Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TẾCH THUẦN LOÀI TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
TẾCH THUẦN LOÀI TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP
LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN TỚI
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004-2008

Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 06/2008


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TẾCH
THUẦN LOÀI TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP
LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN VĂN TỚI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
chuyên ngành Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS NGUYỄN VĂN THÊM



Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 06/2008
i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
theo chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chính quy 4 năm. Nhân dịp này em xin
bày tỏ lòng biết ơn đến:
 Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh cùng toàn thể thầy
cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức của ngành học và kiến thức xã hội
trong suốt thời gian tôi học tại trường.
 Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy và tạo
điều kiện tốt cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa này.
 Thầy PGS.TS Nguyễn Văn Thêm đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tài
liệu tham khảo cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
 Ban giám đốc, các cán bộ phòng kỹ thuật cùng các cô chú và anh chị tại Công Ty
Lâm Nghiệp La Ngà, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai.
 Bố - mẹ đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con hoàn thành khóa học.
 Các bạn sinh viên lớp LN - 30 đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này.
Tác giả
Nguyễn Văn Tới

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng Tếch tại Công Ty Lâm

Nghiệp La Ngà tỉnh Đồng Nai”, được tiến hành tại Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà,
huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai, từ tháng 03/2008 đến tháng 07/2008.
Đề tài được tiến hành bằng phương pháp lập ÔTC trên 9 cấp tuổi cần nghiên
cứu, mỗi cấp tuổi là 3 ô, mỗi ô có diện tích là 1000 m2, và giải tích 3 cây Tếch ở tuổi
30.
Kết quả thu được như sau:
- Tếch là loài sinh trưởng nhanh có khả năng thích nghi tương đối với địa hình
ở Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà. Đường kính bình quân cao nhất là 32,8 cm và chiều
cao bình quân cao nhất là 21,1 m. Mật độ hiện tại cao nhất là 1.475 cây/ha còn mật độ
thấp nhất là 213 cây/ha.
- Phân bố đường kính rừng tếch chủ yếu là phân bố bất đối xứng. Đỉnh đường
cong lệch trái so với trung bình bao gồm các lâm phần tuổi sau (5, 20, 30). Đỉnh
đường cong lệch phải so với trung bình bao gồm các tuổi sau (10, 15, 25). Đỉnh đuờng
cong nhọn bao gồm các tuổi sau đây (5, 10, 25,). Đỉnh đường cong tù bao gồm các
tuổi sau đây (15, 20, 30). Biên độ giao động đường kính bình quân là 7,2cm - 32,8,cm.
Biến động đường kính bình quân là 16,8% - 34,1%.
- Phân bố chiều cao là dạng phân bố bất đối xứng một đỉnh lồi. Đỉnh đường
cong lệch phải so với trung bình bao gồm các tuổi sau (5, 10, 15, 20). Đỉnh đường
cong lệch trái so với trung bình bao gồm các tuổi sau (25, 30). Đỉnh đường cong nhọn
bao gồm các tuổi sau (5, 25, 30). Đỉnh đường cong tù bao gồm các tuổi sau (10, 15,
20). Biên độ giao động chiều cao bình quân là 5,62 m - 21,1 m. Biến động chiều cao
bình quân là 10% - 20,1%.
- Quá trình sinh trưởng đường kính và chiều cao bình quân của rừng Tếch tại Công
Ty Lâm Nghiệp La Ngà diễn ra nhanh từ tuổi 2 - 8 năm đầu. Tương ứng là (2,1
cm/năm - 1,4 cm/năm) và (0,85 m/năm - 0,96 m/năm). Tăng trưởng bình quân ở tuổi
30 về đường kính và chiều cao là 0,90 cm và 0,71 m.

iii



- Các phương trình tương quan giữa các nhân tố (đường kính, chiều cao, tuổi và
lượng tăng trưởng chiều cao và đường kính…) ở các cấp tuổi quan hệ chặt chẽ theo
phương trình toán học.
- Rừng Tếch tại Công Ty có sự phân hóa lớn về đường kính. Tỉ lệ cây ở cấp IV,
V của các tuổi tương ứng là tuổi 5 (37,3%), tuổi 10 là (33,8%), tuổi 12 là (30,4%), tuổi
15 là (26,7%), tuổi 18 là (32,7%), tuổi 20 là (28,1%), tuổi 25 là (35,5%), tuổi 28 là
(45%), tuổi 30 là (36,5%).

iv


SUMMARY
Subject title: “Research feature to grow of Teak forest in company La Nga
Forestry Dong Nai province”, to get conduct at company Forestry La Nga company,
Dinh Quan district, Dong Nai province, from march to july, 2008.
Subject to get conduct by method standard cell on 09 age rank need research,
every age rank is 03 cell, every cell have area 1000 m2 , and to saw 03 tree Teak 30
age.
The ruselt to get as follows:
- Teak is species grow fast can adapt a relative with a terrain of company
Forestry La Nga. Average meridian is highest 32,81 cm, average height is highest 21,1
m, density is highest 1.475 tree/ha, density is shortest 213 tree/ha.
- Distribute meridian of forest Teak mostly is dissymmetriccal distribute. Top
curved line askew left in comparison with average to include forest age (5, 20, 30).
Top curved line askew right in comparison with average to include forest age (10, 15,
25). Top curved line pointed include forest age (5, 10, 25), top curved line obtuse
angle include forest age (15, 20, 30). Amplitude shakiness of average meridian is 7,2
cm - 32,8 cm, fluctuation of average meridian is 16,8% - 34,1%.
- Distribute height of forest Teak is dissymmetriccal distribute. Top curved line
askew right in comparison with average to include forest age (5, 10, 15, 20). Top

curved line askew right in comparison with average to include forest age (25, 30). Top
curved line pointed include forest age (5, 25, 30), top curved line obtuse angle include
forest age (10, 15, 20). Amplitude shakiness of average height is 5,62 m - 21,1 m,
fluctuation of average height is 10% - 20,1%.
- Average meridian and average height of forest Teak in company La Nga
forestry to grow fast from 2-8 age corresponding (2,1 cm/year - 1,4 cm/year) and (0,85
m/year - 0,96 m/year). And age 30 is 0,9 cm and 0,71 m.
- All equation to interrelate between factor (meridian, height, age, grow
meridian and grow height…), to connection closely by all equation mathematics.
- Teak forest of company is the gap big about meridian. Tree rate in rank IV and
V to correspond is 5 age (37,3%), 10 age (33,8%), 12 age (30,4%), 15 age (26,7%), 18
age (32,7%), 20 age (28,1%), 25 age (35,5%), 28 age (45%), 30 age (36,5%).
v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... xii
Chương1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................4
2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4
2.1.1. Đặc điểm hình thái................................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................ 4
2.1.3. Đặt tính công dụng ............................................................................................... 5
2.1.4. Phương pháp gây trồng......................................................................................... 5
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên....................................................................................5

2.2.1. Đặc điểm chung .................................................................................................... 5
2.2.2. Vị trí địa lý địa hình.............................................................................................. 5
2.2.3. Khí hậu, thủy văn.................................................................................................. 6
2.2.4. Địa chất và thổ nhưỡng......................................................................................... 7
2.2.5. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng .......................................................... 9
2.3. Thực trạng dân sinh kinh tế xã hội .........................................................................10
2.3.1. Dân số ................................................................................................................. 10
2.3.2. Dân tộc................................................................................................................ 10
2.3.3. Tập quán canh tác ............................................................................................... 10
2.3.4. Phân bố dân cư ................................................................................................... 10
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........11
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .........................................................................11
3.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................11
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................11
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 11
vi


3.3.2. Phuơng pháp xử lý số liêu .................................................................................. 13
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................16
4.1. Đặc điểm kết cấu rừng Tếch ở La Ngà...................................................................16
4.2. Phân bố đường kính và chiều cao lâm phần...........................................................19
4.2.1. Phân bố đường kính............................................................................................ 19
4.2.2. Phân bố chiều cao ............................................................................................... 32
4.3. Tăng trưởng đường kính và chiều cao....................................................................45
4.3.1. Tăng trưởng đường kính và chiều cao của lâm phần Tếch 30 tuổi .................... 45
4.3.2. Nhịp điệu sinh trưởng......................................................................................... 46
4.4. Quan hệ giữa một số nhân tố điều tra.....................................................................55
4.4.1. Tương quan giữa đường kính và chiều cao ........................................................ 55

4.4.2. Tương quan giữu chiều cao và tuổi .................................................................... 56
4.4.3.Tương quan giữa đường kính với tuổi cây .......................................................... 57
4.4.4. Tương quan giữa Lượng tăng trưởng đường kính và tuổi cây cả thời kỳ .......... 58
4.4.5. Tương quan giữa Lượng tăng trưởng chiều cao và tuổi cây của cả thời kỳ....... 59
4.4.6. Tương quan giữa Lượng tăng trưởng đường kính và tuổi ở từng cấp tuổi ........ 60
4.4.7. Tương quan giữa Lượng tăng trưởng chiều cao và tuổi ở từng cấp tuổi............ 61
4.5. Phân hóa và tỉa thưa rừng Tếch ..............................................................................62
4.6. Đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng Tếch ..............................................................63
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................65
5.1. Kết luận...................................................................................................................65
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC ......................................................................................................................68

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Chữ viết tắt

D1,3

Đường kính ở vị trí 1,3m

G


Tiết diện ngang

Dmin

Đường kính nhỏ nhất

V

Thể tích

Dmax

Đường kính lớn nhất

M

Trữ lượng rừng

Hvn

Chiều cao vút ngọn

N/ha

Số cây trên hécta.

Hbq

Chiều cao trung bình


N-D

Phân bố đường kính

Dbq

Đường kính trung bình

N-H

Phân bố chiều cao

Hmin

Chiều cao nhỏ nhất

SE

Sai số tiêu chuẩn

Hmax

Chiều cao lớn nhất

Mo

Số mode

S


Độ lệch tiêu chuẩn

Me

Trung vị

S

Phương sai mẫu

Ex

Độ nhọn của phân bố

V%

Hệ số biến động

Sk

Độ lệch Sk

R

Hệ số tương quan

R

Hệ số xác định


A

Tuổi

N

Số cây

Fi

Tần số thực nghiệm

Flt

Tần số lý thuyết

F’i

Tần suất thực hiện

Px

Tần suất lý thuyết

tn

Thực nghiệm

lt


Lý thuyết

2

viii

Tên đầy đủ


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Chỉ tiêu điều tra bình quân lâm phần Tếch 5 – 30 tuổi ................................16
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp kính của lâm phần Tếch 5 tuổi..............................19
Bảng 4.3: Đặc trưng thống kê đường kính lâm phần rừng Tếch ở 5 tuổi.....................19
Bảng 4.4: Phân bố cây theo cấp kính của lâm phần Tếch 10 tuổi ................................20
Bảng 4.5: Đặc trưng thống kê đường kính của lâm phần Tếch 10 tuổi........................20
Bảng 4.6: Phân bố cây theo cấp kính của lâm phần Tếch 15 tuổi ................................21
Bảng 4.7: Đặc trưng thống kê đường kính của lâm phần Tếch 15 tuổi........................21
Bảng 4.8: Phân bố cây theo cấp kính của lâm phần Tếch 20 tuổi ................................22
Bảng 4.9: Đặc trưng thống kê đường kính của lâm phần Tếch 20 tuổi........................22
Bảng 4.10: Phân bố cây theo cấp kính của lâm phần Tếch 25 tuổi ..............................23
Bảng 4.11: Đặc trưng thống kê đường kính của lâm phần Tếch 25 tuổi......................23
Bảng 4.12: Phân bố cây theo cấp kính của lâm phần Tếch 30 tuổi ..............................24
Bảng 4.13: Đặc trưng thống kê đường kính của rừng Tếch 30 tuổi .............................24
Bảng 4.14: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 5...........................25
Bảng 4.15: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 10.........................25
Bảng 4.16: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 15.........................26
Bảng 4.17: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 20.........................26
Bảng 4.18: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 25.........................27
Bảng 4.19: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 30.........................27
Bảng 4.20: Phân bố cây theo cấp chiều cao của lâm phần Tếch 5 tuổi ........................32

Bảng 4.21: Đặc trưng thống kê chiều cao của lâm phần Tếch 5 tuổi ...........................32
Bảng 4.22: Phân bố cây theo cấp chiều cao của lâm phần Tếch 10 tuổi .....................33
Bảng 4.23: Đặc trưng thống kê chiều cao của lâm phần Tếch 10 tuổi .........................33
Bảng 4.24: Phân bố cây theo cấp chiều cao của lâm phần Tếch 15 tuổi ......................34
Bảng 4.25: Đặc trưng thống kê chiều cao của rừng Tếch 15 tuổi ................................34
Bảng 4.26: Phân bố cây theo cấp chiều cao của lâm phần Tếch 20 tuổi ......................35
Bảng 4.27: Đặc trưng thống kê chiều cao của lâm phần Tếch 20 tuổi .........................35
ix


Bảng 4.28: Phân bố cây theo cấp chiều cao của lâm phần tếch 25 tuổi .......................36
Bảng 4.29: Đặc trưng thống kê chiều cao của lâm phần Tếch 25 tuổi .........................36
Bảng 4.30: Phân bố cây theo cấp chiều cao của lâm phần Tếch 30 tuổi ......................37
Bảng 4.31: Đặc trưng thống kê chiều cao của lâm phần Tếch30 tuổi ..........................37
Bảng 4.32: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 5 .......................38
Bảng 4.33: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 10 .....................38
Bảng 4.34: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 15 .....................39
Bảng 4.35: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 20 .....................39
Bảng 4.36: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 25 .....................40
Bảng 4.37: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 30 .....................40
Bảng 4.38: Tăng trưởng đường kính và chiều cao của rừng Tếch tuổi 30 tại La Ngà .45
Bảng 4.39: Nhịp điệu sinh trưởng đường kính bình quân ............................................46
Bảng 4.40: Nhịp điệu sinh trưởng chiều cao bình quân ...............................................46
Bảng 4.41: Nhịp điệu sinh trưởng thể tích bình quân...................................................47
Bảng 4.42: Phân tích phương sai theo mô hình: KD = a + b/A....................................48
Bảng 4.43: Dự đoán KD và D theo tương quan KD - A ..............................................49
Bảng 4.44: Phân tích phương sai theo mô hình: KH = 1/(a + b/A) ..............................50
Bảng 4.45: Dự đoán KH và H theo tương quan KH - A...............................................50
Bảng 4.46: Phân tích phương sai theo mô hình: KV = exp(a + b/A) ...........................51
Bảng 4.47: Dự đoán KV và V theo tương quan KV - A ..............................................52

Bảng 4.48: Phân tích phương sai theo mô hình: KH = 1/(a + b*KD) ..........................53
Bảng 4.49: Dự đoán KH theo tương quan KH - KD ....................................................53
Bảng 4.50. Phân tích phương sai theo mô hình: KV = 1/(a + b/KD) ...........................54
Bảng 4.51: Dự đoán KV theo tương quan KV - KD ....................................................54
Bảng 4.52: Phân tích phương sai theo mô hình: H = 1/(a + b/D).................................55
Bảng 4.53: Dự đoán chiều cao rừng Tếch theo quan hệ H - D.....................................55
Bảng 4.54: Phân tích phương sai theo mô hình: H = 1/(a + b/A).................................56
Bảng 4.55: Dự đoán chiều cao rừng Tếch theo quan hệ H - A.....................................56
Bảng 4.56: Phân tích phương sai theo mô hình: D = a + A^b.......................................57
Bảng 4.57: Dự đoán chiều cao rừng Tếch theo quan hệ D - A.....................................57
Bảng 4.58: Phân tích phương sai theo mô hình: ∆D = a –b* ln(A)..............................58
x


Bảng 4.59: Dự đoán lượng tăng trưởng đường kính cả thời kỳ theo quan hệ ∆D - A..58
Bảng 4.60: Phân tích phương sai theo mô hình: ∆H = 1/(a + b*A)..............................59
Bảng 4.61: Dự đoán lượng tăng trưởng chiều cao cả thời kỳ theo quan hệ ∆H - A.....59
Bảng 4.62: Phân tích phương sai theo mô hình: ZD = a + b/A ....................................60
Bảng 4.63: Dự đoán lượng tăng trưởng đường kính các cấp tuổi quan hệ ZD - A ......60
Bảng 4.64: Phân tích phưong sai theo mô h́nh: ZH = 1/(a + b/A)................................61
Bảng 4.65. Dự đoán lượng tăng trưởng chiều cao các cấp tuổi theo quan hệ ZH - A..61
Bảng 4.66: Phân hóa sinh trưởng cây rừng...................................................................62

Deleted: ¶

Deleted: ¶


xi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 5.............................28
Hình 4.2: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 10...........................28
Hình 4.3: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 15...........................29
Hình 4.4: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 20...........................29
Hình 4.5: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 25...........................30
Hình 4.6: Làm phù hợp phân bố chuẩn với phân bố N - D ở tuổi 30...........................30
Hình 4.7: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 5 ........................41
Hình 4.8: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 10 .......................41
Hình 4.9: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 15 .......................42
Hình 4.10: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 20 .....................42
Hình 4.11: Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 25 .....................43
Hình 4.12. Làm phù hợp phân bố Weibull với phân bố N - H ở tuổi 30......................43
Hình 4.13: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa KD với A.....................................48
Hình 4.14: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa KH với A.....................................51
Hình 4.15: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa KV với A.....................................52
Hình 4.16: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa KH với KD..................................53
Hình 4.17: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa KV với KD..................................54
Hình 4.18: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa H với D........................................55
Hình 4.19: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa H với A........................................56
Hình 4.20: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết D với A................................................57
Hình 4.21: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa ∆D với A .....................................58
Hình 4.22: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa ∆H với A .....................................59
Hình 4.23: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa ZD với A .....................................60
Hình 4.24: Quan hệ thực nghiệm và lý thuyết giữa Zh với A ......................................61
Formatted: Right: 57.6 pt, Bottom:
57.6 pt, Footer distance from edge:
30.25 pt


xii


Chương1
MỞ ĐẦU
- Như ta đã biết, rừng là một tài nguyên thiên nhiên quí giá, là một bộ phận của
môi trường sống. Nó có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ nhiệt, điều hòa khí hậu,
cân bằng nhiệt trên trái đất, bảo vệ nguồn nước, ngăn cản xói mòn rửa trôi, là nơi sống
che chở cho con người và muôn loài…Ngoài những chức năng trên rừng còn là nguồn
cung cấp củi gỗ, lâm sản …phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Trong những
năm gần đây nhu cầu về củi, gỗ và các lâm sản khác gia tăng, dẫn đến tốc độ khai thác
rừng rất lớn. Vì vậy nhà nước luôn coi trọng công tác bảo vệ, xây dựng và phát triển
rừng. Năm 1972 chiến tranh khốc liệt xảy ra trong cả nước, nhưng nhà nước ta vẫn
cho pháp lệnh bảo vệ rừng. Chứng tỏ rừng có một giá trị đặc biệt của nó mà Đảng và
nhà nước ta đã xác định.
- Trong những năm qua đặc biệt là sau khi thống nhất, cả nước bước vào xây
dựng đất nước. Rừng đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân và phục vụ cho
nhu cầu và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, những năm gần đây nhu cầu về củi, gỗ
và các lâm sản khác gia tăng, dẫn đến tốc độ khai thác rừng rất lớn. Trong quá trình
khai thác thì các yếu tố về kỹ thuật cũng như các biện pháp lâm sinh chưa được chú ý.
Vì thế làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên ngày
càng bị thu hẹp trong đó có nhiều loài động thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Do đó, những năm gần đây rừng trồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong
kinh doanh của ngành lâm nghiệp.
- Đứng trước tình hình trên, Đảng và nhà nước chủ trương hạn chế khai thác,
tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên. Bên cạnh đó khuyến khích trồng cây gây rừng, nhằm
tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn, cải thiện môi trường đất, nước và giải quyết
nhu cầu củi gỗ cho nhân dân.
- Rừng trồng nếu được tác động bởi các biện pháp lâm sinh một cách hợp lý,
phù hợp với từng giai đoạn hoàn cảnh chắc chắn sẽ cung cấp một lượng lâm sản nhất

định. Đối với công ty lâm nghiệp La Ngà nói chung và lâm Trường IV thuộc công ty
nói riêng, từ năm 1978 cho đến nay đã bắt đầu trồng rừng và loài cây chủ lực trồng tại

2


đây là cây Tếch thuần loại (Tectona grandis). Song từ khi trồng cho đến nay ít được
tác động bởi các biện pháp lâm sinh thích hợp, ngoại trừ sự chặt phá của người dân
xung quanh vùng. Vì vậy để có năng suất cao cần có những biện pháp thích hợp tác
động vào.
- Xuất phát từ những lí do trên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của
rừng Tếch tại Công Ty lâm nghiệp La Ngà tỉnh Đồng Nai”, được tiến hành thực hiện
nhằm xem xét những đặc trưng về kết cấu, khả năng sinh trưởng và phân hóa của rừng
Tếch thuần loại tuổi từ 5 đến 30, để từ đó đề xuất những biện pháp tác động, nuôi
dưỡng, thích hợp.
- Kết quả của đề tài có ý nghĩa trong việc đóng góp thêm tư liệu để biết rõ hơn
các đặc điểm sinh thái của loài cây Tếch. Và cung cấp cơ sở lí luận để lựa chọn biện
pháp kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác có hiệu quả nhất tại công ty
và các nơi khác.

Formatted: Left, None

3


Formatted: Font: 13 pt

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm hình thái
- Cây Tếch còn gọi là cây giả tỵ (Tectona grandis) thuộc họ tếch (Verbenaceae)
thuộc bộ Hoa Môi (Lamiles) phân lớp cúc.
- Cây Tếch có nguồn gốc từ Ấn Độ, Thái Lan, Mianma được nhập vào Việt
Nam và trồng phổ biến ở nhiều nơi như miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…là cây gỗ
lớn từ 20 – 25 m, đường kính từ 60 – 80 cm, thân thẳng có mùi thơm, gốc bạnh vè, vỏ
ngoài có màu xám, nứt và bong thành vẩy nhỏ, gỗ xám vàng có nhiều sơ, tỷ trọng 0.7,
ít cong vên nứt nẻ, không bị mối mọt , chịu được nước mặn, dùng để trang trí nội thất,
làm đồ dùng …lá hoa dùng làm thuốc. Cành non vuông cạnh, lông phủ hình sao màu
nâu nhạt. Lá đơn mọc đối hình trái xoan, hình trứng hoặc hình tròn dài 20 - 60 cm,
rộng từ 20 – 40 cm, gân lá nỗi rõ mặt sau cuốn lá có thể dài 5 cm, không có lá kèm,
mặt lá nhẵn, mặt dưới có lông hình sao, trong lá có nhựa màu đỏ thắm. Hoa hình sim
viên chùy khá lớn, dài 40 cm đường kính trên 35 cm, tràng hoa màu trắng ống dài 5 - 6
mm, phía ngoài phủ lông và các tuyến nhỏ bầu hình nón đầu nhụy xẻ đôi quả hạch
hình cầu ngoài phủ long hình sao, đường kính 2 cm. Quả có 1 - 2 hạt đôi khi có 3 - 4
hạt.
2.1.2. Đặc điểm sinh thái
- Tếch sinh trưởng nhanh trên đất trồng thích hợp, rụng lá vào mùa khô. Mùa
hoa vào tháng 5 – 6, mùa quả từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tếch ưa sáng, khí hậu
gió mùa có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt nhiệt độ bình quân từ 20 - 270c,
lượng mưa trên 1.200 mm. Tếch có khả năng thích ứng rộng trên đất phát triển từ các
loại đá mẹ khác nhau: Granit, sét thịt, phiến sét, đá bazan và phát triển trên đất có tầng
đất dày, thoát nước, Khả năng tái sinh chồi và hạt lớn.

4


- Tếch tại công ty lâm nghiệp La Ngà được trồng với mật độ ban đầu là 2 x 3
(1.667 cây/ha) và trồng bằng phương pháp stump
2.1.3. Đặt tính công dụng

- Tếch là loài gỗ lớn, nhẹ, gỗ xám vàng có nhiều sơ, hệ số co giản nhỏ tỷ trọng
0.7, ít cong vên nứt nẻ, không bị mối mọt, chịu được nước mặn, dùng để trang trí nội
thất, làm đồ dùng, dùng để đóng tàu thuyền, xây dựng làm báng súng và đồ quân sự …
2.1.4. Phương pháp gây trồng
- Gieo hạt: người ta thu hoạch quả khô, bóc lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài, sau đó
phơi lại hạt trong bóng râm. Trước khi gieo hạt, ngâm trong nước nóng 500c trong 12
giờ. Sau khi gieo 30 - 40 ngày hạt nảy mầm, sau 4 - 5 tháng cây con đã lớn cao từ 10 –
15 cm có thể bứng trồng ở vườn ươm. Cây con trồng ở vườn ươm từ 25 - 30 tháng khi
cây đã cao trên 2 m có thể đem trồng được.
- Giâm cành: Với phương pháp này thì cây con mau lớn hơn so với gieo hạt
nhưng cây không to bộ rễ yếu ăn nông, tuổi thọ ngắn. Sau khi gieo 20 - 30 ngày mầm
non mọc sau 2 - 3 tháng khi cây con cao trên 2 m có thể đem trồng.
- Ngoài ra còn trồng Tếch bằng phương pháp stump để tăng sự đồng đều.
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.1. Đặc điểm chung
- Lãnh phận Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà nằm trong vùng chuyển tiếp từ cao
nguyên Nam trung bộ đến đồng bằng có địa hình bao gồm đồi gò lượn sóng. Độ cao
tuyệt đối cao nhất là 272 m thấp nhất là 60 m, hầu hết các dông núi trên đều thuộc
hình thái dốc phẳng (30 - 50 ), hai bên khe suối, sườn dốc ngắn, độ dốc cao, thuộc hình
thái từ dốc đến rất dốc (160 - 450).
- Đất đai vùng Đông nam bộ chủ yếu có 3 loai đất: đất bazan xám chiếm tỉ lệ
16%, đất bazan đỏ chiếm tỷ lệ 13%, đất feralit màu vàng đỏ phát triển trên phiến
thạch, chiếm tỷ lệ 62%. Ngoài ra còn có đất phù sa cổ, đất bồi tụ và một số đất khác
chiếm 9%.
2.2.2. Vị trí địa lý địa hình
2.2.21. Vị trí địa lý
Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà thuộc phạm vi hành chính hai xã: xã Thanh Sơn, xã
Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Có tọa độ biến thiên như sau:
5



a. Vị trí địa lý
- Từ110 đến 110 23’ vĩ độ Bắc
- Từ 1070 đến 10711022’ kinh Đông
b. Phạm vi biên giới
- Phía Bắc giáp vườn quốc gia Nam Cát Tiên lấy đường 323 lam ranh giới.
- Phía Đông và phía Nam giáp với các xã Phú Hòa, Phú Hiệp, Ngọc Định thuộc
huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng Nai làm ranh giới.
- Phía Tây và phía Nam tiếp giáp với hồ thủy điện Trị An
2.2.2.2. Địa hình
- Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng (30-50) độ cao tuyêt đối là 272 m
so với mặt nước biển, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển. Mức độ chia cắt
ít, diện tích của cao nguyên khoảng 2.900 ha bao gồm.
- Diện tích thuộc hình thái dốc phẳng (30 - 50) là 2.400 ha.
- Diện tích thuộc hình thái dốc (160 - 450) là 500 ha.
- Hướng phát triển chung của địa hình là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam.
2.2.3. Khí hậu, thủy văn
2.2.3.1. Khí hậu
- Toàn bộ khu vực nằm trong khí hậu nhiệt đới ẩm, chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt
đới hơi ẩm đến nhiệt đới ẩm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
trong năm tập trung vào tháng 7, 8, 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo
tài liệu của trạm khí tượng thủy văn cho biết về tình hình khí tượng của khu vực Định
Quán như sau:
Tháng
0

T tb(0c)
A (%)
M(mm)


1

2

3

4

5

6

7

27,3

25

25,6

27

78,3

74,9

73,9

70


9,5

14,6

21,8

9,6

8

9

26,5

25

84,8

89,2

240

294

10

11

25,4


25

89,3

89,2

354

361

12

25,3

25

24,6

24

87,3

89,2

86,7

84,3

367


285

94,7

36,2

- Nhiệt độ bình quân năm là 250c.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất là 300c thường xuất hiện vào tháng 3, 4.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 210c thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12.

6


- Độ ẩm bình quân cả năm 83,6% cao nhất 93% trong các tháng mùa mưa, thấp
nhất 53% xuất hiện trong các tháng mùa khô tháng 2, 3.
- Gió: hướng chính thịnh hành trong mùa khô là gió Đông, Đông Bắc và trong
mùa mưa là gió Tây Nam. Hàng năm thường có gió xoáy gây thiệt hại nhà cửa, cây
cối, đặc biệt trước mùa mưa.
2.2.3.2. Thủy văn
- Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông của Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà dài
khoản 20 km. Đây là con sông có diện tích lưu vực lớn nhất ở Đông nam bộ (1,2 triêu
ha) lưu lượng dòng chảy trung bình là 741 m3/giây, mùa kiệt là 50m3/giây. Phía Tây
tiếp giáp lòng hồ khoảng 20 km, mực nước hồ cao nhất là 62 m, mức nước thấp nhất là
tháng 4, 5.
- Các khe suối lớn gồm có suối Sa Nách, suối Bún, Suối Hu, về mùa khô hầu
hết dòng chảy các suối trên đều khô cạn. Ngược lại mùa mưa địa hình thường ngập
trong nước. Các dòng suối ít có khả năng lợi dụng vào sản xuất nông nghiệp trong
mùa khô.
* Tóm lại: Về khí hậu do tính chất mùa mưa cực đoan nên cần chú ý vào mùa

khô đề phòng nạn cháy rừng thường xuyên xảy ra nhất là vào tháng 3, 4; đối với rừng
trồng phải có đường ranh cản lửa và dụng cụ cản lửa hữu hiệu. Trong mùa mưa, đề
phòng nạn lấy cắp lâm sản vì chiều dài tiếp giáp nước khoảng 40 km thuận lợi cho
việc đóng bè xuôi theo dòng nước.
2.2.4. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo tài liệu của Phan Liêu (1988) [18], có thể gặp 02 nhóm đất chính trong
vùng nghiên cứu: đất xám và đất đỏ vàng. Nhóm đất xám gồm 02 loại là đất xám trên
phù sa cổ và đất xám trên granit. Nhóm đất đỏ vàng gồm 03 loại là đất đỏ nâu trên
bazan, đất đỏ vàng trên đá phiến và đất đỏ vàng trên đá granit. Ngoài ra, trong vùng
nghiên cứu còn có thể gặp đất phù sa ngòi suối phân bố ven sông La Ngà hay suối lớn;
đất dốc tụ (trên phù sa cổ, bazan hay granit). Dưới đây ghi lại tóm tắt một số đặc điểm
cơ bản về tính chất và chỉ tiêu độ phì của các “nhóm đất” khác nhau.
1. Đất xám: Đất xám hình thành trên mẫu chất thô nghèo và bở rời (phù sa cổ), trên
tàn tích – sườn tích của các macma acid (chủ yếu là đá granit). Ở nơi thực vật bị phá

7


hủy, lượng mưa cao và tập trung trong mùa mưa đã dẫn đến đất bị bào mòn trên địa
hình dốc thỏi. Đất xám chịu chủ yếu của quá trình rửa trôi, có màu xám thống trị.
Về tính chất và chỉ tiêu độ phì: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, lượng cát trong tầng đất
mặt đến 60%. Hàm lượng chất hữu cơ thay đổi từ 1  2 % ở đất xám tự hình đến 4% ở
đất xám mùn, 10% - đất xám đọng mùn glêy. Đạm tổng số thấp (0,03  0,6%), C/N =
8  12 – điều đó chứng tỏ sự phân hủy chất hữu cơ khá cao. Lân tổng số và dễ tiêu
nghèo (tương ứng 0,02  0,05%), Kali nghèo (0,03  0,50%). Đất có pH thấp, độ chua
thủy phân từ 5  6 me/100g. Đất xám trên phù sa cổ hoặc trên granit xuất hiện ở địa
hình cao. Đất có kết von đá ong, thường xuất hiện ở chân dốc. Đất xám mùn ở địa
hình thấp vừa, triền đồi hoặc giữa 02 đồi lượn sóng. Đất xám granit phân bố ở lâm
trường Tân Phú, Xuân Lộc (phần giáp ranh tỉnh Bình Thuận). Đất xám rất thích hợp
cho trồng cây công nghiệp (cao su, mía, điều…).

2. Đất đỏ vàng: Loại này hình thành tại chỗ ở vùng đồi núi, trên các đá khác nhau. Quá
trình feralit diễn ra mạnh, tạo ra các đất có màu đỏ vàng với lượng Al2O3, Fe2O3 cao.
Đất đỏ vàng có nhiều đơn vị khác nhau, trong đó đất đỏ vàng trên bazan và trên đá
phiến có ở Mã Đà và một phần ở Tân Phú.
Tính chất và độ phì đất: Đất trên bazan và đá phiến có thành phần cơ giới từ thịt nặng
đến sét, kết cấu viên đều nên khá xốp (55  65%, có khi 70%), tầng đất dày trừ nơi bị
xói mòn hay đá ong hóa. Ở nơi đất còn rừng che phủ, giàu chất hữu cơ, đạm tổng số
cao. Lân tổng số trong đất bazan có hàm lượng lớn (0,2  0,3%), trong đất đá phiến có
trị số trung bình (0,12  0,15%), còn các loại khác có hàm lượng thấp (0,05  0,1%).
Kali tổng số ở đất trên granit là 0,5  0,6, trên đất bazan nghèo (0,1  0,15%). Đất đỏ
vàng chua, độ chua thủy phân có thể lên đến 10  20 me/100g.
3. Đất dốc tụ: Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Hàm lượng chất hữu
cơ cao (4%), trừ đất trên granit thấp (3%). Đất trên bazan giàu lân, nghèo kali tổng số;
đất trên granit nghèo lân, giàu kali tổng số; đất trên phù sa cổ lân và kali đều nghèo.
Căn cứ vào chỉ tiêu hóa học độ phì đất, có thể xếp dãy tuần tự độ phì từ cao đến thấp
như sau:
(1) Đất tại chỗ: đất đỏ nâu trên bazan (BZND)  đất đỏ vàng trên đá phiến sét
(ĐVFS)  đất xám trên phù sa cổ  đất đỏ vàng trên granit.
8


(2) Đất tích tụ: đất phù sa ngòi suối  đất dốc tụ (trên bazan, đá phiến, phù sa cổ,
granit).
Nói chung, các đất trên đây rất thích hợp cho canh tác nông – lâm nghiệp. Tuy
nhiên, chúng rất dễ dàng bị bào mòn khi gặp mưa, nếu bị khô hạn dẫn đến chai cứng
bề mặt đất hoặc bở rời (đất trên grannit, phù sa cổ). Vì thế, những biện pháp lâm sinh
thích hợp sẽ góp phần quan trọng vào hạn chế tác hại xấu cho đất và cây trồng.
2.2.5. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Kết quả phúc tra tài nguyên rừng của đoàn điều tra Đông nam bộ thuộc phân viện
điều tra qui hoạch II (Viện điều tr qui hoạch) thì:

a. Tổng diện tích tự nhiên của Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà là: 25.403 ha trong đó:
- Diện tích đất lâm nghiệp: 22.565,8 ha chiếm 88,8% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất có rừng: 14.415 ha chiếm 64% đất lâm nghiệp.
+ Rừng tự nhiên: 19.137,5 ha.
+ Rừng trồng: 4.277,8 ha.
- Diện tích không có rừng: 8.150,4 ha chiếm. 63% đất lâm nghiệp
- Diện tích đất trống có cây rãi rác (IC): 3.004,6 ha
- Diện tích đất trống cây bụi, cỏ (IA, IB): 5.145,8 ha
- Đất thổ cư: 233,8 chiếm 1% diện tích đất tự nhiên
- Đất chuyên dùng: 115,6 ha chiếm 0,4% đất tự nhiên
- Đất khác: 251 ha chiếm 1% diện tích đất tự nhiên
c) Trữ lượng: Tổng trữ lượng gỗ, các loại, lồ ô:
- Tổng trữ lượng gỗ: 631.845 m3
- Tổng trữ lượng lồ ô: 6.678.350 cây lồ ô.
* Tuy nhiên vùng Đông nam bộ rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của loài
thực vật trong đó có cây rừng, nên từ năm 1977 đến nay diện tích rừng đã trồng có ý
nghĩa về mặt kinh tế là 4.297,7 ha chủ yếu là cây Tếch (Tectona grandis). Kết quả điều
tra năm 1988 cho thấy trữ lượng trung bình 64m3/năm, cao nhất là 144m3/năm, năng
suất đặt từ 2,5m3/ha/năm đến 14m3/ha/năm. Nguyên nhân của sự biến động này chủ
yếu là do yếu tố lập địa quyết định (ngoại trừ do tác động). Trên lập địa đất xói mòn
trơ sỏi đá, năng suất rừng ở mức thấp nhất. Năng suất bình quân gỗ lớn là 5 m3/ha/năm
đến 10 m3/ha/năm.
9


* Tóm lại: Rừng tự nhiên, rừng trồng phát triển trong điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi. Song, để duy trì các hệ sinh thái rừng nói trên, công tác quản lý rừng cùng
với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan pháp luật là rất cần thiết, đó cũng là một
nhiệm vụ đặt ra song song với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển vốn rừng.
2.3. Thực trạng dân sinh kinh tế xã hội

2.3.1. Dân số
- Năm 1983 dân cư trong vùng bao gồm một ít hộ buôn bán nhỏ rải rác và các
hộ gia đình công nhân nghề rừng, từ 1986 trở lại đây do sự di dân tự do từ nhiều tỉnh
đến cho nên dân hiên nay là trên 30.125 người thuộc 5.621 hộ gia đình.
2.3.2. Dân tộc
- Kinh 70,68%; Hoa 4,01%; Dao 13,63%; Nùng 2,32%; Châuro 0,93%; các dân
tộc khác 8,43%.
2.3.3. Tập quán canh tác
- Làm ruộng, làm rẩy chủ yếu là các tháng mùa mưa. Trong các tháng mùa khô
số ít người tổ chức lấy cắp lâm sản của Công Ty.
- Bình quân thu nhập đầu người thấp, khoảng 100 kg(gạo)/người/năm, canh tác
dựa vào thiên nhiên, chưa có bất cứ một công trình nào phục vụ tăng năng suất, tăng
vụ.
2.3.4. Phân bố dân cư
- Dân cư tập trung trên vành đai ven sông, ven hồ, mật độ bình quân cho hai xã
là 110 người/km2. Đó là kết quả những vấn đề nêu trên về dân số, lương thực đầu
người và tập quán canh tác…
- Trước tình hình di dân tự do vào các khu vực của Công Ty Lâm Nghiệp La
Ngà trong vòng 11 năm qua. Từ năm 1993 thực hiện QĐ 198/KH của Công Ty cùng
với chính quyền địa phương thực hiện việc giao hơn 2800ha đất sản suất nông nghiệp
ổn định dân cư.
- Căn cứ QĐ 206/CT của chủ tịch HĐBT (nay là chính phủ) phê duyệt luận
chứng kinh tế kỹ thuật lâm trường La Ngà (nay là công ty) và giấp phép cấp đất số
585/UTB ngày 24/9/1983 của UBND tỉnh Đồng Nai cho lâm trường La Ngà. Tổng
diện tích công ty quản lý là 25.403 ha hiện tại đất lâm nghiệp là 22.565 ha

10


Formatted: Font: 13 pt

Formatted: None

Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các lâm phần Tếch (Tectona grandis) thuần loại từ
tuổi 5 - 30, mật độ trồng ban đầu là 1.667 cây/ha (2 × 3 m). Rừng phân bố trên đất
bazan nâu đỏ, sét pha, đất sỏi trơ… Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2008 đến tháng
7/2008. Thực hiện tại Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài xác định những nội dung sau đây:
1. Đặc điểm kết cấu của rừng Tếch từ 5 – 30 tuổi.
2. Phân bố đường kính (N - D) và chiều cao (N - H) của rừng Tếch từ 5 - 30 tuổi.
3. Tăng trưởng đường kính và chiều cao của rừng Tếch.
4. Quan hệ giữa một số nhân tố điều tra trên thân cây (H – D; D – A; H - A).
5. Phân hóa và tỉa thưa của rừng Tếch.
6. Đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng Tếch.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
1. Phương pháp tổng quát
Để làm rõ đặc điểm kết cấu và sinh trưởng của rừng Tếch, phương pháp thu thập
số liệu như sau:
- Tại các lâm phần Tếch từ tuổi nhỏ nhất hiện có là tuổi 5 đến tuổi cao nhất hiện
có là tuổi 30, đã sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình, kích thước 1000 m2, đặt
tại những nơi đặc trưng cho rừng Tếch mọc trên những loại đất khác nhau để phát hiện
những đặc trưng kết cấu lâm phần. Số lượng ô tiêu chuẩn bố trí là 3 ô/cấp tuổi; tổng
cộng 27 ô.
- Để làm rõ tăng trưởng của rừng Tếch theo tuổi đã tiến hành giải tích 3 cây

11



tiêu chuẩn bình quân lâm phần ở tuổi 30. Phương pháp giải tích được thực hiện theo
chỉ dẫn chung của điều tra rừng.
- Sử dụng tài liệu cây giải tích để nghiên cứu quan hệ giữa chiều cao và đường
kính, giữa đường kính (và chiều cao) với tuổi, giữa lượng tăng trưởng đường kính và
chiều cao với tuổi cây.
- Tài liệu về đất, về khí tượng - thủy văn của khu vực nghiên cứu được thu thập
trong các tài liệu tham khảo mới nhất của Công Ty Lâm Nghiệp La Ngà.
2. Phương pháp đo đếm trong ô tiêu chuẩn
Trong các ô tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp đo đếm như sau:
- Thống kê đường kính thân cây tại vị trí D1,3 của tất cả cây trong ô tiêu chuẩn.
- Đường kính được đo bằng thước kẹp (hoặc thước dây) với độ chính xác đến
0,5 cm; đo theo hai chiều vuông góc, kết qủa lấy trung bình và xếp thành cấp, mỗi cấp
cách nhau từ 1 - 2 cm.
- Chiều cao thân cây đo bằng thước Blume - Leiss với độ chính xác là 0,5 - 1,0
m.
- Sử dụng phương pháp phân cấp sinh trưởng cây rừng của Zưnkin (dẫn theo
Nguyễn Văn Thêm, 1995) để mô tả cấp sinh trưởng của các cá thể. Số liệu này là cơ
sở để xác định sự phân hóa rừng Tếch .
- Chọn 3 cây tiêu chuẩn bình quân lâm phần ở tuổi 30 để giải tích xác định tăng
trưởng đường kính và chiều cao theo tuổi và theo loại đất khác nhau. Nội dung nghiên
cứu gồm:
- Chọn cây giải tích: Cây được chọn giải tích là cây bình quân lâm phần, nghĩa
là những cây có các chỉ tiêu D1.3 (cm), HVN (m)… đại diện chung cho lâm phần.
- Chặt hạ cây giải tích: Sau khi đánh dấu các vị trí D1.3, vị trí ½ thân cây, chia
toàn bộ thân cây thành các phân đọan, mỗi phân đọan cách nhau 2 m. Tiến hành đo
đường kính thân cây ở các vị trí đường kính đầu nhỏ, đường kính đầu lớn và đường
kính giữa các phân đọan.
- Cưa thớt ở các vị trí Do, D1.3, đầu lớn và đầu nhỏ của các phân đọan 2 m; đo

chiều dài và đường kính đáy của đoạn ngọn.
5.Mỗi ô tiêu chuẩn đào 1 phẫu diện đất để mô tả và xác định loại đất, độ dày tầng đất ..
6. Phiếu đo đếm ô tiêu chuẩn
12

Formatted: Indent: Left: 36 pt,
First line: 0 pt


 Lâm trường….
 Tuổi rừng
 Loại đất và dạng địa hình
 Ngày đo
TT

D1.3, cm

Hvn, m

Hdc, m

D tán, m

1

10,0

9,5

6,5


2,6

2

12,5

11

7

3,2

Ghi chú


3.3.2. Phuơng pháp xử lý số liêu
Các số liệu đo đếm trên các ô tiêu chuẩn được tiến hành chỉnh lý và tính toán
các chỉ tiêu sau:
3.3.2. 1. Xác định phân bố cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao
Phân bố cây theo cấp đường kính (kí hiệu N - D) và cấp chiều cao (kí hiệu N H) được xác định theo cách lập biểu đồ và bảng phân bố. Sau đó tính các đặc trưng
phân bố N - D và N - H, bao gồm:
Đường kính (hoặc chiều cao) bình quân D1,3bq (cm):
Dbq1,3 =

1
N

N


 fiDi

;

( 3.1 )

1

trong đó Di (i = 1 , 2 ... N) - đường kính (hoặc chiều cao) cây thứ i, fi- tần số cây
tương ứng với mỗi cấp kính (hoặc chiều cao)...
Tính các đặc trưng biến động đường kính (hoặc chiều cao)
+ Phương sai
S2 =

 (Di - Dbq)2fi
N

( 3.2 )

+ Sai tiêu chuẩn
S = S2 ;

(3.3 )

+ Hệ số biến động
S
V% = D *100

( 3.4 )


bq

+ Độ lệch Sk:
13


×