Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ PHẦN ƯỚT MÁY XEO GIẤY CARTON LỚP DA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ PHẦN ƯỚT MÁY XEO
GIẤY CARTON LỚP DA TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ PHƯỢNG
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 02/2009


KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ PHẦN ƯỚT MÁY XEO
GIẤY CARTON LỚP DA TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Tác giả

BÙI THỊ PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy Hoàng Văn Hòa


Tháng 02 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin gởi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ, Người đã nuôi dạy
con nên người, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để con có được như ngày
hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và
khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Thầy Hoàng Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Công ty Cổ Phần giấy An Bình đặc biệt là anh Phạm Văn Hiền đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tất cả bạn bè đã hỗ trợ, động viên và giúp đở tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Các tổ chức và các nhân mà chúng tôi đã tham khảo tài liệu.
Với kiến thức còn hạn chế trong việc nghiên cứu làm đề tài, mặc dù có nhiều cố
gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu xót trong lúc thực hiện đề tài, rất mong nhận
được những góp ý quý báu của quí Thầy, Cô và các bạn để đề tài ngày càng được hoàn
thiện hơn.
SVTH: Bùi Thị Phượng

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát công nghệ phần ướt máy xeo giấy carton lớp da tại công ty Cổ
phần giấy An Bình” được thực hiện tại Công ty Cổ phần giấy An Bình, đường Kha

Vạn Cân - Xã An Bình - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương từ tháng 09/2008 đến tháng
12/2008 dưới sự hướng dẫn của Thầy Hoàng Văn Hòa nhằm đánh giá và xem xét quá
trình hoạt động và sản xuất giấy carton lớp da (testliner) của nhà máy giấy An Bình,
đồng thời tìm hiểu về các sự cố thường gặp trong quá trình xeo giấy và tìm cách khắc
phục để nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng.
Kết quả thu được là:
Nắm bắt được dây chuyền sản xuất giấy carton, máy móc thiết bị…
-

Công suất: 26 - 28 tấn/ngày

Tỷ lệ phối trộn bột và hoá chất trong sản xuất
-

Phèn: 10 – 15 kg/tấn giấy; 0.97 l/phút

-

Hi – phase: 5 – 8 kg/tấn giấy; 2.02 l/phút

-

Trợ bảo lưu PK435: 0.3 – 0.35 kg/tấn giấy; 7.58 l/phút

-

Màu: 0.5 – 2 kg/tấn, tùy thuộc yêu cầu khách hàng

Tiêu hao nguyên liệu, điện và nước cho 1 tấn sản phẩm

-

Bột: 1145.5 kg bột khô tuyệt đối

-

Điện: 230 – 260 kwh

-

Nước: Lượng nước sử dụng
+ Rửa lưới + mền: 8 m3
+ Nước trắng pha loãng: 46370.3 lít
+ Nước thất thoát tại sấy: 976 lít
+ Nước thu hồi: 112431.6 lít

- Tỉ lệ phế phẩm: 5.3%
Nắm bắt được các sự cố thường gặp trong sản xuất và cách khắc phục.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách chữ viết tắc

x

Danh sách các hình, biểu đồ

xi

Danh sách các bảng

xii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích của đề tài


2

1.3. Mục tiêu của đề tài

2

1.4. Phạm vi của đề tài

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

3

2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất giấy và carton.

3

2.1.1 Tình hình sản xuất giấy carton trên thế giới

3

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy carton ở Việt Nam

4

2.2. Tổng quan về công ty cổ phần giấy An Bình.

5


2.2.1 Giới thiệu về công ty

5

2.2.2 Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình

6

2.2.3 Sơ đồ toàn bộ nhà máy

7

2.2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

8

2.2.5 Sản phẩm

9

2.2.6 Phân loại và tiêu chuẩn giấy carton tại công ty

11

2.3. Tổng quan về phần ướt máy xeo

15

2.3.1 Cơ sở lý thuyết


15

2.3.2 Quá trình hình thành tờ giấy

16

2.3.3 Hóa chất phần ướt

17
iv


2.3.4 Phương pháp xeo

17

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Nội dung

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


22

4.1. Công nghệ sản xuất giấy carton lớp da tại phần ướt máy xeo

22

4.1.1 Sơ đồ công nghệ

22

4.1.2 Giải thích công nghệ phần ướt

22

4.1.3 Xử lý nước trắng

23

4.2. Thiết bị sử dụng trong dây chuyền

23

4.2.1 Bể trước xeo

23

4.2.2 Thùng điều tiết

24


4.2.3 Máy xeo tròn

26

4.2.4 Bộ phận ép

32

4.2.5 Hệ thống phụ trợ

35

4.3. Hóa chất sử dụng trong sản xuất

36

4.4. Lượng tiêu hao nguyên vật liệu, điện và nước cho 1 tấn sản phẩm.

40

4.5. Các sự cố trong quá trình vận hành và cách khắc phục

47

4.5.1 Sự cố về thiết bị

47

4.5.2 Sự cố về giấy và cách khắc phục


47

4.5.3 Các lỗi về sản phẩm

50

4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy

53

4.7. Phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm ở các khâu công nghệ

54

4.7.1 Năng suất của máy xeo 5

54

4.7.2 Bộ phận lưới

55

4.7.3 Bộ phận ép

55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56


5.1. Kết luận

56

5.2. Kiến nghị

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Độ Cobb: độ thấm nước của giấy
KTĐ: Khô tuyệt đối
0

SR: Độ nghiền của bột hay độ thoát nước của bột

SPKPH: Sản phẩm không phù hợp
TCN: tiêu chuẩn ngành

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Công ty An Bình


5

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình

6

Hình 2.3: Sơ đồ toàn bộ nhà máy

7

Hình 2.4: Giấy carton sóng

9

Hình 2.5: Giấy carton lớp da

9

Hình 2.6: Sơ đồ chuẩn bị bột

10

Hình 2.7: Sơ đồ xeo giấy

10

Hình 2.8: Carton loại 1

13


Hình 2.9: Giấy tạp loại 1

13

Hình 2.10: Giấy tạp loại 2

13

Hình 2.11: Giấy rìa, giấy mix

14

Hình 2.12: Sơ đồ phần ướt máy xeo

15

Hình 2.13: Bản chất thủy động của quá trình tạo hình tờ giấy trên lưới xeo.

16

Hình 2.14: Chuỗi tiến hóa liên kết hydro

17

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy carton

22

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ phần ướt máy xeo


22

Hình 4.3: Thùng điều tiết

25

Hình 4.4: Hệ thống máy xeo tròn

26

Hình 4.5: Hòm phun và ống phun bột

27

Hình 4.6: Lô lưới xeo

28

Hình 4.7: Mền ướt

29

Hình 4.8: Lô ép lưới

30

Hình 4.9: Hộp hút chân không

31


Biểu đồ 2.1: Lượng giấy vụn tiêu thụ ở Việt Nam 2000 - 2007

4

Biểu đồ 2.2: Doanh thu và sản lượng của công ty từ 2000 – 2007

8

Biểu đồ 4.1: Phân tích tỉ lệ phần trăm các lỗi của sản phẩm
vii

52


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giấy tái chế theo khu vực 2006 – 2007 ...............................................................3
Bảng 2.2: Sản lượng giấy bao bì và carton từ 2004 - 2006..................................................5
Bảng 2.3: Quy cách của 7 máy xeo của công ty.................................................................11
Bảng 2.4: Phân loại giấy vụn..............................................................................................11
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn giấy carton tại công ty.....................................................................14
Bảng 2.6: chỉ tiêu cơ lý chung của công ty ........................................................................15
Bảng 4.1: Quy cách của các mền ép...................................................................................34
Bảng 4.2: Định mức sử dụng màu và hóa chất...................................................................36
Bảng 4.3: Đặc tính của phèn...............................................................................................36
Bảng 4.4: Đặc tính của Hi – phase .....................................................................................37
Bảng 4.5: Đặc tính của Praestaret (PK435)........................................................................39
Bảng 4.6: Cân bằng vật chất trong quy trình sản xuất giấy................................................40
Bảng 4.7: Tỷ lệ tiêu hao điện, nước cho 1 tấn sản phẩm....................................................46
Bảng 4.8: Thống kê chi tiết lỗi sản phẩm từ ngày 1/9/2008 – 30/11/2008 ........................51
Bảng 4.9: Nồng độ lên lưới theo định lượng và tốc độ máy ..............................................53


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầu xã hội gia tăng thì nhu cầu bao bì
từ giấy và nhu cầu về các loại giấy gia dụng sẽ càng gia tăng. Mà rừng ở nước ta ngày
càng cạn kiệt. Chính vì thế, giấy thu hồi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của nền
công nghiệp giấy ở những nước phát triển và những nước công nghiệp hóa.
Sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu thu hồi phù hợp với xu thế của thế giới hiện
nay mà nhiều nước đang áp dụng và khuyến khích, nhằm giảm thiểu nạn phá rừng
tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, giúp bảo vệ môi trường
sống của cộng đồng, bớt đi những thiên tai do sự phá hủy của con người gây nên.Và
giảm xử lý môi trường khi sản xuất từ giấy tái chế so với sản xuất giấy từ nguyên liệu
gỗ, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. Quy trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu
thu hồi sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với sử dụng nguyên liệu gỗ hay tre nứa.
Sử dụng giấy phế liệu để sản xuất giấy tái chế là một lối thoát cho ngành công
nghiệp giấy trong việc giảm thiểu sử dụng các tài nguyên khan hiếm.
Giấy thu hồi có thể được tái sử dụng để sản xuất các loại giấy, bao bì hay
carton.
Cacrton lớp sóng là một trong những sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu là
giấy phế liệu. Sản xuất giấy tái chế ít tiêu tốn năng lượng hơn so với sản xuất giấy tinh
khiết, dùng ít nước hơn và hạn chế chất gây ô nhiễm không khí.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý ban giám đốc công ty giấy An
Bình và giáo viên hướng dẫn cùng với vốn kiến thức về lý thuyết chuyên ngành, tôi

tiến hành đề tài: “Khảo sát công nghệ phần ướt máy xeo giấy carton lớp da (testliner)
tại Công ty Cổ phần giấy An Bình”.

1


1.2.

Mục đích của đề tài
Qua kết quả khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất, trình tự các khâu

công nghệ và cách xử lý, khắc phục các sự cố thường gặp trong quá trình sản xuất giấy
carton lớp da. Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế, đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng.
1.3.

Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tập

trung thực hiện các mục tiêu sau:
- Khảo sát quy trình công nghệ tại phần ướt máy xeo giấy lớp da.
- Khảo sát máy móc thiết bị tại phần ướt máy xeo.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giấy carton lớp da.
- Những sự cố thường gặp và cách khắc phục..
- Phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của quy trình sản xuất.
- Lựa chọn, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất.
1.4.

Phạm vi của đề tài


- Đề tài chỉ tập trung khảo sát phần ướt từ thùng điều tiết đến phần ép của máy xeo
giấy carton lớp da ở máy xeo 5 của công ty cổ phần giấy An Bình.
- Đề tài không phân tích, tính toán giá thành sản phẩm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về tình hình sản xuất giấy và carton.

2.1.1 Tình hình sản xuất giấy carton trên thế giới
Ngành công nghiệp giấy Châu Âu đã đi đầu trong việc thu gom và tái chế giấy.
Ví dụ lượng giấy thải mà các nhà máy giấy ở Anh đã tái sử dụng chiếm 72% lượng
giấy mà họ sản xuất ra.
Hội đồng tái chế giấy Châu Âu (European Recovered Paper Council – ERPC)
đã tuyên bố mức tái chế giấy ở Châu Âu năm 2007 đã đạt 64,5%, điều này khẳng định
ngành công nghiệp giấy đang trên con đường dẫn tới mục tiêu tái chế 66% giấy vào
năm 2010.
Tổng lượng giấy thu gom và tái chế ở các nhà máy giấy là 60,1 triệu tấn, tăng
7,6 triệu tấn (hoặc 14,5%) kể từ năm 2004, là năm khởi đầu mục tiêu tái chế 66% vào
năm 2010 (Theo The Paper Index Times).
Lượng tái chế theo khu vực trong hai năm qua:
Bảng 2.1: Giấy tái chế theo khu vực 2006 – 2007
GIẤY TÁI CHẾ THEO KHU VỰC 2006 – 2007 (1.000 tấn)
Khu vực

Tái chế


Nhập khẩu

Xuất khẩu

2006

2007

2006

2007

2006

2007

Châu Á

72.127

79.029

28.123

30.781

6.013

6.129


Châu Âu

59.946

61.942

12.857

13.153

20.401

21.822

Bắc Mỹ

50.874

52.405

2.407

2.589

19.144

19.308

Mỹ Latinh


9.304

10.301

1.957

2.051

365

425

Úc

2.419

2.518

7

10

1.161

1.323

Châu Phi

1.795


1.850

232

299

72

67

Tổng cộng

196.466

208.043

45.582

48.813

47.156

49.146

(Theo Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam)
3


2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy carton ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê, lượng giấy carton nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2008
đạt 64,26 nghìn tấn, tăng 70,86% so với cùng kỳ năm 2007. Các thị trường cung cấp
giấy carton chủ yếu cho Việt Nam gồm Thái Lan đạt 38,8 nghìn tấn (tăng 104,28%),
Đài Loan đạt 13,37 nghìn tấn, tăng 36,94%, Indonesia đạt 2,76 nghìn tấn (tăng
579,21%), Nhật Bản và Philippine đạt 2,54 nghìn tấn (tăng 353,56%).
Theo Hiệp hội Giấy VN, năng lực sản xuất giấy bao bì công nghiệp trong nước
hiện mới chỉ đáp ứng 45% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng giấy bao bì công
nghiệp ước tính tăng gần 20 %/năm.
Lượng giấy vụn tiêu thụ ở Việt Nam không ngừng được nâng cao qua các năm
được thể hiện ở biểu đồ 2.1 (Nguồn: công ty Cổ phần giấy an Bình)

Biểu đồ 2.1: Lượng giấy vụn tiêu thụ ở Việt Nam 2000 – 2007
Việt Nam là nước đang phát triển, chính vì vậy mà việc tiêu thụ giấy carton
không ngừng được nâng cao, kéo theo năng lực sản xuất cũng tăng không ngừng qua
các năm được thể hiện ở bảng 2.2.

4


Bảng 2.2: Sản lượng giấy bao bì và carton từ 2004 - 2006
Đơn vị: 1000 tấn/năm (Nguồn: Vietpaper.com)
Giấy bao bì &

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Sản xuất


365

417

478

Nhập khẩu

342

357

536

Xuất khẩu

12

25

45

695

749

969

carton


Tiêu dùng trong
nước
2.2.

Tổng quan về công ty cổ phần giấy An Bình.

2.2.1 Giới thiệu về công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY AN BÌNH
Tên tiếng Anh: AN BINH PAPER
CORPORATION
Tên viết tắt: ABPAPER
Trụ sở: 27/5A Đường Kha Vạn Cân - Xã An
Bình - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương.
Ngày thành lập: 20/08/1992
Diện tích: 19.000 m2
Vốn điều lệ: 145,000,000,000 ( 9 millions
USD)
Hình 2.1: Công ty An Bình

5


2.2.2 Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình

Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị


Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc
Thư Ký Sản Xuất

Giám
Đốc
Dự án
đầu tư và
Nhu cầu
phát triển

Giám
Đốc
Nhân
sự

Giám
Đốc
Tài
chính

Giám
Đốc
Công
Nghệ
Thông
Tin

Giám

Đốc
Sản
xuất

Giám
Đốc
Kỹ thuật
Công
nghệ

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công ty giấy An Bình

6

Giám
Đốc
Cung
Tiêu


2.2.3 Sơ đồ toàn bộ nhà máy

Hình 2.3: Sơ đồ toàn bộ nhà máy
7


2.2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Sản phẩm chính: sản xuất giấy bao bì
- Công suất thiết kế: 75.000 tấn/năm.
- Doanh thu và sản lượng: được thể hiện ở biểu đồ 2.2


Biểu đồ 2.2: Doanh thu và sản lượng của công ty từ 2000 – 2007
- Mục tiêu của công ty:
Đến năm 2010, công ty sẽ xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động thêm một
nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp mới, sử dụng các thiết bị máy móc công
nghệ kỹ thuật tiên tiến của Châu Âu trong công nghệ tái chế, nhà máy mới có tên là
Nhà máy giấy Phú Mỹ. Dự án này được khởi động từ tháng 05/2007, có công suất thiết
kế 335.000 tấn/năm, với vị trí tọa lạc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tiêu chí họat động của doanh nghiệp là “Chất lượng tạo nên sự phát triển bền
vững”.
- Khách hàng tiêu thụ sản phẩm:
Trong nước – cả nội địa lẫn đầu tư nước ngoài: Yuen Foong Yu, Cheng Neng
(Taiwan), Alcamax, Orna (Malaysia), Ojitex (Nhật), Tân Á (Singapore), Vinatoyo,
Sovi, Gia Phú, Minh Phú, Việt Long, Á Châu, Hồng Ân, Bao Bì Việt...
8


Nước ngoài: Golden Frontier, Linocraft, Real Paper, Harta Packaging, Kheng
Wa, Lunas (Malaysia), AMB Packaging, Cheng Heng (Singapore)….
2.2.5 Sản phẩm
Sản phẩm giấy An Bình đã được đăng ký chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo
lường chất lượng tỉnh Bình Dương, theo tiêu chuẩn số 24 TCN 72-99; 24 TCN 73-99 .
Các loại sản phẩm tại công ty:
- Giấy carton sóng (corrugating medium)với định lượng 80 - 180 g/m2

Hình 2.4: Giấy carton sóng
- Giấy carton lớp mặt (testliner) với định lượng 110 – 250 g/m2

Hình 2.5: Giấy carton lớp da


9


Đặc điểm sản phẩm:
- Sản phẩm giấy An Bình có độ bền cơ lý tốt đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
của các khách hàng do dùng nguyên liệu là giấy thu hồi ngoại nhập vốn được sản
xuất từ xơ sợi nguyên thủy, sợi dài, và được xử lý trên quy trình hiện đại, sử dụng
các chất phụ gia phù hợp.
- Sản phẩm giấy An Bình có định lượng giấy ổn định trên suốt chiều ngang và
chiều dài cuộn giấy.
- Sản phẩm giấy An Bình có màu sắc giấy được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính
bền màu trong thời gian dài.
Dây chuyền công nghệ tại công ty:
-

Công đoạn xử lý bột: gồm có 4 khâu chính:
Nguyên liệu

Công đoạn tinh chế xơ sợi

Công đoạn sàng thô

Nghiền

Công đoạn sàng tinh

Hình 2.6: Sơ đồ chuẩn bị bột
Tại công ty giấy An Bình có 2 công đoạn xử lý bột sau:
+ Công nghệ xử lý bột Đài Loan (cũ) với công suất 80 tấn/ngày
+ Công nghệ xử lý bột Andritz với công suất 170 tấn/ngày

-

Bột

Công đoạn xeo giấy: gồm có 4 khâu chính sau

Lưới

Ép

Sấy

Cuốn cuộn

Hình 2.7: Sơ đồ xeo giấy

10

Thành phẩm


Hiện công ty có 7 dây chuyền xeo được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Quy cách của 7 máy xeo của công ty
Máy

Khổ máy (m)

xeo

Khổ thành phẩm


Công suất

(m)

(Tấn/ngày)

Loại giấy

PM1

2,6

2,4

35

Lớp da

PM2

2,6

2,4

35

Lớp da

PM3


2,6

2,4

45

Lớp đế

PM4

2,4

2,15

40

Lớp đế

PM5

2

1,8

35

Lớp đế, lớp da

PM6


2

1,8

30

Lớp đế

PM7

2

1,8

20

Lớp da

2.2.6 Phân loại và tiêu chuẩn giấy carton tại công ty
2.2.6.1 Tiêu chuẩn phân loại giấy vụn
Giấy vụn là sản phẩm đã qua sử dụng, có rất nhiều chuẩn loại và đặc tính khác
nhau. Do đó, cần phải phân loại chúng ra từng loại để phù hợp cho quá trình sản xuất.
Bảng 2.4: Phân loại giấy vụn
STT

Lọai nguyên

Tiêu chuẩn


liệu

- Gồm các loại thùng carton có các lớp giấy ngoại, ống nòng
hư, ống vải, ống cuộn chỉ nhập khẩu (loại trừ xuất xứ từ
1

Giấy carton
lọai 1

Trung Quốc được làm từ bột rơm hoặc bột thu hồi tái sinh).
- Độ ẩm không vượt quá 10%
- Không lẫn các tạp chất như đất cát, sắt thép, nilon, plastic và
các loại giấy có cán sáp, giấy bao xi măng.
- Bao gồm các thùng carton có các lớp giấy nội địa và giấy

Giấy tạp hóa ngoại (loại trừ xuất xứ từ Trung Quốc được làm từ bột rơm
2

loại 1

hoặc bột thu hồi tái sinh).
- Độ ẩm không vượt quá 10%
- Không lẫn các tạp chất như đất cát, sắt thép, nilon, plastic và
11


các loại giấy có cán sáp, giấy bao xi măng.
- Tỷ lệ các loại giấy khác không vượt quá 5% cho phép.
- Bao gồm các thùng carton có các lớp giấy nội địa và giấy
ngoại (loại trừ xuất xứ từ Trung Quốc được làm từ bột rơm

3

Giấy tạp hóa
loại 2

hoặc bột thu hồi tái sinh).
- Độ ẩm không vượt quá 10%
- Không lẫn các tạp chất như đất cát, sắt thép, nilon, plastic và
các loại giấy có cán sáp, giấy bao xi măng.
- Tỷ lệ các loại giấy khác không vượt quá 15% cho phép.

4

Giấy rìa,
mix

- Bao gồm các loại giấy rìa, tấm carton hư từ các đơn vị sản
xuất bao bì trong nước.
- Độ ẩm không được vượt quá 10%.

Yêu cầu về nguyên liệu:
- Chủng loại nguyên liệu
- Quá trình kiểm soát và bảo quản nguyên liệu
- Đặc tính thành phần xơ sợi từ giấy thu hồi
Việc kiểm soát chất lượng giấy thu hồi cần phải thực hiện nghiêm ngặt nhằm
mục đích ổn định chất lượng đầu vào.
Chất lượng giấy thu hồi được xác định dựa vào các yếu tố như:
- Chất lượng xơ sợi
- Độ đồng đều
- Độ sạch

- Bảo quản

12


Một số hình ảnh về nguyên liệu:

Hình 2.8: Carton loại 1(thùng carton ngoại, ống nòng…)

Hình 2.9: Giấy tạp loại 1 (giấy ngoại nhập, nội địa,….chứa 5% giấy khác)

Hình 2.10: Giấy tạp loại 2 (giấy ngoại, nội địa,… chứa 15% giấy khác)
13


Hình 2.11: Giấy rìa, giấy mix
2.2.6.2 Tiêu chuẩn của giấy carton tại công ty
Chất lượng sản phẩm là mục tiêu của công ty cần đạt được và là yêu cầu của
khách hàng. Tùy từng khách hàng mà yêu cầu chất lượng khác nhau. Do đó, tiêu chuẩn
chất lượng cũng khác nhau được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn giấy carton tại công ty
Định

Định lượng

lượng

cho phép

(g/m2)


(g/m2)

1

112

107 - 117

≤ 10

≥ 2.2

-

2

115

110 – 120

≤ 10

≥ 2.3

-

3

120


115 – 125

≤ 10

≥ 2.4

-

4

125

120 – 130

≤ 10

≥ 2.6

-

130

125 – 135

≤ 10

≥ 2.6

-


140

135 – 145

≤ 10

≥ 3.0

-

150

145 – 155

≤ 10

≥ 3.2

-

160

155 – 165

≤ 10

≥ 3.4

-


9

170

165 – 175

≤ 10

≥ 3.6

-

10

180

175 – 185

≤ 10

≥ 3.8

-

11

200

195 – 205


≤ 10

≥ 4.2

-

5
6
7
8

giấy

Medium (lớp đế)

STT

Loại

14

Độ ẩm
(%)

Độ bục
(kgf/
cm2)

Độ chống

thấm (giây)


DONG
12
Tesliner (lớp da)

YANG

13
14

≤ 10

≥ 3.4

35 – 45

145 – 155

≤ 10

≥ 3.4

35 – 45

145 – 155

≤ 10


≥ 3.6

35 – 45

155 – 165

≤ 10

≥ 3.6

35 – 45

150
TANA
150
MINH
PHU 150
A CHAU

15

145 – 155

160

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất căn cứ vào yêu cầu chất lượng của khách
hàng, công ty còn đặt ra tiêu chuẩn chung cho 2 loại giấy khác nhau thể hiện ở bảng
2.6.
Bảng 2.6: chỉ tiêu cơ lý chung của công ty
Chủng loại


Định lượng

Độ chịu bục

Độ ẩm

( g/m2)

(kgf/ cm2)

(%)

130 – 350

3 – 10

7±2

Màu sắc

Giấy carton lớp mặt
của carton sóng

khách hàng

(A,B,C)
Giấy chạy sóng (A,B)
2.3.


Theo yêu cầu của

90 – 200

1.5 – 4.0

7±2

Tổng quan về phần ướt máy xeo
Phần ướt máy xeo từ thùng điều tiết đến bộ phận ép tại máy xeo 5 của công ty

cổ phần giấy An Bình.
2.3.1 Cơ sở lý thuyết
Phần ướt máy xeo bao gồm các khâu công nghệ sau:
Thùng điều tiết

Lưới

Ép

Hình 2.12: Sơ đồ phần ướt máy xeo

15


Huyền phù bột trước khi lên thùng điều tiết đã được xử lý loại bỏ tạp chất,
nghiền và pha loãng đến nồng thích hợp. Thùng điều tiết có nhiệm vụ để ổn định nồng
độ bột, ổn định lưu lượng dòng bột trước khi tới xeo.
Quá trình thoát nước được thực hiện trên bộ phận lưới: là quá trình thoát nước
tự nhiên do tác dụng của trọng lực và thoát nước cưỡng bức do tác dụng của các hòm

hút chân không được lắp đặt trên bộ phận lưới, nhằm mục đích làm khô dần tờ giấy
ướt mới được hình thành.
Công nghệ ép được thực hiện tại bộ phận ép: là công đoạn dùng lực ép cơ học
để vắt nước trong tấm giấy càng nhiều càng tốt, giúp cho công đoạn sấy giảm đi lượng
tiêu hao hơi sấy (vì công đoạn sấy là chi phí cao nhất).
2.3.2 Quá trình hình thành tờ giấy
Tấm bột ướt đi qua lô lưới, nước được thoát ra một cách tự do khiến cho mực
nước trắng trong lưới thấp hơn mức bột ở ngoài lưới nên tạo ra lực ép bột giấy lên
lưới, hình thành một lớp giấy ướt.
Quá trình hình thành tờ giấy chia thành 3 hiện tượng thủy động học: thoát nước,
định hướng xơ sợi và xáo trộn xơ sợi.

Thoát nước

Chuyển dịch định hướng

Chảy rối

Hình 2.13: Bản chất thủy động của quá trình tạo hình tờ giấy trên lưới xeo.
Cả 3 hiện tượng này xảy ra đồng thời và hoàn toàn không thể tách biệt. Trong
đó tác động quá trình thoát nước là quá trình lọc, các lớp xơ sợi riêng lẻ nhau, độ đồng
đều tờ giấy tương đối cao. Lọc là cơ chế chủ yếu trong việc hình thành tờ giấy trên
lưới xeo. Khi xơ sợi trong huyền phù mất khả năng chuyển động (do mất nước), chúng
kết tụ lại với nhau tạo nên cấu trúc mạng chặt chẽ
Giấy cấu tạo chủ yếu từ xơ sợi. Nó có bề mặt ưa nước vì được cấu tạo từ những
nhóm hydroxyl anhydroglucose. Bản chất ưa nước của xơ sợi cellulose có vai trò quan
trọng trong môi trường nước. Xơ sợi hút nước một cách dễ dàng, sau đó phân tán vào
trong nước thành huyền phù. Khi được dàn trải huyền phù lên lưới, nước sẽ róc đi, rồi
16



×