Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những câu chuyện... nhật ký Đặng Thùy Trâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.65 KB, 11 trang )

Âm hưởng từ chuyến đi đánh động lương tri
TTO - Chuyến đi của bà Doãn Ngọc Trâm sang đất Mỹ những
ngày này đang là một sự kiện được dư luận thế giới quan tâm.
Thật dễ khi truy tìm trên Internet những bài viết liên quan đến
chuyến đi đánh động lương tri nhân loại này... TTO xin trích
đăng một vài bài viết.
>>Con của mẹ đã trở về
Những dòng thơ về sự tàn khốc của chiến tranh được tìm thấy
và chuyển giao bởi 2 cựu binh Mỹ
Hai anh em cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã trải qua mấy thập kỷ
cố gắng tìm lại gia đình của một bác sĩ đã bị quân lính Mỹ giết hại,
người đã viết lên những dòng về tình yêu, lòng dũng cảm.
Đặng Thùy Trâm đã viết quyển nhật ký, nay là cuốn sách bán chạy
nhất ở VN, trong 3 năm cho đến khi cô bị lính Mỹ giết hại vào tháng 6
năm 1970 trong khu rừng nhiệt đới ở miền Nam VN. Khi Fred
Whitehurst, một quân nhân Mỹ, tính châm lửa đốt quyển sổ thứ nhất
được bọc bằng vải, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt.
Bản thân nó đã có lửa rồi!". Nghe lời khuyên, Fred đã không đốt
quyển sách. Ngọn lửa ấy đã dẫn Whitehurst và người anh Robert,
làm một cuộc hành trình tình nguyện: đưa nhật ký của Trâm về với
gia đình cô.
Cuộc tìm kiếm bắt đầu
Bà Doãn Ngọc Trâm
xúc động khi lần đầu
tiên sau 35 năm được
tận tay sờ vào quyển
nhật ký của con mình
Whitehurst kể: "Bác sĩ Trâm đã hy sinh để đồng nghiệp và các bệnh
nhân có thể chạy thoát. Tại chỗ của cô, người ta tìm thấy một túi nhỏ
với 2 cuốn sổ. Đó là nhật ký viết trong suốt 3 năm của cô bác sĩ Việt
cộng đã chết".


Năm 1972, Whitehurst trở về quê nhà ở Mỹ với quyển nhật ký này.
Fred tâm sự: "Đầu tiên, tôi nghĩ gia đình cô ấy nhất định phải biết về
những suy nghĩ cuối cùng của con gái mình. Và sau đó, đất nước
phải biết cô ấy là một anh hùng".
Trong quá trình tìm kiếm, một nhà báo của tờ Washington Post từ Hà
Nội nói với Fred rằng gia đình này đã gần như đã chết hết và
anh nên từ bỏ ý định của mình. Sau đó, Robert (anh trai của Fred,
cũng là một cựu binh Mỹ ở VN), một thuyền trưởng ở New Orleans,
đã tìm ra Trung tâm Việt Nam ở Đại học Texas Tech và thảo luận về
quyển nhật ký với chuyên viên lưu trữ văn thư. Trong khi tìm kiếm gia
đình của bác sĩ, anh ấy thuyết phục Fred hãy giao quyển nhật ký cho
trung tâm lưu giữ.
Tháng 3 vừa rồi, hai anh em đã mang quyển nhật ký đến Hội nghị về
VN của trung tâm này. Trong nhóm khán giả tham dự có phóng viên
ảnh Ted Engelmann. Engelmann đề nghị được mang bản copy của
quyển nhật ký này về Hà Nội. Ở Hà Nội, Ted đã gặp Lady Borton.
Thông qua liên lạc của cô, ông đã tìm được mẹ của bác sĩ Trâm và
gia đình của bà.
Tháng 8, anh em nhà Whitehurst bay đến Hà Nội và được đối xử như
những người con trong gia đình. Câu chuyện được báo chí đăng lại.
Thủ tướng Việt Nam đã chào mừng anh em nhà White qua các bài
báo.
Mẹ của bác sĩ Trâm nói với các nhà báo rằng: "Tôi đã đau khổ suốt
35 năm qua. Tuy nhiên, bây giờ, tôi đã tìm thấy tâm hồn của con gái
mình. Tôi có tâm hồn của con mình, tôi biết mồ mả của nó. Như thế
là tôi còn hạnh phúc và may mắn hơn bao nhiêu người mẹ khác".
Hơn 200 ngàn bản copy của "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" đã được bán
ra.
Trong chuyến thăm của mình, mọi người đã đến Đức Phổ, nơi bác sĩ
Đặng Thùy Trâm đã làm việc và viết những dòng nhật ký của mình.

Một bữa tiệc cảm động
Thứ 4 vừa rồi, mẹ bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các con gái của bà đã
ở lại nhiều giờ ở phòng lưu trữ Texas. Mọi người cố gắng kìm nén
mọi xúc động để lần đầu tiên cầm và đọc bản gốc quyển nhật ký.
Hôm nay, họ vẫn tiếp tục đọc chúng.
Họ bay tới Bắc Carolina vào thứ 6 và vào thứ 7, Kay, mẹ của anh em
nhà Whitehurst sẽ tổ chức một bữa tiệc cho mọi người tại Bethel.
"Mẹ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói rằng muốn gặp người mẹ Mỹ
của chúng tôi. Bà ấy nói rằng bà ấy muốn nhìn vào mắt người mẹ đã
sinh ra và nuôi dưỡng những cậu con trai như chúng tôi", Fred
Whitehurst nói.
DAVID PERLMUTT (Charlotte Observer)
Nhật ký Anne Frank của Việt Nam
Đặng Thùy Trâm hy sinh khi vừa tròn 27 tuổi, trong một trận đánh
của quân đội Mỹ vào một bệnh viện ở Quảng Ngãi trong cuộc chiến
ở VN. Đến nay, sau 4 thập kỷ, nhật ký của cô đã trở thành một tác
phẩm làm lay động lòng người ở cả Mỹ và VN, quê hương cô.
35 năm kể từ ngày được một cựu chiến binh Mỹ lưu giữ, cuốn nhật
ký ấy đã trở thành một hiện tượng, với số lượng bán ra hơn 300
ngàn bản, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu trên một
chương trình tivi. Cuốn nhật ký ấy đã tạo nên một làn sóng yêu quê
hương đất nước của thế hệ trẻ VN.
Những người đã đọc cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm nói rằng đó
là cuốn sách thuyết phục nhất, mô tả chân thực nhất về một cuộc
chiến tranh, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2-3 triệu
người Việt Nam và châu Á, và khoảng 58 ngàn người Mỹ.
“Cô ấy đứng bên kia chiến tuyến với tôi, nhưng những gì cô ấy viết
ra đã làm trái tim tôi thổn thức”, Fred Whitehurst, người lính từng
tham gia chiến tranh ở VN, người đã giữ cuốn nhật ký khỏi bị đốt tâm
sự. “Cô ấy là Anne Frank của Việt Nam. Tôi biết cuốn nhật ký này sẽ

được truyền đi khắp mọi nơi trên trái đất này”.
Khi những trận oanh tạc bằng bom xảy ra ngày càng gần nơi trạm
xá, cuốn nhật ký ghi lại tâm trạng của bác sĩ Đặng cũng liên tục tăng
dần niềm xót thương các thương binh và căm giận kẻ thù của gây ra
những trận oanh tạc. Mệt mỏi vì những trận chiến liên tục đã khiến
mình phải chăm sóc vết thương cho các thương binh chỉ với aspirin
và băng buộc vết thương, bác sĩ Trâm viết vào tháng 6-1970: “Thật
điên khùng khi ngày càng mở rộng cuộc chiến này. Mình thật căm
thù… Tất cả chúng ta là người nhưng những gì ở đây thật tồi tệ…”.
Trong một mục khác, cô viết: “cái chết đến gần”, khi “cây cối trụi lá”,
“những ngôi nhà bị xé nát thành nhiều mảnh”.
Cũng giống như là ứng viên của một cuộc hòa giải sẽ rất khó tìm
được lời giải đáp chung, Whitehurst thú nhận rằng ban đầu ông cũng
gặp rất nhiều khó khăn. Fred vốn sinh ra trong một gia đình quân dân
Mỹ, tình nguyện tham gia chiến đấu chống lại những người cộng sản
VN. “Tôi là một người Mỹ trung thành. Và tôi lớn lên trong một gia
đình quân nhân rất nghiêm khắc. Tôi tin vào học thuyết domino (một
học thuyết cho rằng nếu một quốc gia chịu sự ảnh hưởng của cộng
sản, những quốc gia khác sẽ đi theo cộng sản, như domino, tầm ảnh
hưởng này sẽ không bao giờ dừng lại). Nhưng điều đó đã không xảy
ra!".
Whitehurst nói rằng niềm tôn kính của ông đối với học thuyết này bắt
đầu bị lung lay ở VN, và đã hoàn toàn sụp đổ trong suốt thời gian
ông làm việc ở FBI.
Whitehurst đã đấu tranh với FBI để được xuất bản cuốn sách này.
“Ước nguyện của tôi bao nhiêu năm qua là trả những dòng chữ này
về cho gia đình cô ấy, đất nước của cô ấy. Sẽ thật quỷ tha ma bắt
nếu tất cả rồi cũng phải theo chúng ta về địa ngục. Có thể tôi sẽ xuất
bản cuốn nhật ký này và gửi tiền thu được cho một mục đích tốt đẹp
nào đó. Nhưng FBI không đồng ý bởi lo sợ cuốn nhật ký này sẽ là

một tác nhân hợp tác cùng cộng sản. Cuối cùng thì tôi chẳng màng
đến FBI nữa”, Fred nói.
Whitehurst bây giờ là một luật sư. Ông đưa cuốn nhật ký cho anh trai
mình, cũng là một cựu chiến binh Mỹ ở VN, nhưng lấy vợ
VN. Nhất định phải đem quyển nhật ký này trở về VN cũng trở thành
nỗi ám ảnh của Robert, nhưng cũng như bao nhiêu cựu chiến binh
khác, Fred cảm thấy e sợ khi phải quay trở lại đất nước mà ông từng
gây ra bao đau thương cho người dân ở đây. “Tôi có rất nhiều ám
ảnh khi rời cuộc chiến ở VN trở lại Mỹ. Ký ức về chiến tranh ở VN
khiến tôi khóc rất nhiều và tôi cảm thấy vô cùng đau khổ. Trong suốt
5 năm liền, cứ nhắm mắt là tôi lại gặp toàn ác mộng”.
Tháng 3 năm nay, 2 anh em đưa cuốn nhật ký đến một cuộc hội nghị
về chiến tranh VN diễn ra tại ĐH Texas Tech. Ở đây, họ đã gặp Ted
Englemann, một cựu chiến binh khác cũng từng tham gia chiến tranh
VN, và hiện nay tìm kiếm cho cái mà ông ta gọi là “kết thúc” chiến
tranh. Ted sẽ đi Hà Nội vào tháng tới. Ông ấy đã làm một bản CD
quyển nhật ký, tìm gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vào thời điểm
anh em nhà Whitehurst thăm gia đình vào mùa hè này, cuốn nhật ký
được xuất bản, Fred và bác sĩ Đặng Thùy Trâm trở nên nổi tiếng.
Thay cho nỗi e sợ ban đầu về những điều đang chờ đợi họ ở VN,
Fred Whitrehurst rất ngạc nhiên với những gì ông được đón nhận.
“Chúng tôi đã làm ở Hà Nội những gì mà Đức đã làm ở London trong
Chiến tranh thế giới II. Dù có bất kỳ lý do gì đi nữa, chúng tôi cũng là
kẻ xâm lược. Nhưng đất nước VN đã mở rộng vòng tay đón chúng
tôi. Ngài thủ tướng gặp chúng tôi, cảm ơn chúng tôi. Tôi biết rằng họ
yêu cô con gái ấy xiết bao và xem tôi như một người con, cũng bằng
tình yêu thương ấy”.
Cuốn nhật ký đã tạo nên một luồng cảm xúc mạnh cho mỗi người
đọc, từ huyền thoại quân sự, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến thủ
tướng Phan Văn Khải.

Whitehurst được mời phỏng vấn trên truyền hình, và ông nói rằng
cuốn nhật ký “thuộc về cả thế giới này”. Khi được hỏi hãy giải thích vì
sao ông lại đặt tình cảm vào một một người lính thuộc quân đội đối
phương, Fred nói rằng: “Giọt nước mắt trên mặt bạn cũng giống như
giọt nước mắt trên mặt tôi. Chúng ta đã cùng khóc”.
Mặc dù đây không phải là cuốn sách nhật ký chiến tranh đầu tiên ở
VN được xuất bản, nhưng rất nhiều người VN nói rằng những dòng
nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đánh trúng vào tình cảm của mỗi
người trẻ bởi vì nó được viết ra với những tình cảm chân thật của
con người và không mang ý đồ tuyên truyền của chính quyền.
Và người đàn ông giữ cuốn nhật ký ấy bao nhiêu năm nay đang tự
hỏi thế giới đã thay đổi nhiều đến chừng nào. "Và biết đâu, một ngày

×