sự thay
đổi tính chất của sữa.
2.3.2. Nhiễm trùng và cơ chế sinh bệnh
Sự nhiễm trùng của tuyến sữa hầu hết qua ống dẫn đầu núm vú, một phần do
vết thương và lệ thuộc một số yếu tố sau:
- Sự có mặt, nồng độ, tính gây bệnh và độc lực của vi khuẩn trong môi
trường bên ngoài.
- Trạng thái và tính chất của lỗ bầu vú và rãnh kênh đầu vú.
- Tình trạng và phản ứng của tuyến vú về mặt miễn dịch và tế bào. Sự
tổn thương lỗ đầu vú và ống dẫn cũng được suy nghĩ tới.
Vi khuẩn chính gây bệnh xâm nhập vào bầu vú có thể từ 1 hoặc 2 nguồn: đó là
vi khuẩn đường ruột (Escherichia coli và Coliforms) hoặc vi khuẩn từ trong bầu vú
bệnh của con khác (Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae) chúng được
truyền qua máy vắt sữa hoặc tay người vắt sữa (trích dẫn của Trần Thanh Xuân, 2004).
Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn sau khi xâm nhập qua lỗ đầu núm vú, chúng tự củng cố tại đó và
nhân lên. Sau đó vi khuẩn gây bệnh có khả năng xâm nhập vào tuyến sữa, có khả năng
dính với biểu mô tuyến sữa thích hợp và trở thành nhân tố gây độc.
Những tác nhân gây bệnh này lan truyền ra ngoài bầu vú theo sự lưu thông
của sữa. Sự xâm nhập vào tuyến sữa đã kích thích gây phản ứng và xuất hiện dấu hiệu
của viêm vú, có thể nhìn thấy sự thay đổi trong sữa và định tính thông qua sự tăng lên
của số lượng bạch cầu (trích dẫn của Trần Thanh Xuân, 2004).

11


2.3.3. Sự thay đổi trong thành phần sữa của bò bị viêm vú
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của tình trạng viêm vú đến thành phần của sữa
Thành phần


Sữa bình thường

Sữa viêm vú

Béo (%)

3,45

3,2

Lactose (%)

4,85

4,4

Tổng số casein (mg/ml)

27,9

22,5

Protein nhũ thanh

8,2

13,1

-lactoglobulin (mg/ml)


4 - 4,25

2,67 - 2,69

-lactalbumin (mg/ml)

1,03 - 1,22

0,58 - 0,65

Albumin huyết thanh máu (mg/ml)

0,24

0,65

Tổng số globulin miễn dịch (mg/ml)

1,33

8,8

Na (mg/100ml)

57

104,6

K (mg/100ml)


172,5

157,3

Cl (mg/100ml)

80 - 130

>250

6,65

6,9 - 7,0

Thành phần protein nhũ thanh

Ca tổng số (mg/100ml)
Pi (mg/100ml)
pH

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân và Lê Thanh Hiền, 2004)
2.3.4. Hậu quả của bệnh viêm vú tiềm ẩn
Bệnh viêm vú tiềm ẩn làm thay đổi thành phần của sữa và làm giảm sản lượng
sữa. Bệnh dạng này có thể chuyển thành dạng viêm vú cấp tính hoặc có thể tiến triển
thành dạng viêm vú mãn. Sữa từ những bò bị viêm vú không thể sử dụng mà phải loại
bỏ gây thiệt hại về kinh tế rất cao. Theo Nguyễn Như Pho (2004), một bò bị viêm vú
có thể gây thiệt hại đến 180 USD. Do đó bệnh viêm vú tiềm ẩn gây thiệt hại lớn nhất
cho ngành chăn nuôi bò sữa và người sản xuất sữa.


12


Bảng 2.6: Mối liên hệ giữa số lượng tế bào thân thể với tổn thất sản lượng sữa
Số lượng tế bào thân

Tỉ lệ tổn thất sản lượng sữa Lượng sữa tổn thất ở bò cái

thể/ml sữa

(%)

3.600 kg/chu kì

100.000

3

108

200.000

6

216

300.000

7


252

400.000

8

288

500.000

9

325

600.000

10

360

700.000

11

396

1.000.000

12


432

(Nguồn: )
2.4. VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
2.4.1. Vị trí địa lý
Huyện Long Thành nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp
thành phố Biên Hòa và huyện Thống Nhất; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và
huyện Nhơn Trạch; phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông giáp huyện
Long Khánh.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 538,33 km2 chiếm 9,18% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
2.4.2. Điều kiện tự nhiên
2.4.2.1. Khí hậu
Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với
những đặc trưng chính như nắng nhiều (trung bình khoảng 2600 - 2700 giờ/năm;
lượng mưa khá (trung bình 1800 - 2000 mm/năm) nhưng phân hóa rõ rệt theo mùa,
mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04
chiếm 10% tổng lượng mưa; lượng bốc hơi trung bình 1100 - 1300 mm/năm, trong đó
mùa khô thường gấp 2 - 3 lần mùa mưa tạo nên sự mất cân đối về độ ẩm nhất là trong
các tháng cuối mùa khô.

13


2.4.2.2. Địa hình
Huyện Long Thành nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ
lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc.
2.4.2.3. Sông ngòi
Trong phạm vi huyện Long Thành có một hệ thống sông lớn là hệ thống sông
Đồng Nai với các nhánh chính là sông Đồng Nai và sông Thị Vải. Tuy vậy, do hệ

thống thủy lợi và hệ thống cấp nước công nghiệp chưa phát triển nên khu vực chăn
nuôi bò sữa mà chúng tôi khảo sát hầu hết đều sử dụng nguồn nước ngầm với các
giếng khoan có độ sâu từ 35 - 75m.
2.4.2.4. Đất đai
Theo tài liệu đánh giá tài nguyên đất, Long Thành có 5 nhóm đất với 26 loại đất
khác nhau. Trong đó nhiều nhất là nhóm đất xám 32,87 ha chiếm tỉ lệ 61,08%; nhóm
đất đen 6,417 ha chiếm tỉ lệ 8,06%; đất đỏ 3,971 ha chiếm tỉ lệ 7,38%; đất Grey 3,929
ha chiếm tỉ lệ 7,30% còn lại là sông suối với diện tích 2,924 ha chiếm tỉ lệ 4,26%.
Nhìn chung Long Thành là huyện có tài nguyên đất khá đa dạng về chủng loại
nhưng khá nghèo về dinh dưỡng và một số yếu tố hạn chế như đất dễ bạc màu, đất
phân bố trên địa hình cao hạn chế mặt nước, nước ngầm chiếm tỉ lệ cao (trên 60% diện
tích).
2.4.3. Sơ nét về Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai
Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai là một doanh nghiệp nhà nước, tọa lạc tại
Km 14 - Quốc lộ 51 về hướng Vũng Tàu thuộc địa bàn xã Tam Phước, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai. Được thành lập vào tháng 04 năm 1977 với tên gọi là Trại Bò
sữa An Phước, đến tháng 01 năm 2006 chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Bò sữa Đồng Nai, trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai.
Nhiệm vụ của Công ty
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu con giống bò sữa, bò thịt và các loại gia
súc khác, các loại nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, các loại cỏ và cây trồng.
- Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh sữa tươi và các sản phẩm từ sữa.
- Kinh doanh thuốc, vật tư thú y và dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi gia súc.
- Sản xuất kinh doanh phân hữu cơ vi sinh.
14


×