Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ BỘ BÀN TRANG ĐIỂM T02 TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ IFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ BỘ BÀN TRANG ĐIỂM T02 TẠI CÔNG TY LIÊN
DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ IFC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN KHUÊ VY
Ngành CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khoá 2004 – 2008

Tháng 7/2008


THIẾT KẾ BỘ BÀN TRANG ĐIỂM T02 TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH
ĐỒ GỖ QUỐC TẾ IFC

Tác giả

Nguyễn Khuê Vy

Khoá luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng kỹ sư ngành
Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn
TS.Hoàng Thị Thanh Hương

Tháng 7/2008
i




LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa cùng quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy
cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản.
TS. Hoàng Thị Thanh Hương – giáo viên hướng dẫn, người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo cùng tập thể anh, chị em công nhân công ty Liên doanh đồ gỗ
quốc tế IFC, đặc biệt là các anh trong tổ thiết kế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài nay.
Các ban lớp Chế Biến Lâm Sản 30 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập tại trường.

Trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Khuê Vy

ii


TÓM TẮT
Hiện nay khi thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, để đáp ứng nhu
cầu này thì ngành trang trí nội thất luôn đưa ra nhiều sản phẩm mới với kiểu dáng
phong phú, mẫu mã đặc sắc, màu sắc hài hoà. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó chúng
tôi tiến hành thiết kế bộ bàn trang điểm T02. Đề tài được thực hiện tại công ty Liên
doanh đồ gỗ Quốc tế IFC trong thời gian 3 tháng thực tập.
Sản phẩm bộ bàn trang điểm T02 mang phong cách hiện đại của Châu Âu,
nhằm đánh vào thị hiếu của thị trường Châu Âu là một trong những thị trường quan

trọng của công ty. Ngoài chức năng bình thường sản phẩm còn mang tính trưng bày
cao nhằm tôn thêm vẻ đẹp cho phòng ngủ.
Nguyên liệu chính được sử dụng là gỗ thông và ván MDF dán verneer. Tỷ lệ lợi
dụng gỗ đạt 69,93%. Công nghệ gia công sản phẩm đơn giản phù hợp với tình hình
máy móc và trình độ tay nghề công nhân tại công ty. Sản phẩm sử dụng liên kết đơn
giản, tiện lợi cho việc tháo lắp. Do sản phẩm được trang sức bề mặt theo phương pháp
hở nên vẫn giữ được vân thớ tự nhiên của gỗ thông.
Giá thành sản là 1.673.000 đồng , đây là mức giá hợp lý phù hợp với người tiêu
dùng trong và ngoài nước.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.............................................................................................................ii
Tóm tắt................................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ...............................................................................................vii
Danh sách các hình ................................................................................................viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................1
1.1Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1
1.2 Mục tiêu và mục đích thiết kế.................................................................1
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................2
1.4 Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc ..............................................................2
1.4.1 Yêu cầu sử dụng ................................................................................2
1.4.2 Yêu cầu thẩm mỹ...............................................................................2
1.4.3 Yêu cầu về kinh tế .............................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ
IFC


....................................................................................................................4

2.1 Lịch sử hình thành công ty......................................................................4
2.2 Địa điểm công ty.......................................................................................4
2.3 Công tác tổ chức quản lý tại công ty IFC ..............................................5
2.3.1 Đội ngũ quản lý .................................................................................5
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận ...............................................5
2.3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế IFC....6
2.4 Nguyên liệu ...............................................................................................8
2.5 Tay nghề công nhân .................................................................................9
2.6 Tình trạng máy móc hiện tại...................................................................9
2.7 Một số sản phẩm tại công ty....................................................................10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................12
3.1 Nội dung thiết kế ......................................................................................12
3.2 Phương pháp thiết kế...............................................................................12
iv


3.3 Cơ sở để thiết kế sản phẩm mộc .............................................................12
3.4 Tiến trình thiết kế ....................................................................................12
3.5 Thiết kế sản phẩm ....................................................................................13
3.5.1 Lựa chọn nguyên liệu ........................................................................13
3.5.2 Khảo sát các sản phẩm cùng loại.......................................................14
3.5.3 Tạo dáng sản phẩm............................................................................15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................17
4.1 Phân tích sản phẩm thiết kế ....................................................................17
4.2 Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết ..........................18
4.3 Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền ....................................................20
4.3.1 Lựa chọn kích thước..........................................................................20

4.3.2 Kiểm tra bền cho các chi tiết và bộ phận chịu lực lớn nhất ..............20
4.4 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ...............................................................28
4.4.1 Cấp chính xác gia công .....................................................................28
4.4.2 Lượng dư gia công ............................................................................29
4.4.3 Sai số gia công...................................................................................30
4.4.4 Dung sai lắp ghép ..............................................................................30
4.4.5 Yêu cầu lắp ráp..................................................................................30
4.4.6 Chất lượng bề mặt .............................................................................30
4.4.7 Yêu cầu trang sức bề mặt ..................................................................31
4.5 Tính toán công nghệ.................................................................................31
4.5.1 Nguyên liệu chính .............................................................................31
4.5.2 Tính toán nguyên liệu cần dùng ........................................................34
4.5.3 Thiết kế lưu trình công nghệ .............................................................37
4.6 Tính toán giá thành sản phẩm ................................................................40
4.6.1 Chi phí mua nguyên liệu ...................................................................40
4.6.2. Chi phí mua vật liệu phụ ..................................................................41
4.6.3. Các chi phí liên quan khác ...............................................................43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................45
5.1 Kết luận.....................................................................................................45
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................45
v


Tài liệu tham khảo...............................................................................................47
Phần phụ lục.........................................................................................................49

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Thống kê máy móc sản xuất hàng mộc trong công ty ............................ 9
Bảng 4.1 Bảng thống kê các nguyên vật liệu phụ cần dùng ................................. 37
Bảng 4.2 Thống kê vật liệu liên kết ....................................................................... 42

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty........................................... 7
Hình 3.1 : Mẫu bộ bàn trang điểm số 1 .................................................................. 15
Hình 3.2 : Mẫu bộ bàn trang điểm số 2 ................................................................. 15
Hình 3.3 : Mẫu bộ bàn trang điểm số 3 ................................................................. 15
Hình 4.1: Bộ bàn trang điểm T02 ......................................................................... 18
Hình 4.2: Liên kết chốt có gia cố keo .................................................................... 19
Hình 4.3: Liên kết vis ........................................................................................... 19
Hình 4.4: Liên kết mộng – rãnh có gia cố keo ..................................................... 19
Hình 4.5: Liên kết rãnh – thanh trượt .................................................................... 19
Hình 4.6: Liên kết bulong tán ngang ..................................................................... 20
Hình 4.7: Biểu đồ tỉ lệ lợi dụng nguyên liệu ........................................................ 34
Hình 4.8: Biểu đồ lắp ráp bàn trang điểm .............................................................. 39
Hình 4.9: Biểu đồ lắp ráp ghế trang điểm .............................................................40

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1Tính cấp thiết của đề tài :
Gỗ là nguồn nguyên liệu đã gắn bó với con người từ rất lâu. Với những đặc tính
riêng biệt mà không có một loại vật liệu nào có được như màu sắc, vân thớ, mùi hương
đặc trưng, cách điện, cách âm…đã khiến nhu cầu sử dụng đồ gỗ ngày càng tăng. Nhất
là trong giai đoạn hiện nay khi kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nước ta liên tục tăng qua
các năm. Cụ thể là năm 2006 đạt 2,1 tỷ USD, năm 2007 đạt 2,7 tỷ USD và 4 tháng đầu
năm 2008 đạt 934 triệu USD. Tuy nhiên việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tạo các mẫu
mã mới và dây chuyền công nghệ…luôn là những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp
nước ta. Vì thế, thiết kế luôn giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa nhiều mặt. Tuy
nhiên, công việc thiết kế phải mang tính thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất thực
tiễn và tình hình nguyên liệu ngày càng khan hiếm hiện nay.
Phòng ngủ là nơi quan trọng trong căn nhà. Nó giúp cho chúng ta hồi phục sức
khoẻ sau một ngày lao động mệt nhọc. Chính vì thế các vật dụng trong phòng ngủ phải
được bố trí hài hoà, đẹp mắt và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Bên cạnh
những sản phẩm không thể thiếu như giường, tủ đầu giường, tủ quần áo…thì bàn trang
điểm cũng là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi. Nó góp phần làm tăng sự thanh
thoát hài hoà cho căn phòng ngủ. Do đó các nhà thiết kế cần nghiên cứu, phát triển tạo
nhiều kiểu dáng mới lạ nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Với những mong muốn đạt được các mục tiêu trên là động lực cho chúng tôi
nghiên cứu đề tài “Thiết kế bộ bàn trang điểm T02 tại Công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc
tế IFC”.
1.2 Mục tiêu và mục đích thiết kế :
Mục tiêu của đề tài là thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm bộ bàn trang điểm
mang phong cách mới lạ, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo các chỉ tiêu
kỹ thuật cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng, giá thành hợp lí, thuận tiện trong
vận chuyển và quá trình gia công sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại

1



công ty. Nhằm mục đích đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm cho công ty và phần nào đáp
ứng nhu cầu của xã hội đối với dòng sản phẩm bàn trang điểm.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
Trong công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, công tác thiết kế mang ý nghĩa to lớn.
Đối với dòng sản phẩm trong nước, nếu chú trọng đến thiết kế sẽ dần loại bỏ được việc
sản xuất theo kinh nghiệm, sản phẩm mang tính khoa học công nghệ cao, đáp ứng nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao. Đối với dòng sản phẩm xuất
khẩu- hiện đang là thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam việc thiết kế giúp cho sản phẩm
mang đậm phong cách người Việt, không còn phụ thuộc vào các catologe của khách
hàng, nhằm tạo thương hiệu uy tín trên thương trường cũng như đưa ngành chế biến gỗ
Việt Nam lên một tầm cao mới.
1.4 Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc :
1.4.1 Yêu cầu sử dụng :
Khi thiết kế bộ bàn trang điểm cũng bất kì sản phẩm mộc nào, người thiết kế
cũng đều quan tâm đến tính hữu dụng của sản phẩm, nhu cầu của người sử dụng đối
với sản phẩm.Và hơn hết là phải đảm bảo được độ bền, tính tiện nghi trong sử dụng
sản phẩm. Độ bền và tuổi thọ là một trong những yêu cầu quan trọng. Sản phẩm thiết
kế phải có tính ổn định đối với kết cấu chịu lực, phải giữ được nguyên hình dạng ban
đầu trong quá trình sử dụng lâu dài, không bị mối mọt. Vì vậy trong quá trình tính
toán, lựa chọn giải pháp liên kết giữa các chi tiết và bộ phận của sản phẩm phải chiụ
lực lớn nhất và dư bền. Ngoài ra, trước khi gia công phải tiến hành lựa chọn nguyên
liệu, đảm bảo độ ẩm nguyên liệu từ 8-12% để ngăn sự co rút và biến dạng của chi tiết,
hạn chế tối đa mắt rơi vào các chi tiết chịu lực hoặc lộ ra ngoài. Ngoài ra cần quan tâm
đến tính tiện nghi, tiện dụng. Bộ bàn trang điểm mang tính hữu dụng cao, ngoài chức
năng phục vụ cho người ngồi trang điểm sản phẩm còn góp phần tạo thêm vẻ đẹp cho
phòng ngủ. Mặt khác, sản phẩm có thể tháo lắp và di chuyển dễ dàng, nhanh chóng tạo
sự thuận tiện linh động trong quá trình sử dụng.
1.4.2 Yêu cầu thẩm mỹ:
Ngoài các yêu cầu trên do bộ bàn trang điểm được thiết kế còn mang tình trưng
bày nên nó đòi hỏi phải có tính thẩm mỹ cao.


2


Hình dáng sản phẩm nhỏ gọn, hài hòa, cân đối, đường nét uốn lượn tạo cảm xúc
êm dịu và thoải mái, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tăng tính thẩm mỹ cho phòng ngủ.
Kích thước các chi tiết và tổng thể của sản phẩm thích hợp với người sử dụng.
Đường nét cũng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm. Đường cong tại vị trí
chân bàn tạo nên sự mềm mại cho sản phẩm và người sử dụng có thể xoay người qua
hai bên tạo sự thoải mái trong quá trình sử dụng. Đường cong trên sản phẩm mang tính
thời đại nhưng phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
Màu sắc là yếu tố quan trọng tôn lên vẻ đẹp, quyết định đến tính thẩm mỹ, giá
thành cũng như giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, màu sắc hài hòa phù hợp với căn phòng
ngủ cũng như các vật dụng đặt bên trong sẽ tạo nên cảm giác thoải mái dễ chịu.
Mẫu mã của sản phẩm mang phong cách mới lạ, hiện đại nhưng không quá cầu
kì góp phần làm thỏa mãn nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.4.3 Yêu cầu về kinh tế :
Nếu bộ bàn trang điểm chỉ đạt yêu cầu về sử dụng, giá trị thẩm mỹ mà không
đạt yêu cầu về giá trị kinh tế thì vẫn không thu hút được sự quan tâm từ phía khách
hàng. Vì thế phải định giá cả phù hợp với sản phẩm, với đối tượng mà nhà sản xuất
muốn hướng đến. Do đó sản phẩm nên sử dụng nguyên liệu hợp lí để đưa ra giá cả
cạnh tranh.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ
IFC
2.1 Lịch sử hình thành công ty :

Công ty liên doanh Scanviwood, trụ sở đặt tại 52 An Dương Vương quận Bình Tân
Tp Hồ Chí Minh có giấy phép đầu tư số 338/GP do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và
đầu tư cấp ngày 24/03/1992 với vốn pháp định là 587.500 USD, là một công ty chế
biến các sản phẩm gỗ ngoài trời có kim ngạch xuất khẩu cao trong ngành chế biến gỗ
cả nước. Sau 9 năm hoạt động kể từ khi thành lập đã đạt những thành tựu to lớn trên
con đường phát triển. Năm 1997, công ty đã dành số lợi nhuận tích lũy được để đầu tư
xây dựng một chi nhánh tại Thừa Thiên Huế. Song do nhu cầu thị trường về các sản
phẩm đồ gỗ trong nhà tại các nước Bắc Âu và Mỹ mà yêu cầu về dây chuyền công
nghệ hiện tại của công ty Scanviwood không thể đáp ứng được nên hội đồng quản trị
quyết định đầu tư thêm một công ty mới. Ngày 22/10/1999 Ban Quản Lý Các Khu Chế
Xuất và Công Nghiệp đã ra quyết định số 39/GP- KCN-HCM chính thức đánh dấu sự
ra đời của công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế IFC (International Funiture Corporation),
là công ty chuyên sản xuất chế biến và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất với vốn pháp
định là 1.500.000 USD và tổng vốn đầu tư là 2.000.000 USD. Công ty IFC chuyên sản
xuất các mặt hàng đồ gỗ nội thất cao cấp phục vụ xuất khẩu. Nhằm thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của mình công ty luôn hoạt động với phương châm “chất lượng sản
phẩm là thước đo lương tâm của người sản xuất, là sự sống của doanh nghiệp” và là
“con đường an toàn nhất để tăng cường tính cạnh tranh”.Điều này đã phần nào chứng
tỏ hướng đi đúng đắn và hiệu quả, đã khẳng định vị trí của mình trong ngành chế biến
gỗ cả nước, tạo vị thế trên thương trường.
2. 2 Địa điểm công ty
Công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế IFC được xây dựng tại 18 Đường Song
Hành , khu công nghiệp TânTạo, quận Bình Tân, gần vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí
Minh, cạnh Quốc lộ 1A, cách ga Sài Gòn khoảng 12-13 km, cách cảng Sài Gòn
khoảng 20 km. Với vị trí này, công ty rất thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa bằng
4


nhiều phương tiện cũng như việc mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển sản xuất và tiếp
thụ các công nghệ khoa học tiến bộ.

2.3 Công tác tổ chức quản lý tại công ty IFC
2.3.1 Đội ngũ quản lý
Với 9 năm hoạt động trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất cùng việc hợp tác với
các chuyên gia nước ngoài đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý học hỏi, trao
đổi, tiếp thu những kinh nghiệm mới. Nhìn chung, nguồn nhân lực của công ty được
phát triển và bổ sung từ thực tế quản lý sản xuất, từ nguồn lực bên ngoài đã qua đào
tạo và kinh nghiệm công tác quản lý. Các cán bộ công nhân viên trong công ty đều là
những người có tâm huyết và năng lực với sự tồn tại, phát triển và hoạt động sống còn
của công ty. Công ty thường xuyên mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán
bộ quản lý, công nhân. Đa số cán bộ công nhân viên trong công ty đều có trình độ đại
học, sử dụng thành thạo vi tính. Bên cạnh đó cán bộ công nhân viên không ngừng học
hỏi, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
* Ban giám đốc : Bao gồm một tổng giám đốc và một phó giám đốc.Tổng giám
đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty. Phó giám đốc phụ trách kế hoạch sản xuất, bảo đảm tiến độ sản
xuất nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
* Trợ lý ban giám đốc giúp ban giám đốc giải quyết các công việc phát sinh
hằng ngày, các vấn đề đối ngoại và quan hệ công chúng.
* Phòng hành chánh nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lí và hoạch định các
chính sách nhân sự cho công ty.Tổ chức bộ máy sản xuất cho công ty, các chương
trình đào tạo nâng cao tay nghề, các chương trình khen thưởng cho nhân viên.
* Phòng kế toán – tài vụ quản lý tài chính, tình hình thu chi, kiểm kê tài sản của
công ty. Điều hành có hiệu quả các hoạt động tài chính của công ty.
* Phòng kế hoạch – kỹ thuật chịu trách nhiệm chung trong việc tổ chức, điều
hành việc sản xuất trong xưởng, sắp xếp kế hoạch và thời gian làm việc đảm bảo thực
hiện đúng các kế hoạch sản xuất cuả công ty sao cho đúng tiến độ và hiệu quả sản xuất
cao. Phòng kế hoạch – kỹ thuật bao gồm các ban và tổ như:

5



- Tổ xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm quản lý tình hình xuất khẩu các lô hàng
đúng hẹn đến thị trường các nước đúng thời hạn và hiệu quả.
- Ban sử dụng gỗ chịu trách nhiệm trong công việc ra phôi, sử dụng nguyên liệu
và bảo quản gỗ sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.
- Ban thiết kế lập bản vẽ, triển khai sản xuất và chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản
xuất cuả công ty. Trong ban thiết kế có tổ mẫu làm mẫu các sản phẩm để cho khách
hàng xem trước và so sánh với bản vẽ.
- Ban vật tư chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, quản lý kho vật tư, đặt bao bì để
đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng đúng hạn.
- Ban hoàn thiện bề mặt chịu trách nhiệm về việc trang sức bề mặt. Đảm bảo
cho sản phẩm đúng màu, chất lượng bề mặt tốt nhất.
- Ban kết cấu tiến hành kiểm tra, xem xét các mối liên kết của sản phẩm có đảm
bảo độ bền và an toàn cho người sử dụng hay không. Cũng như việc sử dụng các loại
fitting, mối ghép như thế nào là hiệu quả nhất, độ an toàn cao và tiết kiệm nhất.
- Tổ cơ điện chịu trách nhiệm bảo trì, xem xét, tu sửa các vấn đề về điện trong
nhà máy.
- Ban kế hoạch điều độ - thống kê tiến hành việc lên kế hoạch sản xuất sản
phẩm qua từng công đoạn, sắp xếp việc gia công các chi tiết sản phẩm qua các công
đoạn hợp lý nhất, ngắn nhất, thuận lợi nhất nhằm đảm bảo tiến trình sản xuất.
- Ban giám sát kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động của xưởng sản xuất, giám
sát chặt chẽ chất lượng qua từng giai đoạn sản xuất từ khâu định hình đến khi sản
phẩm được hoàn thành và đóng gói.
2. 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế IFC

6


Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ
THUẬT

PHÒNG HÀNH CHÁNH
NHÂN SỰ

TỔ
XUẤT NHẬP KHẨU

NHÓM
PHA XẺ

BAN
SỬ DỤNG GỖ

NHÓM ĐỊNH VỊ
ĐỊNH HÌNH

TẠO PHÔI

ĐỊNH VỊ

CẮT NGẮN

TOUPI

LỌNG


MỘNG

GHÉP GỖ

ĐỤC

BÀO

KHOAN

BAN
KẾT CẤU

BAN
THIẾT KẾ

NHÓM
CHÀ NHÁM
CHÀ NHÁM
THÔ
CHÀ NHÁM
TINH

BAN KẾ HOẠCH
ĐIỀU ĐỘ THỐNG KÊ

NHÓM
PHUN SƠN

PHÒNG KẾ TOÁN


BAN HOÀN THIỆN
BỂ MẶT

NHÓM
NGUỘI

NHÚNG

BÃ BỘT

QUÉT

TRÁM BÍT
KHUYẾT TẬT

SƠN

TÁI CHẾ

TỔ
CƠ ĐIỆN

NHÓM
LẮP RÁP
LẮP RÁP

BAN
VẬT TƯ


NHÓM
ĐÓNG GÓI
ĐÓNG GÓI

BAN
GIÁM SÁT

TỔ KCS


2.4 Nguyên liệu :
Công ty có vị trí thuận lợi trong việc huy động cũng như vận chuyển để nhập
nguyên liệu từ nhiều nguồn. Nhưng do diện tích cộng ty có giới hạn nên chủ yếu công
ty nhập gỗ đã qua xử lý bảo quản và sấy từ nơi khác. Song để đảm bảo tiêu chuẩn và
chất lượng gỗ công ty có 1 lò sấy với quy mô nhỏ để xử lý một số gỗ có nấm mốc
trong quá trình bảo quản hay nhập kho.
Công ty chuyên sản xuất với nguồn nguyên liệu là gỗ thông được nhập khẩu từ
New Zealand, Canda. Ngoài ra, công ty còn nhập các loại như ván MDF, MDF dán
verneer với nhiều loại kích cỡ khác nhau, gương, kim loại…
Phôi nguyên liệu có nhiều qui cách khác nhau, hiện tượng cong vênh và khuyết tật
chiếm khoảng 10-15%, độ ẩm từ 8-12%.
Trên thị trường Việt Nam hiện có 3 nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ thông chủ
yếu là New Zealand, Nga và các nước Bắc Âu. Ở công ty chủ yếu sản xuất hàng nội
thất phòng ngủ, tủ, hàng trẻ em… với nguyên liệu chính là gỗ thông New Zealand,
thông Canada. Sở dĩ công ty lựa chọn nguồn nguyên liệu chính là gỗ như trên vì những
nguyên nhân sau [26];[27]:
- Giá nguyên liệu gỗ thông nhập khẩu thấp hơn, lượng tốt hơn so với giá và chất
lượng gỗ thông trong nước. Măc khác trong 3 nguồn cung cấp chính của gỗ thông thì
thông New Zealand tương đối thấp, rẻ hơn thông Bắc Âu 20%.
- New Zealand là 1 trong những nước trồng gỗ thông lớn nhất (1,6 triệu ha)

đồng thời giữ vai trò số 1 về cung cấp gỗ thông. Hằng năm nước này dành 1/3 lượng
gỗ khai thác cho xuất khẩu nên thị trường cung cấp gỗ thông luôn dồi dào và ổn định.
Mặt khác do có chính sách quản lý và phát triển tài nguyên rừng hợp lý kết hợp với
việc giao khoán một số diện tích rừng trồng cho tư nhân quản lý, chăm sóc đã góp
phần thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao chất lượng gỗ.
- Các sản phẩm làm từ gỗ thông dễ thay đổi theo xu hướng thời trang trong
vòng 1 đến 3 năm mà vẫn đảm bảo an toàn môi trường do thông là gỗ rừng trồng.
- Mặt khác với nền công nghiệp chế biến gỗ phát triển tại New Zealand, gỗ
nguyên liệu sau khi khai thác được cưa xẻ đúng quy cách, ngâm , tẩm và sấy để đảm
bảo duy trì chất lượng trong suốt thời gian lưu trữ và vận chuyển.

8


- Bên cạnh đó các dòng sản phẩm xuất khẩu sang các nước Châu Âu,
Nhật…cũng đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc cũng như chứng nhận FSC (Forest
Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng quốc tế cho nguyên liệu sử dụng mà
nguồn nguyên liệu nhập khẩu này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên.
2. 5 Tay nghề công nhân :
Nhìn chung công nhân được tuyển dụng tại công ty đều có tay nghề. Một số
công nhân có sẵn tay nghề và kinh nghiệm trong ngành mộc. Một số người có chứng
chỉ kỹ thuật được đào tạo tại một số trường kỹ thuật và số còn lại được đào tại tại chỗ
thông qua các quá trình làm việc tại công ty. Bên cạnh đó công ty còn có thường
xuyên tổ chức các buổi học nhằm nâng cao tay nghề công nhân. Hiện nay công nhân
tại công ty đều có lành nghề, chịu khó.
2.6 Tình trạng máy móc hiện tại :
Công ty được trang bị tương đối đầy đủ các máy móc để có thể thực hiện được
các công đoạn sản xuất hàng mộc. Hệ thống máy móc thiết bị tại công ty chủ yếu có
xuất xứ từ Việt Nam, Đài Loan, Ý, Đức…Tình trạng máy móc tương đối hiện đại, khá
ổn định, công suất nhỏ, hình dáng gọn, độ chính xác cao, làm việc hiệu quả. Ngoài ra

công ty còn có một số máy CNC đáp ứng được mọi biến dạng cong theo yêu cầu. Hiện
tại công ty đang tiến hành trang bị thêm một số dây chuyền công nghệ mới để phục vụ
tốt hơn cho công tác sản xuất.
Bảng 2.1 Thống kê máy móc sản xuất hàng mộc trong công ty
Stt

Tên máy móc thiết bị

Số lượng

Tình trạng (%)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Máy xẻ lớn
Máy xẻ nhỏ
Cưa lọng
Cưa cắt đa năng
Cưa cắt ngang
Cưa cắt góc 45 độ

Cưa cắt 2 đầu
Cưa treo
Máy chà nhám thùng
Máy chà nhám cong
Máy chà nhám trục

3
3
3
3
4
1
2
3
8
1
5

80
80
85
70
80
75
75
80
85
80
75


12
13

Khoan đa đầu nằm
Khoan đa đầu đứng

4
2

80
75
9


14
15
16
17
18

Máy khoan đứng
Máy bào cong
Máy bào 4 mặt
Máy bào thẫm
Máy bào cuốn

7
1
4
2

4

60
60
80
75
85

19
20
21
22
23
24
25
26
27

Máy cắt chốt
Máy chuốt chốt
Máy chà nhám trục ngang
Máy chà nhám băng
Máy chà nhám cạnh
Máy đục mộng âm
Máy đục mộng dương
Máy đục mộng ovan 2 đầu
Máy đục mộng đuôi én

1
1

3
3
1
1
1
1
2

70
80
85
70
80
60
60
60
60

28
29
30
31
32
33
34
35
36

Máy đánh mộng finger
Máy ghép finger

Cảo ghép Đài Loan
Phay chép hình
Toupi đơn
Toupi đôi
Máy Router
Máy đục đa đầu
Máy khấu rãnh

1
1
3
3
3
3
5
1
1

75
80
80
85
70
80
75
80
75

2.7 Một số sản phẩm tại công ty :
Hầu hết các sản phẩm tại công ty được gia công theo đơn đặt hàng , đều đạt tiêu

chuẩn cao về chất lượng, mẫu mã, giá thành hợp lý, tạo uy tín đối với khách hàng.
Hình ảnh của một số mẫu mã sản phẩm đang sản xuất tại công ty:

10


11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung thiết kế:
Để thiết kế bộ bàn trang điểm chúng tôi tiến hành nội dung thiết kế như sau: tìm
hiểu các sản phẩm hiện tại, đặc biệt là sản phẩm bàn trang điểm đã và đang sản xuất tại
công ty. Bên cạnh đó khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất hàng mộc tại công ty.
Sau đó thực hiện tiến trình thíết kế sản phẩm mộc chúng tôi đã chọn. Sau khi đưa ra
mô hình cũng như tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ chúng tôi đưa ra các đề
xuất cũng như các biện pháp để cải thiện sản phẩm về mọi mặt.
3.2 Phương pháp thiết kế:
Trong đề tài thiết kế bộ bàn trang điểm chúng tôi áp dụng 2 phương pháp chủ
yếu là phương pháp nội nghiệp và phương pháp ngoại nghiệp. Phương pháp ngoại
nghiệp giúp chúng ta nắm rõ hơn tình hình sản xuất cũng như tham khảo một số mẫu
cùng loại đã sản xuất tại công ty. Từ những tham khảo ban đầu chúng tôi áp dụng thêm
phương pháp nội nghiệp để xây dựng đề tải thiết kế hoàn chỉnh. Phương pháp nội
nghiệp bao gồm: ứng dụng phầm mềm như Autocad, 3D Max và Photoshop thể hiện
nội dung thiết kế, phần mềm Excel để thống kê, tính toán các chi tiết và giá thành sản
phẩm, ngoài ra còn áp dụng một số công thức tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên
vật liệu.
3.3 Cơ sở để thiết kế sản phẩm mộc :
Khi thiết kế bất kì sản phẩm mộc nào, người thiết kế đều phải dựa vào các căn

cứ sau: căn cứ vào loại hình và chức năng của sản phẩm, điều kiện môi trường sử
dụng, đối tượng sử dụng, những cơ sở về kích thước và tải trọng, trạng thái ngừời sử
dụng (tải trọng bản thân), điều kiện sản xuất sản phẩm trong nước ( nguyên vật liệu và
trang thiết bị) và yêu cầu chất lượng sản phẩm.
3.4 Tiến trình thiết kế :
Tiến trình của việc thiết kế sản phẩm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Quan sát, tham khảo những sản phẩm cùng loại mà chúng tôi muốn
thiết kế. Ở đây việc tham khảo, quát sát các sản phẩm có thể thực hiện thông qua
12


catalogues, tham khảo ý kiến của khách hàng, hệ thống marketing…và điều quan trọng
là không sao chép sản phẩm nhưng phải nắm được những ưu nhược điểm của các sản
phẩm trước đó để cải tiến phù hợp với người tiêu dùng hơn.
Bước 2: Sáng tạo sản phẩm. Sau khi tiến hành xong bước 1 chúng tôi bắt dầu
phát thảo hình dạng, lựa chọn màu sắc cho sản phẩm thiết kế, đưa ra mô hình. Sau đó
thảo luận với bạn bè, khách hàng để tham khảo ý kiến để phát riển sản phẩm theo
chiều sâu. Cuối cùng chúng tôi lên bản vẽ, đưa ra hình dạng và màu sắc của sản phẩm.
Bước 3: Cải thiện sản phẩm. Khi việc đưa ra mô hình sản phẩm đã hoàn thành,
người thiết kế phải khảo sát dây chuyền công nghệ tại công ty có đáp ứng được yêu
cầu sản xuất sản phẩm không có cần cài tiến sản phẩm cho quá trình sản xuất thuận
lợi, dễ dàng hơn không.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm. Luôn đảm bảo quá trình sản xuất cũng như các
chi tiết đúng theo bản vẽ thiết kế và tiếp thu ý kiến của khách hàng trong quá trình sử
dụng sản phẩm.
3.5 Thiết kế sản phẩm :
3.5.1 Lựa chọn nguyên liệu:
Khi thiết kế việc lựa chọn nguyên liệu hợp lý để nâng cao giá trị sử dụng gỗ,
tiết kiệm nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm. Lựa chọn nguyên liệu đúng yêu cầu,
đúng chất lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất diễn ra

thuận tiện, dễ dàng hơn. Ở đây do công ty sử dụng nguyên liệu gỗ thông là chính nên
chúng tôi chọn gỗ thông 3 lá là nguyên liệu chính cho sản phẩm. Ta có các đặc điểm,
tính chất gỗ, đặc tính sinh thái của gỗ [1] như sau:
Thông là cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, thân thẳng tròn, vò dày màu nâu sẫm, nứt
dọc sâu. Cành thô màu nâu đỏ. Lá màu xanh thẫm, mềm, thường có 3 lá dạng kim mọc
cụm trong một bẹ ở đầu cành. Lá dài 15 - 20cm, bẹ dài 1,2cm. Quả thông non hình
trứng viên chùy, dài 5 - 9cm, thường quặp xuống, đôi khi quả hơi vẹo. Vảy quả năm
thứ 2 có vảy mặt dày, rốn hơi lồi, đôi khi có gai nhọn, có 2 đường gờ ngang và dọc đi
qua giữa mặt vảy. Hạt có cánh dài 1,5 - 2,5cm. Thông là loài cây ưa sáng thích hợp với
loại khí hậu mưa nhiều, có mùa mưa và mùa khô rõ dệt, độ ẩm không khí không xuống
quá thấp (70%), có khả năng chịu được lạnh, sương muối, có thể mọc được ở điều kiện
đất xấu nhưng thoát nước, tái sinh hạt mạnh ở nơi đất trống. Thông ra hoa vào tháng
13


4–5 và hạt chín sau 2 năm. Gỗ thông mềm, nhẹ, màu sáng, màu vàng da cam nhạt, gỗ
muộn màu nâu nhạt. Ứng xuất uốn tĩnh 1100 – 1300 kG/cm2, ứng suất nén song song
450 - 540 kG/cm2, lực đập xung kích 0,320 - 0,470kG/cm2, lực kéo thẳng góc 23 27kG/cm2, lực tách ngang 10 - 12kG/cm2.
3.5.2 Khảo sát các sản phẩm cùng loại :
Người thiết kế phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu các sản phẩm cùng loại
truớc khi đưa ra một sản phẩm mới. Để từ đó đưa ra những phân tích về ưu nhược
điểm, những cơ sở đánh giá nhằm dựa vào đó cải tiến và đưa ra sản phẩm mới hoàn
thiện, có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với môi trường sử dụng và tiện nghi hơn. Sau đây
chúng tôi đưa ra 4 sản phẩm tham khảo và phân tích ưu nhược điểm của từng sản
phẩm.
Mẫu 1: Mẫu này có kết cấu đơn giản, dễ gia công. Kiểu dáng nhỏ gọn không
chiếm diện tích không gian lớn. Màu sắc trang nhã mang phong cách hiện đại. Tuy
nhiên sản phẩm này chỉ thích hợp cho những căn phòng nhỏ mang phong cách hiện
đại, đối tượng sử dụng là những người có lứa tuổi trẻ trung, thích màu sắc tươi sáng.
Mẫu 2: Với mẫu sản phẩm này mang tính thẩm mỹ cao, mang phong cách cổ

điển. Chỉ thích hợp cho những căn phòng ngủ có diện tích rộng, được bày trí theo
phong cách cổ điển không mang tính phổ biến.
Mẫu 3 : Với sản phẩm này có sự sáng tạo, mới lạ trong kiểu dáng, kết cấu đơn
giản, kích thước nhỏ gọn không chiếm không gian. Tuy nhiên khi xét về chịu bền thì
chưa cao, vì kiểu dáng đã làm chi tiết chân chịu lực không cao, tạo cảm giác không an
toàn cho người sử dụng.
So sánh ưu nhược điểm của các sản phẩm trên, chúng tôi nhận thấy mỗi sản
phẩm đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy chúng tôi muốn tạo một sản phẩm mới hoàn
thiện hơn cả về chức năng và kết cấu cũng như thuận tiện trong sản xuất hàng loạt. Do
đó chúng tôi đưa ra mẫu sản phấm thiết kế là sự kết hợp của nhiều ưu nhược điểm đã
phân tích ở trên và sẽ tiến hành phân tích.

14


Hình 3.1 : Mẫu bộ bàn trang điểm số 1

Hình 3.2 : Mẫu bộ bàn trang điểm số 2

Hình 3.3 : Mẫu bộ bàn trang điểm số3

15


3.5.3 Tạo dáng sản phẩm :
Chất lượng của sản phẩm mộc là sự tổng hợp mọi tính chất khách quan xác
định khả năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ của nó. Vì vậy để đánh giá chất lượng sản
phẩm mộc, trước hết phải xem xét về các chỉ tiêu kỹ thuật và về sự tạo dáng cho sản
phẩm. Từ đó chúng ta thấy rằng một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của
công việc thiết kế một sản phẩm mộc là tạo dáng sản phẩm. Tạo dáng sản phẩm phải

đảm bảo sự phù hợp với việc sử dụng, đẹp và hợp lý về mặt công nghệ chế tạo. Để đạt
được yêu cầu đó, khi thiết kế tạo dáng cần phải chú ý đến việc vận dụng những nguyên
lý cơ bản sau đây:
-

Các kích thước cần thiết cho nhu cầu sử dụng, các số liệu kích thước của người

là cơ sở để xác định các kích thước cơ bản của sản phẩm. Ngoài ra còn xét đến trọng
lượng của các vật dụng đặt trên bàn trang điểm.
-

Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.

-

Sự hoà hợp màu sắc hay tương phản hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của sản phẩm.

-

Các yếu tố môi trường sử dụng ảnh hưởng đến cảm giác của con người.

Đối với bộ bàn trang điểm thì ngoài chức năng sử dụng còn để trưng bày nên khi
tạo dáng sản phẩm ta cần phải dựa vào các căn cứ sau để thiết kế tạo hình sản phẩm:
chức năng sử dụng của bàn trang điểm là gì, phạm vi sử dụng và vị trí đặt nó, đối
tượng sử dụng, yêu cầu về thẩm mỹ của bộ bàn trang điểm…Một căn cứ khác cũng
không kém phần quan trọng khi tạo hình sản phẩm đó là việc sử dụng nguyên vật liệu
hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm..
Với sản phẩm bộ bàn trang điểm T02 được đặt trong môi trường là phòng ngủ gia
đình. Vì vậy cần có hình dáng hài hoà cân đối về chiều cao, rộng và sâu. Sự phân chia
các phần trên bề mặt sản phẩm phải cân xứng màu sắc trang nhã, độ chính xác gia

công cao để làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Mặt khác cần phải sử dụng
nguyên vật liệu hợp lý để có thể vừa tiết kiệm gỗ và vừa nâng cao được giá trị của sản
phẩm. Ngoài ra, nó còn phải đảm bảo độ bền khi sử dụng, chống được các tác nhân và
côn trùng phá hoại, phù hợp với tâm lý của người sử dụng. Nếu đảm bảo được các yêu
cầu trên thì sản phẩm sẽ được nhiều người quan tâm chú ý.

16


×