Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY GIẤYBÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.78 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT TẠI
NHÀ MÁY GIẤYBÌNH AN

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THÁI NHÂN
Ngành : CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa : 2004 - 2009

Tháng 02/2009


KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Tác giả

NGUYỄN THÁI NHÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Phan Trung Diễn

Tháng 02 năm 2009



PHỤ LỤC
Trang
Lời cảm ơn .... ............................................................................................... iii
Lời mở đầu

......................................................................................... ..... iv

Tóm tắt

................................................................................................ v

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN ................. 1
I.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 1
I.2. Lịch sử phát triển nhà máy ....................................................................... 1
I.3. Mặt bằng nhà máy Bình An ..................................................................... 2
I.4. Công tác quản trị tại nhà máy Bình An .................................................... 3
I.5. Hướng phát triển của nhà máy ................................................................. 6
I.6. Bố trí lao động tại nhà máy ...................................................................... 7
Chương 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU ............................................................ 8
II.1. Công nghệ sản xuất giấy tại Nhà máy giấy Bình An ............................. 8
II.1.1. Thuyết minh dây chuyền sơ đồ công nghệ ........................................ 8
II.1.2 Sơ đồ khối công nghệ sản xuất giấy

...................................... 10

II.1.3. Tiêu chuẩn giấy in báo 67 tại nhà máy Bình An ............................... 11
II.2. Các thông số máy khảo sát tại nhà máy giấy Bình An ......................... 12
II.3. Các loại hóa chất dùng trong sản xuất giấy ......................................... 15
II.3.1. Chất độn CaCO3 (GCC – Grounding calcium carbonate) ................. 15
II.3.2. Chất độn bột Talc............................................................................... 16

II.3.3. Keo AKD (Alkyl Kentene Dimer) ..................................................... 16
II.3.4. Tinh bột cation ................................................................................... 17
II.3.5. Chất bảo lưu ....................................................................................... 19
II.3.6. Chất phá bọt (7300) ........................................................................... 20
II.3.7. Chất chống vi sinh ............................................................................. 21
II.4. Một số bảng chỉ tiêu kỹ thuật................................................................. 24


II.5. Một số thiết bị sản xuất giấy tại nhà máy ............................................. 25
II.5.1. Sàng

............................................................................................... 25

II.5.2. Lọc

............................................................................................... 33

II.5.3. Nghiền thuỷ lực................................................................................... 34
II.5.4. Nghiền ............................................................................................... 35
II.5.5. Sấy

.............................................................................................. 35

II.5.6. Van

............................................................................................... 37

II.5.6. Máy cán láng ...................................................................................... 39
II.5.7. Máy cuộn giấy ................................................................................... 39
II.5.8. Máy cuộn lại ...................................................................................... 40

II.5.9.Máy cắt ............................................................................................... 40
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 41
III.1. Kết luận ............................................................................................... 41
III.2. Kiến nghị ............................................................................................. 42
HÌNH THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY........................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:


Quí Thầy,Cô khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tham gia kiến tập tốt ở nhà máy trong suốt thời
gian qua.



Tiến sĩ Phan Trung Diễn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận

 Ban Giám Đốc cùng tập thể cán bộ-công nhân viên Công ty Cổ Phần
GiấyTân Mai-Nhà máy Bình An đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian tôi tham
gia kiến tập tại công ty.
 Thư viện trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cũng như thư viện khoa Lâm
Nghiệp đã cung cấp tôi những tài liệu hữu ích về kiến thưc chuyên ngành.
 Cha mẹ đã tạo điều kiện để tôi thực hiện tiểu luận này.
Chân thành cảm ơn!

iii



LỜI MỞ ĐẦU
Theo đánh giá của các chuyên gia khoa học thì “Khả năng tiêu thụ giấy của
một nước thể hiện mức độ văn minh của nước ấy”.Bởi giấy là sản phẩm tiêu dùng
không thể thiếu trong hoạt động của bất kì quốc gia nào. Mặc dù, hiện nay các phương
tiện tin học trong thông tin và lưu trữ phát triển mạnh nhưng giấy vẫn luôn là một sản
phẩm không thể thay thế được trong hoạt động giáo dục, báo chí, văn học, hội
họa,…Giấy được coi là một phát minh có giá trị lâu bền của nền văn minh nhân loại.
Bên cạnh những lợi ích của sản phẩm giấy thì ngành công nghiệp giấy còn góp phần
giải quyết vấn nạn việc làm từ khâu trồng rừng làm nguyên liệu đến khâu sản xuất và
phân phối sản phẩm. Những điều này chứng tỏ sự đóng góp hết sức quan trọng của
ngành giấy vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Không thể phủ nhận rằng khi nền kinh tế
quốc gia càng phát triển thì nhu cầu xã hội càng tăng và do đó gia tăng về nhu cầu bao
bì từ giấy cũng như các loại giấy gia dụng.
Công nghiệp giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành, phát triển
trên cơ sở các nguồn lực cơ bản của kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của các
lĩnh vực khoa học công nghệ, hiện nay ngành công nghiệp giấy là một trong ngành kĩ
nghệ cao, sản xuất liên tục, tự động hóa và cơ khí hóa. Các sản phẩm của ngành này
càng phát triển cả về chủng loại, chất lượng, phương pháp sản xuất và năng suất lao
động. Hiện nay trên Thế Giới, người ta đã sản xuất được khoảng 600 chủng loại giấy
mang tính năng và công dụng khác nhau: giấy in ( giấy báo, giấy in offset, in lito, in
bản nổi, in bản lõm…), giấy viết, giấy cảm quang, giấy thấm hút, giấy trang
trí,…Không nằm ngoài những chủng loại trên, giấy cactong là một chủng loại giấy
không thể thiếu trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay. Bởi các
công dụng rất thiết thực của nó trong đời sống con người. Nhận biết tầm quan trọng đó,
tôi – sinh viên năm cuối ngành Công nghệ giấy và bột giấy đã có dịp “Khảo sát qui
trình sản xuất ở Nhà máy giấy Bình An”.

iv



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát quy trình sản xuất tại Nhà máy giấy Bình An” được
tiến hành tại 2 phân xưởng giấy - Nhà máy giấy Bình An, thời gian từ 01/07/2008 đến
15/07/2008. Khảo sát tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất để tạo thành tờ
giấy bao gồm: Tỷ lệ phối chế bột, tỷ lệ và điểm phối trộn chất phụ gia vào dòng bột,
quá trình chuẩn bị hóa chất, quá trình công nghệ bộ phận chuẩn bị bột giấy , xeo giấy,
ép giấy, sấy giấy; năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất gồm điện , hơi, nước.
Kiểm tra tất cả các chỉ tiêu chất lượng giấy viết gồm :độ bền kéo, chiều dài đứt, độ dày,
định lượng, độ hút nước, độ lem, độ trắng, độ đục bằng các thiết bị kiểm tra chất lương
giấy. Xác định định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cho 1 tấn giấy viết
Kết quả cho thấy để sản xuất giấy đạt chất lượng theo yêu cầu đặt ra phải đảm
bảo yêu cầu công nghệ trong từng công đoạn trong quy trình sản xuất giấy. Quá trình
chuẩn bị bột giấy và phối trộn hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành tờ giấy trên máy xeo, kết hợp việc điều chỉnh các thông số vận hành máy xeo để
giấy hình thành tốt, tỷ lệ tổn thất thấp. Việc sử dụng nước tuần hoàn tận dụng được
hóa chất và sơ sợi mịn, giảm định mức tiêu hao nước cho sản xuất giấy. Với quy trình
sản xuất giấy khép kín, đảm bảo yêu cầu công nghệ trong từng khâu sản xuất, sản
phẩm giấy viết của nhà máy giấy Bình An đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn giấy
viết của nhà máy và tiêu chuẩn giấy viết của Việt Nam.Tiêu hao nguyên nhiên vật liệu
cho 1 tấn giấy phụ thuộc vào mức độ hiện đại của máy xeo giấy, thành phần bột phối
trộn để sản xuất giấy.

v


Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

I.1. Vị trí địa lý

Nhà máy giấy Bình An đóng tại xã Bình Thắng, huyện Dĩ An ,tỉnh Bình Dương
vị trí của nhà máy rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiệu thụ sản
phẩm do:
Cách Thành Phố Hồ Chí minh 25 km
Cách xa lộ Hà Nội 1 km
Cách ga đường sắt Sóng Thần 10 km
Cách cảng Sài Gòn 25 km

I.2. Lịch sử phát triển nhà máy
 Công ty giấy Bình An tên gọi giao dịch COGIMEKO là doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc tổng công ty giấy Việt Nam. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
Giấy photocopy
Giấy in , giấyviết
Giấy pelure
Giấy 2 da
Giấy hộp sóng
Giấy vệ sinh…
 Với lực lượng máy móc thiết bị ngày càng đổi mới và đa dạng, với đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, kỹ sư giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề
từng nhiều năm gắn bó với ngành giấy, công ty đã tạo ra những sản phẩm không
những đẹp về mẫu mã mà còn đạt chất lượng cao được các doanh nghiệp Hòa Bình,
Vĩnh Tiến, Thịnh Phát… và người tiêu dùng tín nhiệm.
 Tổng công ty giấy Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho nhà máy
giấy Bình An thực hiện dự án sản xuất “giấy tráng phủ”.
 Quá trình phát triển của nhà máy

1


1965: Thành lập công ty giấy Mê kông do 1 tập đoàn người Hoa thiết kế, đại

diện là ông Lý Hiền.
1968: Bắt đầu sản xuất giấy với:
Máy xeo 1: Xeo tròn 2 lô lưới sản xuất giấy perlure, giấy in, giấy vệ sinh, giấy
carton…sản lượng từ 4 tấn/ngày đến 8 tấn/ngày.
Máy xeo 2: Xeo lưới dài sản xuất giấy in, viết, bao gói…định lượng từ 60 g/m2
đến 120 g/m2, năng suất từ 8 tấn/ngày đến12 tấn/ngày.
Máy xeo 3: Xeo lưới tròn 1 lô lưới sản xuất giấy vệ sinh.
Nồi hơi cleaver-brooks, công suất 10 tấn/giờ.
Từ năm1973 đến năm 1974: Láp ráp máy xeo 4.
1975: Thuộc công ty giấy gỗ diêm 2. Lắp dặt máy xeo 51 lô lưới lớn.
1978: Chạy thử máy xeo 5 sản xuất giấy mỏng định lượng 20-80 g/m2.
1984: Đầu tư xeo 4 với tổng giá trị 1 triệu USD, sản xuất giấy mỏng do Liên
Hợp Quốc tài trợ.
1986: Cải tạo xeo 4 sản xuất giấy thuốc lá, gói kẹo định lượng 20-28 g/m2.
1993: Thành lập doanh nghiệp nhà nước nhà máy giấy Bình An thuộc tổng
công ty giấy Việt Nam.
1994: Cải tạo xeo 2 thành xeo lưới tròn 3 lô lưới sản xuất giấy hộp, duplex, bao
gói.
1997: Thay đổi lô lưới từ kín đến hở, xeo 5 sản lượng từ 4 tấn/ngày đến
8tấn/ngày, chuyển thành công ty giấy Bình An thuộc tổng công ty giấy Việt Nam.
1998: Đại tu xeo 2 tăng sản lượng từ 8 tấn/ngày đến 14 tấn/ngày. Đại tu xeo 4sản xuất giấy in, viết chất lượng cao với vốn đầu tư 15 tỷ đồng năng suất từ 10
tấn/ngày đến 12 tấn/ngày.
2000: Dự án đầu tư xeo 6, sản xuất giấy tráng phấn 45.000 tấn/năm.
2001: Lắp đặt nồi hơi Thụy Điển công suất 10tấn/giờ.

I.3. Mặt bằng nhà máy Bình An
Tổng mặt bằng quy hoạch công ty giấy Bình An
Nhà văn phòng 102 m2
Nhà xe 2 bánh 252 m2
Khu chuẩn bị bột 4345 m2

2


Nhà sản xuất chính 6456 m2
Xưởng cơ điện 1008 m2
Khu xử lý nước cấp 1200 m2
Nhà nồi hơi 288 m2
Khu xử lý nước thải 950 m2
Kho thành phẩm S3 1920 m2
Kho phụ tùng và hóa chất S4 1248 m2
Nhà ăn tập thể 142 m2
Nhà vệ sinh công nhân 96 m2
Bồn dầu 254 m2
Bồn gas 20T 136 m2
Nhà bảo vệ mới 10,5 m2

I.4. Công tác quản trị tại nhà máy Bình An
 Mô hình tổ chức của đơn vị:
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc kỹ
thuật - sản xuất
Phòng tổ
chức –
Hành
chánh

Phòng
tài vụ


Phòng kế
hoạch vật tư

Phân
xưởng
công
nghệ

3

Phân
xưởng
cơ điện

Phòng
kỹ
thuật

Ban
KCS


Hình 1.1: Tổng thể máy xeo MG4 tại nhà máy Bình An
Phát triển nguồn nhân lực.
Khi thành lập công ty giấy Bình An, cùng bộ máy tổ chức với 5 phòng ban
nghiệp vụ và 2 phân xưởng.
 Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nhà máy, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học kỹ thuật cũng đã phát triển không ngừng và từng bước trưởng thành để đáp
ứng được nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất của nhà máy. Từ con số chỉ có 10
người có trình độ Đại học trong đó có 4 kỹ sư công nghệ giấy, nhưng đến nay đã có 32

người có trình độ Đại học: trong đó có 26 kỹ sư công nghệ giấy, đội ngũ công nhân
trực tiếp sản xuất có tay nghề vững vàng, bậc thợ cao và có nhiều năm kinh nghiệm
trong việc vận hành thiết bị sản xuất giấy. Đặc biệt ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật đều có kinh nghiệm trong quản lý điều hành sản xuất giấy, 1 trong
số cán bộ đã từng được đào tạo ở Liên Xô cũ.
 Điều rất phấn khởi là toàn thể cán bộ công nhân viên đều có ý chí quyết tâm
xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Với tinh thần đoàn kết, biết dựa vào kinh
nghiệm của những người đi trước, phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm của lớp
trẻ. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng cải tiến quy trình
sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm thực hiện lời Bác
dạy “nhanh, nhiều, tốt, rẽ” tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh
lành mạnh với thị trường tiêu dùng. Sau 26 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có
1 đội ngũ cán bộ công nhân viên trưởng thành cả về nhận thức lẫn hành động.

4


 Cùng với sự lớn mạnh về số lượng của cán bộ-công nhân viên trong công ty,
thì các tổ chức Chính Trị Xã Hội cũng đã được hình thành, đó là: công đoàn, đoàn
thanh niên, hội chiến binh, hội phụ nữ…..cán bộ công nhân viên trong nhà máy đều
gia nhập công đoàn. Tổ chức công đoàn của công ty thực sự là mái nhà chung của toàn
thể cán bộ công nhân viên là khối đoàn kết thống nhất để thực hiện nhiệm vụ Chính
Trị của đơn vị.
 Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất:


Khu vực văn phòng




Giám đốc nhà máy



Phó giám đốc nhà máy



Trưởng phòng nhân sự-hành chánh



Trưởng phòng kế toán



Phó phòng kế toán



Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất



Phòng kỹ thuật sản xuất-an toàn



Khu vực điều hành sản xuất
Kiểm nghiệm xeo P1 và P4

Bộ phận kho vật tư
Kho số 4
Kho số 6
Kho số 7
Phòng trực an toàn
Phòng vận chuyển



Phân xưởng giấy I
Quản đốc phân xưởng giấy I
In nhãn xeo P1 và P4
Trực ca P1 và P4



Phân xưởng giấy II
Quản đốc
Phòng vận hành QCS (Quality Control System )
Điều chế bột, hóa chất
5


In nhãn
Cắt cuộn
Xử lý nước


Phân xưởng điện và điều khiển động lực
Bộ phận điện

Phó giám đốc
Sữa chữa điện
Đo lường và điều khiển
Quản đốc
Tổ sử chửa và điều khiển tự động



Phân xưởng cơ khí và động lực
Bộ phận cơ khí
Quản đốc
Tổ sửa chữa cơ khí và động lực
Bộ phận động lực
Quản lý lò hơi

I.5. Hướng phát triển của nhà máy
 Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã
hội ngày một cao, đòi hỏi sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.
Một trong những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đó là ngành giấy, nhu cầu
sử dụng giấy ở Việt Nam ngày càng tăng bởi những lý do sau:
 Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao.
 Các ngành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng
 Các công ty giấy có tầm cỡ lớn cũng như vừa và nhỏ của Việt Nam chỉ mới
chỉ mới sản xuất được các loại giấy có tráng nhẹ, hiện tại trong cả nước chưa có nhà
máy nào sản xuất được các loại giấy có tráng phủ bề mặt, nên hằng năm phải nhập
khẩu hàng chục ngàn tấn giấy tráng phấn để phục vụ tiêu dùng trong cả nước. Hơn thế
nữa, dự án xây dựng nhà máy bột giấy Kontum năng suất 130000 tấn/năm đã được
chính phủ phê duyệt là nguồn cung cấp lượng bột giấy lớn cho các nhà máy. Chính vì
thế việc đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tráng phấn là cần thiết và cấp
bách.

6


 Với dự án “sản xuất giấy tráng phủ” nhà máy giấy Bình An có thể sản xuất
giấy tráng phấn có chất lượng cao, định lượng từ 40 g/m2 đến 200 g/m2 chúng tôi tin
tưởng rằng sản phẩm mới này không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn
có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng nhanh và đáp ứng được nhu cầu sử
dụng ở trong nước. Cũng như hạn chế phần nào việc nhập khẩu giấy tráng phấn, tiết
kiệm ngoại tệ, góp phần đưa đất nước tiến lên.

I.6. Bố trí lao động tại nhà máy
Nhà máy chia 1 ngày làm việc làm 3 ca
Ca 1 từ 7 giờ sáng đến 15 giờ
Ca 2 từ 15 giờ đến 24 giờ
Ca 3 từ 24 giờ đến 7 giờ
Bố trí lao động trong 1 ca làm việc
Bảng 1.1: Công tác lao động tại nhà máy
Bộ phận

Số lượng nhân công

Chuẩn bị bột

8

Xeo

8


Kiểm nghiệm

2

Kiểm tra chất lượng

2

7


Chương 2
NỘI DUNG TÌM HIỂU

II.1. Công nghệ sản xuất giấy tại Nhà máy giấy Bình An
II.1.1. Thuyết minh dây chuyền sơ đồ công nghệ
Mở van khởi động băng tải, mở van cấp nước từ bể nước 101T - 100 vào ½ hồ
quậy thủy lực, khởi động động cơ chính, bột bành được đưa lên băng tải theo đến hồ
quậy bột theo tùng mẻ một và cho chất độn bột talc vào (bột LBKP được đánh thuỷ lực
tại hồ 101E – 001, CTMP được đánh thuỷ lực tại hồ 101E – 002), khi mực nước đạt
đến mức vận hành thì ngừng cung cấp và chạy khởi động motor, khi nguyên liệu trong
bể được đánh tơi sau khoảng từ 10 phút đến 15 phút thì mới mở van cửa ra của hồ
quậy thuỷ lực, khởi động bơm để bơm sang bể 101T-101(đối với bột hoá LBKP) và
bơm sang bể 101T-201 (đối với CTMP). Sau đó bột LBKP được bơm sang máy lọc
nồng độ cao 101E – 106, bột CTMP bơm sang máy lọc nồng độ cao 101E – 206, bột
xấu về lại bể chứa 101T – 101 hoặc 101T – 201. Bột tốt LBKP đưa qua máy đánh tơi
(Deflaker) 101E – 107, bột CTMP đưa qua máy đánh tơi 101E – 207, máy đánh tơi
Deflaker được mở ống ra từ từ, chỉnh nồng độ chênh lệch giữa cửa vào và ra 0,1%÷
0,2%, bột sau khi được đánh tơi sẽ được bơm sang bể 101T-102 (đối với bột hoá
LBKP) và bể 101T-202 (đối với bột CTMP). Sau đó bột được bơm sang nghiền(đối

với bột LBKP dùng 1 máy nghiền, đối với bột CTMP dùng 2 máy nghiền), bột sau khi
đạt đến độ nghiền theo yêu cầu (bột hoá LBKP đạt độ nghiền theo yêu cầu của công
nghệ là 45 ÷ 500 SR, bột CTMP đạt độ nghiền theo yêu cầu của công nghệ là 50 ÷
550SR) thì bột được bơm sang bể chứa 101T-103 (đối với bột hoá LBKP) và 101T203 (đối với bột cơ CTMP).
Đối với bột DIP thì sau khi quậy thủy lực đưa sang bể chứa 103T – 104, bột từ
bể chứa đưa đến máy lọc nồng độ cao dòng bột tốt sau khi lọc đưa đến máy đánh tơi,
bột sau khi đánh tơi đưa về bể chứa 103T – 106.

8


Bột sau khi chuẩn bị được bơm sang bể trộn (101T – 111) theo tỷ lệ đã đưa ra,
tinh bột cation được cho vào ngay tại bể trộn, tại đây bột và hoá chất được trộn đều,
bột tại bể trộn được bơm sang bể máy (101T – 112), bột bể máy quá đầy thì bột chảy
tràn sang bể trộn . Bột từ bể máy được đưa lên thùng điều tiết (101T – 114) cầu nồng
độ bôt ra khỏi level box là 3%, nếu cao hơn van điều khiển tự động mở van nước từ bể
101T - 114 để pha loãng. Dòng bột lại được đưa sang bơm quạt, nước trắng từ bể 102T
– 119 được bổ sung vào bơm quạt. Dòng bột được pha loãng từ bơm quạt được đưa
sang lọc cấp 1, bột tốt của cấp 1 được đưa sang sàng áp lực 102E – 027, bột xấu được
đưa ra ngoài bể 102T – 115, dòng bột xấu của cấp 1 đưa sang lọc cấp 2, tại lọc cấp 2
thì dòng bột tốt được đưa sang bơm quạt còn dòng bột xấu đưa xuống bể 102T – 116
và dòng bột này đưa sang lọc cấp 3, tại lọc cấp 3 dòng bột tốt đưa sang bể chứa 102T –
115 còn dòng thải đưa ra ngoài bể 102T – 117 . Bột tốt được đưa sang sàng áp lực
102E – 027 , tại đây phân loại các tạp chất lớn hơn khe sàng như mấu mắt, búi sợi, bột
tốt của sàng áp lực được đưa tới thùng đầu còn thải nhẹ được đưa vào bể chứa chất
thải. Bột từ thùng đầu đưa ra lưới nhờ hệ thống môi phun, độ nhô của môi trên so với
tấm trước là 2 mm, khoảng cách giữa cạnh dưới của môi dưới so với trục ngực 4mm,
khoảng cách khe phun phải được mở là 18 mm. Tấm giấy ướt được hình thành trên
lưới, tờ giấy được cắt theo yêu cầu nhờ vòi nước cắt biên, quá trình thoát nước trên
lưới nhờ tấm gạt nước, foil hút nước và hòm hút chân không, tại trục bụng có hút chân

không phía trong nên giấy ra khỏi lưới đạt độ khô 19%. Tấm giấy ướt qua ép nhờ lô
bắt giấy(lô pick up)tại khe ép thứ 1, tấm giấy được ép qua tất cả 3 khe ép, độ khô của
tấm giấy khi ra khỏi khe ép là 45%, tại khâu ép chú ý tới hệ thống căng chăn và lái
chăn. Sau khi qua khỏi ép tấm giấy sẽ đến khâu sấy, nhiệt độ sấy tại mỗi tổ sấy khác
nhau (tổ 1: 340C – 350C, tổ 2: 420C– 500C, tổ 3: 580C - 740C, tổ 4: 780C – 800C, tổ 5:
810C – 830C, tổ 6: 830C – 850C, tổ 7: 750C – 770C, tổ 8: 660C – 730C, tổ 10: 420C –
440C). Sau khi qua sấy, tấm giấy được cuộn lại và đưa đến khâu hoàn thành

9


II.1.2 Sơ đồ khối công nghệ sản xuất giấy
Bể chứa nước
trắng 70m3

Hồ quậy thủy lực

Chất độn bột
talc

Máy đánh tơi
Bể chứa nước
trắng

Bột DIP

Máy nghiền

Bể chứa
Bể chứa

nước trắng
Bể trộn

Tinh bột phần
ướt cation

Phá bọt
Bể máy
Bể chứa
nước trắng

Thùng điều

keo AKD

ế
Bơm

Chất
chống vi
sinh
puspersre

Lọc cát
Chất độn
CaCO3

Sàng áp lực

Thùng đầu

Bể chứa
nước trắng

Chất bảo lưu
PK435

Lưới

Chất bảo
lưu NP882

Ép

Sấy

Ép quang

Máy bao gói

10

Máy cắt

Cuộn

Cuộn lại


II.1.3. Tiêu chuẩn giấy in báo 67 tại nhà máy Bình An
Giấy in báo tại nhà máy được sản xuất dùng để in tạp chí, in truyện nên độ đục

của tờ giấy và chiều dài đứt và độ cobb là quan trọng.

Hình: Sản phẩm giấy in báo
Bảng 2.1:Chỉ tiêu kĩ thuật tại máy giấy MG4 đối với giấy in báo 67
loại 1

loại 2

loại 3

Định lượng(g/m2)

45

50

60

Độ bền xé theo chiều ngang, gf, min

24

30

30

Độ dày, µm, min

63


68

80

Độ hút nước cobb, g/m2 ,max

100

Độ trắng ISO, %

66±1

Độ nhám bendtsen, ml/phút, max

350

Chỉ số bền xé, mN.m2/g, min
Dọc

4,2

Ngang

4,6

Chiều dài đứt, m, min
Dọc

4.200


Ngang

2.000

Tỷ trọng, kg/m3, min

650

Độ đục, %, min

88

Độ bền bề mặt, chỉ số nén, min

9/10

Độ tro,%, min

5.0

11


Các loại bột giấy dùng trong sản xuất giấy in báo
Bảng 2.2: Tính chất bột giấy
Tính cơ lý

LBKP90/Indo

CTMP70/TM


DIP60/TM

Độ trắng ISO%

88,3

68

58

Độ đục %

75,02

92

Độ nghiền
pH

250SR

450SR

8,4

8

II.2. Các thông số máy khảo sát tại nhà máy giấy Bình An
Bảng 2.3: Thiết bị kĩ thuật sử dụng tại nhà máy Bình An

Số thứ
tự

Loại máy

Thông số kĩ thuật
Thể tích V = 30 m3
Công suất : 18 – 150 tấn/ngày
Đường kính lỗ sàng : 15 mm
Motor : 250 kW – 380 V

1

Nghiền thuỷ lực

Thể tích V = 18m3
Công suất : 80 tấn/ngày
Đường kính lỗ sàng : 12 mm
Đường kính mâm dao :64 mm
Thời gian đánh tơi: 10 – 15 phút
SJ01.
Công suất : 50 – 60 tấn/ngày
Đường kính vào và ra: 100 mm

2

Đánh tơi

SJ02
Công suất : 80 – 120 tấn/ngày

Đường kính ống vào:200 mm
Đường kính ống ra : 150 mm
Đường kính đĩa: 720 mm

3

Nghiền đĩa(6cái)

Công suất: 15 – 25 tấn/ngày
Nguồn điện: 160 – 800 kWh
12


Tốc độ: 470 – 1.000 vòng/phút
Nồng độ: 2 – 5%
Dài: 2.600 mm
Rộng: 1.130 mm
Cao: 1.080 mm
Lọc cát cấp 1 và cấp 2 (cấp 1: 18cái, cấp 2: 8cái)
Lưu lượng: 2.000 l/phút
Nồng độ: 1,4%
Áp lực cho phép: 3,5 atm
Lượng nước pha loãng: 50 l/phút
4

Lọc cát

Đường kính lỗ: 30 mm
Lọc cấp 3 (2cái).
Lưu lượng: 2.000 l/phút

Nồng độ: 1,4%
Áp lực cho phép: 3,5 bar
Đường kính lỗ: 20 mm.
Sàng cấp 1
Kích thước khe sàng: 0,35 mm
Vòng quay rotor: 200 – 400 vòng/phút
Vòng quay motor: 1.470 vòng/phút
Công suất motor: 37 kW
Áp lực vận hành: 3,5 bar
Nồng độ bột: 1,4 %

5

Sàng áp lực

Chênh lệch áp: 0,08 – 0,2 bar
Công suất sàng: 200 tấn/ngày
Sàng cấp 2.
Kích thước khe sàng: 0,35 mm
Vòng quay rotor: 200 – 400 vòng/phút
Vòng quay motor: 1.472 vòng/phút
Công suất motor: 37 kW
Áp lực vận hành: 3,5 bar
13


Nồng độ bột: 1,4 %
Chênh lệch áp suất: 0,8 – 0,2 bar
Áp lực vào: 2 – 2,5 bar
Áp lực xả: 2 – 2,5 bar

Công suất sàng: 200 tấn/ngày
Sàng cấp 3
Kích thước lỗ sàng: 1,6 mm
Vòng quay rotor: 200 – 300 vòng/phút
Vòng quay motor: 22 kW
Áp lực vận hành: 3,5 bar
Chênh lệch áp: 0,08 – 0,2 bar
Tốc độ tối đa: 600 m/phút
Khổ rộng: 3255 mm
Số lượng lỗ: 3
6

Thùng đầu

Bước lỗ: 25 mm
Đường kính lỗ: 9 mm
Công suất: 140 tấn/ngày
Lưu lượng: 102.341 – 183.090 l/phút
Qui cách lưới: 3360 × 34100 mm
Tốc độ lưới: 160 × 515 m/phút
1 tấm định hình và 10 foil phun nước
Kích thước bàn định hình: 204 × 3.040 mm
Số hòm hút: 5 hòm hút chân không nhẹ và 9 hòm

7

Lưới

hút chân không mạnh
Kích thước trục ngực: L = 3.300 mm

Ø = 610 mm
Kích thước trục bụng: L = 3.500 mm
Ø = 820 mm
Kích thước lô truyền động: L = 3.500 mm
Ø = 720 mm

8

Lô sấy

Lô sấy: Ø1.000 × 3.200 mm (2 lô
14


Ø 1.500 × 3.200 mm (55 lô)

Lô sấy giấy: 57 lô.
Lô làm lạnh 3 lô.

Lô lạnh phần tráng: Ø 350 × 3.200 mm (2 lô)

(thực tế 2 lô, lô 53 Tổ 1: từ lô 1 đến lô 7
không hoạt động).

Tổ 2: từ lô 8 đến lô 14

Chia làm 10 tổ

Tổ 3: từ lô 15 đến lô 22


sấy

Tổ 4: từ lô 23 đến lô 28
Tổ 5: từ lô 29 đến lô 35
Tổ 6: từ lô 36 đến lô 41
Tổ 7: là tổ ép keo
Tổ 8: từ lô 41 đến 47
Tổ 9: từ lô 48 đến lô 53
Tổ 10: từ lô 54 đến lô 57
Chiều dài lô: 3.018 mm
Đường kích lô: 685 mm
Nồng độ keo: từ 4% đến 10%
Nhiệt độ keo: ≤ 600C

9

Lô ép keo

pH keo: ≈ 7
Áp lực ép: 70 kg/cm
Áp lực dầu: 4,4 – 36 kg/cm2
Áp lực nước vào: 2 – 5 at
Áp lực nước ra: 0,1 – 0,5 at

II.3. Các loại hóa chất dùng trong sản xuất giấy
II.3.1. Chất độn CaCO3 (GCC – Grounding calcium carbonate)
Là loại canxi carbonate nghiền hay gọi là bột đá vôi nặng. Được sản xuất bằng
cách nghiền đá vôi thiên nhiên
CaCO3(GCC) được dùng trong sản xuất các loại giấy tuổi thọ cao vì nó có khả
năng trung hòa được các axit sản sinh trong quá trình lão hóa gây hủy hoại tờ giấy

Điểm cho CaCO3 ngay trước sàng áp lực
Bảng 4.3: Tính chất CaCO3
15


Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

Kiểm tra

Độ trắng

94%min

96,15%

Kích thước hạt mịn

3 micro max

2,42 micro

Độ hòa tan

45/100 g CaCO3 max

36,2 g

Độ ẩm


0,2 % max

0,08 %

II.3.2. Chất độn bột Talc
Thành phần hóa học của bột talc là silicate magie ngậm nước
(MgO.SiO3.nH2O). Bột talc được sản xuất bằng cách nghiền quặng talc, sau đó tuyển
nổi và phân loại theo kích thước hạt.
Bột talc có đặc điểm nổi bật là mềm nhất, kỵ nước nhất trong số những chất độn
được sử dụng trong ngành giấy. Do đó được sử dụng làm chất hấp thụ các tạp chất kỵ
nước hạt nhựa cây lẫn lộn trong bột. Khi sử dụng bột talc để gây hiện tượng sủi bọt do
tính kỵ nước của nó.
Điểm cho bột talc là ngay hồ quậy
II.3.3. Keo AKD (Alkyl Kentene Dimer)
Điểm cho của AKD là ngay tại level box
Dùng làm keo chống thấm trong phương pháp xeo trong môi trường kiềm
Làm tăng khả năng chống thấm nước của giấy
Keo AKD nguyên thể điều chế được ở dạng sáp, không tan trong nước, nhiệt độ
nóng chảy khoảng từ 44 đến 520C.

16


Muốn sử dụng keo AKD chống thấm chi giấy thì phải phân tán chúng vào trong
nước thành các hạt keo có kích thước thật nhỏ (0,5 – 2 µm), và phải tích điện cho các
hạt này bằng cách dùng cá hạt polymer cation bám lên các hạt keo để cho chúng tích
điện dương thì chúng mới có khả năng bảo lưu trên cơ xơ sợi trong quá trình xeo giấy
sau này đó là quá trình nhũ tương hóa keo AKD.
AKD trên thị trường được bán dưới dạng chuẩn bị sẵn là nhũ tương AKD.

Trong quá trình vân chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nhũ tương AKD thường
được giữ ở nhiệt độ thích hợp là khoảng 200C, thì thời gian sống của nhũ tương là 1
tháng. Nếu muốn bảo quản trong kho lâu hơn 1 tháng thì phải bảo quản o nhiệt độ
thấp.
Thiết bị chứa hoặc xử lý nhũ tương AKD trước khi gia vào bột giấy phải làm
bằng vật liệu chống axit ăn mòn.
Trước khi sử dụng thì nhũ tương sẽ được hòa loãng ra 10 lần để dễ dàng trộn
đều với bột.


Đặc tính kỹ thuật:
Dạng thương phẩm: dung dịch màu trắng sữa
Hàm lượng rắn: 12%
Giá trị pH (250C): 2 – 4
Tính ion: cationic mạnh
Độ tan trong nước: tan dễ dàng trong nước ở bất kì tỷ lệ nào



Ưu điểm
Thích hợp sử dụng trên các loại máy giấy có tốc độ trung bình, nếu dùng trên

các hệ thống máy xeo giấy tốc độ cao, hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn nhiều.
Có chứa chất phát triển keo làm tăng tốc độ sấy khô 80% hiệu quả keo sẽ đạt
được dẽ dàng trên các trục cuộn của máy giấy.
Khả năng thủy phân rất thấp nên không cần bảo quản trong kho lạnh.
AKD có tính cationic càng cao thì sơ sợi càng khô nhanh và lớp bảo vệ AKD sẽ
bị vỡ dễ dàng làm cho AKD bao phủ bề mặt xơ sợi nhanh.
II.3.4. Tinh bột cation
 Điểm cho tinh bột cation ngay tại bể trộn


17


 Tỷ lệ sử dụng tinh bột từ 0,2% đến 2,5% khối lượng xơ sợi. Trong đó mức sử
dụng tối ưu là từ 1,0% đến 1,5%.
 Hiệu quả tăng độ bền cao nhất khi xơ sợi có thớ dài.

 Tinh bột cation sử dụng để gia keo nội bộ thì làm tăng độ bền của giấynhiều
hơn là khi sử dụng nó để gia keo bề mặt, vì diện tích tiếp xúc của xơ sợi với keo tinh
bột cation khi gia keo nội bộ thì lớn hơn so với gia keo bề mặt.
 Tinh bột cation sử dụng để gia vào bột giấy với vai trò làm chất bảo lưu. Khi
tinh bột cation được gia vào dòng bột loãng ngay trước khi vào thùng đầu thì có nghĩa
là nó được sử dụng ở vai trò làm chất bảo lưu.


Thành phần nguyên liệu:
Tinh bột tapioca: nhiệt hóa keo của tinh bột này trong khoảng từ 600C – 650C
Nước và chất phụ gia thích hợp



Yêu cầu về ngoại quan
Trạng thái: dạng bột mịn, khô rời không vón cục
Màu sắc trắng đến hơi ngà
Không mùi

 Trình tự nấu tinh bột
18



×