Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ Ở NÔNG HỘ TẠI HUYỆN NINH HẢI TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ Ở NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN

Sinh viên

: VÕ MINH HOÀNG NGA

Ngành

: Chăn nuôi

Khóa

: 2004 – 2008

Lớp

: Chăn nuôi 30

-Tháng 8 năm 2008-


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ Ở NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN



Tác giả
VÕ MINH HOÀNG NGA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Trịnh Công Thành

Tháng 8 năm 2008
i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tôi xin gửi đến cha mẹ, người có công sinh thành, nuôi dưỡng và đã cho
tôi cuộc sống ngày hôm nay những lời yêu thương nhất và lòng biết ơn sâu sắc đến với
ba mẹ. Gia đình là nơi tôi lớn lên và nhận được tình thương yêu, sự che chở, những lời
khuyên, sự răng dạy, cho tôi sự trưởng thành và có được thành quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy, hết lòng
truyền đạt cho chúng tôi kiến thức lẫn kinh nghiệm, những lời khuyên quý báu giúp
chúng tôi khi ra trường không những có kiến thức về lý thuyết lẫn thực hành, mà còn
tạo cho chúng tôi lòng tin vững bước trong ngành nghề của mình.
Với sự hướng dẫn tận tình, thầy Trịnh Công Thành đã giúp em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp. Thầy đã giúp em cũng cố được kiến thức và có được sự tự tin và nghị
lực giải quyết những vấn đề khó khăn thông qua đề tài tốt nghiệp để hoàn thành khóa
học một cách tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Trịnh Công
Thành.
Tôi xin chân thành gửi đến chú Đổng Quảng Trường và Ban Giám Đốc Trung
Tâm Khuyến Nông Tỉnh Ninh Thuận, anh Nguyễn Văn Khương, anh Thành Hoàng

Chinh Quốc, và các anh chị khác ở Trạm Khuyến Nông Huyện Ninh Hải, đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này, lòng biết ơn sâu sắc, và
những lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn lớp Chăn Nuôi 30 đã cùng tôi chia sẻ
những buồn vui trong suốt quãng đời sinh viên.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp
giáo dục và hoạt động nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, 08/2008

Sinh viên thực hiện
Võ Minh Hoàng Nga
ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Điều tra tình hình chăn nuôi dê ở nông hộ tại huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận”, từ ngày 04/03/2008 đến ngày 04/08/2008.
Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ chăn nuôi dê tại địa
phương. Kết quả điều tra cho thấy tình hình chăn nuôi dê tại huyện Ninh Hải nói riêng
và tỉnh Ninh Thuận nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, nổi bật là tình hình giá cả
biến động mạnh, thị trường tiêu thụ thu hẹp và đang có chiều hướng đi xuống.
Phần lớn các hộ được điều tra đều trong tình trạng khó khăn, việc chăn nuôi dê
bị lỗ do giá dê quá thấp. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn đang giữ đàn, và hi vọng tình
hình chăn nuôi dê tại huyện sẽ ổn định hơn để người dân có thể tiếp tục phát triển.
Từ những kết quả có được trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy nếu không
có sự hỗ trợ kịp thời từ các cấp chính quyền của huyện, tỉnh, các sở, bộ, ngành có liên
quan đến công tác chăn nuôi để vực dậy tình trạng chăn nuôi dê tại huyện Ninh Hải
nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung thì rất khó bảo tồn được nền chăn nuôi dê vốn

đã có truyền thống lâu đời.

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2


Chương 2

3

TÌNH HÌNH TỔNG QUAN

3

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3

2.1.1 Vị trí địa lý

3

2.1.2 Thời tiết khí hậu

4

2.1.2.1 Nhiệt độ

4

2.1.2.2 Độ ẩm

4

2.1.2.3 Gió


4

2.1.2.4 Mưa

5

2.1.3 Địa hình

5

2.1.3.1 Đất đai

6

2.1.3.2Thảm thực vật

6

2.1.3.3 Sông, suối, đầm

6

2.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI

6

2.2.1 Dân số

7


2.2.2 Thủy lợi

7

2.2.3 Lâm nghiệp

7

2.2.4 Ngành chăn nuôi

8

2.2.5 Công tác thú y và tình hình dịch bệnh
2.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

10
10

Chương 3

12

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

12
iv


3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM


12

3.1.1 Thời gian thực hiện

12

3.1.2 Địa điểm điều tra

12

3.1.3 Kế hoạch điều tra

12

3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

13

3.2.1 Các chỉ tiêu khảo sát

13

3.2.1.1 Tình hình chăn nuôi

13

3.2.1.2 Tiêu thụ và chế biến thịt dê

13


3.2.1.3 Thuận lợi và khó khăn

13

3.2.1.4 Nguyện vọng

13

3.2.2 Phương pháp

13

3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

14

3.3.1 Thuận lợi

14

3.3.2 Khó khăn

14

Chương 4

15

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


15

4.1 CẤU TRÚC SỐ LIỆU KHẢO SÁT

15

4.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

15

4.2.1 Giống dê

15

4.2.1.1 Cơ cấu đàn dê

15

4.2.1.2 Cơ cấu giống

16

4.2.2 Phương thức chăn nuôi

18

4.2.3 Thức ăn

20


4.2.4 Chuồng trại - vệ sinh chuồng trại

21

4.2.5 Chăm sóc quản lý

23

4.2.5.1 Dê đực giống

24

4.2.5.2 Dê cái giống

24

4.2.5.3 Dê con

24

4.2.6 Nước uống

25

4.2.7 Mục đích và số năm nuôi dê của nông hộ

26

4.2.7.1 Số năm nuôi dê của nông hộ


26
v


4.2.7.2 Mục đích chăn nuôi

26

4.2.8 Quy mô đàn nông hộ

27

4.2.9 Nguồn thu nhập của nông hộ từ chăn nuôi dê:

28

4.2.10 Thú y

29

4.3 TIÊU THỤ VÀ CHẾ BIẾN THỊT DÊ
4.3.1 Tiêu thụ thịt dê

29
29

4.3.1.1 Giá cả

29


4.3.1.2 Thị trường

29

4.3.2 Chế biến thịt dê

30

4.3.2.1 Kỹ thuật giết mổ

30

4.3.2.2 Tình hình chế biến

31

4.3.2.3 Một số sản phẩm chế biến từ con dê

32

4.4 CÁC VẤN ĐỀ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ

32

4.5 NGUYỆN VỌNG CỦA NÔNG HỘ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI DÊ

33

Chương 5


35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35

5.1 KẾT LUẬN

35

5.2 KIẾN NGHỊ

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ LỤC

38

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tổng đàn gia súc-gia cầm huyện Ninh Hải


8

Bảng 3.1: Danh sách các xã - thị trấn

12

Bảng 4.1: Sự phân bố đàn dê

15

Bảng 4.2: Hình thức chăn nuôi tại các nông hộ

20

Bảng 4.3: Mức độ vệ sinh chuồng trại tại các nông hộ

22

Bảng 4.4: Danh sách các câu lạc bộ khuyến nông

23

Bảng 4.5: Nguồn nước sử dụng

25

Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi

26


Bảng 4.7: Hướng sử dụng của việc nuôi dê

27

Bảng 4.8: Quy mô đàn của nông hộ

28

Bảng 4.9: Thu nhập của nông hộ từ chăn nuôi dê

28

Bảng 4.10: Sơ đồ hệ thống phân phối dê thịt

30

Bảng 4.11: Những vấn đề khó khăn của nông hộ trong chăn nuôi dê

33

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận

3

Hình 2.2: Bản đồ bố trí sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận


5

Hình 4.1: Dê đực Bách Thảo

16

Hình 4.2: Dê Alpine

17

Hình 4.3: Dê Boer

17

Hình 4.4: Chăn nuôi theo phương thức quảng canh

18

Hình 4.5: Chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh

19

Hình 4.6: Nuôi theo phương thức thâm canh

19

Hình 4.7: Đàn dê được bổ sung thêm thức ăn

21


Hình 4.9: Chuồng nuôi nhốt dê

22

Hình 4.10: Dê mẹ đang cho dê con bú

25

Hình 4.11: Dê sau giết mổ

30

Hình 4.12: Lò mổ tập trung Huỳnh Thiên

31

Hình 4.13: Dê nướng (trái) và Dê hấp giả cầy (phải)

32

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói rằng, con dê là loại gia súc “xóa đói, giảm nghèo”, “chống suy dinh
dưỡng cho trẻ em, người già”, là “con bò sữa của người nghèo”. Vì dê là loài ăn tạp
nên thích nghi tốt với điều kiện khó khăn về thức ăn, ngoài ra dê dễ chăm sóc, ít bệnh

tật, vốn đầu tư thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân nghèo. Dê có
thể ăn được lá của nhiều loại cây, cỏ mà các gia súc khác không sử dụng được, và dê
có thể sử dụng được nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp, không cạnh tranh với thực
phẩm của con người, nên chi phí sản xuất thấp, tăng nguồn thu nhập trong gia đình.
Đồng thời đặc tính về quầy thịt là tỷ lệ mỡ ít hơn ở thịt bò, tỷ lệ nạc cao, hàm lượng
cholesterone thấp, sẽ là hướng mới trong thị hiếu của người tiêu dùng. Sữa dê thơm
ngon và giàu chất dinh dưỡng không kém với sữa bò, và là nguồn dinh dưỡng tốt cho
sức khỏe, đặc biệt cung cấp cho trẻ em và người già. Đấy cũng là một định hướng phát
triển mới, phù hợp và mang lại nhiều lợi ích, trong khi ở nước ta tình hình nuôi bò sữa
đạt năng suất không cao, có nhiều khó khăn và giá thành sản phẩm lại cao.
Tỉnh Ninh Thuận là một trong những tỉnh có truyền thống nuôi dê tốt nhất ở
Việt Nam hiện nay nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng cũng là một trong những
huyện của tỉnh Ninh Thuận là nơi nuôi dê tốt và tương đối phát triển. Tuy nhiên, hiện
nay tình hình chăn nuôi dê ở huyện đang gặp nhiều khó khăn. Thói quen chăn nuôi
theo hình thức chăn thả tự nhiên vẫn chiếm chủ yếu, trong khi diện tích bãi chăn thả tự
nhiên ngày càng thu hẹp. Giá cả thị trường biến động mạnh, cùng với sự phát triển ồ
ạt, tự phát, nhưng sự kiểm soát chưa chặt chẽ đã đưa người chăn nuôi vào tình trạng
khó khăn - có hộ phải bán hết cả đàn với số luợng lớn hay bỏ hẳn không chăm sóc tới,
đồng thời chất lượng trở nên giảm sút. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng chăn nuôi dê ở
địa phương nhằm góp phần nhận định một cách đúng, rõ thực trạng chăn nuôi hiện

1


nay, đồng thời góp phần xây dựng phương hướng phát triển chăn nuôi dê của huyện
Ninh Hải nói riêng, tỉnh Ninh Thuận nói chung ngày càng ổn định là rất cần thiết.
Được sự chấp thuận của bộ môn Chăn Nuôi, chuyên khoa khoa Chăn Nuôi-Thú
Y, cùng với sự hướng dẫn của Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ, thầy Trịnh Công Thành, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ Ở NÔNG HỘ
TẠI HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN”.

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại huyện Ninh Hải-Ninh Thuận và đề xuất một
số biện pháp giúp cải thiện nâng cao lợi tức của nhà chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Qua điều tra nắm được nội dung cơ bản sau:
-

Giống

-

Thức ăn

-

Nước uống

-

Bệnh tật

-

Chuồng trại

-

Kỹ thuật chăn nuôi


-

Yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chăn nuôi

2


Chương 2
TÌNH HÌNH TỔNG QUAN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận
3


Huyện Ninh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận - là tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ,
phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp Biển
Đông, phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Thuận; Tỉnh Ninh Thuận nằm ở tọa độ 11o18’12o10’B, vĩ độ 108o37’-109o14’ kinh độ Đông - với vị trí phía Tây giáp huyện Ninh
Sơn, phía Tây Nam giáp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía Bắc giáp với tỉnh
Khánh Hòa, phần còn lại giáp biển đông; nằm ở vị trí trọng điểm giao thông dọc theo
quốc lộ 1A và có tuyến đường sắt đi qua.
2.1.2 Thời tiết khí hậu
Với vị trí địa lý như thế, Huyện Ninh Hải có thể xem là nơi thể hiện khá rõ nét
đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Ninh Thuận:
Ninh Thuận là một trong những tỉnh có địa hình khá phức tạp với những nhánh
núi cuối phía Nam dãy Trường Sơn hướng ra biển, tạo nên những khu đồng bằng nhỏ
và hẹp có núi bao bọc chung quanh, càng về phía Đông Nam độ dốc càng thấp dần,
chính những dãy núi này đã ngăn cản gió Tây Nam mang khí ẩm đến. Sông ngòi ở
Ninh Thuận hầu hết là ngắn và dốc. Do thời gian mưa ngắn và tập trung trong một thời

gian không dài, kết hợp với sông ngắn, dốc, cho nên thường tạo ra những cơn lũ quét
hằng năm.
2.1.2.1 Nhiệt độ
Có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hết các vùng đồng bằng, ven biển và các vùng
núi phụ cận đều có nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 27,4oC.
Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4-8, thường xảy ra vào mùa hè,
có nhiệt độ trung bình trên 28oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào các
tháng 12-2, với nhiệt độ trung bình khoảng 25oC đến 26oC. Tổng số giờ nắng các
tháng trong năm là 3,022 giờ.
2.1.2.2 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 75%. Độ ẩm không khí thấp
có ảnh hưởng quan trọng đối với việc hạn chế bệnh tật gia súc, nhất là bệnh của dê.
Mùa mưa dịch bệnh thường dễ xảy ra hơn mùa khô.
2.1.2.3 Gió
Chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, có đặc trưng khô nóng và gió nhiều.
4


2.1.2.4 Mưa
Lượng mưa các tháng trong năm 635,3mm. Lượng mưa thấp nhất là 0,3mm vào
tháng 1, và cao nhất là 118,2mm vào tháng 7. Với chế độ mưa không ổn định, lượng
mưa thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhất là mùa khô, nhiều khu
vực chăn nuôi gia súc thiếu nước uống, thiếu cỏ ăn.
2.1.3 Địa hình

Hình 2.2: Bản đồ bố trí sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận
5


2.1.3.1 Đất đai

Huyện Ninh Hải có diện tích tự nhiên 251,94 km2, nhỏ nhất so với huyện Ninh
Sơn và Ninh Phước, chiếm gần 1/4 tổng diện tích tích tự nhiên tỉnh Ninh Thuận. Gồm
các dạng miền núi, đồng bằng và miền ven biển. Địa hình tương đối dốc, có hướng
thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Ngoài phần đất rừng tự nhiên và đất
lâm nghiệp, còn lại chủ yếu thích hợp trồng các loại cây như: lúa, cây hoa màu, mía,
cây bông, hành tây, nho, cây thuốc lá. Ngoài ra, diện tích đất trống, trảng cỏ, cây cỏ,
cây bụi cũng khá phổ biến, thích hợp cho chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bò, dê,
cừu.
2.1.3.2Thảm thực vật
Huyện Ninh Hải cũng không có dạng thảo nguyên mà chỉ có những loại cỏ dại
mọc với độ che phủ khác nhau, cùng với nhiều loại cây bụi xen sỏi đá, có nhiều loại
cây làm thức ăn cho dê như: dây lá mủ, cây chuối, cây trâm bầu, cây keo, bình linh,
cốc rừng v.v... Những cây bụi có lá nhám và dây lá mủ là thức ăn ưa thích nhất của dê.
Vào mùa khô, đồng cỏ trơ trụi, chỉ còn những lùm cây trong bụi gai xương rồng và
những trảng cỏ dưới tán rừng. Tuy đây là nơi có khí hậu khắc nghiệt, đất khô cằn sỏi
đá, nhưng lại là nơi thích hợp để nuôi và phát triển bộ gia súc nhai lại như bò, dê, cừu.
2.1.3.3 Sông, suối, đầm
Tỉnh Ninh Thuận với lưu vực các sông chính với tổng chiều dài 430 km, gồm
các hệ thống sông chính và các nhánh sông, nhìn chung hệ thống sông, suối ngắn bắt
nguồn và kết thúc trong nội địa tỉnh và chủ yếu phân bố ở phía Bắc và phía Nam của
tỉnh, độ dốc bình quân lưu vực từ 7-15. Huyện Ninh Hải gồm hai con sông Trâu và
sông Bà Râu, nhưng hầu như hệ thống sông, suối của huyện chưa đủ để cung cấp cho
ngành trồng trọt và cho ngành chăn nuôi, nhất là vào mùa khô tình trạng khan hiếm
nước càng trở nên trầm trọng hơn.
2.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
Thực trạng kinh tế xã hội huyện Ninh Hải sẽ được đánh giá và nhận định một
cách khái quát trong thực trạng kinh tế xã hội của Tỉnh Ninh Thuận, thông qua đó ta
có một cách nhìn tổng thể điều kiện kinh tế xã hội của huyện Ninh Hải nói riêng.

6



2.2.1 Dân số
- Huyện Ninh Hải gồm có: 8 xã và 1 thị trấn.
- Dân số trung bình toàn huyện là: 91.326 người.
- Phân bố với mật độ là: 362 người/km2.
- Sự biến động dân số: dân số đầu kỳ là 90.837 người và dân số cuối kỳ là
91.815 người.
- Số nam và nữ: nam có 45.115 người và nữ là 46.211 người.
- Sự phân bố ở thành thị và nông thôn: thành thị gồm 15.374 người và nông
thôn là 75.952 người.
- Tỉ lệ sinh: 18,04 ‰.
- Tỉ lệ chết: 4,72 ‰.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 13,32 ‰.
Nhìn chung tình hình dân số của huyện Ninh Hải so với trung bình các năm
trước giảm tương đối cao 24,9%.
2.2.2 Thủy lợi
Vấn đề thủy lợi được quan tâm nhằm cung cấp nước cho sinh hoạt lẫn cho sản
xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên ở các vùng chăn thả gia súc thì chưa có đủ
các hồ chứa nước cho gia súc uống nhất là vào mùa khô. Theo quy hoạch của ngành
Nông Nghiệp và Phát Triển Chăn Nuôi thì đến năm 2010 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng
một số hồ, đập như hồ Sông Trâu với mục tiêu giải quyết một cách cơ bản nước không
những cho ngành trồng trọt mà cho cả ngành chăn nuôi.
2.2.3 Lâm nghiệp
Đất dùng vào lâm nghiệp là 10.323,87 ha. Huyện Ninh Hải nói riêng và tỉnh
Ninh Thuận nói chung đã thực hiện chương trình trồng rừng bằng việc đưa một số các
giống như Điều ghép, Phi lao, Trôm mủ và cây ăn quả vào trồng theo dự án 661. Giao
khoán bảo vệ rừng và khoán nuôi tái sinh rừng cho các nông hộ, cùng việc phân cấp
quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị thuộc ngành kiểm lâm nên việc sản xuất kinh
doanh ngành lâm nghiệp đã có bước phát triển khá.


7


2.2.4 Ngành chăn nuôi
Tuy huyện Ninh Hải có khí hậu khô hạn, độ ẩm khí hậu và lượng mưa thấp,
nhưng lại là một lợi thế để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là phát triển chăn nuôi gia súc
có sừng, trong đó chăn nuôi dê là một lợi thế.
So với những năm trước đây, tình hình phát triển chăn nuôi của huyện nhìn
chung có bước phát triển, song hai năm gần đây lại có xu hướng đi xuống do nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan, đưa tình hình chăn nuôi của huyện vào giai đoạn khó khăn,
thử thách mới.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tổng đàn gia súc - gia cầm huyện Ninh Hải
năm 2007-2008
2007

%

2008

%

TỔNG SỐ GIA SÚC

57.000

100

50.900


100

-6,1

100

Trong đó: _ Trâu bò

11.000

19,3

10.850

21,3

-0,15

2,5

8.000

14

7.850

15,4

-0,15


2,5

38.000

66,7

32.200

63,3

-5,8

95

TỔNG SỐ GIA CẦM

92.000

100

70.000

100

-22

100

Trong đó: _ Gà


23.000

0,25

20.000

28,6

-3

13,6

_ Vịt

69.000

0,75

50.000

71,4

-19

86,4

_ Heo
_ Dê cừu

Tăng giảm


%

Đơn vị tính: con
Nguồn: TTKN huyện Ninh Hải
Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng dê cừu giảm mạnh so với các loài gia súc
khác (95%)
Đàn dê: dê nuôi ở huyện Ninh Hải nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung chủ
yếu là dê Bách Thảo, chiếm 90% trong tổng đàn, còn lại giống dê cỏ nuôi ở vùng sâu,
vùng xa với số lượng rất ít và một ít dê lai Saanen, Alpine, và dê Boer. Việc đưa một
số giống dê ngoại về để lai tạo với dê Bách Thảo ở địa phương nhằm cải thiện tầm vóc
và chất lượng đàn dê địa phương đã được tiến hành trong thời gian trước đây đã đem
lại hiệu quả thực tiễn: dê Bách Thảo lai đã được cải thiện về tầm vóc, chất lượng thịt
được cải tiến, tăng tỉ lệ thịt xẻ.
Thế nhưng, những năm gần đây giá thịt dê lại giảm xuống, giá thịt dê hơi từ
20.000 - 26.000 đồng/kg, và có khi giá dê trên thị trường thực tế còn thấp hơn rất
8


nhiều. Với mức giá thấp hơn nhiều so với các năm trước cũng là nguyên nhân dẫn đến
người dân ít quan tâm đến con dê hơn so với trước đây, số hộ chăn nuôi dê giảm
xuống và tổng đàn dê cũng giảm đi.
Nhận xét chung: ngành chăn nuôi của huyện Ninh Hải nói chung và chăn nuôi
dê nói riêng trong thời gian qua bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn nhất
định.
Thuân lợi:
-

Việc số lượng tổng đàn gia súc-gia cầm giảm, nhưng giá xuất chuồng
của các giống vật nuôi đa số đều tăng lên.


-

Thị trường sản phẩm chăn nuôi được mở rộng ngoài tỉnh.

-

Tuy có xuất hiện dịch bệnh thời gian trước đây, nhưng đã kịp thời
khống chế, không gây thành dịch, thiệt hại do bệnh gây ra không
đáng kể.

-

Tình hình chăn nuôi đang ổn định, từng bước khôi phục tổng đàn và
nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

-

Người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi dê do
đây là một trong những nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời.

Khó khăn:
-

Việc ảnh hưởng của dịch bệnh đến nay vẫn còn ảnh hưởng đến các
hộ chăn nuôi, và chưa khôi phục được để đưa vào sản xuất ổn định.

-

Nhìn chung, huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm

chăn nuôi thuộc nhà nước nên nhà chăn nuôi vẫn còn phụ thuộc vào
tư thương. Việc này dẫn đến đầu ra của sản phẩm chăn nuôi không ổn
định, người chăn nuôi thường bị ép giá.

-

Đồng cỏ chăn thả tự nhiên ngày càng thu hẹp dần. Trồng cỏ bổ sung
thức ăn cho gia súc có nhưng không đủ và phát triển chậm. Bên cạnh
đó, diện tích rừng tự nhiên cũng ngày càng thu hẹp dần do việc khai
thác rừng không kiểm soát.

-

Phần lớn các hộ chăn nuôi dê chủ yếu quan tâm đến việc tích lũy và
phát triển số lượng, chưa có định hướng chọn lọc, loại thải và nhân
giống, chất lượng con giống đang có xu hướng giảm dần.
9


2.2.5 Công tác thú y và tình hình dịch bệnh
Dê chủ yếu mắc các loại bệnh tụ huyết trùng, viêm ruột, lở mồng long móng,
đậu dê, sán lá gan, viêm loét miệng truyền nhiễm, ngoài ra những bệnh như chướng
hơi dạ cỏ, bệnh ỉa chảy thường xuất hiện vào những tháng chuyển mùa (tháng 4-5) khô
sang mùa mưa và tháng giữa mùa mưa khi cỏ non xanh nhiều hoặc cỏ chứa nhiều nước
mưa. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thú y đã nghiên cứu thành công các
loại vaccin phòng bệnh cho dê như: viêm ruột hoại tử, tụ huyết trùng, đậu dê. Bên
cạnh đó, các bệnh như đau mắt đỏ, viêm vú, các bệnh ký sinh trùng cũng đã được
nghiên cứu và đưa ra các quy trình phòng trị đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, mạng lưới thú y cơ sở còn thiếu về số lượng và chất lượng; cơ số và
chất lượng đặc hiệu với dê chưa đủ nên việc phòng và trị bệnh cho dê chưa kịp thời.

Công tác vệ sinh phòng bệnh chưa được chú trọng, hiệu quả công tác tiêm phòng các
bệnh truyền nhiễm theo định kỳ đạt chưa cao.
Chuồng trại chưa được xây dựng đúng kỹ thuật, phân và rác thải chưa được xử
lý tốt. Mặt khác, chăn nuôi dê hiện nay còn chăn thả theo kiểu thả rong hay kiểu tập
trung với nhiều loài gia súc khác trên cùng một bãi chăn thả nên dẫn đến hiện tượng
cảm nhiễm ký sinh trùng lây lan từ loài này sang loài khác.
2.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
Để đưa ra và thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển ngành chăn nuôi của
tỉnh Ninh Thuận, thì cần có sự phối hợp giữa các cấp từ huyện đến xã phường, giữa
các cán bộ với người chăn nuôi, để có sự đồng bộ, tập trung.
Định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010:
1. Định hướng phát triển:
- Xác định phát triển chăn nuôi là ngành sản xuất chính của tỉnh, đến
năm 2010 giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, ưu
tiên phát triển các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn
định, phù hợp với điều kiện và truyền thống chăn nuôi của tỉnh nhà. Các loại
vật nuôi chính trong sản xuất hàng hóa của ngành chăn nuôi được xác định là:
Bò, dê, cừu.
10


2. Mục tiêu phát triển:
Giữ vững tốc độ phát triển tổng đàn ổn định ở mức 350.000 ngàn con,
trong đó: Bò: 150.000 co; Dê: 120.000 con; Cừu: 80.000 con, đàn heo: 120.000
con chiếm 40-42%; trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, diện tích cỏ trồng phục
vụ chăn nuôi: 2.000–2.500 ha, sản lượng thịt 22.000 tấn, cung cấp ổn định cho
chế biến thực phẩm khoảng 4.000 tấn/năm.
3. Các giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch chăn nuôi gia súc có sừng gắn với việc
xây dựng đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh.
- Phát triển mạnh kinh tế trang trại chăn nuôi dê cừu kết hợp với chăn
nuôi quy mô hộ gia đình theo hướng: Năng suất – chất lượng – hiệu quả gắn với
sản xuất chế biến và thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường sinh thái và phát
triển bền vững.
- Thực hiện có hiệu quả chương tình giống vật nuôi chủ lực bò, dê, cừu
- Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi tiến tiến, chăn
nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ.
- Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng mạng lưới thú y.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thuỷ lợi để phục vụ phát triển.
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách giao đất, cho thuê đất, khuyến
khích và ưu đãi các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm chăn nuôi
như thịt dê cừu, sữa dê …, thực hiện chính sách vay vốn có hỗ trợ để phát triển
chăn nuôi, chính sách hỗ trợ chuyển giao tiến bộ KHKT trong chăn nuôi.
- Thực hiện tốt chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân
tạo điều kiện cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
 Trong định hướng phát triển chăn nuôi chung của tỉnh, huyện Ninh Hải đã và
đang thực hiện định hướng với các biện pháp nằm ổn định tình hình chăn nuôi dê của
huyện, đưa ngành chăn nuôi dê của huyện ngày càng phát triển không chỉ về số lượng
mà đạt về cả chất lượng.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

3.1.1 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ ngày 04/03/2008 đến ngày 04/08/2008.
3.1.2 Địa điểm điều tra
- Tại địa bàn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
- Địa điểm tiến hành khảo sát là 5 xã trong 8 xã và 1 thị trấn của huyện.
Bảng 3.1: Danh sách các xã - thị trấn
STT

Tên xã (thị trấn [*])

Số hộ chăn nuôi dê

Số hộ điều tra

1

Xuân Hải

66

10

2

Hộ Hải

18

6


3

Tân Hải

4

Phương Hải

21

9

5

Tri Hải

85

10

6

Khánh Hải [*]

7

Vĩnh Hải

8


Thanh Hải

9

Nhơn Hải

80

15
Tổng số hộ điều tra là 50 hộ.

3.1.3 Kế hoạch điều tra
 Từ ngày 04/03/2008 đến ngày 11/03/2008:
 Liên hệ với chính quyền địa phương, Trung tâm khuyến nông
tỉnh Ninh Thuận, Trạm khuyến nông huyện Ninh Hải.
 Khảo sát sơ bộ, thu thập nguồn tư liệu thứ cấp thông qua tài liệu
thu thập, qua luận văn, luận án có sẵn những năm trước đây

12


 Xây dựng biểu mẫu đều tra.
 Từ ngày 12/03/2008 đến ngày 04/05/2008: tiến hành điều tra, lấy số liệu
tại chỗ tại những hộ chăn nuôi, nơi thu mua, nơi tiêu thụ sản phẩm, lò
mổ…
 Từ ngày 05/05/2008 đến ngày 04/06/008: thời gian dự phòng và tiến
hành xử lý, thống kê sơ bộ số liệu đã được ghi nhận.
 Từ ngày 05/06/2008 đến ngày 04/08/2008: tổng kết, xử lý số liệu và viết
luận văn.
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.2.1 Các chỉ tiêu khảo sát
3.2.1.1 Tình hình chăn nuôi
 Giống
 Phương thức chăn nuôi
 Thức ăn
 Nước uống
 Chuồng trại
 Chăm sóc quản lý
 Thú y
 Mục đích và số năm chăn nuôi
 Quy mô đàn
 Nguồn thu nhập
3.2.1.2 Tiêu thụ và chế biến thịt dê
3.2.1.3 Thuận lợi và khó khăn
3.2.1.4 Nguyện vọng
3.2.2 Phương pháp
- Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát tình hình chăn nuôi dê của nông hộ tại
huyện Ninh Hải.
- Phỏng vấn trực tiếp chủ nông hộ dựa trên phiếu điều tra.
- Quan sát và ghi nhận hiện trạng chăn nuôi của các hộ chăn nuôi.
- Thống kê và phân tích số liệu đã được thu nhập.
13


3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
3.3.1 Thuận lợi
- Được sự giúp đỡ và định hướng cụ thể của thầy hướng dẫn.
- Được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Tỉnh Ninh Thuận, Huyện Ninh Hải.
- Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các khuyến nông khi tiến hành khảo sát tại
từng nông hộ.

- Có sự hợp tác của người chăn nuôi với sinh viên thực hiện đề tài.
3.3.2 Khó khăn
- Địa hình phức tạp.
- Địa bàn rộng, vị trí các hộ khảo sát cách xa nhau.
- Thời gian đàn gia súc về không xác định được cụ thể hay khó gặp được trực
tiếp chủ hộ chăn nuôi.

14


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 CẤU TRÚC SỐ LIỆU KHẢO SÁT
- Dựa vào sự phân bố đàn dê của huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát 5 xã trong
tổng số 8 xã và 1 thị trấn của huyện Ninh Hải.
- Theo điều tra và thống kê chăn nuôi của các trạm khuyến nông huyện Ninh
Hải vào thời điểm tháng 8/2008, sự phân bố đàn dê của các xã đang khảo sát được
trình bày theo bảng 4.1. Dựa vào số lượng tổng đàn dê trên mỗi địa bàn khảo sát,
chúng tôi tiến hành khảo sát 50 hộ.
Bảng 4.1: Sự phân bố đàn dê
Tên xã

Xuân Hải

Hộ Hải

Phương

Tri Hải


Nhơn Hải

Hải
Tổng đàn dê

Tổng
cộng

2.203

450

1.540

2.566

5.041

11.800

66

18

21

85

80


270

10

6

9

10

15

50

257

82

760

786

1.378

3.263

Số hộ chăn
nôi dê
Số hộ
khảo sát

Số dê
khảo sát

Nguồn: Điều tra – Tính toán tổng hợp
4.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
4.2.1 Giống dê
4.2.1.1 Cơ cấu đàn dê
- Tổng số đàn dê khảo sát có 3.263 con, trong đó đực có 325 con chiếm 10%,
cái 1956 con chiếm 60% và dê con có 982 con chiếm 30%.

15


- Hướng bán thịt của người chăn nuôi chủ yếu là bán dê đực, chỉ những con dê
đực đã được chọn lọc mới giữ lại làm giống. Thường dê bán thịt khi đạt trọng lượng
trên 20 kg. Còn dê cái thì hầu hết được giữ lại làm hậu bị, không chọn lọc nên ít nhiều
làm chất lượng đàn dê hầu như không được cải thiện. Nhưng thời gian gần đây tỉ lệ dê
cái bán thịt cũng rất nhiều, điều này cho thấy người chăn nuôi ít quan tâm đến việc
tăng đàn, có khi giảm bớt đàn do tình hình chăn nuôi dê thời gian này gặp nhiều khó
khăn, ít đem lại lợi nhuận kinh tế cho người chăn nuôi.
4.2.1.2 Cơ cấu giống
- Một số giống dê có tại huyện Ninh Hải khảo sát thấy chủ yếu là dê Bách
Thảo, dê Cỏ và dê lai từ các giống dê gồm dê Cỏ, Bách Thảo, Boer, Alpine:
 Dê Cỏ: là giống dê địa phương, nuôi để lấy thịt, màu sắc lông đa dạng,
đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng; khối lượng trưởng thành dê cái
28-32kg, đực 32-35kg; đẻ 1,4 lứa/năm và 1,3 con/lứa; tỷ lệ nuôi sống từ sơ
sinh đến cai sữa 65%-70%. (Nguồn: Đinh Văn Bình - Kỹ thuật chăn nuôi
dê sữa-thịt)
 Dê Bách Thảo: là giống dê kiêm dụng thịt-sữa, nuôi từ lâu đời tại Ninh
Thuận nhưng không xác định được nguồn gốc. Dê có màu lông đen loang

trắng ở mặt, tai bụng và 4 chân, tai to cụp xuống. Khối lượng trưởng thành
dê cái 40-45kg, đực 65-80kg; đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm; tỷ lệ đẻ sinh
đôi trên 70%; tỷ lệ nuôi sống 85%-90%. ( Nguồn: Diễn đàn khuyến nông
@ công nghệ; Lần 16 – 2007)

Hình 4.1: Dê đực Bách Thảo
16


×