Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại công ty TNHH một thành viên LCN long đại quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.45 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN MỸ LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI TỈNH QUẢNG
BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI TỈNH QUẢNG
BÌNH
Họ tên sinh viên: Nguyễn Mỹ Linh
Mã số sinh viên: DQB05140073
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thế Hùng

QUẢNG BÌNH, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Mỹ Linh, sau thời gian theo học tại trường Đại Học Quảng Bình
chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi. Nay tôi đã hoàm thành luận văn tốt nghịệp
của mình với đề tài “Đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất giải pháp quản lý và bảo
vệ tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Lâm nghiệp Long Đại tỉnh Quảng
Bình.” . Các số liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn là số liệu thực. Tôi xin cam
đoan tự mình thực hiện luận văn này, không sao chép luận văn của bất cứ ai dưới bất
kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Sinh viên

Nguyễn Mỹ Linh

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Trần Thế Hùng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường
Đại Học Quảng Bình, Khoa Nông Lâm Ngư đã tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tôi
và toàn thể các bạn sinh viên trong bốn năm vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV LCN Lâm nghiệp Long Đại cũng
như các cán bộ đã hướng dẫn tận tình cho tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
của mình.
Và chân thành cảm ơn thầy cô giáo hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình cho tôi để tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Mỹ Linh



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ..................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ........................................................ 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................... 2
5.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 2
5.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
6.1. Phương pháp thu thập tài lệu thứ cấp ................................................................... 2
6.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ............................................................... 2
6.2.1. Điều tra thu thập số liệu .................................................................................... 2
6.2.2. Tham vấn chuyên gia ........................................................................................ 2
6.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................................... 2
PHẦN II: NỘI DUNG ................................................................................................ 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG ................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về rừng ............................................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của rừng................................................................................................. 5
1.1.3. Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng ............................................................... 6
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI ....... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 9

1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................. 10
III. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH .............................. 10
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 11
I. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG
ĐẠI ............................................................................................................................ 11
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QLBVR, PCCCR, PCCN TẠI CÔNG TY ................ 17
2.2.1.Thuận lợi, khó khăn ......................................................................................... 17
2.2.2. Kết quả đạt được ............................................................................................. 17
III. GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG ......................... 21
2.3.1. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng ........................................................................ 21


2.3.2. Phương án phòng cháy chữa cháy rừng .......................................................... 24
2.3.4. Phương án phòng chống cháy nổ .................................................................... 27
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 30
I. KẾT LUẬN............................................................................................................ 30
II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 30
3.2.1. Công ty ............................................................................................................ 30
3.2.2. Chi nhánh ........................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 32


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng rừng sản xuất năm 2016 ......................................................... 11
Bảng 2.2: Hiện trạng rừng phòng hộ năm 2016 ........................................................ 12
Bảng 2.3: Phân bố tài nguyên rừng tại các chi nhánh lâm trường năm 2016 ........... 13
Bảng 2.4: Trữ lượng gỗ rừng của công ty TNHH MTV LCN Long Đại theo kết quả
kiểm kê rừng năm 2016 ............................................................................................. 15



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Giải thích
BCH
Ban chỉ huy
BQL
Ban quản lý
BVR
Bảo vệ rừng
CB
Cán bộ
CGDCND Lào
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
CNLĐ
Công nhân lao động
CNLT
Chi nhánh lâm trường
KKR
Kiểm kê rừng
PCCN
Phòng chóng cháy nổ
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
Công ty TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm công
LCN Long Đại
nghiệp Long Đại



TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài khóa luận: “Đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất giải pháp quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Lâm nghiệp Long Đại tỉnh
Quảng Bình.”
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số vấn đề chung về tài nguyên rừng và hoạt động quản lý nhà nước
về tài nguyên rừng.
- Hiện trạng tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Lâm nghiệp Long Đại.
- Đánh giá hiện trạng rừng, công tác bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng tại công ty
TNHH MTV LCN Lâm nghiệp Long Đại.
- Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại.
- Đề xuất được các giải pháp Quản lý và bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng đối với
công ty TNHH MTV LCN Long Đại.


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đều đã biết, rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng
đối với cuộc sống của con người. Rừng đem đến cho ta rất nhiều những nguồn lợi và
hơn thế nữa, rừng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn khí oxy – hay còn chính là
nguồn sống của mỗi con người. Không phải tự nhiên mà ta lại nói rừng là lá phổi
xanh của trái đất. Cây xanh hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxy cho chúng ta.
Đặc biệt là đối với tất cả các quốc gia, khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang
phát triển rất mạnh mẽ thì đi cùng với nó luôn là khói bụi từ nhà máy, từ các công
trường, từ các phương tiện giao thông. Lượng chất thải này nếu không được xử lý

hoặc cây rừng hấp thụ sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm không khí mạnh mẽ. Từ đó gây ra
các hiện tượng cực đoan gây cản trở cho mọi hoạt động của con người. Bởi vậy, nếu
với tình trạng xả thải hiện nay nếu không có rừng, các khí thải độc hại không được
xử lý thì lượng oxy con người cần cho sự sống sẽ sớm cạn kiệt.
Hơn thế nữa, rừng còn là những cỗ máy vệ sinh cần mẫn góp phần làm cho môi
trường trong lành, bớt độc hại bởi chúng có khả năng hấp thụ, lọc, hút bớt lượng các
chất khí độc hại, chống ô nhiễm, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn giúp tránh được
những nguy hại cho sức khỏe con người và tạo được quá trình sinh thái bình thường
của sinh vật. Theo các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học trên
thế giới và ở nước ta thì rừng có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ, quét dọn hơi,
bụi độc cùng những cặn bã công nghiệp. Chúng có khả năng hút một số chất độc hại
như Cácbonic, Anhidric, Sunfua, Fuo, Clo, Amôniắc và trả lại cho khí quyển nhiều
dưỡng khí. Rừng cũng có tác dụng làm giảm tiếng tiếng ồn.
Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã
gây sức ép đối với các loại tài ngyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Tài
nguyên rừng đã được huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh
về lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội
của con người. Vấn đề suy giảm tài nguyên rừng đã và đang trở thành vấn đề chung,
cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, dân số lại đông và tăng nhanh nên tài
nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây do
việc khai thác quá mức của con người cùng với thiên tai cháy rừng, tài nguyên rừng
của Việt Nam đã bị suy giảm đến mức báo động cả về số lượng và chất lượng. Do đó
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay. Vì vậy
nên tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất giải pháp quản lý và bảo
vệ tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại tỉnh Quảng Bình.” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp. Thông qua các vấn đề được trình bày trong khóa luận để
Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

1



đưa ra cái nhìn tổng quát về tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
hiện trạng, những thành tựu han chế của công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng
tại công ty. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên
rừng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại
và hoạt động quản lý tài nguyên rừng.
- Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng xuất phát từ những
hiện trạng đã nghiên cứu.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu một số vấn đề chung về tài nguyên rừng và hoạt động quản lý nhà nước
về tài nguyên rừng.
- Hiện trạng tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại.
- Đánh giá hiện trạng rừng, công tác bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng tại công ty
TNHH MTV LCN Long Đại.
- Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hiện trạng tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại, hoạt động
quản lý tài nguyên rừng.
5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 08 tháng 01 đến ngày 04 tháng 05 năm 2018.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tài nguyên rừng tại công ty TNHH MTV LCN Long Đại
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp thu thập tài lệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu liên quan từ các báo cáo, thống kê của đơn vị, sách báo,
internet.

6.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
6.2.1. Điều tra thu thập số liệu
- Khảo sát thực tế, thu thập số liệu thông tin về tài nguyên rừng tại công ty và các
lâm trường chi nhánh. Tham quan thực tế, tìm hiểu về hiện trạng rừng cũng như
công tác quản lý và bảo vệ rừng.
6.2.2. Tham vấn chuyên gia
- Hỏi ý kiến lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, các công nhân của công ty và lâm trường
chi nhánh.
6.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Các thông tin thu thập được phân tích, tổng hợp, lập bảng biểu, sơ đồ.
- Sử dụng các phần mềm máy tính thông dụng (excel).
2
Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56


Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1.1. Khái niệm về rừng
Rừng ngay từ thuở sơ khai, con người đã có khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng
là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cho cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những
khái niệm về rừng được tích luỹ, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm

phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình
chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài
(M.E. Tcachenco 1952)
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển
địa cầu (I.S. Mê lê khôp 1974)
Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là vùng đất đủ rộng có cây cối mọc
lâu năm.
Rừng lá kim
Ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, khí hậu lạnh, có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới(nhóm cây đặc trưng là thông, vân sam, lim
sam và cây Seqnota khổng lồ). Phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung
Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới
Rừng rụng lá ôn đới
Giáp nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng thấp, chủ yếu ở Châu Âu, Đông Bắc
Mỹ, Nam Mỹ, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Oxtrâylia…nó thường rụng lá vào
mùa thu, chiếm phần lớn diện tích canh tác của những nước này khoảng 35% diện
tích .
Rừng mưa nhiêt đới
Phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nóng, mưa nhiều và có tính đa dạng sinh học cao
nhất.Hệ cây rừng quanh năm có lá,dây leo chằng chịt,phía dưới đất tối âm u, nóng và
ẩm.
Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống con người do có khối lượng
sinh học cao phong phú về số lượng cũng như chất lượng nên đang bị con người khai
thác một cách triệt để.

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

4



Diện tích chỉ còn khoảng 50% so với trước và chỉ còn chiếm 8% so với diện tích
lục địa.
Rừng phòng hộ
Rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước chống
xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh
thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học… Bao gồm các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa lịch sử và môi trường.
Rừng sản xuất
Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, đặc sản rừng, động
vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng ngập mặn, các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ
hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy,
một rừng ngập mặn có chiều rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng
triều và giảm 50% năng lượng của sóng. [5]
1.1.2. Vai trò của rừng
Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định từ những nghiên cứu, hiểu biết về
rừng, từ những thực tiễn cho thấy rừng đã và đang đóng vai trò quan trọng trọng trong
nền kinh tế - xã hội và đặc biệt trong môi trường
1.1.2.1. Tác động của rừng lên môi trường
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh
thái cho môi trường. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn
cầu bằng cách đồng hoá cacbon và cung cấp oxi. Rừng phòng hộ ngăn chặn tình trạng
cát bay, sự xâm lấn của biển. Rừng hạn chế xói mòn và lũ lụt,…
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí
quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió
và có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như sự thay đổi hướng gió. Rừng không chỉ chắn

gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn trong tự nhiên.
Bên cạnh đó, rừng cong làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm
cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn
nước bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc
ngân cản một phần nước muă rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước
này. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nướcc mưa đối với lớp đất bề mặt.
Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn
đến độ phì nhiêu của đất. Đay cũng là nơi cư trú và cugn cấp chất dinh dưỡng cho vi
sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất.Rừng còn có khả năng giữ nước ngầm.
[5]
5
Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56


1.1.2.2. Vai trò của rừng đối với nền kinh tế
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to
lớn đối với con người như :
Cung cấp nguồn gỗ, củi lớn cho con người
Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: Măng, nấm hương, các sản phẩm từ
động vật rừng, cung cấp dược liệu quý hiếm và các đặc sản.
Ngày nay, phí dịch vụ môi trường cũng được các nhà khoa học nghiên cứu thông
qua khả năng hấp thụ CO2 của cây xanh. Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
vừa ký quyết định thực hiện thí điểm phí dịch vụ môi trường, đây cũng là nguồn thu
không nhỏ khi mà các ngành công nghiệp phát triển.
Đồng thời Du lịch sinh thái cũng đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
nước ta. Hiện nay chúng ta đã và đang khai thác nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng
như Phong Nha Kẻ Bàng, Cúc Phương, Cát Bà… là những nơi có diện tích rừng lớn
và có tính nguyên sinh. [1]
1.1.2.3. Tác động của rừng lên cuộc sống

Rừng cung cấp một lượng lớn gỗ không lồ, phục vụ nhu cầu xây dụng nhà cửa
và các công trình phục vụ cuộc sống. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến như: sản xuất giấy, sản xuất gỗ gia dụng, đồ mĩ nghệ thủ công để xuất khẩu.
Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là nơi cư trú cho khoảng 70% các
loại động vật và thực vật. Đây là nơi cung cấp nhiều đặc sản quý hiếm, là kkho thuốc
khổng lồ giúp con người chữa bệnh, cung cấp lương thực và tạo việc làm cho con
người, phát triển du lịch sinh thái. [1]
1.1.3. Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng
1.1.3.1. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
Nguyên lý chung của quản lý tài nguyên rừng
Tổ chức Có ba phương diện được nói tới trong quản lý rừng:
(1) Phương diện khoa học/kỹ thuật, quen thuộc với các cán bộ có nghiệp vụ lâm
nghiệp;
(2) Phương diện tổ chức/cơ cấu, là lĩnh vực của các nhà quản lý;
(3) Phương diện bản địa/ngoài kỹ thuật, là lĩnh vực của người dân địa phương.
Về mặt khoa học kỹ thuật, tổng quan của Synnott (trích từ sách của Jessup và
Peluso, 1986) nêu rõ quản lý rừng gồm việc điều tiết ánh sáng và độ tàn che, cách xử
lý để nuôi dưỡng cây cá thể và các loài có giá trị và giảm số lượng những cây không
cần thiết, chặt dây leo, diệt cây ngoài mục đích, làm giàu và tuyển chọn. Cũng theo
Synnott, “quản lý” gồm việc ấn định mục tiêu quản lý, kiểm tra sản lượng, bảo vệ,
lập kế hoạch điều chế, chọn luân kỳ chặt hạ, chặt hạ, làm đường, xây dựng cơ sở hạ
tầng, xác định ranh giới, lập ô dạng bản, dự báo năng suất, kiểm tra chi phí, lập sổ
sách hàng năm và tổ chức các công tác lâm sinh.

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

6


Về mặt tổ chức, quản lý rừng có nghĩa là một sự kết hợp giữa biện pháp tổ chức

với cách sắp xếp kỹ thuật mà người sử dụng - trong các dự án là người bảo trợ - nói
chung đã thỏa thuận. đưa yếu tố “tổ chức” vào chúng ta nhấn mạnh tới bối cảnh xã
hội của quản lý, vốn là điều rất quan trọng nhưng thường đã bị bỏ qua trong các tài
liệu bàn về kỹ thuật lâm nghiệp. Fisher đã định nghĩa quản lý rừng có dựa vào kỹ
thuật và tổ chức là “một các cách bố trí kỹ thuật và xã hội gắn với quản lý rừng, trong
đó có bảo vệ, thu hoạch và phân phối sản phẩm” (Trích từ Brokensha và Castro, 1987).
[1]
Một định nghĩa bao trùm đầy đủ hơn đề cập đến các phương thức quản lý của
người bản địa. đó là những phương thức đặc biệt “ không kỹ thuật”, “không khoa học”
và thường “ không có tính tổ chức” cao theo một số người, nhưng đó lại là một cách
tổ chức, một tấm gương phản ánh rõ cơ cấu của nhóm người có liên quan . Điều này
các cơ quan Nhà Nước hoặc các tổ chức phát triển thường không hiểu và bỏ qua, họ
không chấp nhận sự tồn tại và tầm quan trọng của các phương thức quản lý này.
Cụ thể về phương diện bản địa, quản lý rừng được coi như những phương thức
thu hoạch, sử dụng, chăm sóc, tái sinh và cải thiện tài nguyên cây rừng và các tài
nguyên khác gắn với chúng như muông thú, nước, đặn sản,… của nông dân nhằm đạt
tới những năng suất bên vững trong thời gian dài. Việc sử dụng linh động khái niệm
đó là cần thiết do các cộng đồng đã quản lý rừng theo các phương thức khác nhau.
Như vậy, quản lý rừng ở đây được định nghĩa gồm cả ba phương diện: đó là một
loạt các sắp sếp tổ chức, kỹ thuật và bản địa dựa trên các yếu tố khoa học và dân gian
liên quan tới việc tổ chức, kiểm tra, quyền hưởng thụ và phân bổ lợi ích của các hệ
sinh thái rừng. chúng goomg những cây riêng rẽ, đám cây trồng, khu rưng trồng, rừng
tự nhiên cùng với các đặc sản gắn với chúng như đặc sản chim thú cũng như khả năng
sinh lợi khác về nông lâm nghiệp (nông lâm kết hợp), chăn nuôi gia súc và thú rừng.
[5]
1.1.3.2. Công tác quản lý rừng ở Việt Nam
Thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ
rừng. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán
bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc doanh đứng ra chịu
trách nhiệm quản lý.

Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương
xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.
Từ năm 1993: Luật đất đai ra đời và Nghị định 02/CP năm 1994 của chính phủ
về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp đã cho ra khung pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng, đặt
nền móng cho hệ thống quản lý rừng và đất rừng là: Quản lý nhà nước, quản lý tư
nhân và quản lý của các tổ chức chính trị, xã hội. Cùng với những cải cách lớn về

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

7


nông nghiệp và nông thôn, việc trao quyền quản lý rừng và đất rừng cho hộ gia đình
và tư nhân ở miền núi đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ loại hình quản lý tư nhân
Sau khi Nghị định số 02/CP được ban hành qua một thời gian thực hiện còn nhiều
thiếu sót chưa được đáp ứng với tình hình thực tế nên Chính Phủ đã ban hành Nghị
định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính Phủ về giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cáï nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp thay thế cho Nghị định số 02/CP.
Tiếp theo đó là Thông tư liên tịch giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục Địa chính
số 62/2000/TTL/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và Quyết định số
178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 quy định quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng
theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước
đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần
tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai

thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số
187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP. Tuy còn những khó khăn và
vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp
xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu bao chiếm
đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân
khác quản lý bảo vệ tốt hơn.
Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng
Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm
nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường
trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức theo dõi
diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính
quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một
số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến
công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy...
Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng,
bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy
động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào
tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm. Tổ chức
đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền
8
Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56


cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại
gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán
bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa
ra khỏi ngành. Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân

dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng. [3]
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI
Công ty TNHH MTV LCN Long Đại là đơn vị sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp
với các ngành nghề: Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp; nuôi dưỡng,
làm giàu, quản lý và bảo vệ rừng; khai thác, vận tải, chế biến gỗ và lâm sản ngoài
gỗ ... Công ty có 09 Chi nhánh trực thuộc, trong đó có 02 Chi nhánh Lâm trường
(CNLT) sản xuất kinh doanh rừng tự nhiên, 05 CNLT sản xuất kinh doanh rừng trồng,
02 xí nghiệp và Văn phòng Công ty với 03 phòng nghiệp vụ. Ngoài ra, Công ty góp
vốn giữ quyền chi phối với Công ty Cổ phần Chế biến nhựa thông Quảng Bình; góp
vốn với Công ty Cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông. Tổng số lượng
cán bộ công nhân viên tính đến 31/12/2016 là 610 người, chưa kể lao động hợp đồng
thời vụ. Hàng năm, ngoài lực lượng BVR, các Chi nhánh còn hợp đồng với các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn để tổ chức thực hiện công
tác QLBVR, PCCCR, PCCN. [4]
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý nằm trên địa bàn hành chính của 03 huyện (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố
Trạch) và thành phố Đồng Hới, được xác định theo tọa độ địa lý: Từ 1060 00’ 00’’
đến 1070 00’ 00’’ kinh độ Đông; từ 170 10’ 00’’ đến 170 40’ 00’’ vĩ độ Bắc.
- Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Lâm
trường Bố Trạch và Lâm trường Bồng Lai. Phía Nam giáp BQL rừng phòng hộ Đồng
Châu và tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh nhánh Đông. Phía Tây
giáp nước CHDCND Lào và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Địa hình được phân thành 02 dạng:
+ Khu vực miền núi gồm các CNLT: Trường Sơn, Khe Giữa, Phú Lâm có địa
hình rất phức tạp, rừng núi hiểm trở, nhiều dốc, núi cao, sông suối chia cắt ảnh hưởng
lớn đến công tác bảo vệ rừng.
+ Khu vực trung du gồm các CNLT: Kiến Giang, Vĩnh Long, Đồng Hới, Rừng
Thông Bố Trạch có địa hình đồi núi thấp đến trung bình, chia cắt bởi các hồ đập thủy
lợi, các khe suối thường khô nước vào mùa hè, làm cho công tác PCCCR gặp rất
nhiều khó khăn.

- Giao thông trên địa bàn công ty quản lý có các tuyến đường huyết mạch đi qua
như đường 10, 11, 16, đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Đông và Tây. Trong những
năm qua, Công ty đã đầu tư kinh phí xây dựng nhiều tuyến đường phòng cháy, đường
nội vùng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động sản xuất cũng như thực hiện các

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

9


phương án bảo vệ phát triển rừng. Tuy nhiên vẫn có nhiều tuyến đường đã bị xuống
cấp, địa hình rừng núi nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong mùa mưa lũ.
- Chế độ gió: Mùa đông có gió Đông Bắc và Tây Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau. Mùa hè có gió Tây Nam và Đông Nam từ tháng 8 đến tháng 11. Gió phơn Tây
Nam mang theo hơi nóng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng,
nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao.[4]
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Các Chi nhánh trực thuộc Công ty nằm xen kẽ với khu dân cư, bản làng, thôn
xóm và các đơn vị đóng quân trên địa bàn, đặc biệt có 05 xã miền núi sống trong khu
vực rừng tự nhiên (xã Trường Sơn, Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy, Trường Xuân)
và 26 xã vùng ven. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm có nhiều chế độ,
chính sách chăm lo cho đồng bào dân tộc, miền núi, đời sống người dân có sự phát
triển rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đồng bào có trình độ dân trí thấp, đời
sống khó khăn, thiếu công ăn việc làm, chủ yếu sống dựa vào rừng, gây nhiều áp lực
cho công tác QLBVR, PCCCR, PCCN tại các đơn vị.
III. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu
hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho
đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng. Thực vật ở
Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng

Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây
tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong
toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.Tổng diện tích rừng tại Quảng Bình
là 505,7 nghìn ha với độ che phủ là 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn
ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu
m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, giao
thông khó khăn. Rừng có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại quý hiếm như mun, lim,
gụ, lát hoa, loại trầm gió, thông nhựa… Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong
phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Thú
rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ. Tài nguyên rừng và đất
rừng của Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với kinh tế mà cả môi
trường.
Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ thực, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều
nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.[1]

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

10


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LCN
LONG ĐẠI
Tổng diện tích rừng và đất rừng Công ty được Nhà nước giao, cho thuê là
91.834,15 ha ( số liệu năm 2016), cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Hiện trạng rừng sản xuất năm 2016
TT
Hiện trạng
Diện tích (ha)

Tổng cộng
82,058.85
1
Rừng tự nhiên
62,577.65
Rừng giàu
11,708.20
Rừng trung bình
38,592.85
Rừng nghèo
9,209.55
Rừng chưa có trữ lượng
2,303.55
Rừng núi đá
763.50
2
Rừng trồng
16,776.95
Rừng gỗ
11,097.00
Rừng tre luồng
433.60
Rừng cây đặc sản
3,216.11
Cây cao su
2,030.24
3
Đất chưa có rừng
1,857.55
Đất không có cây tái sinh

1,686.54
Đất có cây gỗ tái sinh
21.25
Núi đá không rừng
129.92
Đất nông nghiệp khác
19.84
4
Đất phi nông nghiệp (đất khác)
846.70
Nguồn: Phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo NĐ 118/NĐ-CP.

Về hiện trạng rừng sản xuất của công ty Long Đại bao gồm rừng tự nhiên với
diện tích 62,577.65 ha chiếm 76.26%, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trung bình
(tính riêng rừng trung bình chiếm 38,592.85 ha đã đạt 47.03%). Đất chưa có rừng
chiếm 1,857.55 ha chiếm 2.25 % và đất khác với diện tích 846.7 ha chiếm 1.03 %.
Từ đây cho thấy độ che phủ rừng sản xuất khá cao, chủ yếu do diện tích rừng tự nhiên.
Ngoài ra diện tích rừng trồng là 16,776.95 ha chiếm 20.45% tổng diện tích rừng
sản xuất. Trong đó rừng gỗ nhỏ keo tràm với diện tích 11,097 ha chiếm 13.52%, rừng
tre luồng có diện tích 433.6 ha chiếm 0.53%, rừng cây đặc sản với diện tích 3,216.11
ha chiếm 3.92%, và cuối cùng là rừng cao su với diện tích 2,030.24 ha chiếm 2.47%.

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

11


Rừng sản xuất với diện tích rừng trồng còn thấp, chủ yếu là các loại cây lấy gỗ nhỏ
như keo tràm.
Bảng 2.2: Hiện trạng rừng phòng hộ năm 2016

TT
Hiện trạng
Diện tích (ha)
Tổng cộng
9,775.30
1
Rừng tự nhiên
8,541.90
Rừng giàu
1,627.20
Rừng trung bình
6,890.70
Rừng nghèo
5.60
Rừng chưa có trữ lượng
18.40
2
Rừng trồng
120.90
Rừng gỗ
47.50
Rừng tre luồng
73.40
3
Đất chưa có rừng
1,112.50
Đất không có cây tái sinh
1,112.50
Nguồn: Phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo NĐ 118/NĐ-CP.
Rừng phòng hộ tự nhiên với diện tích 8,541.90 ha chiếm 87.38% chủ yếu là rừng

trung bình( riêng rừng trung bình đạt 70,49%. Đất không chứa rừng với 1,112.50 ha
chiếm 11,38%. Rừng trồng chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.
Theo số liệu báo cáo năm 2016 cho thấy, diện tích rừng của công ty lâm nghiệp
Long Đại hiện tại khá ổn định. Diện tích rừng tự nhiên cao. Độ che phủ đạt 95.84%.
Trong đó đất rừng sản xuất chiếm 89.35% tổng diện tích của toàn công ty, còn lại là
rừng phòng hộ chiếm 10.65%. Không có rừng đặc dụng.
Với rừng tự nhiên rừng giàu và trung bình chiếm 82.70% lượng rừng nghèo và
chưa có trữ lượng không đáng kể.

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

12


Bảng 2.3: Phân bố tài nguyên rừng tại các chi nhánh lâm trường năm 2016
Diện tích KKR Công ty (ha)
TT

Nội dung

Công ty Kiến Giang Khe Giữa

Phú Lâm

Vĩnh Long

Đồng Hới Trường Sơn Rừng Thông

Tổng lâm trường


91,834.15

7,512.30

38,260.19

4,601.14

4,054.04

2,073.13

32,225.79

3,107.56

1 Rừng tự nhiên
1.1 Rừng giàu (txg)
1.2 Rừng trung bình (txb)

68,425.06

2,176.12

35,754.63
7,364.79
20,077.52

2,845.57


702.97

0.00

26,945.77
2,413.86
10,155.18

0.00

6,518.03
1,399.80

1,492.45
2.55

386.26
316.71

1.3 Rừng nghèo (txn)
1.4 Rừng nghèo kiệt (txk)
1.5 Rừng phục hồi (txp)

9,778.65
31,583.27
17,778.97
5,440.34
3,449.34

1.6 Núi đá phục hồi (txdp)


394.49

2 Rừng trồng
2.1 Rừng trồng thông
Đã thành rừng (rtg)
Chưa thành rừng (dtr)

17,655.10
3,180.41

2.2 Rừng trồng cao su
Đã thành rừng (rtg)
Chưa thành rừng (dtr)
2.3 Rừng trồng keo, BĐ
Đã thành rừng (rtg)
Chưa thành rừng (dtr)

2,176.12

1,350.57

7,206.11
3,721.28
3,449.34

394.49
4,694.55
362.35
362.35


1,661.92

1,419.84

2,995.18
835.16
729.56
105.60

2,009.92
522.29
422.75
99.54

1,890.68

2,983.01
1,460.61
1,380.98
79.63

2,271.89

212.86

127.20

560.25


50.58

876.74

0

444.26

1,590.62
681.27
11,877.91
6,664.74
5,213.17

212.86

72.03
55.17
1,342.29
849.71
492.58

323.55
236.70
859.59
646.08
213.51

50.58


487.34
389.40
610.89
118.58
492.31

2,895.64
284.77

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

4,119.34
1,974.67
2,144.67

2,109.44
1,914.12
195.32

444.26
1,758.22
744.59
1,013.63

1,078.14
416.99
661.15
13



2.4 Rừng trồng huỹnh
Đã thành rừng (rtg)
Chưa thành rừng (dtr)
2.5 Rừng trồng vạng, muồng
2.6 Rừng trồng lát
Rừng trồng tre, luồng
2.7
(rttn)

240.99
230.20
10.79

182.64
182.64

8.32

8.32

75.58

1.47

58.35
47.56
10.79

74.11


3 Đất trống
3.1 Núi đất (dt1)
3.2 Có cây gỗ tái sinh (dt2)

5,185.31
2,703.20

3.3 Ngập nước phèn (dt1p)

2.86

2.86

26.15

17.44

8.71

4 Đất nông nghiệp

522.54
522.54

2,479.25

787.65
712.47
75.18


332.34
332.34

79.07
79.07

22.98
20.12

3,345.32
941.25
2,404.07

95.41
95.41

5 Đất khác
5.1 Mặt nước (mn)

542.53
144.75

119.09
28.53

55.99
27.58

3.39


276.82
65.73

22.79
1.79

35.31
21.12

29.14

5.2 Đất khác (dkh)

397.78

90.56

28.41

3.39

211.09

21.00

14.19

29.14

Nguồn: Báo cáo kiểm kê rừng năm 2016 của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại


Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

14


Công ty TNHH MTV LCN Long Đại bao gồm 7 CNLT trong đó có Lâm trường
Khe Giữa và Lâm trường Trường Sơn có diện tích lớn nhất và diện tích rừng tự nhiên
là chủ đạo. Lâm trường Khe Giữa với diện tích 38,260.19 ha chiếm 41.66% tổng diện
tích của công ty, và Lâm trường Trường Sơn với diện tích 32,225.79 ha chiếm 35.09%
tổng diện tích. Hai CNLT này chiếm diện tích lớn nhất ( tổng hai CNLT đạt 76.75%
toàn bộ diện tích của công ty) và có diện tích rừng tự nhiên lớn.
Ngoài ra các CNLT có diện tích khá nhỏ bao gồm: CNLT Kiến Giang có diện
tích 7,512.30 ha chiếm 8.18%, CNLT Phú Lâm có diện tích 4,601.14 ha chiếm 5.01%,
CNLT Vĩnh Long có diện tích 4,054.04 ha chiếm 4.41%, CNLT Đồng Hới có diện
tích 2,073.13 ha chiếm 2.26% và cuối cùng là CNLT Rừng Thông với diện tích
3,107.56 ha chiếm 3.38 %.
Cơ cấu về rừng tự nhiên và rừng trồng có sự khác biệt khá lớn ở các CNLT, các
lâm trường lớn có diện tích chủ đạo từ rừng tự nhiên, còn các lâm trường nhỏ thiên
về rừng trồng và có khu vực hoàn toàn không có rừng tự nhiên như CNLT Đồng Hới
và CNLT Rừng Thông. Tại hai chi nhánh này hoàn toàn không có rừng tự nhiên chỉ
có rừng trồng, diện tích cũng tương đối nhỏ so với các phân trường khác.
Bảng 2.4: Trữ lượng gỗ rừng của công ty TNHH MTV LCN Long Đại theo kết
quả kiểm kê rừng năm 2016
STT
CNLT
Diện tích(ha)
Trữ lượng(m3)
Kiến Giang
7,512.03

278,512
1
Khe Giữa
38,260.19
4,625,185
2
Phú Lâm
4,601.14
309,045
3
Vĩnh Long
4,054.04
150,756
4
Đồng Hới
2,073.13
32,758
5
Trường Sơn
32,225.79
3,223,823
6
Rừng Thông
3,107.56
93,152
7
91,834.15
8,713,231
Tổng
Nguồn: Báo cáo kiểm kê rừng năm 2016 của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại


Trữ lượng gồ trung bình của công ty đạt 94.88 m3/ ha, có thể thấy trữ lượng gỗ
của công ty khá thấp. Chủ yếu là do nhiều CNLT trồng rừng, và nhiều khu vực trồng
rừng chưa có trữ lượng, đất trống đồi trọc còn nhiều. Ngoài ra những năm gần đây
cồn ty còn có sự chuyển đổi từ rừng thông sang cao su. Rừng trồng mới nhiều nên trữ
lượng chưa có.
Với Lâm trường Khe Giữa có trữ lượng trung bình đạt 120.89 m3/ ha và Lâm
trường Trường Sơn có trữ lượng trung bình đạt 100.04 m3/ha. Hai Lâm trường này
có trữ lượng trung bình khá cao so với toàn công ty do có diện tích rừng tự nhiên lớn,
trong đó chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bình.
Ngoài ra các Lâm trường như Lâm trường Đồng Hới và Lâm trường Rừng Thông
trữ lượng rất nhỏ lý do chính là do ở hai lâm trường này hoàn toàn không có diện tích
Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

15


rừng tự nhiên chỉ có diện tích rừng trồng và có sự quy hoạch trồng mới cho nên trữ
lượng rừng nhìn chung là thấp.

Nguyễn Mỹ Linh - ĐH QLTN & MT K56

16


×