Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

đề kiểm tra học kì II lich su 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.34 KB, 1 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ THI HỌC KỲ II
Trường THCS ĐaKrông Môn: Lịch sử lớp 8
Người ra đề: Hồ Thị Dung Thời gian: 45 phút
A. CÂU HỎI:
Câu 1: Nối thời gian ở cột A và sự kiện ở cột B sao cho đúng?
Cột A Cột B Kết quả nối
1. Năm 1904 a. Nhà Nguyễn ký hiệp ước Pa-tơ-nốt. 1 -
2. Năm 1884 b. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 2 -
3. Năm 1873 c. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất. 3 -
4. Năm 1911 d. Hội Duy Tân được thành lập. 4 -
Câu 2: Trình bày những chuyển biến của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 3: Theo em, chính sách văn hoá, giáo dục của Pháp có phải để “khai hoá văn
minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: (3 điểm)
- Nối: 1-d; 2-a; 3-c; 4-b
Câu 2: (4 điểm)
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Ngày càng đông, trở thành tay sai của thực dân.
- Giai cấp công nhân: Sống cực khổ, bị bần cùng hoá, sẵn sàng tham gia cách mạng.
- Một số tầng lớp, giai cấp mới ra đời:
+ Tầng lớp tư sản: Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận có tinh thần yêu nước, chống đế
quốc.
+ Tầng lớp tiểu tư sản, buôn bán nhỏ, sống bấp bênh có tinh thần dân tộc.
+ Giai cấp công nhân bán sức lao động làm thuê, kiên quyết chống đế quốc, giành độc
lập, xoá bỏ chế độ bóc lột.
Xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc.
Câu 3: (3 điểm)
- Chính sách văn hoá, giáo dục của Pháp không phải để khai hoá văn minh cho người
Việt Nam.
- Chúng chỉ đưa nền văn hoá phương Tây vào Việt Nam, tạo ra một tầng lớp thượng lưu


trí thức mới để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
- Nhân dân ta vẫn bị kìm hãm trong sự ngu dốt, lạc hậu.

×