BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*
VŨ THU DIỄM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG
SUẤT CHẤT LƯỢNG HOA CÁT TƯỜNG
(EUSTOMA GRANDIFLORUM) NHẬP NỘI
TẠI HÀ NỘI.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*
VŨ THU DIỄM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT CHẤT
LƯỢNG HOA CÁT TƯỜNG (EUSTOMA
GRANDIFLORUM) NHẬP NỘI TẠI HÀ NỘI
.
Chuyên ngành: Trồng Trọt
Mã số: 60.62.01
LuËn v¨n th¹c SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học
Pgs. TS. NGUYỄN THỊ KIM LÝ
HÀ NỘI – 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Lý đã tận tình hướng dẫn để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ bộ
môn Đột biến – Ưu thế lai Viện Di truyền nông nghiệp đã tạo điều kiện về thời
gian nghiên cứu, phương tiện vật chất và kỹ thuật để tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy các cô Ban sau đại học – Viện
khoa học nông nghiệp Việt Nam và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình cô Phương đội 2 - xã Tây Tựu – Từ Liêm – Hà nội đã
phối hợp và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các đồng nghiệp tại Viện Cơ điện Nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.
Luận văn có sự động viên, đóng góp của thân nhân và gia đình tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Vũ Thu Diễm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
hoàn thành luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Vũ Thu Diễm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây Cát tường. 4
1.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây hoa Cát tường 8
1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của Cát tường 10
1.4 Các điều kiện cơ bản để trồng cây Cát tường 11
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Cát tường trên thế giới và Việt Nam 15
1.6. Tình hình nghiên cứu hoa Cát tường trên thế giới và Việt Nam 20
1.7. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng trồng hoa Hà Nội 31
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Vật liệu nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa Cát tường mới phù hợp với điều
kiện sinh thái Hà Nội 36
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, chất
lượng hoa cho giống C 5 (Malibu purple) 37
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 43
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 44
2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu thí nghiệm 44
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
v
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa Cát tường mới phù hợp với điều
kiện sinh thái Hà Nội 45
3.1.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống Cát tường nghiên
cứu ở giai đoạn vườn ươm 45
3.1.2. Đặc điểm sự sinh trưởng phát triển của các giống Cát tường nghiên
cứu ở giai đoạn vườn sản xuất 49
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất chất
lượng hoa cho giống C 5 (Malibu purple) 64
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm của
giống C 5 (Malibu purple) 64
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây
con giống C5 (Malibu purple) 66
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống C
5 (Malibu purple) 69
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và khả năng ra hoa
của giống C 5 (Malibu purple) 71
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng ra hoa
của C 5 (Malibu purple) 74
3.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón gốc đến sinh trưởng và khả
năng ra hoa của giống C 5 (Malibu purple) 76
3.2.7. Ảnh hưởng của biện pháp xén tỉa đến sinh trưởng và khả năng ra
hoa của C 5 (Malibu purple) 81
3.2.8. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sinh trưởng phát triển của
giống C 5 (Malibu purple) sau xén tỉa 82
3.2.9. Mô hình kiểm chứng hiệu quả kinh tế của giống C 5 (Malibu
purple) 85
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Công thức
ĐC : Đối chứng
TB : Trung bình
CS : Cộng sự
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khí hậu bình quân của Hà Nội 32
Bảng 2.1: Các giống Cát tường trong thí nghiệm 34
Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu theo dõi cây Cát tường 43
Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống Cát tường
nghiên cứu ở giai đoạn vườn ươm. 45
Bảng 3.2: Chất lượng cây con giống Cát tường nghiên cứu ở giai đoạn
vườn ươm 48
Bảng 3.3: Đặc điểm thực vật học của các giống Cát tường nghiên cứu 52
Bảng 3.4: Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống Cát tường
nghiên cứu 55
Bảng 3.5. Một số đặc điểm về sinh trưởng của các giống Cát tường
nghiên cứu 57
Bảng 3.6: Một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống Cát tường
nghiên cứu 59
Bảng 3.7. Một số thành phần sâu bệnh hại trên các giống Cát tường
nghiên cứu 63
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm và
chất lượng cây giống C 5 (Malibu purple) 64
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt đến sinh trưởng và phát triển
của cây giống C 5 (Malibu purple) 67
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón lá đến đặc điểm sinh trưởng, phát
triển của cây con giống C 5 ( Malibu purple ) 70
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của
giống C 5 (Malibu purple). 72
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
viii
Bảng 3.13 : Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất, chất lượng hoa
giống C 5 (Malibu purple) 74
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng ra
hoa của giống C 5 (Malibu purple) 75
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phân bón gốc đến sinh trưởng của giống C 5
(Malibu purple) 78
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón gốc đến khả năng ra hoa của giống
C 5 (Malibu purple) 79
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các biện pháp xén tỉa đến sinh trưởng và khả
năng ra hoa của giống C 5 (Malibu purple) 81
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của chế phẩm đến sinh trưởng, phát triển của
giống C 5 (Malibu purple) sau xén tỉa 82
Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên
giống C 5 (Malibu purple) 85
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
ix
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Hoa cát tường bị bệnh héo vàng do Fusarium avesaeum 13
Hình 1.2: Cây Cát tường bị bệnh mốc đen 14
Hình 1.3: Bọ phấn hại trên hoa Cát tường 15
Hình 1.4: Bọ trĩ hại hoa Cát tường 15
Đồ thị 1.1: Các quốc gia cung cấp hoa và lượng hoa Cát tường nhập khẩu [16] . 17
Đồ thị 1.2. Lượng mưa trung bình các tháng (mm) 33
Đồ thị 3.1: Tỷ lệ nảy mầm của giống C 5 (Malibu purple) ở các thời vụ
khác nhau 65
Đồ thị 3.2: Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ xuất vườn của giống C 5 (Malibu purple)
trên các giá thể khác nhau 68
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài lá cây con giống C 5
(Malibu purple) 69
Đồ thị 3.4: Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng của giống C 5
(Malipu purple) 73
Đồ thị 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ bền hoa cắt của giống C 5
(Malibu purple) 76
Đồ thị 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng đến độ bền hoa của giống
C 5 (Malibu purple) 81
Đồ thị 3.7: Ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng đến chiều dài cành phụ
của giống C 5 (Malibu purple) sau xén tỉa 84
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
x
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ ngày xưa đến nay con người đã biết thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Hoa
có trong nhà mỗi dịp lễ tết hay những ngày vui, mừng hạnh phúc. Hoa là câu nói
tình cảm của mọi người khi muốn giành tặng nhau trong những dịp đặc biệt. Hoa
còn được các nghệ sĩ đưa vào thơ ca, văn học, hội họa và nhiếp ảnh để miêu tả
cảm xúc cũng như tình cảm con người. Nhiều nước trên thế giới đã chọn cho
mình những loài hoa đặc trưng làm quốc hoa, như nói đến Nhật Bản không thể
không nói đến hoa Anh đào, nhắc đến Bungari là nhắc tới hoa hồng Và hoa Cát
tường cũng là một loài hoa mà người Phương Đông rất ưa chuộng bởi nó mang
giá trị tinh thần to lớn. Người ta quan niệm rằng có hoa Cát tường trong nhà sẽ
đem đến điều may mắn, mọi chuyện sẽ được như ý, nên hoa Cát Tường được
trồng khá phổ biến và cũng được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Sản
lượng hoa Cát Tường ngày càng tăng như Nhật Bản chỉ từ năm 1990 diện tích
trồng Cát tường khoảng 219 ha thì đến năm 2004 diện tích trồng đã tăng gấp đôi
446 ha. Theo như nhận định của các nhà trồng hoa trên thế giới trong tương lai
Cát Tường vẫn là loại hoa được tiêu thụ nhiều nhất trong số các loài hoa cắt có
trên thị trường. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng mà quyến
rũ của hoa Cát tường, với Cát tường đơn nó giống như hoa tulip, còn Cát tường
kép lại giống như những nụ hồng đang nở. Song điều đặc biệt ở hoa Cát tường là
sự đa dạng về màu sắc từ tím, trắng, hồng vàng… đến những màu pha trộn trên
cùng 1 bông.
Ở Việt Nam, mặc dù hoa Cát tường mới được nhập nội vài năm gần đây
và trồng chủ yếu tại Đà Lạt, nhưng đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện
nước ta, cho năng suất, chất lượng cao và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
2
người trồng hoa. Vì vậy, rất nhiều vùng trong cả nước đã trồng hoa Cát Tường
như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc….Trong đó, Hà Nội là thị trường tiêu thụ hoa cắt
cành nói chung và hoa Cát Tường nói riêng rất lớn nhưng thực tế diện tich trồng hoa
Cát tường còn rất khiêm tốn khoảng 0,2 ha (Số liệu thống kê của Viện Di truyền
nông nghiệp năm 2009) trong khi điều kiện khí hậu, đất đai Hà Nội hoàn toàn phù
hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của Cát tường. Người dân có khả năng đầu tư thâm
canh để phát triển giống hoa mới này, đây là những điều kiện cơ bản quyết định sự
thành công trong việc phát triển cây hoa Cát tường tại Hà Nội.
Thực tế cho thấy năng suất, chất lượng hoa Cát Tường được trồng ở Hà
Nội chưa cao và chưa phát huy được hết tiềm năng của giống. Trong khi nhu cầu
tiêu thụ lại lớn vì thế lượng hoa sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường.
Nguyên nhân là do các vùng trồng hoa Hà Nội chưa tuyển chọn được những
giống Cát Tường thích hợp với điều kiện sản xuất và chưa áp dụng các biện pháp
kỹ thuật đề làm tăng năng suất, chất lượng hoa và nâng cao giá trị kinh tế của
giống. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng một số biện pháp
kỹ thuật đến năng suất, chất lượng hoa Cát Tường (Eustoma grandiflorum)
nhập nội tại Hà Nội”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, phát triển nhằm tuyển chọn những
giống Cát Tường mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản
xuất của Hà Nội
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng hoa
cho các giống Cát Tường được tuyển chọn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
3
2.2. Yêu cầu
-
Tuyển chọn được những giống hoa Cát Tường mới sinh trưởng, phát triển
tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng trồng hoa Hà Nội.
- Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất,
chất lượng của các giống hoa Cát tường được tuyển chọn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về các đặc điểm sinh
trưởng, phát triển của các giống hoa Cát tường nhập nội cũng như biện pháp kỹ
thuật để tăng năng suất, chất lượng hoa và làm phong phú thêm các giống hoa
cắt cành cho Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo và giảng dạy về hoa
Cát tường cho các cơ sở nghiên cứu hoa nói chung và hoa Cát Tường nói riêng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần tuyển chọn hai giống hoa Cát
tường mới thích hợp với điều kiện sản xuất, vùng Hà Nội xác định được 1 số
biện pháp kỹ thuật làm cơ sở để xây dựng quy trình trồng hoa Cát tường, đáp
ứng nhu cầu phát triển các giống hoa mới cho sản xuất và tăng thêm thu nhập
cho người trồng hoa.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây Cát tường.
1.1.1 Nguồn gốc, vị trí hoa Cát tường
Hoa Cát tường được biết đến với tên gọi là Lisianthus lần đầu tiên được
đưa vào danh mục các giống hoa vào đầu thập niên 80 tại Mỹ và rất nhanh sau
đó nó đã được định danh khoa học là Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn.
Nhưng những người trồng hoa tại Mỹ vẫn quen với tên gọi Lisianthus. Khi đem
so sánh hoa Cát tường với những loại hoa phổ biến trên thị trường như hoa
Hồng, Cẩm chướng, Cúc thì Cát tường mới được trồng thương mại hóa tại Mỹ
vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, thế nhưng nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường hoa cắt. Cát tường đã phá vỡ kỷ lục về sự phát triển nhanh chóng mà
không có loài hoa nào theo kịp và chắc chắn trong tương lai hoa Cát tường sẽ
vẫn đứng đầu trong các loài hoa được ưa thích.
Khởi nguồn hoa Cát Tường ở vùng phía nam Mehico, Texas, Oklahoma,
Kanas, Nebraska, Colorado và Bắc Dakota. Loài hoa dại Cát tường thường được
tìm thấy ở dọc bờ sông, những khu vực thấp nơi gần với nguồn nước sạch hay ở
vùng thảo nguyên, nơi đó vào mùa hè lượng mưa ít nên rễ của cây ăn sâu vào
lòng đất để lấy nước, với tên gọi phổ biến là hoa chuông xanh Texas hay hồng
thảo nguyên…Đến năm 1887 Công ty Giống cây trồng Park ở Mỹ là công ty đầu
tiên giới thiệu hoa Cát tường ra thị trường.
Cát tường du nhập vào Đà Lạt nước ta khoảng hơn 10 năm về trước với
nhiều chủng loại, màu sắc đa dạng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
5
Ngoài ra, hoa Cát Tường còn được coi là loại hoa chủ lực và làm nên thương
hiệu cho nhiều trang trại hoa như Lang Biang, Bomifarm….
1.1.2 Phân loại hoa Cát Tường
Richard Anthony Salisbury (1806) [54] đã phân loại Cát tường thuộc họ
Gentianaceae trong lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae), thuộc ngành Mộc lan - Thực
vật hạt kín, phân nhánh Cúc (Asterids), bộ Long đởm (Gentianales).
Theo L. Struwe, tính đến năm 2009 thì trong chi Eustoma có 2 loại là
Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinners, và Eustoma silenifolium RA Salisbury
Giống hoa Cát tường gồm có hai loại là giống hoa kép và giống hoa đơn
1.1.2.1. Nhóm giống hoa kép
- Nhóm Avilia: Thích hợp ở điều kiện ánh sáng yếu và nhiệt độ mát mẻ.
Do vậy nhóm giống này thường trồng vào vụ đông. Các màu thường thấy là
trắng ngà, viền xanh, hồng cánh sen và đỏ tía.
- Nhóm Balboa: Sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ, cường độ ánh sáng
cao hơn và điều kiện quang chu kỳ ngày dài, nên thuận lợi cho việc trồng vào vụ
xuân và vụ hè. Các màu thường thấy trong nhóm này là xanh, viền xanh và xanh tía.
- Nhóm Catalina: Thích nghi với điều kiện ngày dài và thời tiết ấm áp. Các
màu thường thấy là xanh tía, vàng và vàng chanh
- Nhóm Candy: Thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình và quang chu
kỳ ngày ngắn. Nhóm này cho hoa nở đồng loạt và có nhiều màu sắc khác nhau.
- Nhóm Echo: Đây là nhóm phổ biến trong giống hoa Cát tường, nhóm
Echo không thích hợp với cường độ ánh sáng quá cao hay thấp, thích hợp cho vụ
đông xuân. Các màu phổ biến trong nhóm giống này là xanh bóng, xanh tía,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
6
hồng, hồng tía và trắng tuyền.
- Nhóm Mariachi: Thường dùng để trồng chậu. Đặc điểm ở nhóm giống
này là có số cánh hoa nhiều, cánh hoa mỏng hơn các nhóm giống khác nên nhìn
rất đẹp. Các màu phổ biến thường là trắng, hồng, hồng nhạt, xanh…
1.1.2.2. Nhóm giống hoa đơn
- Nhóm Flamenco: Là nhóm thích hợp với cường độ ánh sáng cao và quang
chu kỳ ngày dài. Thân hoa dài và cứng. Chúng có các màu phổ biến là xanh
bóng, hồng, vàng và trắng.
- Nhóm Heidi: Sinh trưởng, phát triển tốt ở cường độ ánh sáng trung bình
và quang chu kỳ ngày ngắn. Các giống trong nhóm này cũng có rất nhiều màu
sắc khác nhau
- Nhóm Laguna: Thích nghi với cường độ ánh sáng cao và quang chu kỳ
ngày dài. Thân hoa dài khoảng 45 - 50 cm, một cây trung bình có 3 - 4 thân và
20 - 25 nụ hoa. Có hai màu chủ yếu là xanh đậm và xanh tía.
- Nhóm Malibu: Thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình nên chủ yếu
trồng vào mùa xuân và mùa thu. Có nhiều màu như tím hoa cà, xanh đậm, trắng,
hồng và trắng viền xanh.
- Nhóm Yodel: Thân hoa dài khoảng 45 - 50cm. Có nhiều màu là xanh
đậm, xanh, hoa cà, hồng phấn, hồng, trắng.
1.1.3 Một số đặc điểm thực vật học của giống hoa Cát tường
1.1.3.1 Rễ:
Rễ của Cát tường thuộc loại rễ cọc, có nguồn gốc từ mầm rễ của hạt. Rễ
phát triển theo chiều sâu, ít phát triển theo chiều ngang, do đó rễ cây có khả năng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
7
chịu hạn cao. Khối lượng rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ và lông hút nên khả năng
hút nước và dinh dưỡng mạnh.
Rễ cây Cát tường rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, ở giai đoạn cây con
có 4 - 6 lá, rễ cây có khả năng tái sinh mạnh, nhưng kể từ lá thứ 8 trở đi thì khả
năng tái sinh của rễ giảm dần, từ giai đoạn này cho đến khi cây ra hoa không nên
tác động đến bộ rễ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
.
1.1.3.2 Thân
Thân Cát tường thuộc dạng thân thảo, thân đứng, thân chính có khả năng
phân cành nhánh mạnh sau khi cây hình thành nụ hay ưu thế ngọn bị phá vỡ do bị
gãy ngọn hay bị sâu cắn ngọn, thân có nhiều đốt giòn, dễ gẫy. Cây càng lớn thân
càng cứng, bên ngoài thân được phủ một lớp sáp trắng mỏng. Các đốt sát gốc
thường to và ngắn hơn các đốt trên ngọn, độ dài các đốt thay đổi theo từng giống.
1.1.3.3. Lá
Lá Cát tường có đặc điểm lá đơn mọc đối, không có lá kèm và không có
cuống lá, mép lá không có răng cưa. Hình dạng lá đặc trưng từ dạng ovan đến
dạng thuôn, nhưng có giống lại có hình mũi giáo (hầu hết xuất hiện ở dạng cỏ)
[39] hoặc dạng đỉnh tròn thuôn về phía cuống. Từ mỗi nách lá thường phát sinh
một mầm nhánh.
Màu sắc lá phong phú từ xám xanh (giống Cẩm chướng), xanh nhạt, xanh
đậm phổ biến là xanh lá cây. Các đặc điểm về lá cũng như các đặc điểm về hoa
quan trọng trong việc tuyển chọn giống cho phù hợp với điều kiện sản xuất.
1.1.3.4 Hoa
Hoa lưỡng tính, có tính đối xứng, tự thụ và cụm hoa hình xim. Đài hoa
được tạo thành bởi 5 lá đài màu xanh lá cây, có râu nhỏ ở đầu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
8
Hoa có 1 nhụy và 5 vòi nhị. Nhụy có 1 ngăn với 2 vòi nhụy màu xanh gắn
với nhau. Vòi nhụy mở khi hoa nở được 1 ngày. Các nhị hoa đính so le với các
tràng hoa ở gốc.
Hoa đơn có 5 cánh dạng hoa hình chuông, thường giống với hoa Hồng ở
giai đoạn nụ nhưng khi nở ra lại giống như hoa Tulip. Trong khi hoa kép có từ 2
- 5 hàng cánh xếp xen kẽ giống như bông hoa Hồng cả lúc nụ lẫn lúc nở.
Màu sắc hoa Cát tường rất đa dạng, đơn màu hoặc pha màu như: tím, hồng
trắng… hoặc trắng viền tím, trắng viền hồng…Ngày nay với các thành công về
nghiên cứu, lai tạo các nước trên thế giới đã tạo ra 15 gam màu khác nhau như màu
xanh da trời, tím nhạt đến tím đậm, hồng phấn, hồng đậm, màu cam, màu đỏ rượu….
1.1.3.5 Quả và hạt
Cây Cát tường có khả năng đậu quả cao, dạng quả nang tự nở. Khi quả non
có màu xanh đậm, khi chín vỏ quả chuyển sang màu xanh xám và vỏ quả nứt ra.
Hạt có kích thước nhỏ, khoảng 19000 hạt/gam với nội nhũ nhiều dầu, phôi
mầm lớn. Khi còn non hạt có màu kem, khi chín hạt có màu đen nhánh. Do có
phôi mầm lớn và nội nhũ nhiều dầu, nên trong điều kiện bảo quản kém, hạt có
thể bị mất sức nảy mầm.
1.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây hoa Cát tường.
1.2.1. Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa
Cát tường thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Cường độ ánh sáng và độ
dài ngày sẽ ảnh hưởng đến sự nảy mầm, sự sinh trưởng, thời gian sinh trưởng
cũng như chất lượng hoa. Mỗi loài khác nhau có phản ứng với ánh sáng khác
nhau. Hoa Cát tường cho chất lượng tốt nhất khi được cung cấp đủ quang tổng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
9
số, bởi vậy ở điều kiện ánh sáng yếu, bổ sung thêm ánh sáng nhân tạo làm kéo
dài thân, thân to và khỏe. Ngược lại khi cường độ ánh sáng quá cao phải che lưới
cho hoa để giảm bớt ánh sáng trực xạ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
Cát tường. [37]
Ở giai đoạn nảy mầm Cát tường yêu cầu cường độ ánh sáng tối thiểu là
4000 lux, thời kỳ sinh trưởng yêu cầu cường độ ánh sáng 40000 - 60000 lux là
rất cần thiết cho hoa Cát tường đạt được nhiều nụ và tăng chất lượng hoa. Cường
độ ánh sáng cao (70.000 lux) trong ngày sẽ giúp tăng cường màu sắc hoa, kéo
dài thân. [55]. Song nếu cường độ ánh sáng quá mạnh có thể dẫn đến cháy các
rìa lá non. Hoa Cát tường thích hợp với thời vụ dài ngày, có số giờ chiếu sáng
trong ngày tối ưu là 14 -16 giờ sẽ cho chất lượng hoa cao nhất.
1.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển và các sắc tố trên cánh hoa. Nhiệt độ
tối thích cho Cát tường sinh trưởng và phát triển là từ 18 - 20
0
C vào ban ngày và
15 - 18
0
C vào ban đêm. Nhiệt độ vào ban đêm thấp hơn 15
0
C sẽ làm trì trệ quá
trình sinh trưởng của cây. Vào ban ngày khi nhiệt độ cao hơn 28
0
C sẽ làm cho
hoa nở sớm, rút ngắn quá trình sinh trưởng của hoa và cho hoa kém chất lượng.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phân hóa mầm
hoa và ra hoa của Cát tường. Khi hạt giống nảy mầm vào mùa hè, cây con chịu
tác động của nhiệt độ cao sẽ ngừng sinh trưởng và qua đông, năm sau cây mới ra
hoa - Cát tường được coi như cây 2 năm. Ngược lại hạt giống Cát tường nảy
mầm vào mùa xuân và cây con phát triển trong điều kiện mùa xuân mát mẻ, cây
ra hoa trong năm đó - Cát tường được coi là cây hàng năm.
1.2.3. Độ ẩm
Độ ẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
10
triển của cây. Độ ẩm cao hoặc cây bị quá ẩm vài giờ vào đêm sẽ làm bỏng đầu lá
- một dạng rối loạn sinh lý lá làm giảm chất lượng hoa Cát tường (N. Islam và
cộng sự) [37].
Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14 Cát tường yêu cầu độ ẩm đạt 100% để
hạt nảy mầm tốt, sau khi xuất hiện rễ nhỏ, độ ẩm giảm xuống còn khoảng 60% -
80%. Khi cây chuyến sang vườn sản xuất, trong giai đoạn 14 ngày đầu yêu cầu
độ ẩm cao vào ban ngày, độ ẩm thấp vào ban đêm. Đặc biệt giai đoạn phân hóa
mầm hoa (sau trồng khoảng 2 - 2,5 tháng) là thời kỳ cây có nhu cầu về nước lớn,
thiếu nước làm ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa. Do vậy cần đảm
bảo độ ẩm đất 70 -75%.
Duy trì điều kiện độ ẩm 60% sau khi chuyển cây để ngăn chặn dịch bệnh.
Độ ẩm cao > 80% và tưới quá nhiều nước sẽ thúc đẩy sự phát triển dịch bệnh và
tạo điều kiện cho một số loại nấm phát triển, đặc biệt là nấm Botrytis
1.2.4. Dinh dưỡng
Để Cát tường sinh trưởng, phát triển tốt cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
cho cây. Tùy vào từng giai đoạn mà nhu cầu dinh dưỡng của Cát tường khác
nhau. Giai đoạn đầu do yêu cầu dinh dưỡng chưa nhiều nên nồng độ tối đa
không vượt quá 1,2 EC (lượng phân bón hiệu quả). Sau đó có thể tăng nồng độ,
bổ sung canxi và đạm trước khi bổ sung kali. Khi tỷ lệ đạm: kali là 1: 1,5 cây
cho cành hoa chất lượng cao và kéo dài độ bền hoa cắt.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của Cát tường
Cát tường có thời kỳ cây con kéo dài (10 -12 tuần) nên dễ bị sâu bệnh hại
trong thời kỳ này vì vậy mà Cát tường được xem là khó trồng so với loại hoa
khác. Tùy thuộc vào nhiệt độ mà Cát tường trở thành cây hàng năm hoặc 2 năm.
Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của Cát tường 20 - 23 tuần. Quá trình sinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
11
trưởng, phát triển của Cát tường gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1 - 14 ngày): Hạt giống được ngâm ủ trong 48 tiếng rồi gieo
vào các khay có độ ẩm thích hợp. Trong suốt quá trình nảy mầm của hạt cần tưới
nước để duy trì độ ẩm, nhiệt độ 21
o
C, ánh sáng 1000 - 3000lux.
- Giai đoạn 2 (15 - 21 ngày): Khi cây con xuất hiện, cần hạ nhiệt độ xuống 15
- 20
0
C và cung cấp dinh dưỡng cho cây, khoảng 100 - 150ppm đạm thông qua bón
phân canxi nitrat, nếu nhiệt độ ban đêm quá 22
0
C sẽ kìm hãm sự phát triển của cây.
- Giai đoạn 3 (22 - 56 ngày): Giai đoạn này cây con tăng trưởng chậm. Nếu
nhiệt độ, ẩm độ quá cao vào ban đêm và cường độ ánh sáng yếu thì ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng của cây hoa cũng như phát sinh một số bệnh hại. Bón
thêm canxi và 150 ppm đạm giúp cây con trở nên cứng cáp và phát triển khỏe.
- Giai đoạn 4 (57 - 80 ngày): Khi cây con có 2 cặp lá (4 lá thật) thì chuyển
ra ngoài ruộng sản xuất. Nếu để cây giống trong khay quá lâu thì rễ cây bị xoắn,
việc chuyển cây gặp nhiều khó khăn, cây ra hoa sớm khi thân cây còn ngắn,
năng suất và chất lượng hoa đều giảm.
- Giai đoạn 5 (81 - 150 ngày): Đây là giai đoạn sản xuất hoa cắt, giai đoạn
này cần tạo điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất thì Cát
tường mới cho năng suất và chất lượng hoa cao.
1.4 Các điều kiện cơ bản để trồng cây Cát tường
1.4.1 Đất
Chuẩn bị đất trồng là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất Cát tường.
Đất trồng phải sạch bệnh, nhiều mùn, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, dễ thoát
nước và pH trung tính từ 6,5 - 7 và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nên việc bổ
sung phân hữu cơ trước khi trồng là cần thiết cho cây. Cát tường sẽ phát triển tốt
nếu canxi và phốt pho được cung cấp đầy đủ làm tăng kích thước hoa và chất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
12
lượng thân cành nên cần điều chỉnh độ pH và bổ sung thêm canxi và phốt pho
trước khi trồng. Đất trồng cần được cày ải và phơi đất để khử trùng vì Cát tường
rất dễ mắc các bệnh truyền qua đất.
1.4.2. Nước
Độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự phát triển của hoa Cát tường, tuy nhiên
nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị nhiễm một số bệnh
nguy hiểm có trong đất như bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng
(Fusarium solani), bệnh thối đen rễ (Pythium spp.). Đối với từng giai đoạn yêu
cầu về nước cũng khác nhau. Khi gieo hạt vào giá thể cần đảm bảo độ ẩm bão
hòa từ 10 - 14 ngày cho đến khi có rễ nhỏ. Khi cây chuyển sang vườn sản xuất
cần giữ ẩm môi trường cho đến lúc chồi xuất hiện. Cây bắt đầu có hoa yêu cầu
độ ẩm xen kẽ giữa các cấp độ ẩm ướt và trung bình.
Đối với Cát tường điều quan trọng nhất là cung cấp nước sớm từ 5 - 8 giờ
sáng, tưới vào thời điểm này sẽ làm cho đất hạn chế độ ẩm trong đêm, do đó ít
phát sinh bệnh hại nhất là vào thời kỳ cây đang phát triển, đồng thời đảm bảo sự
thông thoáng và khô ráo cho bộ lá sẽ ngăn cản các nấm mốc. Tuy nhiên cũng
không được để cây bị héo, việc hạn sinh lý có thể thúc đẩy việc ra hoa sớm, làm
chất lượng hoa kém.
1.4.3. Phân bón
Đối với Cát tường khi bón phân đạm nên dùng ở dạng phân nitrat, thường
bón lượng đạm cân bằng với lượng phân kali vào giai đoạn từ trồng đến khi hoa
phân hóa mầm. Khi bắt đầu xuất hiện nụ con, nên giảm lượng đạm và tăng hàm
lượng kali để tăng chất lượng hoa. Trong quá trình bón không nên rải phân sát
gốc hoa, thường bón kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong tưới
đẫm cho tan phân để cây hoa hấp thu. Canxi cũng cần thiết trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây, tuy nhiên hoa Cát tường không thích hợp khi trồng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
13
trên nền đất có hàm lượng canxi cao.
1.4.4. Phòng trừ sâu bệnh hại
1.4.4.1. Bệnh
a. Bệnh lỡ cổ rễ, thối rễ (Pythium spp.)
Bệnh này thường xuất hiện trên cây non trong vườn ươm. Triệu chứng bệnh
là cây bị héo và ngã gục ngang phần cổ rễ. Tác nhân gây bệnh là nấm Pythium
spp. và Rhizoctonia solani. Bệnh sẽ phát triển và lan rộng nhanh nếu đất trồng
hoặc giá thể có độ ẩm quá cao. Do vậy, khay ươm cây cần kê cách mặt đất 15 -
20 cm để tạo độ thông thoáng cho vườn, trong quá trình chăm sóc tránh tưới vào
thời điểm 15 giờ trở đi để hạn chế ẩm độ vào ban đêm.
b. Bệnh héo vàng (Fusarium avesaeum)
Bệnh này còn được gọi là bệnh nấm mạch do nấm Fusarium avesaeum gây
nên. Triệu chứng bệnh là khi nấm xâm nhập vào hệ rễ làm cho rễ trở nên mềm,
có màu nâu đến đen. Khi nấm Fusarium phát triển trên thân sẽ hình thành những
khối u rất nhỏ màu cam trên thân. Cây bị bệnh sẽ có bộ lá vàng dần và chết non.
Hình 1.1: Hoa Cát tường bị bệnh héo vàng do Fusarium avesaeum
c. Bệnh mốc đen (Botrytis cineea)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
14
Hình 1.2: Cây Cát tường bị bệnh mốc đen
Tác nhân gây bệnh là nấm Botrytis cineea. Triệu chứng bệnh là đốm khô
màu nâu vàng trên thân và lá. Trên thân những đốm này lan rộng làm bóc vỏ
quanh thân gây thối mục thân.
d. Bệnh đốm lá (Phyllosticta spp.)
Tác nhân gây bệnh là nấm Phyllosticta spp. Triệu chứng là những đốm nhỏ
màu trắng đến nâu tối xuất hiện trên lá. Ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho loại
bệnh này xuất hiện và phát triển.
1.4.4.2 Sâu
Có nhiều loại sâu hại hoa Cát tường, trong số sâu hại quan trọng nhất là bọ
phấn và bọ trĩ vì 2 loại này khó diệt trừ và là tác nhân lan truyền bệnh virus cho cây.
a. Bọ phấn (whiteflies - Bemisia argentifolia)