Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

Tìm hiểu khổ qua rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 35 trang )

HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

KHỔ QUA RỪNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG ……………………………………… 3
II. THÀNH PHẦN HOA HỌC ……………....………………… 13
III. HOẠT TÍNH SINH HỌC………..……………….……….… 14

1


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng dại, có rất nhiều lợi
ích cho sức khỏe.
 Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu
được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm
cho da dẻ mịn màng.
 Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và
virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh
nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

2


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

3




HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Tên khoa học Momordica
Charantia L, họ Bầu Bí
(Cucurbitaceae), chi Mướp
Đắng (Momordica), loài
Momordica Charantia.
 Còn có tên khác: Ổ qua rừng,
Mướp đắng rừng, Lương qua,
Cẩm lệ chi...
 Tên nước ngoài: Wild bitter
melon, Wild bitter gourd,
Wild bitter squash...

4


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Loài Khổ qua rừng hay chi Mướp
đắng (Momordica charantia) có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
Châu Á hoặc Châu Phi
nhưng không rõ có nguồn gốc ở

nước nào.
 Khổ qua là một loài dây leo mọc
ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn
được, thuộc loại đắng nhất trong
các loại rau quả.

5


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Cây khổ qua hay mướp đắng
 mọc hoang  được trồng rộng
rãi ở Ấn Độ , Pakistan, Nam
Phi, Đông
Nam
Á, Trung
Quốc, Châu
Phi và
vùng Caribe.
 Ở Việt Nam khổ qua mọc
hoang hay được trồng ở khắp
nơi, nhưng nhiều nhất là ở
Miền Nam.
 Khổ qua rừng và khổ qua trồng
được xác định là cùng
loài Momordica charantia.

6


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

-Thân: Cây khổ qua rừng có dạng dây
leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, dây
có thể bò 2-3 mét.
-Lá: Lá mọc so le,  dài 5-10 cm, rộng
4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ,
hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá
mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông
ngắn.
-Hoa: Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở
nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu
vàng.
-Quả: Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt
ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có
màu xanh, khi chín màu vàng.
7


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

8



HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Về mặt dược liệu thì khổ qua rừng do sống trong tự nhiên, không
có phân bón và thuốc hóa học nên là loại rau sạch tinh khiết và có
giá trị dược liệu mạnh hơn khổ qua trồng.

9


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Một số nghiên cứu về khổ qua:
Trên Thế giới:
 1962: Note on a Hypoglycaemic Principle Isolated from the
fruits of Momordica charantia (M. M. Lolitkar and M. R.
Rajarama Rao)
 1984: A New Cucurbitane Triterpenoid From Momordica
charantia (M. Yasuda, M. Iwamoto, H. Okabe, and T.
Yamauchi) 
 1996: Anti-diabetic properties and phytochemistry of
Momordica charantia (Raman, A.; Lau, C. )

10



HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 Một số nghiên cứu về khổ qua:
Ở Việt Nam:
 Phạm Văn Thanh cùng các cộng sự của viện Dược liệu đã thống kê
và khảo sát sơ bộ các chất chính của cây mướp đắng, nhưng chưa
cô lập được các hợp chất chứa hoạt tính có dạng tinh khiết. Chỉ
định lượng theo chất G6 ( một Aglycon của Glycoside ).
 Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung (Viện công nghệ Hóa học)
và Võ Hồng Thái ( ĐH Cần Thơ ) đã cô lập, nhận danh:
• 2 chất từ hạt: Momordicoside A, Momordicoside B.
• 4 chất từ trái: Momordicoside K; Momordicosied L;
3-O-Glucopyranosylstigmasta-5,25(27)-dien;
23-O--D-Allopyranosyl 5,19-epoxycucurbita-6,24-dien3,22,23-triol3-O--D-allopyranoside.
11


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Hai hợp chất cô lập từ hạt

12


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Hợp chất cô lập từ trái


13


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Hợp chất cô lập từ trái

14


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

Hợp chất cô lập từ trái

15


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

II. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
 Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng
trong 100 gam quả khổ qua tươi (phần vỏ quả) có các chất như sau:
Năng Lượng

79kJ (19
kcal)

Năng Lượng

79kJ (19

kcal)

Carbohydrat

4,32g

Vitamin E

0,14mg

Chất béo

0,18g

Vitamin K

4,8 μg

Protein

0,84g

Canxi

9 mg

Nước

93.95g


Sắt

0,38 mg

Vitamin A

6 μg

Kẽm

0,77 mg

Niacin ( Vit. B3)

0,28 mg

Magiê

16 mg

Vitamin B6

0,041 mg

Phospho

36 mg

Axxit Folic ( Vit. B9)


51 μg

Natri

6 mg

Vitamin C

33 mg

Kali

319 mg
16


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC

Các bộ phận cây khổ qua rừng được dùng làm thuốc
 Trong Y học dân gian và Y học cổ truyền ở các nước Châu Á
và Châu Phi thì các bộ phận của cây khổ qua từ lá, dây, quả và
cả hạt khổ qua rừng đều có nhiều công dụng dược liệu để chữa
nhiều bệnh khác nhau.
 Khổ qua rừng đã được sử dụng trong các hệ thống y tế ở Châu
Á và Châu Phi với dạng các thảo dược khác nhau trong một
thời gian dài.
 Ngày nay Tây y cũng đã có nhiều nghiên cứu dược tính từ cây
khổ qua rừng dùng trong bào chế thuốc chữa bệnh.


17


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC

Theo Đông y
 Khổ qua rừng có vị đắng, tính mát, không độc.
 Có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt,
nhuận trường, tiêu đờm.
 Dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội
chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt,
viêm kết mạc cấp và mãn tính.
 Ngoài ra, khổ qua rừng còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh
thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn
ngừa và chữa các căn bệnh về da.
 Thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế
sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn
bệnh đái tháo  đường và ổn định đường huyết ở người tiểu
đường.
18


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC

Theo Tây y

 Chất có HTSH chủ yếu là Momordicin I (C30H48O4).
 Ngoài ra có chứa một số Glycosides có HTSH: Momordin,
Charantin, Charantosides, Momordicosides
 Hợp chất Terpenoid: Momordicin 28, Momordicinin,
Momordicilin, Momordenol và Momordol.
 Đồng thời trong cây khổ qua rừng cũng chứa Protein gây độc tế bào
(Cytotoxic Proteins) có tác dụng bất hoạt Ribosome (Ribosomeinactivating) như Momorcharin và Momordin.

19


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC
Momordicin I (C30H48O4)

 Được tìm thấy trong lá của cây Momordica Charantia L, 1753.
 Hợp chất này được tìm thấy và cô lập vào năm 1984 bởi M. Yasuda
và công sự.
 Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, tan ở 125-1280C.
 Không tan trong nước, tan trong Methanol.

3,7,23-trihydroxycucurbitan-5,24-dien-19-al
20


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC
Charantin

 Thu được từ cây Momordica charantia ở châu Á.
 Có đặc tính hạ đường huyết. Được xác định bởi Lolitkar và Rao vào
năm 1960.
 Tên gọi charantin được đặt bởi A. Parkash. Là một peptide có khối
lượng phân tử 9,7 kDa.

21


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC
Momordin

 Tìm thấy trong gốc, rễ.
 Được cô lập năm 1997 bởi S. Begum và các cộng sự.

Axit oleanolic 3-O-α-L-arabinopyranosyl (1,3) -β-D-glucuronopyranoside
22


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC

Momordicin

Momordicinin

23



HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC

Momordicilin

Momordenol

24


HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

III. HOẠT TÍNH SINH HỌC

Momordol

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×