Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích thực trạng về vấn đề thù lao lao động của công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.4 KB, 11 trang )

Phân tích thực trạng về vấn đề thù lao lao động của Công ty cổ
phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam”.
I. Khái niệm về thù lao lao động:
Khái niệm: Thù lao lao động là mọi loại phần thưởng mà một cá nhân
nhận được để đổi lấy sức lao động của mình.
Các thành phần của thù lao lao động gồm: Thù lao tài chính và Thù
lao phi tài chính.
- Thù lao tài chính: Thù lao tài chính trực tiếp bao gồm lương công
nhật, lương tháng, tiền hoa hồng và tiền thưởng. Thù lao tài chính gián tiếp
bao gồm bảo hiểm, trợ cấp xã hội, phúc lợi, an sinh xã hội.
- Thù lao phi tài chính: Là sự thoả mãn mà một người nhận được từ
bản thân công việc hoặc từ môi trường tâm lý và/hoặc vật chất nơi họ làm
việc.
II. Thực trạng chế độ thù lao lao động tại Công ty Cổ phần dịch vụ
đường cao tốc Việt Nam (VECS):
I. Khái quát chung về Công ty.
A. Sự ra đời. Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VECS) là
thành viên của Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

1


(VEC) được thành lập ngày 07 tháng 03 năm 2008. Giấy phép đăng ký kinh
doanh số: 010302279 do sở KHĐT thành phố Hà nội cấp. Công ty VECS
được thành lập nhằm nắm bắt ngay thị trường rộng lớn về đầu tư phát triển và
dịch vụ dọc các tuyến đường cao tốc . Phần lớn các tuyến đường cao tốc của
Việt Nam sẽ do VEC là chủ đầu tư xây dựng, tổng chiều dài khoảng 7.000km
gồm tuyến cao tốc khu vực phía bắc, khu vực miền trung và khu vực miền
Nam (Trong đó giai đoạn 2005 – 2015 dự kiến xây dựng khoảng 1.300km,
giai đoạn 2015-2025 dự kiến xây dựng khoảng 1.500km và sau năm 2025 dự
kiến sẽ xây dựng 4.200 km). Do vậy, Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc


Việt Nam sẽ có một ưu thế đặc biệt về lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị
cùng nghành nghề và là tiền đề rất thuận lợi để thúc đẩy hiệu quả các mục
tiêu kinh tế mà công ty đề ra.
B. Lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh
Chức năng của VECS hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực chính như:
- Kinh doanh xăng dầu, các chế phẩm từ xăng dầu và trạm bảo dưỡng
xe;
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn;
- Kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản, khu đô thị, khu công nghiệp.
(Xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ, hệ thống quảng cáo, hệ thống các
trạm xăng, khu du lịch, làm đại lý hoặc sản xuất các vật tư xây dựng, khu đô

2


thị, khu công nghiệp, mua quyền thu phí...) dọc các tuyến đường cao tốc mà
Tổng công ty làm chủ đầu tư.
C. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC

§¹i héi cæ ®«ng

Hội đồng quản
trị

Ban kiểm so¸t

Phßng Tư vấn
đầu tư


Các chi nhánh

Phßng Tổ chức
hành chÝnh

Phßng TC-KT

Phßng Dự ¸n

Phßng KH-KD

Ban Gi¸m đốc

2. TÓM TẮT LÝ LỊCH NHÂN SỰ BAN GIÁM ĐỐC
2.1 - Giám đốc
Cử nhân kinh tế; Cử nhân Ngoại ngữ; Thạc sỹ
Trình độ chuyên môn

Quản trị Kinh Doanh (MBA).

2.2 - Phó Giám đốc
Kỹ sư vận tải biển; Thạc sỹ Quản trị Kinh
Trình độ chuyên môn

Doanh (MBA).

3



3. NHÂN SỰ
Tổng số cán bộ nhân viên của VECS đến thời điểm này là 60 người, trong đó:
Cấp quản lý

Số lượng

Tỷ lệ

Cán bộ quản lý

18

30%

Nhân viên

42

70%

60

100%

Số lượng

Tỷ lệ

Sau đại học


02

3,3%

Đại học

54

90%

Cao đẳng, Trung cấp

03

5%

Phổ thông

01

1,7%

60

100%

Tổng cộng

Cơ cấu theo trình độ học vấn.
Theo trình độ học vấn


Tổng cộng

Giám đốc Công ty phụ trách chung: Giám đốc công ty là người đại
diện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc Công ty: Giúp Giám đốc điều hành mọi hoạt động công
ty, trực tiếp chỉ đạo đảm nhiệm những công việc giám đốc công ty phân công.
chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty công việc được phân công.
Phòng Tài chính Kế toán: Phòng Tài chính Kế toán là phòng nghiệp vụ
tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản trị vốn, tài sản, lập
các phương án tài chính, thẩm định các dự án đầu tư, kinh doanh, đảm bảo

4


hiệu quả sử dụng vốn. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế
toán thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Phòng Tổ chức Hành chính: Phòng Tổ chức Hành chính là phòng có
chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản trị hành
chính, quản trị nhân sự, lao động tiền lương, đối nội, đối ngoại và các công
tác văn phòng khác của Công ty.
Phòng Quản lý xây dựng: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty về tư
vấn đầu tư xây dựng, về tiến độ và kế hoạch thi công, chất lượng vật liệu đưa
vào sử dụng trong thi công, quản lý chất lượng công trình thi công, công tác
huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Phòng Kế hoạch kinh doanh: Phòng Kế hoạch Kinh doanh là phòng
nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác lập kế hoạch, đầu
tư kinh doanh và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
Công ty đúng theo quy định của pháp luật đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Dự án: Phòng Dự án có chức năng tham mưu giúp việc cho
Giám đốc về công tác xây dựng các dự án đầu tư, trực tiếp tổ chức thực hiện
các dự án đầu tư, kinh doanh được Giám đốc giao theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước.
3. Đặc điểm nguồn nhân lực:

5


VECS hiện có 60 cán bộ, nhân viên với độ tuổi bình quân tương đối trẻ
28 tuổi. Trình độ Đại học chiếm 90%, trình độ trên đại học chiếm 3,3%, trình
độ cao đẳng, trung cấp chiếm 5%, lao động phổ thông chiếm 1,7%. Các cán
bộ, nhân viên đều có kinh nghiệm trong công việc từ 3 năm trở lên, đội ngũ
nhân viên phục vụ được đào tạo cơ bản và tuyển chọn kỹ lưỡng.
4. Thực trạng thù lao lao động tại VECS.
Cán bộ, nhân viên VECS được hưởng thù lao lao động dưới hai dạng
đó là Thù lao tài chính và thù lao phi tài chính.
4.1 Thù lao tài chính:
Hiện tại VECS thực hiện chi trả lương cho cán bộ, nhân viên Theo
quyết định của Chủ tịch HĐQT VECS.
Hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian gắn với chức danh, vị trí
công việc, phù hợp với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả công việc.
Nguyên tắc chi trả lương:
- Đảm bảo quyền lợi người lao động theo chế độ tiền lương của nhà
nước quy định.
- Chi trả tiền lương đến từng đơn vị theo kết quả hiệu quả kinh doanh,
giao đơn giá tiền lương theo định hướng cơ chế thị trường.
- Trên cơ sở tổng quỹ lương được Hội đồng quản trị Công ty duyệt
(theo kết quả kinh doanh và kế hoạnh nhân sự) và quỹ phúc lợi khen thưởng,

thực hiện chi trả tiền lương đến người lao động theo 03 phần:
6


+ Phần 1: Tiền lương theo chế độ nhà nước quy định (lương cơ bản).
+ Phần 2: Tiền lương kinh doanh trả theo hệ số lương kinh doanh do
VECS quy định hệ số này xác định theo vị trí công việc, năng suất, chất
lượng, hiệu quả công việc.
+ Phần 3: Tiền thưởng trong lương trả đối với người lao động hoàn
thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, vượt mức khối lượng công việc được giao
(quỹ phúc lợi khen thưởng).
- Gắn chính sách tiền lương với chính sách đãi ngộ lao động có trình độ
tay nghề cao, lao động giỏi.
- Đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, trong quá trình phân phối chi
trả tiền lương đến người lao động.
Hàng tháng người lao động được nhận đầy đủ “phần 1” theo chế độ nhà
nước. Phần còn lại (tổng quỹ lương trừ đi phần 1) được phân phối theo kết
quả công việc, bình bầu A, B, C (A: được hưởng 100%; B: được hưởng 80%;
C: được hưởng 60%). Đầu tháng sau cuộc họp giao các phòng về giao chỉ
tiêu kế hoạch cho từng cá nhân, cuối tháng trên cơ sở công việc đạt được các
phòng tổ chức họp bình bầu xếp loại A,B,C cho cán bộ phòng mình và gửi
kết quả về hội đồng lương Công ty để xem xét lần cuối trước khi trả lương
cho người lao động. Kết quả A, B, C của các tháng cũng được sử dụng để
xem xét khen thưởng hàng năm hoặc nhân dịp các ngày lễ tết và là cơ sở để
đánh giá xếp loại cán bộ…

7


Lương kinh doanh - “phần 2”: được chia làm 2 mức lương riêng biệt đó

là mức lương theo chức năng lãnh đạo và mức lương nhân viên. Hai mức
lương này đã thể hiện rõ ràng và nó đã phân định trách nhiệm và trả cho từng
vị trí công việc (ví dụ: cũng là trưởng phòng nhưng nếu quản lý công việc
phức tạp có tính rủi ro cao thì hệ số lương cao hơn và ngược lại).
Tính ưu việt của cơ chế tiền lương này nó đã khuyến khích người lao
động cùng hăng say làm việc và phần nào đã khắc phục được hạn chế làm
việc lâu năm thì lương cao.
Ngoài việc tính chi trả thù lao tài chính trực tiếp VECS cũng đảm bảo
mọi chế độ như bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ cho CBCNV…
Hàng năm trên cơ sở kết quả đạt được VECS trích lập các quỹ như quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi …Việc sử dụng các quỹ này cũng rất phù hợp và
đảm bảo công bằng (chỉ sử dụng quỹ này vào các công việc cụ thể như khen
thưởng cho những ai có thành tích xuất sắc, hoặc quỹ phúc lợi phục vụ cho
CBCNV đi thăm quan nghỉ mát, học hỏi kinh nghiệm…).
4.2 Thù lao phi tài chính:
VECS là đơn vị được Chính phủ giao quyền đầu tư, khai thác kinh
doanh các dịch vụ dọc tuyến đường cao tốc, VECS đã đưa vào đó một phong
cách riêng của hệ thống đường bộ cao tốc mới tại Việt Nam. Ở đó, mỗi cá
nhân được làm việc trong môi trường thân thiện, giúp phát huy tính sáng tạo
của mỗi cá nhân. Cán bộ, nhân viên VECS đoàn kết, lao động sáng tạo hướng
tới mục tiêu cung cấp và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư
8


phát triển các tuyến đường cao tốc quốc gia, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu
khác nhau của người sử dụng đường cao tốc với phương châm hoạt động
“Sáng tạo giá trị”, VECS luôn nỗ lực hết mình để đem tới khách hàng của
mình những dịch vụ hoàn hảo nhất. Những hoạt động văn hóa, hoạt động từ
thiện, cứu trợ mà VECS đã chia sẻ với đối tác, khách hàng, cộng đồng trong
suốt những năm qua đã giúp khơi dậy tình đoàn kết, những giá trị nhân văn

truyền thống trong mỗi con người…
Từ thực tế trên, bản thân cá nhân thiết nghĩ cán bộ, nhân viên VECS
không những được hưởng một mức thù lao tài chính tương đối công bằng còn
được hưởng thù lao phi tài chính cũng khá “lớn” so với các doanh nghiệp, tổ
chức khác.
5. Những hạn chế thù lao lao động tại VECS.
Từ thực trạng thù lao lao động tại VECS nêu trên bên cạnh những ưu
việt vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá thực hiện công việc; Đánh giá
thực hiện công việc là một quá trình phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng bởi
tình cảm của con người vì nó dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh
giá kể cả khi tổ chức đã xây dựng và sử dụng một hệ thống các tiêu chuẩn
khách quan của thực hiện công việc (Đánh giá theo cảm tính, không khách
quan ) nên tính công bằng ở đây cũng bị hạn chế.

9


- Các bộ phận khác nhau thì có tiêu chí đánh giá khác nhau, và vì thế
nếu bộ phận nào giao tiêu chí chặt chẽ và đánh giá nghiêm túc thì bộ phận đó
nhiều cán bộ bị xếp loại B,C và ngược lại...
- Tại Công ty có một bộ phận người rất nhỏ (khoảng 20%) làm ra 80%
lợi nhuận nhưng những người này chỉ được hưởng mức lương như những
người khác và nếu có hơn thì cũng không đáng kể so với công sức mà họ bỏ
ra...
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ thù lao lao động tại VECS
- Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn khách quan dựa vào các chỉ tiêu
đánh giá rõ ràng, để làm căn cứ đánh giá, hạn chế đến mức thấp nhất phải sử
dụng những chỉ tiêu mà đánh giá dựa vào tình cảm, lý trí...
Ngoài việc thực hiện chính sách phúc lợi của Nhà nước, Căn cứ vào kết quả

sản xuất kinh doanh, VECS cần có chương trình thưởng định kỳ vào các dịp
lễ (Tết Nguyên đán, 30/4,…) theo phân loại mức độ cống hiến công sức của
mỗi cá nhân. Ngoài ra còn các ngày kỷ niệm thành lập Công ty; khám sức
khỏe định kỳ hàng năm cho toàn thể nhân viên ; hỗ trợ chi phí bữa ăn hàng
ngày; cấp phát trang phục làm việc; chế độ nghỉ mát.
Để đánh giá công việc ở các bộ phận khác nhau một cách công bằng thì cần
phải giao các chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận; cuối kỳ đánh giá nếu bộ phận
đó tốt thì được bao nhiêu % xếp loại A; trên cơ sở đó bộ phận mới về xếp loại
A,B,C cho các cá nhân trong bộ phận phòng ban của mình và điều này mới

10


đánh giá nghiêm túc kết quả đóng góp của từng thành viên (chắc chắn lúc
này người làm nhiều phải được xếp loại A và người làm ít phải sếp loại B,C).

Có thể nói rằng những kiến thức của môn học Quản trị nguồn nhân lực
giúp cho không chỉ các nhà quản lý, lãnh đạo mà cả các cá nhân trong tổ
chức dễ dàng nhận thấy các vấn đề đang tồn tại trong tổ chức của mình và
thực hiện giải quyết các vấn đề. Bản thân tôi, thông qua việc học tập lý thuyết
qua bài giảng và qua thực tế thảo luận đề tài này đều rút ra được những kinh
nghiệm trong quá trình làm việc, quản lý của mình. Trong thực tế quản lý tại
các tổ chức, điều cần thiết là nhà lãnh đạo vận dụng được các lý thuyết, mô
hình của môn quản trị nguồn nhân lực gắn với thực tiễn để giải quyết những
vấn đề nổi cộm tại doanh nghiệp của mình./.

11




×