Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là thầy Lê Tấn Thanh Lâm, cùng với sự hỗ trợ của cha mẹ, bạn bè cùng khoa và sự cố gắng của bản thân, tiểu luận “ Thiết Kế Lò Đốt Rác Thải Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức ”đã hoàn thành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.9 KB, 95 trang )

Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô,
đặc biệt là thầy Lê Tấn Thanh Lâm, cùng với
sự hỗ trợ của cha mẹ, bạn bè cùng khoa và sự
cố gắng của bản thân, tiểu luận “ Thiết Kế Lò
Đốt Rác Thải Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực
Thủ Đức ”đã hoàn thành.
Minh Tuấn xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến :
Các thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học –
Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ chí
Minh
Các bạn bè cùng khoa.
Lời tri ân đặc biệt đến :
Thầy Lê Tấn Thanh Lâm Khoa Môi
Trường – Trường đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ chí Minh. Thầy đã nhiệt tình hướng
dẫn, chỉnh sửa, truyền đạt nhiều kinh nghiệm
quý báu.
Công ơn sinh thành, dưỡng dục cao dày
như biển trời của cha mẹ.
Tạ ơn Cha Mẹ đã chắp thêm đôi cánh
Vững vàng cho con bước vào đời !

i


Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong cả nước theo đánh giá của Bộ Khoa
Học Công Nghệ Và Môi Trường năm 2007 là khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó
chất thải y tế là 1,4 nghìn tấn. Tuy khối lượng chất thải y tế ít hơn nhiều so với chất
thải công nghiệp nhưng là nguồn chứa nhiều loại vi trùng nguy hiểm và hóa chất, dược
liệu độc hại với môi trường. Vì vậy việc xử lý chất thải y tế thật sự rất quan trọng và
cần thiết.


Khối lượng chất thải rắn y tế thu gom từ 56 cơ sở y tế nội thành của Thành Phố
Hồ Chí Minh khoảng 5.5 tấn/ngày, còn rác của hơn 57 cơ sở y tế khác, các trung tâm y
tế ngoại thành và 4000 phòng khám tư nhân vẫn chưa được thu gom để xử lý. Trong
khi đó lượng rác y tế ngày càng gia tăng do gánh nặng dân số, thiên tai lũ lụt, sự xuất
hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm… ước tính đến năm 2030 là 31 tấn /ngày. Vì vậy
các lò đốt rác y tế đang có hiện nay sẽ quá tải. Thành phố sẽ phải chi một khoản tiền
rất lớn nếu nhập các lò đốt rác từ nước ngoài.
Việc chế tạo lò đốt rác nội địa là hoàn toàn có thể. Các lò chế tạo trong nước có
giá thành thấp hơn nhiều so với lò nhập ngoại, nồng độ khí thải sau khi đốt được xử lý
đạt tiêu chuẩn cho phép. Đã có hơn 30 lò đốt rác y tế nội địa quy mô nhỏ (<100kg/h)
được đưa vào sử dụng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Long An, Tây Ninh…
Tiểu luận “ Thiết Kế Lò Đốt Rác Thải Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức ”
cũng đi theo xu hướng chung đó. Toàn Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ có 3 lò đốt cho
100 bệnh viện trong thành phố. Vì thế nhu cầu xây dựng một lò đốt rác y tế hoàn
chỉnh, đạt tiêu chuẩn môi trường là vô cùng cần thiết…
Trong phạm vi đề tài tiểu luận, luận văn không khỏi có nhiều hạn chế. Tác giả
mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh chị và các bạn cùng ngành để đề tài
hoàn thiện.


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.............................................................................................................i
Lời cám ơn..........................................................................................................ii
Lời nói đầu..........................................................................................................iii
Mục lục ...............................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................v

Danh sách các hình .............................................................................................vi
Danh sách các bảng ............................................................................................vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................1
1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................1
1.5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..............................................................................3
2.1. Tình hình rác thải của bệnh viện Việt Nam..............................................3
2.2. Phân loại rác thải bệnh viện......................................................................5
2.3. Tình hình rác thải bệnh viện Thủ Đức......................................................7
2.4. Công nghệ xử lí rác thải bệnh viện Việt Nam và thế giới........................13
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
............................................................................................................................32
3.1. Tính toán thiết kế lò đốt rác nhiên liệu dầu DO .......................................32
3.2. Thể tích xây lò và tính toán khung lò .......................................................64
3.3. Tính toán công suất quạt...........................................................................73
3.4. Tính Kinh tế..............................................................................................80
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................82
4.1. Kết luận.....................................................................................................82
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................84
PHỤ LỤC ...........................................................................................................85

iii


Danh mục các từ viết tắt


LĐCTYT

: Lò đốt chất thải y tế

LĐCTR

: Lò đốt chất thải rắn

VBKT

: Văn bản kĩ thuật

KHCN&MT

: Khoa học công nghệ và môi trường

TĐC

: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

BV

: Bệnh viện

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

CTR


: Chất thải rắn

RTYT

: Rác thải y tế

WHO (World Healthy Organization )

: Tổ chức Y Tế Thế Giới

UNEP ( United Nations Environment
Programme )

: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc

iv


Danh sách các hình
Trang
Hình 1. Mặt bằng bệnh viện Thủ Đức ...............................................................................8
Hình 2. Xe chở rác y tế của công ty môi trường đô thị thành phố .....................................11
Hình 3. Xe thu gom rác y tế................................................................................................11
Hình 4. Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải bệnh viện..............................................................12
Hình 5. Lò đốt một cấp.......................................................................................................17
Hình 6. Buồng đốt nhiều cấp ..............................................................................................18
Hình 7. Hệ thống thiết bị lò đốt thùng quay có xử lý khí...................................................19
Hình 8. Lò đốt tầng sôi .......................................................................................................21
Hình 9. Lò đốt nhiệt phân...................................................................................................22
Hình 10. Lò đốt hóa lỏng KUSUKUSU .............................................................................24

Hình 11. So sánh lò đốt trước đây và lò đốt theo phương thức đốt áp suất âm, chưng cất
bán khô ...............................................................................................................................24
Hình 12. Sơ đồ công nghệ thiêu hủy chất thải rắn .............................................................26
Hình 13. Lò đốt VHI – 18B ...............................................................................................27

v


Danh sách các bảng
Trang
Bảng 3.1
Thành phần và nhiệt trị của một số loại dầu DO ......................................................32
Bảng 3.2
Thành phần nhiên liệu DO theo lượng mol ...............................................................34
Bảng 3.3
Lượng không khí lý thuyết để đốt 100 kg dầu DO....................................................35
Bảng 3.4
Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg dầu DO ..................................36
Bảng 3.5
Thành phần hóa lý của rác y tế ..................................................................................37
Bảng 3.6
Thành phần rác y tế chuyển thành lượng mol ...........................................................38
Bảng 3.7
Lượng không khí lý thuyết để đốt 100 kg rác ..........................................................40
Bảng 3.8
Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg rác .........................................41
Bảng 3.9
Các đặc tính của béc phun thấp áp và cao áp ...........................................................50
Bảng 3.10
Thành phần và lưu lượng dòng vào buồng đốt thứ cấp ...........................................54

Bảng 3.11
Thành phần và lưu lượng của sản phẩm cháy khi đốt dầu ở buồng đốt thứ cấp
................................................................................................................................63
Bảng 3.12
Thành Phần và lưu lượng của khí thải ra khỏi lò đốt ...............................................63

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Trong khoảng thời gian gần đây chất thải bệnh viện đang là nỗi kinh hoàng cho
môi trường sống của chúng ta. Từ các phương tiện thông tin đại chúng cho biết rằng,
mỗi ngày môi trường sống của chúng ta tiếp nhận hằng trăm tấn rác thải y tế từ các bệnh
viện thải ra. Nếu không được giải quyết sớm, chất thải sẽ là nguồn gây bệnh trực tiếp
đến đời sống cộng đồng dân cư.
Hiện nay, công nghệ đốt kết hợp với xử lý khói thải vẫn được ưu tiên hàng đầu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này được sự phân công của Bộ Môn Công Nghệ Hóa,
dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Tấn Thanh Lâm Khoa Môi Trường tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ đốt. Với mong muốn quản lý tốt hệ
thống thu gom phân loại rác thải bệnh viện. Để từ đó xây dựng quy trình công nghệ phù
hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo các chỉ tiêu trước khi xả thải vào môi trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
-

Tìm hiểu về hệ thống quản lý phân loại rác tại bệnh viện Thủ Đức.

-


Xây dựng quy trình công nghệ đốt rác thải nguy hại của bệnh viện.

1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Xác định thành phần; khối lượng chất thải rắn y tế, sinh hoạt tại bệnh viện.
-

Xác định quá trình thu gom, vận chuyển rác thải bệnh viện.

-

Tìm hiểu công nghệ đốt rác của Việt Nam và thế giới.

-

Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác y tế của bệnh viện

.

1


1.4 Phương pháp nghiên cứu:
-

Tham quan thực tế bệnh viện, lò đốt tại Bình Hưng Hòa.

-

Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan.


-

Thu thập số liệu và hình ảnh về thành phần, khối lượng chất thải rắn.

-

Tham khảo tài liệu: sách báo, internet…

1.5 Phạm vi nghiên cứu:
-

Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.

-

Công nghệ đốt rác của công ty môi trường đô thị thành phố.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tình hình rác thải bệnh viện của Việt Nam:
Việt Nam hiện có xấp xỉ 1.050 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế xã. Cùng với
các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, chúng
thải ra lượng rác thải y tế khổng lồ, riêng chất thải rắn đã hơn 400 tấn mỗi năm, trong
đó gần 1/10 thuộc loại nguy hiểm.
Bộ Y tế cho biết, chỉ 1/3 lượng rác thải rắn y tế được đốt bằng lò đốt hiện đại.

Số còn lại được thiêu ngoài trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh
viện hoặc thải ra bãi rác chung.
-Với những cơ sở vận chuyển rác ra ngoài bệnh viện đến nơi khác để đốt, nguy
cơ lây lan mầm bệnh trong quá trình vận chuyển là rất cao vì không có nhiều cơ sở có
phương tiện vận chuyển chuyên dụng:
-Còn cách chôn lấp (thường được áp dụng ở những đơn vị không có lò đốt và
lượng rác thải không lớn) cũng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến dịch
bệnh. Mặt khác, qua thời gian, diện tích đất dùng cho việc này cũng sẽ hết dần.
-Đốt bằng lò không phải là giải pháp hoàn hảo. Các chất độc hại sẽ giảm nhiều
trong quá trình đốt nhưng chỉ với điều kiện lò có hệ thống xử lý khí thải, mà thực tế rất
ít lò đốt rác y tế ở Việt Nam có hệ thống này. Thế nên việc xử lý chất độc này lại làm
phát sinh các chất độc khác, làm ô nhiễm môi trường.
Bộ Y tế đang xây dựng chương trình quản lý xử lý chất thải bệnh viện. Mục
tiêu của chương trình này là đến năm 2010 sẽ hoàn thành hệ thống văn bản pháp lý và
hướng dẫn thực hiện liên quan đến lĩnh vực này. Sau 4 năm nữa, tất cả các bệnh viện ở
Việt Nam sẽ có hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng với công nghệ phù hợp
(Nguồn: Bộ Y tế)

3


Lượng chất thải y tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng do sự gia tăng dân số và
việc mở rộng các hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện dẫn đến tình trạng quá
tải chất thải y tế ở nhiều bệnh viện ngành, trung ương, tỉnh thành, đặc biệt là các
chuyên khoa đầu ngành như bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển, bệnh viện
K... Tuy nhiên cho đến nay, công tác quản lý chất thải y tế tại hầu hết các bệnh viện
nhìn chung còn trong tình trạng yếu kém từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển cho
đến khâu xử lý.
Một trong những phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải rắn phổ biến trên thế
giới hiện nay là phương pháp đốt ở nhiệt độ cao. Sử dụng phương pháp này sẽ đảm

bảo tiêu hủy triệt để các nguồn lây nhiễm các loại bệnh tật như: HIV/AIDS, viêm gan
virus, viêm não, lao, tả, lỵ, thương hàn..., đồng thời phần tro còn lại sau khi đốt có
dung tích nhỏ, chỉ còn 5 - 12% khối lượng chất thải rắn ban đầu và có thể sử dụng làm
vật liệu xây dựng hoặc làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước thải. Quá trình thiêu
đốt này được thực hiện trong các lò đốt chất thải y tế (LĐCTYT). Do chất thải y tế có
thành phần phức tạp với các trị số calo khác nhau, yêu cầu được đặt ra là: Một mặt,
quá trình tiêu hủy CTR của lò đốt phải đạt hiệu quả, do đó phải duy trì được nhiệt độ
cao với thời gian lưu cháy nhất định để đảm bảo oxi hóa hoàn toàn chất thải ở dạng
khí, đảm bảo không phát sinh ô nhiễm thứ cấp tới môi trường; mặt khác, lò đốt phải
hoạt động ổn định và an toàn. Muốn vậy, chế độ hoạt động và quy trình đốt phải thích
ứng với từng giai đoạn phân hủy nhiệt của chất thải. Mô hình phổ biến trong sử dụng
LĐCTR trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là sử dụng "lò đốt đa vùng".
Một thực tế là hiện nay, các lò đốt đang được sử dụng ở các cơ sở y tế của nước
ta rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc xuất xứ. Có những loại lò đốt được chế tạo,
sản xuất trong nước và có những loại lò đốt được nhập khẩu từ nước ngoài. Song, cho
đến nay, đa số những lò đốt này còn chưa được đánh giá, thẩm định về mặt kỹ thuật do
chưa có các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Chính vì vậy, trước khi có tiêu chuẩn áp
dụng chính thức thì trước mắt, việc xây dựng và ban hành các văn bản kỹ thuật
(VBKT) về LĐCTYT để làm căn cứ cho việc đánh giá, thẩm định toàn diện các lò đốt
được sản xuất trong nước, được nhập khẩu hoặc đang được sử dụng là một yêu cầu có
tính cấp bách và rất cần thiết.
4


Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KHCN&MT về việc triển khai đánh giá,
thẩm định LĐCTYT theo yêu cầu tại Công văn 56/VPCP-KG ngày 04/01/2001 của
Văn phòng Chính phủ, theo sự phân công của Ban chỉ đạo Liên bộ về tổ chức đánh
giá, thẩm định LĐCTYT (được thành lập theo Quyết định số 360/QĐ-BKHCNMT
ngày 22/3/2001), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) đã khẩn trương
tiến hành các công việc có liên quan để nhanh chóng xây dựng dự thảo các VBKT về

LĐCTYT. Các VBKT này được sử dụng làm căn cứ kỹ thuật cho việc đánh giá, thẩm
định các LĐCTYT trong cả nước. Căn cứ để xây dựng dự thảo các VBKT này là các
tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế (chủ yếu là WHO và UNEP) và của nước
ngoài, các tài liệu kỹ thuật, các ca-ta-lô của nhà sản xuất cùng với các tiêu chuẩn kỹ
thuật trong và ngoài nước có liên quan.

2.2 Phân loại rác thải bệnh viện:
2.2.1 Chất thải lâm sàng:
Gồm 5 nhóm:
-

Nhóm A: Là chất thải nhiễm khuẩn như vật liệu thấm máu, dịch bài tiết của

người bị bệnh như băng gạc, bông băng….
-

Nhóm B: Là các vật sắc nhọn bao gồm bơm kim tiêm, lưỡi cán dao mổ, mảnh

thuỷ tinh vỡ hay tất cả các vật liệu có thể gây chọc thủng .
-

Nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lay nhiễm cao phát sinh từ các phòng thí

nghiệm bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm sau khi xét nghiệm….
-

Nhóm D: Là dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn hoặc các loại thuốc gây độc

tế bào.
-


Nhóm E: Là các mô và cơ quan người, động vật bao gồm: các mô của cơ thể dù

nhiễm khuẩn hay không, các phần của cơ thể sau khi phẩu thuật loại bỏ và các sản
phẩm dính máu và dịch cơ thể.

5


2.2.2 Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ sinh ra trong các cơ sở y tế từ các hoạt động chuẩn đoán
định vị khối, hoá trị liệu và nghiên cứu phân tích dịch mô cơ thể. Chất thải phóng xạ
tồn tại dưới cả 3 dạng: rắn, lỏng và khí.
-

Dạng rắn: bao gồm vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chuẩn đoán, điều trị như

ống tiêm, bơm kim tiêm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
-

Dạng lỏng: gồm dung dịch có chứa chất phóng xạ phát sinh trong quá trình

chuẩn đoán xét nghiệm như chất bài tiết của người bệnh hay nước súc rửa các dụng cụ
có chứa chất phóng xạ….
-

Dạng khí: gồm các chất khí dùng trong lâm sàng, các khí thoát ra từ các kho

chứa chất phóng xạ….
2.2.3 Chất thải hoá học:

Chất thải hoá học phát sinh chủ yếu từ các hoạt động thí nghiệm, xét nghiệm…
có thể chia chúng thành các loại chủ yếu sau:
-

Chất thải hoá học không nguy hại: như đường, axít béo và một số muối vô cơ

và hữu cơ khác.
-

Chất thải hoá học nguy hại: có đặc tính như gây độc ăn mòn, dễ cháy hoặc có

phản ứng gây độc gen làm biến đổi vật liệu di truyền bao gồm:
-

Formadehyde: sử dụng trong khoa giải phẩu bệnh, lọc máy hay dùng để ướp

xác…
-

Các chất quang hoá học: có trong dung dịch dùng cố định hoặc tráng phim.

-

Các dung môi: dùng trong các cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất halogen như

methylene chlorede, chlorofom, freons,….
-

Oxít ethylene: sử dụng để diệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẩu thuật.
Các chất hoá học hỗn hợp bao gồm: dung dịch làm sạch và khử khuẩn như


phenol, dầu mỡ và các dung môi lảm vệ sinh.

6


2.2.4. Các bình chứa khí có áp suất :
Như bình đựng oxi,CO2, bình ga. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì
vậy phải thu gom riêng.
2.2.5. Chất thải sinh hoạt:
Bao gồm chất thải phát sinh từ các buồng bệnh, hành lang, nhà kho, nhà ăn và
các loại rác thực vật.

2.3 Tình hình rác thải bệnh viện Thủ Đức:

Hình 1: Mặt Bằng bệnh viện Thủ Đức.
2.3.1 Hiện Trạng thu gom, phân loại rác thải bệnh viện:
Rác thải của bệnh viện được phân loại thành: rác y tế và rác sinh hoạt.
2.3.1.1. Rác sinh hoạt.
Thành phần: Giấy báo, hộp cơm, hộp thức ăn, vỏ hộp sữa, lon nước, chai nhựa,
vỏ thuốc, bông băng, tả em bé, khẩu trang, bịch nilon, thức ăn thừa…
Bao đựng: Rác sinh hoạt được chứa trong các bao màu xanh, đặt trong các
thùng nhựa.
Nguồn thải:

7


 Sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhân viên của bệnh viện.
 Nhà ăn của bệnh viện.

 Phòng hành chánh.
Khối lượng: Trung bình từ 200 – 300kg/ngày.
Thời gian thu gom: 2 ngày/lần.
Người thu gom: Nhân viên dọn vệ sinh.
Đơn vị thu gom: Công ty Công trình giao thông đô thị và quản lý nhà Thủ Đức
số 11 Khổng Tử, phuờng Bình Thọ vận chuyển đến khu xử lý (bãi chôn lấp).
Thiết bị vận chuyển: Bằng xe ép rác
Chi phí: 340.000 nghìn đồng/tháng thực hiện theo bản hợp đồng ký kết giữa
bệnh viện và công ty từ ngày 2 tháng 1 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2.3.1.2 Rác y tế nguy hại.
Định nghĩa:
 Chất thải y tế: Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y
tế tồn tại ở 3 dạng: rắn lỏng và khí.
 Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có một trong các thành phần như: máu,
dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của con người, động vật; bơm kim
tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế.
Nếu những chất thải này không được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức
khoẻ con người.
Nguồn: Quy chế quản lý chất thải y tế.
Thành phần rác thải y tế: Giấy, bông băng, gạc, dây truyền máu, các ống thông,
dây và túi đựng dịch dẫn lưu (bình dịch truyền), găng tay, ống nghiệm, bệnh phẩm,
kim tiêm, dao mổ, thuốc hết hạn sử dụng… Ngoài ra trong rác thải y tế còn một thành
phần nữa là chất thải rắn phóng xạ. Tuy nhiên do bệnh viện Thủ Đức quy mô còn khá
nhỏ nên hầu như không có loại rác thải này.
8


Bao đựng: Màu vàng
Nguồn thải:

-

Phòng xét nghiệm, chụp rửa phim.

-

Phòng mổ, buồng tiêm.

-

Phòng cấp cứu.

-

Phòng bệnh nhân tryền nhiễm.

-

Khu bào chế dược.

-

Nhà vệ sinh.
Khối lượng: 80Kg/ngày.
Thời gian thu gom: 8h – 15h mỗi ngày, trừ chủ nhật.
Đơn v ị thu gom: Công ty môi trường đô thị thành phố
Người thu gom: y tá, điều dưỡng.
Chi phí: 6000đồng/kg.
Theo hợp đồng kí kết:
Rác thải y tế của bệnh viện được đựng trong các thùng rác di động màu cam.


-

Các thùng rác này cùng với các túi nilon được cấp bởi công ty Dusman chịu trách
nhiệm thu gom rác tại bệnh viện. Rác này sau khi cân sẽ được công ty môi trường đô
thị vận chuyển đến lò đốt rác tại Bình Hưng Hoà thuộc công ty Môi trường đô thị
thành phố.
Thiết bị vận chuyển: Xe vận chuyển rác chuyên dụng của công ty môi trường
đô thị.

9


Hình 2: Xe chở rác y tế của công ty môi trường đô thị thành phố
Rác y tế được các y tá, điều dưỡng phân loại, thu gom từ các phòng khoa, cho
vào các bao đựng màu vàng. Đối các vât dụng sắc nhọn như: kim tiêm (được tháo ra
nhờ kiềm, khi tháo có dùng găng tay), dao, kéo được bỏ riêng vào các hộp nhựa cứng
màu vàng.
Rác này sau khi được thu gom tập trung lại, sẽ được các xe đẩy rác chuyên
dụng làm bằng inox có nắp đậy vận chuyển đến kho chứa rác y tế. Tại bệnh viện Thủ
Đức kho chứa rác y tế được trang bị thiết bị làm lạnh, nhằm hạn chế quá trình phân
huỷ chất hữu cơ, phát triển của vi sinh vật.
Mặc dù bệnh viện có sự phân loại các vật dụng sắc nhọn như: kim tiêm, dao,
kéo,… Nhưng chỉ với mục đích tránh nguy hiểm cho ngưòi thu gom. Các vật dụng này
sau khi thu gom đến nhà chứa rác y tế lại được bỏ chung với các loại rác thải y tế khác,
để đem đốt.

Hình 3: Xe thu gom rác y tế

10



Hình 4: Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải bệnh viện

11


Bảng1: Số liệu thu gom rác y tế từ ngày 26/3/2008 – 25/4/2008.

Ngày

Số lượng(Kg)

Ngày

Số lượng(Kg)

26/3

82

11/8

53

27/3

51

13/8


123

28/3

40

14/8

67

30/3

146

15/8

97

31/3

84

16/8

72

1/4

106


17/8

141

2/4

48

18/8

60

3/4

116

20/8

112

4/4

50

21/8

89

6/4


138

22/8

79

8/4

80

24/8

110

9/4

106

25/8

76

10/4

81

Nguồn: Công Ty môi trường đô thị.

12



Sơ đồ thu gom rác:
Rác y tế từ các
phòng, khoa

Lò đốt

Tập trung lại
theo khu vực

Xe chở rác

Xe đẩy

Nhà rác y tế

Ngoài ra, tại phòng dược có một số lượng lớn các hộp giấy, thùng cactông (140
– 150kg/tuần). Lượng giấy này được bán và tái sử dụng lại. Riêng các hồ sơ lưu trữ,
các phim chụp X quang sau thời gian khoảng 10 năm cũng sẽ được bán cho đơn vị thu
gom.
2.3.2 Hệ thống quản lý việc phân loại rác tại bệnh viện.
Trung tâm y tế dự phòng kết hợp với thanh tra vệ sinh môi trường kiểm tra định
kì, đột xuất mỗi năm một lần. Bên cạnh đó còn có sự kiểm tra chéo giữa các bệnh viện
với nhau (6 tháng/lần). Các bệnh viện đã kiểm tra bệnh viện Thủ Đức trong thời gian
gần đây nhất có: Bệnh viện Sài Gòn vào 6 tháng cuối năm 2007; bệnh viện An Bình 6
tháng đầu năm 2008.
Về phía bệnh viện, tiến hành kiểm tra đột xuất, định kì 1tháng/lần. Ban kiểm tra
gồm: Trưởng phòng hành chánh, trưởng khoa chống nhiễm khuẩn, điều dưỡng trưởng.
Đối với các hành vi vi phạm phân loại chất thải y tế nguy hại, sẽ bị nhắc nhở, trừ

lương.
2.4. Công nghệ xử lí rác thải bệnh viện Việt Nam và thế giới.
2.4.1 Các phương pháp xử lí chính:
Trên thế giới hiện đã và đang áp dụng một số phương pháp xử lý RTYT như
sau:
2.4.1.1. Phương pháp khử trùng.
Phương pháp khử khuẩn bằng hóa chất:
Hạn chế của phương pháp này:
13


-

Phải băm nhỏ hoặc nghiền chất thải trước khi khử khuẩn.

-

Những thiết bị để băm hoặc nghiền thường hay bị sự cố cơ khí.

-

Những chất hoá học sử dụng để tiệt khuẩn chất thải y tế thường rất độc hại đối

với con người (thường dùng clo và hypoclorite).
-

Hiệu quả khử khuẩn phụ thuộc nhiều vào điều kiện vận hành và trình độ của

nhân viên thao tác. Chỉ có lớp bề mặt của chất thải tiếp xúc với hoá chất là bị khử
khuẩn, do vậy nếu độ nghiền băm RTYT chưa đủ nhỏ thì khả năng khử khuẩn triệt để

là rất thấp. Rất khó khăn trong việc loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi tự nhiên.
Phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt khô và ướt:
Phương pháp này có nhược điểm như chất thải phải được băm nhỏ trước khi khử
trùng, những thiết bị băm hoặc nghiền thường hay bị sự cố cơ khí. Hiệu quả khử khuẩn
không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vận hành. Chi phí đầu tư ban đầu
cao, chi phí vận hành thấp và ít có tác động tới môi trường. Sau khi khử khuẩn, chất
thải được loại bỏ như chất thải sinh hoạt.
Phương pháp chiếu vi sóng:
Phương pháp chiếu vi sóng được sử dụng rộng rãi tại một số nước tiên tiến. Tuy
vậy, phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư thiết bị tương đối cao nhiều thiết bị kiểm tra
chất lượng sau khi chiếu.
Nhược điểm của phương pháp khử trùng:
-

Không đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh.

-

Khử trùng bằng nồi hấp hấp cao áp hoặc sóng vi ba đòi hỏi kỹ thuật cao, đắt

tiền và vận hành phức tạp.
-

Phải có bãi chôn lấp lớn để chôn rác sau khi được khử trùng.

2.4.1.2. Phương pháp chôn lấp.
Đây là biện pháp xử lý RTYT cổ xưa nhất, và hiện nay vẫn được dùng phổ biến ở
nhiều nơi trên khắp thế giới - đặc biệt là ở những nước nghèo. Do phương pháp chôn
lấp có công nghệ đơn giản và đặc biệt là chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp nhất so
14



với các phương pháp khác, nên nó phù hợp cho hầu như tất cả các bệnh viện có điều
kiện kinh tế khó khăn.
Nhược điểm:
- Phải có diện tích đất đủ lớn để chôn lấp RTYT.
- Gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm cao.
- Nguồn ủ cho các bệnh truyền nhiễm và gây thành các dịch bệnh cho xã hội.
- Hiện nay người ta không khuyến khích các bệnh viện sử dụng biện pháp chôn
lấp RTYT.
2.4.1.3. Phương pháp thiêu đốt rác.
Thiêu đốt là phương pháp xử lý RTYT được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tại
các nước tiên tiến, lò đốt RTYT luôn đi đồng bộ với xử lý khí thải. Đốt chất thải là quá
trình ôxy hoá chất thải bằng ôxy của không khí ở nhiệt độ cao, phá huỷ các hợp chất,
phức chất nguy hại thành các chất không độc hại cho môi trường.
Đây là quy trình xử lý cuối cùng áp dụng cho RTYT nguy hại mà không thể tái
chế, tái sử dụng hay lưu trữ an toàn trong bãi chôn lấp.
Ưu điểm:
- Giảm 90 – 95% trọng lượng chất thải hữu cơ trong rác, chuyển thành dạng khí
trong thời gian ngắn.
- Các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ quá trình đốt có thể được xử lý đến
mức cần thiết.
- Không tốn nhiều diện tích.
- Xử lý tại chỗ tránh được rủi ro khi vận chuyển.
-

Có thể thu hồi nhiệt để sử dụng lại hoặc chuyển thành các dạng năng lượng

khác.
-


Hiệu quả xử lý cao đối với các chất thải hữu cơ chứa vi trùng gây bệnh và các

chất thải nguy hại.

15


Dựa trên những ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý rác thải y tế, cũng
như xu hướng hiện tại của Việt Nam và thế giới mà tôi đã hướng tới việc lựa chọn
công nghệ đốt để đi sâu tìm hiểu. Từ đó xây dựng phương pháp xử lý rác thải bệnh
viện dựa trên phương pháp này. Tro xỉ còn lại sau khi đốt sẽ được đem đi chôn lấp.
2.4.2. Công nghệ đốt rác thải y tế
2.4.2.1. Kỹ thuật đốt hở thủ công:
Được sử dụng trước năm 1955. Chất thải được đổ đống trên mặt đất rồi đốt,
không có các thiết bị hỗ trợ. Hạn chế của phương pháp này là không an toàn, đốt kông
triệt để, thải ra khói thải gây ô nhiễm môi trường.
2.4.2.2. Kỹ thuật đốt một cấp trong buồng đốt đơn:
Ống

Buồng

Lỗ cấp
không khí

Gạch

Nhiên

Lỗ cấp

không

Chất
Ghi

Cửa lấy

Nơi

Hình 5: Lò đốt một cấp.

Sử dụng trước những năm 1960, nhưng khí thải từ lò đốt chưa đạt tiêu chuẩn.
Chất thải được đặt trên ghi lò và được đốt mà không có bộ phận đốt hỗ trợ. Khí thải
thoát ra ống khói, thải ra môi trường.
2.4.2.3. Kĩ thuật đốt nhiều cấp (nhiều buồng đốt): thường là hai buồng.
Chất thải được đốt triệt để, khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy định. Chất
thải được đốt trong nhiều buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp. Tuỳ theo điều kiện của sử
dụng và khả năng của địa phương mà lựa chọn quy mô thích hợp.
16


Lò đốt chất thải nhiều cấp còn được gọi là lò đốt nhiệt phân. Chất thải được đưa
vào buồng đốt sơ cấp và đốt ở nhiệt độ 800 – 900oC. Lượng không khí cấp vào từ 70 –
80% lượng không khí lý thuyết. Khí tách ra từ phản ứng cháy và hơi nước được dẫn
đến buồng thứ cấp và đốt ở nhiệt độ 1100 – 1300oC. Lượng không khí cấp vào từ 110
– 120% lượng không khí lý thuyết. Khí thải được dẫn qua thiết bị xử lý khí thải trước

Ống khói

khi thải vào môi trường.


Buồng đốt sơ cấp

Buồng đốt thứ cấp

Cửa nạp liệu
Mỏ đốt
Ghi đỡ
bậc thang
Cửa lấy tro

Cửa vệ
sinh

Ghi đỡ trượt

Hình 6: Buồng đốt nhiều cấp

2.4.2.4. Kĩ thuật đốt trong lò đốt thùng quay
Lò đốt thùng quay là loại lò đốt chất thải tiến tiến có nhiều ưu điểm bởi quá trình
xáo trộn rác tốt, đạt hiệu quả cao được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển. Lò gồm
hai buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp.
Buồng đốt sơ cấp:
Là một tầng quay với tốc độ điều chỉnh được, có nhiệm vụ đảo trộn chất thải rắn
trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng từ (1 – 5)/100, nhằm
tăng thời gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động tro ra khỏi lò đốt. Phần đầu
của lò đốt có lắp một béc phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt
nhiên liệu nhằm đốt nóng cho hệ thống lò đốt. Khi nhiệt độ lò đạt trên 8000C, thì chất
17



thải rắn mới được đưa vào để đốt. Giai đoạn đốt sơ cấp, nhiệt độ lò quay khống chế từ
800 – 9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng giữ nhiệt độ này thì bộ đốt phun
dầu, gas tự động ngắt. Khi nhiệt độ thấp hơn 800oC thì bộ đốt tự động làm việc trở lại.
Buồng đốt thứ cấp (buồng đốt phụ):
Đây là buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi, chưa cháy hết bay lên
từ lò sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ 950 – 1100oC. Thời gian lưu của khí thải qua
buồng thứ cấp từ 1,5 – 2 giây. Hàm lượng oxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%.
Có các tấm hướng để khí thải vừa được thổi qua vùng lửa cháy của bộ phận đốt phun
dầu vừa được xáo trộn mãnh liệt để cháy triệt để. Khí thải sau đó được làm nguội và
qua hệ thống xử lý trước khi qua ống khói thải ra môi trường.

A
B

10

C
D
E

2
10
10

1
3

F
4


G

7

6

11
9

Tuần hoàn

Tuần
h à

5

11

10

8
H

Hình 7: Hệ thống thiết bị lò đốt thùng quay có xử lý khí.

18


Ghi chú:

A. Khí nhiên liệu

B. không khí đốt

C. Chất thải rắn

D. Không khí đốt

E. Không khí làm nguội

F. Nước bổ sung

G. Dung dịch NaOH

H. Xả bỏ

1. Lò đốt thùng quay

2. Buồng đốt thứ cấp và lắng bụi

3. Băng tải tro

4. Buồng đốt khí nóng

5. Thiết bị rửa khí Ventury

6. Tháp rửa khí

7. Thiết bị tách lỏng


8. Van

9. Ống khói

10. Quạt không khí

11. Bơm tuần hoàn

2.4.2.5. Kĩ thuật đốt trong lò đốt tầng sôi
Lò đốt tầng sôi là loại lò đốt tĩnh được lát một lớp gạch chịu lửa bên trong để làm
việc với nhiệt độ cao, có đặc điểm là luôn chứa một lớp cát dày khoảng 40 – 50cm.
Lớp cát này có tác dụng: nhận và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho rác ướt.
Được gió thổi tung lên, xé tơi và xáo trộn chất thải rắn giúp quá trình cháy sảy ra dễ
dàng hơn.
Chất thải lỏng khi bơm vào lò sẽ dính bám lên mặt các hạt cát nóng đang bị xáo
động nên sẽ bị đốt cháy, nước sẽ bị bay hơi hết.
Quá trình đốt tầng sôi:
Gió thổi mạnh vào dưới lớp vỉ đỡ có lỗ nên gió sẽ phân bố đều dưới đáy tháp làm
lớp đệm cát cùng các phế liệu rắn, nhão đều được thổi tơi, tạo điều kiện cháy triệt để.
Khoang phía dưới tháp (trên vỉ phân bố gió), là khu vực cháy sơ cấp nhiệt độ buồng
đốt từ 850 – 9200C, còn khoang phía trên phình to hơn là khu vực cháy thứ cấp có
nhiệt độ cháy cao hơn (990 – 1100oC) để đốt cháy hoàn toàn chất thải. Trong tháp
sôi cần duy trì một lượng cát nhất định tạo một lớp đệm giữ nhiệt ổn định và hỗ trợ
19


×