Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.25 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG


PHAN TRƯỜNG LỘC

TÊN ĐỀ TÀI :

“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG ”

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG


PHAN TRƯỜNG LỘC

TÊN ĐỀ TÀI :

“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG ”

LUẬN VĂN KỸ SƯ


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

KS. BÙI QUANG MẠNH ANH

PHAN TRƯỜNG LỘC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008


LỜI CẢM ƠN

Ba – Mẹ; Con xin cảm ơn Ba – Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và chăm lo mọi mặt để
con có được như ngày hôm nay, để con có đủ tự tin, trưởng thành và vững bước trên đường
đời dù có muôn vàn khó khăn sau này. Xin cảm ơn những người thân đã luôn ủng hộ, động
viên con trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi gắm lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Tp.HCM , đặc biệt Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa
Môi Trường, cảm ơn Thầy – Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt quãng thời gian học tập tại trường.
Tôi vô cùng cảm ơn Thầy Bùi Quang Mạnh Anh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Hải Sản Bình Đông cùng
các anh chị trong Phòng Kỹ Thuật, Phòng Kế Toán và các phòng ban khác – những người đã
hết lòng quan tâm, tận tình chỉ bảo và truyền đạt cho Tôi những kinh nghiệm làm việc thực tế
và những bài học quý báu trong cuộc sống.
Và xin cảm ơn những bạn bè Tôi, cảm ơn các bạn đã ở bên cạnh động viên, giúp đỡ và

tạo thêm nhiều nghị lực để Tôi có thể vượt qua những lúc tưởng chừng như rất khó khăn.
Tôi cảm ơn bản thân mình vì đã có những người thân như thế bên cạnh.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2008
Người viết
PHAN TRƯỜNG LỘC


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN TRƯỜNG LỘC. Đại học Nông Lâm 2008.Đề tài :“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG”
Đề tài thực hiện hướng đến xây dựng thành công chương trình sản xuất sạch hơn cho công ty
cổ phần hải sản Bình Đông, bao gồm các nội dung sau:
Công ty Bình Đông nằm ở vị trí gần trung tâm Tp HCM,trong suốt quá trình hoạt động chế
biến thủy hải sản của mình công ty Bình Đông luôn được yêu cầu phải đảm bảo các vấn đề
bảo vệ môi trường trong sản xuất.Để vừa đảm bảo các yêu cầu về môi trường vừa đảm bảo lợi
ích trong kinh doanh, Ban Lãnh Đạo công ty đã quan tâm đến các giải pháp sản xuất sạch hơn
để áp dụng cho công ty mình.Tuy nhiên, do không có chương trình cụ thể nên trong qúa trình
thực hiện công ty đã gặp nhiều khó khăn, không theo dõi được lợi ích thu được từ các giải
pháp đã thực hiện, không đề xuất được các giải pháp SXSH mới.Trong quá trình thực tập tại
công ty, Tôi đã nhận thấy cần thiết phải xây dựng một chương trình thực hiện sản xuất sạch
hơn cụ thể cho công ty để công ty có thể thực hiện thành công sản xuất sạch hơn bảo vệ môi
trường.
Chương trình SXSH xây dựng đã đề xuất được hơn 40 giải pháp,trong đó có 41 giải pháp có
tính khả thi cao, dự kiến sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho công ty.Trong đó, dự kiến sẽ
tiết kiệm đến 30% lượng nước sử dụng .Về năng lượng, các giải pháp tiết kiệm năng lượng
như lắp tụ bù, lên kế hoạch chạy tủ đông, dùng máy đá vảy thay cho máy đá đập…cũng giúp
công ty tiết kiệm khoảng 240KW điện/ngày tức khoảng 8% lượng điện sử dụng.
Kết hợp với các thông tin từ các chương trình HACCP, SSOP đang thực hiện rất thành công ở
công ty, cùng với các đề xuất phân công trách nhiệm cho các thành viên của đội SXSH, phổ
biến rộng rãi thông tin chương trình SXSH trong toàn công ty thì khả năng thực hiện thành

công chương trình SXSH ở công ty Bình Đông là chắc chắn.

i


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN............................................................................................ 2
1.3.1 Nội dung nghiên cứu................................................................................................................................ 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................................. 2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................................................... 2
1.3.4 Cấu trúc của khóa luận............................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN .................................................................................................................................. 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ............................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm SXSH....................................................................................................................................... 3
2.1.2 Các lợi ích của sản xuất sạch hơn về kinh tế và môi trường ................................................................. 3
2.1.3 Các nguyên tắc và kỹ thuật, phương pháp thực hiện sản xuất sạch hơn................................................ 3
2.1.4 Những dự án điển hình liên quan đến hoạt động sản xuất sạch hơn tại Việt Nam................................ 5
2.1.5 Một số kết quả đạt được về SXSH tại Việt Nam...................................................................................... 6
2.2 NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.... 7
2.2.1 Tổng quan ngành chế biến thủy sản của Việt Nam................................................................................. 7
2.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường ngành chế biến thủy sản của Việt Nam ............................................... 9
2.2.3 Hiện trạng áp dụng SXSH trong ngành CBTS ở Việt Nam................................................................... 14
2.3 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG ................................................................. 15

2.3.1 Tổng quan công ty cổ phần hải sản Bình Đông .................................................................................... 15
2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................................................ 16
2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty...................................................................................................... 16
2.3.4 Tổ chức hành chính................................................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3 – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 18
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................... 18
3.1.1 Khảo sát hiện trạng tổ chức sản xuất và hiện trạng môi trường công ty Bình Đông .......................... 18
3.1.2 Nhận dạng và đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn ............................................................................ 18
3.1.3 Lựa chọn và xây dựng kế hoạch áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn đã đề xuất ..................... 18
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 18
3.2.1 Khảo sát ................................................................................................................................................. 18
3.2.2 Cân bằng vật chất và năng lượng ......................................................................................................... 19
3.2.3 Đề xuất lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn .............................................................................. 19
3.2.4 Thực hiện và duy trì sản xuất sạch hơn................................................................................................. 19
3.2.5 Phương pháp tính toán .......................................................................................................................... 19
3.2.6 Phương pháp thực nghiệm..................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 4 – ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG
................................................................................................................................................................................... 21
4.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG.......................................................................................................................... 21
4.1.1 Giới thiệu chung..................................................................................................................................... 21
4.1.2 Qui trình công nghệ ............................................................................................................................... 21
4.1.3 Tình hình tiêu thụ nước và nguyên liệu ................................................................................................. 24
4.1.4 Tình hình sử dụng năng lượng............................................................................................................... 25
4.1.5 Hiện trạng môi trường ........................................................................................................................... 25
4.1.6 Nhận xét hiện trạng và thành lập đội SXSH.......................................................................................... 26
4.2 PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN........................................ 28
4.2.1 Cân bằng vật chất .................................................................................................................................. 28
4.2.2 Phân tích qui trình ................................................................................................................................. 31
4.2.3 Định giá dòng thải ................................................................................................................................. 34
4.3 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN................................................ 34


ii


4.3.1 Chương trình SXSH của công ty Bình Đông......................................................................................... 34
4.3.2 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn.............................................................................................. 35
4.3.3 Phân loại và đánh giá sơ bộ các giải pháp sản xuất sạch hơn ............................................................ 36
4.3.4 Phân tích tính khả thi của các giải pháp sản xuất sạch hơn ................................................................ 37
4.4 THỰC HIỆN VÀ DUY TRÌ CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ................................................ 41
4.4.1 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH............................................................................................... 41
4.4.2 Kế hoạch duy trì thực hiện SXSH .......................................................................................................... 42
4.4.3 Định hướng các giải pháp nghiên cứu thêm ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 44
5.1 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................... 44
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................................... 46

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXSH
XLNT
CTR
COD
BOD5
QLNV
CTTB
KSQT

THTSD
CTQT
QC
CBTS

Sản xuất sạch hơn
Xử lý nước thải
Chất thải rắn
Nhu cầu oxy hóa học
Nhu cầu oxy sinh hóa
Quản lý nội vi
Cải tiến thiết bị
Kiểm soát qui trình
Tuần hoàn tái sử dụng
Cải tiến qui trình
Quản lý xưởng sản xuất
Chế biến thủy sản

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng_2.1: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch năm 2005 theo mặt hàng .................................................. 8
Bảng_2.2 : Lưu lượng nước thải chế biến thủy sản của một số công ty CBTS điển hình................................ 9
Bảng_2.3 : Thành phần và tính chất nước thải một số xí nghiệp chế biến thủy sản ..................................... 11
Bảng_2.4 : Các tác động về môi trường của các khí ô nhiễm từ chế biến thủy sản........................................ 14
Bảng_2.5 :Lợi ích kinh tế thu được khi áp dụng SXSH ở một vài công ty CBTS ở Tp. HCM ..................... 15
Bảng_4.1:Tổng hợp tình hình tiêu thụ nước năm 2007 ..................................................................................... 24

Bảng_4.2 : Tình hình sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu và định mức điện, nước các tháng trong năm 2007 .. 25
Bảng_4.3 : Lượng dầu DO sử dụng trong thời gian gần đây ............................................................................ 25
Bảng_4.4 : Tính chất nước thải từ các phân xưởng ........................................................................................... 26
Bảng_4.5 : Kết quả kiểm nghiệm nước thải sau xử lý........................................................................................ 26
Bảng_4.6: Thành phần đội SXSH công ty Bình Đông........................................................................................ 27
Bảng_4.7:Bảng phân tích các nguyên nhân phát sinh dòng thải ...................................................................... 33
Bảng_4.8 : Định giá dòng thải/tấn sản phẩm ...................................................................................................... 34
Bảng_4.9:Kết quả phân loại và đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH ............................................................... 36
Bảng_4.10:Tổng hợp phân tích khả thi kinh tế các giải pháp SXSH ............................................................... 37
Bảng_4.11:Bảng tổng hợp phân tích thứ tự ưu tiên các giải pháp SXSH........................................................ 39
Bảng_4.12 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH .......................................................................................... 41
Bảng_4.13: Kế hoạch duy trì SXSH ..................................................................................................................... 42
Bảng_4.14: Định hướng các giải pháp cần nghiên cứu thêm ............................................................................ 43

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình_2.1: Các bước chi tiết của chương trình sản xuất sạch hơn ...................................................................... 4
Hình_2.2:Giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản (Từ năm 1990 đến năm 2002)............................................... 8
Hình_2.3:Sơ đồ tổ chức hành chính công ty Bình Đông .................................................................................... 17
Hình_3.1 : Nguyên tắc cân bằng vật chất ............................................................................................................ 19
Hình_4.3: Sơ đồ dòng vật chất cho qui trình chế biến mực đông lạnh ............................................................ 29
Hình_4.4: Sơ đồ cân bằng vật chất cho qui trình chế biến mực đông lạnh ..................................................... 29
Hình_4.5 : Sơ đồ cân bằng dòng nước trong phân xưởng chế biến mực đông lạnh....................................... 30

vi



CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trên đường triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc
độ cao, cùng với sự phát triển công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng.Khối lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác để phục vụ cho sản xuất và khối
lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào tự nhiên ngày càng tăng.Việc ngăn
chặn ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Việc giải quyết vấn đề môi trường, chi phí cho môi trường hiện lại là một gánh nặng
cho đa số các công ty, các doanh nghiệp.Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay khi cạnh tranh
ngày càng gay gắt, và chi phí cho nhân công, nguyên vật liệu ngày càng tăng thì việc nâng cao
hiệu suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Và : “Hiểu được những giá trị mà một doanh nghiệp
có thể đạt được nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là bước đi đầu tiên
trên con đường tiến tới phát triển bền vững : tiến tới một thế giới mà ở đó các nguồn lực được
quản lý hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, cả thế hệ hiện nay và các thế hệ
tương lai”-J.Lash.Chủ tịch viện nghiên cứu các nguồn tài nguyên thế giới.
Do đó, một cách tiếp cận mới đã và đang được thực hiện trên thế giới đó là áp dụng
sản xuất sạch hơn.Có thể nói, đây là một trong những phương án hữu hiệu không những mang
lại những lợi ích về kinh tế mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm, giảm nhu cầu xử lý chất
thải, cho phép các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở nước ta trong những năm gần đây là một
trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Thời gian gần đây để giải quyết vấn
đề ô nhiễm, hầu hết các xí nghiệp chể biến thủy sản ở nước ta chọn hướng giải hoàn thiện hệ
thống xử lý nước thải nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý và bảo vệ môi
trường.Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư cho các công trình xử lý chất thải cuối
đường ống thường rất tốn kém.Trong khi đó, hiệu quả của việc đầu tư này chỉ cải thiện được
phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường với điều kiện các công trình xử lý được vận hành
thường xuyên và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
SXSH thực hiện trong nhà máy chế biến thủy sản là việc tiết kiệm năng lượng, nguyên

liệu và giảm thiểu chất thải ; từ đó có thể tìm ra một phương pháp sản xuất mới, cải tiến kỹ
thuật và thay đổi nhận thức cho người quản lý và công nhân.
Được sự đồng tình, hỗ trợ của Ban Giám Đốc công ty cổ phần hải sản Bình Đông, sự
đồng ý của khoa công nghệ môi trường-Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và
sự hướng dẫn của thầy Bùi Quang Mạnh Anh tôi đã thực hiện đề tài “Xây Dựng Chương
Trình Sản Xuất Sạch Hơn Cho Công Ty Cổ Phần Hải Sản Bình Đông”.Tôi mong với đề
tài này công ty Bình Đông sẽ có một hướng tiếp cận hiệu quả kết hợp vừa bảo vệ môi trường
đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này thực hiện hướng đến việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm mục tiêu :
 Giảm thiếu ô nhiễm môi trường do hoạt động chế biến thủy hải sản,cụ thể là ở
công ty cổ phần hải sản Bình Đông.
 Nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong hoạt động chế biến
thủy sản của công ty Bình Đông.


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện gồm các nội dung sau:
 Khảo sát hiện trạng sản xuất và các vấn đề môi trường tại công ty cổ phần hải
sản Bình Đông.
 Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty cổ
phần hải sản Bình Đông.
 Xây dựng chương trình thực hiện và duy trì các giải pháp SXSH
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xây dựng chương trình SXSH cho công ty cổ phần hải sản Bình Đông-số 49
đường Bình Đông, phường 11, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.Đây là một công ty
chuyên sản xuất các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh cho tiêu dùng và xuất khẩu.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 20/02/2008 đến ngày 30/06/2008

1.3.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận này được viết gồm 5 chương :
Chương_1 : MỞ ĐẦU
Chương_2 : TỔNG QUAN
Chương_3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương_4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương_5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2


CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN

2.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1.1 Khái niệm SXSH
Theo UNEP :
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi
trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và
giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo tồn nguyên liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải
ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực
trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và
phát triển các dịch vụ.
2.1.2 Các lợi ích của sản xuất sạch hơn về kinh tế và môi trường
a.







Liên tục cải thiện điều kiện môi trường.
Giảm bớt lượng chất thải thải ra môi trường.
Bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường.
Giảm bớt sức ép pháp lý về môi trường.
Giúp các doanh nghiệp tuân thủ các qui định pháp luật tốt hơn.
b.









Về kinh tế:

Giảm chi phí nguyên vật liệu
Giảm chi phí xử lý chất thải
Giảm chi phí năng lượng
Giảm chi phí cho đổ bỏ chất thải
Cải thiện hiệu suất của qui trình sản xuất
Cải thiện chất lượng sản phẩm
Tăng năng suất lao động
c.






Về môi trường:

Các lợi ích khác:

Tạo môi trường làm việc tốt hơn cho công nhân
Là con đường để tiếp cận với các nguồn tài chính
Nâng cao hình ảnh trong công chúng

2.1.3 Các nguyên tắc và kỹ thuật, phương pháp thực hiện sản xuất sạch hơn
a.

Các nguyên tắc của sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn yêu cầu:



Thay đổi thái độ, cách nhìn
Thực hiện quản lý môi trường có trách nhiệm





Từng bước cải thiện công nghệ hiện có
Thúc đẩy thay đổi công nghệ, chuyển sang sử dụng các công nghệ mới hơn,


sạch hơn.
b.

Kỹ thuật và phương pháp thực hiện sản xuất sạch hơn

Có rất nhiều phương pháp SXSH được thiết lập ở nhiều quốc gia khác nhau.Hình_2.1
là một phương pháp luận thực hiện sản xuất sạch hơn theo sáu bước và mười tám nhiệm vụ
thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn một cách có hệ thống mà trong thời gian qua các dự án
trình diễn tại Việt Nam đều thực hiện theo phương pháp này.

BƯỚC 1 :BẮT ĐẦU
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn các công đoạn gây lãng phí nhất

BƯỚC 2:PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ
Nhiệm vụ 4: Lập sơ đồ công nghệ sản xuất
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
Nhiệm vụ 6: Tính toán các chi phí theo dòng chảy
Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân gây thải

BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH
Nhiệm vụ 8: Hình thành các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất

BƯỚC 4 :LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá các khía cạnh về môi trường

Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp

BƯỚC 5 :THỰC HIỆN SXSH
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

BƯỚC 6 :DUY TRÌ SXSH
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 18: Lựa chọn các công đoạn tiếp theo

Hình_2.1: Các bước chi tiết của chương trình sản xuất sạch hơn

4


2.1.4 Những dự án điển hình liên quan đến hoạt động sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Từ năm 1995 đến nay Chính phủ đã tiếp nhận khoảng 20 dự án quốc tế và đề tài cấp
Nhà nước về SXSH, giảm thiểu chất thải và các lĩnh vực có liên quan khác. Trong đó, một số
dự án điển hình liên quan đến hoạt động SXSH tại Việt Nam trong thời gian qua có thể kể đến
như :
Dự án “Những chiến lược và cơ chế khuyến khích đầu tư cho SXSH tại các nước đang
phát triển” do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Vụ Công nghiệp và Môi trường của UNEP.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện dự án
này với mục tiêu là nhằm tăng cường sản xuất bền vững trên cơ sở chiến lược SXSH, thông
qua việc xây dựng mối quan hệ tương tác hiệu quả hơn giữa các ngành sản xuất với tài chính
và đầu tư.
Dự án “Cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản” (SEAQIP) do Đan Mạch tài trợ
thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hỗ trợ phát triển ngành thủy sản Việt Nam giữa Bộ Thủy sản
Việt Nam và Bộ Ngoại giao Đan Mạch năm 1994. Thời gian thực hiện dự án: giai đoạn 1

(6/1996 - 12/1999); giai đoạn 2 (2/2000 - 12/2005). Một trong những hoạt động của dự án
trong giai đoạn 2 là hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng SXSH và
xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
Dự án “Trung tâm quốc gia về SXSH” của UNIDO do Ban thư ký Nhà nước về các
vấn đề kinh tế của Thụy Sỹ hỗ trợ về mặt tài chính thông qua UNIDO. Tại Việt Nam, Viện
KHCNMT, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ quan chủ trì thực hiện. Mục tiêu của dự
án nhằm góp phần vào sự phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam thông qua việc phổ
biến khái niệm SXSH và hỗ trợ việc thực hiện SXSH trong công nghiệp. Trên cơ sở đó, năm
1998, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã được thành lập với nhiệm vụ chính là: đào tạo
nguồn nhân lực về SXSH; trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại các doanh nghiệp công
nghiệp; phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về SXSH; nghiên cứu và đề xuất các
khuyến nghị chính sách khuyến khích áp dụng SXSH trong công nghiệp.
Dự án “Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh - Sản xuất sạch
hơn” do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ chính và UNIDO hỗ trợ
về mặt kỹ thuật. Giai đoạn 1 của dự án là nghiên cứu khả thi và bắt đầu từ năm 1996. Giai
đoạn 2 bắt đầu từ năm 1997 và là giai đoạn trình diễn mô hình SXSH tại 6 nhà máy thuộc 3
ngành: dệt, giấy và chế biến thực phẩm. Giai đoạn 3 được chính thức khởi động từ 12/2002
với mục tiêu: (1) xây dựng các chính sách và chiến lược nhằm khuyến khích và hỗ trợ thực
hiện SXSH tại các cơ sở công nghiệp; (2) tiếp tục hỗ trợ, cung cấp cho các doanh nghiệp, các
nhà tư vấn về môi trường và các chuyên gia năng lượng các khóa huấn luyện, đào tạo kiến
thức chuyên sâu về SXSH và hiệu quả năng lượng; (3) thực hiện các dự án trình diễn tại các
nhà máy tham gia nhằm nuôi dưỡng và tạo thị trường SXSH bằng cách hỗ trợ các chuyên gia
thực hiện đánh giá SXSH đảm bảo chất lượng, thiết lập các tổ hợp SXSH cho các doanh
nghiệp nhỏ để giúp họ hợp tác và tự giúp nhau trong quá trình thực hiện SXSH; (4) thiết lập
mạng lưới hoạt động về SXSH (bao gồm: thành lập mạng lưới các chuyên gia thực hiện tư
vấn và đánh giá SXSH, thành lập Trung tâm SXSH và Tiết kiệm năng lượng tại TP.HCM).
Dự án "Đẩy mạnh các dịch vụ mới về SXSH tại Việt Nam thông qua Trung tâm sản
xuất sạch Việt Nam" đã được Đại sứ quán Thụy Sĩ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên
Hợp Quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ký thỏa thuận khởi động. Mục tiêu của dự án
được thực hiện trong 3 năm (2005-2007), là cải thiện hiệu quả sinh thái và trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp thông qua sử dụng các công cụ như đánh giá SXSH, chuyển giao công nghệ
thân thiện môi trường và mở rộng thị trường SXSH. Theo hướng này, dự án sẽ cung cấp các
dịch vụ tư vấn như đánh giá SXSH tại nhà máy, tư vấn công nghệ và tài chính; đào tạo và hỗ
trợ các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân; mở rộng mạng lưới SXSH ở Việt Nam thông qua việc

5


thành lập một đầu mối ở phía Nam và mở rộng hỗ trợ kỹ thuật tại Lào, Campuchia; xúc tiến
thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường.
Ngoài các dự án trên, còn có Dự án môi trường Việt Nam – Canada với mục tiêu tăng
cường năng lực quản lý môi trường ở cấp độ quốc gia và địa phương thông qua việc cung cấp
các trợ giúp kỹ thuật, đào tạo và thiết bị. Dự án này do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý,
chủ trì thực hiện và các địa phương tham gia dự án bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và
Bình Dương…
Có thể nói, các dự án trên đã phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản
lý, kỹ thuật cũng như doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với chiến lược SXSH, góp
phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền
vững của đất nước.
2.1.5 Một số kết quả đạt được về SXSH tại Việt Nam
Việc triển khai SXSH ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các hoạt
động như: phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, năng lực; trình diễn kỹ thuật đánh giá
SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công nghiệp đưa SXSH vào hoạt động sản
xuất kinh doanh; hoặc tập trung vào các hoạt động như hỗ trợ chính sách; đào tạo nguồn nhân
lực và xây dựng năng lực quốc gia về SXSH.
a.

Về phổ biến thông tin

Có thể nói, SXSH vẫn còn là một lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam nói chung và các

tỉnh thành trong cả nước nói riêng. Tuy nhiên, thông qua các đề tài nghiên cứu cũng như các
dự án tài trợ từ những tổ chức quốc tế, khái niệm SXSH đã được phổ biến và ngày càng trở
nên quen thuộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp cũng như các bộ, ngành quản lý sản xuất đã quan tâm nhiều hơn đối với SXSH
và đã có nhiều hình thức cũng như hoạt động nhằm triển khai thực hiện chương trình này.
b.

Về trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH

Từ năm 1995 đến nay, SXSH đã được thử nghiệm tại Việt Nam với sự tham gia trình
diễn của trên 100 doanh nghiệp tại 21 địa phương trên toàn quốc, trong đó, thành phố Hồ Chí
Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng các doanh nghiệp thực hiện trình diễn kỹ thuật đánh
giá SXSH (27 doanh nghiệp). Có thể nói, con số này vẫn còn quá nhỏ so với tổng số doanh
nghiệp của cả nước. Hơn nữa, tuy đã có 21 tỉnh và thành phố tham gia, nhưng hoạt động
SXSH mới chỉ tập trung chủ yếu ở một số ngành nhất định như: giấy, dệt, da giầy, kim loại,
hóa chất, vật liệu xây dựng và thực phẩm (bao gồm: chế biến thủy sản và bia). Tuy nhiên, kết
quả đạt được trong thời gian qua thật sự rất đáng khích lệ. Qua các dự án trình diễn về SXSH
cho thấy, các doanh nghiệp tham gia đều đã tiết kiệm được lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu,
nước, hóa chất…, vì vậy cũng góp phần làm tăng nguồn lợi kinh tế một cách đáng kể.
c.

Về đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực

Một trong những trở ngại lớn đối với công tác triển khai SXSH tại Việt Nam là việc
thiếu các chuyên gia được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Vì vậy, một trong những vấn đề
được đặt ra hàng đầu là phải đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc gia về SXSH.
Trên cơ sở đó đã có nhiều dự án quan tâm và tài trợ cho lĩnh vực này, đặc biệt là dự án về việc
hình thành Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam. Kể từ khi thành lập, Trung tâm đã có nhiều
hoạt động đào tạo như: đào tạo theo chuyên ngành, chuyên sâu; đào tạo về kỹ năng nhằm bổ
trợ các kiến thức hoặc các lĩnh vực mới có liên quan đến xúc tiến SXSH; hoặc đào tạo theo

yêu cầu và ngay cả đưa SXSH vào chương trình giảng dạy đại học...
d.

Về hoạt động hỗ trợ chính sách

Ngoài các chiến lược, kế hoạch hành động có liên quan đến SXSH đã được ban hành ở
cấp quốc gia, ở địa phương như TP.HCM cũng đã có dự án tài trợ cho lĩnh vực này nhằm đáp
6


ứng mục tiêu: (1) xây dựng kế hoạch hành động về áp dụng SXSH; (2) xây dựng chính sách
và cơ chế nhằm thúc đẩy việc áp dụng SXSH trong các ngành công nghiệp, đối với hoạt động
này, các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan đã tiến hành xây dựng các chính sách SXSH
như: chính sách môi trường, chính sách tài nguyên, chính sách phát triển công nghệ, chính
sách công nghiệp, chính sách đào tạo nâng cao nhận thức, và chính sách hỗ trợ. Đây là những
chính sách đã được soạn thảo, hoàn chỉnh và trình UBND TP.HCM quyết định ban hành trong
năm 2004. Ngoài ra, còn có tỉnh Khánh Hòa cũng đã hoàn thành việc xây dựng chương trình
SXSH cho riêng địa phương mình...
2.2 NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
2.2.1 Tổng quan ngành chế biến thủy sản của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển Đông Nam Á. Trong suốt sự nghiệp hình thành,
bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn. Chính vì vậy,
phát triển, khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời với
bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh
tế – xã hội của nước ta.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống Kê, GDP của ngành thuỷ sản giai đoạn
1995 – 2003 tăng từ 6, 664 tỷ đồng lên 24, 125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai
thác hải sản giữ vị trí rất quan trong. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng
liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7, 7 % (giai đoạn 1991 -1995) và 10%

(giai đoạn 1996 – 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai
thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất
yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất – ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi
nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ
trọng GDP của ngành thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ 2, 9% (1995) lên 3,
4% (2000) và đạt 3, 93% vào năm 2003.
Bên cạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản thì ngành chế biến thuỷ hải sản đã đóng góp
xứng đáng trong thành tích của ngành thuỷ sản Việt Nam, chủ yếu là chế biến để xuất khẩu là
lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ và công nghệ quản lý tiên tiến
của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất
khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới.
Các cơ sở không ngừng gia tăng đầu tư đổi mới. Tốc độ tăng bình quân của các cơ sở chế biến
giai đoạn 1975 – 1985 là 17, 27% năm, giai đoạn 1991 – 1995 là 2, 86 % /năm, giai đoạn
1996 – 1999 là 17, 6%/năm. Trong giai đoạn 1991 – 1995 tốc độ gia tăng chậm, sau đó nhờ
thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới đất nước, đã tạo môi trường thuận lợi, giúp ngành
thuỷ sản hội nhập khu vực và thế giới. Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và
ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công
nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt. Đến năm 2003, cả nước có 332 cơ sở
chế biến thuỷ sản.
Năm 2005, ngành thuỷ sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, vượt qua những khó khăn
khách quan và chủ quan, đã có những thành tựu đáng kể giai đoạn 2001 – 2005: tổng sản
lượng đạt 3, 43 triệu tấn, tăng 9, 24% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2, 74 tỉ
USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. tính chung năm năm 2001
– 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 11 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị
xuất khẩu của cả nước.

7



Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao do các cơ sở chế biến ngày càng
hiện đại, công nghệ tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999,
đến nay đã có 171 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh
nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh
trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch
xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.

Hình_2.2:Giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản (Từ năm 1990 đến năm 2002)
Bảng_2.1: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch năm 2005 theo mặt hàng
Mặt hàng

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Đô la Mỹ)

Mực đông lạnh

27945, 8

103.581.955

Mặt hàng khác

148611, 5

496.155.270

Bạch tuộc đông lạnh


30995, 9

70.813.942

Hàng tươi sống

117, 8

511.531

Cá ngừ

28580, 1

78.401.516

Ruốc khô

7945, 3

4.908.968

Cá đông lạnh

208071, 1

531.849.204

Mực khô


11806, 3

75.292.960

Cá khô

21675,, 6

67.015.741

Tôm khô
Tôm đông lạnh
Tôm hùm, tôm vỗ
Total

757, 4
149871, 8
1, 1
636379, 7

3.015.363
1.307.155.108
25.200
2.738.726.758
(Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản, 2005)

8



2.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường ngành chế biến thủy sản của Việt Nam
a.

Nước thải

Nước thải là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất của ngành chế biến thuỷ hải
sản.Ngành CBTS đã sử dụng một lượng nước rất lớn (khoảng 70 m3/ tấn sản phẩm), trong quá
trình sản xuất, chế biến thủy hải sản, tức là đã thải ra môi trường một lượng lớn nước đã
nhiễm bẩn cùng với các chất thải rắn (đầu, vây, dè mực, vỏ tôm...) và các chất hữu cơ khác,
dễ bị phân hủy thành các khí độc hại, gây hôi thối, ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, lưu lượng nước thải CBTS của
một số công ty, xí nghiệp CBTS điển hình như Bảng_2.2 .
Bảng_2.2 : Lưu lượng nước thải chế biến thủy sản của một số công ty CBTS điển hình
Lưu lượng
Thứ
Cơ sở sản xuất
Ðịa chỉ
Mặt hàng chính
(m3/ ngày)
tự
Tôm, cá, mực đông
CTXNKTS
200
Âu Cơ-Tân Bình
1
lạnh
Seaprodex
Tôm, cá, mực đông
2

CTXNK Pimex
Hòa Bình -TBình
200
lạnh và khô
3
CTCBTS Nhân Hòa
Hòa Bình - T.Bình
Tôm, cá đông lạnh
100
Cá, lươn, Sò, điệp,
250
4
XNCBTS VI
AN Khánh-Thủ Ðức
Tôm . đông lạnh
Hương Lộ 14
Cá, tôm, mực .
1000
5
XNCB Cầu tre
Tân Bình
đông lạnh
Các mặt hàng thủy
100
6
XNLD Viet trosco
Bình Thới
sản
đông lạnh
Trạm đông lạnh thủy

Hương Lộ 14
Cá, tôm, mực đông
50
7
sản của công ty
Tân Bình
lạnh.
Animex
Các mặt hàng thủy
Hùng Vương
sản
200
8
XNÐL Việt Phú
Quận 11
đông lạnh
Các mặt hàng thủy
150
9
XNÐL Chợ lớn
Lạc Lông Quân
sản đông lạnh
Các mặt hàng thủy
500
10
XNÐL Cofidec
Xa lộ Hà Nội
sản
đông lạnh
Các mặt hàng thủy

Vườn lài Tân
sản
1200
11
Công Ty Trung Sơn
Bình
đông lạnh
Nghêu, sò, cá, mực,
Sea prodex Tiền
500
Mỹ Tho-Tiền Giang
12
Tôm đông lạnh
Giang

9


Bảng_2.2 (tiếp theo) : Lưu lượng nước thải chế biến thủy sản của một số công ty CBTS
điển hình
Thứ
tự

Cơ sở sản xuất

13

XNCB thủy súc
Sản Cafatex


14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Xưởng CBTS
F 90
Công ty thực
phẩm Anh Ðào
Công ty Thăng Lông
Công ty Trúc An
Công ty Hồng
Lông
XN khai thác
dịch vụ thủy sản
Xưởng chế biến thủy sản
(Công tyVLXD -khí đốt)
Xưởng chế biến

hải sản Trường Nguyên
Công ty chế biến
hàng xuất khẩu KH
Kinh doanh hàng
xuất khẩu KH
Cơ sở chế biến
đông lạnh 310
Doanh nghiệp Việt Thắng
Công ty chế biến thủy sản
xuất khẩu F 17
Công ty thực phẩm
Nam Trung bộ
Công ty thủy sản
Cam Ranh
Xưởng CBTS 147

Ðịa chỉ

Mặt hàng chính

Lưu lượng
(m3/ ngày)

Cần Thơ

Các mặt hàng TS

nông sản đông
lạnh


700

Nha Trang

Tôm, cá, mực

28

Nha Trang

Tôm, cá, mực, sò

72

Nha Trang
Nha Trang

Tôm, cá, mực
Tôm, cá, mực

30
100

Nha Trang

Tôm, cá, mực

50

Tôm, cá, mực,

ghẹ
Tôm, cá, mực,
ghẹ
Tôm, cá, mực,
ghẹ

50

Nha Trang

Tôm, cá, mực

50

Nha Trang

Tôm, cá, mực

50

Nha Trang

Tôm, cá, mực

33

Nha Trang

Tôm, cá, mực


55

Nha Trang

Tôm, cá, mực

200

Nha Trang

Tôm, cá, mực

28

Khánh Hòa

Tôm, cá, mực

55

Nha Trang

Tôm, cá, mực

28

Nha Trang
Nha Trang
Nha Trang


33

28

Nguồn Nguyễn Phước Hòa, 1998.

Thành phần và tính chất nước thải chế biến thủy sản:
Nước thải công nghiệp CBTS, bao gồm ba loại chính: nước thải sinh hoạt, nước thải
sản xuất và nước thải vệ sinh công nghiệp. Cả ba loại nước thải này đều có tính chất tương tự
nhau trong đó nước thải sản xuất có độ ô nhiễm cao nhất.
Thành phần chủ yếu của nước thải CBTS là protein, chất béo trong đó chất béo là
thành phần khó bị phân hủy bởi vi sinh vật. Thành phần, tính chất nước thải công nghiệp
CBTS thường thay đổi theo các mặt hàng của các cơ sở chế biến cũng như theo mùa vụ, công
nghệ chế biến ... Ngoài thành phần protein và chất béo thì trong nước thải công nghiệp CBTS
còn chứa các thành phần hữu cơ khi bị phân hủy sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian. Các axit
béo không bão hòa gây nên mùi hôi, thối khó chịu, độc hại, làm ô nhiễm về mặt cảm quan và
ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như chất lượng sản phẩm chế biến.

10


Bảng_2.3 : Thành phần và tính chất nước thải một số xí nghiệp chế biến thủy sản
Chỉ tiêu
phân tích

PH
COD
(mg/L)
BOD5
(mg/L)

SS (mg/L)
N-Amonia
(mg/L)
N- Hữu cơ
(mg/L)
N-NO3(mg/L)
P-PO43(mg/L)
Ðộ đụcFTU
Ðộ màu, PtCo
Coliform
(MPN/100
mL)

Xí nghiệp Ðông lạnh Cầu Tre
Tp.HCM

Nhà máy CBTS Ngô Quyền
Kiên Giang

Nhà máy
CB hải sản
Bà RịaVũng Tàu

Tiêu
chuẩn
cho
phép
(loại B)

Mẫu1

5, 28

Mẫu 2
6, 62

Mẫu 3
6, 23

Mẫu 4
7, 29

Mẫu 1
6, 62

Mẫu2
7, 32

Mẫu 3
7, 14

Mẫu 4
7, 08

6, 6-7, 9

5, 5-9

1110

1442


1573

986

893

336

230

1200

-

100

-

-

-

-

-

-

-


-

1000-2000

50

350

96

321

286

9, 5

55

36

32

1500-2000

100

12, 66

21, 52


28, 5

15, 83

165, 19

76

52, 71

98

94, 95

69, 63

107, 61

85, 46

-

-

-

-

0, 04


0, 04

0, 03

0, 02

-

-

-

-

1
Tổng Nitơ
75-230 mg/L

-

0, 25

0, 06

0, 57

0, 39

21, 01


12, 56

3, 75

12, 44

Tổng P: 3-10
mg/L

389

216

245

120

121

92

242

152

-

-


867

337

969

422

1674

852

2273

1600

-

-

-

-

-

-

893


336

230

1200

-

10.000

-

(Nguồn Cefinea Ðại học bách khoa T.P Hồ chí Minh)

Các đặc tính chung của nước thải chế biến thủy sản:
 pH thường nằm trong giới hạn từ 6, 5 – 7, 5 do có quá trình phân huỷ đạm và
thải ammoniac.
 Có hàm lượng các chất hữu cơ dạng dễ phân huỷ sinh học cao. Giá trị BOD5
thường lớn, dao động trong khoảng 300 – 2000 mg/l. giá trị COD nằm trong khoảng 500 –
3000 mg/l.
 Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 200 – 1000 mg/l.
 Hàm lượng lớn các protein và chất dinh dưỡng, thể hiện ở hai thông số tổng
Nitơ (50 – 200 mg/l) và tổng Photpho (10 – 100 mg/l). Để xử lý được chất ô nhiễm này triệt để
cần có hệ thống xử lý bậc 3 (xử lý chất dinh dưỡng). Điều này làm diện tích công trình và chi
phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rất lớn
 Thường có mùi hôi do có sự phân huỷ các axit amin.....
b.

Chất thải rắn


Cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp khác, hoạt động trong ngành công
nghiệp chế biến thủy sản đã đưa vào môi trường nhiều loại rác thải với mức thải (khối lượng
rác thải phát sinh), tỉ trọng (kg/m3) và có thành phần khác nhau, tùy theo quy mô, sản lượng
và mặt hàng sản xuất của cơ sở chế biến. Trong đại đa số trường hợp, chất thải rắn của ngành
chế biến thủy sản bao gồm các phế liệu được thải ra từ cơ thể động vật thủy sinh trong quá
trình chế biến: đầu, ruột, vẩy, vây, xương, đuôi. của các loài cá, các loài nhuyễn thể (mực,
vẹm, trai, ốc, điệp.), các loài giáp xác (các loại tôm, cua, ghẹ, mực.), các loại rong tảo và sinh
vật khác trong nước.
Trong quá trình chế biến các sản phẩm thủy sản đặc biệt là chế biến các sản phẩm
đông lạnh, đóng hộp và hun khói thì khối lượng các phế liệu rất nhiều. Tùy theo giống loài,
tuổi tác, giống đực cái, thời vụ khai thác thu hoạch, mức độ trưởng thành, sản phẩm cần chế
biến mà tỷ lệ phần ăn được và không ăn được (phế thải) có trong nguyên liệu thủy sản có thể
11


khác nhau. Trong trường hợp chung, cá có kích thước, khối lượng càng lớn thì tỷ lệ phần ăn
được càng cao.
Theo Nguyễn Trọng Cẩn, Ðỗ Minh Phụng, 1990 thì cá Thu Chấm, có trọng lượng trên
1000 gam thì tỷ lệ phần ăn được từ 82-83 %, còn dưới 800 gam thì tỷ lệ phần ăn được chỉ
dưới 78 %. Cá thu trắng có trọng lượng trên 600 gam thì tỷ lệ phần ăn được từ 75% trở lên,
còn ở trọng lượng từ 300 gam trở xuống chỉ cho tỉ lệ phần ăn được dưới 70%. Các thành phần
không ăn được như: xương, vảy, ruột, đầu, mang. được thải ra khỏi sản phẩm chế biến, được
loại bỏ ra môi trường hoặc sử dụng làm thức ăn gia súc, chế biến thành các sản phẩm thứ cấp
có chất lượng thấp.
Một đặc điểm của phần ăn được, cũng như không ăn được của động thực vật thủy sinh
là rất dễ phân hủy, bởi các vi sinh vật có trong môi trường chế biến. Nếu không có các hình
thức bảo quản và chế biến thích hợp thì sau một thời gian dưới tác động của các yếu tố môi
trường như vi sinh vật, nhiệt độ, pH, ánh sáng. quá trình phân hủy các thành phần hóa học
trong các nguyên liệu thủy sản sẽ xảy ra - các protit, lipit, gluxit, các muối vô cơ, photpho,
canxi, các enzim, vitamin A, D, B12 . sẽ phân hủy thành các hợp chất vô cơ, hữu cơ có phân

tử lượng thấp, đơn giản, có mùi tanh hôi, mùi thối khó chịu, gây ô nhiễm môi trường sống
xung quanh khu vực chế biến.
Việc hiểu biết thành phần, khối lượng nguyên liệu thủy sản đem chế biến, sẽ giúp cho
chúng ta, không chỉ lựa chọn được nguyên liệu phù hợp với yêu cầu sản phẩm hay lựa chọn
đúng quy trình công nghệ thích hợp, dự trù đúng khối lượng nguyên liệu cần thiết, định lượng
cung cấp hàng kỳ và định mức kỹ thuật cũng như hạch toán giá thành trong sản xuất phù hợp
mà còn giúp chúng ta tiên liệu được khối lượng phế liệu thải ra, để có phương án tái sử dụng
và xử lý tốt nguồn chất thải rắn này.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến, các chất thải rắn từ quá trình sản xuất như các bao
bì bằng polime, chất dẻo, thủy tinh, xenlulo, thiếc, kẽm . cũng như các chất thải trong sinh
hoạt của người sản xuất cũng được thải ra môi trường với lượng lớn.
Hiện nay, chưa có
một nghiên cứu tỉ mỉ nào về khối lượng, tỷ trọng và các thành phần của rác thải chế biến thủy
sản được công bố. Tuy nhiên, từ nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản cũng như trữ lượng
khai thác, nuôi trồng đã có, ta có thể dự đoán được khả năng gây ô nhiễm môi trường bởi các
chất thải rắn chế biến thủy sản là rất lớn .
c.

Khí thải

Cũng như các chất thải rắn khác, các chất thải rắn chế biến thủy sản, khi có mặt nước
dưới tác dụng của các vi khuẩn có trong môi trường và các enzim nội tại trong phế liệu, các
hợp chất phức tạp như protit, lipit, gluxit sẽ bị phân hủy trong điều kiện hiếu khí, kị khí, thiếu
khí tạo các chất khí có mùi hôi thối như axit béo không no, Mercaptan, CH4, H2S, Indol,
Skatol, NH3, methylamin, các chất khí có mùi hôi thối cũng như các khoáng chất: NO2-, NO3, PO43- .
Trong môi trường nước, phần nổi trên nước sẽ xảy ra quá trình khoáng hóa hợp chất
hữu cơ thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng là cho chất khoáng: NO2-, NO3-, PO43-. và
nước. Phần chìm ngập trong nước sẽ lên men kị khí để tạo ra hợp chất trung gian và cuối cùng
cho CO2, CH4, H2S, H2O.
Nếu nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản, chứa nhiều các kim loại nặng được tích lũy

trong quá trình nuôi trồng hay có trong môi trường tự nhiên, nhiễm các kim loại nặng theo
dây chuyền thực phẩm thì gây nên ô nhiễm kim loại.
Các chất gây ô nhiễm này sẽ hòa tan trong nước, chảy xuống mạch nước ngầm gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh cho
người và gia súc từ các chất thải này.

12


Quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ bao gồm các qúa trình lên men chua, lên men
thối, lên men mốc vàng, mốc xanh, có mùi ôi, thiu, hôi thối. Quá trình này có thể do 2 loại vi
sinh vật: loại vi sinh vật tiết ra enzim hỗn hợp sẽ phân hủy gluxit, lipit còn loại vi sinh vật tiết
ra các enzim đơn lẻ, có tính chọn lọc cao chỉ phân hủy một thành phần nào đó trong chất thải
mà thôi.
Quá trình phân hủy kị khí, hiếu khí và tùy tiện có thể xảy ra độc lập hoặc kết hợp xen
kẻ nhau, để tạo ra các chất độc hại ở dạng hòa tan trong nước hoặc ở dạng khí phát tán trong
không khí, gây ô nhiễm khí như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, các khí có mùi nặng như CH4,
H2S, Indol, Skatol, các mercaptan, các hợp chất cacbonyl, các axit cacboxilic .
Ví dụ:

Vi sinh vật kị khí

CH3 - CH - COOH + SO4

2-

CH3COOH + H2O + CO2 + S(mot chieu)

OH
2-


S + 2H+

H2 S có mùi hôi thối, độc hại, cho người và các sinh vật.

Nếu môi trường có Fe2+: Fe2+ + S2-

FeS tạo màu đen, bám vào rễ cây, đất.

vi sinh vật hiếu khí
R - CH - COOH + O2

R - CH2 - COOH + NH3 tạo mùi khai.

NH2
Vi sinh vật kị khí
R - CH - COOH

CO2 + R - CH2 -NH2 tạo mùi tanh, hôi.

NH2
Sự tạo ra các chất khí ô nhiễm, còn có thể thấy được khi tiến hành công nghệ chế biến
các sản phẩm hun khói, các sản phẩm thủy sản sấy khô, phơi khô, sản phẩm tẩm gia vị và sản
xuất nước mắm cao đạm, cô đặc bằng phương pháp sấy, làm khô và cô đặc trực tiếp. Sau quá
trình chế biến các sản phẩm này thì các chất khí ô nhiễm được tạo thành và phát tán trong
không khí như các khí CO2, hơi nước, CO, NH3 . và rất nhiều các chất hữu cơ dễ bay hơi
được tạo thành (VOC) như các axit cacboxilic, các loại alcol, các andehyt, xeton, các
hydrocacbon no, không no, thơm, các phenol, furan, các este .
Ví dụ: Khi chế biến nước mắm, bằng phương pháp chượp cổ truyền thì do quá trình
phân hủy kị khí, bởi các vi sinh vật nội tại có trong nguyên liệu đã tạo ra các chất khí CO2,

NH3, H2S .
Như vậy, trong quá trình chế biến thủy sản thì nhiều chất khí vô cơ, hữu cơ được sinh
ra từ quá trình phân hủy phế liệu rắn, phân hủy nguyên liệu thủy sản, đã gây ô nhiễm nặng nề
cho môi trường không khí, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của công nhân và cộng đồng
trong khu vực sản xuất. Ðặc biệt sự sinh ra các khí CO, CO2, CH4, H2S, NOx . cũng như sự
thất thoát các chất sinh hàn: CFCS, SO2, CO2, NH3 trong quá trình chế biến lạnh đã góp phần
làm tăng lỗ thủng ozon, tăng hiệu ứng nhà kính, mưa axit trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Có thể tóm tắt các tác động về môi trường của các khí ô nhiễm thủy sản như Bảng_2.4
.

13


Bảng_2.4 : Các tác động về môi trường của các khí ô nhiễm từ chế biến thủy sản
Các
Tác động đến
Tác động đến môi
chất khí
Các khí ô nhiễm
môi trường
trường
ô nhiễm
Hiệu ứng nhà
CO2
Hiệu ứng nhà kính
CH4
kính
SO2
Tạo mù axit và mưa axit
NH3

Tạo sol khí
Tăng tác dụng phá hủy
Phá hủy tầng O3
NOx
tầng ôzon, khói quang
N2O
ở tầng bình lưu
hóa, mưa axit
Hiệu ứng nhà kính phá Các hợp chất hữu cơ VOC, cácbua,
Freons
Phân hủy O3
hủy ôzon
phi kim
Phá hủy O3, rối loạn
CO
tầng bình lưu
(Nguồn Cefinea Ðại học bách khoa T.P Hồ chí Minh,2007)

2.2.3 Hiện trạng áp dụng SXSH trong ngành CBTS ở Việt Nam
Theo kết quả đánh giá của SEAQIP về quá trình thực hiện SXSH trong các doanh
nghiệp tham gia trình diễn, tính đến tháng 6 năm 2004, các đơn vị này đã thực hiện được 1045
giải pháp, trong đó nhiều nhất là: (1) các giải pháp quản lý nội vi chiếm 41% (ví dụ như: xác
định lại chuẩn mức nước trên thùng chứa, kiểm tra bảo dưỡng các van vòi, quy định thu gom
phế thải rắn trước khi làm vệ sinh, quy định về việc hạn chế tối đa vận hành một số thiết bị
trong giờ cao điểm lắp đặt các dụng cụ chắn rác tại các hố ga trong xưởng…; (2) giải pháp cải
tiến máy móc thiết bị chiếm 26% với một số giải pháp như: thay thế và sử dụng thùng bảo
quản nguyên liệu bằng thùng có lớp cách nhiệt, sử dụng thiết bị vệ sinh chuyên dùng (bơm áp
lực) thay thế phương pháp vệ sinh thủ công bằng cách dội nước hoặc sử dụng ống nhựa mềm,
sử dụng máy phân cỡ thay thế việc phân cỡ theo thủ công…; (3) giải pháp kiểm soát tốt dây
chuyền sản xuất chiếm 23%, ví dụ như: giải pháp lắp đặt đồng hồ nước và đồng hồ điện tại

một số vị trí tiêu thụ quan trọng cần kiểm soát, cân đối sản xuất hợp lý và không dùng nước
đá để bảo quản thủy sản ở khâu xếp khuôn... Ngoài ra, còn có các giải pháp khác như: thay
đổi nguyên vật liệu, thay đổi công nghệ, thu hồi và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm. Riêng
đối với các giải pháp về sản xuất sản phẩm phụ hoặc cải tiến sản phẩm chưa được thực hiện
trong các nhà máy, Xí nghiệp tham gia trình diễn SXSH trong dự án SEAQIP.
Về việc giảm tiêu thụ nước trong quá trình chế biến thủy sản là một trong những vấn
đề đáng được quan tâm. Định mức sử dụng nước của các doanh nghiệp chế biến thủy sản rất
khác nhau, khoảng 40 m3/TTP – 114 m3/TTP (TTP: tấn thành phẩm) (đối với các đơn vị tham
gia dự án SEAQIP trước khi thực hiện SXSH). Trong quá trình thực hiện, định mức tiêu hao
nước đã giảm tương đối tại mỗi doanh nghiệp và mức cải thiện trung bình là khoảng 4 – 69%.
Tính đến tháng 6 năm 2004, tổng lượng tiền tiết kiệm được từ các đơn vị trên do việc tiết
kiệm nước vào khoảng 3 tỷ đồng.
Về tiêu thụ đá trong quá trình sản xuất, cũng theo dự án SEAQIP, định mức tiêu thụ đá
trong các doanh nghiệp trình diễn giảm từ 3 – 49% và số tiền tiết kiệm được ước tính khoảng
7, 8 tỉ đồng (tính đến tháng 6/2004).
Riêng đối với việc tiêu thụ điện, mặc dù ngành chế biến thủy sản có tiềm năng tiết
kiệm điện trên lý thuyết là khá lớn, khoảng 18- 56%, nhưng thực tế đối với các Xí nghiệp
đang hoạt động thì tiềm năng này chỉ đạt khoảng 10 – 35%. Nguyên nhân chủ yếu là do để đạt
được con số theo lý thuyết thì đòi hỏi có thiết kế và lựa chọn trang thiết bị đúng ngay từ đầu
trong khi vốn đầu tư trang thiết bị tương đối tốn kém. Thông qua việc áp dụng các giải pháp
mang tính quản lý nội vi, kiểm soát tốt quá trình… nghĩa là các giải pháp không cần đầu tư
hoặc đầu tư rất ít, thì cũng có thể đạt được tới 1/3 của tiềm năng tiết kiệm trên. Qua thời gian
14


thực hiện một số các giải pháp tiết kiệm điện năng tiêu thụ, các đơn vị tham gia trình diễn có
mức tiết kiệm điện khoảng 2 – 30% và đến tháng 6 năm 2004 đã tiết kiệm được 8, 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có các dự án nhằm tiết kiệm hóa chất và nguyên liệu sản xuất… Bên cạnh đó,
hiệu quả về cải thiện môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm
tăng lợi ích khi thực hiện SXSH. Cụ thể như, tải lượng COD và BOD5 của các đơn vị trên đã

giảm đáng kể.
Lợi ích kinh tế thu được khi áp dụng SXSH của một vài công ty chế biến thủy hải sản
ở Tp.HCM điển hình trong Bảng_2.5.
Bảng_2.5 :Lợi ích kinh tế thu được khi áp dụng SXSH ở một vài công ty CBTS ở Tp. HCM
Xử lý cuối
Tổng lợi
Nước
Điện
đường ống
Tên công
ích kinh tế
ty
Tiết kiệm
Tiết kiệm
Tiết kiệm
(triệu/năm)
Giảm(%)
(triệu/năm) (triệu/năm) (triệu/năm)
XNTS
24%
38, 0
284, 0
148, 0
470, 0
Vĩnh Lợi
XNTS
25%
41, 1
39, 2
80, 3

Agrex
Sài Gòn
XNTS
28%
47, 1
165, 0
44, 5
256, 6
quận 8
(Nguồn Cefinea Ðại học bách khoa T.P Hồ chí Minh)

2.3 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN BÌNH ĐÔNG
2.3.1 Tổng quan công ty cổ phần hải sản Bình Đông
Tên công ty : Công ty cổ phần thủy hải sản Bình Đông ( Bình Đông Fishery Joint
Stock Company-FISCO)
Lãnh vực hoạt động: Chế biến thủy hải sản và các sản phẩm giá trị cao
Địa chỉ : 49 đường Bến Bình Đông, Phường 11, quận 8, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phone/Fax/e-mail: Tel :84-8-8559437/8550371
Fax :84-8-9512910/8558377
Email :,
Năm thành lập : 1987
Sở hữu tư nhân/nhà nước:
Từ 1987 tới tháng 2 năm 2004 : sở hữu nhà nước
Từ 1987 tới 1993: sản xuất, khoảng 4.500.000 USD/năm
Từ 1994 đến 2004 :chế biến, khoảng 400.000 USD/năm
Từ tháng 3 năm 2004 : Công ty cổ phần hải sản Bình Đông
Vốn đăng ký kinh doanh(pháp lý) : 6.000.000.000 VND
Giám đốc : Trần Quốc Nam
Hệ thống quản lý chất lượng : HACCP
Những tiêu chuẩn chất lượng đang áp dụng : 28TCN-Tiêu chuẩn Việt Nam

Diện tích nhà máy : 3217 m2
15


Số lượng nhân viên : hiện tại khoảng 200 người
2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Với các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi của thành phố nói chung và quận 8 nói riêng,
với hệ thống sông ngòi dày đặc là cửa ngõ tiếp nhận các nguồn thủy sản từ miền Trung và các
tỉnh Nam Bộ và cùng với nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu năm 1986 Công ty Sản Xuất Kinh
Doanh Xuất Nhập Khẩu Quận 8 đã trình lên UBND Tp HCM về việc thành lập xí nghiệp
quốc doanh sản xuất chế biến hàng xuất khẩu Quận 8 với số vốn ban đầu 900.000USD.
Tháng 6/1986 UBND Tp.HCM chấp thuận cho thành lập xí nghiệp Quốc Doanh Chế
Biến Hàng Xuất Khẩu Quận 8 theo quyết định thành lập số 62/QĐ-UB ngày 17/07/1990.
Năm 1994, xí nghiệp bắt đầu nhận gia công chế biến hàng thủy sản cho khách hàng,
do đó hoạt động gia công các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh trở thành hoạt động chính yếu
của xí nghiệp.Nhằm huy động thêm vốn tác động việc thúc đẩy DNNN kinh doanh có hiệu
quả nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, nên bắt đầu từ ngày 04 tháng 11 năm
2003 Xí Nghiệp Quốc Doanh Sản Xuất Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Quận 8 tiến hành cổ phần
hóa và chuyển đổi thành:Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Bình ĐôngBIDOSEP theo quyết định số 4790/QĐ-UB ngày 04 tháng 11 năm 2003 của chủ tịch UBND
Tp.HCM.
2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a.

Chức năng:

Công ty cổ phần hải sản Bình Đông chuyên nhận gia công chế biến hàng thủy sản tươi
sống hoặc đông lạnh cho khách hàng .
b.

Nhiệm vụ:


Nhận gia công và đảm bảo chất lượng, số lượng các mặt hàng thủy sản tươi sống và
đông lạnh cho khách hàng.
Tổ chức tiếp nhận và chế biến thủy sản theo đúng qui trình công nghệ, chuyển giao
thành phẩm đúng thời hạn.
Thực hiện tốt các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Thực hiện đúng chế độ lao động, tiền lương, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng trình
độ chuyên môn, văn hóa, nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân, làm tốt công tác bảo vệ an toàn
lao động, từng bước nâng cao và cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Trên cơ sở tài liệu vật chất, lực lượng lao động sản xuất chuyên ngành, đơn vị có
nhiệm vụ khai thác hết công suất máy móc, thiết bị.Thực hiện đúng chế độ quản lý của nhà
nước, sổ sách kế toán thường xuyên cập nhật với chế độ kế toán mới.
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, an ninh trật tư trong đơn vị, đảm bảo an ninh chính
trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ môi trường theo qui định nhà nước.
c.

Vị trí - vai trò của công ty đối với địa phương và nền kinh tế

Công ty cổ phần hải sản Bình Đông nằm trên địa bàn quận 8, tuy có qui mô không lớn
nhưng hằng năm đã sản xuất và chế biến một số lượng hàng tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, cùng với các xí nghiệp đơn vị khác góp phần phát triển hoạt động
kinh doanh chế biến thủy hải sản tại địa phương kéo theo các ngành khác phát triển như : khai
thác, nuôi trồng thủy sản…
Công ty đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 người, thu nhập ổn định.Hằng năm
công ty cũng đã góp cho ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ.
16



×