Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

---------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ HIỀN

ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN”

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

-Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

---------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ HIỀN
ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP


TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ NHƯ HIỀN
MSSV:

04127027

Th.S NGUYỄN VINH QUY

-Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
**************

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
===oOo===

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: NGUYỄN THỊ NHƯ HIỀN
MSSV: 04127027

KHOÁ HỌC: 2004 -2008
1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
2. Nội dung KLTN:
 Mô tả hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa.
 Tổng quan hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện.
 Xác định các vấn đề môi trường đất, nước, không khí nảy sinh trong quá trình phát
triển công nghiệp nhằm đánh giá được một số ảnh hưởng do phát triển công nghiệp gây nên.
 Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công tác BVMT trên địa bàn từ đó đề ra các biện
pháp BVMT nhằm tiến tới phát triển bền vững.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/04/2008. Kết thúc: 30/06/2008.
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày
tháng
năm 2008
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày

tháng
năm 2008
Giáo viên hướng dẫn


Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, toàn thể quý thầy cô trong trường và đặc biệt là quý thầy cô Khoa
Công nghệ Môi trường đã dạy cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập dưới

mái trường này.
Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Vinh Quy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn nhưng
Thầy đã giúp em vượt qua để hoàn thành luận văn.
Đồng cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa
chính và Công trình, ban lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Hòa cùng các
anh chị trong Trung tâm đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Gửi lời cảm ơn đến bạn bè và tập thể lớp DH04MT đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Má đã giúp đỡ con về mặt tinh thần và là
nguồn động viên lớn nhất của con trong suốt cuộc đời này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008
Nguyễn Thị Như Hiền


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đức Hòa là một huyện của tỉnh Long An, nằm trong vành đai giãn nở công nghiệp của
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ TP.HCM, là một huyện có
tiềm năng và lợi thế trong quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa và đang dần dần chuyển
đổi nền kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Theo định hướng Đức Hòa sẽ trở thành huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh Long
An và là vệ tinh của TP.HCM. Phát triển công nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực về
mặt kinh tế xã hội nhưng nó cũng mang lại những tác động xấu về mặt môi trường gây ảnh
hưởng đến sản xuất và sức khỏe của người dân.
Trên cơ sở khảo sát thực địa, thu thập số liệu về tình hình phát triển công nghiệp và
hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Đức Hòa. Đề tài sẽ tiến hành phân tích đánh giá các
số liệu về tình hình phát triển sản xuất công nghiệp. Bằng phương pháp thống kê, đánh giá

nhanh, đánh giá dựa vào TCVN để đưa ra các cách đánh giá về ảnh hưởng của phát triển công
nghiệp đến môi trường trên địa bàn huyện Đức Hòa. Đồng thời qua đó đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trên
địa bàn huyện.
Trong quá trình thực hiện đề tài em không thể tránh khỏi những thiếu sót không mong
muốn, vì vậy em rất mong đợi và chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của quý
thầy cô cùng bạn đọc.

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

i


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................................ii
PHỤ LỤC .................................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH.............................................................................. v
CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................... 1
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
CHƯƠNG II – TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ........................................................... 3
2.1 MÔI TRƯỜNG................................................................................................................... 3

2.1.1 Khái niệm về môi trường ........................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại môi trường ................................................................................................ 3
2.1.3 Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường................................. 4
2.1.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường .......................................................................... 4
2.2 CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................................................... 5
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động công nghiệp Việt Nam.......................... 5
2.2.2 Những vấn đề môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam........ 7
2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY ........................................................................................................................................... 8
2.3.1 Cơ cấu tổ chức........................................................................................................... 8
2.3.2 Biện pháp chính sách – pháp luật ............................................................................. 9
2.3.3 Biện pháp kinh tế ....................................................................................................... 9
2.3.4 Biện pháp kỹ thuật ................................................................................................... 10
CHƯƠNG III – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA ............................................................... 13
3.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN ĐỨC HÒA ...................................... 13
3.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................... 13
3.1.2 Cơ cấu và phân bố theo địa giới hành chính........................................................... 14
3.1.3 Điều kiện địa hình, địa mạo .................................................................................... 15
3.1.4 Đặc điểm khí hậu, thủy văn ..................................................................................... 15
3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 16
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN........................... 18
3.2.1 Kinh tế ..................................................................................................................... 18
3.2.2 Xã hội....................................................................................................................... 20
3.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN...................................................................................................... 22
3.3.1 Khái quát hiện trạng hoạt động công nghiệp theo loại hình sản xuất chủ sở hữu.. 22
SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền


ii


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

3.3.2 Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ..................................................... 26
3.3.3 Lực lượng lao động công nghiệp............................................................................. 27
3.3.4 Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp ............................................................... 29
3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN...................................................................................................... 29
3.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA................................................... 29
3.5.1 Hiện trạng môi trường không khí ............................................................................ 29
3.5.2 Hiện trạng môi trường nước.................................................................................... 31
3.5.3 Hiện trạng môi trường đất....................................................................................... 35
3.5.4 Hiện trạng chất thải rắn .......................................................................................... 38
3.5.5 Hiện trạng môi trường sinh vật ............................................................................... 39
3.6 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐỨC HÒA ............................................................................................................................... 39
3.6.1 Cơ cấu tổ chức......................................................................................................... 39
3.6.2 Biện pháp đã và đang áp dụng trong công tác quản lý môi trường ở huyện .......... 40
CHƯƠNG IV – ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA ...................................... 41
4.1 NGUỒN TÁC ĐỘNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG BỊ ẢNH HƯỞNG
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP .................................................... 41
4.2 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ...................................... 43
4.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường đất và hệ sinh thái đất ................................................. 43
4.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước ............................................................................ 44
4.2.3 Ảnh hưởng đến môi trường không khí ..................................................................... 48
4.2.4 Sự gia tăng lượng chất thải rắn công nghiệp .......................................................... 50
4.2.5 Tài nguyên sinh vật.................................................................................................. 51

4.3 ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .............................................. 53
4.3.1 Kinh tế ..................................................................................................................... 53
4.3.2 Xã hội....................................................................................................................... 53
CHƯƠNG V – ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................................................. 54
5.1 MỤC ĐÍCH ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC BVMT............................................................................................................................. 55
5.2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............................................ 55
5.2.1 Quan điểm ............................................................................................................... 55
5.2.2 Mục tiêu ................................................................................................................... 56
5.3 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BVMT ĐỀ XUẤT
THỰC HIỆN ........................................................................................................................... 56
5.3.1 Biện pháp tổ chức, nâng cao năng lực quản lý ....................................................... 56
5.3.2 Biện pháp quy hoạch đầu tư .................................................................................... 57
5.3.3 Biện pháp luật chính sách ....................................................................................... 57
5.3.4 Biện pháp kinh tế ..................................................................................................... 57
5.3.5 Biện pháp kỹ thuật công nghệ ................................................................................. 58
5.3.6 Biện pháp giám sát chất lượng môi trường............................................................. 58
5.3.7 Biện pháp khuyến khích các cơ sở sản xuất BVMT................................................. 58
5.3.8 Biện pháp nâng cao nhận thức BVMT..................................................................... 58
CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 60
6.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 60
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 62
SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

iii


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An


PHỤ LỤC
BẢNG: Khối lượng và thành phần chất thải rắn của một số cơ sở sản xuất công nghiệp điển
hình trên địa bàn.
HÌNH 1 : Công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện Đức Hòa.
HÌNH 2: Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Hạnh Phúc.
HÌNH 3: Hiện trạng môi trường tại cơ sở sản xuất thép.

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

iv


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần nước thải đặc trưng của một số ngành công nghiệp điển hình
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm
Bảng 2.2: Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong một số cơ sở sản xuất
Bảng 2.3: Các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí một số ngành
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp diện tích tự nhiên huyện Đức Hòa
Bảng 3.2: Giá trị các yếu tố khí hậu cơ bản của huyện Đức Hòa
Bảng 3.3: Phân phối lượng mưa hàng năm tại huyện Đức Hòa
Bảng 3.4: Tài nguyên đất trên địa bàn huyện
Bảng 3.5: Phân phối lưu lượng nước trong năm
Bảng 3.6: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện
Bảng 3.7: Tình hình dân số và lao động của huyện
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện các dự án tại các KCN trên địa bàn huyện
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện các dự án tại các CCN trên địa bàn huyện

Bảng 3.10: Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Bảng 3.11: Lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn huyện
Bảng 3.12: Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Đức Hòa
Bảng 3.13: Chất lượng nước thải tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa
Bảng 3.14: Chất lượng nước mặt sông VCĐ trên địa bàn huyện Đức Hòa
Bảng 3.15: Chất lượng nước mặt trên địa bàn kênh Thầy Cai – An Hạ
Bảng 3.16: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Hòa năm 2006
Bảng 3.17 : Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất huyện Đức Hòa
Bảng 3.18: Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đức Hoà
Bảng 4.1. Ma trận nhận dạng và đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của hoạt động phát triển công
nghiệp đến các thành phần môi trường
Bảng 4.2: Tình hình và dự kiến sử dụng đất đai huyện Đức Hòa đến năm 2020
Bảng 4.3: Dự kiến các sản phẩm chính một số ngành TTCN năm 2010, 2015 và 2020.
Bảng 4.4: Dự báo lượng nước thải từ các lò giết mổ gia súc
Bảng 4.5: Dự báo tải lượng các chất trong nước thải tại các lò giết mổ gia súc
Bảng 4.6: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các K/CCN năm 2020
Bảng 4.7: Tải lượng ô nhiễm phát sinh do sinh hoạt của công nhân và dân cư đô thị
Bảng 4.8: Dự báo tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí tại các K/CCN trên địa bàn huyện
Đức Hòa
Bảng 4.9: Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa, khách hàng và phương tiện vận tải bằng
đường bộ huyện Đức Hòa

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

v


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

Bảng 4.10: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ

huyện Đức Hòa
Bảng 4.11: Ước tính tải lượng CTR tại các K/CCN năm 2020
Bảng 4.12: Lượng và thành phần dự báo các chất gây ô nhiễm phát sinh trên địa bàn huyện
Đức Hòa
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị những mặt tích cực và hạn chế của phát triển K/CCN
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở Việt Nam
Hình 3.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Đức Hòa
Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các loại đất huyện Đức Hòa năm 2007
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Đức Hòa năm 2004 - 2006
Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức hành chính trong hệ thống QLMT huyện Đức Hòa

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

vi


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV


Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CSSX

Cơ sở sản xuất

CTR

Chất thải rắn


CTNH

Chất thải nguy hại

Cty

Công ty

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

KCN

Khu công nghiệp

K/CCN

Khu/cụm công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KDC


Khu dân cư

KTXH

Kinh tế xã hội

ONMT

Ô nhiễm môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

SXCN

Sản xuất công nghiệp

SXSH

Sản xuất sạch hơn

SV

Sinh vật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VCĐ


Vàm Cỏ Đông

XLNT

Xử lý nước thải

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

vii


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển rất
đáng phấn khởi, cơ cấu kinh tế chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế
CN, thương mại và dịch vụ. Các hoạt động CN, các K/CCN và các khu sản xuất riêng lẻ mọc
lên ngày càng nhiều, một mặt tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển KTXH, nhưng
bên cạnh đó nó cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường. Phát triển CN đang đặt ra
những vấn đề cần phải giải quyết.
Đức Hòa là một huyện của tỉnh Long An, nằm trong “vành đai giãn nở công nghiệp”
của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ TP.HCM – trung tâm
công nghiệp, kinh tế thương mại và dịch vụ của cả nước. Do đó, Đức Hòa có nhiều tiềm năng
và lợi thế trong quá trình CNH – HĐH và chuyển đổi nền kinh tế từ thuần nông sang công
nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp.
Theo định hướng, Đức Hòa sẽ trở thành huyện CN trọng điểm của tỉnh Long An và là
vệ tinh của TP.HCM. Đồng hành với phát triển CN huyện đã, đang và sẽ chịu những áp lực
ngày càng to lớn đối với TN&MT, tạo nên các nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm
phát sinh những vấn đề cấp bách như vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do hoạt

động giao thông, sản xuất; vấn đề quản lý CTR công nghiệp và nguy hại; vấn đề thu gom và
xử lý nước thải… Việc đánh giá hiện trạng phát triển CN, dự báo ảnh hưởng đến môi trường
và đề xuất một số biện pháp nhằm BVMT là điều rất cần thiết. Và đây cũng là lý do để đề tài:
“Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa – tỉnh Long An” được thực hiện.
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài nghiên cứu là:
- Phác họa nên bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn
huyện Đức Hòa.
- Xác định và nhận dạng được các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát
triển công nghiệp, đánh giá và dự báo ảnh hưởng của phát triển CN lên các thành phần môi
trường trên địa bàn huyện Đức Hòa.
- Đề xuất các biện pháp nhằm BVMT, đảm bảo cho phát triển bền vững.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài chú trọng đến các nội dung sau:
- Mô tả hiện trạng và định hướng phát triển CN trên địa bàn huyện (đến năm 2020).
- Tổng quan hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện.
- Đánh giá hiện trạng môi trường công nghiệp.
- Xác định các vấn đề môi trường đất, nước, không khí nảy sinh trong quá trình phát
triển CN nhằm đánh giá được một số ảnh hưởng do phát triển CN gây nên.
- Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công tác BVMT trên địa bàn huyện từ đó đề ra
các biện pháp BVMT nhằm tiến tới phát triển bền vững.
SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

1


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu,
đánh giá những nơi nổi cộm các vấn đề ONMT như khu vực sông VCĐ, nơi được xem như
nguồn tiếp nhận nước thải chủ yếu từ các nhà máy, CSSX của huyện cũng như các tỉnh lân
cận thải ra, kênh Thầy Cai – An Hạ. Số liệu về môi trường ở một số CSSX trên địa bàn cũng
còn thiếu.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được nội dung nghiên cứu, bài khóa luận đã được thực hiện với các
phương pháp sau:
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về kinh
tế - xã hội trên địa bàn khảo sát. So sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp số
liệu.
Điều tra khảo sát thực địa: Khảo sát địa bàn thu thập thông tin liên quan đến các vấn
đề môi trường. Thông tin được thu thập từ: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc
Địa chính và Công trình, Phòng TN&MT huyện, các văn bản có liên quan, các nghiên cứu đã
được thực hiện trên địa bàn, trên internet…
Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết
lập nhằm ước tính tải lượng các CON từ các hoạt động kinh tế - xã hội.
Phương pháp lập bảng ma trận để nhận dạng và đánh giá sơ bộ mức độ tác động.

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

2


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

CHƯƠNG II – TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
2.1 MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Khái niệm về môi trường

Khái niệm môi trường được đưa ra lần đầu tiên trong Hội nghị thảo luận của Liên
Hiệp Quốc về môi trường nhân văn tại Stockholm, tháng 6/1972, một số đại biểu cho rằng
“môi trường là không gian vật chất nơi con người sinh sống”. Theo quan niệm này, môi
trường thường gắn liền với thế giới tự nhiên, trong đó các vấn đề về “ô nhiễm” và “suy thoái”
được chấp nhận như là sự hi sinh tạm thời cho mục tiêu phát triển. Họ cho rằng, để giải quyết
vấn đề môi trường cần nâng cao phát triển công nghệ hơn.
Theo các đại biểu các nước đang phát triển, môi trường là “toàn bộ các vấn đề tự
nhiên và KTXH trong quá trình phát triển”. Theo quan niệm này thì các mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên cần được xem xét cụ thể, việc thay đổi môi trường tự nhiên không chỉ là
do hậu quả của thiên nhiên mà còn do các quyết định sử dụng tài nguyên môi trường của con
người. (Nguyễn Vinh Quy, 2003)
Theo điều 3, Luật BVMT nước Việt Nam (2005) thì môi trường được định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Từ những định nghĩa đã nêu, có thể nhận thấy môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và nhân tạo có tác động qua lại một cách sâu sắc và gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sinh vật
trong vùng.
2.1.2 Phân loại môi trường
Thành phần môi trường bao gồm đất, nước, không khí và môi trường sinh vật. Thành
phần hóa học, tính chất vật lý của môi trường đất ảnh hưởng cơ bản đến cuộc sống con người,
sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông, đô thị...và duy trì đời sống
hoang dã. Môi trường nước bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết,
hơi nước trong đất và trong không khí, nó đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì cuộc
sống con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu và phát triển các ngành kinh tế. Môi
trường không khí là lớp không khí bao quanh vỏ trái đất, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc duy trì sự sống con người, sinh vật và quyết định đến tính chất khí hậu, thời tiết của trái
đất. Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường, bao gồm các hệ sinh thái,
quần thể thực vật và động vật, môi trường sinh vật tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở đặc
điểm của các thành phần và không thể tách rời môi trường đất, nước, không khí.
Môi trường sống của con người có nhiều cách phân loại khác nhau. Theo chức năng

môi trường được phân chia thành 2 loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
2.1.2.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý
muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật…
Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho ta như không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu thụ và là
nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý
của con người.

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

3


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

2.1.2.2 Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước..ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ
chức tôn giáo, tổ chức toàn thể… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người
theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho
cuộc sống của con người khác với các SV khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các
nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô
tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí...
2.1.3 Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Theo Luật BVMT Việt Nam “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của
môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm môi trường là sự chuyển các chất

thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm những chất, những hỗn hợp chất hoặc những yếu
tố hóa học có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này
thường được gọi khái quát là ”chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải
rắn,...), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải dệt nhuộm, chế biến thực phẩm...), các
kim loại nặng (chì, đồng...), cũng có khi nó vừa ở thể hơi, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng
trung gian. Có thể, có lúc, có nơi nhiều chất ô nhiễm ở cả các trạng thái đều phát huy hủy hoại
môi trường. Ví dụ như môi trường đất phèn có thể do các cation Al3+ Fe2+ và cả anion SO42-,
Cl- cùng với các chất khí H2S. Các chất này đồng thời tác động vào cây trồng, vào cá tôm, gây
chết cho chúng. Không khí đô thị vừa bị bụi đất, bụi ximăng, khí SO2, NO2 trong khói xe, mùi
hôi thối cống rãnh bốc lên, cộng với tiếng ồn quá mức cho phép, gây tổn hại đến sức khỏe con
người, thậm chí gây chết người.
Tuy nhiên môi trường chỉ được gọi là bị ô nhiễm nếu trong đó có hàm lượng, nồng độ
hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh
vật và vật liệu.
2.1.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
Nguồn phát sinh chất gây ONMT là những hoạt động phát sinh ra các chất làm biến
đổi chất luợng môi trường, Nguồn phát sinh chất gây ONMT có thể là nguồn điểm như ống
khói nhà máy hoặc nguồn di động như hoạt động giao thông. Các nguồn gây ô nhiễm chính
bao gồm:
- Nguồn công nghiệp: Hoạt động công nghiệp là một trong những nguồn phát sinh tác
nhân gây ONMT đáng kể. Mỗi ngành CN tùy theo dây chuyền công nghệ, loại nguyên nhiên
liệu sử dụng, đặc điểm sản xuất, qui mô sản xuất, sản phẩm, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa
và mức độ hiện đại của nhà máy mà phát thải lượng và loại chất thải khác nhau. Thành phần
nước thải CN ngoài chất hữu cơ, dầu mỡ còn chứa rất nhiều chất nguy hại. Bảng 1.1 minh họa
một số ngành CN và một số công ty trên địa bàn TP.HCM đã và đang gây ONMT.
Bảng 1.1: Thành phần nước thải đặc trưng của một số ngành công nghiệp điển hình
Ngành công nghiệp


Chất ô nhiễm chính

Chế biến sữa – Cty Vinamilk,
BOD, pH, SS
Cty Foremost

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

Chất ô nhiễm phụ
P, N, độ đục

4


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Luyện thép – cty thép Nhà Bè, Dầu mỡ, pH, NH4, CN, Cr,
Clo, SO4, Zn
Vikimco
phenol, Fe
Dệt nhuộm – cty Thành Công, SS, BOD, kim loại nặng, dầu
Màu, độ đục
Thắng Lợi
mỡ

Giấy - bột giấy – Linh Xuân, SS, BOD, COD, phenol, lignin,
pH, Cl, màu
Thủ Đức
tanin
Nguồn:Lê Trình (2004)

- Nguồn nông nghiệp: Chế độ canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu không hợp lý cùng
việc sử dụng các loại phân hóa học; và việc quản lý các bao bì hóa chất BVTV không đúng
quy cách, là một trong những nguồn gây nên tình trạng ONMT. Theo xu hướng CNH – HĐH,
nền CN nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp,
trong khi nhu cầu thực phẩm lại tăng cao. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu thực phẩm, các nhà sản
xuất nông nghiệp đã sử dụng giống mới, giống nhập nội có năng suát cao, chất lượng tốt, làm
cho các giống bản địa bị suy thoái và biến mất. Việc lạm dụng các hóa chất BVTV có chứa
gốc Clo gây ô nhiễm cục bộ môi trường đất, nước, gia tăng tồn dư thuốc trừ sâu trong nông
sản thực phẩm, gây nhiễm độc và ngộ độc cho người sử dụng. Ngoài ra dư lượng nitrat
(NO33+), nitrit (NO2-) bị rửa trôi xuống ao hồ, sông rạch làm nhiễm bẩn nguồn nước, gây hiện
tượng phú dưỡng hóa nguồn nước và ảnh hưởng đến hệ thủy sinh.
- Nguồn thương mại – dịch vụ: Thương mại – dịch vụ phát triển mạnh phải phát triển
cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thong, xây lắp mặt bằng đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường. Các hình thức kinh doanh vừa và nhỏ mang tính gia đình tăng nhanh, làm gia tăng
khai thác TNTN, nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ lạc hậu, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
quốc gia, làm gia tăng ONMT, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và làm xấu cảnh quan.
- Nguồn sinh hoạt:
Cùng với việc tăng nhanh chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại và dịch vụ, chất thải từ sinh hoạt của cộng đồng dân cư đô thị cũng là một vấn đề đáng
được quan tâm.
Chất thải phát sinh từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan được gọi
chung là chất thải sinh hoạt, là một trong những nguồn gây ONMT nghiêm trọng. Tất cả các
hoạt động sinh hoạt, vệ sinh của con người đều thải ra một lượng chất thải vô cùng lớn. Hàng
ngày, các nhu cầu sinh hoạt như ăn uống, giặt giũ, đun bếp đã thải ra một lượng lớn các chất ô

nhiễm dưới dạng rắn, lỏng và khí. Theo Lê Trình (2004), tổng tải lượng BOD5 phát sinh từ
nguồn chất thải sinh hoạt toàn lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn là 335.830 kg/ngày, trong đó
khu vực đô thị chiếm 74,7%. Vì vậy, chất thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây
ONMT cần đặc biệt quan tâm kiểm soát ô nhiễm.
2.2 CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động công nghiệp Việt Nam
Trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt, trải qua những biến động to lớn và sâu
sắc của hoàn cảnh quốc tế, vượt qua biết bao gian khó và non kém của chính mình, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, ngành Công nghiệp Việt Nam đã không ngừng phấn đấu
vươn lên và đã trưởng thành vượt bậc. Từ một số ít ỏi cơ sở được thành lập trong thời kỳ thực

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

5


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

dân Pháp xâm lược đến nay nước ta đã có hàng ngàn nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp
với nhiều ngành hàng rất phong phú, từ tư liệu sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng.
Đặc biệt, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay công nghiệp
Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Nhiều ngành công nghiệp mới đã
được hình thành như lọc dầu, lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy, hàng điện tử.
Nhiều K/CCN tập trung, KCX ra đời. Nhiều sản phẩm công nghiệp đã có sức cạnh tranh,
chiếm lại thị trường trong nước và xuất khẩu như thép, phân bón, giấy, thực phẩm chế biến,
quần áo, giày dép…đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và Ngân sách Nhà nước. Tỷ
trọng công nghiệp trong GDP tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2002 – 2006, tỷ trọng
công nghiệp tăng 2,78%/năm.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm

Năm

2002

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

56.753,4

2003
65.612,2

2004
76.620,4

2005
76.446,4

2006
83.326,7

Nguồn: Trang web của Bộ Công thương />
Hiện nay, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất trong KCN. Mặc dù
các K/CCN, KCX và các khu công nghệ cao mới được thành lập trong thập niên cuối của thế
kỷ trước nhưng đã bước đầu khẳng định vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế
chung của cả nước. Tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có 154 KCN được thành lập với
tổng diện tích là 32.808 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 21.775 ha,
chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự
nhiên là 20.758 ha, 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ
bản với diện tích đất tự nhiên là 12.073 ha. Các KCN phân bố ở 55 tỉnh, thành phố trong cả
nước song tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc

với tổng số 110 KCN, diện tích đất tự nhiên trên 25.900 ha, chiếm gần 80% tổng diện tích các
KCN cả nước.
Các KCN rất khác nhau về tên gọi và quá trình hình thành, thời gian hoạt động, diện
tích, hình thức tổ chức…nhưng có đặc điểm chung là có ranh giới địa lý xác định, có nhiều
ngành công nghiệp hoạt động, được điều hành và quản lý bởi một tổ chức quản lý có chức
năng và quyền hạn xác định. Ở Việt Nam, các KCN hiện có tạm phân theo các loại hình sau:
- Loại hình thứ nhất: Các KCN được hình thành trên khuôn viên đã có một số cơ sở
đang hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất CN theo đúng quy hoạch, đồng
thời tạo cơ sở kỹ thuật tập trung đồng bộ và hạ tầng xã hội thuận lợi phục vụ tốt việc phát
triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải tập trung với những công nghệ phù hợp và thiết bị
hiện đại.
- Loại hình thứ hai: các KCN được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu di dời các nhà
máy, xí nghiệp đang hoạt động trong các khu đô thị và dân cư đông đúc do yêu cầu BVMT
và an toàn các sự cố công nghiệp.
- Loại hình thứ ba: các KCN có quy mô nhỏ và vừa mà hoạt động sản xuất CN gắn
liền với nguồn nguyên liệu nông lâm, thủy hải sản. Các KCN này được hình thành ở một số
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Trung Du – Bắc Bộ, duyên hải Miền Trung và
Tây Nguyên – là những vùng có nguyên liệu dồi dào nhưng công nghiệp chế biến chưa phát
triển.
Gần 2/3 số lượng KCN hiện có ở nước ta thuộc 3 loại hình nêu trên và trong thời gian
tới chúng ta vẫn còn phải tiếp tục thành lập một số KCN thuộc các loại này.
- Loại hình thứ tư: các KCN hiện đại xây dựng mới hoàn toàn. Thuộc loại này ở nước
ta có 21 KCN trong đó có 3 khu (kể cả KCX) do các công ty nước ngoài đầu tư xây dựng.
SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

6


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An


Nhìn chung các KCN loại này có tốc độ xây dựng CSHT khá nhanh và chất lượng cao, có hệ
thống xử lý nước thải tiên tiến tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài có tài chính
vào làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Tuy vậy việc xem xét, quyết định các loại hình KCN thứ tư
này cần phải thận trọng vì đây là những KCN xây dựng mới hoàn toàn cả về việc phát triển
đầu tư CSHT, nếu không sẽ gây thiệt hại lớn.
Trong những năm tiếp theo, nước ta tiến hành hoàn chỉnh, nâng cấp các K/CCN, KCX
hiện có, xây dựng nhanh và có hiệu quả một số khu công nghệ cao, hình thành các CCN lớn
và khu kinh tế mở. Quy hoạch phân bố công nghiệp hợp lý trên cả nước. Phát triển nhiều hình
thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hòa về lợi ích. Phấn đấu đến năm 2010, công nghiệp
chiếm khoảng 40 – 41% trong tổng sản phẩm trong nước. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp.
2.2.2 Những vấn đề môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Khi các khu vực sản xuất tập trung như K/CCN phát triển mạnh thì bên cạnh sự phát
triển về kinh tế chúng còn tạo ra sự mất cân bằng rất lớn. Sự tập trung đông dân cư, thương
mại, công nghiệp làm phát sinh một lượng lớn các loại CTR, nước thải, khí thải. Lượng chất
thải này vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và gây ra ONMT.
Tại TP.HCM có 25 KCN tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích
2.298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các KCN này cùng với 195 cơ sở trọng
điểm bên ngoài KCN thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai tổng cộng
1.740.000 m3 nuớc thải CN, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5, 1.789
tấn COD, 104 tấn nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho
môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một địa bàn dân
cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các VSV và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình
phân hủy và làm sạch các dòng sông.
Việc sử dụng các loại nguyên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) trong công nghiệp và
giao thông đã tạo ra một khối lượng khổng lồ các chất ô nhiễm không khí như bụi, SOx, NOx,
CO, CO2 và hydrocacbon. Chỉ tính riêng ở TP.HCM, hàng năm các phương tiện vận tải trên
địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu diezel, thải vào không
khí khỏang 1.100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4.200 tấn CO2, 4.500 tấn NO2, 116.000 tấn CO, 1,1 triệu

tấn CO2, 13.200 tấn hydrocacbon và 156 aldehuyt làm cho nồng độ các chất ô nhiễm tại một
số khu vực tăng cao. Ngoài ra khí thải từ nhiều ngành công nghiệp còn chứa các hàm lượng
cao các chất độc khác như HF, Pb, Hg, H2S…Các chất gây ONKK nêu trên có độc tính , tính
oxy hóa, tính ăn mòn hoặc mùi khó chịu. Đây là nguồn gây tác hại đến sức khỏe con người,
ăn mòn vật liệu và gây hại đến đời sống sinh vật. ONKK đã tạo ra vấn đề môi trường có tính
toàn cầu ngày nghiêm trọng như “hiệu ứng nhà kính”, “mưa acid”…
CTR công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng gây ONMT. Hàng năm trên thế
giới hàng tỷ CTR trong đó 40 – 50% là CTNH được đưa vào môi trường từ các ngành công
nghiệp luyện kim, hóa chất, hóa dầu, cơ khí, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, năng lượng…
Chất thải công nghiệp cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
(sông, hồ, kênh, rạch). Ngoài hàm lượng của các CTR, chất hữu cơ (công nghiệp thực phẩm,
hóa dầu…), nước thải công nghiệp còn chứa hàm lượng đáng kể các chất độc như kim loại
nặng (luyện kim, pin, ắcquy…), hydrocacbon, phenol dầu mỡ. Hàng tỷ m3 nước thải do các
ngành công nghiệp hàng năm đổ vào môi trường khiến các nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng, đặc biệt ở các nước phát triển nơi chưa áp dụng rộng rãi công nghệ sạch và
chưa đảm bảo tốt việc xử lý chất thải công nghiệp.
Một cách tổng quan, có thể nhìn nhận những vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường
liên quan đến phát triển K/CCN như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

7


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

Khai thác các
nguồn tài

Thay đổi mục

đích sử dụng đất

Đô thị hóa các vùng
nông nông thôn

Phát triển
các K/CCN
ở Việt Nam

Giải quyết công
ăn việc làm
Sự cố môi trường

Tăng trưởng kinh
tế, ổn định xã hội

Nâng cao trình
độ công nghệ
Chất thải và các vấn
đề ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt
nguồn tài nguyên

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị những mặt tích cực và hạn chế của phát triển K/CCN
Ngoài ra các cơ sở thuộc khối TTCN là những cơ sở có công nghệ rất thô sơ và đơn
giản, sử dụng sức lao động là chính, do đó hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu rất thấp và tất
nhiên là phát sinh rất nhiều chất thải gây ONMT. Vấn đề quan trọng là hầu hết các cơ sở này
đang tồn tại trong các khu dân cư đông đúc, tạo nên các làng nghề truyền thống, chính vì thế
vấn đề môi trường ngày càng trở nên bất cập.
2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN

NAY
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều
chỉnh hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm
định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. Như vậy quản lý môi
trường là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng môi
trường.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Công tác môi trường ở nước ta hiện nay được thực hiện ở nhiều cấp. Quốc hội có “Ủy
ban khoa học, Công nghệ và Môi trường” tư vấn về các vấn đề môi trường, Thủ tướng chính
phủ, văn phòng Chính phủ và Vụ Khoa học, Giáo dục văn hóa xã hội có một cố vấn cao cấp
về các vấn đề môi trường. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở
Việt Nam được trình bày trong hình 2.2
Bên cạnh các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, có nhiều cơ quan khác như
các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ tham gia thực hiện công
tác đào tạo và nghiên cứu nhà nước, giám sát và nghiên cứu môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

8


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

Chính phủ

UBND tỉnh

Các sở khác


Bộ TN&MT

Sở TNMT

Phòng môi
trường

Cục BVMT

Các phòng
chức năng

Các bộ khác

Các vụ khác

Vụ khoa học
công nghệ MT
Phòng môi
trường

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở Việt Nam
2.3.2 Biện pháp chính sách – pháp luật
Nhà nước ta không ngừng hoàn chỉnh hệ thống luật pháp BVMT, ban hành các chính sách
về phát triển kinh tế xã hội, buộc các cơ sở nghiêm chỉnh thi hành luật BVMT như luật BVMT về
báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép quy hoạch, các dự án đầu tư,
nếu các báo các đành giá tác động môi trường này không được chấp nhận thì không cho phép thực
hiện các quy hoạch, các dự án này; về cam kết BVMT của các doanh nghiệp...
Đối với các cơ sở kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết quả đánh gia tác động môi
trường, từ đó các bộ, các ngành, các tỉnh, các thành phố tổ chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm

và có kế hoạch xử lý phù hợp.
Xử phạt đối với những doanh nghiệp không chấp hành luật BVMT, bắt buộc mỗi cơ sở
sản xuất công nghiệp phải có một bộ phận chuyên trách về môi trường nhằm bảo vệ môi
trường công nghiệp ngày một tốt hơn.

2.3.3 Biện pháp kinh tế
Công cụ kinh tế: là công cụ đánh trực tiếp vào quyền lợi và thu nhập của các doanh
nghiệp, bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các công cụ kinh tế rất đa dạng (như thuế môi trường, quỹ môi trường, phí môi
trường, côta môi trường, nghị định 67 CP về thu phí nước thải) và được xây dựng, áp dụng
cho từng quốc gia, tùy thuộc vào mức độ phát triển của kinh tế và sự chặt chẽ của các quy
định pháp luật đã có.
Việc quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế nhằm đem lại sự mềm dẻo, chi phí
– hiệu quả cho các biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm. Phần lớn các công cụ này đã kích
thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm để đạt được các
mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế
còn cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô
nhiễm. Nước ta đã áp dụng các công cụ kinh tế như:
- Lệ phí ô nhiễm: là loại công cụ được thực hiện dựa trên nguyên tắc “người gây ô
nhiễm phải đóng góp tài chính để khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường” và “ai hưởng
thụ môi trường trong lành phải đóng phí cho công tác cải thiện môi trường”. Nguyên tắc này
bắt buộc các đối tượng gây ONMT phải làm sạch hoặc phải bồi thường cho những hậu quả do
mình gây ra. Đối với các cơ sở không thực hiện nghiêm những quy định đã ban hành thì có

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

9


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An


thể thực hiện biện pháp cưỡng chế. Phí BVMT đối với nước thải là công cụ kinh tế hiệu quả
nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các K/CCN.
- Thuế sử dụng các thành phần môi trường: áp dụng các loại thuế về các thành phần
môi trường như: thuế sử dụng đất, thuế rừng... đó là những loại thuế dùng để điều tiết thu
nhập của những hoạt động khai thác tài nguyên, các thành phần môi trường. Hình thức thu
thuế sử dụng tài nguyên môi trường đánh vào tất cả các tổ chức kinh doanh trên các địa bàn
không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường
xuyên, có địa điểm hay không có địa điểm cụ thể. Các khoản thuế thu phải tưng ứng với mức
độ khai thác môi trường để có thể đầu tư trở lại cho vấn đề khắc phục và tái tạo môi trường.
- Lệ phí sản phẩm: lệ phí này đặt ra nhằm đánh vào các sản phẩm có hại cho môi
trường khi chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hay thải bỏ nó. Mức thu phí
này tùy vào mức độ nguy hại của sản phẩm đối với môi trường có liên quan gắn với sản phẩm
đó. Lệ phí sản phẩm là một hệ thống mềm dẻo, có thể áp dụng cho các nguồn ô nhiễm di động
và phân tán. Nó làm giảm sử dụng sản phẩm và kích thích thay thế sản phẩm, giúp tăng nguồn
thu cải thiện môi trường.
- Quỹ môi trường: Trong điều kiện nền kinh tế cả nước đang dần chuyển sang nền
kinh tế chủ yếu về phát triển công nghiệp. Do đó, chi phí để cho các hoạt động BVMT như
QLMT, xử lý chất thải, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường... là rất lớn. Hình thức này
không tạo ra sản phẩm ngay nên không khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm đóng góp.
Trước thực tế đó thì việc xây dựng hệ thống BVMT đáp ứng những nhu cầu trên là một thực
tế cấp bách. Tùy vào trường hợp, hoàn cảnh cụ thể, quỹ môi trường được dùng để cho vay với
lãi xuất thấp, không lãi xuất hoặc dưới hình thức cấp cho các cơ sở sản xuất đang gặp khó
khăn trong vấn đề tìm nguồn vốn đầu tư vào công tác BVMT. Quỹ này sẽ bao gồm ngân sách
của Nhà nước, đóng góp bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, các khoản thu phí, lệ phí, các
khoản đóng góp tự nguyện, các nguồn tài trợ từ nước ngoài...
2.3.4 Biện pháp kỹ thuật
Công cụ kỹ thuật: các công cụ đánh giá môi trường, quan trắc môi trường, kiểm toán
môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng... Nói
chung, công cụ kỹ thuật có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ONMT hoặc quản lý

chất ô nhiễm trong quá trình hình thành, vận hành hoạt động sản xuất và nó được thực hiện
thông qua vai trò kiểm soát và giám sát. Ngoài ra, còn có một số công cụ phụ trợ như GIS, mô
hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông cũng được áp dụng để BVMT ở nước ta.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm
tại nguồn đồng thời tiết kiệm nguyên nhiên liệu ở nước ta cũng dần được quan tâm
Sản xuất sạch hơn là một công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra các phương thức sử dụng
nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí
hoạt động, phế thải và ONMT.
Bằng cách khảo sát các quy trình sản xuất một cách có hệ thống, từ nguyên liệu đầu
vào cho đến sản phẩm đầu ra sản xuất sạch hơn có thể đề ra các giải pháp tiết kiệm rất thực tế,
để từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và góp phần BVMT. Sản xuất sạch hơn chú trọng
đến việc thay đổi nhận thức, cải tiến công nghệ và phương thức quản lý cũng như áp dụng các
bí quyết giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm...
Sau đây đưa ra một số ví dụ minh họa về các nhóm giải pháp và lợi ích khi thực hiện
sản xuất sạch hơn:

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

10


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

Bảng 2.2: Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong một số cơ sở sản xuất
Thực hiện

Ví dụ

Quản lý nội vi tốt


Một xí nghiệp may bố trí các công tắc đèn cho từng khu vực cần
chiếu sáng và đào tạo nhân viên tắt đèn tại những nơi không cần
chiếu sáng.

Tái chế hoặc tái sử dụng

Một xưởng đúc thu hồi lượng cát đã sử dụng từ những khuôn cũ để
làm ra những khuôn đúc mới

Thay đổi công nghệ hoặc thiết Một công ty chuyên mạ điện đã thay thế hệ thống súc rửa nước vào
bị
– ra bằng hệ thống nước tuần hoàn để giảm tiêu thụ nước.
Thiết kế lại sản phẩm

Một nhà sản xuất đèn pin đã thay thế pin khô thông thường bằng hệ
thống dynamo quay tay nhằm tránh sử dụng pin và rác thải độc hại
từ các pin đã qua sử dụng.

Điều chỉnh hoặc kiểm soát quy Một khách sạn đã hạ nhiệt độ nước nóng dùng cho nhà giặt từ 900C
trình sản xuất
xuống còn 600C để tiết kiệm dầu đốt và điện năng.
Thay thế nguyên vật liệu đầu Một xí nghiệp in đã thay thế mực dạng dung môi bằng loại mực
vào
nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí do hơi của dung môi.
Tạo ra sản phẩm phụ có giá trị Một xưởng thuộc da đã thu hồi lông, da thải ra và bán cho nhà thầu
gia tăng
để làm phân compost.
Nguồn: Phòng quản lý môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM

Một số giải pháp giải pháp công nghệ nhằm kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất

cũng được áp dụng
- Đối với khí thải
Bảng 2.3: Các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí một số ngành
Ngành sản xuất
Cơ khí

Phương án khống chế ô nhiễm
- Thông thoáng nhà xưởng.
- Hấp thụ hơi acid bằng kiềm (khu vực làm sạch bề mặt kim loại).

Vật liệu xây dựng

- Tổ hợp xyclon để thu bụi tinh.
- Hấp thụ HF bằng dung dịch kiềm.
- Lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp.

Chế biến nhựa

- Lọc bụi túi vải.
- Thông thoáng nhà xưởng.

Khói thải lò hơi, lò cấp - Hấp thụ khí thải trong kiềm.
nhiệt, máy phát điện
- Phát tán qua ống khói.
- Thay đổi nhiên liệu đốt.
Giày dép, may mặc

- Thông thoáng nhà xưởng.
- Lọc bụi tay áo.


SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

11


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

Ngành sản xuất
Chế biến gia công gỗ

Phương án khống chế ô nhiễm
- Xyclon và lọc bụi tay áo.
- Thông thoáng nhà xưởng.

Dụng cụ điện, điện tử

- Hấp thụ hơi acid bằng dung dịch kiềm.
- Thông thoáng nhà xưởng.

Chế biến lương thực, - Lọc bụi ướt bằng tháp đệm.
thực phẩm
- Xử lý mùi hôi bằng phân hủy nhiệt kết hợp với hấp thụ lớp đệm. Hoặc
oxy hóa khử với máy sản xuất ozon vừa khử mùi lẫn khử độc.

- Đối với nước thải
Khống chế ô nhiễm nước thải bằng cách kiểm soát và xử lý triệt để nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Đối với nước mưa chảy tràn có hệ thống
thu gom, các bể lắng cát và song chắn rác; nước mưa được lắng lọc sơ bộ trước khi thải vào
nguồn tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt được tiến hành khử trùng sau khi xử lý cục bộ và để
đảm bảo cho sự an toàn môi trường tiếp nhận ta nên xử lý lần hai tại hệ thống xử lý nước thải

của các cơ sở, nhà máy hoặc nhà máy xử lý tập trung.
Tùy thuộc vào đặc thù của ngành, đặc trưng cơ bản của nước thải sản xuất mà biện
pháp xử lý có thể là sinh học hay hóa học; chẳng hạn như ngành chế biến thực phẩm thì biện
pháp xử lý chủ yếu là sinh học hiếu khí kết hợp sục khí tăng cường; ngành cơ khí, luyện kim
thì biện pháp chủ yếu là keo tụ, lắng lọc có kết hợp tách dầu mỡ. Đối với các K/CCN có hệ
thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Đối với CTR
CTR công nghiệp và CTNH được phân loại tại nguồn theo từng loại rác công nghiệp
và khả năng tái sử dụng cho các mục đích khác nhau (sắt, đồng, nhựa có thể tái sinh, thủy
tinh...). CTNH được tạm thời thu gom và lưu giữ ở vị trí an toàn hoặc đem xử lý theo quy
định về ”Quản lý CTNH”.
Đối với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại có nguồn gốc hữu
cơ và dễ phân hủy thì đem chôn lấp. Một số loại chất thải như sản phẩm hỏng, phế liệu sản
xuất... thì được tái chế, chủ yếu áp dụng đối với các cơ sở gia công, chế biến sắt thép, nhựa.
Biện pháp thiêu đốt thường áp dụng đối với các loại CTNH do đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển, xử lý đã được cấp phép hoạt động và có đủ cơ sở vật chất để xử lý. Nhưng thực
tế vấn đề chất thải nguy hại đang là một vấn đề cấp bách, vì hầu hết các doanh nghiệp chịu
trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại vẫn chưa đảm bảo đúng các yêu cầu của pháp luật. Do đó
Nhà nước ta cần có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm xử lý môi trường hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

12


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

CHƯƠNG III – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA
3.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN ĐỨC HÒA

3.1.1 Vị trí địa lý
Đức Hòa là huyện vùng cao nằm về phía Tây Bắc và là vùng kinh tế trọng điểm của
tỉnh Long An, tổng diện tích tự nhiên là 427,706 km2, chiếm 9,5% diện tích toàn tỉnh (thống
kê năm 2007). Tọa độ địa lý: từ 106016’05” đến 106031’37” kinh độ Đông và từ 10044’19”
đến 11017’37” vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính của huyện Đức Hòa:
- Phía Bắc giáp huyện Củ Chi (TP.HCM) và huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh)
- Phía Nam giáp huyện Bến Lức
- Phía Đông giáp huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh (TP.HCM)
- Phía Tây giáp huyện Đức Huệ

Hình 3.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Đức Hòa

SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

13


Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Đức Hòa - tỉnh Long An

3.1.2 Cơ cấu và phân bố theo địa giới hành chính
Huyện Đức Hòa gồm có 3 thị trấn và 17 xã với diện tích được phân bố như sau:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp diện tích tự nhiên huyện Đức Hòa
STT

Đơn vị

Diện tích tự nhiên (ha)

1


Lộc Giang

1683.91

2

An Ninh Tây

2159.60

3

An Ninh Đông

1801.32

4

TT. Hiệp Hòa

1005.63

5

Hiệp Hòa

1891.47

6


Tân Mỹ

3647.98

7

Tân Phú

2757.24

8

TT. Hậu Nghiã

1242.90

9

Hòa Khánh Tây

2975.29

10

Hòa Khánh Nam

1603.73

11


Hòa Khánh Đông

1487.38

12

Đức Lập Thượng

1902.75

13

Đức Lập Hạ

2650.93

14

Mỹ Hạnh Bắc

3261.88

15

Mỹ Hạnh Nam

1751.96

16


Đức Hòa Đông

2564.43

17

Đức Hòa Hạ

2304.89

18

Đức Hòa Thượng

2197.29

19

TT. Đức Hòa

20

Hựu Thạnh
Tổng cộng

692.20
3187.28
42770.06


Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đức Hòa, 2007

Với điều kiện vị trí địa lý, giao thông thuận tiện (có hệ thống đường bộ nối liền với
TP.HCM, được bao quanh bởi tuyến sông VCĐ và 2 tuyến kênh Thầy Cai - An Hạ, được xem
như là tuyến đường thủy khá quan trọng của tuyến vành đai vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam), chiều dài đường ranh giới là 41,75 km, dọc tuyến ranh giới là các K/CCN tập trung và
KDC đô thị lớn của TP.HCM, phân bố dọc tuyến đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) theo phương
án đô thị đa trung tâm và lan tỏa, quỹ đất còn nhiều thuận lợi cho phát triển các KCN, KDC
SVTH: Nguyễn Thị Như Hiền

14


×