Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bước đầu tìm hiểu lễ hội nàng han của người thái ở xã mường so, huyện phong thổ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành,
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện cho em
có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Hoàng Xuân Thành đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong Khoa Sử - Địa,
bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Khóa luận tốt nghiệp lần này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới phòng văn hóa - thông tin huyện Phong Thổ đã cung
cấp tài liệu cho em để hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, gia đình đã luôn bên em, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lành Thị Cúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ...........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài: ............................3
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................................3
5. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................................4
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHONG THỔ ...........................5
1.1. Khái quát về vị trí, đặc điểm tự nhiên và xã hội .......................................................5
1.1.1. Vị trí ........................................................................................................................5
1.1.2. Tình hình dân cư – văn hóa – xã hội ......................................................................6


1.2. Tình hình kinh tế ......................................................................................................11
1.3. Truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm .........................................................13
Tiểu Kết...........................................................................................................................16
CHƢƠNG 2: LỄ HỘI NÀNG HAN CỦA NGƢỜI THÁI Ở MƢỜNG SO,
PHONG THỔ, LAI CHÂU ..........................................................................................17
2.1. Một số khái niệm .....................................................................................................17
2.2. Khái quát về lễ hội Nàng Han .................................................................................18
2.2.1. Nguồn gốc của lễ hội Nàng Han ..........................................................................20
2.2.2. Đặc điểm của lễ hội ..............................................................................................30
2.2.3. Công việc chuẩn bị cho lễ hội ..............................................................................31
2.2.4. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội .................................................................32
2.3. Lễ hội Nàng Han ......................................................................................................33
2.3.1. Phần lễ ...................................................................................................................33
2.3.2. Phần hội ................................................................................................................35
TIỂU KẾT .......................................................................................................................40
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN
NÉT VĂN HÓA Ở LỄ HỘI NÀNG HAN ..................................................................41
3.1. Giá trị của lễ hội Nàng .............................................................................................41
3.1.1. Giá trị văn hóa.......................................................................................................41
3.1.2. Giá trị lịch sử ........................................................................................................41
3.1.3. Giá trị kinh tế ........................................................................................................42


3.1.4. Giá trị xã hội đương đại ........................................................................................43
3.2. Thực trạng và giải pháp giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Nàng Han .....................43
3.2.1. Thực trạng .............................................................................................................44
3.2.2. Giải pháp giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Nàng Han .........................................44
TIỂU KẾT .......................................................................................................................47
KẾT LUẬN ....................................................................................................................48
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................49



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn hóa là cốt lõi của dân tộc” trong đó lễ hội là một thành tố quan trọng của
nền văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với
mỗi người dân Việt. Lễ hội cũng là nơi thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
là nơi mọi người sinh hoạt văn hóa, giao lưu cộng cảm trong không khí thiêng liêng
nhưng cũng kém phần nhộn nhịp. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh
những hiện tượng tự nhiên được định danh là các vị thần, các vị anh hùng có thật trong
lịch sử dân tộc, các vị tổ nghề…
Đến với bất kỳ vùng miền nào trên đất nước Việt Nam vào bất kỳ khoảng thời
gian nào trong năm đều thấy sự xuất hiện và tồn tại của các lễ hội. Lễ hội là nơi lưu
giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc về nhiều mặt của đời sống (chính trị, văn
hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng…) của cư dân vùng lúa nước. Đa phần các lễ hội
thường diễn ra vào mùa xuân. Mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, khí tiết
trời đẹp, ngày tháng nông nhàn, cư dân có điều kiện về thời gian cũng như tinh thần để
tổ chức lễ hội. Lễ hội ngoài mục đích tưởng nhớ, tri ân các vị thần để cầu cho một năm
mới may mắn, một vụ mùa bội thu, một cuộc sống sung túc, còn là nơi để người dân
giải trí, nghỉ ngơi sau một vụ mùa, một năm lao động vất vả.
Đến với huyện Phong Thổ mỗi dịp xuân sang chúng ta sẽ được hòa mình vào các
lễ hội của người Thái Trắng như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Then Kin Pang, lễ hội Kin
Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội Ăn Cơm Mới),…Mỗi một lễ hội lại có những đặc sắc riêng,
những nét văn hóa riêng biệt. Đặc biệt là lễ hội Nàng Han, lễ hội tôn vinh vị nữ anh
hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Thái, vừa mong cầu sự no ấm,
cuộc sống an lành, nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt cho khắp bản làng.
Lễ hội Nàng Han cho chúng ta thấy những nét văn hóa, phong tục của người Thái
trắng. Vào ngày hội các thiếu nữa Thái rạng rỡ trong những bộ váy cóm duyên dáng
uốn mình chơi những trò chơi như: ném còn, đánh cầu, kéo co… Các chàng trai tràn
đầy sức sống trong các trò chơi như đi cà kheo, đẩy gậy đánh cầu lông gà, bắt cá

suối.... Khách tham gia đến cuối ngày sẽ được mời thưởng thức những đặc sản của
người Thái mang đậm phong vị Tây Bắc.
Lễ hội Nàng Han là lễ hội dân gian giàu bản sắc và sinh động trong các dạng
thức biểu hiện. Tuy nhiên trước nguy cơ đồng nhất về văn hóa cần có sự phục dựng và
1


bảo tồn kịp thời để không mất đi một lễ hội đầy ý nghĩa trong ngày xuân và đời sống
tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh phía Bắc. Vấn đề bảo tồn và phát huy
những đặc điểm đặc sắc của lễ hội Nàng Han là cần thiết. Được sinh ra trên mảnh đất
với bề dày truyền thống văn hóa, với tình yêu văn hóa, yêu lễ hội, yêu phong tục tập
quán sinh hoạt của đồng bào mình, tôi đã quyết định chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu lễ
hội Nàng Han của người Thái ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” làm
đề tài khóa luận. Với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của của đồng bào dân tộc Thái ở Mường So, Phong
Thổ, Lai Châu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong bối cảnh hiện nay vấn đề nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống
đang được giới nghiên cứu quan tâm. Do đó việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa của các dân tộc đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Lễ hội “Nàng Han” đã được các tác giả Đỗ Đình Hãn, Vũ Trường Giang tìm hiểu và
đăng trên các tạp chí chuyên nghành. Ngoài ra còn có các tác phẩm khác phải kể đến
như: “lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” của GS.TS.
Hoàng Lương đã nghiên cứu, khái quát về những truyền thống tốt đẹp, phong tục tập
quán của lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.
Cuốn “Văn hóa Thái những tri thức dân gian” đã giới thiệu khái quát nhất, sơ
lược nhất về những nét văn hóa của người Thái.
Trong tác phẩm “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Văn Huy, do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2003, đã nghiên cứu khá chi tiết các
đặc trưng tiêu biểu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của các dân tộc trong đó có

dân tộc Thái.
Trong “Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam” do nhà xuất bản
văn hóa dân tộc Hà Nội xuất bản năm 2012 của tác giả Nguyễn Quang Lê đã có những
nét khái quát về văn hóa ẩm thực của Tây Bắc đặc biệt là ẩm thực của người Thái.
Ngoài ra còn có các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khác cũng đã phần
nào nghiên cứu, tìm hiểu cuộc sống con người, các phong tục tập quán cổ truyền
của người Thái. Tuy nhiên, việc tìm hiểu lễ hội của người Thái ở Mường So, Phong
Thổ thì chưa có một tác phẩm nào đề cập chi tiết đến vấn đề này. Do đó vấn đề cần
được quan tâm, tìm hiểu.

2


Tôi hy vọng với đề tài “Bước đầu tìm hiểu về hội Nàng Han của người Thái ở xã
Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” sẽ ít nhiều góp phần tìm hiểu những nét
độc đáo trong lễ hội Nàng Han. Góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, ý thức, giữ
gìn bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài:
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở của những công trình nghiên cứu về lễ hội của người Thái, khóa luận
tập trung nghiên cứu “Lễ hội Nàng Han của người Thái ở xã Mường So, Phong Thổ,
Lai Châu”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung “lễ hội Nàng Han của người Thái ở
xã Mường So, phong Thổ, Lai Châu”.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu lễ hội Nàng Han góp phần tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn
hóa truyền thống của người Thái. Nhằm tái hiện lại những trò chơi dân gian trong lễ
hội Nàng Han. Giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của người Thái. Trên cơ sở ấy
phát huy những giá trị đặc sắc, những mặt tiến bộ tích cực của “Lễ hội Nàng Han”

đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp với
xu thế phát triển của xã hội và đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn nét văn
hóa truyền thống đặc sắc.
3.4. Những đóng góp của khóa luận
Với khóa luận này, tôi muốn khôi phục lại bức tranh văn hóa truyền thống của
người Thái ở xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu. Qua đó, giúp cho chúng ta hiểu
thêm những tục lệ, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông ta. Đồng thời góp phần
giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa đẹp đẽ ấy.
Khóa luận hoàn thành sẽ cung cấp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử địa
phương. Đặc biệt là tìm hiểu văn hóa của dân tộc thiểu số nói chung, văn hóa của
người Thái nói riêng trong việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử địa phương. Để từ đó đề
ra những giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc trong
xu thế đổi mới.
4. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tƣ liệu
Nguồn tư liệu: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng lại một số tư liệu đã được
các nhà nghiên cứu công bố, các tài liệu sách, báo, tạp chí, internet…Tư liệu của
3


phòng văn hóa và thông tin huyện Phong Thổ, những lời kể của cư dân địa phương nơi
diễn ra lễ hội.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận tôi sử dụng phương pháp sau:
-

Phương pháp lịch sử.

-


Phương pháp logic.

-

Hệ thống phương pháp điều tra điền dã, sưu tầm thơ ca.

-

Phương pháp phân tích, đánh giá.

5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm III chương.
Chương 1: Khái quát chung về huyện Phong Thổ.
Chương 2: Lễ hội Nàng Han của người Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu.
Chương 3: Giá trị, thực trạng và một số giải pháp giứ gìn nét văn hóa ở lễ hội
Nàng Han.

4


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHONG THỔ
1.1. Khái quát về vị trí, đặc điểm tự nhiên và xã hội
1.1.1. Vị trí
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Tổ quốc, quê hương của 20 dân
tộc anh em cùng sinh sống, có truyền thống đoàn kết, yêu quê hương đất nước, kiên
cường dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động
sản xuất, xây dựng quê hương.
Toàn tỉnh Lai Châu có 7 huyện thị, 1 thành phố. Lai Châu là vùng đất lưu giữ
nhiều nét văn hóa cổ xưa, di tích lịch sử và nhiều danh lam thắng cảnh đặc sắc như:

Di chỉ khảo cổ học Nậm Tun, di chỉ khảo cổ học Thẩm Đán Chể, di tích lịch sử Bản
Lướt, dinh thự Đèo Văn Long, hang kháng chiến Nà Củng, quần thể danh lam
thắng cảnh Phiêng Phát, khu du lịch sinh thái Dào San... Các lễ hội truyền thống
cũng được duy trì, bảo tồn và phát triển cùng với sự phát triển lịch sử người Thái
Phong Thổ - Lai Châu như lễ hội "Gầu Tào" ở Dào San; lễ hội "Lộc Xuân" ở Sì Lở
Lầu, lễ hội "Nàng Han" ở Mường So - Phong Thổ Lai Châu, trong đó nổi bật, ý
nghĩa nhất vẫn là lễ hội Nàng Han.
Thực hiện Nghị định số: 08/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ,
huyện Phong Thổ được chia tách để thành lập huyện mới Tam Đường. Ngày 22 tháng
9 năm 2002, huyện Phong Thổ làm lễ ra mắt chuyển về địa điểm mới ngã ba Pa So xã Mường So và chính thức đi vào hoạt động với 15 đơn vị hành chính. Tháng 10 năm
2004 chia tách xã Mường So thành lập Thị trấn Phong Thổ, Tháng 12 năm 2006 huyện
Phong Thổ tiếp nhận thêm 2 xã: Lản Nhì Thàng - huyện Tam Đường; Huổi Luông huyện Sìn Hồ; đến nay toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, với một vị trí chiến lược
quan trọng trong phát triển Kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh không chỉ với tỉnh
Lai Châu vùng Tây Bắc mà đối với cả nước; huyện Phong Thổ còn là đầu cầu thông
thương giữa tỉnh Lai Châu với Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng.
Đồng thời đây cũng là một trong những vùng rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng
lòng hồ thuỷ điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.
Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc, cửa
ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có diện tích tự nhiên gần 1.031 km2, phía bắc
giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, với 98,95 km đường biên giới, có
5


cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống
đoàn kết, yêu nước nồng nàn, kiên cường dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,
cần cù sáng tạo trong lao động. Phong Thổ còn là vùng đất có nhiều tiềm năng thế
mạnh trong phát triển kinh tế, có truyền thống văn hoá phong phú, đa dạng đậm đà bản
sắc dân tộc. Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về Quốc phòng - An ninh trong
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 220C, lượng mưa trung bình hằng năm là 2.226

mm, độ ẩm là 84,34%. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.029,25 km2, trong đó diện tích
đất sản xuất nông nghiệp là 17.915,14 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 50.264,4 ha. [3]
Phong Thổ là một huyện có nhiều tài nguyên, khoáng sản, trữ lượng khá lớn như:
Đất hiếm, đồng, vàng...là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp khai thác chế
biến khoáng sản.
1.1.2. Tình hình dân cƣ – văn hóa – xã hội
 Vài nét về Mƣờng So – Phong Thổ:
Toàn huyện Phong Thổ có 7 xã với 187 bản; với 14.513 hộ; 74.480 khẩu, trong
huyện có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đa số là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
93,4% dân số. Trong đó, dân tộc Dao chiếm 36,28%; dân tộc Mông chiếm 25,53%;
Dân tộc Thái chiếm 18,94%; Dân tô ̣c Hà Nhì ch iế m 8,4%; Dân tô ̣c Kinh chiế m 6,58
%; Dân tộc Giáy chiếm 3,4%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác [3]. Mỗi dân tộc có
phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, bản sắc văn hoá đa dạng phong phú trong sự
thống nhất đó là: Truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù lao động, cố kết cộng đồng
trong đấu tranh cách mạng, đã viết nên trang sử hào hùng 60 năm qua.
Xã Mường So được xem như là cái nôi của dân tộc Thái. Nơi đây đã sản sinh
ra nhiều nét văn hóa phi vật thể đặc trưng không nơi nào có được như những điệu
xòe, điệu múa, truyện thơ Thái cổ, lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu…
Đã góp phần tạo nên sự độc đáo của văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc.
Xã Mường So còn được ví như là “nơi hoa ban nở thành người con gái”, đến với
nơi đây nhiều du khách đã bị nét đẹp e ấp, dịu dàng của người con gái Thái làm cho
không thể cầm lòng được với những “bông hoa rừng hoang sơ” toát ra từ thiếu nữ thái
ở vùng này. Ông Nông Văn Nhay khẳng định chẳng có bùa ngải nào thu phục được
lòng người khi không có rung động về cái đẹp. Khi được hỏi tại sao con gái Thái nơi
đây được mệnh danh là miền gái đẹp? Ông trả lời: Tích truyền rằng Nàng Han, nữ kiệt

6


Thái Trắng đẹp tựa bông hoa rừng gặp ánh sương mai. Nàng đẹp và tài giỏi nhất vùng

Tây Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng tắm gội ở mó nước Tây An,
rồi bay lên trời. Nàng về trời để lại bộ váy, áo cóm trắng tinh khôi hóa thành dòng
nước nóng mà ngày nay gọi là suối Mường So. Chuyện của ngày xa xưa nhưng
ngày nay các cô gái Thái Mường So vẫn thường ra đó tắm rồi gánh nước về nhà
dùng. Con gái Mường So ai được Nàng Han để lại cho nước da thì đẹp tựa ban
trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân mọc trên núi. Điều lạ kì suối Mường So
nguồn mạch nước nóng ở bên Nàng Han nơi được cho rằng Nàng đã để lại tất cả để
bay về trời. Những mó nước nóng ở Tây Bắc thường là nơi cô gái có làn da tuyệt
mịn và trắng căng tràn sức sống.
Nguời Thái nổi tiếng là dân tộc giỏi làm ruộng nước và đánh bắt các loại thủy
sản dưới nước. Đặc biệt, với hệ thống dẫn thủy nhập điền vĩ đại: “mương, phai, lái,
lin” và kĩ thuật làm ruộng nước ưu tú, người Thái nơi đây đã làm chủ các cánh đồng
như: cánh đồng Tùng So, các cánh đồng nhỏ ven theo suối hoặc các không gian thung
lung. Kết hợp với nghề chính là trồng lúa nước người Thái nơi đây còn làm nương rẫy
trồng bông, ngô, lúa, khoai, sắn… Chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy sức kéo, lấy thịt,
cá để cải thiện những bữa ăn hàng ngày.
Với trí tưởng tượng bay bổng, phong phú, bàn tay khéo léo, những người phụ nữ nơi
đây đã tạo ra những tấm vải thổ cẩm tốt, đẹp rực rỡ, các đường nét hoa văn tinh xảo:
Khuổn mứ sại pên bó cai
Hai mƣ khoa pên bó cum xƣơng bó đin So
Năng dóng dỏ xéo nộc cốt canh
Năng xé canh pắn phải pên bó so se…
Dịch nghĩa:
(Úp bàn tay trái đã thành hoa đào
Ngửa bàn tay phải đã thành hoa tƣơi đất Mƣờng So
Ngồi xổm thêu đƣợc hình chim phƣợng hòang
Ngồi nghiên quay sợi thành chùm hoa so se…) [6, tr.21]
Vải thổ cẩm không những đã giúp người Thái thích nghi với môi trường sống nơi
núi rừng, bền bỉ, phù hợp với công việc lao động mà nó còn biểu thị quan niệm thẩm
mĩ cũng như những nhận thức của họ về tự nhiên và xã hội.


7


Phong Thổ là một trong những cái nôi gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời, cho đến
nay nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển.
 Loại hình văn hóa:
Văn hóa vật chất:
Ẩm thực:
Ẩm thực của người Thái là một trong những di sản phi vật thể độc đáo của tộc
người này. Người Thái ở Phong Thổ thích ăn cơm nếp và cách chế biến theo kiểu đồ
và nướng. Các món ăn có nguồn gốc thủy sản (cá, tôm, cua, ốc, rêu…) và các món chế
biến từ các loại rau rừng (rau rớn, măng, mộc nhĩ, các loại nấm…) xuất hiện rất phổ
biến trong mâm cơm của người Thái nơi đây. Cách chế biến món ăn của họ rất phong
phú, độc đáo, như vùi tro, đồ, lam, nướng…, và đặc biệt trong các món ăn thì gia vị
chiếm một vị trí quan trọng như má khén, thảo quả và các gia vị chua, cay, chát, đắng
được sử dụng thường xuyên. Những gia vị này đã tạo cho các món ăn có vị đặc biệt,
khiến cho người ăn nhớ mãi dù chỉ là một lần nếm thử (Ƣớc gì đƣợc ăn cá bống vùi
tro, ƣớc gì đƣợc về Mƣờng So thăm nàng) [13]. Bên cạnh các món ăn cung cấp năng
lượng cho các hoạt động lao động, sinh hoạt hàng ngày, họ còn có các món bồi bổ cho
người già, trẻ em, người mới ốm dậy và một số món ăn giúp phòng chống bệnh tật.
Trong các lễ cúng, lễ hội, các món ăn còn biểu thị tín ngưỡng, tôn giáo dân tộc (các
món cá nướng, cơm nếp đồ không thể thiếu trong các lễ hội Then Kin Pang, Nàng
Han, Kin lẩu khẩu mẩư…).
Trang phục:
Trang phục truyền thống của những cô gái Thái khu vực này là những bộ váy,
áo cóm gọn gàng, không cầu kì nhưng ưa nhìn.
Các cô gái Thái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính hàng khuy bạc hình
bướm, nhện, ve sầu…chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhập với chiếc váy
màu thâm, hình ống. Theo quan niệm của người Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo

tượng trưng cho sự kết hợp nam nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi giống. Thắt eo bằng
dải lụa màu xanh lá cây, đeo dây xà tích bạc ở bên hông. Ngày lễ có thể vận thêm chiếc
áo dài đen (sở luông), xẻ nách, hoặc kiểu chui đầu, hở ngực, có hàng khuy bướm của áo
cánh, chiết eo, vai phồng, đính vải trang trí ở nách, và đối vai ở phía trước.
Trang phục truyền thống của nam người Thái: Nam người Thái mặc quần cắt
theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, áo

8


của người Thái Trắng thì sẽ có thêm túi ở ngực trái, cài khuy tết bằng dây vải. Màu áo
quần phổ biến là màu đen, có thể là màu gạch non, hoa kẻ sọc hay trắng. Ngày lễ hội
mặc thêm áo đen dài, xẻ nách, bên trong có một lần áo trắng, tương tự để mặc lót.
Bình thường cuốn khăn đen theo kiểu mỏ rìu. Khi vào lễ cuốn dải khăn dài một sải tay.
Nhà cửa: Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu nên nó đã quy
định nhà cửa phù hợp với điều kiện tự nhiên và diều kiện kinh tế. Nhà ở của người
Thái thường là nhà sàn có thể là 3 hoặc 5 gian được làm bằng nhiều loại gỗ, trước đây
thì lợp bằng cỏ gianh nhưng bây giờ lợp bằng ngói, tôn… Nhà có hai mái lớn và hai
mái nhỏ, thường thì sẽ để gian giữa để thờ cúng tổ tiên (cúng hoóng) hoặc một gian
nào đó do chủ nhà quy định và con dâu thì không được phép đi qua khu vực này.
Văn hóa tinh thần:
Tôn giáo, tín ngưỡng: Sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trong điều
kiện khoa học kĩ thuật còn thô sơ, khoa học chưa phát triển. Người Thái đã thần thánh
hóa và tôn thờ các lực lượng tự nhiên. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh là tín ngưỡng phổ
biến trong cộng đồng Thái. Người Thái nhận thức về vũ trụ với hai tầng cơ bản:
Mường Côn – nơi ở của con người và vạn vật, Mường Phạ - nơi ở của các vị then và
nơi trú ngụ của các linh hồn người chết. Họ quan niệm Then Luông là vị thần ngự trên
Mường Phạ. Then Luông là vị thần có quyền lực lớn nhất, Then cai quản Mường Trời
và Trần gian. Dưới then luông có các vị thần giúp Then các việc cai trị trần gian và
muôn loài. Dưới trần gian, bất kì vật nào cũng có linh hồn, nơi nào cũng có phi (Ma)

làm chủ. Nhà ở thì có Phi Hươn (Ma Nhà), sông suối thì có Chảu Nặm (Chủ Nước),
Đất có Chảu Đin (Chủ Đất) cai quản, Phi Pá (Ma Rừng)… Con người muốn lập bản,
dựng Mường và làm nương, bắt cá… Đều phải xin phép các thần (Ma) này. Nếu
không xin phép, công việc của họ chẳng những thất bại mà họ còn có thể bị các loại
ma này làm ốm đau, bệnh tật, thậm chí bị chết.
Người Thái quan niệm, con người có đến 80 linh hồn: Xam xíp khon tang nả,
hả xíp khon tang lăng (Ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn đằng sau). Các hồn
này đều trú ngụ ở các bộ phận trên cơ thể con người. Khi con người ốm hoặc bị đâu ở
một bộ phận nào đó trên cơ thể là khi các hồn trông coi bộ phận đó bị lạc khỏi cơ thể,
cần phải cúng gọi hồn trở về đầy đủ thì cơ thể con người mới khỏe mạnh. Khi con
người chết đi các hồn cư trú ở các nơi: một số hồn ngụ tại gian Hoóng trong nhà sàn để
phù hộ con cháu, một số hồn đi ngụ tại các đẳm (dòng họ) trên Mường Phạ, một số

9


hồn ngụ tại mộ... Trong tín ngưỡng của người Thái, mỗi hồn này đều có những chức
năng riêng, chúng chuyển đổi theo vòng luân hồi và có mối liên hệ với cả hai thế giới
người sống và người chết.
Đối với người Thái việc thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng,
vừa thể hiện niềm tin, vừa thể hiện tín ngưỡng thiêng liêng sự gắn kết dòng họ và văn
hóa cội nguồn. Trong mỗi gia đình trong nhà sẽ để một gian ở giữa hoặc một gian nào
đó do gia chủ quy định để làm gian thờ (Hoóng). Trong gian thờ sẽ đặt một cái bàn và
trên đó đặt hai bát hương để thắp hương, ở dưới sẽ đặt một bát để thờ thổ công. Con
dâu, cháu dâu không được phép đi qua gian này. Trong dịp lễ tết người đàn ông trụ cột
gia đình sẽ thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện lòng
biết ơn đối với cha ông ta mà còn thể hiện sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin tha thứ của tổ
tiên. Lễ sẽ được thực hiện vào các dịp: Mừng năm mới (tết Nguyên Đán), tết Xíp Xí
(rằm 14 tháng 7 âm lịch), lễ gọi hồn.
Chữ viết, tiếng nói:

Người Thái có hệ thống chữ viết riêng, chữ viết cổ của Thái có tự dạng là
Sanscrit, vốn được vay mượn từ Ấn Độ và được sáng tạo thành bộ chữ riêng, chữ Thái
cổ được viết liền nhau, không có dấu chấm, dấu phẩy, không viết hoa. Hệ thống
chữ viết người Thái cổ ghi chép về nhiều lĩnh vực như: lịch sử, lễ nghi, phong tục,
luật lệ, đạo lý, địa lý, tín ngưỡng, nhân sinh quan, thế giới và vũ trụ, văn học, là
nguồn sử liệu vô giá nghiên cứu mọi mặt đời sống, văn hóa, xã hội... của người
Thái. Ghi lại những áng văn thơ của dân tộc để truyền từ đời này sang đời khác,
được thể hiện qua những lời hát dân ca, những lời thơ trữ tình, lời dăn dậy con
cháu, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Với giá trị và ý nghĩa đặc biệt.
Chữ viết cổ của người Thái được bộ tưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch đưa vào
danh mục Di sản phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 829/QĐ – BVHTTDL ngày
10/3/2016. Trước hệ thống chữ viết người Thái có tiếng nói riêng của mình, hệ thống
chữ mẹ đẻ của mình rất đa dạng và phong phú.
Văn hóa dân gian:
Văn học: Kho tàng văn học dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Với chữ
viết xuất hiện từ lâu đời, người Thái đã ghi lại được một khối lượng khổng lồ các tác
phẩm văn học dân gian của dân tộc mình. Các tác phẩm nổi tiếng như: Táy Pú Sớc
(lịch sử chinh chiến của người Thái), Quam Tô Mương (chuyện kể bản mường), các

10


tập truyện thơ: Xống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu), Khún Lú, Nang Ủa ( Khún Lú,
Nàng Ủa)... các bài dân ca (dân ca giao duyên, dân ca nghi lễ, dân ca lao động, sản
xuất...), tục ngữ, câu đố,... có giá trị nội dung và nghệ thuật.
Y học: cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, những người dân nơi
đây đã biết tự tìm cho mình những bài thuốc riêng để chữa bệnh, những bài thuốc ấy
lấy từ tự nhiên. Họ có thể tự chữa trị như: cầm máu, bị rắn độc cắn, trị đau bụng, gãy
xương hay thuốc bong gân.
Hoạt động văn hóa - văn nghệ:

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin truyền thanh - truyền
hình có chuyển biến tích cực. Các lễ hội truyền thống của các dân tộc như: Then Kin
Pang, Nàng Han, Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Gầu Tào, Lộc Xuân… Được khôi phục và duy
trì tổ chức hàng năm; Điểm du lịch bản Vàng Pheo xã Mường So được gìn giữ, duy trì
và phát triển; Các di tích lịch sử văn hoá xếp hạng di tích cấp tỉnh như: Hang Thẩm
tạo, Đồn Pháp, hang kháng chiến…và Di chỉ khảo cổ Nậm Tun xã Mường So xếp
hạng cấp Quốc gia đang được khôi phục, giữ gìn và đầu tư. Phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được duy trì và phát triển sâu rộng, hằng năm có
từ 55 - 60% số thôn bản; 85 - 90% số cơ quan, đơn vị, trường học; trên 60% số hộ gia
đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa.
1.2. Tình hình kinh tế
Với những đặc điểm đã nói trên, Phong Thổ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế Nông - Lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khai khoáng, dịch
vụ, xuất, nhập khẩu và du lịch… Sau hơn 10 năm chia tách, bức tranh toàn cảnh về
một huyện Phong Thổ mới đã cơ bản thay đổi: Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội
Đồng nhân dân, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Lai Châu, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn
thể trong tỉnh với quyết tâm ý chí tự lực, tự cường, đội ngũ cán bộ, công chức, lực
lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết một lòng phát huy
thuận lợi, khắc phục khó khăn, Phong Thổ đã nhanh chóng khẳng định vai trò của một
huyện có tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển. Kinh tế - xã hội huyện Phong
Thổ phát triển khá toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch,
năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%; thu nhập bình quân
đầu người 13,5 triệu đồng/năm; lương thực đạt 446kg/người/năm; cơ cấu kinh tế từng
bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ

11


trọng nông nghiệp (nông, lâm nghiệp, thủy sản: 32,2%; công nghiệp, xây dựng: 35%;
dịch vụ: 32,8%).[3]

Công tác xây dựng Nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo: Tăng cường tuyên
truyền vận động dưới nhiều hình thức đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân nắm được chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo người dân được bàn
bạc đóng góp ý kiến, góp công sức để thực hiện chương trình Nông thôn mới tại địa
phương. Đến nay đã triển khai xây dựng nông thôn mới 17/17 xã. Tập trung lồng ghép
các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi đất trồng cây cao su trên địa bàn; được
nhân dân tin tưởng hưởng ứng; đến nay đã trồng được 1.339 ha. Công tác khoán,
khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới; đã có chuyển biến căn bản, tình trạng lấn
chiếm đất rừng làm nương và khai thác lâm sản không theo quy hoạch giảm hẳn, tỷ lệ
độ che phủ rừng tăng từ 29,5% năm 2002 lên 47,6%.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, môi trường đảm
bảo. Chiếm tỷ trọng 12% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cùng với đẩy mạnh phát
triển nông - công nghiệp, huyện đã xác định thương mại, dịch vụ - du lịch là một lợi
thế. Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đã và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng,
hoạt động xuất, nhập khẩu hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất
hàng nông sản xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương đạt trung bình
1,8 triệu USD/năm. Trung tâm cụm xã, các chợ đường biên đang được đầu tư xây
dựng và mở rộng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hoá, qua đường biên mậu.
Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được quan tâm đầu tư; Diện mạo đô thị từng bước
khang trang, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân từng bước được nâng nên. Đến nay các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ thuộc địa bàn
huyện đều được đầu tư, nâng cấp; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó:
46% được nhựa hoá, 42% rải cấp phối; hệ thống đường giao thông liên bản phát triển
khá, 97% số thôn, bản có đường giao thông thuận tiện phục vụ nhu cầu giao thương;
trên 74% số phòng học đã được kiên cố và bán kiên cố; 18/18 xã có trạm y tế được xây
dựng và đang tiếp tục được nâng cấp; 18/18 xã đã có trụ sở làm việc khang trang;
100% số bản được xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, nhiều công trình thuỷ lợi
được kiên cố hoá đã góp phần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, 81% dân cư
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 18/18 xã, thị trấn với 82% số hộ


12


được sử dụng điện lưới quốc gia. Đài truyền thanh - truyền hình huyện được đầu tư
xây dựng, các trạm thu phát sóng truyền thanh - truyền hình được nâng cấp, có trên
80% dân số được xem truyền hình, 97% dân số được nghe đài phát thanh; 18/18 xã, thị
trấn phủ sóng điện thoại. [3]
Quan hệ đối ngoại với huyện Kim Bình - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc được mở
rộng, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh biên giới, hợp tác phát
triển kinh tế. Thường xuyên duy trì giao ban giữa lãnh đạo 2 huyện. Từ những hoạt
động ngoại giao thiết thực đó, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa 2 huyện được tăng
cường và phát triển.
1.3. Truyền thống yêu nƣớc đánh giặc ngoại xâm
Trước năm 1945, dưới sự cai trị của thực dân Pháp, huyện Phong Thổ cùng với
các huyện Sa Pa, Than Uyên, Bát Xát, Văn Bàn (Lào Cai) thuộc tỉnh Phòng Tô, tỉnh lỵ
đóng tại xã Mường So (Phong Thổ). Chúng xây dựng bộ máy chính quyền tay sai do
gia đình Đèo Văn Ân cầm đầu, có cố vấn Pháp chỉ huy và bọn quan lại tổng quản, séo
phải, tạo trưởng, thống lý, binh thầu… để cai trị, duy trì chế độ thực dân phong kiến.
Dưới ách thống trị, nô dịch, áp bức nặng nề và chính sách cai trị ngu dân, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, chính quyền thực dân phong kiến đã làm cho tình hình kinh tế xã hội ở Phong Thổ lâm vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tối tăm trì trệ kéo dài. Đồng
bào các dân tộc trở thành nô lệ cho chính quyền tay sai, đời sống vô cùng cực khổ, có
tới 99% dân số mù chữ, cả huyện chỉ có 1 trường tiểu học, 1 bệnh xá chỉ giành cho gia
đình bọn quan lại tay sai. Nạn đói kinh niên, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, các tệ
nạn, hủ tục lạc hậu như nghiện hút thuốc phiện, mê tín dị đoan, ma chay cưới xin nặng
nề, tảo hôn, du canh, du cư… tồn tại phổ biến.
Đồng bào các dân tộc đã nhiều lần tự phát đứng lên đấu tranh đòi quyền dân chủ,
dân sinh, đòi xoá bỏ sưu cao thuế nặng. Song bị chính quyền thực dân phong kiến đàn
áp dã man và đều bị thất bại. Cách mạng tháng 8/1945 tuy chưa diễn ra, song các cuộc
đấu tranh đã có tác động ảnh hưởng khá mạnh mẽ sâu sắc tới Phong Thổ.

Để đối phó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, bọn thực dân phong kiến đã
tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống đồn bốt phòng ngự trên địa bàn toàn huyện.
Phía Bắc là đồn Dào San, phía Tây Bắc là đồn Pa Nậm Cúm, phía Đông Nam là các
đồn Chu Va, Mường Cấu, Giang Ma, phía Tây Nam là đồn Pu Sam Cáp. Xung quanh
trung tâm tỉnh lỵ Phòng Tô là hệ thống đồn bốt khá dày đặc, chúng xây dựng sân bay

13


quân sự Mường So. Thực dân Pháp cho rằng Phong Thổ là địa bàn hiểm trở, Việt
Minh không thể tiến công đánh chiếm được.
Sau Cách mạng tháng 8/1945 phong trào cách mạng của huyện bắt đầu phát
triển. Hoạt động của các đoàn cán bộ và các đơn vị vũ trang đã khơi dậy tinh thần
yêu nước, nhiều thanh niên các dân tộc đã hăng hái tham gia công tác cách mạng,
hàng trăm gia đình không sợ địch khủng bố tù đầy đã che trở nuôi dấu cán bộ, liên
lạc, dẫn đường cho bộ đội, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng khu du kích
và cùng bộ đội chống địch càn quét, khủng bố. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển
của phong trào cách mạng. Ngày 01/10/1950 Ban cán sự Đảng, tổ chức cộng sản,
tiền thân của Đảng bộ huyện được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của
phong trào cách mạng từ tự phát đi đến tự giác, trở thành một bộ phận của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai.
Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân các dân tộc trong
huyện đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở chính trị
và lực lượng vũ trang. Trong những năm 1950 - 1954 cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp ở Phong Thổ diễn ra gay go, quyết liệt, quân dân Phong Thổ đã phối hợp với
bộ đội chủ lực đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch bảo vệ Đảng, bảo vệ
nhân dân giữ vững vùng giải phóng. Cuối năm 1950 đã phối hợp cùng với bộ đội mở
chiến dịch Lê Hồng Phong, vây hãm đồn bốt, cứ điểm của địch, tiêu diệt bắt sống
hàng trăm tên, làm cho chính quyền tay sai hoảng sợ, rút ra khỏi thị trấn Phong Thổ.
Đầu năm 1951, một trung đội dân quân du kích đã chiến đấu quyết tử với 1 đại đội

của địch do một quan ba Pháp chỉ huy, bảo vệ cơ quan Ban cán sự Đảng, đã tiêu diệt
nhiều tên địch trong đó có một tên quan ba. Do lực lượng quá ít, trang bị vũ khí thô
sơ, cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất gay go, quyết liệt. Trận chiến đấu này
tuy bị thiệt hại, xong tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của các chiến sỹ,
mãi mãi là tấm gương, cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân các dân
tộc trong huyện.
Từ tháng 9/1951 - 10/1953 chúng ta đã liên tiếp mở các chiến dịch Lý Thường
Kiệt, Tây Bắc I, Tây Bắc II, chiến dịch Tiễu Phỉ, làm thất bại âm mưu mở rộng chiến
tranh của địch. Trong chiến dịch Lý Thường Kiệt ta đã tiêu diệt được 194 tên địch, gọi
hàng và bắt sống 1.556 tên, làm thương vong 2 đại đội, thu hai khẩu pháo 37 ly, 13
súng cối, 161 súng các loại, 15 tấn đạn, 73 tấn lương thực và quân trang, quân dụng
của địch. Trong chiến dịch Tây Bắc ta đã tiến công bao vây, bức hàng, tiêu diệt, bắt sống
14


làm thương vong hàng ngàn tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn gồm Bình Lư, Tam
Đường, Mường So, Pa Nậm Cúm. Mặc dù liên tiếp bị thất bại nặng nề, xong với bản chất
xâm lược, thực dân Pháp thi hành chính sách phỉ hoá toàn dân, hòng chiếm đóng lâu dài
Phong Thổ. Để ngăn chặn âm mưu của địch, cuối năm 1953 chúng ta mở chiến dịch Tiễu
phỉ trừ gian, lực lượng vũ trang Phong Thổ phối hợp với các đơn vị chủ lực, vượt qua mọi
khó khăn gian khổ, anh dũng hy sinh, ngoan cường trong chiến đấu lần lượt đánh tan các
đồn bốt địch, truy kích gọi hàng, bắt sống và tiêu diệt gần 500 tên phỉ, làm tan rã hoàn
toàn lực lượng phỉ do thực dân pháp huấn luyện, chỉ huy phá tan âm mưu phỉ hoá của
địch. Cùng với chiến dịch tiễu phỉ, chúng ta đã huy động 22.341 ngày công, 49.899 công
ngựa thồ, 2.460 công thuyền mảng vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược
cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cử nhiều đơn vị dân quân, du kích trực tiếp cùng bộ đội
tham gia chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu,
đánh bại thực dân xâm lược và bọn can thiệp Mỹ, viết nên trang sử vàng chói lọi của
dân tộc và giải phóng Phong Thổ ngày 29/10/1954.
Giải phóng hoàn toàn huyện Phong Thổ, là sự kiện lịch sử trọng đại trong

cuộc chiến đấu thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta. Đã giải phóng đồng bào thoát
khỏi ách cai trị, nô dịch, áp bức nặng nề của bọn thực dân xâm lược và phong kiến
phản động. Đó là bước ngoặt lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới cho phong trào cách
mạng huyện nhà đó là kỷ nguyên độc lập tự do và quá độ lên CNXH.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau giải phóng tháng 10 năm 1954,
nhiệm vụ của Đảng bộ, quân dân Phong Thổ rất nặng nề, khó khăn, một mặt phải ra
sức khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, bài trừ tệ nạn, hủ tục
lạc hậu, phát triển văn hoá xã hội, đẩy lùi nạn đói, nạn mù chữ để ổn định đời sống
nhân dân, góp phần chi viện cho Miền Nam đánh Mỹ, đồng thời phải tập trung lực
lượng tiếp tục trừ gian, tiễu phỉ, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền biên
giới, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng hệ
thống chính trị từ huyện tới cơ sở.
Từ năm 1955 - 1960: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân Phong Thổ mở
nhiều đợt tấn công truy quét thổ phỉ, việt gian, đặc vụ. Năm 1955 - 1956 tập trung cải
huấn một số đối tượng tay sai trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền của địch. Từ năm
1957 - Tháng 5/1959, lần lượt phá tan các vụ bạo loạn, nổi phỉ, xưng vua ở bản Chu
Va, Bình Lư, Hồ Thầu, Dào San, Khun Há, Nậm Xe, đến năm 1960 tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội đã cơ bản ổn định và được giữ vững.

15


Tiểu Kết
Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc của tỉnh Lai Châu. Phía Bắc tiếp
giáp huyện Kinh Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây là huyện Sìn Hồ, phía
Đông là huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Tam Đường và thành phố Lai
Châu. Huyện có 18 xã, thị trấn, trong đó có 13 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.
Nơi đây có nhiều tài nguyên, khoáng sản, trữ lượng khá lớn như: Đất hiếm, đồng,
vàng...là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.
Phong Thổ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp, chăn

nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khai khoáng, dịch vụ, xuất, nhập khẩu và du
lịch tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin truyền thanh truyền hình có chuyển biến tích cực. Các lễ hội truyền thống của các dân tộc như:
Then Kin Pang, Nàng Han, Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Gầu Tào, Lộc Xuân… Được khôi
phục và duy trì tổ chức hàng năm.
Với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân huyện Phong Thổ đã anh dũng tham gia
những cuộc khởi trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ tổ quốc.

16


CHƢƠNG 2
LỄ HỘI NÀNG HAN CỦA NGƢỜI THÁI Ở MƢỜNG SO,
PHONG THỔ, LAI CHÂU
2.1. Một số khái niệm
Khái niệm Lễ Hội
Trên thế giới, dân tộc nào cũng có lễ hội. Nó như là một loại hình sinh hoạt văn
hóa, tinh thần đặc biệt mang tính tập thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý
thức cộng đồng. Lễ hội chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn
hóa - xã hội - tâm lí, tính cách và tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người trên khắp
hành tinh của chúng ta.
Tuy nhiên, lễ hội phát huy giá trị và phát triển mạnh mẽ nhất ở những vùng cư
dân quần tụ trong tinh thần cộng đồng làng xã, như cư dân nông nghiệp ruộng nước,
nông nghiệp nương rẫy và cư dân ở những vùng biển, đầm phá… Do môi trường khắc
nghiệt, do nhu cầu thời vụ và trị thủy họ phải cố kết với nhau để chống lại sự hiểm trở,
hùng vĩ của tự nhiên nên họ sống quần tụ thành những làng xã ổn định. Và chính tinh
thần cộng đồng đó là cái nôi, là “nguồn sữa mẹ” nuôi dưỡng các hình thức lễ hội.
Trong lễ hội cư dân của làng, xã có dịp vui chơi, giao lưu tình cảm xóm làng và gửi
gắm cho nhau những ước vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc… Lễ hội là một
hoạt động văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nông dân, diễn

ra trong một chu kì không gian và thời gian nhất định. Lễ hội gồm có hai phần: Một là
phần lễ, phần này có tính cách nghiêm trang, thiêng liêng vừa để tưởng công nhớ lao
của người mà ngày lễ hội đó đề cập đến, đồng thời thể hiện sự tôn sùng, biết ơn của
nhân dân đối với đối tượng được thờ phụng. Hai là phần hội: là phần tổ chức các hoạt
động vui chơi cho cộng đồng.
Như vậy, lễ hội là một hoạt động văn hóa cổ truyền của làng xã Việt Nam, góp
phần tạo nên văn hóa truyền thống. Văn hóa làng truyền thống là sự lưu giữ bản sắc
văn hóa dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, kẻ thù của dân tộc có thể
cướp được nước, thậm chí có hàng nghìn năm biến nước ta thành châu, quận như
phương Bắc. Hàng trăm năm biến dân ta thành nô lệ, áp dụng chính sách nô dịch văn
hóa. Tuy nhiên, với sức mạnh của một nền văn minh công nghiệp như thực dân Pháp
nhưng cũng không thể đồng hóa được văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam đó là
nhờ sức sống của văn hóa làng truyền thống. Việc điều tra khảo sát, nghiên cứu về văn
17


hóa lễ hội đã góp phần trả về cho lễ hội những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc,
khẳng định vai trò của lễ hội truyền thống của các làng cổ trong điều kiện hiện nay.
Khái niệm “Lễ”.
Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con
người với thần linh, lực lượng siêu nhiên phản ánh những ước mơ chính đáng của con
người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Khái niệm “Hội”
“Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ
nhu cầu cuộc sống. Trong phần hội gồm hệ thống các trò chơi, trò diễn xướng phong
phú và đa dạng, như các trò sau:
Trò chơi thượng võ: đấu vật, đánh đu, tung cầu, kéo co…
Trò chơi thi tài, bao gồm: thổi cơm, đồ xôi, làm bánh, dệt vải, bện thừng…
Trò chơi nghề nghiệp, bao gồm: trình nghề, cướp kén, săn cuốc, đánh cá, đốn củi,
cướp pháo…

Trò chơi luyến ái: bắt chạch, múa mo, chen nhau…
Trò chơi giải trí, bao gồm: cờ người, tổ tôm, đáo cọc, đáo đĩa, thi thơ, ca hát…
Trò chơi chiến đấu như: diễn trận, ném đá, múa cờ lau…
Trò chơi phong tục như: ôm cột, chạy hồi loan, chém chữ…
Trong thực tế, một trò chơi không thuần túy mang một ý nghĩa mà có sự đan
xen, thâm nhập khá phức tạp của nhiều ý nghĩa và chúng tùy theo hoàn cảnh, môi
trường mà có thể xuất hiện hoặc không.
Hội là để vui chơi, chơi thỏa thích thoải mái. Nó không bị ràng buộc bởi lễ
nghi, tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác… Tuy ồn ào, náo nhiệt, tuy giẫm đạp, chen chúc
nhưng hội không hề hỗn độn, sa đà…
2.2. Khái quát về lễ hội Nàng Han
Xuất phát từ lòng biết ơn nữ anh hùng của dân tộc, người dân xứ Thái ở
Mường So đã lập đền thờ và hàng năm vào ngày 15/2 (âm lịch) mang các lễ vật tới đây
tổ chức lễ hội. Thiếu nữ Thái rạng rỡ trong những bộ váy áo cóm duyên dáng, uyển
chuyển qua từng điệu múa. Các chàng trai khỏe mạnh, nhanh nhẹn tràn đầy sức sống
bên các trò chơi dân gian truyền thống. Già, trẻ vui mừng cùng du khách thập phương
trong lễ hội Nàng Han được tổ chức ngày 15 tháng 2 tại xã Mường So, huyện Phong
Thổ (Lai Châu).

18


Tuy nhiên, từ năm 1948 lễ hội không được duy trì. Năm 2008, UBND tỉnh Lai
Châu quan tâm khôi phục và được duy trì đến ngày nay.
Vào ngày lễ hội, ngay từ sáng sớm, trai mường trên, gái bản dưới trong bộ váy,
áo cóm mới nhất, đẹp nhất từ các ngả đường kéo về đền thờ. Họ mang hương, hoa,
nông sản, thực phẩm do chính bản làng mình làm ra dâng lên Nàng Han, nhằm cầu
mong cho một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, gia súc đầy chuồng, người người
khỏe mạnh.
Tương truyền: Nàng Han là một người con gái Thái được sinh ra trong một gia

đình nghèo. Khi giặc phương Bắc xâm chiếm nước ta, Nàng Han cải trang nam nhi, trở
thành một nữ tướng thuộc cánh quân phía Bắc. Nàng kêu gọi thanh niên trong Mường
nổi dậy, quật cường chống giặc ngoại xâm. Sau khi dẫn quân đánh đuổi giặc ra khỏi
bờ cõi nước ta trở về Mường, nàng tắm gội tại mó nước ở bản Tây An (xã Mường So)
rồi bay lên trời.
Trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc, Nàng Han cũng giống như
Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh.
Trong lễ hội, gồm hai phần lễ và hội. Trong phần lễ bà con trong bản Mường sẽ
dâng hương, hoa và các nông sản do chính mình làm ra và khẩn cầu những điều tốt
đẹp cho bản thân, gia đình, bản Mường.
Ngoài phần lễ chính còn diễn ra phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc,
hấp dẫn như: kéo co, tó má lẹ, ném còn, tọt én cáy (đánh cầu lông gà), đi cà kheo...
Bên cạnh đó, còn chương trình văn nghệ đặc sắc với những điệu múa quạt, múa nón,
múa soỏng đậm bản sắc dân tộc Thái hòa cùng tiếng đàn tính tẩu. Cuối cùng du khách
thập phương sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc trong
phần thi ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc Thái như: pa pỉnh tộp (cá nướng gấp),
cơm lam, cá bống vùi tro, lá ngón xào tỏi...
Để tạ ơn và nhớ ơn công lao của Nàng Han. Người dân trong vùng hàng năm đã tổ
chức lễ hội này. Cũng vì nhiều lý do khác nhau mà đã có một thời gian lễ hội bị lãng
quên. Nhưng giờ Người dân và chính quyền địa phương đã khôi phục là lại lễ hội. Đây
cũng là dịp mà bà con các dân tộc cũng như du khách gần xa có cơ hôi giao lưu, tham
gian những trò chơi lý thú, góp phần dữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây.
Lễ hội Nàng Han nhằm tỏ lòng biết ơn, tôn vinh nữ anh hùng có công đánh
đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Thái trắng, lễ hội được tổ chức vừa để tri ân Nàng

19


Han, vừa mong cầu sự no ấm, cuộc sống an lành, nhân khang, vật thịnh, mùa màng
tươi tốt cho khắp bản làng. Đây còn là dịp để khơi dậy, gìn giữ và phát huy các giá trị

văn hóa dân tộc Thái.
2.2.1. Nguồn gốc của lễ hội Nàng Han
Lễ hội Nàng Han được lưu truyền trong nhân gian như một truyền thuyết, kể về
người con gái kiên cường, anh dũng của dân tộc Thái trong chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc
trống xâm lăng, một người phụ nữ mang những nét duyên dáng, hiếu thảo là hiện thân
của người Thái khu vực Mường So – Phong Thổ Lai châu nói riêng và phụ nữ Việt
Nam nói chung.
Truyền thuyết Nàng Han là bản anh hùng ca lịch sử hào hùng của dân tộc Thái. Nó
chứng tỏ truyền thống yêu nước, xả thân vì tổ quốc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ như truyền
thuyết Thánh Gióng của người Việt.Đó chính là cội nguồn sức mạnh truyền thống cố kết
của dân tộc Việt Nam ta. Là một người con của dân tộc Thái tại xã Mường So, Phong
Thổ, Lai Châu. Ông Nông Văn Nhay, người sưu tập văn hóa Thái đã biên soạn “Truyền
thuyết Nàng Han” thành văn bản. Theo ông:
TRUYỀN THUYẾT NÀNG HAN
Ngày xưa ở Mường Mít huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu có vợ chồng nông dân
nghèo (dân tộc Thái), cũng hiếm hoi được người con, nhưng lại sinh con một bề là gái,
đặt tên chị là Ơ và tên em là Ánh.
Qua năm tháng tảo tần hai người con khôn lớn theo bản Mường chăm ngoan, nói
lời hay, bản mường ai cũng khen. Hai vợ chồng người nông dân vừa mừng lại vừa tủi.
Mừng vì hai con giờ đã khôn lớn giúp đỡ bố mẹ chăm lo việc đồng áng, lại biết
tự chăm sóc cho bản thân.
Tủi vì đã hiếm con lại sinh con một bề là gái. Tiếng Thái có câu: (Ó póng pẹ mặt,
Ó tằn pẹ chảu), Nghĩa là sinh con một bề là gái thì xung mẹ, nếu sinh con một bề là
trai thì xung bố, chính điều này không tránh khỏi bà con dân mường xôn xao, bàn tán.
Biết bố mẹ không vui do vậy hai chị em càng gắng sức chăm lo công việc đồng áng,
công việc bản Mường. Hai chị em tập đi cày, bừa nương ruộng, công việc hai chị em gánh
vác không kém bọn con trai trong mường thậm trí còn giỏi hơn. Con trai, con gái trong
mường nô nức làm theo, nhân rộng cả khu vực Mường Than, chính vì vậy con gái trong
Mường biết cày, bừa cho đến tận ngày nay.


20


Hai chị em còn tham gia học tập theo con trai trong Mường như: võ nghệ, bắn nỏ,
bắn cung lại nhất nhì trong Mường. Giỏi săn bắn thú rừng, không những thế hai chị em
còn biết chế thuốc độc đặc biệt để tẩm vào cung tên. Thuốc đó theo người Thái là: "Da
tai" thú rừng bị trúng tên uống nước vào thì chết gay tức khắc. Người Thái có câu (Bén
chắp hô đung mạ Tai Hô Tá), nghĩa là; bắn Hươu, Nai ven rừng về chết ở ven suối.
Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi, cho đến một ngày kia bản mường có nguy cơ bị
giặc phương Bắc Tràn vào, tàn phá Chiềng Sa nay là Mường So. Thanh niên trai tráng
các Bản Mường văn ôn võ luyện, lên đường đánh giặc giữ Mường. Nhân dân Chiềng
Sa phải sơ tán vào rừng, thanh niên ở lại đánh giặc, lúc bấy giờ tướng cầm đầu của
giặc phương Bắc là ải Dọ Dẹ, theo tiếng Thái "Dọ Dẹ" là rủ rê, tướng không có quân,
rủ rê nhau về đánh Chiềng Sa theo kiểu được ăn, mất thôi. Tướng Dọ Dẹ rất tàn bạo, đi
đến đâu chúng cướp đất, ruộng vườn, nương rẫy, giết hại người dân vô tội, chính vì
vậy nhân dân có câu khiển trách chúa đất Chiềng Sa.
Bớ pin tẹ bớ pin, bớ pin té tạo chúa đin Chiềng Sa
Hắp tu mƣớng bớ nẻn
Hắp tu pẻn cƣơng cƣơn
Sớc mƣớng hỏ khẩu bản
Sớc mƣơng hán khẩu mƣớng
Ải Dọ Dẹ phá Mƣờng Xƣơng
Chút láu phảy, pắt đẩy phô cảnh mế nấm khả
Pắt đẩy thẩu nóm nọi âu pay khả bén xê
Dân cọ giản lai - lo lai pái pây khẩu đung déc pá
Tản pá phé hệt hơn, Tản pá láu pa khem hệt chốn
Dịch nghĩa:
Không thành, thật là không thành!
Không thành tại tạo chúa đất Chiềng Sa
Đóng cửa ải không kín, khép của mƣờng không khít

Giặc hại vào cửa ải, giặc Hỏ vào cửa mƣờng
Ải Dọ Dẹ đến tàn phá mƣờng Yên, giết hại dân vô tội.
(Ải Dọ Dẹ là một tên tướng không có quân Dọ Dẹ tức là rủ rê, ải Dọ Dẹ là tướng rủ rê
nhiều người đi đánh chiếm Chiềng Sa).

21


Bắt đƣợc vợ chồng đem đi chém đầu
Bắt đƣợc già trẻ đem bắn bỏ giết hại
Dân làng chạy vào rừng lánh nạn
Cắt cỏ ranh lợp lán, chặt lau sậy làm lều
Mọi ngƣời dân gọi đất trời kêu cứu. [13]
Lúc này tại Mường Mít và cả khu vực Mường Than, thanh niên trai tráng tích
cực văn ôn võ luyện, nô nức lên đường đánh giặc giữ Mường. Hai chị em Ơ và Ánh
bàn nhau rằng nhà mình không có anh em trai chỉ có hai chị em mình là gái nhận thấy
mình cũng có chút kinh nghiệm võ thuật, không kém gì đàn ông. Ở Mường Mít có anh
tên là Ái Sái Hịa, là người tài giỏi lại có tín nhiệm với bà con dân Mường và cũng là
người trước đây thầm yêu, trộm nhớ chị Ơ nên hai chị em đến xin anh Hịa để được đi
đánh giặc. Hịa nghe hai chị em nói vậy ban đầu không chấp thuận, Hịa nói: "đàn bà
con gái không được đi đánh giặc, ra trận gặp con gái là súi quẩy lắm đấy". Hai chị em
buồn bã quay trở về thưa với bố đi xin hộ lại bị bố mắng chửi; " việc đánh giặc không
phải đàn bà, con gái", hai chị em càng thất vọng nhưng không vì thế mà bỏ cuộc Ơ bàn
với Ánh "Em ở nhà giúp bố mẹ chị có cách rồi, chị sẽ gặp Ải Sái Hịa và đóng giả mình
làm trai xem thế nào...". Sái Hịa nghe vậy cho rằng đó cũng là một ý hay, cuối cùng
anh chấp thuận, Hịa căn dặn (tuyệt đối đừng để lộ là gái đóng giả trai).
Thế là chị Ơ đã trở thành gái đóng giả trai bước vào hàng ngũ đoàn quân lên
đường đánh giặc giữ Mường, đoàn quân rất đông, hàng nghìn hàng vạn thanh niên dân
tộc Thái và các dân tộc khác lần lượt hành quân qua Mường Lự, San Thàng, Thèn Sin,
Bản Mấn, Vàng Bâu, rồi đánh nhau tại cánh đồng Tùng So, do quân địch đông nên

quân ta phải dùng mưu trí, dũng cảm phá vây, dồn địch vào thế bí, quân ta tấn công
bằng Nỏ có cung tẩm thuốc độc. Anh tràng Ơ bắn cung tên rất giỏi, anh và đồng đội
lập nhiều chiến công, bọn địch trúng tên uống nước vào là chết ngay tại vên suối.
Ở đầu cánh đồng Tùng So có một cái ao nhỏ, người Thái gọi là "Nong Dạng".
Nong nghĩa là ao, Dạng nghĩa là lồng (ví như lồng gà). Quân địch bị thương lũ lượt
kéo đến uống nước ở cái ao này rồi chết. Người Thái ví cái ao là lồng, tướng là gà mẹ,
lính là gà con. Gà mẹ gọi gà con vào lồng, tướng gọi lính vào ao uống nước rồi chết,
cái ao nhỏ từ đó người Thái gọi là Nong Dạng. Hiện nay vẫn còn Nong Dạng ở đầu
cánh đồng Tùng So, cách trung tâm Mường So 4 km, về phía Bản Nấm xã Nậm Xe
huyện Phong Thổ.

22


×