Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ tại vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.81 KB, 13 trang )



HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA NÔNG HỘ
TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Đinh Xuân Tùng, Hàn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Loan, Trần Phùng Thanh Thủy
Bộ môn Kinh tế - Môi trường và Hệ thống Chăn nuôi
Tóm tắt
Số liệu từ 33 nông hộ chăn nuôi bò sữa được sử dụng để xác định năng suất chăn nuôi bò sữa trong nông hộ
tại vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng. Kết quả cho thấy qui mô trung bình đàn bò sữa trong nông hộ là 3.9 bò
mẹ, dao động từ 2 dến 17 bò mẹ. Tỷ lệ bò mẹ đang vắt sữa chiếm 65% tổng đàn. Sản lượng sữa trung bình mỗi bò
mẹ trên một chu kỳ là tương đối cao, đạt 5,043 lit một chu kỳ 312 ngày. Các phát hiện chính xác định rằng chăn
nuôi bò sữa trong nông hộ tại vùng điều tra đạt hiệu quả kinh tế. Lãi thô cho mỗi bò trong năm 2009 là 20.4 triệu
VND. Giá thành cho mỗi kg sữa tươi là 5,900 VND. Các yếu tố liên quan tới giá thành gồm thức ăn, chiếm 55.5%,
tiếp đến là lao động (25%) và vốn cố định (13.9%).
1. Giới thiệu chung
Ngành chăn nuôi bò sữa (CNBS) của nước ta mới phát triển, có tốc độ tăng trưởng
nhanh, nhưng qui mô còn tương đối nhỏ. Sản xuất sữa bò trong nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ
nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước. Năm 2008, nước ta đã phải nhập khẩu tới 535 triệu USD các
sản phẩm sữa (Tổng cục thống kê, 2009). Một trong những mục tiêu của Chính phủ đối với phát
triển ngành chăn nuôi bò sữa là nhằm tăng lượng sữa tươi sản xuất trong nước, từng bước giảm
dần lượng sữa nhập khẩu.
Từ năm 1993 đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về bò sữa. Phần lớn các nghiên
cứu này đều thiên về các nhân tố kỹ thuật mà ít đề cập đến khía cạnh hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi bò sữa ở nước ta. Có một số nghiên cứu về hiệu quả chăn nuôi bò sữa như: Lê Việt Anh
(1999) Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí
Minh; Phạm Thị Minh Nguyệt (2002) Thực trạng và các giải pháp phát triển đàn bò sữa ở Hà
Nội; Dương Văn Hiểu (2001) Nghiên cứu mô hình chăn nuôi bò sữa ở một số vùng trọng điểm
thuộc Bắc Bộ; Đào Hùng Giang (2002) Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi bò sữa trong nông hộ ở
Hà Nội và vùng phụ cận; Đinh Công Tiến, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, (2003) Phân
tích hiệu quả chăn nuôi bò sữa khu vực Nam Bộ; Lương Tất Nhợ và nhóm nghiên cứu, (2004)
Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam; Lê Thế Hoàng, (2005)


Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa trong các hộ gia đình và trang trại ở nước ta;
Nguyễn Phúc Thọ, (2005) Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất sữa bò tươi ở Hà Nội; Nguyễn Văn Song, Trần Văn Đức, Dương Văn Hiểu,
(2005) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và không chăn nuôi bò
sữa tại 5 tỉnh xung quanh Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế HQKT chăn nuôi bò sữa của Việt Nam
vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Hơn nữa, từ đó đến này có nhiều thay
đổi về thị trường cung cầu sữa ở nước ta, nên việc xác định hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa nông
hộ hiện nay là một việc làm cần thiết.


Mặt khác nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực. Khi
là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) thì thuế nhập khẩu sản phẩm vào nước ta giảm xuống chỉ còn 0-5%, đây
thực sự là sức ép lớn cho các ngành sản xuất trong nước, trong đó có ngành chăn nuôi bò
sữa.
Thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi bò sữa nói chung và chăn nuôi bò sữa quy mô
nông hộ nói riêng là làm sao duy trì được sự tăng trưởng, để đảm bảo được nhu cầu trong nước và
cạnh tranh với sản phẩm sữa của các nước trên thế giới. Làm thế nào có sự chuyển dịch cơ cấu chăn
nuôi một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ
sinh môi trường.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi phối hợp với Phòng Gia Súc Lớn, Cục Chăn Nuôi-Bộ Nông
Nghiệp và PTNT thực hiện đề tài: ”Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa nông hộ tại vùng Đồng
bằng sông Hồng” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ vùng Đồng bằng
sông Hồng.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương phỏp nghiờn cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở hộ gia đình
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian
Thực trạng về các hộ chăn nuôi bò sữa ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng trong giai đoạn

năm 2008-2009.
Về nội dung
Tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi bò
sữa vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Các số liệu phục vụ nội dung nghiên cứu bao gồm: chi phí đầu vào của các hoạt động của
cơ sở chăn nuôi bò sữa, đặc biệt chú ý đến chi phí đầu vào theo các yếu tố trong chăn nuôi bò
sữa, chi phí tổng thể, chi phí cho một đơn vị sản phẩm, năng suất sữa.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp chọn mẫu
Điều tra CNBS nông hộ tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội (Hà Nội và Hà Tây), Hưng Yên,
Bắc Ninh, Hà Nam.
Tham vấn các chuyên gia, cán bộ các sở Nông nghiệp và PTNT của các tỉnh CNBS
trọng yếu trong vùng để lựa chọn các hộ chăn nuôi đại diện.
Mỗi tỉnh lựa chọn 6-9 hộ CNBS điển hình đại diện cho các quy mô chăn nuôi đại diện
cho mỗi tỉnh. Lấy mẫu điều tra dựa trên danh sách các hộ CNBS chọn các hộ đại diện, ngẫu
nhiên theo cơ cấu quy mô đàn bò sữa của địa phương.


Tổng số hộ tham gia nghiên cứu 33 hộ, bao gồm 5 tỉnh: Hà Nội 9 hộ (3 hộ tại xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì và 6 hộ tại xã Phù Đổng huyện Gia Lâm); Vĩnh Phúc 6 hộ (tại xã Vĩnh Thịnh,
huyện Vĩnh Tường); Bắc Ninh 6 hộ (tại xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du); Hưng Yên 6 hộ (tại xã
Đông Kết, huyện Khoái Châu) và Hà Nam 6 hộ (tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên).




Bản đồ 1. Bản đồ các tỉnh điều tra
3.2. Phương pháp thu thập số liệu-tài liệu
Những tài liệu mới về sản xuất sữa được tổ chức điều tra, lựa chọn các hộ chăn nuôi bò sữa
theo các chỉ tiêu về quy mô phỏng vấn các hộ chăn nuôi bò sữa dựa trên các chỉ tiêu đã được định

trước.
3.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế-xã hội
bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân
tích thực trạng chăn nuôi bò sữa nông hộ.
- Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh dùng để so sánh chi phí sản xuất sữa bò tươi của các tỉnh
và giữa các quy mô.
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu
Bắc Ninh (6hộ)
Hưng Yên
(6hộ)
Hà Nam (6hộ)
Vĩnh Phúc
(6hộ)
Hà Nội (9hộ)


Hệ thống chỉ tiêu để phân tích mà chúng tôi sử dụng là hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả
chăn nuôi bò sữa nông hộ: Giá trị sản xuất (GO); Chi phí khả biến (VC); Chi phí bất biến (FC);
Thu nhập hỗn hợp (GM); Giá thành và cơ cấu giá thành của đơn vị sữa tươi (100 kg); Lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận.
Ngoài các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, đề tài còn tính toán và xác định các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật khác như: Năng suất sữa/chu kỳ; Tuổi đẻ lứa đầu; Khoảng cách lứa đẻ; Cơ
cấu và quy mô đàn .v.v.
4. Kết quả nghiên cứu
-
1.00
2.00

3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
9.00
Chung Hà Nội Bắc Ninh Hưng Yên Vĩnh Phúc Hà Nam
Quy mô đàn bò sữa - Bò khai thác sữa - Bò tơ. lỡ. bê hướng sữa

Hình 1. Quy mô đàn bò sữa ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng (con)
Quy mô đàn bò sữa trung bình ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng trong năm 2009 là
3,91 con/cơ sở chăn nuôi bò sữa, giao động từ 2 con đến 17 con/cơ sở nuôi. Quy mô đàn bò
sữa/cơ sở cao nhất là ở tỉnh Hà Nam và thấp nhất là ở các hộ thuộc TP. Hà Nội (Bao gồm cả Hà
Nội và Hà Tây cũ). Như vậy quy mô đàn bò sữa ở vùng ĐBSH có tăng lên so với nghiên cứu của
Nhợ và CS (2005). Nhìn chung, tỷ lệ đàn bò khai thác sữa ở vùng ĐBSH là cao, trung bình
65,15%, cao nhất là ở tỉnh Hà Nam (71,43%), và thấp nhất ở vùng Hưng Yên (58,33%).
Bảng 1. Năng suất đàn bò sữa ở các tỉnh
Chỉ tiêu
ĐVT
Chung

Nội
Bắc
Ninh
Hưng
Yên
Vĩnh
Phúc
Hà Nam

Tuổi đẻ lứa đầu
Tháng
29,54
27,85
29,19
29,85
29,25
32,08
Số ngày khai thác sữa/chu kỳ
Ngày
312,29
293,74
335,17
339,17
315,56
287,08
Năng suất sữa
Kg/chu kỳ
5043,85
4801,90
4618,98
5195,69
5723,33
5001,39
Năng suất sữa/con/ngày
Kg
16,15
16,35
13,78
15,32

18,14
17,42
Khoảng cách 2 lứa đẻ
Ngày
402,79
375,57
395,07
399,27
449,17
408,47



Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 29,54 tháng. Tuổi để lứa đầu thấp nhất là các hộ chăn nuôi bò
sữa thuộc khu vực Hà Nội, nơi có truyền thống chăn nuôi bò sữa lâu nhất so với các tỉnh khác trong
vùng. Tuổi đẻ lứa đầu cao nhất là ở tỉnh Hà Nam, trung bình là 32 tháng.
Số ngày khai thác sữa trung bình/chu ky vắt sữa là 312 ngày, cao nhất là ở tỉnh Hưng Yên
339 ngày và thấp nhất là ở Hà Nam (287 ngày).
Nhìn chung, năng suất của đàn bò sữa hiện đang nuôi ở 5 tỉnh vùng ĐBSH là tương đối
cao. Năng suất sữa trung bình ở các cơ sở điều tra trong năm 2009 là 5.043 lít/chu kỳ, xấp xỉ năng
suất sữa trung bình của công ty sữa Tương Lai, tỉnh Tuyên Quang (5.300 lit), và cao hơn năng suất
sữa trung bình ở khu vực TP. Hồ Chí Minh năm 2008 là 4.100 kg/chu kỳ (Cải, 2009). Sở dĩ có kết
quả này là do các nguyên nhân sau đây: Giá sữa bán bình quân các tháng trong năm 2009 tương
đối cao, đã khuyến khích người chăn nuôi đầu tư thích đáng trong khâu nuôi dưỡng và chăm sóc
đàn bò sữa. Như vậy năng suất sữa trung bình/con/ngày là 16,1 kg, cao nhất ở Vĩnh Phúc (18 kg)
và thấp nhất là Bắc Ninh (13 kg).
Khoảng cách 2 lứa để trung bình là 402 ngày, cao nhất ở 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên,
thấp nhất là khu vực Hà Nội mới (375 ngày).
Bảng 2. Chi phí chăn nuôi bò cái sinh sản của cơ sở chăn nuôi bò sữa bìnhquân/năm
ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ tiêu
Trung
bình
Hà Nội
Bắc Ninh
Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Hà Nam
n
33
9
6
6
6
6
I. Chi phí biến đổi
104.781,26
67.680,74
121.593,99
104.976,87
97.638,92
152.522,48
1.1.Thức ăn
69.791,35
43.318,45
85.723,09
69.934,78
67.346,91
95.159,37
1.2. CP thú y

922,63
480,00
-
308,82
877,78
4.557,29
1.3. TTNT
1.079,16
661,68
1.003,17
860,59
788,89
2.843,75
1.4. Lao động
28.961,03
20.245,95
31.124,82
30.331,37
24.405,48
43.562,32
- Lao động gia đình
28.519,68
18.985,95
31.124,82
30.331,37
24.405,48
43.562,32
- Lao động đi thuê
441,35
1.260,00

-
-
-
-
1.5. Chi khác
4.027,09
2.974,66
3.742,90
3.541,30
4.219,86
6.399,74
II. CP cố định
13.722,72
10.220,67
10.823,18
11.894,12
16.347,94
26.726,27
2.1. Khấu hao TSCĐ
6.344,32
3.994,67
4.294,14
4.402,75
8.355,35
14.161,84
2.2. Khấu hao giống
7.251,62
5.351,20
6.359,17
6.787,25

7.392,59
11.792,25
2.3. Chi khác
126,78
874,80
169,87
704,12
600,00
772,19
Tổng chi phí
118.503,99
77.901,41
132.417,17
116.870,99
113.986,86
179.248,75

Trước hết chúng tôi tính toán các khoản chi phí trong CNBS. Chi phí CNBS được chia
thành hai loại: chi phí chăn nuôi bò cái sinh sảnvà chi phí chăn nuôi bò tơ, lỡ và bê hướng sữa.
Về chi phí chăn nuôi bò cái sinh sản, bao gồm chi phí trong thời gian khai thác sữa và chi phí
trong thời gian cạn sữa. Các loại thức ăn dùng trong thời gian khai thác sữa và thời gian cạn sữa
được chúng tôi tổng hợp theo những loại thức ăn thực tế mà các cơ sở CNBS đã chi dùng (xem


bảng 2_Trong bảng này chi phí chăn nuôi bò cái sinh sản được tính bình quân/cơ sở/năm.). Nhìn
chung, chi phí thức ăn tinh (hỗn hợp tự trộn và hỗn hợp mua chiếm trung bình 61% chi phí thức
ăn, giao động từ 54% ở Bắc Ninh đến 66% ở Vĩnh Phúc. Một điểm thú vị trong cơ cấu giá thành
thức ăn tinh của các cơ sở CNBS vùng ĐBSH đó là giá trị thức ăn hỗn hợp tự trộn vẫn chiếm
một cơ cấu lớn hơn so với giá trị thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc. Trung bình của các
tỉnh tỷ lệ giá trị thức ăn hỗn hợp tự trộn là 81,55% và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chỉ chiếm

18,45 %; tỷ lệ này có sự cách biệt nhất ở tỉnh Bắc Ninh (94,05% thức ăn tự trộn : 5,95% thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh). Đây một phần là do tập quán chăn nuôi của các hộ và một nguyên nhân
chủ yếu khác đó là sử dụng thức ăn tinh tự phối trộn sẽ có giá thành rẻ hơn.Thức ăn thô xanh,
chủ yếu vẫn là cỏ tươi tự nhiên và cỏ trồng, thân lá ngô, rơm khô; thức ăn thô cho bò sữa chiếm
một tỷ lệ thấp.
Các loại chi phí khác như khoáng chất, phối giống, thuốc thú y, điện, nước được
tính theo mức chi phí thực tế và giá tại địa phương. Tảng liếm là một sản phẩm bổ sung cung
cấp muối và khoáng chất cho con bò sữa, đây là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên qua điều
tra thực tế các cơ sở CNBS có sự nhận thức khác nhau về tác dụng của sản phẩm này. Trung
bình chi phí cho tảng liếm/cơ sở/năm là 1,805 triệu đồng, cao nhất là ở Bắc Ninh (7,101 triệu
đồng), thấp nhất là ở các tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc (không sử dụng).
Chi phí bằng tiền của lao động gia đình trong chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa được chúng
tôi tính bằng cách quy đổi ngày công lao động gia đình ra giá trị theo giá thuê lao động tại địa
phương. Chi phí lao động chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí trong CNBS. Trung bình chi phí
lao động chiếm trung bình 24% trong tổng chi phí, giao động từ 21% ở Vĩnh Phúc đến 26% ở
Hưng Yên. Chúng tôi nhận thấy một thực tế tại các cơ sở CNBS được điều tra đó là lao động
kiếm cỏ tự nhiên chiếm cơ cấu lớn nhất trong tổng chi phí lao động dành cho CNBS (xấp xỉ
50%).
Bảng 3. Kết quả chăn nuôi bò sữa của các cơ sở bình quân/năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Chung

Nội
Bắc
Ninh
Hưng
Yên
Vĩnh
Phúc


Nam
n
hộ
33
9
6
6
6
6
Doanh thu
1000đ
195.051,59
141.239,98
206.097,90
182.970,85
197.798,37
267.370,41
- Thu từ sữa
1000đ
141.552,30
101.525,98
143.645,90
139.990,85
139.729,48
200.469,37
- Thu khác
1000đ
53.499,29
39.714,00

62.452,00
42.980,00
58.068,89
66.901,04
Tổng chi phí
1000đ
143.600,99
91.670,99
157.422,94
138.279,87
146.395,22
217.091,78
- Chi phí biến đổi
1000đ
107.906,72
67.174,94
127.615,68
109.443,07
101.493,59
156.802,81
- Chi phí cố định
1000đ
15.370,92
11.095,47
11.162,91
13.302,36
18.147,94
27.498,46
- Chi bê, bò tơ lỡ
1000đ

20.323,35
13.400,58
18.644,36
15.534,44
26.753,70
32.790,50
Thu - Chi







Lãi/hộ
1000đ
51.450,61
49.568,99
48.674,96
44.690,98
51.403,15
50.278,64
TNHH/hộ
1000đ
79.970,28
68.554,94
79.799,78
75.022,35
75.808,63
93.840,96



Tỷ suất lợi nhuận
lần
0,36
0,54
0,31
0,32
0,35
0,23
Lãi/bò sữa/năm
1000đ
13.158,72
16.523,00
11.241,33
12.768,85
15.436,38
8.624,12
TNHH/bò
sữa/năm
1000đ
20.452,76
22.851,65
18.429,51
21.434,96
22.765,35
16.096,22

Doanh thu trung bình của các cơ sở chăn nuôi bò sữa ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong
năm 2009 là 195 triệu, trong đó doanh thu từ sữa chiếm 72,5%, còn lại là do tiền bán bê và các

khoản thu khác. Nếu trừ đi chi phí, lãi trung bình/cơ sở chăn nuôi bò sữa là 51,4 triệu đồng,
tương đương với 13,1 triệu đồng/con bò sữa/năm. Thu nhập hỗn hợp (công và lãi) trung bình/cơ
sở/năm là 79,9 triệu đồng. Có thể khẳng định rằng chăn nuôi bò sữa ở ĐBSH trong năm 2009 là
có lãi cao, tỷ suất lợi nhuận/doang thu là 0,36 lần, cao nhất là vùng chăn nuôi bò sữa khu vực Hà
Nội, và thấp nhất là vùng Hà Nam.


Bảng 4. Giá bán, giá thành, lãi trong chăn nuôi bò sữa
Chỉ tiêu
Đơn vị
Chung
Hà Nội
Bắc
Ninh
Hưng
Yên
Vĩnh
Phúc

Nam
Giá bán trung bình
Nghìn/lít
7,06
6,97
7,05
7,03
7,15
7,14
Giá thành
Nghìn/lít

5,90
5,12
6,05
6,29
5,98
6,45
Giá thực tế sản xuất
(tính cả thu khác)
Nghìn/lít
4,22
3,15
4,04
4,68
4,59
5,20
Lãi
Nghìn/lít
1,16
1,85
1,00
0,73
1,17
0,68
Lãi thực tế
Nghìn/lít
2,83
3,82
3,01
2,34
2,56

1,94

Giá bán sữa trung bình trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 là
7,06 nghìn đồng. Giá thành sản xuất một kg sữa tươi là 5,9 nghìn đồng, như vậy là lãi mỗi một
kg sữa tươi sản xuất ra là 1,16 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu tính các nguồn thu từ bán bê là khoản
bù đắp chi phí, thì giá thành thực tế 1 kg sữa tươi là 4,22 nghìn đồng, do đó lãi thực tế 1 kg sữa
tươi là 2,83 nghìn đồng.


0
1
2
3
4
5
6
7
8
Chung Hà Nội Bắc Ninh Hưng Yên Vĩnh Phúc Hà Nam
Gía bán Gía thành CP thực tế Lãi Lãi thực tế

Hình 2. Giá bán sữa, giá thành và lãi thu được từ chăn nuôi bò sữa các tỉnh năm 2009
Giá bán sữa trung bình ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2008-2009 là 0,46
USD, thấp hơn giá nông dân Thái Lan bán sữa tại cổng trại là 22%.
Tính chung, giá thành sữa tươi ở vùng ĐBSH trong năm 2009 là 5.900 đồng/kg, giá thành
thấp nhất là ở khu vực Hà Nội (5.120 đồng/kg), và cao nhất là ở tỉnh Hà Nam (5.450 đ/kg).
Trong cơ cấu giá thành, thức ăn chiếm trung bình 55,5%, thấp nhất ở vùng Hà Nội (49%), và cao
nhất là Bắc Ninh (64,2%). Trong chi phí thức ăn, thức ăn hỗn hợp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ
cấu chi phí.







0% 20% 40% 60% 80% 100%
Chung
Hà Nội
Bắc Ninh
Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Hà Nam
1. CP Thức ăn 2. CP Lao động 3. CP cố định 4. Chi khác

Hình 3. Cơ cấu giá thành sữa bò tươi sản xuất ở ĐBSH năm 2009
Chi phí lao động chiếm trung bình là 25%, cao nhất là vùng Hà Nội (29%) và thấp nhất là
vùng Vĩnh Phúc (22%). Chi phí cố định chiếm trung bình 14%, giao động từ 9% ở tỉnh Bắc
Ninh đến 16,8% ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nhìn chung cơ cấu giá thành trong sản xuất sữa tươi ở vùng
ĐBSH tương đối hợp lý.
Cơ cấu giá thành sữa ở vùng ĐBSH tương tự như cơ cấu giá thành ở vùng
Afyonkarahisar, Thổ Nhĩ Kỹ, nơi bò sữa có năng suất tương đương như vùng Đồng bằng sông
Hồng (Hasan Cicek, Murat Tandogan, 2008) và Meral Uzunos (2008).
Bảng 7. Tác động của sự thay đổi giá sữa đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
Vùng
Chỉ tiêu
Giá sữa
năm 2009
Giá sữa
tăng 5%
Giá sữa

tăng 10%
Giá sữa
tăng 15%
Chung
Giá bán (ngàn đồng/kg)
7,01
7,36
7,71
8,07
Lãi/chi phí (lần)
0,36
0,41
0,46
0,51
Lãi/bò sữa/năm (1000đ)
13161,78
14972,34
16782,89
18593,44
TNHH/bò/năm (1000đ)
20457.51
22268.07
24078.62
25889.17
Hà Nội
Giá bán (ngàn đồng/kg)
6.97
7.32
7.67
8.01

Lãi/chi phí (lần)
0.54
0.60
0.65
0.71
Lãi/bò sữa/năm (1000đ)
16523.00
18215.10
19907.20
21599.30
TNHH/bò/năm (1000đ)
19014.28
20706.38
22398.48
24090.58
Bắc Ninh
Giá bán (ngàn đồng/kg)
6,68
7,02
7,35
7,69
Lãi/chi phí (lần)
0,31
0,35
0,40
0,45
Lãi/bò sữa/năm (1000đ)
11232,68
12890,14
14547,59

16205,04
TNHH/bò/năm (1000đ)
13379,04
15036,50
16693,95
18351,40
Hưng Yên
Giá bán (ngàn đồng/kg)
7,03
7,38
7,73
8,08
Lãi/chi phí (lần)
0,32
0,37
0,42
0,48
Lãi/bò sữa/năm (1000đ)
12768,85
14768,72
16768,59
18768,46
TNHH/bò/năm (1000đ)
15962,37
17962,23
19962,10
21961,97
Vĩnh Phúc
Giá bán (ngàn đồng/kg)
7,20

7,56
7,92
8,28
Lãi/chi phí (lần)
0,35
0,40
0,45
0,49


Lãi/bò sữa/năm (1000đ)
15420,94
17516,89
19612,83
21708,77
TNHH/bò/năm (1000đ)
18411,85
20507,79
22603,74
24699,68
Hà Nam
Giá bán (ngàn đồng/kg)
7,20
7,56
7,93
8,29
Lãi/chi phí (lần)
0,23
0,28
0,32

0,37
Lãi/bò sữa/năm (1000đ)
8619,20
10337,50
12055,81
13774,12
TNHH/bò/năm (1000đ)
11674,68
13392,98
15111,29
16829,60
Tỷ suất lợi nhuận (lãi/chi phí) trung bình ở vùng ĐBSH là 36%, cao hơn so với tỷ suất lợi
nhuận năm 2003 trong chăn nuôi bò sữa ở vùng Hà Nội và Phụ cận là 16,8% (Nhợ và CS, 2005).
Dựa trên 3 chỉ tiêu đánh giá (tỷ suất lợi nhuận, lãi/bò sữa/năm và thu nhập hỗn hợp/bò sữa/năm),
các hộ chăn nuôi bò sữa ở vùng Hà Nội đều có hiệu quả chăn nuôi bò sữa cao nhất so với 5 địa
phương còn lại, tiếp theo là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nam.
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
- Quy mô đàn bò sữa trung bình nuôi trong các nông hộ ở các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng tại thời điểm khảo sát là 3,91 con/hộ, giao động từ 2 con đến 17 con/hộ. Tỷ lệ đàn
bò khai thác sữa ở vùng ĐBSH tương đối cao, chiếm 65,15% tổng đàn.
- Năng suất của đàn bò sữa hiện đang nuôi ở 5 tỉnh vùng ĐBSH là tương đối cao.
Năng suất sữa trung bình ở các cơ sở điều tra trong năm 2009 là 5.043 lít/chu kỳ (312 ngày).
- Chăn nuôi bò sữa trong các nông hộ vùng ĐBSH đều mang lại thu nhập đáng kể, thu
nhập bình quân từ chăn nuôi bò sữa là 79,9 triệu đồng/hộ/năm, và lãi do chăn nuôi bò sữa mang
lại là 51,4 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy thu nhập hỗn hợp và lãi trung bình/con bò sữa/năm tương
ứng là 20,4 triệu và 13,1 triệu đồng.
- Giá thành 1kg sữa bò tươi do người CNBS sản xuất ra tại cổng trại bình quân là 5.900
đồng/kg. Với giá bán trung bình 7.06 đồng/kg, mỗi kg sữa sản xuất ra người chăn nuôi bò sữa lãi
khoảng 1,1 nghìn đồng. Nếu tính cả thu nhập khác từ chăn nuôi bò sữa như bán bê, thì lãi thực tế

từ 1 kg sữa là 2,8 nghìn đồng.
- Trong cơ cấu giá thành sữa tươi sản xuất ở vùng ĐBSH, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ
cao nhất (55,5%), tiếp theo chi phí lao động (25%) và chi phí cố định (13,9). Trong chi phí
thức ăn, chi phí thức ăn tinh chiếm 63,4%, và thức ăn thô xanh chiếm 30,4%.
- Tỷ suất lợi nhuận (lãi/chi phí) trong chăn nuôi bò sữa nông hộ ở vùng ĐBSH là 36%.
Dựa trên 3 chỉ tiêu đánh giá (tỷ suất lợi nhuận, lãi/bò sữa/năm và thu nhập hỗn hợp/bò
sữa/năm), các hộ chăn nuôi bò sữa ở vùng Hà Nội đều có hiệu quả kinh tế cao nhất so với 5 địa
phương còn lại, tiếp theo là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nam.
5.2. Đề nghị
- Chi phí thức ăn tinh chiếm 63,4%, và thức ăn thô xanh chiếm 30,4% tổng chi phí thức
ăn trong chăn nuôi bò sữa. Nhà nước cần cân đối chính sách thuế nhập khẩu các nguyên liệu
làm thức ăn gia súc, với đồng thời khuyến khích mở rộng diện tích các cây thức ăn như ngô,
đậu tương. Thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển và mở rộng cây thức ăn bằng chính sách


khuyến nông, hỗ trợ nghiên cứu phát triển thông qua việc chọn lọc và đưa vào sản xuất các
giống ngô, đậu tương có năng suất cao vào sản xuât và có chính sách hợp lý khuyến khích mở
rộng diện tích các cây trồng này. Thực hiện giải pháp này, giá thức ăn hỗn hợp trong nước có
thể giảm, nếu giá thức ăn giảm sẽ làm tăng hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.
- Thức ăn thô xanh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu giá thành sữa tươi, các nông
hộ, trang trại chăn nuôi bò sữa ngoài việc dành diện tích đất nông nghiệp trồng những loại cỏ
chất lượng cao để chủ động cung cấp thức ăn thô xanh có chất lượng cho bò sữa. Thâm canh
cỏ thông qua việc áp dụng hệ thống tưới tiêu và sử dụng nguồn chất thải từ biogas để bổ sung
chất dinh dưỡng cho cỏ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và giảm giá thành thức ăn
xanh.
- Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật mới cho các cơ sở, trang trại, nông hộ chăn nuôi bò
sữa như nuôi dưỡng theo khẩu phần thích hợp, kỹ thuật chế biến và sử dụng các phụ phẩm
công nông nghiệp như ủ rơm với urê, làm bánh dinh dưỡng, bã bia, rỉ mật đường, bã mía cũng
như các phụ phẩm chế biến rau quả.
- Hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa ghi chép đầu vào, đầu ra, năng suất. Điều

này cho phép người chăn nuôi biết được yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi để từ đó
hoàn thiện quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
- Đào tạo người chăn nuôi bò sữa cần những kỹ năng để thực sự trở thành người chăn
nuôi bò sữa chuyên nghiệp. Không chỉ biết hạch toán đầu vào đầu ra ở các mùa khác nhau
trong năm, mà còn phải biết đầu tư vào con giống, chuồng trại và thức ăn, đặc biệt là nguồn
thức ăn mùa đông.
- Phổ biến kinh nghiệm của các mô hình thành công và cả các bài học của các mô hình
thất bại. Chăn nuôi bò sữa không phải cho tất cả nông dân. Xây dựng tiêu chí và tổ chức công
nhận cơ sở chăn nuôi bò sữa điển hình tiên tiến để khuyến khích người chăn nuôi bò sữa trong
vùng thăm quan, học tập từ mô hình này.
- Trang thiết bị vật tư phục vụ sản xuất sữa trong các cơ sở chăn nuôi bò sữa chiếm
5,6% giá thành. Đề nghị nhà nước có chính sách thuế hợp lý, có thể giảm xuống 0% như một
số nước đã làm.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Việt Anh, (1999). “Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa hộ gia đình tại Thành phố Hồ
Chí Minh”, Công ty trâu bò sữa , 48/8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đinh Văn Cải, (2009). Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Viện Khoa Học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2009.
3. Đào Hùng Giang (2002) .“Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi bò sữa trong nông hộ ở Hà Nội và vùng phụ
cận”, Báo cáo khoa học.
4. Dương Văn Hiểu, (2001). “Nghiên cứu về các mô hình chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc Việt Nam”. Luận án
tiến sỹ. Trường đại học nông nghiệp I Hà nội.
5. Lê Thế Hoàng, (2005). “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa trong các hộ gia đình và trang trại ở
nước ta”. Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ


6. Lương Tất Nhợ, Đinh Xuân Tùng, Đào Hùng Giang, Phạm Vân Đình, Dương Quang Hiểu, Phạm Thị
Minh Nguyệt và Ngô Văn Hải, (2004). “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa Việt
Nam”. Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR số MISPA/2003/03.
7. Phạm Thị Minh Nguyệt, (2002). “Thực trạng và các giải pháp cho phát triển chăn nuôi bò sữa hộ gia đình

ở vùng ven đô Hà Nội”, Luận án tiến sỹ, Đại học nông nghiệp Hà Nội
8. Nguyễn Văn Song, Trần Văn Đức, Dương Văn Hiểu, (2005). “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông
dân chăn nuôi bò sữa và không chăn nuôi bò sữa tại 5 tỉnh xung quanh Hà Nội”. Báo cáo đề tài thuộc dự
án Phát triển và mở rộng chăn nuôi bò sữa xung quanh Hà Nội, pha 2.
9. Đinh Công Tiến, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, (2003). “Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò sữa
khu vực Nam Bộ”. Báo cáo khoa học.
10. Nguyễn Phúc Thọ, (2005). “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất sữa bò tươi ở Hà Nội”. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
11. Tổng cục Thống kê, 2009.
12. Hasan Cicek, Murat Tandogan (2008). “Economic Analysis of dairy cattle activities in Afyonkarahisar
province”. Department of Animal Health Economics. Faculty of Veterinary Medicine, University of
Afyon Kocatepe, Afyonkarahisar, Turkey. No. 21 (2), 179-184.
13. Meral Uzunos; Gulcin Altintas and Yasar Akcay (2008). “Costs of milk and marketing margin in dairy
farms in Turkey”. Journal of applied Science, 8 (7), 1329-1332. 2008. Asian Network for Scientific
Information.


×