Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA1, IIIA2, IIIA3 TẠI LÂM TRƯỜNG ĐAKTÔ TỈNH KONTUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG
IIIA1, IIIA2, IIIA3 TẠI LÂM TRƯỜNG ĐAKTÔ
TỈNH KONTUM

Họ và tên sinh viên: VÕ TRUNG KIÊN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004-2008

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008


ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA1, IIIA2, IIIA3
TẠI LÂM TRƯỜNG ĐAKTÔ
TỈNH KONTUM

Tác giả

VÕ TRUNG KIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
chuyên ngành Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÊ BÁ TOÀN



Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008
i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
theo chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chính quy 4 năm. Nhân dịp này tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn đến:
 Bố - mẹ kính yêu người đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con
hoàn thành khóa học.
 Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh cùng toàn thể thầy cô
giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức của ngành học và kiến thức xã hội trong
suốt thời gian tôi học tại trường.
 Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy và tạo
điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa này.
 Thầy Th.S Lê Bá Toàn đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tài liệu tham
khảo cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
 Ban giám đốc, các cán bộ phòng kỹ thuật cùng các cô chú và anh chị tại Lâm
trường Đaktô – Tỉnh Kontum
 Các bạn sinh viên lớp LN - 30 đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2008

Sinh viên Võ Trung Kiên

ii



TÓM TẮT
Tên đề tài “Đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3 tại lâm
trường Đak tô – tỉnh Kontum” do Võ Trung Kiên, sinh viên khoa Lâm nghiệp trường
đại học Nông Lâm thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2008 tại công ty lâm nghiệp
Đak tô tỉnh Kontum, giáo viên hướng dẫn Th.s Lê Bá Toàn
Mục tiêu của đề tài: mô tả, xác định một số đặc điểm lâm học của rừng trong
các trạng thái IIIA1, IIIA2, IIIA3 làm cơ sở cho xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh để phục hồi và phát triển rừng hướng tới bền vững
Phương pháp điều tra: thực hiện luận văn này đã áp dụng phương pháp điều tra
quan sát trên các ô tiêu chuẩn bố trí trên từng trạng thái rừng, mô tả, phân tích những
hiện tượng ở từng trạng thái. Từ đó, tổng hợp và rút ra những đặc trưng cơ bản về lâm
học của rừng tự nhiên ở các trạng thái. Luận văn đã tiến hành lập 09 ô tiêu chuẩn, mỗi
trạng thái lập 03 ô, kích thước ô 1000 m2 ( 25 m x 40 m ) và mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô
dạng bản (diện tích 4m2) để đo đếm thu thập số liệu cây gỗ lớn (đường kính lớn hơn
8cm) và cây tái sinh (đường kính nhỏ hơn 8cm) theo phương pháp hệ thống
Luận văn đã rút ra những kết luận chính sau:
 Về cấu trúc tổ thành: hiện tượng chiếm tỷ lệ lớn của một số loài cây trong từng
trạng thái là rất phổ biến. Rừng càng giàu thì sự đa dạng loài càng cao và sự phân hóa
các loài cây càng lớn
 Về tổ thành loài theo chất lượng cây : cây có chất lượng khá tốt với khoảng
90% là các cây chất lượng A, B ở cả ba trạng thái
 Về cấu trúc trạng thái IIIA1: Mật độ N = 508 cây/ha, trữ lượng M = 165 m3/ha.
Chiều cao bình quân vút ngọn Hbqvn = 15,5 m và chiều cao bình quân dưới cành
Hbqdc = 9 m, đường kính bình quân của trạng thái là Dbq=18,4 cm, và tiết diện ngang
bình quân Gbq = 0,039 m2. Phương trình tương quan giữa đường kính và chiều cao vút
ngọn : Hvn = 6,0322ln(D1,3) – 2,0744
 Về cấu trúc trạng thái IIIA2: Mật độ N = 655 cây/ha, trữ lượng M = 221 m3/ha.
Chiều cao bình quân vút ngọn Hbqvn = 19,6 m và chiều cao bình quân dưới cành Hbqdc
= 11,6 m, đường kính bình quân của trạng thái là Dbq = 25,4 cm, và tiết diện ngang

iii


bình quân Gbq = 0,069 m2. Phương trình tương quan giữa đường kính và chiều cao vút
ngọn : Hvn = 7,7668ln(D1,3) - 2,3598
 Về cấu trúc trạng thái IIIA: Mật độ N = 813 cây/ha, trữ lượng M = 283 m3/ha.
Chiều cao bình quân vút ngọn Hbqvn = 22,9 m và chiều cao bình quân dưới cành là
Hbqdc = 12 m, đường kính bình quân của trạng thái là Dbq= 30,4 cm, và tiết diện ngang
bình quân Gbq = 0,1099 m2. Phương trình tương quan giữa đường kính và chiều cao
vút ngọn: Hvn = 6,6579ln(D1,3) + 1,5179
 Về mật độ tái sinh: số cây tái sinh có triển vọng (chiều cao lớn hơn 1,5m và
đường kính nhỏ hơn 8cm cây chất lượng tốt) trong các trạng thái rừng chiểm tỷ lệ khá
lớn, trạng thái rừng càng cao thì số cây tái sinh có triển vọng càng lớn. Các loài cây
chiếm ưu thế ở tầng cây lớn thì có hầu hết số lượng cây tái sinh chiếm ưu thế.
 Về thảm tươi, dây leo: rất đa dạng về chủng loại lâm phần có một số loài cây
bụi có giá trị về nhiều mặt như làm dược liệu, cây cảnh, thực phẩm,..

iv


Summary
Subject title “The silviculture charactetistics of forest states IIIA1, IIIA2, IIIA3
at Đak to Forestry Company – Kontum province“ by Vo Trung Kien, student of
Forestry faculty, Nong Lam university to perform from March to July 2008 at Đak to
Forestry Company, teacher direct MSc Lê Bá Toàn
The goal of subject: to describe, to define some silviculture charactetistics of
forest states IIIA1, IIIA2, IIIA3 make basis for build silviculture technique methods to
restore and grow forest send to sustainable
The method: to perform this subject apply quadrats method set on every forest
states. To describe and to analyse the phenomenons at every forest states from that

point to summarize and infer basis specific characteristics about silviculture of nature
forest in every forest states. The subject to conduct set up 09 quadrats, every forest
states have 03 quadrats, the quadrat area is 1000 m2 (25m x 40m) and every quadrats
have 5 smaller quadrats (area is 4 m2 ) to collect information about large tree (diameter
larger than 8 cm) and regenerate tree (diameter smaller than 8cm) following system
method.
The main conclusion of subject:
 About species structure: some species to occupy large appear rate at every
forest states is very popula. The forest more and more rich is more and more diversity
species
 About quality tree: Trees have good quality with 90% trees belong to level A,
B
 About structure of forest state IIIA1: Density of trees N = 508 trees/ha, forest
reserves M = 165 m3/ha. The average of height over top is Hbqvn = 15,5 m and the
average of height under branch is Hbqdc = 9 m, the average of diameter is Dbq = 18,4
cm, the average of horizontal section Gbq = 0,039 m2. The interrelate equation between
diameter with height over top is Hvn = 6,0322ln(D1,3) – 2,0744
 About structure of forest state IIIA2: Density of trees N = 655 trees/ha, forest
reserves M = 221 m3/ha. The average of height over top is Hbqvn = 19,6 m and the
average of height under branch is Hbqdc = 11,6 m, the average of diameter is Dbq = 25,4
v


cm, the average of horizontal section Gbq = 0,069 m2. The interrelate equation between
diameter with height over top is Hvn = 7,7668ln(D1,3) – 2,3598
 About structure of forest state IIIA3: Density of trees N = 813 trees/ha, forest
reserves M = 283 m3/ha. The average of height over top is Hbqvn = 22,9 m and the
average of height under branch is Hbqdc = 12 m, the average of diameter is Dbq = 30,4
cm, the average of horizontal section Gbq = 0,109 m2. The interrelate equation between
diameter with height over top is Hvn = 6,6579ln(D1,3) + 1,5179

 About density of regenerate: the prospect regenerate tree (the height larger than
1,5m, the diameter smaller than 8cm, and have good quality) to occupy large rate in
every forest states. The forest more and more rich is more and more great of the
prospect regenerate tree. The species have advantage in the large tree, its regenerate
also have advantage in the regenerate tree.
 About fresh rug and liana: very diversity about species. Some of them have the
value in a lot of sphere such as medicine, pot plant, bonsai, food,….

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... xii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................2
2.1. Thông tin tổng quát về vị trí, kinh tế-xã hội huyện Đăk tô..................................2
2.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên ................................................................. 2
2.1.2 .Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 7
2.1.3. Cơ sở hạ tầng – lâm nghiệp xã hội .............................................................. 9
2.2. Quản lý, nghiên cứu và phát triển của Lâm trường ...........................................11
2.2.1. Quản lý rừng.............................................................................................. 11
2.2.2. Nghiên cứu và phát triển ........................................................................... 12
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................13
3.1. Mục tiêu. ............................................................................................................13
3.2. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................................13
3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................13

3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN ..............................................20
4.1 Đặc điểm lâm học của tầng cây gỗ lớn ...............................................................20
4.1.1. Đặc điểm về tổ thành rừng của các trạng thái ........................................... 20
1.

Tổ thành loài theo chỉ số quan trọng (IV).................................................20

2.

Tổ thành loài theo chất lượng cây của từng trạng thái..............................24

3

Tổ thành loài cây theo nhóm gỗ................................................................26

4.1.2. Đặc điểm phân bố số cây ( N, Cây/ha)...................................................... 28
1.

Phân bố N - D1,3 của các trạng thái ...........................................................28

2.

Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (N - Hvn) .............................34
vii


3.

Phân bố số cây theo cấp chiều cao dưới cành (N - Hdc)............................41


4.

Phân bố số cây theo cấp diện ngang ( N – G1,3 ).......................................47

4.1.3. Tương quan giữa D1,3 – Hvn của các trạng thái ......................................... 51
4.2. Đặc điểm lâm học của tầng cây tái sinh.............................................................54
4.2.1.Tổ thành loài cây tái sinh trong các trạng thái ........................................... 55
4.2.3.Đặc điểm phân hóa tái sinh theo cấp H ở các trạng thái ............................ 59
1.

Phân hóa tái sinh theo cấp chiều cao ở nhóm loài ưu thế .........................60

2.

Phân hóa tái sinh theo cấp chiều cao ở các nhóm gỗ................................61

4.2.4. Đặc điểm tái sinh theo chất (sức sống và hình thức tái sinh).................... 65
4.3. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi, dây leo trong các trạng thái rừng.................67
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ phát triển rừng ở từng trạng thái tại khu vực
nghiên cứu.................................................................................................................73
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ.............................................................................76
5.1.Kết luận ...............................................................................................................76
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81
PHỤ LỤC ......................................................................................................................82

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ
QLBV

Quản lý bảo vệ

CV%

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính ở vị trí 1,3 m

Dbq

Đường kính bình quân

Dmax

Đường kính lớn nhất

Dmin

Đường kính nhỏ nhất

G1,3


Tiết diện ngang ở vị trí 1,3m trên thân cây

Gbq

Tiết diện ngang bình quân

N-G

Phân bố số cây theo tiết diện ngang

Gmax

Tiết diện ngang lớn nhất

Gmin

Tiết diện ngang nhỏ nhất

Hmax

Chiều cao lớn nhất

Hmin

Chiều cao nhỏ nhất

Hvn

Chiều cao vút ngọn


Hbpvn

Chiều cao vút ngọn bình quân

Hbqdc

Chiều cao dưới cành bình quân

M

Trữ lượng

N

Số cây

N%

Tần suất

N-D

Phân bố số cây theo đường kính

N-H

Phân bố số cây theo chiều cao

STD


Sai tiêu chuẩn

R

Hệ số biến động

V

Thể tích

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng rừng và đất rừng Lâm trường Đăk tô ...........................................3
Bảng 2.2: Số lượng các loài thực vật rừng ở khu vực Đaktô..........................................6
Bảng 2.4: Đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng ở huyện Đăk tô ...............................9
Bảng 4.1: Thành phần thực vật rừng ở 3 trạng thái rừng .............................................20
Bảng 4.2: Thống kê tổ thành loài cây của trạng thái rừng IIIA1 .................................21
Bảng 4.3: Thống kê tổ thành loài cây của trạng thái rừng IIIA2 .................................22
Bảng 4.4: Thống kê tổ thành loài cây của trạng thái rừng IIIA3 .................................23
Bảng 4.5: Chất lượng cây rừng ở từng trạng thái. ........................................................25
Bảng 4.6: Tổ thành cây theo nhóm gỗ của lâm phần....................................................26
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 .....................................................29
Bảng 4.8: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của trạng thái rừng IIIA2 ...........30
Bảng 4.9: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của trạng thái rừng IIIA3 ...........32
Bảng 4.10: Tần suất cây theo cấp đường kính của 3 trạng thái ....................................33
Bảng 4.11: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn của trạng thái rừng IIIA1 .............35
Bảng 4.12: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn của trạng thái rừng IIIA2 .............36
Bảng 4.13: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn của trạng thái rừng IIIA3 .............38

Bảng 4.14: Tần suất cây theo cấp chiều cao vút ngọn của 3 trạng thái rừng. ..............39
Bảng 4.15: Phân bố N - Hdc của trạng thái rừng IIIA1 ................................................41
Bảng 4.16: Phân bố N – Hdc của trạng thái rừng IIIA2 ................................................43
Bảng 4.17: Phân bố N – Hdc của trạng thái rừng IIIA3 ................................................44
Bảng 4.18: Tần suất cây theo cấp chiều cao dưới cành của 3 trạng thái rừng..............46
Bảng 4.19: Bảng phân bố số cây theo tiết diện ngang..................................................47
Bảng 4.20: Bảng phân bố số cây theo tiết diện ngang tạng thái IIIA2 .........................49
Bảng 4.21: Phân bố N – G1,3 ở trạng thái rừng IIIA3 ...................................................50
Bảng 4.22: Thành phần loài, số lượng ở 3 trạng thái rừng. ..........................................55
Bảng 4.23: Tổ thành cây tái sinh theo nhóm gỗ ...........................................................58
Bảng 4.24: Phân bố cây tái sinh theo các cấp chiều cao...............................................59
Bảng 4.25: Phân hóa tái sinh theo cấp H ở nhóm loài ưu thế.......................................60
x


Bảng 4.26: Phân bố N – H của cây tái sinh ở các nhóm gỗ của trạng thái IIIA1.........62
Bảng 4.27: Phân bố N – H của cây tái sinh theo nhóm gỗ ở trạng thái IIIA2..............63
Bảng 4.28: Phân bố N – H của cây tái sinh theo nhóm gỗ ở trạng thái IIIA3..............64
Bảng 4.29: Bảng phân bố các cấp cây tái sinh trạng thái rừng IIIA1...........................65
Bảng 4.30: Bảng phân bố các cấp cây tái sinh trạng thái rừng IIIA2...........................65
Bảng 4.31: Bảng phân bố các cấp cây tái sinh trạng thái rừng IIIA3...........................66
Bảng 4.32: Một số cây bụi thường gặp và giá trị của chúng. .......................................68

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Chất lượng cây ở từng trạng thái rừng .........................................................25
Hình 4.2: Tổ thành cây theo nhóm gỗ của lâm phần....................................................27
Hình 4.3: Sự phân bố số cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIIA1 .................29

Hình 4.4: Biểu đồ sự phân bố số cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIIA2 ....31
Hình 4.5: Sự phân bố số cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIIA3 .................32
Hình 4.6: Tần suất cây theo cấp đường kính ở 3 trạng thái..........................................34
Hình 4.7: Sự phân bố N - Hvn ở trạng thái rừng IIIA1 .................................................35
Hình 4.8: Sự phân bố N - Hvn ở trạng thái rừng IIIA2 .................................................37
Hình 4.9: Biểu đồ sự phân bố N - Hvn ở trạng thái rừng IIIA3 ....................................38
Hình 4.10: Tần suất cây theo cấp chiều cao của 3 trạng thái rừng...............................40
Hình 4.11: Phân bố N – Hdc ở trạng thái IIIA1.............................................................42
Hình 4.12: Phân bố N – Hdc ở trạng thái IIIA2.............................................................43
Hình 4.13: Phân bố N – Hdc của trạng thái rừng IIIA3.................................................45
Hình 4.14: Tần suất cây theo cấp chiều cao dưới cành của 3 trạng thái rừng..............46
Hình 4.15: Phân bố số cây theo tiết diện ngang trạng thái IIIA1 .................................48
Hình 4.16: Phân bố N – G1,3 của trạng thái rừng IIIA2................................................49
Hình 4.17: Phân bố N – G1,3 của trạng thái rừng IIIA3................................................51
Hình 4.18: Biểu đồ mô tả tương quan giữa Hvn và D1,3 trạng thái IIIA1......................52
Hình 4.19: Biểu đồ mô tả tương quan Hvn – D1,3 trạng thái IIIA1 ...............................53
Hình 4.20: Biểu đồ mô tả tương quan Hvn – D1,3 trạng thái IIIA3 ...............................54
Hình 4.21: Số lượng cây tái sinh tự nhiên theo các trạng thái rừng .............................55
Hình 4.23: Tần suất phân bố cây tái sinh theo nhóm gỗ ..............................................58
Hình 4.24: Phân bố số cây theo cấp chiều cao ở từng trạng thái..................................59
xii


Hình 4.25: Biểu đồ phân cấp cây tái sinh ưu thế trong các trạng thái..........................61
Hình 4.26: Biểu đồ phân bố N – H của cây tái sinh theo nhóm gỗ ở trạng thái IIIA1.62
Hình 4.27: Biểu đồ phân bố N – H của cây tái sinh theo nhóm gỗ ở trạng thái IIIA2.63
Hình 4.28: Biểu đồ phân bố N – H của cây tái sinh theo nhóm gỗ ở trạng thái IIIA3.64
Hình 4.29: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo hình thức tái sinh (chồi hay hạt) ..........66
Hình 4.30: Biểu đồ phân bố tái sinh theo sức sống ......................................................67


xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng chính là tài nguyên thiên nhiên quý giá với những vai trò hết sức quan trọng
trong việc hấp thụ nhiệt, điều hòa khí hậu, cân bằng không khí hạn chế các khí thải
công nghiệp có hại, bảo vệ nguồn nước, ngăn cản xói mòn rửa trôi, cũng như là nơi
lưu giữ những nguồn gien quý giá mà con người chưa hiểu biết và chưa khai thác hết
tiềm năng to lớn của rừng.
Đặc biệt đối với người dân Việt Nam rừng trở thành người bạn thân thiết che chở
cho bộ đội ta chiến thắng quân thù, chính vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào, chiến
tranh hay hòa bình, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác bảo vệ và phát triển
rừng. Trong giai đoạn hiện nay với tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên
rừng cũng như việc mất rừng do những nguyên nhân khác thì diện tích rừng đang giảm
mạnh ở Việt Nam nói chung và trên toàn thế giới nói chung vấn đề bảo vệ phát triển
rừng càng trở nên cấp thiết. Nhưng không thể nào có thể làm tốt công tác bảo vệ và
phát triển một cái gì đó hay vấn đề gì đó mà ta chưa có được những hiểu biết cơ bản về
nó, đó là những đặc điểm về sinh trưởng phát triển, sự vận động của nó trong tự nhiên
cũng vì thế để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng để rừng mãi là lá chắn xanh
bảo vệ toàn nhân loại thì chúng ta phải nắm vững những đặc điểm lâm học của từng
loại rừng khác nhau để có những biện pháp tác động hợp lí nhất.
Chính vì thế mà việc đánh giá, tìm hiểu các đặc điểm lâm học của các loại rừng trở
thành một vấn đề có vai trò to lớn bởi vì nó là cơ sở, nền tảng cho những tác động về
sau. Hiện nay trong các loại hình rừng thì kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh là
loại hình rừng đang được quan tâm nhất, bởi sự đa dạng sinh học của nó cũng như
những ưu điểm vượt trội trong vấn đề bảo vệ môi trường của nó so với các loại hình
rừng khác. Chính vì những lý do này mà chúng tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với chủ đề nghiên cứu là :”Đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng IIIA1,
IIIA2, IIIA3 tại công ty lâm nghiệp Đak tô- tỉnh Kontum”


1


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Thông tin tổng quát về vị trí, kinh tế-xã hội huyện Đăk tô
2.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
A.Vị trí địa lý
Lâm trường Đakto thuộc huyện Đăk tô nằm ở phía cự Bắc Tỉnh, có quốc lộ 14
đi qua, cách thị xã Kon Tum 40km, có đường quốc lộ 14A chạy qua với tổng chiều dài
14,5 km. Bên cạnh đó có đường mòn Hồ Chí Minh đã và đang được mở rộng và nâng
cấp theo dự án Ngọc Hồi- Tân Cảnh với tổng chiều dài đi qua địa bàn là 11 km là đầu
mối giao lưu giữa Đak Tô với các huyện khác trong tỉnh Kon Tum và với các tỉnh
khác ở khu vực Tây Nguyên cũng như với các tỉnh thuộc hạ Lào và Bắc Cam Pu Chia
Toạ độ địa lý:
- Từ 14042’30’’ đến 14045’00’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 107032’32” đến 107052’30’’ kinh độ Đông.
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp với tiểu khu 252, 210,213 của huyện Tu mơ rông tỉnh Kon
Tum.
- Phía Nam giáp với tiểu khu 285, 286 huyện Đaktô tỉnh Kon tum
- Phía Đông giáp với suối Đak Tờ Kan
- Phía Tây giáp với huyện Ngọc hồi tỉnh kon tum.
Toàn bộ diên tích lâm trường quản lý nằm trên địa bàn 6 xã thuộc 2 huyện :
- Xã Đăk Sao, Đak Rơ Ông, Đăk Tờ Kan – huyện Tu Mơ Rông
- Đăk Trăm, Đăk Rơ Nga, Ngọc Tụ – huyện Đăk Tô
Tổng diện tích đất của lâm trường đang quản lý là trên 16.000 ha gồm 16 tiểu
khu, trong đó có 11 tiểu khu rừng sản xuất và 5 tiểu khu đất rừng phòng hộ. Ngoài ra

lâm trường còn quản lý 422 ha rừng trồng phòng hộ nằm ngoài quỹ đất lâm trường.

2


Bảng 2.1. Hiện trạng rừng và đất rừng Lâm trường Đăk tô
STT Loại đất, loại rừng

Tổng

Tỷ lệ

16.033,0
15.140,1
15.066,2
12.556,2
5.413,6
5.017,7

94,4
94,0
78,3
33,8
31,3

Rừng nghèo

1.801,7

11,2


Rừng phục hồi
Rừng tre nứa
Rừng hỗn giao gỗ tre nứa
Rừng trồng
Rừng trồng keo
Rừng trồng Thông
Đất không rừng
Đất trống cây gỗ rải rác
Đất trống cây bụi
Đất trống cỏ
Núi đá không cây
Đất trồng cây lâu năm
Cà Phê
Cao su
Cây ăn quả
Đất nông nghiệp
Ruộng nước
Đất trồng màu
Đất nương rẫy
Đất khác
Dân cư xen vườn
Sông, hồ

323,2
1.400,9
1.109,1
73,9
4,1
69,8

508,2
144,0
217,6
115,8
30,8
4,8
3,1
0,6
1,1
371,4
3,0
13,0
355,4
8,5
8,0
0,5

2,0
8,7
6,9
0,5
0,0
0,4
3,2
0,9
1,4
0,7
0,2
0,0
0,0

0,0
0,0
2,3
0,0
0,1
2,2
0,1
0,0
0,0

Tổng diện tích
I. Đất có rừng
1.1 Rừng tự nhiên
1.1.1 Rừng là rộng
Rừng giầu
Rừng trung bình

1.1.2
1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
II.
2.1
2.2
2.3
2,4
III.
3.1
3,2

3,3
IV.
4.1
4.2
4.3
V
5.1
5.2

B. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình
- Huyện Đăk tô nằm ở phía Bắc của tỉnh KonTum, nhìn chung địa hình tương
đối phức tạp và bị chia cắt bởi nhiều dông núi, khe suối
- Độ dốc trung bình từ 20 – 250 , có nơi dốc đến 450
3


- Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình
là 1.415 m, thấp nhất là 645 m, cao nhất là 1.790 m (đỉnh Ngọc Trang). Xen kẽ giữa
các dãy núi là những vùng bằng phẳng có khả năng phát triển cây nông nghiệp
Khí hậu- thủy văn
Huyện Đăk tô nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ bình quân:

220C.

- Nhiệt độ cao nhất :

360C (th¸ng 3).


- Nhiệt độ thấp nhất :

80C.

- Độ ẩm bình quân :

70%.

- Lượng mưa bình quân năm :

1.700mm.

- Lượng bốc hơi bình quân năm :

785 mm.

- Số giờ nắng trong năm:

1.288 giờ

- Hướng gió thịnh hành : gió mùa Tây – Nam thổi về mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, gió mùa Đông – Bắc thổi về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau


Thủy văn: Lâm trường Đăk tô nằm ở đầu nguồn sinh thủy của hệ thống

sông Pô Kô và sông Đăk Tơ Kan nên rừng của lâm trường, đặc biệt là rừng phòng hộ
có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước cho các con sông này. Trên
quỹ đất của lâm trường có nhiều hệ thống suối, đặc biệt có một suối chính ở phía Đông

là suối Đak Tờ Kan nước chảy quanh năm thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa
cháy và phát triển sản xuất của người dân địa phương. Mật độ suối là 0,38 km/km2,
phân bố đều trên toàn bộ diện tích
 Địa chất và thổ nhưỡng
Theo bản đồ lập địa cấp II thì lâm trường Đăk Tô có các loại đất sau :
-

Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Granit

-

Đất feralit xám vàng phát triển trên đá phến thạch sét

-

Đất feralit vàng phát triển trên đá Gơnai

-

Đất phù sa ven sông, suối

2.1.2. Đa dạng sinh học
(a) Các kiểu rừng chính: Do đặc diểm của địa hình và các yếu tố phát sinh sinh vật
khác trên lãnh thổ Lâm trường Đakto phân bố một kiểu thảm thực vật rừng chính đó là
4


kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng nhiệt đới núi thấp. Kiểu rừng này trong khu vực
có rất nhiều trạng thái và các xã hợp thực vật khác nhau vẫn còn giữ nhiều tính chất
nguyên sinh.



Rừng thường xanh: Rừng thường xanh của lâm trường chiếm diện tích

13.406,68 ha (50.08% tổng diện tích tự nhiên) trong đó rừng phòng hộ có 1.723,37 ha
(6,44% tổng diện tích tự nhiên) và rừng sản xuất có 11.683,31ha (43,64% tổng diện
tích tự nhiên).,
- Rừng giàu (IIIB – IIIA3) có diện tích 2.752,77ha. Trong đó rừng sản xuất
2.427,13 ha (9.07% tổng diện tích tự nhiên). Với đặc điểm trên cho thấy diện tích rừng
giàu có thể cho phép khai thác để đáp ứng được một phần nhu cầu gỗ trong thời gian
tới và thế hệ cây nối tiếp rất phong phú đảm bảo rừng phát triển tốt cho luân kỳ sau.
- Rừng trung bình (IIIA2) có diện tích 4.148,57 ha, trong đó rừng sản xuất
3.672,08 ha (13,72% tổng diện tích tự nhiên).
- Rừng nghèo (IIIA1) có diện tích 4.267,86ha, trong đó rừng sản xuất là
3.734,06 ha ( 13,94% tổng diện tích tự nhiên).
- Rừng phục hồi (IIB) có diện tích 2.237,48 ha, trong đó rừng sản xuất là
1.850,04 ha (6,96% tổng diện tích tự nhiên) .
 Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, lồ ô, có diện tích 1.259,82 ha: trong đó rừng
sản xuất 1.232,44 ha (4,61% tổng diện tích tự nhiên).
 Rừng tre, nứa có diện tích 976,51 ha, trong đó rừng sản xuất 964,08 ha
(3,59% tổng diện tích tự nhiên).
(b) Các loại thực vật qúy hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam
Các loài thực vật quý hiếm có trong các hệ sinh thái rừng ở Lâm trường Dakto
có ít nhất là 27 loài và được phân hạng như sau
 Cá loài thuộc cấp E – Đang nguy cấp ở Lâm trường Đakto co ít nhất là 1 loài
Trầm hương A.crassna
 Các loài thuộc cấp V – Sẽ nguy cấp có ít nhất là 13 loài: thoa A.acuminatissima,
gõ đỏ A.xylocarpa, vàng đắng C.fenestratum, trắc D.cochinchinensis, sưa
D.tokinensis, kơnia I.malayana, mỡ vạng P. praecalva, kim giao núi đất N.
wallichiana, hồng quang R.championii, gụ lau Sindora tokinensis, giền trắng

X.pierrei, thổ phục linh S. Glabra, tuế lá xẻ C.micholitzii
5


 Các loài cây thuộc cấp R – hiếm có ít nhất 3 loài là sơn đào M. usitata, kim
tuyến A.setaceus và ý thảo D. gratioissimum.
 Các loài thuộc cấp T – Đang bị đe dọa có ít nhất là 2 loài là Trường ngân A.
chinense và ngải rọm T. interifolia.
 Các loài thuộc cấp K – Loài không biết chính xác có ít nhất 8 loài là: Re hương
C. parthenoxylon ,Xoay D. cochinchinensis , giáng hương P. macrocarpus
,lười ươi S. macropodium , gụ mật S. siamensis , song bột C. poilanei ,huỳnh
đàn giả D. pierrei , cầu tích C. barometz
Bảng 2.2: Số lượng các loài thực vật rừng ở khu vực Đaktô
Ngành

Lớp

Số lượng

Số lượng

Số lượng

họ

chi

loài

1


1

1

2

4

7

10

16

26

2

6

6

97

349

636

18


74

105

130

450

781

Cỏ tháp bútEquisetophyta
Thông đấtLycopodiophyta
Dương xỉPolypodiophyta
Hạt trầnGymnospermae
Hạt kín-

Hai lá mầm-

Mangnoliosphyta

Magnoliopsida
Một lá mầnLiliopsida

Tổng cộng

Các họ và chi thực vật có nhiều loài nhất trong khu hệ thực vật Đaktô: trong
130 họ của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu, 10 họ có số loài nhiều nhất là các họ
được tổng hợp trong bảng 2.3 sau:


6


Bảng 2.3: Danh sách 10 họ có nhiều loài nhất ở lâm trường Đakto
TT

Tên họ

Số chi

Số loài

1

Euphorbiaceae- Họ thầu dầu

30

53

2

Fagaceae- Họ dẻ

3

29

3


Orchidaceae- Họ lan

16

27

4

Lauraceae- Họ long não

10

26

5

Rubiaceae- Họ cà phê

17

26

6

Poaceae- Họ cỏ

19

22


7

Moraceae- Họ dâu tằm

6

20

8

Fabaceae- Họ đậu

13

20

9

Verbenaceae- Họ tếch

6

18

10

Anonaceae- Họ na

10


18

2.1.2 .Điều kiện kinh tế - xã hội
- Kinh tế: trong vùng chủ yếu tự cung tự cấp, nguồn thu nhập chính từ nông
nghiệp (lúa 1 vụ đến 2 vụ, ngô, mỳ,…), do vậy tình trạng phát rừng làm nương rẫy vẫn
còn và đang đe dọa đến vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, cuộc sống của người dân vẫn
còn dựa nhiều vào rừng. Đã có nhiều hộ tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng,
trồng rừng, chăm sóc rừng của lâm trường nhằm tăng thêm công ăn việc làm, tăng
thêm thu nhập cho người dân để đời sống bớt phụ thuộc vào việc lấy gỗ trong rừng,
cũng như hướng dẫn cho người dân các phương thức nông nghiệp khác để không đốt
rừng làm nương rẫy
-Về dân số: Đến nay dân số của Huyện 36.344 người (nam: 19.742 người, nữ:
16.602 người), trong đó thành thị là 9.028 người, nông thôn 27.316 người; Gồm 14
dân tộc chung sống, trong đó đồng bào tại chỗ là dân tộc Êđê. Mật độ dân số 41,1
người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân 5,65% năm (chủ yếu là tăng cơ học). Do mật
đọ dân số còn thấp nên vấn đề dân số vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên rừng
tại nơi đây
- Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi có khả năng lao động hiện nay có
17.565 người nhu cầu việc làm rất lớn. Do vậy vấn đề đáp ứng nhu cầu về việc làm
của người dân là rất quan trọng bởi vì nếu không giải quyết tốt được vấn đề này thì sẽ
7


tăng nguy cơ phá rừng, để tăng thêm thu nhập người dân buộc phải khai thác từ rừng
mà chủ yếu là lấy gỗ, khi đó tài nguyên rừng sẽ bị tác động mạnh. Phát triển rừng bền
vững khi đó ta sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm hơn giải quyết những đòi hỏi về
việc làm tạo thu nhập ổn định cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống
- Về thành phần dân tộc: Toàn Huyện có 8 xã và 1 thị trấn đều có đồng bào dân
tộc thiểu số: Tổng số 8.054 hộ, 21.700 khẩu là dân tộc thiểu số ( Xê đăng, Gia rây, Ba
na, Giẻ chiêng…chiếm 60% dân số toàn huyện. Với thành phần dân tộc đa số là đồng

bào thiểu số với phương thức canh tác lại hậu làm nương rẫy sẽ là một tác nhân ảnh
hưởng đến diện tích rừng vì vậy cần tăng cường giáo dục, hướng dãn các phương thức
canh tác mới cho người dân.
- Tình trạng đói nghèo: Toàn Huyện còn 1.890 hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới)
chiếm 12,3%. Vì thế việc phát triển rừng bền vững của lâm trường Đăk tô trên địa bàn
huỵện là rất cần thiết nhằm góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của
đồng bào dân tộc.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn cần phải đặc biệt quan tâm
về kinh tế, cần phải từng bước thu hút người dân tham gia vào làm nghề rừng để có
thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập. Về xã hội, lâm trường cần phải gắn kết với
chính quyền Huyện, xã, gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của
Nhà nước, nhất là đối với đồng bào dân tộc tại chỗ để phát triển văn hóa xã hội, nâng
cao dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật … nhất là giai đoạn thực hiện quản lý rừng bền
vững.
 Môi trường kinh tế của huyện Đăk tô
A. Tình hình sử dụng đất của huyện Đăk tô
Tổng diện tích tự nhiên huyện Đăk tô 50.924 ha, trong đó đất lâm nghiệp
29.623,7 ha chiếm 58 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: rừng tự nhiên 17.949,3,
rừng trồng 7.574,7 ha và đất chưa có rừng 4.099,7 ha (rừng phòng hộ 5.206,1 ha, rừng
sản xuất 24.417,7 ha), đất nông nghiệp và các loại đất khác 21.300,3 ha chiếm 42%
tổng diện tích tự nhiên.
B. Diện tích dất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng trong Huyện
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện theo đối tượng sử dụng được thể hiện trong
bảng dưới đây.
8


Bảng 2.4: Đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng ở huyện Đăk tô
Mục đích sử dụng đất


Đối tượng sử dụng rừng (diện tích ha)
Tổng diện tích Doanh
UBND các
(ha)
khác
nghiệp nhà Hộ gia đình

nước

A. Đất có rừng
1. Rừng thường xanh tự nhiên
2. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
3. Rừng tre nứa
4. Rừng trồng
Tổng diện tích đất có rừng
B. Đất không có rừng
Đất trống trảng cỏ (Ia)
Đất trống cây bụi (Ib)
Đất trống có cây gỗ rải rác (Ic)
Tổng DT đất không có rừng
Tổng diện tích đất có rừng

14,128.80

10,295.40

54.80

3,778.60


156.60
3,663.90
7,574.70

0.00
1,473.10
4,670.90

0.00
181.00

156.60
2,009.80
2,903.80

25,524.00

16,439.40

235.80

8,848.80

1,239.30
1,702.50
1,157.90

501.00
799.80
260.10


0.90
2.60
0.00

737.40
900.10
897.80

4,099.70
29,623.70

1,560.90
18,000.30

3.50
239.30

2,535.30
11,384.10

0.00

0.00
0.00

2.1.3. Cơ sở hạ tầng – lâm nghiệp xã hội
A. Cơ sở hạ tầng
(1) Mạng lưới đường giao thông
Quốc lộ14 đường nhựa đi qua địa bàn Huyện dài 48km và cũng xuyên suốt qua

lâm phần của Công ty và 4 xã trong Huyện. Đây là tuyến đường giao thông chính của
Huyện, nối Huyện với thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố cảng biển Nha Trang
và Qui Nhơn. Đây là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển
hàng hóa sản xuất ra trên địa bàn Huyện, nhất là vận chuyển gỗ và các sản phẩm lâm
sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (cách cảng Nha Trang 100km).các tuyến đường
cụ thể trình bày trong phụ lục 3.
Tuy vậy, về việc sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn Huyện, hệ thống tuyến
đường trên chỉ phân bố ở những nơi trung tâm, cách xa khu vực trồng rừng, khai thác
lâm sản,
(2) Về điện, đến nay Huyện đã có 12/12 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Có
khoảng 40% số hộ được dùng điện.
B. Lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp xã hội

9


Kế hoạch về lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp xã hội: Lâm trường dự kiến
giao khoán rừng tự nhiện và rừng trồng cho hộ gia đình một cách ổn định và lâu dài,
hưởng lợi theo những quy định của Nhà nước và những thoả thuận của hai bên, đảm
bảo hai bên cùng có lợi và cùng quản lý bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn một cách
có hiệu quả và bền vững.
Lâm trường quy hoạch rừng dành cho dân sử dụng:
Nhằm giảm bớt những tranh chấp giữa người dân địa phương và Lâm trường về
những lợi ích từ rừng, ngoài việc giao trả địa phương 1.100 ha rừng trồng trên 4 xã để địa
phương quản lý sử dụng, Lâm trường còn qui hoạch rừng dành cho dân sử dụng gỗ và lâm
sản ngoài gỗ theo quy định của Lâm trường (ưu tiên là những buôn sống gần rừng):
(1) Xã Ea Trang: Khoảnh 1 + 2 + 5 tiểu khu 817, diện tích 230 ha; Khoảnh 2 + 3
+ 6 + 7 + 9 tiểu khu 802, diện tích 300 ha; tiểu khu 777 và tiểu khu 781 đã giao trả địa
phương để quản lý sử dụng theo qui định.
(2) Xã Krông Á: Địa phương đã được qui hoạch giao trả rừng trồng để sử dụng

theo qui định.;Các hộ gia đình trong các buôn được khoán QLBV rừng tự nhiên và
rừng trồng.
(3) Xã Krông Jing: TK 738 đã giao trả cho địa phương quản lý sử dụng rừng theo
qui định; Các hộ gia đình trong các buôn được khoán QLBV rừng tự nhiên và rừng
trồng.
(4) Xã Ea Lai: TK 716 đã giao trả cho địa phương quản lý sử dụng rừng theo qui
định; Các hộ gia đình trong các buôn được khoán QLBV rừng tự nhiên và rừng trồng.
Khuyến lâm
Lâm trường dự kiến kế hoạch xây dựng 2 dự án khuyến lâm:
- Dự án tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng rừng sản xuất hộ gia đình với loài
cây Keo lai giâm hom, năng suất cao nhanh thu hoạch và hiệu quả lớn.
- Dự án xây dựng mô hình vườn rừng phát triển kinh tế hộ.
Điểm văn hóa
Lâm trường trong phát triển sản xuất phải có kế hoạch gắn với chính quyền địa
phương, xây dựng, cũng như bảo vệ, duy tu sửa chữa các nhà văn hóa thôn buôn. Có
kế hoạch tổ chức sinh hoạt văn hóa giao lưu giữa lực lượng thanh niên, công đoàn của
Lâm trường với đồng bào dân tộc tại chỗ. Đồng thời, quan tâm phát hiện bồi dưỡng
10


những tài năng văn nghệ của đồng bào địa phương, vừa phục vụ cho văn nghệ địa bàn
vừa phục vụ cho kế hoạch phát triển du lịch của Lâm trường thêm phần phong phú và
hấp dẫn
2.2. Quản lý, nghiên cứu và phát triển của Lâm trường
2.2.1. Quản lý rừng
- Rừng tự nhiên được phân chia thành 2 loại: rừng phòng hộ đầu nguồn xung
yếu (1.723,37ha) được đưa vào khoán quản lý bảo vệ nghiêm ngặt không tác động và
rừng sản xuất (13.919,64ha). Rừng sản xuất đuợc đưa vào khai thác gỗ và lâm sản
ngoài gỗ.
- Rừng tự nhiên luôn luôn được quản lý bảo vệ tốt, toàn bộ diện tích rừng tự

nhiên phòng hộ đều được giao khoán đến từng hộ gia đình để bảo vệ, có sự kiểm tra,
giám sát của Lâm trường. Để bảo vệ rừng Lâm trường thành lập 4 trạm QLBV trên địa
bàn 6 xã.
Quản lý rừng phòng hộ: Lâm trường phân chia rừng ra làm 2 loại rừng chính là
rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
* Tổng diện tích phòng hộ: 2.744,98 ha, trong đó rừng tự nhiên 1.763,18 ha
* Tổng diện tích sản xuất: 24.024,93 ha, trong đó rừng tự nhiên 13.879,83 ha
- Rừng phòng hộ được quản lý theo 3 phân trường I, III và IV. Diện tích rừng tự
nhiên được khoán quản lý bảo vệ rừng đến hộ gia đình theo kế hoạch trung bình 30
ha/1 hộ.
Về quản lý bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn
còn một số tồn tại ảnh hưởng đến rừng. Nguyên nhân do diện tích rộng, địa hình phức
tạp, hệ thống cơ sở vật chất đường sá chưa tốt nên công tác đi lại bảo vệ còn gặp nhiều
khó khăn, đời sống đồng bào dân tộc còn thấp, ngoài ra chính quyền cấp xã cũng chưa
quan tâm đến công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn, nhận thức của một số hộ dân
chưa cao, còn sai phạm hợp đồng, trong khi đó việc xử lý sai phạm hợp đồng chưa
nghiêm túc, những tồn tại trên cần lưu ý khắc phục trong thời gian tới.
 Hoạt động khai thác
Kế hoạch khai thác gỗ, Lâm trường luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà
nước giao (100%). Tổ chức khai thác đảm bảo theo quy trình của Nhà nước Cụ thể: có
phương án điều chế rừng với luân kỳ 35 năm, có kế hoạch giai đoạn 5 năm và hàng
11


×