Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHO THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ


VÕ HỒNG KHANH

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
CHO THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 6 năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ


TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
CHO THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Chuyên ngành: Cơ Khí Nhiệt Lạnh

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.s: NGUYỄN HÙNG TÂM



VÕ HỒNG KHANH

K.s: VƯƠNG ĐÌNH BẰNG

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 6 năm 2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY


CALCULATING AND DESIGNING THE VENTILATION
SYSTEM FOR THE E. LIBRARY OF NONG LAM
UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

Speciality: Heat-Refrigeration Engineering

Supervisor:

Student:

Master.

NGUYEN HUNG TAM


VO HONG KHANH

Eng.

VUONG ĐINH BANG

Ho Chi Minh, city
June - 2008

ii


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn
Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục cho con nên người và cũng không ngừng
khích lệ để con có được thành tựu như ngày hôm nay. Để chuẩn bị cho con một khối hành
trang bước vào đời, Cha Mẹ đã không quản khó ngại khổ, tần tảo một đời để nuôi con ăn học,
mà không một lời mong con đền đáp. Công ơn Cha Mẹ thật cao dầy như trời biển. Xin cho
con mang theo bên mình tình yêu thương và công lao to lớn ấy trên suốt chặn đường đời còn
nhiều khó khăn và thử thách ở phía trước để con có thêm niềm tin bước vào đời. Con xin trọn
đời ghi ơn Cha Mẹ.
Chân thành cảm ơn
Thạc sĩ : Nguyễn Hùng Tâm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời
gian thực tập và viết luận văn. Xin cảm ơn thầy đã không quản công khó nhọc giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài này.
Ban Giám Hiệu, ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Khí trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng
tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường cũng
như rèn luyện cho tôi thêm nhiều hiểu biết về cuộc sống.
Cô Trần Thị Thu Thủy cùng một số cán bộ Thư Viện trường Đại Học Nông Lâm đã giúp
tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Lời cuối cùng, tôi xin được gởi đến quý thầy cô và các bạn lời chúc sức khoẻ và thành đạt
trong cuộc sống.
Võ Hồng Khanh

iii


TÓM TẮT
Đề tài "Tính toán và thiết kế hệ thống thông gió cho Thư Viện điện tử
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM".
Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

VÕ HỒNG KHANH

Thạc sĩ: NGUYỄN HÙNG TÂM
Kỹ sư: VƯƠNG ĐÌNH BẰNG

 Mục đích:
- Thông thoáng cho Thư Viện hiện có.
 Nội dung:
- Khảo nghiệm quat hơi nước;
- Tính toán và thiết kế thông gió;
- Chọn quạt;
- Ước tính chi phí của hệ thống.
 Kết quả đã đạt được:
- Nhiệt hiện của Thư Viện

- Nhiệt ẩn của Thư Viện:


+ Tầng 1: 41,49 kW/h.

+ Tầng 1: 25200

g/h.

+ Tầng 2: 128,29 kW/h.

+ Tầng 2: 57150

g/h.

+ Tầng 3: 127,56 kW/h.

+ Tầng 3: 51000

g/h.

iv


- Chọn quạt:
+ Tầng 1: Quạt hơi nước Fujistar FS085 và quạt hút Asia H100A;
+ Tầng 2: Quạt hơi nước Fujistar FS085 và quạt hút Asia H100A;
+ Tầng 3: Quạt hơi nước Fujistar FS085 và quạt hút Asia H100A.
Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:


VÕ HỒNG KHANH

Thạc sĩ: NGUYỄN HÙNG TÂM

Kỹ sư: VƯƠNG ĐÌNH BẰNG

v


SUMMARY
Topic: “Calculating and designing the ventilation system for the E. library of
Nong Lam University of Ho Chi Minh City”
Student:

Supervisor:

VO HONG KHANH

Master : NGUYEN HUNG TAM
Eng

: VUONG ĐINH BANG

 Purposes:
- Ventilating the E. library.
 Contents:
- Testing the water fan.
- Calculating and designing the ventilation system;
- Chose fans;
- Calculating cost of the ventilation system.

 The result had done in calculation:
- The E. library’s sensible heat
+ The first floor

: 41,49

- The E. library’s latent heat
kW/h

+ The first floor

: 25200

g/h

+ The second floor: 128,29

kW/h

+ The second floor : 57150

g/h

+ The third floor : 127,56

kW/h

+ The third floor

g/h


: 51000

- Chose fans:
+ The first floor: Evaporation cooling fan Fujistar FS085 and centrifugal fan.
+ The second floor: Evaporation cooling fan Fujistar FS085 and centrifugal fan.
vi


+ The third floor: Evaporation cooling fan Fujistar FS085 and centrifugal fan.
Student’s signature

Supervisor’s signature:

VO HONG KHANH

Master: NGUYEN HUNG TAM

Eng:

vii

VUONG ĐINH BANG


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv

Mục lục ....................................................................................................................viii
Bảng các chữ viết tắt ...............................................................................................xiii
Bảng chuyển đổi đơn vị ...........................................................................................xiv
Danh sách các bảng ..................................................................................................xv
Danh sách các hình ...................................................................................................xvi
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.4 Thời gian và địa điểm ........................................................................................ 2
1.5 Giới hạn đề tài.....................................................................................................2
Chương 2: TRA CỨU TÀI LIỆU, SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC TIẾP ĐỀ
TÀI .............................................................................................................................3
2.1 Một số vấn đề chung về thông gió ........................................................................3
2.1.1 Định nghĩa và phân loại thông gió.................................................................. 3
a. Định nghĩa ......................................................................................................... 3
b. Phân loại ............................................................................................................3
2.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể con người .........................................4
a. Nhiệt độ t 0C.......................................................................................................4
b. Độ ẩm tương đối  .............................................................................................5
viii


2.1.3 Đánh giá và cải tạo môi trường vi khí hậu bằng giải pháp thông gió .............6
a. Nhiệt độ hiệu quả thq, 0C............................................................................................................................... 6
b. Chỉ số cường độ nhiệt Bendinh - Hats (B %) ...................................................6
c. Chỉ số Zôilen - Kôrencốp (  H ) ......................................................................6
d. Chỉ số bực bội (DI: Discomfort Index)..............................................................6
2.1.4 Tiêu chuẩn môi trường trong thông gió...........................................................7
a. Tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ...................................................7

b. Tiêu chuẩn về bụi, khí có hại. ............................................................................7
c. Tiêu chuẩn về tốc độ không khí .........................................................................8
d. Mối quan hệ giữa vận tốc không khí và nhiệt độ...............................................8
e. Tiêu chuẩn về tiếng ồn. ......................................................................................9
f. Gió tươi và hệ số thay đổi không khí. ..............................................................10
g. Tiêu chuẩn về lưu lượng thông gió thải CO2 ...................................................10
2.2 Tìm hiểu về không khí ẩm...................................................................................10
2.2.1 Định nghĩa......................................................................................................10
2.2.2 Phân loại không khí ẩm .................................................................................10
2.2.3 Các thông số chính biểu diễn trạng thái không khí ẩm .................................11
2.3 Một số quá trình nhiệt động cơ bản của không khí ẩm trong thông gió .............11

2.3.1 Ẩm đồ (Psychrometric Chart) hay đồ thị t - d ...............................................11
2.3.2 Một số quá trình nhiệt động cơ bản của không khí ẩm .................................12
a. Quá trình làm mát.............................................................................................12
ix


b. Quá trình hoà trộn ............................................................................................12
c. Quá trình trao đổi nhiệt và ẩm đa biến.............................................................12
2.4. Tình hình áp dụng thông gió trên thế giới và trong nước...................................13
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN..............................................15
3.1 Dụng cụ phục vụ thí nghiệm, khảo nghiệm.........................................................15
3.2 Phương pháp thí nghiệm, khảo nghiệm...............................................................15
3.2.1 Phương pháp đo đạt .......................................................................................15
3.2.2 Phương pháp xác định nhiệt độ và ẩm độ của không khí tại Thư Viện ........15
3.2.3 Phương pháp khảo nghiệm quạt hơi nước .....................................................16
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu, tính toán và thiết kế ...........................................16
a. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................16
b. Phương pháp tính toán và thiết kế. ..................................................................16

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................17
4.1 Khảo sát nhanh hiện trạng Thư Viện...................................................................17
4.1.1 Mục đích thực hiện ........................................................................................17
4.1.2 Kết quả và nhận xét .......................................................................................17
a. Nhiệt độ và ẩm độ ............................................................................................17
b. Kích thước các phòng ......................................................................................18
4.2 Khảo nghiệm quạt hơi nước ................................................................................18
4.2.1 Mục đích thực hiện. .......................................................................................18
4.2.2 Kết quả và nhận xét .......................................................................................19
x


4.3 Tính toán thiết kế thông gió Thư Viện ................................................................19
4.3.1 Các dữ liệu ban đầu .......................................................................................19
a. Nhiệt độ trung bình và ẩm độ trung bình trong năm tại TP.HCM...................19
b. Nhiệt độ trung bình và ẩm độ trung bình tại Thư Viện ...................................20
4.3.2 Lựa chọn phương án thực hiện ......................................................................20
4.3.3 Tính toán phụ tải trong Thư Viện ..................................................................20
4.3.3.1 Nhiệt hiện toả của phòng Qh. ...................................................................20
a. Nhiệt hiện Q1 toả do máy móc thiết bị ..........................................................20
b. Nhiệt hiện Q2 toả do người............................................................................21
c. Nhiệt Q3 toả do thắp sáng ............................................................................23
d. Nhiệt do bức xạ mặt trời qua của kính, mái che ...........................................24
4.3.3.2 Tính toán lượng ẩm thừa do người toả ra ................................................27
4.3.3.3 Lượng CO2 do con người thải ra..............................................................28
4.3.3.4 Tính lượng không khí tươi cần cấp vào Thư Viện...................................29
4.3.3.5 Tính lượng không khí tươi cần hút ra ......................................................30
4.3.4 Tính toán khí động hệ thống thông gió cho tầng 2........................................31
4.3.5 Chọn quạt.......................................................................................................34
a. Quạt hơi nước ................................................................................................34

b. Quạt hút hệ thống dạng ống tròn...................................................................35
4.3.6 Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống .............................................................36
xi


a. Chi phí đầu tư ................................................................................................36
b. Vận hành .......................................................................................................36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................37
5.1 Kết luận ...............................................................................................................37
5.2 Đề nghị ................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38
PHỤ LỤC .................................................................................................................40

xii


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- a, b là chiều dài và chiều rộng của ống hình chữ nhật, m;
- B: bề dầy kết cấu bao che, m;
- d: độ chứa hơi (g/kgkkk);
- Đèn loại 1: đèn huỳnh quang công suất 40W
- Đèn loại 2: đèn chữ U công suất 20W
- ft: diện tích mặt cắt ngang thực tế của đoạn ống, m2;
- kkk: không khí khô;
- l: chiều dài đoạn ống dẫn, m;
- Lh: lưu lượng không khí cần hút ra, m3/h;
- M: lượng nhiệt con người sản sinh ra do oxy hóa máu để duy trì sự sống và lao động
(kcal/h);
- R: tổn thất áp suất trên 1 m chiều dài ống dẫn, Pa/m;
- tk: nhiệt độ không khí trong phòng (OC);

- tR: nhiệt độ bức xạ trung bình của các bề mặt trong phòng (oC);
- v: vận tốc dòng không khí (m/s).

xiii


BẢNG CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ


Năng lượng
 1 kWh = 3600 kJ.
 1 kcal = 4,187 kJ.
 1 kcal/h = 1,163 W.
 1 gam nước bốc hơi nhận 597,3 calo.



Áp suất
 1 bar = 105 N/m2 = 105 Pa.
 1 mmH2O = 9,80665 Pa.



Khối lượng riêng
 Khối lượng riêng của không khí khô tại 21 oC là 1,2 kg / m3.
 Khối lượng riêng của không khí ẩm tại 21 oC và φ = 50% là 1,184 kg / m3.



Công suất

 1 HP = 0,7457 kW.

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giới hạn tiện nghi vi khí hậu trong nhà.
Bảng 2.2 Thông số vi khí hậu tối ưu thích ứng với các trạng thái lao động.
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá theo B.
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá theo H.
Bảng 2.5 Tiêu chuẩn về ẩm độ và nhiệt độ trong phòng.
Bảng 2.6 Tiêu chuẩn về bụi, khí có hại.
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn về tốc độ không khí.
Bảng 2.8 Mối quan hệ giữa vận tốc không khí và nhiệt độ.
Bảng 2.9 Tiêu chuẩn về tiếng ồn.
Bảng 2.10 Lưu lượng thông gió thải CO2 cần thiết cho một người.
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ bên trong và bên ngoài của Thư Viện.
Bảng 4.2 Kích thước các phòng trong Thư Viện.
Bảng 4.3 Nhiệt độ và ẩm độ trung bình.
Bảng 4.4 Nhiệt độ trung bình, ẩm độ trung bình của không khí tại Thư Viện.
Bảng 4.5 Kết quả tính giá trị nhiệt hiện và nhiệt ẩn của Thư Viện.
Bảng 4.6 Phần trăm thể tích CO2 trong Thư Viện.
Bảng 4.7 Tính toán thuỷ lực ống dẫn.
Bảng 4.8 Chi phí đầu tư quạt.

xv


BẢNG DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giới hạn miền có mồ hôi trên da.

Hình 2.2 Ẩm đồ.
Hình 2.3 Quá trình trao đổi nhiệt và ẩm đa biến.
Hình 4.1 Biểu đồ nhiệt độ và ẩm độ trong năm tại TP.HCM.
Hình 4.2 Sơ đồ tuyến hệ thống thông gió tầng 2.
Hình phụ lục 1. Ẩm đồ.
Hình phụ lục 2. Biểu đồ xác định tổn thất áp suất trên 1 mét đường ống.
Hình phụ lục 3. Sơ đồ tuyến hệ thống thông gió tầng 3.
Hình phụ lục 4. Thư Viện.
Hình phụ lục 5. Quạt hút tường.
Hình phụ lục 6. Cửa sổ chưa được lắp rèm che.
Hình phụ lục 7. Chóp kính trên nóc nhà.
Hình phụ lục 8. Đường ống dẫn không khí
Hình phụ lục 9. Khảo nghiệm quạt hơi nước Fujistar FS085.
Hình phụ lục 10. Quạt hút dạng ống tròn

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thư Viện là nơi tập trung nhiều thông tin, kiến thức bổ ích và cần thiết cho con
người trên nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua sách, báo, tạp chí, internet… Do vậy,
con người tìm đến đây để học tập, cập nhật thông tin, tìm hiểu về con người và đất
nước mình cũng như của các dân tộc khác để mở mang kiến thức của bản thân…Với
thời gian càng dài thì lượng nhiệt từ con người và các thiết bị thải ra trong phòng càng
cao. Đặc biệt nhất là những ngày nắng nóng, oi bức hay những buổi truy cập Internet
thì lượng nhiệt đó càng nhiều hơn. Nó sẽ gây ra cho con người cảm giác không được
thoải mái, không còn say mê nghiên cứu hoặc làm giảm chất lượng của buổi học tập.
Các nghiên cứu và kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong phần lớn các trường hợp

thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu trong vùng nhiệt độ khoảng từ 22oC đến 27oC và độ
chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong phòng và nhiệt độ dòng không khí thổi trực
tiếp vào cơ thể không nên vượt quá từ 3oC đến 6oC, với ẩm độ thích hợp từ 50% đến
70% và tốc độ chuyển động của không khí trong vùng ưu tiên khoảng chừng 0,25 m/s.
Do đó, đảm bảo cho con người có một cảm giác thoải mái và dễ chịu đó là điều
cần thiết. Trong môi trường thích hợp thì con người sẽ phát huy cao độ khả năng tư
duy cũng như khả năng tiếp thu của bản thân. Để làm được điều này thì có nhiều
phương án thực hiện. Nhưng Thư Viện là nơi kinh doanh phi lợi nhuận nên khi lắp đặt
hệ thống điều hòa không khí hay thông gió thì vấn đề kinh tế được đặt lên hàng đầu.
Được sự phân công của khoa Cơ Khí - Công Nghệ trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Hùng Tâm cùng với sự giúp đỡ của
một số cán bộ Thư Viện, đề tài “Tính toán và thiết kế hệ thống thông gió cho Thư
Viện điện tử trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh” được tiến hành.
1


1.2 MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN
- Thông thoáng cho Thư Viện hiện có.
1.3 YÊU CẦU
- Tính phụ tải lớn nhất của Thư Viện để xác định được lưu lượng không khí cần
thiết cấp vào để giảm nhiệt độ trong Thư Viện.
- Tính toán trở lực để thiết kế đường ống hút không khí.
- Tính toán để chọn quạt.
- Ước tính chi phí.
1.4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian thực hiện đề tài 01/04/2008 - 09/06/2008
- Thư Viện và Khoa Cơ Khí trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên đề tài chỉ mới tính toán ở mức chú trọng đến
việc tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho đọc giả là chính.


2


Chương 2
TRA CỨU TÀI LIỆU, SÁCH BÁO PHỤC VỤ
TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG GIÓ
2.1.1 Định nghĩa và phân loại thông gió
a. Định nghĩa /1/
Thông gió là quá trình trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời để đảm bảo thải
ra ngoài nhiệt thừa, ẩm thừa, các chất độc hại… nhằm giữ cho các thông số vật lí - khí
tượng không vượt quá giới hạn cho phép.
b. Phân loại /1/
 Phân loại theo phạm vi tác dụng:
+ Thông gió tổng thể: có tác dụng trên toàn bộ không gian của phòng.
+ Thông gió cục bộ: có tác dụng trên một phạm vi hẹp của không gian tích
nhiệt, ẩm hoặc độc hại nhiều hơn nơi khác.
 Phân loại theo phương thức thực hiện:
+ Thông gió cưỡng bức: dùng quạt tạo ra dòng đối lưu cưỡng bức.
+ Thông gió tự nhiên: lợi dụng sức gió hoặc lực nâng của không khí tạo ra dòng
đối lưu tự nhiên.

3


2.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể con nguời /4/
- Không thể có tiêu chuẩn hoặc yêu cầu về môi trường giống nhau cho tất cả mọi
người. Tùy theo giới tính, tuổi tác, trạng thái cơ thể, mức độ vận động… mà lượng
nhiệt cơ thể thải ra nhiều hay ít. Từ đó mà chúng ta có biện pháp giải nhiệt cho hợp lý.

- Trao đổi nhiệt giữa con người và môi trường xung quanh diễn ra theo hai hình
thức: truyền nhiệt và tỏa ẩm.
- Các thông số môi trường có ảnh hưởng lớn đến mức độ trao đổi nhiệt giữa cơ
thể con người và môi trường là: nhiệt độ, độ ẩm tương đối và đặc điểm chuyển động
của dòng khí.
a. Nhiệt độ t, oC /4/
- Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh rõ rệt nhất đối với con người. Do đây
là yếu tố quyết định sự truyền nhiệt giữa bề mặt da và môi trường không khí xung
quanh.
- Khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 36oC thì cơ thể thải nhiệt vào môi trường bằng
truyền nhiệt. Nếu mất nhiệt nhiều quá mức thì cơ thể có cảm giác lạnh.
- Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 36oC thì cơ thể sẽ nhận một phần nhiệt từ môi
trường nên sẽ có cảm giác nóng.
Bảng 2.1. Giới hạn tiện nghi vi khí hậu bên trong nhà /11/

Loại hình
vi khí hậu

Mùa hè
t, oC

-Vi khí hậu tự nhiên ≤ 29,5
-Vi khí hậu nhân tạo 25,5

Mùa đông

φ, % v, m/s
≤ 80

0,30


60 - 70 ≥ 0,50

4

tR, oC
29 + 4 / B
-

t, oC
≥ 21,5
24,5

φ, %

v, m/s

≤ 80

≤ 0,10

60 - 70

0,05


b. Độ ẩm tương đối φ /4/
Đây là yếu tố quyết định điều kiện bay hơi vào không khí (φ < 100%). Khi không
khí có độ ẩm vừa phải và nhiệt độ cao thì cơ thể sẽ đỗ mồ hôi gây cảm giác dễ chịu
(khi bay hơi 1g mồ hôi, cơ thể thải được nhiệt lượng 2400 J). Khi độ ẩm quá lớn, mồ

hôi khó thoát ra ngoài mà tạo ra một lớp nhờn trên bề mặt da.

Hình 2.1 Giới hạn miền có mồ hôi trên da
Bảng 2.2 Thông số vi khí hậu tối ưu thích ứng với các trạng thái lao động /11/

Trạng thái

Mùa lạnh

Mùa nóng

lao động

t, oC

φ, %

v, m/s

t, oC

φ, %

v, m/s

Nghỉ ngơi

22 - 24

60 - 75


0,1 - 0,3

24 - 27

60 - 75

0,3 - 0,5

Lao động nhẹ

22 - 24

60 - 75

0,3 - 0,5

24 - 27

60 - 75

0,5 - 0,7

Lao động vừa

20 - 22

60 - 75

0,3 - 0,5


23 - 26

60 - 75

0,7 - 1,0

Lao động nặng

18 - 20

60 - 75

0,3 - 0,5

22 - 25

60 - 75

0,7 - 1,5

5


2.1.3 Đánh giá và cải tạo môi trường vi khí hậu bằng giải pháp thông gió
a. Nhiệt độ hiệu quả tương đương (thq, oC) /8/
Nhiệt độ hiệu quả tương đương là nhiệt độ không khí trong điều kiện φ = 100%;
v = 0 m/s mà nó khiến con người cảm giác nóng lạnh tương đương với các môi trường
có t, φ, v khác nhau khi M bình thường, tR = tK.
b. Chỉ số cường độ nhiệt Bendinh - Hats (B, %) /8/

Chỉ số cường độ nhiệt B = f (tK, φ, V, t, M) đánh giá chế độ vi khí hậu của mọi
công trình trong mọi trường hợp lao động.
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá theo B

Cj

B, %

Lạnh

<0

Dễ chịu

0 - 30

Hơi nóng

40 - 60

Rất nóng

≥ 80

c. Chỉ số bực bội (DI: Discomfort Index) /4/
Chỉ số bực bội DI là chỉ số xác định mức độ cảm nhận của cơ thể con người ứng
với từng trạng thái của môi trường không khí xung quanh có thoải mái hay khó chịu.
d. Chỉ số Zôilen - Kôrencốp (∑H) /8/
- ∑H = f (tK, φ, V, tR) để đánh giá môi trường vi khí hậu trong điều kiện lao động
bình thường.

- Ta có: ∑H = 0,24 * (tK + tR) + 0,1 * d - 0,09 * (37,8 - tK) * v1/2 (công thức 1).
6


Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá theo H

∑H

Cj

Rất lạnh

Mùa đông

Mùa hè

< 7,1

-

7,1

-

10,0

-

Lạnh
Hơi lạnh

Dễ chịu

11,1 - 14,9

13,8 - 16,3

Hơi nóng

-

17,5

Nóng

-

19,1

Rất nóng

-

> 19,1

2.1.4 Tiêu chuẩn môi trường trong thông gió
a. Tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm trong phòng /4/
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm trong phòng

Mùa


Nhiệt độ tt, oC

Độ ẩm φt, %

Mùa hè

24 - 26

55 - 70

Mùa đông

20 - 22

55 - 70

b. Tiêu chuẩn về bụi, khí có hại / 4/
- Bụi và khí có hại là những chất độc hại. Nồng độ của chúng trong không khí zb
(mg/m3) không được vượt quá giới hạn cho phép. Nồng độ bụi cho phép trong không
7


khí thường được cho theo mức độ độc hại và hàm lượng silic oxyt. Nhưng trong Thư
Viện, bụi và khí có hại chủ yếu là các hạt lơ lửng, khí CO, CO2 và các mùi toả ra từ
sách báo cũng như từ con người.
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn về bụi, khí có hại

Chất

Nồng độ cho phép


Các hạt lơ lửng

nhỏ hơn 0,15 mg/m3 không khí

Nồng độ CO

nhỏ hơn 0,001% theo thể tích

Nồng độ CO2

nhỏ hơn 0,1% theo thể tích

c. Tiêu chuẩn về tốc độ không khí /3/
Bảng 2.7. Tiêu chuẩn về tốc độ không khí
Nhiệt độ không khí trong phòng, oC

Tốc độ gió cho phép, m/s

21 - 23

0,25 - 0,30

24 - 25

0,40 - 0,60

24 - 27

0,70 - 1,00


28 - 30

1,10 - 1,30

> 30

1,30 - 1,50

d. Mối quan hệ giữa vận tốc không khí và nhiệt độ /4/
Mối quan hệ giữa vận tốc không khí và nhiệt độ không khí được gọi là hiệu ứng
vận tốc. Nếu cùng điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí, thì con người sẽ cảm thấy
8


×