Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ BẰNG DỊCH ÉP GỪNG, TỎI, NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.23 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TRÊN HEO
CON THEO MẸ BẰNG DỊCH ÉP GỪNG, TỎI, NGHỆ

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THIÊN PHƯỚC
Ngành

: Chăn nuôi

Lớp

: Chăn nuôi 30

Niên khóa

: 2004 - 2008

Tháng 09/2008


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
THEO MẸ BẰNG DỊCH ÉP GỪNG, TỎI, NGHỆ

Tác giả

NGUYỄN THIÊN PHƯỚC


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 09 năm 2008
i


LỜI CẢM TẠ
Ghi nhớ công ơn
Ông bà, cha mẹ, các cậu dì đã động viên, an ủi, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
con được học hành và có được như ngày hôm nay.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô
khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ em để có
thể hòan thành đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Anh Kiệt, bác Thành, cán bộ nhân viên trại heo Thành An đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất trong thời gian thực tập ở trại để tôi có thể hòan thành đề tài này.
Các bạn sinh viên lớp chăn nuôi 30 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài này.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận “Khảo sát hiệu quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ bằng

dịch ép gừng, tỏi, nghệ” được tiến hành từ ngày 15/03/2008 đến ngày 20/07/2008 tại
trại heo tư nhân Thành An, địa điểm 57/4H, ấp Võ Dõng, xã Gia Kiệm, huyên Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Tổng số heo thí nghiệm là 260 heo con theo mẹ chia làm hai đợt thí nghiệm,
mỗi đợt thí nghiệm gồm 13 lô được bố trí như sau:


Số con

Nghiệm thức

1

20

Dùng dịch ép gừng với liều dùng 2cc/ con/ ngày

2

20

Dùng dịch ép gừng với liều dùng 4cc/ con/ ngày

3

20

Dùng dịch ép gừng với liều dùng 6cc/ con/ ngày

4


20

Dùng dịch ép tỏi với liều dùng 2cc/ con/ ngày

5

20

Dùng dịch ép tỏi với liều dùng 4cc/ con/ ngày

6

20

Dùng dịch ép tỏi với liều dùng 6cc/ con/ ngày

7

20

Dùng dịch ép nghệ với liều dùng 2cc/ con/ ngày

8

20

Dùng dịch ép nghệ với liều dùng 4cc/ con/ ngày

9


20

Dùng dịch ép nghệ với liều dùng 6cc/ con/ ngày

10

20

Dùng dịch ép hỗn hợp gừng, tỏi, nghệ (*) với liều dùng 2cc/ con/ ngày

11

20

Dùng dịch ép hỗn hợp gừng, tỏi, nghệ với liều dùng 4cc/ con/ ngày

12

20

Dùng dịch ép hỗn hợp gừng, tỏi, nghệ với liều dùng 6cc/con/ngày

13
20
Dùng hỗn hợp colistin+atropine với liều dùng 3cc/ con/ ngày
(*): Dịch ép gừng, tỏi, nghệ được pha trộn theo tỉ lệ 1: 1: 1.
Kết thúc đề tài chúng tôi ghi nhận được:
- Thời gian điều trị trung bình là 2,96 ngày. Trong đó:
+ Lô 11 có thời gian điều trị ngắn nhất là 1,25 ngày.

+ Lô 9 có thời gian điều trị dài nhất là 5,25 ngày.
- Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trung bình là 6,77%. Trong đó:
+ Lô 11 có tỉ lệ ngày con tiêu chảy thấp nhất 1%.
+ Lô 9 có tỉ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất là 16,8%.

iii


- Tỉ lệ chữa khỏi trung bình là 89,38%. Trong đó:
+ Lô 7 có tỉ lệ chữa khỏi thấp nhất (53,33%).
+ Các lô 2, 4, 5, 6, 10, 11, 12, 13 đều có tỉ lệ chữa khỏi là 100%.
- Tỉ lệ tái phát trung bình là 6,55%. Trong đó:
+ Lô 4 có tỉ lệ tái phát cao nhất (20%).
+ Các lô 2, 5, 6, 10, 11, 12 không có heo tái phát tiêu chảy
- Tỉ lệ chết trung bình là 2%. Trong đó:
+ Lô 7 có tỉ lệ chết cao nhất (13,33%).
+ Các lô 3 và 9 có tỉ lệ chết bằng 6,25%.
+ Các lô còn lại không có heo con bị chết do tiêu chảy.
- Trọng lượng cai sữa trung bình là 6,32 kg. Trong đó:
+ Lô 11 có trọng lượng cai sữa trung bình cao nhất (7,25 kg).
+ Lô 9 có trọng lượng cai sữa trung bình thấp nhất (5,4 kg).
- Chi phí điều trị tiêu chảy trung bình là 62,54 đồng/ kg. Trong đó:
+ Lô 9 có chi phí điều trị tiêu chảy cao nhất (221,05 đồng/ kg).
+ Lô 10 có chi phí điều trị tiêu chảy thấp nhất (4,54 đồng/ kg).
+ Các lô 3, 9 có chi phí điều trị/ kg tăng trọng cao hơn so với lô 13 (lô
đối chứng).
+ Các lô 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12 có chi phí điều trị/ kg tăng trọng thấp
hơn so với lô 13 (lô đối chứng).

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................x
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................3
2.1 Sinh lý heo con theo mẹ ............................................................................................3
2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột ..........................................................................................4
2.2.1 Chức năng của vi sinh vật đường ruột....................................................................4
2.2.2 Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột .........................................................................5
2.2.3 Sơ lược về E.coli ....................................................................................................5
2.2.3.1 Đặc điểm.............................................................................................................6
2.2.3.2 Sinh bệnh của E.coli gây tiêu chảy heo con .......................................................6
2.3 Các nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ ..................................................6
2.3.1 Do heo con..............................................................................................................6
2.3.2 Do heo mẹ...............................................................................................................8
2.3.3 Do vi sinh vật..........................................................................................................8
2.3.4 Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.................................................9
2.4 Chứng tiêu chảy trên heo con theo mẹ ....................................................................10
2.4.1 Sinh bệnh ..............................................................................................................10
2.4.2 Triệu chứng...........................................................................................................11
2.4.3 Chẩn đoán .............................................................................................................12

2.4.4 Điều trị..................................................................................................................12
2.4.5 Phòng bệnh ...........................................................................................................13
2.5 Các loại chế phẩm trong thí nghiệm........................................................................14
v


2.5.1 Gừng .....................................................................................................................14
2.5.1.1 Thành phần hóa học...........................................................................................14
2.5.1.2 Tác dụng của gừng ............................................................................................14
2.5.2 Tỏi.........................................................................................................................15
2.5.2.1 Thành phần hóa học...........................................................................................15
2.5.2.2 Tác dụng của tỏi ................................................................................................16
2.5.3 Nghệ......................................................................................................................18
2.5.3.1 Thành phần hóa học...........................................................................................18
2.5.3.2 Tác dụng của nghệ.............................................................................................18
2.6 Tổng quan về trại chăn nuôi Thành An ...................................................................19
2.6.1 Vị trí địa lý............................................................................................................19
2.6.2 Nhiệm vụ của trại .................................................................................................19
2.6.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................19
2.6.4 Công tác giống......................................................................................................19
2.6.5 Cơ cấu đàn ............................................................................................................19
2.6.6 Chuồng trại ...........................................................................................................20
2.6.6.1 Khu chuồng nái hậu bị, mang thai và chờ phối.................................................20
2.6.6.2 Khu chuồng nái đẻ.............................................................................................20
2.6.6.3 Khu chuồng heo cai sữa ....................................................................................21
2.6.6.4 Khu chuồng heo thịt ..........................................................................................21
2.6.6.5 Chuồng đực giống .............................................................................................21
2.6.7 Công tác thú y.......................................................................................................21
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................22
3.1 Thời gian và điạ điểm..............................................................................................22

3.1.1. Thời gian thực hiện..............................................................................................22
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................22
3.2. Đối tượng thí nghiệm..............................................................................................22
3.3. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................................22
3.4. Điều kiện thí nghiệm ..............................................................................................23
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................24
3.5.1 Thời gian điều trị ..................................................................................................24
vi


3.5.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy........................................................................................24
3.5.3 Tỉ lệ chữa khỏi......................................................................................................24
3.5.4 Tỉ lệ tiêu chảy tái phát ..........................................................................................24
3.4.5 Tỉ lệ chết do tiêu chảy .........................................................................................24
3.5.6 Trọng lượng bình quân lúc cai sữa ......................................................................24
3.5.4. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................25
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................26
4.1 Thời gian điều trị .....................................................................................................26
4.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy...........................................................................................28
4.3 Tỉ lệ chữa khỏi, tỉ lệ tái phát và tỉ lệ chết ................................................................29
4.3.1 Tỉ lệ chữa khỏi......................................................................................................29
4.3.2 Tỉ lệ tái phát..........................................................................................................31
4.3.3 Tỉ lệ chết do tiêu chảy ..........................................................................................32
4.4 Trọng lượng cai sữa.................................................................................................34
4.5 Sơ bộ hiệu quả kinh tế .............................................................................................36
4.6 Hạn chế ....................................................................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TLBQ

: trọng lượng bình quân

ĐC

: đối chứng

TN

: thí nghiệm

MMA

: Mastitis, Metritis, Agalactia

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn của trại heo Thành An................................................................20

Bảng 2.2: Qui trình tiêm phòng bệnh của trại heo Thành An .......................................21
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................22
Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình qua các tháng thí nghiệm..............................................23
Bảng 4.1: Thời gian điều trị...........................................................................................26
Bảng 4.2. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...............................................................................28
Bảng 4.3 Tỉ lệ chữa khỏi ...............................................................................................30
Bảng 4.4 Tỉ lệ tái phát ..................................................................................................31
Bảng 4.5 Tỉ lệ chết do tiêu chảy ....................................................................................33
Bảng 4.6 Trọng lượng cai sữa .....................................................................................35
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................36

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Thời gian điều trị........................................................................................27
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................29
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ chữa khỏi ..........................................................................................30
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ tái phát ...............................................................................................32
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ chết do tiêu chảy................................................................................34
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng cai sữa ...................................................................................35

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Trên thế giới, chăn nuôi heo là ngành kinh doanh lớn, thịt heo chiếm 40% tổng

lượng các lọai thịt (thịt bò 31%, thịt gia cầm 23%, thịt cừu 6%). Ở Việt Nam, chăn
nuôi heo là nghề truyền thống của hàng triệu hộ nông dân, thịt heo chiếm 70% tổng
lượng các lọai thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần
không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong chăn nuôi heo, ngoài công tác giống,
dinh dưỡng, chăm sóc thì vệ sinh thú y đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng
suất vật nuôi.
Tiêu chảy heo con là vấn đề đáng lo ngại hàng đầu của các nhà chăn nuôi hiện
nay. Tuy không làm chết heo con hàng loạt như các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng nó
làm giảm số lượng heo con cai sữa, heo tiêu chảy còi cọc, chậm lớn… Từ đó làm giảm
hiệu quả kinh tế.
Tiêu chảy heo con đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở
nhiều góc cạnh khác nhau và cũng đã tìm ra nhiều biện pháp khắc phục. Nguyên nhân
tiêu chảy được đề cập nhiều nhất là do vi khuẩn gây bệnh đường ruột, cho nên việc sử
dụng kháng sinh trị tiêu chảy trên heo con là biện pháp cơ bản đầu tiên nhất. Tuy nhiên
trong điều kiện chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng bắt
đầu quan tâm đến an toàn của thực phẩm, mà đầu tiên là vấn đề tồn dư kháng sinh
trong thực phẩm. Vậy làm thế nào để giảm đến mức thấp nhất có thể lượng kháng sinh
trong thực phẩm? Đã có nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh việc sử dụng các loại
dược thảo như một lọai kháng sinh thiên nhiên.

1


Góp phần nhỏ vào vấn đề rộng lớn trên, được sự đồng ý của trường đại học
Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Kim Loan và sự giúp đỡ tạo điều
kiện của trại heo tư nhân Thành An, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát hiệu quả
điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ bằng dịch ép gừng, tỏi, nghệ”.
1.2 Mục đích yêu cầu
 Mục đích:

Tìm hiểu hiệu quả điều trị tiêu chảy heo con theo mẹ bằng dịch ép gừng,
tỏi, nghệ.
 Yêu cầu:
+ Theo dõi một số chỉ tiêu như thời gian điều trị, tỉ lệ ngày con tiêu chảy,
tỉ lệ chữa khỏi, tỉ lệ tái phát, tỉ lệ chết, trọng lượng heo cai sữa và hiệu quả
kinh tế trên heo con theo mẹ.
+ Số liệu và các chỉ tiêu phải được theo dõi đầy đủ và chính xác.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sinh lý heo con theo mẹ
Heo con khi mới sinh phải thích nghi với môi trường sống hoàn toàn mới. Khi
còn là bào thai, nguồn dinh dưỡng do máu mẹ cung cấp qua tĩnh mạch rốn là nguồn
dinh dưỡng có chọn lọc. Khi ra khỏi bụng me, bộ máy tiêu hoá mới bắt đầu hoạt động
để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển của chúng.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), heo con có sức tăng trưởng rất nhanh, nếu được
nuôi dưỡng tốt sẽ đạt trọng lượng gấp đôi trọng lượng sơ sinh vào cuối tuần tuổi thứ
nhất, gấp 5 lần trọng lượng sơ sinh vào cuối tuần tuổi thứ 4 và gấp 10 lần vào tuần tuổi
thứ 8. Tuy vậy, về mặt tiêu hoá, bộ máy tiêu hoá của heo con theo mẹ chưa hoàn chỉnh
về cơ năng và tổ chức nên hoạt động rất yếu.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997), ngay ngày đầu đã có HCl trong dạ dày, sau đó
ngưng sản xuất gastrin kéo dài 2 - 3 tuần khiến dịch dạ dày thiếu HCl làm cho enzyme
tiêu hoá không hoạt động tốt. Lượng HCl rất ít, chỉ đủ để hoạt hoá men pepsinogen
thành pepsin chứ không đủ làm toan dịch dạ dày.
Ngoài ra, theo Phùng Ứng Lân (1986), còn có sự giảm acid trong dịch vị, thức
ăn liên kết với HCl làm cho lượng HCl tự do rất ít.
Sự phân tiết các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột non kém chỉ đủ sức tiêu hoá các

loại thức ăn đơn giản như sữa. Men saccharase chỉ hoạt động mạnh sau hai tuần, men
mantase chỉ được phân tiết đầy đủ sau 4 tuần.
Về thần kinh, những ngày đầu hoạt động có tính phản xạ, các dịch tiêu hoá chỉ
được tiết ra khi thức ăn tác động trực tiếp lên thành dạ dày. Các phản xạ bảo vệ cơ thể
trước môi trường xung quanh cũng là các phản xạ không điều kiện do lớp vỏ đại não,
trung tâm điều tiết nhiệt chưa phát triển (Phùng Ứng Lân, 1986).

3


2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), hệ vi sinh vật đường tiêu hoá của động vật rất
phong phú đa dạng.
Trên niêm mạc miệng và trong nước bọt có cầu khuẩn Micrococcus,
Staphylococcus, Streptococcus. Trực khuẩn gram dương như trực khuẩn lactic, trực
khuẩn gram âm như E.coli, Pasteurella, Leptospira, Actinomyces, nấm men Candida
ablicans.
Mặc dù môi trường ruột có độ ẩm, chất dinh dưỡng thuận lơi cho vi sinh vật
phát triển, sự sinh sản của chúng vẫn có giới hạn vì trong dạ dày và ruột có những yếu
tố kìm hãm và giới hạn sự phát triển của chúng đến một mức độ nhất định: độ acid của
dịch dạ dày, tác dụng đối kháng của vi sinh vật khác.
Trong dạ dày động vật non còn chứa Streptococcus, Bacillus subtilis, Bacterium
megatherium, Aerobacter aerogenes, trực khuẩn lactic, Lactobacterium delbrucki,
Bacteriumlacti acidi.
Ruột non có số lựơng vi khuẩn rất ít do dịch dạ dày, dịch ở niêm mạc ruột non,
mật, dịch tụy tạng có tác dụng diệt khuẩn.
Ở ruột non gia súc có cầu khuẩn, trực khuẩn lactic, Lactobacterium bulgarium,
Lactobacterium acidophilum. Từ hồi tràng, số lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên.
Trong ruột già chủ yếu có E.coli (75%) Enterococcus, trực khuẩn nha bào và
một số vi khuẩn gây bệnh.

2.2.1 Chức năng của vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), trong dạ dày và ruột, vi sinh vật phân giải
các chất dinh dưỡng, vi khuẩn lactic phân giải hydratcacbon, gluxit (tạo acid lactic có
tác dụng khống chế vi khuẩn gây thối và một số vi khuẩn khác) acid acetic, acid
propionic… cồn, CO2, CH4. Vi khuẩn trong ruột và dạ dày còn bài tiết ra amylase
phân giải tinh bột. Chất protit được phân giải trong ruột non một phần do trực khuẩn
gây thối bài tiết ra men protidase. Khi vi khuẩn chết, cơ thể động vật hấp thu protit vi
khuẩn, sử dụng acid amin do vi khuẩn tạo ra. Vi khuẩn ruột và dạ dày còn tổng hợp
vitamin như: Bacillus subtilis, Bacterium coli tạo vitamin B, một số vi khuẩn khác
tổng hợp được vitamin PP (acid nicotinic).

4


2.2.2 Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), vi khuẩn gây thối rữa là nguồn gây bệnh
đường ruột. Khi sức đề kháng của động vật sút kém do sữa non kém hoạt chất, môi
trường ruột thay đổi, vi khuẩn tăng độc lực và vi khuẩn gây thối rữa hoạt động khi ống
tiêu hoá hoạt động rối loạn, mức tiêu hoá thấp. Quá trình thối rữa, phân giải chất trong
ruột sinh CO2, H2S, H2, NH3, CH4, phonol, indol, scatol, acid phenyl acetic… làm biểu
mô tiêu hoá phồng lên, dộp ra, tróc đi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây rối
loạn dinh dưỡng cấp tính.
Khi có bất cứ một tác nhân stress nào tác động vào hệ sinh thái đường tiêu hoá
sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối của quần thể vi sinh vật cư trú sẵn trong dạ dày, ruột đều
có thể tạo thuận lợi cho những loài “vi sinh vật không mong muốn” phát triển dẫn tới
tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và cộng tác viên, 1995).
Hồ Văn Nam (1997) cho rằng, khi tiêu chảy số lượng E.coli tăng lên rất nhiều,
Salmonella bội nhiễm từ 64,13% ở phân heo thường lên đến 99,47% trong phân heo
tiêu chảy. Còn vi khuẩn Bacillus subtilis giảm từ 56,92% xuống còn 25,18%.
Theo Niconxki (1983) hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn là một yếu tố làm phát

sinh và phổ biến chứng khó tiêu ở heo con.
Hệ vi sinh vật đường ruột cũng bị rối loạn trầm trọng sau khi sử dụng các loại
kháng sinh để điều trị tiêu chảy kéo dài. Vì vậy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều
chế phẩm gọi là “men tiêu hoá“ để phòng tiêu chảy hoặc làm gia tăng hệ vi sinh vật có
lợi sau khi điều trị kháng sinh.
Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), nếu vi khuẩn
Lactobacillus thiếu hoặc giảm số lượng sẽ mắc bệnh về đường tiêu hoá. Nhiều tác giả
coi việc thiếu hoặc giảm Lactobacillus là hiện tượng bệnh lý.
2.2.3 Sơ lược về E.coli
Trong các vi khuẩn đường ruột, loài E.coli là loài phổ biến nhất. Loài này xuất
hiện và sinh sống trong cơ thể động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi
con vật chết.
E.coli sinh sống bình thường trong đường ruột của người và động vật, khi các
điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật
của con vật yếu thì E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh (Đào Trọng Đạt,
1995).
5


Nhiều tác giả cho rằng E.coli không những kế phát mà còn là nguyên nhân
chính gây tiêu chảy trên heo con. Trên heo con bị tiêu chảy E.coli trở nên cường độc
(dung huyết α) và cư trú ở cả những nơi mà trên heo con thường không bao giờ tìm
thấy.
2.2.3.1 Đặc điểm
Theo Trần Thanh Phong (1996), E.coli thuộc họ Enterobactericeae, là trực
khuẩn gram âm, không bào tử, có giáp mô, có lông tơ xung quanh.
-

Kích thước 0,5µm x 1,5µm


-

Hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ nghi có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15oC – 40oC,
thích hợp nhất là 37oC; pH từ 6,4 – 7,4.

-

Các loại kháng nguyên.

 Kháng nguyên O: Kháng nguyên thân chịu nhiệt.
 Kháng nguyên K: Kháng nguyên giáp mô.
 Kháng nguyên H: Kháng nguyên lông.
 Kháng nguyên F: Kháng nguyên tiêm mao kết dính với tế bào đường ruột. Có
dạng hình sợi dài  4µm, thẳng hay xoắn, đường kính 2,1 – 7,0 nm giúp kết
dính vào nhung mao ở ruột. Các tiêm mao liên quan tới E.coli gây bệnh tiêu
chảy trên heo là F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F41, F2413P, F107.
E.coli còn sản sinh nội độc tố và ngoại độc tố (Enterotoxin LT, Enterotoxin ST,
Verotoxin, Cytotoxin, Haemolysin).
2.2.3.2 Sinh bệnh của E.coli gây tiêu chảy heo con
Các serotype gây bệnh phân lập được biến đổi từ vùng này sang vùng khác. Khi
gặp điều kiện thuận lợi, E.coli nhân lên rất nhanh ở thành ruột non và sản xuất độc tố
gây hư hại thành ruột, gây tiêu chảy nước và làm giảm thể tích máu.
2.3 Các nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Các nguyên nhân
này không riêng lẻ mà kết hợp như một chuỗi mắc xích, bổ sung lẫn nhau. Sau đây là
các nguyên nhân chính.
2.3.1 Do heo con
Do đặc điểm sinh lý heo con trong những ngày đầu chưa kịp thích nghi với môi
trường mới. Cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện về chức năng và tổ chức. Các men tiêu
6



hoá chưa đầy đủ, HCl phân tiết ít làm pH trong dịch đường tiêu hoá cao tạo thuận lợi
cho vi khuẩn độc hại phát triển và gây bệnh.
Do heo con thiếu sắt, mỗi ngày cần 7 mg, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1 mg
Fe/ngày. Heo con lại không có khả năng dự trữ sắt vì màng nhau là hàng rào hạn chế
sự vận chuyển sắt từ mẹ sang bào thai (Nguyễn Như Pho, 1995). Trong khi đó tốc độ
sinh trưởng của heo con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù
hợp. Sự thiếu Fe sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập Hemoglobin của hồng cầu dẫn
đến bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Từ sự thiếu máu này dẫn đến tiêu chảy.
Do heo con bú sữa mẹ không điều độ lúc quá ít, lúc quá nhiều dẫn đến chứng
khó tiêu.
Do cơ thể heo con lúc mới sinh thiếu vitamin. Thiếu vitamin C do khả năng
tổng hợp trong gan chưa hoàn chỉnh mà vitamin C là một yếu tố quan trọng trong hệ
khử của Hemoglobin, thiếu vitamin C dẫn đến chứng Metahaemoglobin, làm cho quá
trình thích nghi của gia súc non trong môi trường có nhiều tác nhân stress kém (Phạm
Khắc Hiếu, 1997).
Do heo con chỉ tổng hợp được vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi. Trong khi đó,
dạ dày và ruột thường xuyên có sự thay thế đều đặn các tế bào biểu bì nên khi thiếu
vitamin A biểu mô niêm mạc xảy ra các quá trình loạn dưỡng làm rối loạn chức năng
nhu động, phân tiết và hấp thu của dạ dày ruột. Thiếu vitamin A làm giảm khả năng
tạo kháng thể trong máu. Do sừng hoá màng niêm mạc biểu mô nên giảm sức tiết của
các tuyến, giảm tiết dịch tiêu hoá làm rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong ruột
phát sinh hiện tượng loạn khuẩn (Niconxki, 1983).
Ngoài ra ở heo con còn thiếu nhiều loại vitamin khác. Heo con sơ sinh chỉ có
thể sử dụng được các loại vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B, C) còn các vitamin
tan trong chất béo (vitamin nhóm A, D, E, K) phải từ 1 đến 3 tuần tuổi mới sử dụng
được (Phạm Khắc Hiếu, 1997).
Về miễn dịch, heo con theo mẹ chỉ nhận được miễn dịch thụ động từ sữa đầu,
miễn dịch này mạnh lúc mới sinh nhưng sau đó giảm và còn rất ít lúc 2 tuần tuổi.

Trong khi đó, miễn dịch chủ động đến 4 tuần mới hoạt động tích cực được. Nên trong
khoảng 2 đến 4 tuần tuổi, heo con giảm sức đề kháng dễ nhiễm bệnh, dẫn đến tiêu
chảy.
7


Do khả năng điều tiết nhiệt của heo con kém, do lớp mỡ dưới da ít, trung tâm
điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết,
giảm khả năng tiêu hoá thức ăn dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1986).
2.3.2 Do heo mẹ
Theo Nguyễn Như Pho (1995), trong thời gian mang thai do dinh dưỡng không
đầy đủ như thiếu protein, thiếu vitamin A, thiếu Cu, Zn, Fe làm rối loạn quá trình trao
đổi chất ở bào thai, heo con sinh ra yếu, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.
Vitamin càng nhiều trong sữa đầu và sữa của heo mẹ thì hàm lượng của nó càng
cao trong gan heo con. Những heo nái mà hàm lượng vitamin A trong máu thấp sẽ sinh
ra những heo con thiếu sức sống (Nixconxki, 1983).
Các bệnh thông thường của heo nái như bệnh mất sữa, viêm vú, sốt sữa, kém
sữa, heo nái không cho con bú là các nguyên nhân làm cho heo con tiêu chảy (Vũ Văn
Hoá, 1990).
Nguyễn Như Pho (1995) cho rằng heo mẹ mắc hội chứng MMA (Mastitis,
Metritis, Agalactia), heo con bú sữa có sản vật hoặc liếm dịch viêm rơi vãi trên nền
chuồng gây viêm ruột tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa, heo con bú
được ít hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh.
Do sữa heo mẹ có hàm lượng mỡ cao, các thành phần đạm, đường, khoáng đều
cao hơn sữa bò, đậm đặc hơn nên cần nhiều nước uống, heo con hay khát nước. nếu
chuồng trại thiếu nước heo con sẽ tìm nguồn nước dơ tù đọng, cả nước tiểu heo mẹ để
uống và dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hoá.
Ngoài ra sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng, khó tiêu hoá nên heo con dễ bị chứng
khó tiêu dẫn đến tiêu chảy.
Do heo mẹ không được tiêm phòng đầy đủ nên không truyền được miễn dịch

cho heo con, heo con không đề kháng được bệnh. Đặc biệt, vaccin phòng E.coli tiêm
cho heo nái, heo con nhận kháng thể qua sữa đầu sẽ chống được tiêu chảy do E.coli, vì
E.coli không bám được vào nhung mao ruột để sinh độc tố.
2.3.3 Do vi sinh vật
Theo tài liệu tổng hợp được, rối loạn đường ruột làm thay đổi hệ vi sinh vật
đường ruột là nguyên nhân cơ bản nhất gây tiêu chảy. Tiêu chảy do E.coli là mối quan
tâm nghiên cứu của khá nhiều tác giả hiện nay.
8


Các độc tố nấm men, nấm mốc có trong thức ăn cũng gây tiêu chảy.
Các bệnh do virus như: dịch tiêu chảy Porcine Epidemic Diarrhoea (PED), do
Rotavirus gây viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm. Các bệnh truyền nhiễm khác như: dịch
tả heo, giả dại… đều gây tiêu chảy với các đặc điểm khác nhau.
Các ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, sán lá cũng gây tiêu chảy.
2.3.4 Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Điều kiện ngoại cảnh là tiên quyết cho mọi nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.
Chúng ta có thể khắc phục để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.
Do chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái trong thời gian mang thai, trong khi nái nuôi
con, lúc sinh, không đúng kỹ thuật làm nái mắc hội chứng MMA.
Do chăm sóc heo con cắt, cột rốn, bấm răng, úm không đúng kỹ thuật làm heo
con yếu, heo mẹ không cho con bú.
Chuồng trại vệ sinh không tốt, dơ bẩn là nguồn gây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Kohler E.M (1996), cho rằng tỉ lệ mắc bệnh do E.coli chịu ảnh hưởng rất lớn do
việc quản lý đàn và dụng cụ chăn nuôi nên mục tiêu cơ bản đầu tiên để phòng tiêu
chảy do E.coli là vệ sinh tốt.
Các yếu tố stress tác động rất lớn đến heo con. Theo Đào Trọng Đạt (1964), các
tác nhân ngoại cảnh như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt, lạnh tác động
vào cơ thể heo con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
Đặc biệt ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa nắng nhiệt độ quá cao

có khi trên 36oC, mùa mưa độ ẩm lại rất cao. Thời điểm chuyển mùa là thời gian đặc
biệt nguy hiểm đối với heo con vì thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột. Điều kiện
chuồng trại khó tránh được tất cả các nhược điểm đó của khí hậu. Heo con chỉ thích
hợp với nhiệt độ từ 27 - 290C và ẩm độ 75 – 80%. Nên trong thời gian chuyển mùa, số
lượng heo con tiêu chảy tăng cao. Theo Hoàng Văn Tuấn và cộng tác viên (1998) tỷ lệ
chết do tiêu chảy tăng dần từ tháng 3, 4, 5 và từ tháng 6 tăng đột bíến đến tháng 10.
Các nguyên nhân dẫn đến chứng khó tiêu như kiến trúc chuồng nuôi không
thuận lơi, lạnh, ẩm ướt, không đủ chỗ cho heo vận động. Chuồng nhiều khí NH3 sẽ
kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, kích thích các niêm mạc, biến Hemoglobin
của hồng cầu thành hematin kiềm làm giảm Hemoglobin trong máu, lượng acid
cacbonic tăng lên làm suy giảm các quá trình oxy hoá trong cơ thể gây ra nhiễm acid,
9


heo con uể oải, giảm ăn. Nước nhiễm bẩn, nhiều NH3, Cl2, nitrat, SO4

2-

đều gây bất

lợi cho hoạt động của đường tiêu hóa (Niconxki, 1983).
Ngoài ra còn có các nguyên nhân như không đủ nước sạch cho heo uống, tập ăn
cho heo con với khẩu phần không thích hợp, không bổ sung kịp thời các chất cần thiết
cho heo con.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997), stress là phản ứng thích nghi chung. Trong bụng
mẹ, bào thai ở nhiệt độ 38-40 0C, ra ngoài phải đương đầu với nhiệt độ lạnh ẩm thay
đổi, các catecolamin sản xuất nhiều hơn, hoạt động hệ trục H-H-H (hypothalamus,
Hypophysis, Hyponephra) thay đổi để tự điều chỉnh. Nếu stress kéo dài, hoạt động của
hệ trục H-H-H rối loạn, các hormon kích thích viêm ở vỏ thượng thận tiết nhiều, các
receptor thụ cảm với các hormon ở dạ dày, ruột… dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày, ruột

là cơ hội tốt để vi khuẩn độc hại E.coli, Salmonella, Clostridium… tấn công gây tiêu
chảy.
2.4 Chứng tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Theo Phùng Ứng Lân (1986), tiêu chảy là một phản xạ bảo vệ cơ thể trước
những tác nhân bất lợi.
2.4.1 Sinh bệnh
Niconxki (1983) cho rằng thức ăn không được tiêu hoá, ruột non không hấp thu
được dưỡng chất là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn thối rữa phát triển và lên men.
Sự hình thành môi trường chứa trong ruột non làm giảm hoạt động của các tuyến tiêu
hoá tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh ra các độc chất dẫn đến giảm chức
năng bảo vệ của niêm mạc, các độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu gây rối loạn chức
năng của thận, tim, cơ quan khác gây ngộ độc. Nhu động mạnh dẫn đến tiêu chảy.
Nhiều tác giả cho rằng khoảng 1-25 ngày sau khi sinh heo con thiếu HCl tự do
làm giảm khả năng diệt khuẩn ở dạ dày, ruột tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có
hại trong đường ruột phát triển gây thối rữa từ đó sẽ sản sinh các sản phẩm độc như
indol, scatol, crezol và một số khí độc CH4, S, H2S… các vi khuẩn và độc tố tác động
lên niêm mạc ruột, gây viêm ruột, tăng nhu động gây tiêu chảy nước, mất chất điện
giải, máu bị cô đặc, cơ thể trúng độc. Cơ chế sinh bệnh có thể tóm tắt như sau:

10


Vi khuẩn

Quản lý,
stress

Tiêu thụ thức ăn vi
sinh vật
Enteritis

(diarrhea)

Virus

Nấm mốc

Các bệnh hệ
thống, dị ứng

Môi trường
độc tố

Kí sinh trùng

Đào Trọng Đạt (1995) cho rằng do rối loạn trao đổi muối - nước nên mô bào
mất khả năng giữ nước, trương lực mạch máu bị rối loạn, tính thấm của các mạch quản
tăng cao làm tăng dòng chảy từ các mô, mạch làm cơ thể mất nhiều Na, K, Mg buộc
cơ thể phải tiêu phí gluxit, lipit để bù đắp làm cho heo con bị kiệt sức dẫn tới chết.
2.4.2 Triệu chứng
Chứng tiêu chảy thường xảy ra trên heo từ 3-5 ngày tuổi nhưng nhiều trường
hợp chỉ vài giờ sau khi sinh.
Niconxki (1983), Đào Trọng Đạt (1995), Nguyễn Như Pho (1995) và Kohler
E.M (1996) miêu tả các triệu chứng thông thường trong chứng tiêu chảy heo con như
sau, heo con trở nên uể oải, không thích bú, lông xù, mất tinh anh, các niêm mạc mắt,
mũi, miệng trắng bệch, đôi khi có sắc thái vàng, heo con gầy sút, giảm trọng hàng
ngày tới 43% so với những con khác.
Tiêu chảy trong khi nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường, phân loãng có màu trắng
hay hơi vàng, nhiều bọt khí, heo con bệnh khát nước đôi khi ợ và nôn ra những chất có
mùi khó chịu, phân lỏng kiềm tính, đi phân 4-6 lần/ ngày.
Quan sát bên ngoài, da khô nhăn nheo, hai bên sườn hõm vào, bụng thót, một số

con rên rỉ, phân dính bê bết quanh hậu môn, hậu môn mở, heo con lờ đờ ít phản ứng,
11


thường nằm một chỗ. Trong trường hợp bệnh nặng, heo con mất phản ứng rõ rệt với
các kích thích, run cơ, co giật, nhiệt độ cơ thể giảm và chết.
Nếu điều trị hợp lý, kịp thời bệnh sẽ giảm dần, số lần đi phân ít lại và khỏi. Các
tác giả cũng lưu ý người chăm sóc vì trước khi heo con tiêu chảy có giai đoạn heo con
đi phân khó, phân nhỏ và đen có thể can thiệp ngăn chặn tiêu chảy kịp thời trước khi
xuất hiện các triệu chứng.
2.4.3 Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng như đã nêu trên, mỗi sáng cần kiểm tra sức khoẻ đàn
heo càng sớm càng tốt. Quan sát các dấu hiệu phân trên nền chuồng, tình trạng heo
mẹ, heo con, nhìn chung đàn sau đó quan sát từng con.
Nếu cần thiết, số lượng heo bệnh nhiều, đồng loạt nhiều bầy thì phải kiểm tra
các chỉ tiêu của heo con như: xét nghiệm vi trùng học, mổ khám bệnh tích những con
heo con chết điển hình của đàn. Gởi mẫu sớm, đúng qui định đến phòng xét nghiệm để
tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Làm kháng sinh đồ, xác định loại kháng sinh nhạy
cảm.
2.4.4 Điều trị
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên, việc điều trị phải nhanh chóng, tích
cực. Theo Nguyễn Như Pho (1995), cần cấp năng lượng, nước, chất điện giải ngay cho
heo con bằng nước sinh lý mặn ngọt, serum glucose 20ml/ ngày vào trong xoang bụng.
-Cấp kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển, có thể cho uống
hoặc chích.
-Cấp chất chát để bảo vệ niêm mạc ruột.
-Cấp các vitamin như A, B, C .., bổ sung Ca
-Sau khi bệnh thuyên giảm và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ nên
dùng các chế phẩm vi sinh vật như Biolactin, Neolactin… cho heo con uống để phục
hồi hệ vi sinh vật đường ruột.

Làm vệ sinh chuồng trại, giữ chuồng trại luôn đủ ấm, khô ráo. Cách ly heo bệnh
với các heo khác trong bầy. Các thuốc kháng khuẩn không được sử dụng bừa bãi vì
E.coli thường phát triển rất nhanh sự kháng thuốc (Kohler E.M, 1996).

12


2.4.5 Phòng bệnh
Trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đề nghị các
biện pháp phòng trừ tiêu chảy heo con.
Kohler E.M (1996) cho rằng 3 mục tiêu cơ bản để phòng tiêu chảy do E.coli là:
-Vệ sinh tốt để giảm lượng E.coli gây bệnh.
-Chăm sóc tốt để duy trì trạng thái sức khỏe tổng thể và dinh dưỡng của đàn
giống, duy trì sức đề kháng tự nhiên của heo con mới sinh tới mức cao nhất. Cho heo
con bú nhanh sau khi sinh và bú thuờng xuyên để đảm bảo nhận đủ lượng kháng thể
qua sữa đầu.
-Tăng sức đề kháng cho heo con bằng cách tiêm phòng vaccine cho heo mẹ
hoặc cho heo mẹ ăn các môi trường có cấy E.coli ở giai đọan cuối thai kỳ. Chương
trình chủng phải tùy mỗi đàn riêng biệt vì có nhiều chủng E.coli khác nhau cùng gây
tiêu chảy trên heo con theo mẹ. Chỉ các môi trường nuôi cấy E.coli thuần chủng phân
lập tại đàn mới có hiệu quả trên đàn đó. Chủng cho heo mẹ các vaccine có chứa kháng
thể chống yếu tố bám (pili) của vi khuẩn, heo con nhận kháng thể từ mẹ qua sữa đầu sẽ
được bảo vệ.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho heo con cần kích thích tiết HCl sớm và đủ bằng
cách cho uống HCl pha loãng hoặc dùng acid lactic (cho heo con ăn thức ăn 2-3% acid
lactic) (Phạm Khắc Hiếu, 1997)
Ở nước ta hiện nay sản xuất nhiều loại chế phẩm vi sinh vật sống đưa vào
đường ruột nhằm khống chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối và tạo thế quân bình
của hệ vi sinh vật đường ruột. Các chế phẩm thường gồm những vi sinh vật như:
Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Streptococcus faecalis (Đào Trọng Đạt và

cộng tác viên, 1995)
Quy trình nuôi heo công nghiệp cần phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y về
phòng chống bệnh dịch bệnh sẽ phòng được tiêu chảy do heo con.
Đào Trọng Đạt (1995) cho rằng để phòng chống tiêu chảy cho heo con theo mẹ
có ba chống là: chống lạnh, chống bẩn, chống ẩm và ba nên:
-Nuôi dưỡng tốt heo nái có mang theo từng thởi kỳ cho thích hợp với quy luật
phát triển của bào thai. Nuôi dưỡng tốt heo mẹ trong thời gian cho con bú, tránh thay
đổi thức ăn đột ngột.
13


-Tập cho heo con ăn sớm, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoáng, sắt, đồng, năng
lượng…
-Cho heo con và heo mẹ vận động đều đặn trong những ngày nắng ráo.
2.5 Các loại chế phẩm trong thí nghiệm
2.5.1 Gừng
Gừng còn được gọi là khương, sinh khương, can khương.
Tên khoa học Zingiber offcinale Rose
Thuộc họ Gừng Zingiberaceae
Hiện nay, cây gừng được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như các nước
Đông Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó Trung Quốc là nơi xuất khẩu lớn
nhất.
Ở Việt Nam, gừng cũng là cây trồng lâu đời và cho đến nay cây gừng được
trồng khắp nơi trong cả nước. Nó thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm vì vậy nó được
chọn làm cây để canh tác.
2.5.1.1 Thành phần hóa học
Trong gừng có từ 2 – 3% tinh dầu. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu 5%, chất béo
3,7%, tinh bột và các chất cay như zingerola, zingeron và shogaola.
Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878, nhiệt độ sôi là 155 – 300oC. Trong tinh dầu
còn có α camphen, β phelandren, zingiberen C15H24, một rượu sesquitecpen, một ít

xitrala bocneola và geraniola.
Nhựa gồm một nhựa trung tính, hai nhựa axit.
Gingerol là một chất lỏng sánh, màu vàng, không mùi, vị rất cay, nhiệt độ sôi là
235 – 240oC. Khi đun sôi với Ba(OH)2 sẽ bị phân giải cho những chất andehyt bay hơi,
những chất cay có tinh thể gọi là zingeron C11H14O3 và một chất ở thể dầu gọi là
shogaola (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Shogaola có nhiệt độ sôi là 201 -203oC.
Zingeron có tinh thể, nhiệt độ sôi là 40 – 41oC, vị rất cay.
2.5.1.2 Tác dụng của gừng
– Tác dụng thông thường
Theo Đông y, gừng tươi có tính cay, hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán hàn,
ôn trung, tiêu đờm, làm hết nôn, hành thủy, giải độc; dùng chữa ngoại cảm, nôn mửa,
14


×