Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THAY THẾ MỘT PHẦN CỎ TƯƠI VÀ HOÀN TOÀN THỨC ĂN HỖN HỢP BẰNG PHỤ PHẾ PHẨM TRONG KHẨU PHẦN NUÔI DƯỠNG BÒ LAI HOSLTEIN FRIESIAN THEO HƯỚNG LẤY THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.22 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THAY THẾ MỘT PHẦN CỎ TƯƠI VÀ HOÀN TOÀN THỨC
ĂN HỖN HỢP BẰNG PHỤ PHẾ PHẨM TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI DƯỠNG BÒ LAI HOSLTEIN FRIESIAN
THEO HƯỚNG LẤY THỊT

Họ và tên sinh viên : THẠCH THỊ MỸ TRANH
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y 29

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 9/2008


THAY THẾ MỘT PHẦN CỎ TƯƠI VÀ HOÀN TOÀN THỨC ĂN HỖN
HỢP BẰNG PHỤ PHẾ PHẨM TRONG KHẨU PHẦN NUÔI DƯỠNG
BÒ LAI HOSLTEIN FRIESIAN THEO HƯỚNG LẤY THỊT

Tác giả



THẠCH THỊ MỸ TRANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH
Ths. PHẠM HỒ HẢI

Tháng 9/2008
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng đến ba mẹ người đã suốt đời hy sinh cho con có được ngày hôm nay
Xin tỏ lòng biết ơn
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập.

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc gửi đến
-

Tiến sĩ: Trần Văn Chính - Bộ môn Di Truyền Giống – Khoa Chăn Nuôi Thú Y.


-

Thạc sĩ: Phạm Hồ Hải – phòng Công Nghệ Chăn Nuôi - Viện Khoa Học Nông
Nghiệp Miền Nam.

Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quí báo cho tôi
trong quảng đường học tập và hoàn thành tốt luận văn.
Chân thành biết ơn
-

Ban Giám Đốc Công ty cổ phần Bò Sữa Long Thành Đồng Nai.

-

Cùng các anh chị kỹ thuật và công nhân viên trong đội chăn nuôi.

-

Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực
tập tại địa phương.

Chân thành cảm ơn
-

Các bạn bè thân mến lớp thú y 29 đã chia sẽ, động viên tôi trong suốt thời gian
qua những người đã góp sức cùng tôi hoàn thành cuốn luận văn này.

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm được tiến hành tại trại bò sữa Long Thành - Đồng Nai, thời gian từ
ngày 25/2/2008 đến 25/6/2008. Nhằm theo dõi một số chỉ tiêu về tăng trưởng, tiêu tốn
thức ăn/kg tăng trọng, sức sống, và sơ bộ tính hiệu kinh tế đàn bò của các lô thí
nghiệm với bò từ 11-12 tháng tuổi đến khi kết thúc thí nghiệm lúc 15-16 tháng tuổi.
Thí nghiệm tiến hành trên 21 con bò chia làm 3 lô với 3 khẩu phần khác như
sau:
Lô I: thức ăn hỗn hợp cho bò thịt, cỏ sả lá nhỏ và rơm khô.
Lô II: hèm bia, bã khoai mì, cỏ sả lá nhỏ, rơm ủ urea 4%.
Lô III: hèm bia, bã khoai mì, cỏ sả lá nhỏ, rơm ủ urea 4% và rơm khô.
- Trong điều kiện thí nghiệm tạii trại thì các lô có tăng trọng ngày thứ tự là lô I, lô
II và lô III là 433 (g/con/ngày) và 361 (g/con/ngày) thấp hơn so với lô I
481(g/con/ngày). Tuy nhiên sự chênh lệch chưa đáng kể.
- Lượng tiêu tốn vật chất khô/ kg tăng trọng theo thứ tự của 3 lô thí nghiệm I, II
và III là 6,76 (kg), 7,42 (kg) và 6,83 (kg) sự chênh lệch này khác biệt không đáng kể.
- Lượng tiêu tốn protein/ kg tăng trọng theo thứ tự của 3 lô thí nghiệm I, II và III
là 636,33 (g), 932,88 (g) và 677,19 (g) cũng khác biệt không đáng kể.
- Năng lượng tiêu tốn KCal/ kg tăng trọng theo thứ tự của 3 lô thí nghiệm I, II và
III là 11963 (Kcal), 10933,77 (Kcal) và 9682,78 (Kcal) và sự khác biệt này cũng
không đáng kể.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii

Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
1.2.1. MỤC ĐÍCH ...........................................................................................................2
1.2.2. YÊU CẦU .............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................3
2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THÚ NHAI LẠI .....................................................4
2.2.1. Cấu trúc của dạ dày ...............................................................................................4
2.2.2. Sự nhai lại và ợ hơi................................................................................................5
2.2.3. Hệ vi sinh vật dạ cỏ ...............................................................................................5
2.2.4. Tác động tương hỗ giữa các loài vi sinh vật dạ cỏ ................................................7
2.2.5. Các quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ ..................................................................8
2.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NGUỒN THỨC ĂN CHO BÒ THÍ NGHIỆM .............11
2.3.1. Thức ăn thô..........................................................................................................11
2.3.2. Thức ăn tinh.........................................................................................................11
2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................15
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM.........................................................15
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...........................................................................16
3.2.1. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................16
3.2.2. Khẩu phần cho bò thí nghiệm..............................................................................16
iv


3.2.3. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò thí nghiệm .............................................18

3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................21
4.1 TRỌNG LƯỢNG SỐNG ........................................................................................21
4.2. TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI CỦA ĐÀN BÒ THÍ NGHIỆM .............................23
4.3. TIÊU THỤ THỨC ĂN...........................................................................................25
4.4. TIÊU TỐN THỨC ĂN...........................................................................................29
4.5. TỶ LỆ SỐNG .........................................................................................................34
4.6. HIỆU QUẢ CHÊNH LỆNH KINH TẾ .................................................................34
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................36
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................36
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37
PHỤ LỤC .....................................................................................................................38

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cp

: Protein



: Giai đoạn

ME

: Năng lượng


TL

: Trọng lượng

TT

: Tăng trọng

VCK

: Vật chất khô

TN

: Thí nghiệm

NPN

: Nitơ phi protein

Tp

: Thành phố

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Công thức làm bánh dinh dưỡng...................................................................13

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................16
Bảng 3.2: Khẩu phần ăn cho bò các lô thí nghiệm........................................................17
Bảng 3.3: Bảng giá trị thành phần dinh dưỡng các loại thực liệu .................................17
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần ăn của bò các lô thí nghiệm...........17
Bảng 4.1: Trọng lượng sống..........................................................................................21
Bảng 4.2: Bảng tăng trọng tuyệt đối của đàn bò thí nghiệm .........................................23
Bảng 4.3: Bảng tiêu thụ VCK của bò thí nghiệm..........................................................25
Bảng 4.4: Bảng tiêu thụ protein.....................................................................................26
Bảng 4.5: Tiêu thụ năng lượng......................................................................................28
Bảng 4.6: Tiêu tốn VCK................................................................................................29
Bảng 4.7: Tiêu tốn protein.............................................................................................31
Bảng 4.8: Tiêu tốn năng lượng......................................................................................32
Bảng 4.9: Hiệu qủa chênh lệch kinh tế..........................................................................35

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng tích lũy của đàn bò thí nghiệm ............................................22
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối trung bình của đàn bò thí nghiệm ...........................24
Biểu đồ 4.3: Tiêu thụ vật chất khô/con/ngày.................................................................25
Biểu đồ 4.4: Tiêu thụ protein/con/ngày.........................................................................27
Biểu đồ 4.5: Tiêu thụ năng lượng..................................................................................28
Biểu đồ 4.6: Tiêu tốn VCK............................................................................................30
Biểu đồ 4.7: Tiêu tốn protein.........................................................................................31
Biểu đồ 4.8: Tiêu tốn năng lượng..................................................................................33

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải
thiện, yêu cầu tiêu dùng thực phẩm thịt nói chung và thịt bò nói riêng ngày càng cao.
Giá thịt bò trên thị trường không ngừng gia tăng và cao hơn giá thịt heo cùng loại từ
30% - 40%.
Ngành chăn nuôi bò thịt của nước ta cũng đã có những bước khởi đầu xây dựng
đàn bò thịt từ những thập niên 70 đến nay, đã nghiên cứu xác định một số nhóm bò lai
để nuôi thịt như Brahman, Droughtmaster.. và các bò lai như F1 (Charolais  lai Sind) ,
F1 (Simmental  lai Sind) , F1 (Hereford  lai Sind), F1 (Brahman  lai Sind), F1
(Immental  lai Sind)…. Những nhóm giống bò này đã tỏ ra thích hợp với điều kiện
nuôi dưỡng tại một số nơi ở Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có
thể vỗ béo bò địa phương và bò lai Sind để nâng cao chất lượng thịt bằng các loại phụ
phẩm công, nông nghiệp, thức ăn thô xanh, thô khô sẵn có tại địa phương hoặc thức ăn
tinh, thức ăn hỗn hợp…mua với giá rẻ. Bên cạnh đó, người ta còn có thể nuôi tận dụng
bê đực hướng sữa không dùng làm giống để tăng nguồn thịt bò hàng hóa.
Những kết quả trên đã góp phần mở ra một hướng phát triển khá tốt cho ngành
chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam. Tuy nhiên, giá thức ăn hỗn hợp cho gia súc không
ngừng gia tăng, vì vậy việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương dễ kiếm, rẻ
tiền và cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định được người chăn nuôi rất quan tâm như bã
mì, vỏ khoai mì, hèm bia, rơm ủ ure….Vì vậy, thử nghiệm nuôi vỗ béo bò lai Holstein
Friesian hướng sữa lấy thịt bằng những thực liệu sẵn có tại địa phương để thay thế một
phần thức ăn hỗn hợp đắt tiền được đặt ra nhằm đạt được chi phí nuôi dưỡng thấp hơn
nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng bình hoặc tốt hơn cho bò thịt là điều hết sức
cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp nhận của Bộ Môn Di Truyền
Giống Động Vật– Khoa Chăn Nuôi Thú Y –Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và
1



Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam. Dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ
Trần Văn Chính và Thạc sĩ Phạm Hồ Hải, chúng tôi thực hiện đề tài “THAY THẾ
MỘT PHẦN CỎ TƯƠI VÀ HOÀN TOÀN THỨC ĂN HỖN HỢP BẰNG PHỤ PHẾ
PHẨM TRONG KHẨU PHẦN NUÔI DƯỠNG BÒ LAI HOSLTEIN FRIESIAN
THEO HƯỚNG LẤY THỊT”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. MỤC ĐÍCH
Đánh giá khả năng tăng trưởng của bò lai Hosltein Friesian khi sử dụng rơm ủ
urê thay thế cỏ tươi để đề xuất một khẩu phần nuôi dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.
1.2.2. YÊU CẦU
Theo dõi một số chỉ tiêu về tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, sức
sống, và sơ bộ tính hiệu kinh tế đàn bò của các lô thí nghiệm với bò từ 11-12 tháng
tuổi đến khi kết thúc thí nghiệm lúc 15-16 tháng tuổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bò lai Holstein Friesian là kết quả lai tạo giữa tinh bò Holstein Friesian thuần
với bò cái nền lai Sind nhằm tạo ra các nhóm giống bò sữa với các mức độ lai F1, F2,
F3 F4 theo thứ tự có 50% , 75%, 87,5%, 93,75% máu giống bò Holstein Friesian có khả
năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Các nhóm bò lai này nhìn chung
có sắc lông đen hay lang trắng đen, đầu có đốm trắng. Bò lai được cải thiện về tầm
vóc, khả năng sinh trưởng, cho sữa và khả năng cho thịt so với giống bò địa phương
nếu được nuôi với khẩu phần thích hợp.
Hầu hết các nước có truyền thống sản xuất thịt bò điều khai thác thịt từ đàn bò

hướng chuyên thịt, nhưng ở các nước châu Âu, người ta cũng nhận thấy thịt bò từ
những con bê đực hướng sữa là chấp nhận được và việc khai thác này ngày càng lan
rộng. Ở nước Anh, lượng thịt bò từ đàn bê hướng sữa chiếm 40% tổng sản lượng thịt
trong cả nước ( Lê Viết Ly, 1995).
Tương tự, lượng bò đực lai hướng sữa cũng khá nhiều chiếm ½ tổng đàn bê sữa
được sản xuất ra hàng năm tại Việt Nam cũng rất lớn, chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí
Minh, với tổng đàn bò sữa hiện nay khoảng 60.000 con thì số bê đực lai không dùng
làm giống mà sẽ được nuôi theo hướng lấy thịt có một tiềm năng rất lớn.
Mục tiêu của việc nuôi bò lấy thịt là làm thế nào để trong thời gian ngắn nhất sao
cho đạt khối lượng lớn, quầy thịt có chất lượng cao mà chi phí thức ăn cho 1kg tăng
trọng là thấp nhất.
Tận dụng các phụ phế phẩm của các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến
như rỉ mật đường, vỏ khoai mì khô, mày bắp, hèm bia, rơm lúa,… rẻ tiền để nuôi bò
thịt tạo ra sản phẩm thịt bò có giá trị cao để tăng thu nhâp cho người chăn nuôi, đặc
biệt là trong bối cảnh giá thức ăn gia súc không ngừng gia tăng như hiện nay là một
hướng nghiên cứu nên được thực hiện.

3


2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA THÚ NHAI LẠI
2.2.1. Cấu trúc của dạ dày
Dạ dày bò nói riêng hay dạ dày thú nhai lại nói chung được phân ra làm 4 ngăn
gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá
sách được gọi là dạ dày trước.
*Dạ cỏ
Nằm phía bên trái xoang bụng, là túi lớn nhất, chiếm 85 – 90% dung tích dạ
dày, 75% dung tích đường tiêu hóa. Vai trò của dạ cỏ là tích trữ, nhào trộn và chuyển
hóa thức ăn. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hóa mà niêm mạc có nhiều núm gai, do đó tiêu
hóa thức ăn nhờ hệ vi sinh vật lên men yếm khí tạo ra accid béo bay hơi, sinh khối vi

sinh vật và các khí như Metan (CH4), cacbonic (CO2). Phần lớn các axít béo bay hơi
được hấp thu qua vách dạ cỏ trở thành nguồn năng lượng chính cho gia súc nhai lại.
Các khí thể được thảy ra ngoài qua phản xạ ợ hơi. trong dạ cỏ còn có sự tổng hợp các
vitamin nhóm B và vitamin K. Sinh khối vi sinh vật và các thành phần không lên men
được chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hóa.
* Dạ tổ ong
Là túi nối liền với dạ cỏ, niêm mạc có cấu tạo giống như tổ ong. Dạ tổ ong có
chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lai dạ
cỏ, đồng thời đẩy thức ăn dạng lỏng vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp việc đẩy thức
ăn lên miệng để nhai lại. sự lên men và hấp thu các chất dinh dưỡng tương tự như ở dạ
cỏ.
* Dạ lá sách
Là túi lớn thứ ba, niêm mạc được cấu tạo thành nhiều nếp gấp (tương tự như
các tờ giấy của quyển sách). Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền ép các tiểu phần
thức ăn, hấp thu nước, muối khoán và các acid béo bay hơi trong dưỡng chất đi qua.
*Dạ múi khế
Là dạ dạy tuyến gồm có thân vị và hạ vị. Các dịch tuyến múi khế được tiết liên
tục vì dưỡng chất từ dạ dày trước thường xuyên được chuyển xuống. Dạ múi khế có
chức năng tiêu hóa bằng enzym tương tự như dạ dày đơn nhờ có HCl, pepsin, kimozin,
và lipaza.

4


2.2.2. Sự nhai lại và ợ hơi
* Sự nhai lại
Nhai lại là hoạt động sinh lý bình thường của loài nhai lại. Trong quá trình nhai
lại, con vật ợ lên và nhai lại một miếng hoặc một viên thức ăn thô. Mỗi viên được nhai
lại khoản một phút. Mỗi ngày bò cần trung bình 8 giờ cho nhai lại. Thời gian này khác
nhau tùy thuộc vào loại thức ăn trong khẩu phần, thức ăn thô cứng thời gian này dài

hơn. Sự nhai lại làm cho thức ăn mịn hơn, làm gia tăng diện tích tiếp xúc với vi sinh
vật để phân giải hiệu quả hơn.thức ăn sau khi nhai lại bị ngấm nước trở nên nặng hơn
nên đi về phía dạ tổ ong, sau đó chuyển lên dạ lá sách. Bò nhai lại nhiều thì nước bọt
sẽ được tiết ra nhiều làm giảm tính acid dạ cỏ, làm tăng độ tiêu hóa chất sơ (Lê Đăng
Đảnh và ctv, 2004).
* Sự ợ hơi
Quá trình tiêu hoa thức ăn trong dạ dày thú nhai sinh ra một lượng khí (hơi)
nhiều hơn đáng kể so với thú dạ dày đơn. Sự lên men vi sinh vật trong dạ cỏ có dẫn
đến sự hình thành những chất khí (chủ yếu là khí carbonic và khí methan). Những khí
này thoát ra nhanh chóng nhờ sự ợ hơi, lượng khí nhỏ còn lại được hấp thu vào máu và
được thải ra ở phổi nhờ sự hô hấp.
2.2.3. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tap và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần, gồm có 3
nhóm chính: Vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi).Dạ
cỏ không tiết dịch tiêu hóa và acid chlohydric nên không có quá trình tiêu hóa hóa học
như ở dạ múi khế. Tại dạ cỏ diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học nhờ lên men vi sinh vật,
số lượng vi sinh vật dạ cỏ rất lớn, ước tính 1ml dịch dạ cỏ có từ 25 – 50 tỷ vi khuẩn và
khoảng 200 ngàn – 500 ngàn động vật nguyên sinh. Những vi sinh vật có trong dạ cỏ
là những vi sinh vật có lợi, không gây độc hại cho gia súc, chúng giúp gia súc nhai lại
có thể tiêu hóa được chất xơ và các thức ăn thô, sử dụng được Nitơ phi protein, biến
đổi chất xơ và các chất bột đường thành acid béo bay hơi – nguồn cung cấp năng
lượng cho loài nhai lại. Các vi sinh vật còn tổng hợp nên các chất dinh dưỡng như:
Vitamin nhóm B, vitamin K và tấc cả các acid amin thiết yếu cho gia súc nhai lại.
Vi sinh vật xuất hiện trong dạ cỏ của loài nhai lại ở lứa tuổi còn non. Chúng
được cảm nhiễm vào dạ cỏ qua thức ăn, nước uống và truyền từ gia súc trưởng thành
5


sang gia súc non. Vi sinh vật sống và phát triển mạnh được trong dạ cỏ là nhờ tại đây
có các điều kiện thích hợp như:

• Nhiệt độ luôn được duy trì ổn định ở 38 – 420C.
• pH ổn định ở mức 6,0 – 7,1 nhờ nước bọt được tiết xuống liên tục, trung hòa
các acid sinh ra trong quá trình lên men.
• Môi trường yêm khí.
• Nguồn dinh dưỡng dồi dào do thức ăn được đưa vào liên tục và lưu lại lâu.
Vi khuẩn (Bacteria)
Chiếm số lượng lớn nhất và cũng phong phú về chủng loại. Đến nay người ta
phát hiện trên bò 60 loài vi khuẩn khác nhau. Trong dạ cỏ, phần lớn các vi khuẩn bám
vào các mẩu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào động vật nguyên sinh.
Số còn còn lại khoản 30% ở thể tự do. Vi khuẩn dạ cỏ được phân loại dựa vào cơ chất
mà vi khuẩn sử dụng hoặc sản phẩm lên men cuối cùng của chúng như: Vi khuẩn phân
giải cellulose, vi khuẩn phân giải tinh bột, vi khuẩn phân giải đường, vi khuẩn phân
giải protein,…
Động vật nguyên sinh (protozoa)
Động vật nguyên sinh chỉ xuất hiện trong dạ cỏ khi bê bắt đầu ăn thức ăn thực
vật thô. Đến nay người ta phát hiện thấy có 120 loài động nguyên sinh trong dạ cỏ,
mỗi loài gia súc nhai lại có số loài động vật nguyên sinh khác nhau. Động vật nguyên
sinh có vai trò quan trọng trong tiêu hoá tinh bột và đường. chúng có khả năng nuốt
tinh bột ngay sau khi ăn và dự trữ dưới dạng amilopectin, có thể phân giải về sau hoặc
không bị lên men ở dạ cỏ mà được phân giải thành đường đơn và hấp thu ở ruột. Điều
này không những quan trọng đối với động vật nguyên sinh mà còn có ý nghĩa dinh
dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng đệm chống phân giải đường quá nhanh làm
giảm pH đột ngột, đồng thời cung cấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân
vi sinh vật dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn.
Ngoài ra, động vật nguyên sinh trong dạ cỏ còn có tác động cơ học, xé rách
màng tế bào thực vật, làm tăng diện tích tiếp xúc của thưc ăn và vì vậy thức ăn dễ dàng
chịu tác động của vi khuẩn. Động vật nguyên sinh còn bảo tồn machi nối đôi của các
acid béo không no quan trọng đối với gia súc như acid linolenic, acid linonic trách cho
vi khuẩn làm no.
6



Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí. Chúng xâm nhập vào cấu trúc thực vật của
thức ăn, phá vở thành tế bào, làm giảm độ bền của cấu trúc này, tạo điều kiện cho quá
trình nhai lại cũng như cho vi khuẩn và các men của chúng phân giải cellulose.
Nấm cũng tiết ra các loại men tiêu hoá xơ, có khả năng tấn công các tiểu phần
lên men cứng và tấn công chúng. Như vật sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu
hoá xơ, điều đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hoá các thức ăn xơ thô bị lignin hoá.
2.2.4. Tác động tương hỗ giữa các loài vi sinh vật dạ cỏ
Quá trình lên men trong dạ cỏ là một quá trình liên tục và có nhiều loài vi sinh
vật tham gia, giữa các loài vi sinh vật có quan hệ cộng sinh và có sự phân chia chức
năng hết sức chặt chẽ. Sản phẩm phân giải các các chất trong thức ăn của một loài này
lại là chất dinh dưỡng cho một loài khác. Ví dụ, vi khuẩn phân giải protein cung cấp
amoniac, acid amin và isoacid cho vi khuẩn phân giải sơ.
Tuy nhiên, giữa động vật nguyên sinh và vi khuẩn cũng có những tác động tiêu
cực trong quá trình tiêu hoá. Động vật nguyên sinh ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do đó làm
giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hoá protein trong dạ cỏ, với các loại thức ăn dễ tiêu
hoá thì điều này không có ý nghĩa lớn nhưng với các loại thức ăn nghèo nitơthì động
vật nguyên sinh sẻ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung.
Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh sinh tồn. Ví dụ, khi
khẩu phần thức ăn của bò giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn
phân giải cellulose sẽ giảm và kéo theo tỷ lệ tiêu hoá sơ thấp. Vì sự có mặc của một
lượng tinh bột đáng kể trong khẩu phần phân giải bột đường phát triển nhanh, các vi
khuẩn này làm cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho vi khuẩn
phân giải xơ như các loại khoán, amoniac, các acid amin,…Mặc khác, tương tác tiêu
cực giữa vi sinh khuẩn phân giải tinh bột và vi khuẩn phân giải xơ còn liên quan đến
pH trong dạ cỏ quá trình phân giải xơ diễn ra mạnh nhất khi pH của dịch dạ cỏ lớn hơn
6,2 trong khi đó hiệu quả phân giải tinh bột cao nhất khi pH < 6.0. Như vậy, khi tỷ lệ
thức ăn tinh (tinh bột) trong khẩu phần cao thì các chất bột đường dễ tiêu sẽ được phân

giải nhanh trong dạ cỏ và ức chế hoạt động của các vi khuẩn phân giải chất xơ, đồng
thời đó cũng là nguyên nhân dễ dàng dẫn đến tình trạng chướng hơi dạ cỏ, acid máu
(huyết toan), sưng gan và hư móng chân (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004).
7


Như vậy, thành phần các chất dinh dưỡng, tỷ lệ tinh - thô trong khẩu phần của
bò có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hệ vi sinh vật dạ cỏ và mối tương tác
giữa chúng. Khẩu phần giàu dinh dưỡng và cân đối là tiền đề cho các vi sinh vật phát
triển, không gây sự cạnh tranh giữa chúng, mặt cộng sinh có lợi có xu thế thể hiện rõ.
Nhưng khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự canh tranh gay gắt, ức chế lẫn nhau
và làm cho quá trình lên men nói chung có khuynh hướng bất lợi. Một khi nhóm vi
sinh vật nào đó không có được những điều kiện thích hợp để phát triển thì chúng sẽ bị
chết dần đi đồng thời làm thay đổi thành phần của nhiều nhóm vi sinh vật khác. Kết
quả là các quá trình tiêu hoá thức ăn bị rối loạn và ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức
khỏe cũng như năng suất của thú nhai lại.
2.2.5. Các quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ
* Tiêu hoá chất xơ
Trong thực vật, cellulose chiếm 40 – 50% khối lượng, sự tiêu hoá cellulose
được tiến hành nhờ dạ cỏ, đầu tiên nguyên sinh động vật phá vỡ mạng cellulose, một
mặt tạo điều kiện cho vi sinh vật lên men, mặt khác để lộ những thành phần bên trong
tế bào chất như tinh bột, đường, protein,…để chúng dễ dàng tiêu hoá. Nguyên sinh
động vật còn có thể lên men cellulose thành các acid béo bay hơi, 80% cellulose và
hemicellulose bị phá vỡ bởi nguyên sinh động vật, được lên men dưới tác động của vi
khuẩn thành những acid béo bay hơi (Nguyễn Văn Thuỷ, 2006).
Xơ rất quan trọng trong khẩu phần, cung cấp khoản 60% nhu cầu năng lượng
cho con vật. Khi thiếu chất xơ (hàm lượng chất khô thấp hơn 13% chất khô khẩu phần)
sẽ sinh ra rối loạn tiêu hoá. Khi hàm lượng xơ cao, khẩu phần sẽ thiếu năng lượng,
thức ăn trong khẩu phần có tỷ lệ tiêu hoá kém (Đinh Văn Cải, 2007).
* Tiêu hoá tinh bột và đường

Trong khẩu phần thức ăn thú nhai lại nói chung và bò thịt nói riêng, tinh bột và
đường có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của vi sinh vật hữu ích. Vi khuẩn và nguyên
sinh động vật phân giải tinh bột thành polisaccharide, glycogen và amilopectin. Những
đường đa này được lên men và tạo thành acid béo bay hơi, trong đó sự lên men dần
dần của amilopectin có ý nghĩa ngăn ngừa sự lên men quá nhanh, hình thành quá nhiều
thể khí có thể gây chướng hơi dạ cỏ, các đường dễ tiêu như monosaccharide,
disaccharide cũng được lên men thành acid béo bay hơi và một lượng acid lactic đáng
8


kể. vì thế nếu cho ăn một lượng lớn chất bột dường dễ tan thì acid sẽ tạo ra nhiều, làm
cho pH giảm dạ cỏ giảm và ức chế hoạt động của vi sinh vật phân giải chất xơ dẫn đến
bệnh. Tuy nhiên, thiếu chất bột đường thì khẩu phần sẽ thiếu năng lượng, bò tăng
trọng chậm và giảm sản lượng sữa (Nguyễn Văn Thuỷ, 2006; Đinh Văn Cải, 2007).
* Tiêu hoá chất béo
Chất béo đi vào dạ cỏ cũng được phân giải vi sinh vật glycerin và acid béo.
Glycerin được vi sinh vật lên men thành acid propionic.
Sản phẩm của quá trình lên men các chất dinh dưỡng như xơ, tinh bột, đường
và chất béo là các acid béo hơi. Các acid béo này được hấp thu gần như hoàn toàn qua
thành dạ cỏ theo máu đến gan, một phần được giữ lại gan để được oxy hoá cung cấp
năng lượng cho cơ thể, phần khác được chuyển vào mô bào, đặc biệt tới mô tuyến vú
để góp phần tạo thành mỡ sữa.
* Tiêu hoá protein
Vi sinh vật dạ cỏ tiêu thụ lượng protein trong khẩu phần bằng cách phân giải
thành peptid rồi thành amino acid. Amino acid tiếp tục lên men tạo thành NH3 để tổng
hợp thành protein của bản thân vi sinh vật. Trung bình cứ 1g chất hữu cơ tiêu hoá
trong dạ cỏ tạo ra được 32g nitrogen vi sinh vật. mỗi ngày một con bò trung bình có
thể tạo ra được khoản 100 - 150g protein vi sinh vật, xác của chúng theo thức ăn
xuống ruột non và được tiêu hoá trở thành protein có giá trị rất cao cho bò.protein dễ
tan trong khẩu phần nhanh chóng được tiêu hoá trong dạ cỏ rồi tái sử dụng để tổng hợp

thành protein vi sinh vật. Protein vi sinh vật có thể chiếm 50 - 90% tổng số protein vào
ruột non để được tiêu hoá và hấp thu. Phần protein trong thức ăn không bị lên men và
chuyển hoá (khoãn 20 -60%) gọi là protein thoát qua được đưa nguyên vẹn xuống dạ
múi khế và vào ruôt non để được tiêu hoá (Nguyên Văn Thuỷ, 2006).
* Tiêu hoá chất Nitơ phi protein
Vi sinh vật dạ cỏ cũng có khả năng biến các chất Nitơ phi protein như urea
thành protein vi sinh vật. vi sinh vật tiết enzym urea thành NH3 và CO2, lượng NH3
này được vi sinh vật sử dụng để biến thành protein cho bản thân chúng.
Nhờ vi sinh dạ cỏ, urea và các chất NPN khác có thể được bổ sung phải thực
hiện từ từ kèm theo một lượng đường dễ tan để vi sinh vật có đủ năng lượng hoạt động

9


để hết năng lượng NH3 sinh ra, dư thừa quá mức NH3 sẽ gây ngộ độc. Có thể thay thế
khoản 30% nhu cầu protein trong ngày của thú bằng nitrogen trong urea.
* Cơ chế sử dụng urea
Urea đi vào dạ cỏ qua thức ăn hoặc là nước bọt. Urea trong nước bọt là từ máu
do kết quả khử độc amoniac ở gan trong các phản ứng của chu trình ornithine. Khi
trong thức ăn thiếu các chất nitrogen thì urea đi vào dạ cỏ không những từ nước bọt
mà còn từ vách dạ cỏ tách ra.
Trong dạ cỏ, urea nhanh chóng được hòa tan và thuỷ phân thành NH3, CO2,
H2O dưới tác dụng của enzyme urea do vi sinh vật tiết ra. Vi sinh vật dạ cỏ dùng
amoniac (NH3) tổng hợp các acid amin cần thiết cho sự sinh trưởng theo phản ứng
amin hoá hoàn nguyên và keto acid. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các acid
amin (thay thế và không thay thế), những acid amin này lại được sử dụng để tông hợp
protein của chính vi khuẩn, nhờ đó mà chúng phát triển và đó là nguồn protein của thú
nhai lại.
Quá trình tổng hợp đạm của vi sinh vật trong dạ cỏ gắn liền với hoạt động lên
men phân giải cellulose, các chất glucid khác và tình hình các acid hữu cơ, sản phẩm

phụ. NH3 là thành phần chứa nitơ hoà tan trong dung dịch dạ cỏ. Nồng độ NH3 tuỳ
thuộc vào số lượng và độ hoà tan của protein trong khẩu phần, khối lượng urea trong
khẩu phần nước bọt đi vào dạ cỏ và mức độ NH3 đươc hấp thu vào dạ cỏ. Trong dạ cỏ
khi NH3 được sản xuất quá nhanh hoặc khi nồng độ NH3 tăng quá cao, lượng NH3 khá
lớn được hấp thu trực tiếp vào máu được chuyển ngược lại thành urea tại gan bài tiết
qua thận và mất đi. Tuy vậy vẫn còn một lượng nhỏ urea ở trong máu và các thể dịch
có thể chuyển vào nước bọt và trở lại dạ cỏ. Do đó khi nồng độ NH3 trong máu quá
cao có thể gây ra ngộ độc vì gan không đủ chuyển hoá hết NH3 thành urea được.
Như vậy, nồng độ NH3 trong dạ cỏ cần có thời gian cho hệ vi sinh vật sử dụng
tổng hợp đạm. Sự thuỷ phân urea nhanh hơn gấp 4 lần so với sự đồng hoá NH3 của vi
sinh vật, sự thuỷ phân chậm lại thì hiệu quả sử dụng NH3 của vi sinh vật sẽ cao hơn.
Do vậy cung cấp NH3 từ urea càng nhiều lần trong ngày càng tốt. Khi khẩu phần có
urea hay NPN (nito phi protein) thì việc bổ sung glucid dễ lên men (tinh bột, rỉ đường)
vào khẩu phần sẽ là tăng tốc độ đưa NH3 vào trong tế bào vi sinh vật đồng thời glucid
dễ lên men cung cấp một phần năng lượng đáng kể cho hoạt động của vi sinh vật dạ
10


cỏ. Đối với khẩu phần thấp đạm thì nên bổ sung urea với những lượng nhỏ và cho ăn
nhiều lần trong ngày, điều này có thể thực hiện bằng cách trộn urea vào thức ăn tinh
hay tạo hỗn hợp urea bằng khối đá liếm (trích Nguyễn Văn Thuỷ, 2006).
2.3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NGUỒN THỨC ĂN CHO BÒ THÍ NGHIỆM
2.3.1. Thức ăn thô
* Rơm lúa ủ urea
Rơm lúa là nguồn thức ăn rất phổ biến và dồi dào cho bò. Rơm có tỷ lệ đạm
thấp, khoảng 3-4% và độ tiêu hóa thấp do có hàm lượng ligin cao. Để tăng độ tiêu hóa
và tỷ lệ đạm của rơm lúa, ta có biện pháp sử lý nhằm làm thay đổi một số tính chất lý
hóa của rơm để tăng khả năng phân giải của vi sinh vật với thành phần xơ, đồng thời
làm tăng tính ngon miệng và nâng cao tỷ lệ tiêu hóa bò.
Kỹ thuật ủ rơm với ure

Công thức ủ: Rơm khô 100kg + urea 4kg + nước sạch 70 - 100 lít.
Cách ủ: Cho rơm vào túi ủ thành từng lớp dày khoảng 20 - 30cm. Sau đó tưới
nước đã hòa tan urea cho thấm ướt đều tất cả lớp rơm. Vừa tưới vừa giẫm lên rơm để
nén và tạo sự yếm khí. Tiếp tục cho lớp rơm khác và lại tưới đều. Lần lượt làm như
vậy đến khi ẩm hết lượng rơm cần sử lý. Sau đó buộc chặt lại túi, tránh nắng, mưa và
tránh ẩm ướt. sau 10 - 15 ngày thì lấy ra cho bò ăn.
2.3.2. Thức ăn tinh
* Hèm bia
Là phụ phế phẩm sản của nghành rượu bia, là loại thức ăn tương đối dễ tiêu, có
tỷ lệ xơ khoảng 15-25 %. Tuy nhiên do có tỷ lệ nước khoảng 80% nên khó dự trữ lâu,
nếu muốn có thể dự trữ hèm bia với 5% muối (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004).
* Bã khoai mì (bã mì)
Bã mì là phụ phẩm sau khi chiếc xuất tinh bột từ củ khoai mì (củ sắn). Xác mì
nghèo protein (1,5 - 1,6), hàm lượng xơ thấp (10 - 11%), tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ cao
(92 - 93%). Vì vậy bã khoai mì là một loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt cho
trâu bò. Tuy nhiên khi sử dụng cần được bổ sung protein, khoán và vitamin vì những
thành phần này trong củ mì không đáng kể. Nước ta là một nước trồng khoai mì mỗi
năm cho ra một lượng lớn bã mì nhưng chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ để nuôi trâu bò.
Lý do chính là khâu bảo quản và vận chuyển. Cần nghiên cứu khả năng giãm hàm
11


lượng nước của bã mì xuống còn 60-65% để dễ dàng áp dụng các phương pháp bảo
quản nhằm sử dụng hữu hiệu hơn loại phụ phẩm này (Đinh Văn Cải, 2007).
* Thức ăn hỗn hợp:
Dùng cám hỗn hợp cho bò thịt, cám Việt Mỹ của công ty Long Châu. Biên Hoà
tỉnh Đồng Nai. Có các thành phần dinh dưỡng như protein (min %) 16; năng lượng
Kcal/kg 2650; xơ thô (max%) 10; Ca (min – max %) 0,7 – 1,2; P (min %) 0,5; NaCl
(min – max %) 0,3 -0,9.
* Urea

Urea tinh khiết là các tinh thể hình trám, trong suốt, dễ hòa tan trong nước và trong
rượu, phản ứng trung tính. Phần lớn urea sản suất ra được dùng làm phân bón bón và
một phần nhỏ được dùng để chăn nuôi gia súc nhai lại, phân urea có chứa 46% nitơ, là
nguồn nitơ đậm đặc dễ hòa lên men, có thể sử dụng một lượng nhỏ để bổ sung vào
khẩu phần của bò trưởng thành. Tuy nhiên, urea có độ ngon miệng thấp do có vị đắng
và mùi hơi khai.
* Rỉ mật đường
Rỉ mật là phụ phẩm của nghành chế biến đường mía. Lượng rỉ mật thường
chiếm khoảng 3% so với khối lượng mía tươi. Trên mỗi ha mía hàng năm có thể thu
được 1300kg rỉ mật. Rỉ mật Việt Nam có hàm lượng vật chất khô 68,5 - 76,7%, protein
thô xấp xỉ 1,8%. Rỉ mật chứa nhiều đường nên có thể dùng làm thức ăn bổ sung cung
cấp năng lượng cho gia súc súc nhai lại, đặc biệt là cung năng lượng dễ tiêu bổ sung
cho khẩu phần cơ sơ là thức ăn xơ thô (phụ phẩm) có chất lượng thấp. Ngoài ra,nó còn
chứa nhiều nguyên tố đa lượng và vi lượng, rất cần cho thiết cho bò. Có thể bổ sung
bằng cách cho ăn trực tiếp cùng với thức ăn thô hay bổ sung dưới dạng bánh dinh
dưỡng tổng hợp cùng với urea và khoáng. Rỉ mật đường có vị ngọt nên bò thích ăn.
Tuy nhiên, không nên cho bò ăn quá nhiều (trên 2kg/con/ngày) và nên cho ăn đều để
tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột ảnh hưởng không tốt đến vi sinh vật phân giải xơ.
* Hỗn hợp urea và rỉ mật
Bổ sung bằng phương pháp phối hợp rỉ mật – urea đã được sử dụng nhiều năm
nay. Nguyên tắc là trộn urea và rỉ mật với nhau, thêm nước tùy theo độ sánh của rỉ mật
(độ Brix có liên quan chặt chẽ với hàm lượng đường). Điều cơ bản là phải đảm bảo
cho con vật ăn những lượng nhỏ hỗn hợp này một cách điều đặn. Như vậy dung dịch
lên khẩu phần thức ăn thô trong máng ăn. Ta nên cho ăn rải điều nhằm:
12


Tránh nguy cơ ngộ độc nếu cho ăn nhiều urea một lúc, điều tiết việc cung cấp
chất dinh dưỡng mà vi sinh vật dạ cỏ cần, tránh làm thay đổi đột ngột pH dạ cỏ. đó là
vì rỉ mật và urea nhanh chóng lên men trong dạ cỏ thành axít béo bay hơi và amoniac.

Mục tiêu của việc bổ sung này là kích thích các quá trình tổng hợp của vi sinh vật mà
không làm tổn hại đến sự phân giải xơ trong dạ cỏ.
* Bánh dinh dưỡng tổng hợp
+ Bánh dinh dưỡng tổng hợp được làm từ những nguyên liệu sau đây:
− Urea (không quá 10% để tránh nguy cơ ngộ độc).
− Rỉ mật (không nên chiếm quá 40-50%) vì quá nhiều rỉ mật sẽ làm giảm độ
cứng của bánh và cần nhiều thời gian làm khô bánh.
− Khoáng (thường nằm trong khoảng 5-10%). Tuy nhiên ở vùng có độ ẩm cao
thì không quá 5%
+ Các chất kết dính:
− Xi măng: trộn khoảng 10%
− Vôi sống: nghiền nhỏ trộn khoản 10% (có ưu điểm bổ sung Ca và làm giảm
thời gian làm khô bánh.
− Đất sét: tăng độ cứng và giảm thời gian làm khô
+ Các chất xơ: mục đích để hút ẩm làm cho bánh có chất lượng cấu trúc tốt(bột
rơm, bột bã mía, bột dây lạc, v.v…)
+ Và một số các thành phần khác như: khô dầu, chất độn chuộng gà, bột thịt, bột cá, v.v…
Công thức làm bánh dinh dưỡng thể hiện qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Công thức làm bánh dinh dưỡng
Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

Rỉ mật 52%

Rỉ mật 2%

Rỉ mật 40%


Bột bã mía 20%

Bột bã mía 30%

Bột bã mía 30%

Bột dây lạt 20%

Cám 15%

Cám gạo 10%

Urea 3%

Urea 10%

Urea 4%

Hổn hợp khoáng 1%

Xác men 14%

Hổn hợp khoáng 1%

Muối ăn 2%

CaO 6%

Muối ăn 5%


Vôi bột 2%

Bột sắn 10%
(Theo Đinh Văn Cải và cộng sự, 1998)
13


2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Lê Quang Minh Tú (2005) tiến hành khảo sát sức tăng trọng của bò đực mang
50% máu Hostein trong giai đoạn 12 – 17 tháng tuổi, trọng lượng bắt đầu vỗ béo là
217,2 kg, với khẩu phần lô đối chứng gồm rơm ủ urea, cỏ voi, bánh dầu bông vải có
năng lượng trao đổi là 1835,6 Kcal/kg vật chất khô thức ăn và protein thô là 13,26%kg
vật chất khô thức ăn và lô thí nghiệm tương tự như lô đối chứng nhưng có bổ sung
thêm bột bắp có năng lượng trao đổi là 2.063,3 Kcal/kg vật chất khô thức ăn và
protein thô là 10,98%/kg vật chất khô.
Kết quả cho thấy tăng trọng ngày của lô đối chứng là 563g/con/ngày, của lô thí
nghiệm là 800g/con/ngày.
Nguyễn Thành Tâm (2007) theo dõi khả năng tăng trọng giai đoạn 12 – 17 tháng
tuổi với 12 bò đực lai Hostein Friesian (F2) với 3 khẩu phần như sau: lô đối chứng
gồm có cỏ lùn, hèm bia, bã mì và thức ăn hỗn hợp C40 dành cho bò sữa, lô II gồm có
cỏ lùn, rơm ủ urea 4%, vỏ khoai mì khô, khoai mì lát, hèm bia, mài bắp và 70g
urea/con/ngày và lô III gồm có cỏ lùn, rơm ủ urea 4%, vỏ khoai mì khô, khoai mì lát,
hèm bia và 44g urea/con/ngày.
Kết quả cho thấy lô đối chứng tăng trọng bình quân là 1035,5 g/con/ngày, tiêu tốn
hết 5,705 kg VCK/ kg tăng trọng và tiêu tốn năng lượng hết 14157 Kcal/kg tăng trọng.
Lô II tăng trọng bình quân là 1002,8 g/con/ngày tiêu tốn hết 6,865 kg VCK/ kg
tăng trọng và tiêu tốn năng lượng hết 15998 Kcal/kg tăng trọng.
Lô III tăng trọng bình quân là 809,8 g/con/ngày với tiêu tốn hết 8,8625 kg
VCK/kg tăng trọng.

Từ những kết quả trên cho thấy việc sử dụng phụ phẩm công nông, nghiệp trong
khẩu phần nuôi dưỡng bò lai hướng sữa lấy thịt đã mang lại những ý nghĩa thiết thực,
giúp bò tăng trọng nhanh góp phần làm giãm chi phí sản xuất mang laị hiệu quả kinh
tế cao cho người chăn nuôi.
Tại trung tâm nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật và Khuyến Nông TP. Hồ Chí
Minh đã xây dựng năm mô hình điểm nuôi bê đực lai hướng sữa tại 5 hộ ở xã Thới
Tam Thôn, huyện Hóc Môn đã cho kết quả rất tốt. Theo những hộ nuôi này, việc sử
dụng bê đực để nuôi lấy thịt thì hiệu quả hơn thay vì bán làm bê thui, lại dễ nuôi tăng
trọng nhanh (từ 100kg/con lên 300 – 360 kg/con trong 12 -18 tháng). Lợi nhuận thu
được từ 7 – 8 triệu đồng/ 5 con, cá biệt có hộ lên đến 12 triệu đồng.
14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
* Thời gian: thí nghiệm tiến hành từ ngày 25/02/2008 đến ngày 25/06/2008.
* Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bò Sữa Long Thành
– Đồng Nai.
Công Ty Cổ Phần Bò Sữa Long Thành – Đồng Nai nằm trên Quốc lộ 51 cách
ngã ba Vũng Tàu 15km về phía Bắc, giáp ranh 3 xã Tam Phước, Lộc An và An Phước
thuộc huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
Công ty được thành lập vào tháng 4 năm 1977 và có tên là Trại Bò Sữa An
Phước. Thánh 9 năm 1995 được đổi tên thành Xí nghiệp Chăn Nuôi Bò Sữa An Phước
thuộc sự quản lý của của Sở Nông Lâm tỉnh Đồng Nai. Tháng 01 năm 2006 chính thức
đổi tên thành Công ty Cổ phần Bò Sữa Long Thành Đồng Nai.
Diện tích đất xí nghiệp khoảng 400 ha.
Xí nghiệp được xây dựng trên nền đất là đá ong là vùng đồi thoai thoải có độ
dốc khoản 5 - 150
Do vị trí địa lý của công ty không sử dụng được nguồn nước sông nên chỉ sử

dụng nước ngầm. Công ty có 2 giếng khoan sâu 35 - 75m và 2 bồn chứa nước.
Do tính chất lý hóa của đất dạng đá ong và lượng nước thiếu nhiều nên thảm
thực vật tự nhiên chủ yếu là cỏ dại và tre rừng. Qua quá trình khai thác đã thành lập
đồng cỏ nhân tạo hiện nay cỏ được trồng chủ yếu là cỏ sả (panicum maximun), cỏ
Stylo lá nhỏ (Stylosanthes humilis). Hiện nay còn khoảng vài chục ha đất để chăn thả,
chủ yếu là cỏ tạp, chưa được cải tạo và trồng thăm canh.
Vào mùa khô, lượng nước thiếu, cỏ không phát triển hoặc chết. Nhằm phủ kín
đồi trọc, chống xói mòn và cải thiện tiểu khí hậu, công ty có trồng cây keo tràm lá lớn
(Acacia Mangium).

15


3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm 1 yếu tố với 21 con bò lai Holstein
Friesian có độ tuổi từ 12 tháng tuổi và được phân bố vào 3 lô thí nghiệm mỗi lô có 7
con, đồng đều về thể trọng và sức khỏe. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong
bảng 3.1.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô I
TT

Lô II

Lô III

Số

Phái


Nhóm

Số

Phái

Nhóm

Số

Phái

Nhóm

hiệu

tính

máu

hiệu

tính

máu

hiệu

tính


máu

1

11

Đực

F2

8

Đực

F3

6

Đực

F4

2

13

Đực

F2


19

Đực

F3

3

Đực

F3

3

14

Đực

F2

5

Đực

F4

23

Đực


F2

4

12

Cái

F2

20

Đực

F2

16

Đực

F3

5

7

Cái

F2


18

Đực

F2

15

Đực

F3

6

10

Cái

F3

17

Cái

F4

2

Cái


F3

7

9

Cái

F3

22

Cái

F2

1

Cái

F3

3.2.2. Khẩu phần cho bò thí nghiệm
Khẩu phần ăn cho bò thí nghiệm được cân đối theo nhu cầu trọng lượng sống
và tăng trọng của từng con bò và được chia thành 2 giai đoạn cho ăn.
- Giai đoạn 1: từ lúc thí nghiệm 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi.
- Giai đoạn 2: từ lúc bò được 15 tháng tuổi đến 16 tháng tuổi.
Khẩu phần ở mỗi giai đoạn đều có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau về
lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi/vật chất khô, protein/vật chất và được cân đối

với trọng lượng sống của từng cá thể. Khẩu phần ăn của bò ở các lô thí nghiệm được
trình bày qua bảng bảng 3.2

16


×